Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN
THÂN XE TRÊN TOYOTA HILUX
Giảng viên hướng dẫn : ThS DƯƠNG MINH THÁI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀNG VINH
MSSV : 1851080144 Lớp : CO18B
TP.Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN
THÂN XE TRÊN TOYOTA HILUX
Giảng viên hướng dẫn : ThS DƯƠNG MINH THÁI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀNG VINH
MSSV : 1851080144 Lớp : CO18B
TP.Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thời gian làm luận văn tốt nghiệp vừa qua của em sẽ cực kì khó khăn nếu không
có sự hướng dẫn của thầy Dương Minh Thái Nhờ thầy em có thể hoàn thành luận văn
tốt nghiệp đề tài “Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện thân xe Toyota Hilux” Thầy đã
giúp em có thêm những kiến thức không chỉ trong luận văn mà còn ứng dụng khi trải
nghiệm thực tế việc làm sau đó Đồng thời, thầy còn chỉ ra những lỗi sai cả về kiến thức
và cách trình bày một bài luận văn tốt
Thông qua bài luận văn tốt nghiệp này, em nhận thấy bản thân còn nhiều thiếu sót
về cả kiến thức, khả năng tìm kiếm tài liệu cho phù hợp với đề tài luận văn Em xin cảm
ơn chân thành đến thầy Dương Minh Thái và các bạn chung nhóm thầy hướng dẫn đã
cùng nhau cố gắng, giúp đỡ nhau, cùng nhận ra lỗi sai, rút kinh nghiệm cho những lần
báo cáo sau Kiến thức là vô hạn nhưng nếu có người hướng dẫn và người đồng hành
thì chúng ta sẽ đạt được những thứ mà ta mong muốn
Lời cuối cùng, em chân thành cảm ơn thầy Dương Minh Thái một lần nữa, chúc
thầy và gia đình thật nhiều sức khỏe, có một năm mới làm việc thuận lợi
Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2022
Sinh thực hiện đề tài
Nguyễn Hoàng Vinh
Trang 4TÓM TẮT
Do tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ngày nay, sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm khi gặp các pan bệnh về điện khó sẽ lúng túng Chính vì thế, đề tài sẽ tập trung việc chẩn đoán, tìm kiếm các lỗi, hư hỏng của các hệ thống điện thân xe Để dễ hình dung, luận văn được chia làm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Đặt ra vấn đề cần giải quyết, giới hạn các nội dung cần tìm hiểu và đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài
Chương 2: Tổng quát về hệ thống điện thân xe Toyota Hilux
Tìm hiểu về Toyota Hilux, hệ thống điện thân xe của nó, và cách cấu thành nên một mạch điện hoàn chỉnh
Chương 3: Cấu tạo, nguyên lý của các hệ thống điện thân xe trên Toyota Hilux
Phân tích cấu tạo của một hệ thống điện và tìm hiểu nguyên lý sơ đồ mạch điện của hệ thống đó
Chương 4: Bảo dưỡng các hệ thống điện thân xe trên Toyota Hilux
Lập các phương án bảo dưỡng các bộ phận của mỗi hệ thống điện thân xe sau thời gian sử dụng xe
Chương 5: Các hư hỏng của hệ thống điện thân xe trên Toyota Hilux
Rút ra các hư hỏng có thể xảy ra và đưa ra các phương pháp chẩn đoán để phát hiện hư hỏng đó
Chương 6: Kết luận và hướng phát triển
Bài học rút ra sau khi hoàn thành luận văn và đưa ra hướng phát triển đề tài để hoàn thiện hơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH ẢNH viii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Nội dung đề tài 1
1.4 Giới hạn đề tài 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA HILUX 3
2.1 Giới thiệu xe Toyota Hilux 3
2.2 Tổng quan về hệ thống điện thân xe trên Toyota Hilux 3
2.3 Các chi tiết cơ bản trên hệ thống điện thân xe 4
2.3.1 Giắc nối 4
2.3.2 Dây dẫn 4
2.3.3 Nguồn điện 5
2.3.4 Rơ le 5
2.3.5 Cầu chì 6
2.3.6 Khóa điện 6
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA HILUX 7
3.1 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu 7
3.1.1 Mục đích tìm hiểu 7
3.1.2 Nhiệm vụ 7
3.1.3 Vị trí và chức năng từng bộ phận 7
3.1.3.1 Bóng đèn 8
Trang 63.1.3.2 Cụm công tắc điều khiển đèn 8
3.1.3.3 Bộ tạo nháy 9
3.1.3.4 Công tắc đèn khẩn cấp (hazard) 10
