1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Kĩ Năng Giải Quyết Vấn Đề Hiệu Quả
Tác giả Thanh Long
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Nhi Quang
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giới Thiệu Ngành Tài Chính-Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Nhưng để đối mặt với nhữngvấn đề đó, chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết, để sẵn sàngứng phó khi có vấn đề mới xảy ra.Vì thế, nhóm đã thực hiện nghiên cứ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN: GIỚI THIỆU NGÀNH

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI

KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ

Lớp học phần: BAF312_231_11_L03

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2024

Trang 2

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

Nhận xét (nếu có):

Điểm:

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục bảng và hình

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

1.1 Vấn đề là gì? 1

1.2 Phân loại vấn đề theo 4 nhóm thông dụng 1

1.3 Thực trạng về kỹ năng giải quyết vấn đề 1

1.4 Các kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề hiệu quả 1

1.4.1 Kỹ năng nghiên cứu 1

1.4.2 Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe 2

1.4.3 Kỹ năng phân tích 2

1.4.4 Kỹ năng ra quyết định 2

1.4.5 Kỹ năng dự đoán, quản lý rủi ro 2

1.4.6 Kỹ năng sáng tạo 2

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH 6 BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

2.1 Xác định vấn đề 3

2.2 Tìm hiểu nguyên nhân 4

2.2.1 Phương pháp 5W1H 4

2.2.2 Sử dụng các loại biểu đồ 4

2.3 Lập sơ đồ giải pháp 6

2.4 Lựa chọn phương án tối ưu 6

2.5 Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề 7

2.5.1 Mục tiêu SMART (SMART Goals) 8

2.5.2 Các bảng sơ đồ 8

2.6 Giám sát và đánh giá kết quả 8

2.7 Tổng kết 9 Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Trang

Hình 1.1 Sơ đồ mô tả vấn đề là gì? 1

Hình 2.1 Biểu đồ xương cá 5

Hình 2.2 Biểu đồ Pareto 5

Bảng 2.1 Bảng sơ đồ giải pháp 6

Bảng 2.2 Bảng ma trận ra quyết định 7

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Theo một cách hiểu tích cực, vấn đề sinh ra không phải để cản trở chúng ta, mà là cơhội để ta tìm ra giải pháp và tiến bộ hơn Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của xã hộiluôn đi kèm với hàng loạt thách thức mới được đặt ra Các vấn đề hiện hữu và nảy sinhtrong từng ngóc ngách và khía cạnh của đời sống Từ những vấn đề cá nhân cho đến nhữngvấn đề lớn của tổ chức, của cộng đồng hay của toàn xã hội Nhưng để đối mặt với nhữngvấn đề đó, chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết, để sẵn sàngứng phó khi có vấn đề mới xảy ra

Vì thế, nhóm đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả”,trình bày những kĩ năng cần có và một quy trình hiệu quả để giải quyết các vấn đề theo một

hệ thống tuần tự logic, giúp giảm thiểu sai sót khi xử lí những vấn đề từ đơn giản cho đếnphức tạp

Nội dung của bài tiểu luận bao gồm 2 phần chính Phần đầu tiên là “Tổng quan về kỹnăng giải quyết vấn đề” sẽ giải thích về vấn đề một cách trực quan và đưa ra các kỹ năng cơbản, các phẩm chất cần có để giải quyết vấn đề hiệu quả Phần hai sẽ giới thiệu và trình bày

cụ thể về “Quy trình 6 bước giải quyết vấn đề”

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.1 Vấn đề là gì?

Vấn đề là một tình huống khó khăn, một trường hợp khó kiểm soát gây ảnh hưởngđến quá trình công việc hoặc những hoạt động thường ngày của con người Nó có thể lànhững vấn đề về tài chính, sức khỏe, môi trường,… Hoặc bản thân vấn đề còn được xem làkhoảng cách giữa thực tại và kì vọng

1.2 Phân loại vấn đề theo 4 nhóm thông dụng

- Phân loại theo lĩnh vực: Vấn đề tài chính, vấn đề sức khỏe, vấn đề môi trường, vấn

đề đạo đức, vấn đề quan hệ giữa con người, vấn đề định kiến xã hội

- Phân loại theo mức độ ảnh hưởng: Vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình, vấn đề cộng

đồng, vấn đề quốc gia, vấn đề toàn cầu

- Phân loại theo thời gian: Vấn đề ngắn hạn, vấn đề trung hạn, vấn đề dài hạn.

