Chính vì thế, kỹ năng giải quyết vấn đề là hành trangkhông thể thiếu của mỗi cá nhân để có thể ứng biến trước các thay đổi linh hoạt .Việc đối mặt với các tình huống phức tạp không chỉ l
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
SVTH:LÝ MỸ CHÂUNGUYỄN LỮ HOÀI DUNGHUỲNH LÊ TÚ HÂN
LÊ THÁI BẢO QUỲNHTRIỆU THỊ TIỂU MẪNHOÀNG MINH THƯMSSV:050611230148050611230215050611230290050611231061050611230637050611231195Lớp: BAF_231_11_L04Khóa học: 2023-2024GVHD: ThS NGUYỄN NHI QUANG
TP Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024
Trang 2PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊNNhận xét (nếu có):
Điểm:
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Kỹ năng giải quyết vấn đề .2
1.1 Vấn đề 2
1.1.1 Vấn đề là gì? 2
1.1.2 Nguồn gốc của vấn đề là gì và nên được nhìn nhận như thế nào? 2
1.2 Kỹ năng 2
1.2.1 Kỹ năng là gì? 3
1.2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 3
1.3 Vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề .3
1.3.1 Trong xã hội 3
1.3.2.Trong sự nghiệp tương lai 4
Chương 2: Thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề ở sinh viên 5
2.1 Điểm tích cực cho thấy sinh viên được rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề từ khi còn trên ghế nhà trường .5
2.2 Những mặt hạn chế và thách thức mà sinh viên ngày nay phải đối mặt trong kỹ năng giải quyết vấn đề 6
2.2.1 Thực trạng sinh viên trong việc chủ động trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề .6
2.2.2 Những hạn chế và thách thức đối với sinh viên trong học và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề 7
Chương 3: Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả 9
3.1 Những kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề hiệu quả 9
3.2 Quy trình cơ bản để giải quyết vấn đề 11
3.3 Các việc cần làm để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề 13
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 2.1………5
Bảng 2.2………6
Hình 2.1………6
Hình 2.2………7
Trang 5LỜI MỞ ĐẦUCuộc sống là một chuỗi các thách thức và vấn đề đa dạng, chúng không ngừngbiến động và đặt ra những yêu cầu cao, đòi hỏi ta phải có khả năng đối mặt và xử
lí Nhưng nếu như ta xử lí vấn đề sai cách thì có thể làm tăng những rủi ro gây thấtbại, khiến ta mắc vào vòng tuần hoàn “sửa và chữa” làm ta tốn nhiều thời gian, côngsức hay thậm chí là tiền bạc Chính vì thế, kỹ năng giải quyết vấn đề là hành trangkhông thể thiếu của mỗi cá nhân để có thể ứng biến trước các thay đổi linh hoạt Việc đối mặt với các tình huống phức tạp không chỉ là học cách đối phó mà còn yêucầu khả năng suy luận, sáng tạo và tư duy Nhưng không phải ai cũng hiểu và biếtcách để giải quyết vấn đề, giải quyết như thế nào cho hiệu quả, nhanh chóng nênnhóm chúng em đã cùng nhau thảo luận và thực hiện bài tiểu luận với đề tài “ Kỹthuật giải quyết vấn đề hiệu quả”
Nội dung tiểu luận nhằm mục đích làm rõ định nghĩa, vai trò của kỹ năng giảiquyết vấn đề và tầm quan trọng của kỹ năng này trong cuộc sống lẫn trong côngviệc Đồng thời, cung cấp một số biện pháp để giải quyết vấn đề làm sao cho cóhiệu quả, đạt được kết quả theo ý muốn
Bài tiểu luận gồm 3 chương
Trang 6Chương 1: Kỹ năng giải quyết vấn đề.
1.1 Vấn đề
1.1.1 Vấn đề là gì?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phan Dũng khi nói về phương pháp luận sáng tạo
và đổi mới đã có câu: “Cuộc đời là một chuỗi các vấn đề cần giải quyết, một chuỗicác quyết định cần phải ra.”