3.1.4 Sơ đồ mạch điện 10
3.1.4.1 Mạch điều khiển đèn đầu (Head light) 10
3.1.4.2 Mạch điều khiển đèn sương mù (Fog light) 12
3.1.4.3 Mạch điều khiển đèn đuôi (Tail light) 13
3.1.4.4 Mạch điều khiển tín hiệu xi nhan 14
3.1.4.5 Mạch điều khiển còi 15
3.2 Hệ thống gạt nước – rửa kính 15
3.2.1 Mục đích tìm hiểu 15
3.2.2 Nhiệm vụ 15
3.2.3 Vị trí và chức năng của từng bộ phận 16
3.2.3.1 Công tắc gạt nước 16
3.2.3.2 Motor gạt nước 17
3.2.3.3 Thanh gạt nước 18
3.2.3.4 Motor rửa kính 18
3.2.4 Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước – rửa kính 19
3.3 Hệ thống nâng hạ kính 21
3.3.1 Mục đích tìm hiểu 21
3.3.2 Nhiệm vụ 21
3.3.3 Vị trí và chức năng của từng bộ phận 22
3.3.3.1 Công tắc tổng nâng hạ kính 22
3.3.3.2 Motor và cơ cấu nâng hạ kính 23
3.3.4 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính 24
3.4 Hệ thống khóa cửa 25
3.4.1 Mục đích tìm hiểu 25
3.4.2 Nhiệm vụ 25
3.4.3 Vị trí và chức năng của từng bộ phận 26
3.4.3.1 Công tắc khóa cửa 26
3.4.3.2 Motor khóa cửa 27
Trang 73.4.4 Sơ đồ mạch điện 28
3.5 Hệ thống gương điện 30
3.5.1 Mục đích tìm hiểu 30
3.5.2 Nhiệm vụ 30
3.5.3 Vị trí và chức năng của các bộ phận 30
3.5.3.1 Công tắc điều khiển gương điện 31
3.5.3.2 Motor chỉnh gương chiếu hậu 31
3.5.4 Sơ đồ mạch điện điều khiển gương điện 32
CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN TOYOTA HILUX 34
4.1 Kiểm tra khóa điện 34
4.2 Kiểm tra rơ le 34
4.3 Kiểm tra cầu chì 35
4.4 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng – tín hiệu 36
4.4.1 Kiểm tra bóng đèn 37
4.4.2 Kiểm tra còi và công tắc còi 38
4.4.3 Kiểm tra hoạt động công tắc điều khiển đèn 40
4.4.4 Kiểm tra hoạt động của bộ tạo nháy 43
4.5 Bảo dưỡng hệ thống gạt nước – rửa kính 45
4.5.1 Kiểm tra hoạt động công tắc gạt nước – rửa kính 45
4.5.2 Kiểm tra hoạt động motor gạt nước 46
4.5.3 Kiểm tra hoạt động của motor rửa kính 48
4.6 Bảo dưỡng hệ thống nâng hạ kính 50
4.6.1 Kiểm tra hoạt động công tắc tổng nâng hạ kính 50
4.6.2 Kiểm tra hoạt động công tắc phụ nâng hạ kính 52
4.6.3 Kiểm tra motor nâng hạ kính 52
4.7 Bảo dưỡng hệ thống gương điện 55
4.7.1 Kiểm tra hoạt động của công tắc gương điện 55
4.7.2 Kiểm tra motor gương điện 56
CHƯƠNG 5: CÁC HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA HILUX 58
Trang 85.1 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu 58
5.1.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 58
5.1.2 Chẩn đoán từ công tắc điều khiển đèn 59
5.1.3 Chẩn đoán từ công tắc hazard và flasher 61
5.1.4 Chẩn đoán từ bóng đèn 62
5.2 Hệ thống gạt nước – rửa kính 63
5.2.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 63
5.2.2 Chẩn đoán từ công tắc điều khiển gạt nước 64
5.2.3 Chẩn đoán từ motor gạt nước 65
5.2.4 Chấn đoán motor rửa kính 66
5.3 Hệ thống nâng hạ kính 66
5.3.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 66
5.3.2 Chẩn đoán từ công tắc tổng nâng hạ kính 67
5.3.3 Chấn đoán từ các công tắc phụ nâng hạ kính 69
5.3.4 Chẩn đoán từ motor nâng hạ kính 70
5.4 Hệ thống khóa cửa 71
5.4.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 71
5.4.2 Kiểm tra công tắc khóa cửa 72
5.4.3 Kiểm tra intergration relay 73
5.4.4 Kiểm tra cụm motor khóa cửa 74
5.5 Hệ thống gương điện 74
5.5.1 Các hư hỏng và nguyên nhân 74
5.5.2 Kiểm tra công tắc gương điện 75
5.5.3 Kiểm tra motor gương điện 77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 79
6.1 Kết luận 79
6.2 Hướng phát triển đề tài 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 9DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2 1 Xe Toyota Hilux 3
Hình 2 2 Giắc nối 4
Hình 2 3 Quy ước màu dây dẫn 4
Hình 2 4 Ắc quy 12 V 5
Hình 2 5 Rơ le 4 chân 5
Hình 2 6 Cầu chì 6
Hình 2 7 Khóa điện 6
Hình 2 8 Mạch điều khiển đèn đầu 11
Hình 2 9 Mạch điều khiển đèn sương mù 12
Hình 2 10 Mạch điều khiển đèn đuôi 13