- Phân loại theo tính chất của vấn đề: Vấn đề kỹ thuật, vấn đề khoa học, vấn đề xã hội,

vấn đề chính trị, vấn đề văn hóa, vấn đề giáo dục

1.3 Thực trạng về kỹ năng giải quyết vấn đề

Hiện nay, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, nhưng đa

số vẫn còn thiếu sự chủ động và linh hoạt trong việc xử lí các vấn đề Ví dụ gần gũi và thực

tế nhất là các vấn đề mà sinh viên đại học phải đối mặt hiện nay Những vấn đề về chi tiêu,quản lí thời gian, quản lí điểm số, cân bằng các mối quan hệ, Đó là các vấn đề quen thuộcnhưng vẫn là thách thức của rất nhiều sinh viên, nguyên do là thiếu các kĩ năng cơ bản vàthiếu các kế hoạch cũng như giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề

1.4 Các kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề hiệu quả

1.4.1 Kỹ năng nghiên cứu

Tình trạng hiện tại Kỳ vọng mong muốn

Trang 7

Discover more from:

Resumen Cap 59 Guyton Luis Enrique Silv

Fisiología Humana y Prácticas

4

How Available is HC Assignment

Pre-Rev French Lit

Trang 8

Đây là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề, nó giúp mở rộng phạm vi đến tất cả các lý

do có thể khiến vấn đề xảy ra, giúp chúng ta thu hẹp phạm vi để bắt đầu giải quyết vấn đềmột cách dễ dàng và nhanh chóng hơn

1.4.2 Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe

Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe giúp truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, đầy đủ thểhiện tính chuyên nghiệp của bản thân trước mọi người, giúp bản thân hiểu được nhiều gócnhìn khác nhau từ mọi người để ứng dụng vào giải quyết vấn đề

1.4.3 Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề và phát triển các giải pháp mộtcách hiệu quả Khi đứng trước các lựa chọn và các yếu tố không xác định, chúng ta sẽ cókhả năng chọn lựa, ưu tiên lợi ích, khía cạnh gì, cần giảm bớt kỳ vọng ở yếu tố nào,… đểđạt hiệu quả lớn nhất

1.4.4 Kỹ năng ra quyết định

Một kỹ năng đặc biệt cần thiết với bất kì người lãnh đạo tương lai nào Trong mộtmôi trường mà mỗi người có một ý kiến, quan điểm và cái tôi riêng, thì người lãnh đạo làngười phải đưa ra quyết định cuối cùng có thể thuyết phục được mọi người để đồng lòngtriển khai và hướng về mục tiêu chung của tổ chức

1.4.5 Kỹ năng dự đoán, quản lý rủi ro

Là kỹ năng tìm ra nguyên nhân, ngăn chặn và lên kế hoạch dự phòng để giải quyếttình trạng khủng hoảng nếu nó xảy ra Nó giúp con người có thể xác định được nhữngphương án dự phòng nhằm ứng phó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

1.4.6 Kỹ năng sáng tạo

Linh hoạt, sáng tạo, đổi mới liên tục là thứ vô cùng cần thiết doanh nghiệp lớn nhỏ.Bởi không phải cứ cùng một vấn đề là ở bất cứ hoàn cảnh hay bất cứ đâu cũng có thể ápdụng lại cách cũ được Khi giải quyết vấn đề, bên cạnh việc rút kinh nghiệm từ bài học cũ,cần phát huy kỹ năng sáng tạo, đổi mới phương án xử lý để mang lại hiệu quả tối ưu nhất