Trong cuộc sống của chúng ta, vấn đề là thứ luôn luôn xuất hiện, ví dụ như sángthứ hai phải đi học, đi làm nhưng xe bị hư giữa đường, ta luôn tự vấn “Làm sao bâygiờ? Đi đâu để tìm chỗ sửa?” hay trong công việc khi được giao một công việc nào
đó khó nhằn, ta hay nghĩ “Làm sao để hoàn thành công việc này một cách xuấtsắc?” Bằng cách nào đó, vấn đề luôn luôn hiện diện trong cuộc sống, nó xuất hiện
để gây ra một tình huống bối rối, đòi hỏi con người phải có một biện pháp, cách xử
lý để cho ra một kết quả ổn định, phù hợp
Có thể nói vấn đề được xem là một thách thức, khó khăn xảy ra trong cuộc sốnghoặc trong các lĩnh vực khác nhau cần được mang ra thảo luận để xử lý và giảiquyết, từ đó có thể hoàn thành một mục tiêu, đạt được một lợi ích ổn định Nhữngvấn đề thường xuất hiện trải dài từ nhiều khía cạnh khác nhau như công việc, tàichính, kinh tế, sức khoẻ, đạo đức và định kiến xã hội, hay từ cuộc sống cá nhân chođến cộng đồng Vấn đề thường được phân loại theo 4 nhóm thông dụng:Theo lĩnh vực: Về tài chính, sức khỏe, môi trường, đạo đức, quan hệ giữa conngười,
Theo mức độ ảnh hưởng: Về cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia, toàn cầu Theo thời gian: Về ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
Theo tính chất của vấn đề: Về kỹ thuật, khoa học, xã hội, chính trị, văn hóa,giáo dục
1.1.2 Nguồn gốc của vấn đề là gì và nên được nhìn nhận như thế nào?Nguồn gốc của vấn đề là những nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề, là tiền đề đểđưa ra biện pháp, hướng xử lý đúng đắn Bởi lẽ chỉ cần xác định nguyên nhân sailệch, thì sẽ dẫn đến cách giải quyết sai lầm, từ đó gây ra những hậu quả khôn lường
và vòng lặp mắc lỗi sẽ tiếp tục Vì vậy, khi một vấn đề xuất hiện, quan trọng hơn cả
là cách chúng ta tiếp cận và xử lý vấn đề
Để hiểu vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau, ta nên tiếp cận bằng cách đặt ranhiều câu hỏi gốc rễ và trọng tâm vấn đề Ví dụ như:
Việc đó có quan trọng hay không?
Công việc có những yêu cầu nào?
Ai có đóng góp vào công việc?
Bản thân có nhiệm vụ phụ trách công việc này hay không ?
Tính chất và mục đích của công việc
Mức độ thực hiện công việc ra sao: Khó, dễ hay trung bình?
1.2 Kỹ năng
Trang 7Discover more from:
Resumen Cap 59 Guyton Luis Enrique Silv
Fisiología Humana y Prácticas
4
How Available is HC Assignment
Pre-Rev French Lit
Trang 8Một số loại kỹ năng phổ biến: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ nănglãnh đạo và cũng như là những kỹ năng chuyên sâu liên quan đến một lĩnh vực haycông việc cụ thể nào đó Nhưng những kỹ năng này không phải tự nhiên mà chúng
ta giỏi mà ta có thể phát triển và hoàn thiện chúng thông qua quá trình học tập, thựchành, trải nghiệm và hơn hết là qua quá trình đúc kết được những kinh nghiệm, bàihọc trong cuộc sống
Kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng trong cả công việc và trong cuộc sống , giúpbản thân tự phát triển và tiến xa hơn trong tương lai
1.2.2 Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là quá trình sử dụng khả năng suy luận và lập luận dựatrên cơ sở logic và lí trí, khả năng tưởng tượng để hiểu, phân tích và tìm ra các giảipháp tối ưu cho những thách thức hay những tình huống phức tạp
Những người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì có thể ứng biến kịp thời vớinhững rủi ro phát sinh Bên cạnh đó, họ không những không sợ những điều mới mẻ,chưa biết mà còn không ngại những gian nan, thử thách trong công việc.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề
1.3.1 Trong xã hội
Trong cuộc sống, kỹ năng giải quyết vấn đề luôn đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển và ổn định của xã hội, đặc biệt là xã hội hiện nay bởi vì nó giúp chúng taxác định, phân tích và giải quyết các thách thức, tình huống khó khăn một cách hiệuquả và ổn thỏa nhất, từ đó đem lại những hành trang kinh nghiệm quý cho tương laimỗi người Vai trò quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề trong xã hội ta có thể
kể đến như :
Những sự đổi mới : Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và đổimới trong tư duy của riêng mỗi người Những cá nhân có khả năng đổi mớithường sẽ tìm ra những cách tiếp cận mới hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đềphức tạp
Sự đồng lòng và hòa giải: Khi cá nhân mỗi chúng ta có kỹ năng giải quyết xungđột và các cuộc tranh luận, việc này góp phần xây dựng sự thống nhất cùngđồng lòng và hòa giải trong cộng đồng xã hội Qua đó góp một phần không nhỏvào sự ổn định và hòa bình của xã hội
Phát triển cộng đồng: Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp ta cải thiện chất lượngsống của mỗi cá nhân nói riêng và chất lượng cuộc sống trong cộng đồng nói
Trang 9chung Bằng các phương pháp và các cách giải quyết vấn đề xã hội, chúng ta cóthể tạo ra những giải pháp bền vững và thúc đẩy sự phát triển xã hội.Tạo điều kiện tiến bộ: Khi ta có khả năng giải quyết một vấn đề nào đó, nóthường sẽ giúp xã hội tiến bộ và phát triển hơn Cụ thể việc đối mặt với cácthách thức, tìm kiếm những giải pháp mới sau đó ứng dụng nó để cải thiện tìnhhình vấn đề của xã hội.
Khả năng quản lý rủi ro: Kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp cá nhân chúng tanhìn nhận và quản lý rủi ro Việc này khá quan trọng để giảm thiểu các tác độngtiêu cực của những tình huống nan giải và đảm bảo tính ổn định của xã hội
Tư duy logic và phân tích: Khi chúng ta trau dồi và phát triển kỹ năng giảiquyết vấn đề, điều này sẽ tăng tư duy logic và khả năng phân tích giúp cá nhânmỗi người đưa ra quyết định thông tin dựa trên các dữ liệu và các bằng chứngxác thực hơn
Lòng tin và sự tự chủ: Khi cá nhân mỗi chúng ta thành công trong việc giảiquyết vấn đề, điều đó sẽ làm tăng thêm lòng tin vào khả năng của chính mình vàphát triển sự tự chủ Những việc này đều ảnh hưởng tích cực đến khả năng làmviệc nhóm và tương tác với xã hội
Qua các vai trò quan trọng được liệt kê ở trên, chúng ta có thể thấy và đúc kết lại
kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, góp phầntạo nên một xã hội phát triển bền vũng, mạnh mẽ, hòa bình
1.3.2.Trong sự nghiệp tương lai
Khi ra trường và bắt đầu đi thực tập , kỹ năng mà mỗi sinh viên chúng ta khôngthể thiếu đối với ta chính là kỹ năng giải quyết vấn đề Trong sự nghiệp tương laicủa mỗi cá nhân chúng ta kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng là vì xãhội đang dần phát triển, môi trường công việc ngày càng phức tạp và luôn đòi hỏisinh viên chúng ta cần có khả năng đối mặt và giải quyết các thử thách Chúng ta cóthể liệt kê một vài vai trò quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề trong sự nghiệptương lai như:
Nâng cao hiệu suất : Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp mỗi chúng ta xác địnhđược rõ nguyên nhân trong một tình huống khó khăn và áp dụng những biệnpháp và giải pháp phù hợp để giải quyết Kỹ năng này giúp cá nhân tăng cườnghiệu suất làm việc và giảm thiểu sự hao phí thời gian do phải đối mặt với cácvấn đề không hiệu quả
Sự sáng tạo và đổi mới: Trong thị trường phát triển hiện nay, sự sáng tạo luôn làyếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển và tồn tại Kỹ năng giải quyết vấn
đề sẽ giúp cá nhân chúng ta phát triển tư duy sáng tạo, tạo ra những giải phápmới, lạ và cải thiện các quy trình làm việc hiệu quả và nhanh gọn hơn.Thích ứng với biến động bên ngoài: Môi trường công việc và công nghệ luônthay đổi nhanh chóng Kỹ năng giải quyết vấn đế sẽ giúp chúng ta thích ứngnhanh hơn với những thay đổi đó Ngoài ra, học hỏi và phát triển liên tục cũng
Trang 10không thể thiếu để kết hợp với kỹ năng sau đó đưa ra các quyết định thông minh
và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn
Khả năng làm việc nhóm: Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp cho mỗi cánhân chúng ta mà nó còn góp phần vào sự thành công trong việc làm nhóm.Những cá nhân khá giỏi trong việc giải quyết vấn đề trong khoảng làm việcnhóm thường sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả hơn cho nhóm.Qua đó đẩy hiệu quả và hiệu suất lên cao hơn
Sự tự tin: Khi giải quyết vấn đề thành công, mỗi chúng ta thường sẽ có tâm lý
tự hào hơn, qua đó giúp mỗi người tăng thêm sự tự tin và là chìa khóa để pháttriển trong môi trường công việc lớn ngày càng đa dạng và phức tạp.Sau khi đã liệt kê những vai trò quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề đối với
sự nghiệp trong tương lai, chúng ta có thể thấy kỹ năng này không chỉ quan trọngtrong xã hội mà còn là một yếu tố không thể thiếu để quyết định cho sự nghiệptương lai, giúp cá nhân mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn trongmôi trường làm việc bên ngoài xã hội hiện đại 4.0 ngày nay
Chương 2: Thực trạng kỹ năng giải quyết vấn đề ở sinh viên.2.1 Điểm tích cực cho thấy sinh viên được rèn luyện kỹ năng giải quyếtvấn đề từ khi còn trên ghế nhà trường
Ở thời đại 4.0, thời đại ngày càng phát triển, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinhviên được phát triển trong quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm Trong suốt quátrình học tập, giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng bằng cáchđặt ra các tình huống, yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm để đưa ra các giải phápkhả thi cho vấn đề Qua đó, sinh viên thể hiện khả năng xử lý, ứng biến với mọi vấn
đề thông qua tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm hiệu quả, khả năng phântích tình huống, nhìn nhận tình huống đa chiều, liên ngành, từ đó đưa ra những sựthay đổi, đưa ra các quyết định thông qua những cân nhắc về chuẩn mực đạo đứccũng như tiếp nhận những đóng góp và hoàn thiện bản thân
Theo khảo sát của đại học Duy Tân, có đến 216 phiếu cho biết bản thân đã họcđược kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các môn học ở trường trên tổng số 439phiếu bầu hợp lệ, chiếm 49.20%
Bảng 2.1 Kỹ năng bạn học được qua những môn học đó là gì?
1 Kỹ năng giao tiếp ứng xử 306 69.70
3 Kỹ năng thuyết trình 359 81.78
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 216 49.20
5 Kỹ năng tư duy sáng tạo 194 44.19
Trang 116.Kỹ năng làm việc nhóm 322 73.357.Kỹ năng quản lý thời gian 142 32.358.Kỹ năng thiết lập mục tiêu 107 24.37
9 Có quan điểm lạc quan và thái độ tự tin 147 33.49
Nguồn:Kết quảkhảosátđại họcDuy Tân (2015)
Hình 2.1 Biểu đồ kết quả khảo sát câu hỏi
Nguồn:Kết quảkhảosátđạihọc DuyTân(2015)
2.2 Những mặt hạn chế và thách thức mà sinh viên ngày nay phải đối mặttrong kỹ năng giải quyết vấn đề
2.2.1 Thực trạng sinh viên trong việc chủ động trang bị kỹ năng giảiquyết vấn đề
Theo khảo sát về nhu cầu học kỹ năng mềm ở sinh viên của đại học Duy Tân, có
192 phiếu bình chọn cho việc sinh viên chủ động trang bị cho bản thân kỹ năng giảiquyết vấn đề trên tổng số 439 phiếu hợp lệ, chiếm 43.74%
Bảng 2.2 Kỹ năng mềm sinh viên chủ động trang bị
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Kỹ năng giao tiếp ứng xử 293 66.74
3 Kỹ năng thuyết trình 275 62.64
4 Kỹ năng giải quyết vấn đề 192 43.74
5 Kỹ năng tư duy sáng tạo 146 33.266.Kỹ năng làm việc nhóm 279 63.55
Trang 127.Kỹ năng quản lý thời gian 94 21.418.Kỹ năng thiết lập mục tiêu 86 19.59
9 Có quan điểm lạc quan và thái độ tự tin 122 27.79
Nguồn:Kết quảkhảosátđại họcDuy Tân (2015)
Hình 2.2 Biểu đồ kết quả khảo sát câu hỏi
Nguồn:Kết quảkhảosátđại họcDuy Tân (2025)
Từ khảo sát có được cho thấy, sinh viên hiện nay vẫn không quá chủ động trongviệc tự trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề dù cho đây là một trong những kỹ năngquan trọng giúp ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng sau này Qua đó có thể nhậnxét rằng đại bộ phận sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của những kỹ năngmềm nói chung ( không có bất cứ kỹ năng nào được bình chọn trên 70%) và kỹnăng giải quyết vấn đề nói riêng
2.2.2 Những hạn chế và thách thức đối với sinh viên trong học và rènluyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề ngẫu nhiên, thiếu trách nhiệm trong giải quyết vấn đề: Conngười ta có xu hướng đưa ra những giải pháp một cách ngẫu nhiên dựa trênnhững điều quen thuộc mà thiếu đi sự cân nhắc, đôi khi không phù hợp vớinhững vấn đề mang độ khó cao
Khi đối mặt với vấn đề mới, con người ta thường có thái độ không mấy để tâm vì
nó nhỏ, không ảnh hưởng nhiều, luôn tìm lý do để trì hoãn việc giải quyết chúng.Chỉ khi nào hậu quả, sự ảnh hưởng của vấn đề xuất hiện thì ta mới thật sự quan tâmđến Lúc đó vì thời gian gấp rút mà ta sẽ đưa ra các quyết định quá phiến diện,không hiệu quả vì không đủ thời gian phân tích, xem xét vấn đề
Thiếu kiến thức và kỹ thuật trong giải quyết vấn đề: Việc nhìn nhận sai một vấn
đề có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, phát sinh những hậu quả nghiêm