Hình 2 11 Mạch điều khiển tín hiệu xi nahn 14
Hình 2 12 Mạch điều khiển còi 15
Hình 3 1 Bố trí các bộ phận của hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên xe 7
Hình 3 2 Bóng đèn đầu 8
Hình 3 3 Cụm công tắc điều khiển đèn 8
Hình 3 4 Bộ tạo nháy (flasher 8 chân) 9
Hình 3 5 Sơ đồ bộ tạo nháy 10
Hình 3 6 Công tăc đèn Hazard 10
Hình 3 7 Vị trí của hệ thống gạt nước – phun nước 16
Hình 3 8 Công tắc gạt nước 16
Hình 3 9 Motor gạt nước 17
Hình 3 10 Cấu tạo motor gạt nước 17
Hình 3 11 Thanh gạt nước 18
Hình 3 12 Motor rửa kính 18
Hình 3 13 Bình nước phụ 18
Hình 3 14 Mạch điều khiển gạt nước – rửa kính 19
Hình 3 15 Mạch điện tử trong công tắc gạt nước 20
Hình 3 16 Vị trí của hệ thống nâng hạ kính 22
Hình 3 17 Công tắc tổng nâng hạ kính 22
Trang 10Hình 3 18 Motor và cơ cáu nâng hạ kính 23
Hình 3 19 Mạch điều khiển nâng hạ kính 24
Hình 3 20 Vị trí các bộ hệ thống khóa cửa 26
Hình 3 21 Motor và cơ cấu khóa cửa 27
Hình 3 22 Mạch điện hệ thống khóa cửa 29
Hình 3 23 Vị trí của hệ thống gương điện 30
Hình 3 24 Công tắc điều khiển gương điện 31
Hình 3 25 Motor và khung xương gương chiếu hậu 31
Hình 3 26 Sơ đồ điều khiển gương điện 32
Hình 4 1 Kiểm tra khóa điện 34
Hình 4 2 Kiểm tra thông mạch rơ le 34
Hình 4 3 Kiểm tra điện áp cho rơ le 35
Hình 4 4 Kiểm tra thông mạch cầu chì 35
Hình 4 5 Tháo/lắp cầu chì 36
Hình 4 6 Kiểm tra điện áp 2 đầu cầu chì 36
Hình 4 7 Kiểm tra thông mạch bóng đèn 37
Hình 4 8 Kiểm tra còi và công tắc còi 38
Hình 4 9 Bảng giắc công tắc điều khiển đèn 41
Hình 4 10 Xác định các chân điều khiển đèn đuôi, sương mù 41
Hình 4 11 Xác định chân đèn pha/cos 42
Hình 4 12 Xác định các chân tín hiệu xi nhan 43
Hình 4 13 Xác định các chân của bộ tạo nháy 44
Hình 4 14 Bảng giắc công tắc gạt nước – rửa kính 46
Hình 4 15 Bảng giắc motor gạt nước 48
Hình 4 16 Kiểm tra hoạt động công tắc tổng nâng hạ kính 51
Hình 4 17 Kiểm tra hoạt động công tắc phụ nâng hạ kính 52
Hình 4 18 Bảng giắc motor nâng hạ kính 54
Hình 4 19 Tháo công tắc chỉnh gương điện 55
Hình 4 20 Bảng giắc công tắc gương điện 55
Hình 4 21 Bảng giắc motor gương điện 57
Trang 11Hình 5 1 Kiểm tra công tắc điều khiển đèn 59
Hình 5 2 Bảng giắc công tắc điều khiển đèn 59
Hình 5 3 Bảng giắc bộ tạo nháy 8 chân 61
Hình 5 4 Kiểm tra công tắc Hazard 62
Hình 5 5 Bảng giắc chân đèn cos/pha 62
Hình 5 6 Bảng giắc công tắc gạt nước – rửa kính 64
Hình 5 7 Bảng giắc motor gạt nước 65
Hình 5 8 Kiểm tra motor rửa kính 66
Hình 5 9 Bảng giắc công tắc tổng nâng hạ kính 67
Hình 5 10 Bảng giắc công tắc phụ nâng hạ kính 69
Hình 5 11 Bảng giắc công tắc phụ nâng hạ kính 70
Hình 5 12 Kiểm tra công tắc khóa cửa 72
Hình 5 13 Các chân của intergration relay khóa cửa 73
Hình 5 14 Kiểm tra cụm motor khóa cửa 74
Hình 5 15 Kiểm tra công tắc gương điện 75
Hình 5 16 Kiểm tra motor gương điện 77
Trang 12DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3 1 Loại đèn đầu 8
Bảng 4 1 Điện áp khóa điện 34
Bảng 4 2 Tháo cụm đèn đầu 38
Bảng 4 3 Tháo còi 39
Bảng 4 4 Tháo công tắc đèn 41
Bảng 4 5 Tháo bộ tạo nháy 44
Bảng 4 6 Tháo công tắc gạt nước 46
Bảng 4 7 Tháo motor gạt nước 47
Bảng 4 8 Tháo motor rửa kính 50
Bảng 4 9 Tháo công tắc nâng hạ kính 51
Bảng 4 10 Tháo motor nâng hạ kính 54
Bảng 4 11 Tháo gương chiếu hậu 56
Bảng 4 12 Kiểm tra hoạt động motor chỉnh gương điện 57
Bảng 5 1 Điện áp từ công tắc điều khiển đèn 60
Bảng 5 2 Điện áp từ bộ tạo nháy 62
Bảng 5 3 Điện áp từ bóng đèn 63
Bảng 5 4 Điện áp từ công tắc gạt nước 65
Bảng 5 5 Điện áp từ motor gạt nước 66
Bảng 5 6 Điện áp từ công tắc tổng nâng hạ kính 69
Bảng 5 7 Điện áp từ công tắc phụ nâng hạ kính 70
Bảng 5 8 Điện áp từ motor nâng hạ kính 71
Bảng 5 9 Điện áp từ công tắc khóa cửa (cùng với công tắc nâng hạ kính) 72
Bảng 5 10 Điện áp từ intergration relay 73
Bảng 5 11 Điện áp từ motor khóa cửa 74