Trang 9

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH 6 BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Với những vấn đề có độ phức tạp càng lớn, chúng ta càng cần phải bỏ ra nhiều thờigian để suy xét và phân tích để giải quyết một cách triệt để Mặc dù có nhiều hướng xử lí vàtiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề, nhưng nhóm đã nghiên cứu và đề xuất quy trình 6bước giải quyết vấn đề - một quy trình tổng quát và hiệu quả cho cả cá nhân, nhóm và các tổchức lớn

Quy trình 6 bước giải quyết vấn đề bao gồm:

- Hỏi các thông tin cơ bản: Đó là cái gì, xảy ra ở đâu, lúc nào, do đâu mà ra vàliên quan tới những đối tượng nào?

- Lợi ích khi giải quyết vấn đề, nếu không giải quyết sẽ dẫn tới hậu quả gì?

- Đó là một vấn đề đơn lẻ hay là một phần của vấn đề rộng lớn hơn?

- Mục tiêu và kết quả cần đạt được sau khi giải quyết vấn đề là gì?

Càng nhiều khía cạnh được phơi bày, chúng ta càng dễ nhận ra vấn đề thực sự là gì

Trang 10

2.2 Tìm hiểu nguyên nhân

Nhóm đề xuất một số phương pháp và công cụ hiệu quả để thu thập thông tin, giúpchúng ta phân tích các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan và đào sâu vào gốc rễcủa vấn đề

2.2.1 Phương pháp 5W1H

5W1H (hay còn được gọi là Five Ws) là một kỹ thuật phổ biến thường được cácphóng viên và cảnh sát điều tra sử dụng để tiến hành thu thập thông tin, kỹ thuật này cònđược các doanh nghiệp áp dụng để phân tích các vấn đề Cụ thể, 5W1H là cách viết tắt củacác từ:

Who – Ai?

What – Việc gì?

When – Khi nào?

Where – Ở đâu?

Why – Tại sao?

How – Như thế nào?

Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này giúp thu thập được nhiều thông tin, khía cạnhkhác nhau của vấn đề Từ đó giúp ta hiểu rõ được nguyên nhân sâu xa của vấn đề đang phảiđối mặt Đặc biệt, không có bất cứ câu hỏi nào trong kỹ thuật này có thể trả lời đơn giản

“Có” hoặc “Không”, và cũng có thể tùy chọn sắp xếp thứ tự các câu hỏi

2.2.2 Sử dụng các loại biểu đồ

2.2.2.1 Biểu đồ xương cá (Fishbone diagrams)

Phương pháp biểu đồ xương cá (fishbone diagram), hay biểu đồ Ishikawa (Ishikawadiagram), biểu đồ nguyên nhân - kết quả (cause-and-effect diagram), là một phương phápnhằm nhận diện nguyên nhân vấn đề và đưa ra giải pháp trong quản lý, lãnh đạo Phươngpháp này được phổ biến vào những năm 1960 bởi ông Kaoru Ishikawa - người tiên phong

Trang 11

về quy trình quản trị chất lượng ở nhà máy đóng tàu Kawasaki và là một trong những ngườisáng lập ra quản trị hiện đại.

Biểu đồ này được gọi là biểu đồ xương cá vì hình dạng của nó Cụ thể, vấn đề tađang đối mặt nằm ở vị trí đầu cá, còn các nguyên nhân cốt lõi được thể hiện ở những nhánhxương cá chính sau đó tỏa ra những nhánh phụ cho tới khi hoàn thành được “bức tranh tổngthể” của vấn đề

Ưu điểm: Biểu đồ trình bày nguyên nhân theo các nhóm chính, giúp nhận biết rõ ràngcác yếu tố ảnh hưởng và tìm ra nguyên nhân cốt lõi Bên cạnh đó giúp ta nhìn nhận đượctổng thể vấn đề trong mối quan hệ nhân – quả