Bảng 5 12 Điện áp từ công tắc chỉnh gương điện 77
Bảng 5 13 Điện áp từ motor gương điện 78
Trang 13CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học kỹ thuật nói chung, ngành công nghiệp ô tô nói riêng, các tập đoàn ô tô trên thế giới cũng phát triển những công nghệ mới của riêng họ Và hệ thống điện thân xe không phải là một ngoại lệ
Hệ thống điện thân xe ngày nay phát triển cực kì mạnh mẽ, ngoài những hệ thống điện cơ bản trên xe, để phục vụ các nhu cầu an toàn, thoải mái và giải trí, các tập đoàn
ô tô phát triển những hệ thống như hệ thống chống trộm, hệ thống âm thanh, loa, hệ thống túi khí, Để các hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần sự kết hợp của nhiều loại trang bị điện và điện tử khác nhau Với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện như hiện, hứa hẹn nền công nghiệp ô tô điện sẽ vô cùng triển vọng trong tương lai Tuy nhiên việc tiếp cận với các hệ thống và mạch điện trên xe cần sự tìm hiểu, học hỏi về vị trí, công dụng, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện này như công tắc, cầu chì, motor, rơ le, Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu, khai thác điện thân xe Toyota Hilux” có ý nghĩa mang lại kiến thức, hướng dẫn cho sinh viên chưa có kinh nghiệm hiểu thêm được về các hệ thống điện thân xe và cách tìm ra hư hỏng để đưa ra các biện pháp sửa chữa
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 mục tiêu:
- Cấu tạo và chức năng của các hệ thống điện thân xe
- Nguyên lý các sơ đồ mạch điện
- Từ 2 mục tiêu trên, để rút ra được các biện pháp sửa chữa thích hợp và chính xác khi hệ thống điện thân xe bị hư hỏng
1.3 Nội dung đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm các nội dụng:
- Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
- Hệ thống gạt nước – rửa kính
- Hệ thống nâng hạ kính – khóa cửa
- Hệ thống điều khiển gương điện
Trang 14- Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa các chi tiết, bộ phân của hệ thống điện thân xe trên
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung các hệ thống cơ bản mà xe du lịch nào cũng trang bị như hệ thống chiếu sáng – tín hiệu, hệ thống gạt nước – phun nước Chính vì vậy, đề tài sẽ không nghiên cứu các hệ thống điều hòa, hệ thống túi khí
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Tìm kiếm các tài liệu của hãng về sơ đồ mạch điện, quy trình của kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của hệ thống điện thân xe
- Tìm kiếm thêm các tài liệu ngoài về cấu tạo, nguyên lý của các bộ phận hệ thống điện thân xe
- Chắt lọc những kiến thức phù hợp để đưa vào đề tài
1.6 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Luận văn gồm có 6 chương:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Chương 2: Tìm hiểu hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
- Chương 3: Tìm hiểu hệ thống gạt nước – rửa kính
- Chương 4: Tìm hiểu hệ thống nâng hạ kính – khóa cửa
- Chương 5: Tìm hiểu hệ thống điều khiển gương điện
- Chương 6: Kết luận
Trang 15CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA HILUX
2.1 Giới thiệu xe Toyota Hilux
Toyota Hilux là dòng xe bán tải mà hãng Toyota cho ra mắt ở thị trường Việt Nam
từ khá lâu Cũng như các loại xe bán tải khác Hilux có kích thước lớn, thùng xe phía sau
và khoang hành khách tương đối rộng
Hình 2 1 Xe Toyota Hilux
Có hai phiên bản Hilux mà Toyota đang phân phối là Hilux G và Hilux E
2.2 Tổng quan về hệ thống điện thân xe trên Toyota Hilux
Hệ thống điện thân xe là tập hợp các hệ thống điện cơ bản trang bị trên xe nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu lái xe thuận lợi, an toàn cho người lái
Toyota Hilux cũng trang bị các hệ thống hệ thống điện thân xe cơ bản tương tự như các xe cần phải có:
Trang 162.3 Các chi tiết cơ bản trên hệ thống điện thân xe
2.3.1 Giắc nối
Giắc nối dùng để nối các đầu dây dẫn với nhau hoặc dùng để nối dây dẫn với một
bộ phận điện nào đó Mỗi bộ phận sẽ có hình dạng giắc nối khác nhau nhưng có loại giắc chính là giắc đực và giắc cái
Hình 2 2 Giắc nối
Giắc cái và giắc đực được gắn chung với chung, giắc đực sẽ bao quanh giắc cái, Giắc đực có các chân lòi ra ngoài, còn giắc cái có các khe để đút các chân từ giắc đực vào Giắc đực có các chân được đếm theo thứ tự từ phải sang, các khe của giắc cái được đếm được từ trái sang và tất cả từ trên xuống
2.3.2 Dây dẫn
Dây dẫn dùng để dẫn các dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động Để thuận tiện cho việc sửa chữa và tra cứu tài liệu, các dây dẫn sẽ có các màu riêng theo quy ước Các dây có màu sọc sẽ quy ước theo “màu chính – màu sọc”
Hình 2 3 Quy ước màu dây dẫn
Trang 17Cấu tạo của rơ le gồm cuộn dây và tiếp điểm Khi cấp (+), mass cho cuộn dây thì cuộn dây sẽ hút tiếp điểm xuống để dẫn (+) hoặc mass để cung cấp cho tải hoạt động Thông thường thì cuộn dây sẽ nối công tắc, tiếp điểm sẽ nối với tải điện
Trang 182.3.5 Cầu chì
Cầu chì giúp bảo vệ mạch điện khỏi hiện tượng chập điện, cháy nổ Khi có dòng điện lớn hơn dòng mà cầu chì chịu được thì dây cầu chì sẽ bị dứt ngăn cho dòng điện này ảnh hưởng đến các thiết bị điện trong xe
Hình 2 6 Cầu chì
2.3.6 Khóa điện
Ổ khóa điện dùng để cấp nguồn cho thiết bị trên xe, khóa cửa và đề máy
Khóa điện có 4 chế độ: LOCK, ACC, ON hay IG (ignition), ST (start)
Hình 2 7 Khóa điện
Trang 19CHƯƠNG 3: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA HILUX
3.1 Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu
3.1.1 Mục đích tìm hiểu
- Hiểu và nắm cách đo xác định chân và kiểm tra công tắc điều khiển đèn
- Đọc và hiểu sơ đồ tổng quát mạch điện
- Đấu dây cho mạch họat động
- Nắm được một số hư hỏng thường gặp và các bước kiểm tra, khắc phục
3.1.2 Nhiệm vụ
- Chiếu sáng, xuất tín hiệu cho xe ở những nơi có ánh sáng hạn chế
- Xuất các tín hiệu như: báo rẽ, flash, còi, đèn đuôi v.v cho xe đi ban đêm cũng như ban ngày
3.1.3 Vị trí và chức năng từng bộ phận
Hình 3 1 Bố trí các bộ phận của hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên xe
Trang 203.1.3.2 Cụm công tắc điều khiển đèn
Hình 3 3 Cụm công tắc điều khiển đèn
Trang 21Công tắc dùng để điều khiển hoạt động của các bộ phận điện kết hợp các hệ thống còi, tín hiệu xi nhan, chiếu sáng Công tắc có các chế độ chiếu sáng như TAIL, COS, PHA, FLASH, tín hiệu xi nhan trái, phải Ngoài ra các dòng mới còn có thêm chế độ AUTO, khi bật chế độ này đèn sẽ tự động sáng thì trời tối thông qua cảm biến ánh sáng Công tắc nằm dưới vô lăng tài xế và gắn với trục lái chính
Công tắc điều khiển được nối với các bộ phận điện thông qua các giắc nối Tùy vào hình dạng của giắc nối, ta có 2 loại giắc nối là giắc đực và giắc cái Giắc đực thường bao ở ngoài giắc cái Các giắc nối có chốt thông qua các ngàm để giữ chắc chắn với nhau, tránh việc bị xúc giắc nối
3.1.3.3 Bộ tạo nháy
Hình 3 4 Bộ tạo nháy (flasher 8 chân)
Bộ flasher có nhiệm vụ đưa (+) Balt gián đoạn đi qua các bóng đèn xi nhan để điều khiển tần suất nháy theo một tần số nhất định trước Bộ flasher dùng cho cả đèn xi nhan
và đèn khẩn cấp hazard tích hợp chung với công tắc điều khiển đèn
Cấu tạo của bộ flasher 8 chân điện tử gồm các con điện trở, diode, tụ điện và các transistor ngắt dẫn
Trang 22Hình 3 5 Sơ đồ bộ tạo nháy
3.1.3.4 Công tắc đèn khẩn cấp (hazard)
Hình 3 6 Công tăc đèn Hazard
Công tắc đèn khẩn cấp hazard được kết nối với bộ flasher Khi bật công tắc các đèn xi nhan sẽ đều nhảy để báo khẩn cấp khi tài xế gặp vấn đề
Đèn hazard vẫn có thể hoạt động khi không bật khóa điện nhờ có (+) Balt trực tiếp
3.1.4 Sơ đồ mạch điện
3.1.4.1 Mạch điều khiển đèn đầu (Head light)
Trang 23Hình 2 8 Mạch điều khiển đèn đầu
Khi công tắc bật ở vị trí HEAD thì (+) Accu → Headlamp (LH, RH) → HL, HU
→ (ED) → (H) → ED (Light control SW) → Mass → 2 bóng Head sáng
Khi công tắc bật chế độ LOW thì (+) Accu → Tim cos → HL → (ED) → (H) →
ED (Light control SW) → tim cos của 2 bóng sáng
Khi công tắc bật chế độ HIGH thì (+) Accu → Tim pha → HU → (ED) → (H) →
ED (Light control SW) → tim cos của 2 bóng sáng
Khi công tắc đá chế độ FLAH thì (+) Accu → Tim pha → HU → ED (Dimmer SW) → mass → nháy Flash
Trang 243.1.4.2 Mạch điều khiển đèn sương mù (Fog light)
Hình 2 9 Mạch điều khiển đèn sương mù
Đèn sương mù được nối chung với hệ thống đèn tail
Khi bật công tắc ở chế độ Tail, T1 được nối mass, khi bật công tắc đèn sương mù thì cuộn dây của rơ le đèn sương mù sẽ được nối mass làm hút tiếp điểm xuống, thì (+) Accu → rơ le đèn mù → đèn sương mù → mass → đèn sương mù sáng và đèn trên taplo sáng lên
Trang 253.1.4.3 Mạch điều khiển đèn đuôi (Tail light)
Hình 2 10 Mạch điều khiển đèn đuôi
Ngoài đèn sương mù còn các loại đèn như đèn soi biển số, đèn kích thước, đèn illumination khi chế độ Tail được bật
Trang 263.1.4.4 Mạch điều khiển tín hiệu xi nhan
Hình 2 11 Mạch điều khiển tín hiệu xi nhan
Khi bật khóa điện thì cầu chì sẽ cấp (+) cho flasher rơ le, khi gạt xi nhan trái thì chân EL của flasher sẽ được nối mass làm cho flasher rơ le nhảy gửi tín hiệu đến chân
LL làm cho đèn xi nhan trái trong cùm đèn trước sau và trên gương chiếu hậu sáng và nháy ở 1 một tần số nhất định do xung điện vuông
Khi bật khóa điện thì cầu chì sẽ cấp (+) cho flasher rơ le, khi gạt xi nhan phải thì chân ER của flasher sẽ được nối mass làm cho flasher rơ le nhảy gửi tín hiệu đến chân
LR làm cho đèn xi nhan phải trong cùm đèn trước sau và trên gương chiếu hậu sáng và nháy ở 1 một tần số nhất định do xung điện vuông
Vì cầu chỉ của đèn khẩn cấp Hazard được nối (+) trực tiếp không qua khóa điện nên khi muốn bật Hazard thì không cần bật khóa điện vẫn hoạt động (+) từ cầu chì sẽ cấp vào flasher qua chân B, khi bật công tắc Hazard chân HAZ sẽ nối mass làm flasher nhận tín hiệu làm điều khiển chân LR và LL làm cho cả 2 xi nhan trái và phải nháy
Trang 273.1.4.5 Mạch điều khiển còi
Hình 2 12 Mạch điều khiển còi
Công tắc bật còi nằm dưới vô lăng Khi nhấn và giữ công tắc còi (-) sẽ kích cho cuộn dây của rơ le còi làm hút tiếp điểm (+) accu → còi → mass Còi kêu
3.2 Hệ thống gạt nước – rửa kính
3.2.1 Mục đích tìm hiểu
- Hiểu và nắm cách đo xác định chân và kiểm tra công tắc điều khiển gạt nước, motor gạt nước, motor phun nước
- Đọc và hiểu sơ đồ tổng quát mạch điện
- Đấu dây cho mạch họat động
- Nắm được một số hư hỏng thường gặp và các bước kiểm tra, khắc phục
3.2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống gạt nước tài xế nhìn rõ bằng cách gạt nước trên kính xe khi trời mưa hoặc xe vô tình bị dính nước
Trang 28- Hệ thống rửa kính có nhiệm vụ điều khiển motor phun nước, với sự hỗ trợ của hệ thống gạt nước để làm vệ sinh kính cùng nước để tài xế không gặp vấn đề về quan sát
Trang 29LOW (gạt nước ở chế độ chậm), HIGH (gạt nước ở tốc độ nhanh), INT (tốc độ ở chế độ gián đoạn) Công tắc rửa kính thì điều khiển motor xịt nước
3.2.3.2 Motor gạt nước
Hình 3 9 Motor gạt nước
Hình 3 10 Cấu tạo motor gạt nước
Motor gạt nước là một động cơ điện 1 chiều dạng lõi sắt từ và được kích bởi nam châm vĩnh cửu Motor gạt nước thường có 3 chổi than : chổi than tốc độ thấp, tốc độ cao
và chổi than nối mass
Khi cấp dòng điện cho motor thì motor quay thông qua cơ cấu trục vít – bánh vít Motor sẽ có 5 chân: chung, low, high, stop, chân, chân mass
Trang 303.2.3.3 Thanh gạt nước
Hình 3 11 Thanh gạt nước
Thanh gạt nước có cấu tạo gồm lõi cao su được lắp với thanh kim loại
Thanh gạt nước được gắn chung với cần gạt được dẫn động và chuyển động tuần hoàn bởi motor gạt nước
3.2.3.4 Motor rửa kính
Hình 3 12 Motor rửa kính
Motor rửa kính khi nhận được tín hiệu từ công tắc thì motor sẽ hút nước rửa kính
từ bình nhựa trong khoang động cơ
Hình 3 13 Bình nước phụ
Trang 313.2.4 Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước – rửa kính
Hình 3 14 Mạch điều khiển gạt nước – rửa kính
Hệ thống nhận từ cầu chì IG 30A nên phải bật khóa điện mới sử dụng được gạt nước
Khi bật gạt nước ở chế độ LOW, (+) accu → cầu chì → chân +B (FW/SW) → chân +1 (FW/SW) → chổi than (+1) của motor → mass, làm motor quay ở tốc độ chậm
Trang 32Khi bật gạt nước ở chế độ HIGH, (+) accu → cầu chì → chân +B (FW/SW) → chân +2 (FW/SW) → chổi than (+2) của motor → mass, làm motor quay ở tốc độ nhanh
Hình 3 15 Mạch điện tử trong công tắc gạt nước
Khi bật gạt nước ở chế độ INT, transistor được dẫn, (+) accu → cầu chì → +B (FW/SW) → cuộn dây của rơ le → transistor → mass → rút tiếp điểm của hộp rơ le, (+) accu → cầu chì → +B (FW/SW) → +S (FW/SW) → +1 (FW/SW) chổi than (+1) của motor → mass, làm motor quay ở tốc độ chậm Bộ điều khiển gián đoạn gửi tín hiệu vuông lên xuống, nên một thời gian ngắn tụ cạn điện, nó sẽ ngưng kích transistor làm cuộn dây của rơ le không còn hút tiếp điểm Tuy nhiên motor vẫn quay, (+) accu → cầu chì → tiếp điểm của motor → tiếp điểm thường đóng của hộp rơ le → +S (FW/SW) → +1 (FW/SW) chổi than (+1) của motor → mass Tuy nhiên, khi motor gạt nước quay đến vị trí tiếp điểm mà (+) không thông với motor thì sẽ làm cho motor quay một thời
Trang 33gian Khi bộ điều khiển gián đoạn gửi tín hiệu lại làm kích transistor thì motor lại tiếp tục quay gián đoạn
Khi muốn tắt mọi chế độ, ta chọn chế độ OFF, (+) accu → cầu chì → B+ (FW/SW)
→ INT1 → B1 → do 2 đầu điện đều đẳng thế dương nên tất cả chế độ sẽ ngưng khi cam trong motor đến vị trí thấp nhất
Khi bật công tắc rửa kính, (+) accu → cầu chì → motor rửa kính → chân W (Front Washer SW) → Chân EW (Front Washer SW) → mass, motor rửa kính xịt nước lên kính Đồng thời khi motor rửa kính hoạt động, các transistor dẫn làm rơ le được kích, motor gạt nước hoạt động như chế độ INT
3.3 Hệ thống nâng hạ kính
3.3.1 Mục đích tìm hiểu
- Hiểu và nắm cách đo xác định chân và kiểm tra công tắc điều khiển nâng hạ kính, motor nâng hạ kính
- Đọc và hiểu sơ đồ tổng quát mạch điện
- Đấu dây cho mạch họat động
- Nắm được một số hư hỏng thường gặp và các bước kiểm tra, khắc phục
3.3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống nâng hạ kính được điều khiển vị trí của kính tùy theo ý của tài xế Hệ thống giúp người ngồi tránh ảnh hưởng của thời tiết, bụi bẩn, âm thanh và giữ nhiệt độ trong xe không thay dổi khi bật điều hòa
- Hệ thống nâng hạ kính có thể được điều khiển cả bởi tài xế và hành khách hoặc
ở một số phiên bản chỉ có bên tài và phụ, nhưng không có hành khách ngồi sau
Trang 343.3.3 Vị trí và chức năng của từng bộ phận
Hình 3 16 Vị trí của hệ thống nâng hạ kính
3.3.3.1 Công tắc tổng nâng hạ kính
Hình 3 17 Công tắc tổng nâng hạ kính
Trang 35Công tắc nâng hạ kính tổng được bố trí ở cửa tài xế Ngoài chức năng nâng hạ kính cửa tài xế và cửa hành khách, công tắc còn có các công tắc khóa nâng hạ kính của hành khách và khóa cửa xe
Ở bên phụ và 2 bên hành khách phía sau cũng được bố trí công nâng hạ kính riêng, nhưng khi tài xế sử dụng chế độ khóa chức năng nâng hạ kính thì sẽ không điều khiển được
3.3.3.2 Motor và cơ cấu nâng hạ kính
Hình 3 18 Motor và cơ cáu nâng hạ kính
Cơ cấu nâng hạ kính sẽ bao gồm các bộ phần chính: motor nâng hạ kính, cánh tay đòn chữ X, bánh răng cưa và bệ đỡ kính
Motor nâng hạ kính là motor đảo chiều, được kích từ bằng nam châm vĩnh cửu Khi được điều khiển bởi công tắc nâng hạ kính, motor sẽ làm cho bánh răng quay, bánh răng sẽ ăn khớp với bánh răng của cánh tay đòn và làm cho cánh tay đòn di chuyển nâng
và hạ bệ đỡ kính theo ý muốn của tài xế
Cơ cấu nâng hạ kính bố trí đầy đủ ở tất cả các cánh cửa ô tô và bố trí trong tapli cửa
Trang 363.3.4 Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính
Hình 3 19 Mạch điều khiển nâng hạ kính
Bật khóa điện ta sẽ sử dụng dụng được công tắc nâng hạ kính
Ở công tắc tổng nâng hạ kính vị trí tài xế (FL):
- Bật DOWN (hạ kính), (+) accu → cầu chì → chân B (công tắc tổng) → chân
D (công tắc tổng) → motor nâng hạ kính (FL) → chân U (công tắc tổng) → chân E
(công tắc tổng) → mass, làm cho motor quay hạ kính xuống Chân Vcc và GND cấp
nguồn cho chân PLS2, khi kính được hạ hết mức sẽ tự động dừng không cho motor quay
nữa
- Bật UP (nâng kính), (+) accu → cầu chì → chân B (công tắc tổng) → chân U
(công tắc tổng) → motor nâng hạ kính (FL) → chân D (công tắc tổng) → chân E (công
tắc tổng) → mass, làm cho motor quay nâng kính lên Chân Vcc và GND cấp nguồn cho
chân PLS, khi kính được nâng hết mức sẽ tự động dừng không cho motor quay nữa
Ở công tắc tổng nâng hạ kính (FR, RL, RR):
Trang 37- Bật DOWN (hạ kính), (+) accu → cầu chì → chân B (công tắc tổng) → chân
D (công tắc tổng) → chân SD (công tắc phụ) → motor nâng hạ kính (FR, RL, RR) → chân SU (công tắc phụ) → chân U (công tắc tổng) → chân E (công tắc tổng) → mass, làm cho motor quay hạ kính xuống
- Bật UP (nâng kính), (+) accu → cầu chì → chân B (công tắc tổng) → chân U (công tắc tổng) → chân SU (công tắc phụ) → motor nâng hạ kính (FR, RL, RR) → chân
SD (công tắc phụ) → chân D (công tắc tổng) → chân E (công tắc tổng) → mass, làm cho motor quay nâng kính lên
Ở công tắc phụ nâng hạ kính các vị trí (FR, RL, RR):
- Bật DOWN (hạ kính), cần D trong công tắc phụ sẽ gạt thanh (+), (+) accu → cầu chì → chân B (công tắc phụ) → chân D (công tắc phụ) → motor nâng hạ kính (FR,
RL, RR) → chân U (công tắc phụ) → chân SU (công tắc phụ) → chân U (công tắc tổng)
→ chân E (công tắc tổng) → mass, làm cho motor quay hạ kính xuống
- Bật UP (nâng kính), cần U trong công tắc phụ sẽ gạt thanh (+), (+) accu → cầu chì → chân B (công tắc phụ) → chân U (công tắc phụ) → motor nâng hạ kính (FR, RL, RR) → chân D (công tắc phụ) → chân SD (công tắc phụ) → chân D (công tắc tổng) → chân E (công tắc tổng) → mass, làm cho motor quay nâng kính lên
Khi nhấn công tắc WINDOW LOCK thì 1 đoạn (+) hoặc (-) sau phần motor tài (FL) sẽ bị ngắt để các công tắc phụ không thể điều khiển kính
3.4 Hệ thống khóa cửa
3.4.1 Mục đích tìm hiểu
- Hiểu và nắm cách đo xác định chân và kiểm tra công tắc khóa cửa, motor khóa cửa
- Đọc và hiểu sơ đồ tổng quát mạch điện
- Đấu dây cho mạch họat động
- Nắm được một số hư hỏng thường gặp và các bước kiểm tra, khắc phục
3.4.2 Nhiệm vụ
Hệ thống khóa cửa giúp đảm bảo cho người lái và cả hành khách an toàn khi còn
ở trong xe, tránh bị kẻ trộm đột nhập vào xe
Hệ thống khóa cửa có chức năng chống trộm, khi có kẻ trộm có gắng mở cửa xe khi cửa được khóa thì xe báo động báo hiệu cho tài xế biết xe đang có dấu hiệu bị trộm
Trang 383.4.3 Vị trí và chức năng của từng bộ phận
Hình 3 20 Vị trí các bộ hệ thống khóa cửa
3.4.3.1 Công tắc khóa cửa
Công tắc khóa cửa được tích hợp trên công tắc tổng nâng hạ kính bên tài Công tắc khóa cửa chỉ bố trí bên tài để tài xế chủ động khóa cửa khi gặp trường hợp khẩn cấp và ngăn hành khách mở cửa xe đột ngột khi xe chạy
Khi nhấn công tắc, tín hiệu sẽ được gửi đến intergration relay để điều khiển các motor khóa cửa
Trang 393.4.3.2 Motor khóa cửa
Hình 3 21 Motor và cơ cấu khóa cửa
Motor khóa cửa được điều bởi công tắc khóa cửa trên công tắc tổng nâng hạ kính
và chìa khóa để mở khóa cửa Khi nhận tín hiệu, motor sẽ quay nhờ sự truyền dẫn qua trục vít và bánh vít tới khóa hãm, từ đó làm cho cửa xe mở/khóa tùy theo ý người lái Bánh vít sẽ quay về vị trí trung gian nhờ lò xo hồi vị trong thời gian ngắn khi cửa
đã được mở/khóa
Cụm khóa cửa cũng được bố trí ở tất cả các cửa lên xuống xe
Trang 403.4.4 Sơ đồ mạch điện