2.2.2.2 Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là một dạng đồ thị hình cột với các cột số liệu được sắpxếp theo thứ tự từ cao đến thấp Các số liệu trong đồ thị sẽ phản ánh lại các dữ liệu được thuthập một cách chân thực nhất, nhờ đó có thể xác định được nguyên nhân cần được giảiquyết đang nằm ở đâu

Trang 12

Ưu điểm: Biểu đồ Pareto trình bày và phân loại các nguyên nhân theo mức độ ảnhhưởng một cách rõ ràng Từ đó giúp ta dễ dàng đánh giá, phân bổ các nguồn lực và lên kếhoạch giải quyết vấn đề theo trình tự hiệu quả

2.3 Lập sơ đồ giải pháp

Mấu chốt của quá trình này đó là tập trung sáng tạo nhiều giải pháp nhất có thể, thay

vì chỉ suy nghĩ một giải pháp duy nhất Trong thực tế, đôi khi những giải pháp hiển nhiênnhất lại không phải là những giải pháp hiệu quả nhất Vì vậy, nhóm đề xuất nên lập sơ đồgiải pháp theo những hướng sau:

- Xác định kết quả tối thiểu cần đạt được và kết quả mong muốn là gì?

- Tìm kiếm nhiều giải pháp nhất có thể, khuyến khích những giải pháp mới lạ,những ý tưởng táo bạo

- Xác định những giải pháp nào có liên quan trực tiếp tới những nguyên nhâncủa vấn đề

- Xem xét liệu các giải pháp có thể kết hợp hiệu quả với nhau hay không?

2.4 Lựa chọn phương án tối ưu

Trong thực tế, những vấn đề khác nhau sẽ cần thiết kế những tiêu chí khác nhau đểđánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp Nhưng để lựa chọn một phương án tối ưu cho vấn

đề, nhóm đề xuất những tiêu chí tổng quát như sau:

Trang 13

- Lợi ích: Liệu vấn đề được cải thiện tới mức nào khi thực hiện giải pháp này?

- Nguồn lực: Cần bao nhiêu nguồn lực để tiến hành giải pháp (Các nguồn lựcbao gồm: kinh phí, nhân lực, )

- Thời gian: Cần bao lâu thời gian để hoàn thành, những tác nhân nào có thểgây trì hoãn

- Tính khả thi: Giải pháp này có dễ thực hiện không, các rào cản nào có thể cảntrở phương án?

- Rủi ro: Xem xét những rủi ro liên quan, những rủi ro có thể xảy ra và mức độthiệt hại được đo lường như thế nào?

- Khía cạnh đạo đức khi thực thi: liệu có vấn đề về luật pháp hay vấn đề đạođức

- cần xem xét không?

Sau khi đã tổng hợp được các tiêu chí, chúng ta cần tổng hợp vào bảng để có sự sosánh, đối chiếu các phương án Đây được gọi là bảng ma trận ra quyết định Ở công đoạnnày, cần phải quy đổi sự đánh giá ra những con số cụ thể, trên phương diện cụ thể để dễdàng tổng hợp

Tiêu chí 1 (%) Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4Phương án A

Phương án B

Phương án C

Phương án D

2.5 Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

Để lên một kế hoạch chi tiết và hiệu quả, cần phải trình bày tuần tự các bước và cụthể các việc cần làm, đặc biệt cần chú trọng những yếu tố sau:

- Ai là người quản lí và chịu trách nhiệm, các nhân sự tham gia?

Trang 14

- Thời gian kế hoạch bắt đầu, dự kiến diễn ra trong bao lâu, các cột mốc cụ thểcho từng công việc.

- Thống kê các nguồn lực cần thiết cho kế hoạch

- Xác định các rủi ro có thể xảy ra và cách thức thực hiện các phương án dựphòng

Nhóm đề xuất một số công cụ để xây dựng kế hoạch như:

2.5.1 Mục tiêu SMART (SMART Goals)

Mục tiêu SMART là nguyên tắc để xây dựng kế hoạch, dựa trên 5 thành phần:Specific – Tính cụ thể

Measurable – Khả năng đo lường

Achievable – Khả năng thực hiện

Realistic – Tính thực tế

Time-bound – Khung thời gian

Ưu điểm: Mục tiêu SMART giúp chúng ta cụ thể hóa, tăng độ chính xác của kếhoạch theo các tiêu chí rõ ràng Từ đó giúp cải thiện khả năng đo lường, đánh giá tiến trình

và gia tăng hiệu suất thực hiện

2.5.2 Các bảng sơ đồ

- Sơ đồ Gantt (Gantt chart)

- Bảng timeline

- Sơ đồ khung logic (Logframe)

2.6 Giám sát và đánh giá kết quả

Một số cá nhân và tổ chức thường bỏ qua giai đoạn này, nhưng để đảm bảo kế hoạchdiễn ra thuận lợi, cần phải liên tục giám sát những tiêu chí sau:

- Thời hạn của các tiến trình trong kế hoạch

- Nguồn lực đã tiêu tốn

- Khối lượng công việc đã hoàn thành

Trang 15

Những giám sát này thường được tiến hành dựa trên bảng dữ liệu và thống kê, biênbản báo cáo và sản xuất, các phản hồi và cập nhật của nhân sự tham gia.

Ở giai đoạn này, việc giám sát và đánh giá giúp chúng ta nhận biết và kiểm soátnhững vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra kế hoạch, từ đó quyết định xem liệu có cầnthiết tiến hành lại quy trình không hay tiếp tục thực hiện kế hoạch Đây cũng là cơ hội đểchúng ta rút kinh nghiệm và bài học dựa trên mức độ hiệu quả của kế hoạch

2.7 Tổng kết

Các bước trong quy trình cần thực hiện tuần tự, mỗi giai đoạn phải được hoàn thànhtrước khi tiến tới bước tiếp theo Nhưng bên cạnh đó các bước cũng có thể được lặp lại đểgiúp củng cố sự hiệu quả của quy trình Ví dụ, khi vấn đề thực sự được tìm thấy ở bước thứ

2 – “Tìm hiểu nguyên nhân”, ta có thể quay lại bước 1 để tiến hành xác định lại vấn đề.Nhìn chung, quy trình 6 bước giải quyết vấn đề là một phương pháp hiệu quả dựatrên các thông tin và dữ liệu trực quan giúp chúng ta dễ dàng phân tích kĩ lưỡng vấn đề cầnđối mặt và tìm ra giải pháp thiết thực Mục tiêu của quy trình này không chỉ dừng lại ở giảiquyết vấn đề mà còn xa hơn nữa là giúp củng cố và phát triển, liên tục điều chỉnh giải phápkhi có những thách thức mới xuất hiện, thông qua việc lặp lại 6 bước xử lí

Trang 16

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, nhóm đã tổng hợp và trình bày những khía cạnh liên quan

về kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả Giúp trang bị cho người đọc những kiến thức thựctiễn và cái nhìn tổng quan về các bước cần thực hiện khi xử lí những vấn đề phải đối mặt

Trang 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1 Nguyễn Đông Triều, , Viện Doanh trí VănHiến

2 Ken watanabe (2012), , First New

3 Chip & Dan Heath (2012), , Nhà xuất bản Trẻ

4 Lại Thế Luyện (2011), , Nhà xuất bảnTổng hợp TP.HCM

9 , Bộ sách Cẩm nang Business Harvard Review, 2012

10 Học viện Quản lý PACE,

, <https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/ky-nang-giai-quyet-van-de>,[29/12/2023]

11 Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2022),

, <la-gi-603>, [29/12/2023]

<https://vietnambiz.vn/muc-tieu-smart-smart-goals-la-gi-20191125232821357.htm>,[29/12/2023]

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1 Paul Newton & Helen Bristoll, , Free ManagementeBooks

2 Project Management Institute (2015), , ProjectManagement Inst

3 Ishikawa Kaoru (1976), , Asian Productivity Organization

Trang 18

4 Robert McLean, Charles R Conn (2019),

Ngày đăng: 03/03/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN