1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích và lấy ví dụ minh họa cho phần lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất của công ty cổ phần đại kim năm 2020 2021

47 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và Lấy Ví Dụ Minh Họa Cho Phần Lý Thuyết Sản Xuất Và Chi Phí Sản Xuất Của Công Ty Cổ Phần Đại Kim Năm 2020-2021
Tác giả Nhóm 6
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Hàm sản xuấtVề mặt khái niệm thì Hàm sản xuất mô tả sản lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất đượcbởi một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định tương ứng với trình độ kỹ Trang 5 Hàm sản x

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự lựa chọn của con người trong việc sử dụngnhững nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người,kinh tế học luôn nhấn mạnh đến sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụngnhững nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.Tài nguyên có giới hạn còn nhu cầu con người thì không có giới hạn nên con người luônphải tính toán, lựa chọn sao cho việc sử dụng tài nguyên đó có hiệu quả nhất và đó cũngchính là lý do để kinh tế học tồn tại và phát triển.Kinh tế học vi mô là một bộ phận củakinh tế học Kinh tế học vi mô nghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêudùng và người sản xuất) trên từng loại thị trường, từ đó, rút ra những vấn đề mang tínhquy luật kinh tế Ví dụ: khi tăng số lượng lao động nhưng vẫn giữ nguyên vốn, vậy làmthế nào để đạt được sản lượng đầu ra tối đa nhất nhưng vẫn tối thiểu hóa chi phí sản xuấtvới số vốn không đổi và trình độ kĩ thuật nhất định Như vậy, đã có một sự mâu thuẫn ởđây, và kinh tế học vi mô sẽ giúp chúng ta đi tìm cách áp dụng lý thuyết sản xuất vào tínhchi phí sản xuất, từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu cũng như lợi nhuận tối đa.Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì mỗi một doanh nghiệp, một công ty nếu muốntồn tại và phát triển, thì không thể nghĩ tới việc lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóachi phí sản xuất một mức sản lượng nhất định hoặc tối đa hóa sản lượng với một mức chitiêu nhất định, với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận để đưa công ty mình ngàycàng phát triển hơn Như vật hai vấn đề tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa sản lượng làhai khía cạnh khác quan trọng không thể thiếu trong quá trình tối đa hóa lợi nhuận Và nócũng có vai trò vô cùng quan trọng cho một nền kinh tế đang phát triển và phát triển Vì

nó là nhân tố quyết định sự phát triển hay trí tuệ của một công ty hay nói rộng hơn là củamột quốc gia Các doanh nghiệp nên áp dụng hai chiến lược kinh doanh này trong quátrình phát triển công ty của mình chắc chắn sẽ đạt được mong muốn Do đó, trong quátrình SXKD của mình, các doanh nghiệp cần phải hạch toán chi phí đầu vào một cáchhợp lý, tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết nhằm tránh gây lãngphí Việc hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soátchi phí sản xuất Đặc biệt, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, các doanhnghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, vì thế họ phải không ngừngnâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm thị phầnlớn, làm tăng doanh thu Như vậy, tính chi phí sản xuất là một phần hành trọng tâm trong

Trang 3

toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất Từ việc cung cấp thông tin đúng

về chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, giá thành sản phẩm giúp các nhà quản trị có cácquyết định trong ngắn hạn và dài hạn Đồng thời, các nhà quản trị còn đánh giá được việcthực hiện kế hoạch sản xuất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảmgiá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề,nhóm 6 đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH VÀ LẤY VÍ DỤ MINH HỌA CHO PHẦN LÝTHUYẾT SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI KIMNĂM 2020-2021” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu íchgóp phần vào công việc đổi mới phương thức quản lý của Công ty Cổ phần Đại Kim hiệnnay

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

Như chúng ta thấy, các doanh nghiệp, do cũng phải đối diện với sự khan hiếm về nguồnlực, cần phải tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực giới hạn của mình để đạt những mụctiêu tối ưu đề ra Việc nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp thông qua các lýthuyết sản xuất, chi phí và lợi nhuận sẽ giúp nhà doanh nghiệp trả lời được những câu hỏinày

1.1 Một số lý luận cơ bản về sản xuất và chi phí sản xuất tại một doanh nghiệp

Hình 1.1.Quá trình sản xuất

Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất,có một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đó là mốiquan hệ giữa số lượng đầu vào với số lượng đầu ra là như thế nào? Hay nói cách khác,khi một doanh nghiệp sử dụng một lượng đầu ra mà nó tạo ra là bao nhiêu? Mối quan hệ

Trang 5

Hàm sản xuất có thể được thể hiện bằng phương trình sau:

Q = f(X1,X2, Xn)

Trong đó: Q là lượng đầu ra tối đa doanh nghiệp có thể sản xuất ra, các đầu vào

X1,X2, Xn là số lượng đầu vào thứ nhất, thứ hai…thứ n doanh nghiệp sử dụng trong quátrình sản xuất

Khi nói về hàm sản xuất, cần chú ý mấy điểm sau:

Thứ nhất, lượng đầu ra mà hàm sản xuất thể hiện là lượng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp

có thể đạt được từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào Với giả định này, hàm sảnxuất luôn thể hiện quá trình sản xuất đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật

Thứ hai mỗi hàm sản xuất ứng với một trình độ công nghệ nhất định Khi công nghệ sảnxuất thay đổi thì hàm sản xuất cũng sẽ thay đổi

Để đơn giản,chúng ta sẽ giả định rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào

là vốn và lao động khi đó hàm sản xuất sẽ viết như sau Q = f(K, L) trong đó:

Q: sản lượng đầu ra

K: vốn

L: lao động

Sau đây là sự khác nhau giữa sản xuất ngắn hạn và dài hạn

Sản xuất ngắn hạn (SR) Sản xuất dài hạn (LR)

Yếu tố sản xuất cố định Vốn K không

đổi

-) Quy mô sản xuất không đổi

Yếu tố sản xuất biến đối Lao động (L)

Trang 6

Bảng 1.2 Số lượng sản phẩm đầu ra thu được từ các tập hợp đầu vào khác nhau

Từ bảng trên ta thấy, 8K kết hợp với 2L sẽ tạo ra 258 sản phẩm Như vậy nếu trong ngắnhạn, khi lượng vốn bằng 8 không thể thay đổi, để sản xuất ra 258 sản phẩm doanh nghiệp

sẽ chỉ có một sự lựa chọn đầu vào duy nhất, đó là sử dụng 2 đơn vị lao động Tuy nhiênnếu sản xuất trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, doanh nghiệp có thể lựa chọn tập hợp đầuvào khác như 2K và 5L

1.1.3 Sản xuất trong ngắn hạn

Về hàm sản xuất trong ngắn hạn:

Khi phân tích về sản xuất, các nhà kinh tế học sẽ sản xuất thành hai quá trình: sản xuấttrong ngắn hạn và sản xuất trong dài hạn

Trang 7

Ngắn hạn là khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào không thể thayđổi được Ngược lại dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều cóthể thay đổi Như vậy sản xuất trong ngắn hạn là sản xuất khi có ít nhất một yếu tố đầuvào thay đổi được Yếu tố đầu vào không thể thay đổi được Yếu tố đầu vào không thayđổi được gọi là yếu tố đầu vào cố định còn sản xuất dài hạn là sản xuất khi tất cả các yếu

tố đầu vào đề thay đổi đổi được Trong dài hạn không còn yếu tố đầu vào cố định nữa.Đối với các doanh nghiệp, yếu tố đầu vào dễ thay đổi thường là lao động Tuy nhiên laođộng không luôn luôn là yếu tố đầu vào biến đổi Việc tìm kiếm thêm một lao động lànhnghề nhiều khi cũng mất khá nhiều thời gian Tương tự như vậy, vốn có thể là yếu tố đầuvào cố định nhưng cũng có thể là yếu tố đầu vào biến đổi

Nếu giả định một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, nếusản xuất trong ngắn hạn với số lượng cố định, hàm sản xuất có thể viết như sau:

Về một số chi tiêu sản xuất cơ bản:

Để đo lường về hiệu quả sản xuất, người ta sử dụng một số chi tiêu sau:

● Sản phẩm trung bình của một số yếu tố đầu và

● (AP): là sản phẩm bình quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời giannhất định

Sản phẩm trung bình của lao động (APL) là sản phẩm tính bình quân do một đơn vị đầuvào lao động tạo ra:

APL=Q/L

Sản phẩm trung bình của vốn (APK) là số sản phẩm tính bình quân do một đơn vị đầuvào vốn tạo ra:

APK= Q/K

Trang 8

● Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào MP: là sự thay đổi trong tổng số sảnphẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào đó tăng thêm một đơn vị

Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) phản ánh sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sảnxuất ra khi yếu tố đầu vào lao động thay đổi một đơn vị:

MPL= ΔQ/ΔL

MPL=Q’(L)

Tương tự ta có công thức tính sản phẩm cận biên vốn (MPK)

MPK=ΔQ/ΔK hoặc MPK=Q’(K)

● Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần

Khi nghiên cứu về sản xuất trong ngắn hạn, các nhà kinh tế học nhận ra một quy luật liênquan đến sự biến động của sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi Quy luật đóđược nhà kinh tế gọi là Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần hay còn được gọi với mộtcái tên khác là Quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dầnQuy luật sản phẩm cận biên có thể được giải thích tổng quát như sau: Trong quá trình sảnxuất cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào Năng suất của một yếu tố đầu vàokhông chỉ phụ thuộc vào bản thân đầu vào đó mà còn phụ thuộc vào yếu tố đầu vào kháccùng sử dụng với nó và mối quan hệ này là mối quan hệ thuận Ban đầu, khi gia tăng yếu

tố đầu vào biến đổi, sự tăng lên của các yếu tố đầu vào sẽ giúp cho các doanh nghiệp cóthể thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và làm cho năng suất tăng lên Tuy nhiên khi cácyếu tố đầu vào khác là cố định trong khi cho một yếu tố đầu vào biến đổi tăng lên, yếu tốđầu vào biến đổi này sẽ được làm việc với ngày càng ít hơn các yếu tố đầu vào cố định và

do vậy làm năng suất của nó bị giảm dần Chính vì vậy trong sản xuất ngắn hạn, sảnphẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi ban đầu tăng lên và sau đó bắt đầu giảm đi khi

bị quy luật chi phối

● Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vàoTrên trục tọa độ hai chiều ta biểu diễn đường sản lượng với trục tung là sản lượng Q vàtrục hoành biểu diễn số lượng lao động L Sản lượng tăng lên cho đến khi đạt mức tối đasau đó giảm xuống Đoạn đi xuống xuất phát từ đỉnh C, khi sản xuất vượt quá mức sảnlượng tương ứng với L3 đơn vị lao động sẽ không hiệu quả nữa và do đó không còn lànằm trong hàm sản xuất Hàm sản xuất kỹ thuật không chấp nhận những mức sản phẩm

Trang 9

cận biên âm Đồ thị hai chiều thứ hai biểu diễn hai đường MPL và APL với trục tung làcác giá trị MPL và APL; trục hoành biểu diễn số lượng lao động L.

Đồ thị 1.3 Mối quan hệ giữa sản phẩm trung bình và sản phẩm cận biên trong ngắn hạn (Nguồn giáo trình vi mô chương 4 trang 157)

Có thể tóm tắt hình dạng các đường như sau: Giai đoạn 1 (0 - L1): Sản lượng Q tăng,MPL tăng và APL cũng tăng Giai đoạn 2 (L1 - L3): Quy luật sản phẩm cận biên giảmdần phát huy tác dụng MPL giảm dần làm sản lượng đầu ra vẫn tăng nhưng tốc độ chậmdần Tại L2 thì APL đạt giá trị cực đại Giai đoạn 3 (L3 - ∞): MPL âm làm sản lượng đầu

ra giảm dần, APL giảm dần Mối quan hệ giữa MPL và APL: Nếu MPL > APL thì khităng sản lượng sẽ làm cho APL tăng lên Nếu MPL < APL thì khi tăng sản lượng sẽ làmcho APL giảm dần Khi MPL = APL thì APL đạt giá trị lớn nhất

1.1.4 Sản xuất trong dài hạn

Về hàm sản xuất trong dài hạn:

Nếu giả định doanh nghiệp khi sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động trong dàihạn khi tất cả các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi thì lượng đầu ra sẽ phụ thuộc vào cảvốn và lao động Hàm sản xuất sẽ có dạng : Q=f(K,L)

Trong sản xuất dài hạn, để tạo ra một lượng đầu ra nhất định, doanh nghiệp có thể cónhiều phương án sử dụng lao động và vốn khác nhau Hay nói cách khác, sản xuất dàihạn mang tính linh hoạt hơn nhiều so với sản xuất trong ngắn hạn

Trang 10

Đường đồng lượng:

Để mô tả khả năng sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp, các nhà kinh tế học đã sửdụng công cụ đường đồng lượng

Đường đồng lượng là tập hợp các điểm trên đồ thị thể hiện tất cả những sự kết hợp có thể

có của các yếu tố đầu vào có khả năng sản xuất một lượng đầu ra nhất định Đường đồnglượng được kí hiệu là Q Trên hình 1.4 tập hợp đầu vào A và B có số lượng đầu vào vốn

và lao động khác nhau nhưng đều tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra Q1 Theo đúng kháiniệm, hai tập hợp đầu vào A và B này sẽ cùng nằm trên một đường đồng lượng

Đồ thị 1.4 Đường đồng lượng

Về mặt khái niệm hình vẽ, đường đồng lượng gợi ý cho chúng ta liên tưởng đến đườngbàng quan, tất nhiên giữa chúng có những sự khác nhau cơ bản Đường đồng lượng cũng

có bốn tính chất giống như bốn tính chất của đường bàng quan, cụ thể:

● Các đường đồng lượng luôn có độ dốc âm

● Các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau

● Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện mức sản lượng đầu ra càng lớn vàngược lại

● Đi từ trên xuống dưới, đường đồng lượng có độ dốc giảm dần

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn (MRTSL/K) là lượng vốn có thểgiảm đi khi dùng thêm một đơn vị lao động nữa mà vẫn giữ nguyên mức sản lượng Haynói cách khác, MRTSL/K thể hiện 1 đơn vị lao động có thể thay thế cho bao nhiêu đơn vịvốn mà sản lượng đầu ra không thay đổi Độ dốc của mỗi đường đồng lượng cho thấy có

Trang 11

thể thay thế một đầu vào này bằng một lượng đầu vào kia mà không thay đổi mức sảnlượng

Về mặt giá trị, MRTS chính là trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng lượng

Đồ thị 1.5 Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên trên đường đồng lượng

Cho thấy khi di chuyển dọc theo đường đồng lượng và liên tục thay thế vốn bằng laođộng trong quá trình sản xuất, sản phẩm biên của vốn sẽ tăng và sản phẩm biên của laođộng giảm (theo quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần).Kết quả là MRTS giảm dần khi đường đồng lượng trở nên thoải hơn và nó làm cho đườngđồng lượng là đường có độ dốc âm, giảm dần và là đường cong lồi về phía gốc tọa độ Ngoài trường hợp thông thường, có một số trường hợp đặc biệt của đồng lượng:

Đồ thị 1.6.Hai đầu vào thay thế hoàn hảo

* Trường hợp hai đầu vào thay thế hoàn hảo cho nhau: trong trường hợp này, một đơn vịlao động sẽ luôn luôn thay thế được cho nhau lượng vốn nhất định Do đó độ dốc củađường đồng lượng không đổi, đường đồng lượng trở thành đường thẳng dốc

Trang 12

Đồ thị 1.7.Hai đầu vào bổ sung hoàn hảo

* Trường hợp hai đầu vào bổ sung hoàn hảo cho nhau: Quá trình sản xuất lại thể hiệnrằng một đơn vị đầu vào này luôn luôn phải kết hợp với một lượng nhất định đầu vàokhác mới ra sản phẩm, còn nếu tăng đầu vào này mà không thay đổi đầu kia ngược lại, sẽkhông thể làm gia tăng số lượng sản phẩm

Hiệu suất kinh tế theo vi mô:

Do trong dài hạn, tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi cho nên đặt ra vấn đề nếu ta giatăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng một tỉ lệ thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ thay đổinhư thế nào:

● Nếu tăng tất cả yếu tố đầu vào lên t lần (t>1) khiến cho số lượng sản phẩm đầu ratăng lớn hơn t lần f(tK,tL)>t.f(K.L) thì hàm phản ánh hiệu suất kinh tế tăng theoquy mô

● Ngược lại, tăng tất cả các yếu tố đầu vào t lần khiến cho số lượng sản phẩm đầu ratăng ít hơn t lần thì hàm sản xuất phảnh giảm theo quy mô

● Còn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên t lần, khiến cho số lượng sản phẩm đầu

ra tăng đúng t lần f(tK,tL)=t.f(K,L) thfi hàm sản xuất phản ánh hiệu suất kinh tếkhông đổi theo quy mô

Hiệu suất theo quy mô là do hiệu quả đạt được từ sự chuyên môn hóa lao động, tìm đượcnguồn đầu vào rẻ Hiệu suất giảm theo quy mô là do quy mô của doanh nghiệp lớn, bộmáy cồng kềnh, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng Thông thường, khi quy mô của doanhnghiệp còn nhỏ, việc mở rộng quy mô sản xuất có thể giúp các doanh nghiệp đạt đượchiệu suất theo quy mô, nhưng nếu tiếp tục mở rộng quy mô đến một lúc nào đó các doanhnghiệp sẽ phải đối mặt với vấn đề hiệu suất giảm theo quy mô

1.2 Lý thuyết chi phí sản xuất

1.2.1 Chi phí và cách tiếp cận chi phí

Trang 13

Chi phí sản xuất là toàn bộ các phí tổn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh màcác doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kỳ nhất định Ví dụ như, chiphí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí để trả lương cho người lao động, chi phí khấu haomáy móc…

Chi phí kế toán là toàn bộ các khoản chi được thực hiện bằng một số tiền cụ thể mà cácdoanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh, các chi phí kế toán sẽ được hạch toántrong các sổ sách kế toán Chi phí này còn được gọi là chi phí hiện Còn chi phí kinh tế làtoàn bộ các chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được đưa vào trong sản xuất Nó baogồm cả chi phí cơ hội hiện (chi phí hiện) và chi phí cơ hội ẩn (chi phí ẩn) - tức các chi phí

cơ hội của việc sử dụng nguồn lực nhưng không thực hiện bằng một khoản chi trực tiếpbằng tiền

1.2.2 Chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là các chi phí mà doanh nghiệp gánh chịu trong giai đoạn

mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất không thay đổi

Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (TC) là toàn bộ tiền mà doanh nghiệp chi ra trong mộtkhoảng thời gian nhất định, thường được hạch toán cho một ngày, tháng, quý hay năm

Nó bao gồm hai thành phần: Chi phí cố định (TFC) và chi phí biến đổi (TVC)

TC=TFC+TVC

Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi Được hình thành từcác yếu tố đầu vào cố định, ví dụ như các chi phí liên quan đến tiền thuê, tiền khấu haonhà xưởng, xà máy, Ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất, doanh nghiệp vẫn phảichịu chi phí cố định Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh bánh mì thuê cửa hàng là 10triệu đồng/tháng Khi đó, dù doanh nghiệp có sản xuất bao nhiêu bánh thì vẫn phải trả 10triệu đồng/tháng, và ngay cả khi không sản xuất (Q=0) doanh nghiệp vẫn phải chịu chiphí này

Chi phí biến đổi (TVC) là chi phí luôn thay đổi đồng biến theo mức đầu ra (Q) Tùy theotrường hợp, chi phí cố định thường là chi phí xây dựng và mua trang thiết bị, tuy nhiêncũng có các phí tổn cố định cho việc vận hành nhà máy, bảo hiểm, thậm chí là chi phí chomột lượng nhỏ nhân công, đó là những chi phí không thay đổi cho dù nhà máy thay đổimức sản xuất Chi phí biến đổi bao gồm các phí tổn về tiền lương, và các chi phí chonguyên nhiên vật liệu TVC tăng lên khi đầu ra tăng Do đó, chi phí biến đổi là một phần

Trang 14

phải xem xét khi đưa ra quyết định của nhà quản lý Để quyết định mức sản xuất, nhàquản lý doanh nghiệp cần biết chi phí biến đổi tăng lên như thế nào theo mức đầu ra.Khi biểu diễn trên đồ thị, do không thay đổi theo sản lượng nên đường chi phí cố định sẽluôn cách trục hoành một khoảng không đổi, đường TFC song song với trục hoành và cắttrục tung ở giá trị chi phí cố định C0.

Đường chi phí biến đổi sẽ bắt đầu từ gốc tọa độ và có độ dốc dương, thể hiện rằng khi sảnlượng tăng thì chi phí biến đổi cũng tăng Thông thường, trong ngắn hạn đường chi phíbiến đổi giống một đường cong bậc 3 hình chữ S ngược Nguyên nhân của điều này là do

sự tác động của quy luật cận biên giảm dần

Đường tổng chi phí trong ngắn hạn sẽ được hình thành bằng cách cộng theo chiều dọc haiđường TFC và TVC Vì vậy, đường TC sẽ bắt đầu từ điểm mà đường TFC cắt với trụctung và luôn cách đường TVC một khoảng không đổi, khoảng cách này chính là chi phí

cố định

Đồ thị 1.8 Các đường tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi

Ngoài tổng chi phí, ta cũng cần quan tâm đến chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hay chiphí bình quân

Chi phí cố định bình quân (AFC) là mức chi phí cố định tính bình quân cho một đơn vịsản phẩm, AFC=TFC/Q Do chi phí cố định không thay đổi nên khi doanh nghiệp giatăng sản xuất, chi phí cố định bình quân sẽ luôn giảm Do đó khi biểu diễn trên đồ thị,đường AFC sẽ là một đường có độ dốc dương Hình dáng của đường AFC giống mộtđường hypebol tiệm cận với hai trục

Trang 15

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình quân cho một đơn vịsản phẩm, AVC=TVC/Q Do tác động của quy luật cận biên giảm dần nên ban đầu chi phíbiến đổi bình quân giảm dần sau đó lại tăng lên Do đó, đường AVC có dạng hình chữ Uhay hình lòng chảo, ban đầu đi xuống và sau đó đi lên.

Tổng chi phí bình quân (ATC) là mức chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm,ATC=TC/Q

Hoặc: ATC=TC/Q=(TFC+TVC)/Q=AFC+AVC

Giá trị của ATC ban đầu giảm sau đó lại tăng, do ở giai đoạn đầu AFC và AVC đều có xuhướng giảm nên ATC cũng giảm Ở giai đoạn tiếp theo AVC bắt đầu tăng lên, nhưng sựgiảm xuống của AFC có xu hướng mạnh hơn nên ATC vẫn giảm Chỉ đến khi sự tăng lêncủa AVC chiếm ưu thế thì giá trị của ATC mới bắt đầu tăng lên

Nếu biểu diễn trên đồ thị, đường ATC cũng có dạng chữ U, dạng lòng chảo Cụ thể,đường ATC được xác định bằng cách cộng theo chiều dọc hai đường AFC và AVC

Do AFC giảm dần khi mức sản lượng gia tăng nên khoảng cách giữa ATC và AVC ngàycàng thu hẹp về phía bên phải

Chi phí cận biên trong ngắn hạn (MC hay SMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí khidoanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Giá trị của chi phí cận biên trả lời chocâu hỏi khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp tốn thêmmột chi phí bao nhiêu

MC=∆TC/∆Q=TC(Q)

Trong đó:

∆TC là sự thay đổi trong tổng chi phí

∆Q là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra

Chi phí cận biên cũng có thể tính theo chi phí biến đổi như sau:

Trang 16

Khi chi phí bình quân giảm, chi phí cận biên luôn thấp hơn chi phí bình quân Nguyênnhân là vì nếu chi phí để tạo ra thêm một đơn vị sản phẩm kéo AC xuống, thì tự nó phảithấp hơn AC Khi AC tăng, MC phải lớn hơn AC vì nếu chi phí để tạo ra thêm một đơn

vị sản phẩm kéo AC lên, thì tự nó phải cao hơn AC Vì vậy, đường AC cắt đường MC tạiđiểm cực tiểu của đường AC

Đồ thị 1.9 Các đường chi phí bình quân ATC, AFC, AVC và chi phí cận biên

1.2.3 Chi phí sản xuất trong dài hạn

Chi phí sản xuất trong dài hạn là chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trongthời kỳ đủ dài để tất cả các yếu tố sản xuất đầu vào đều có thể biến đổi theo sản lượng sảnxuất

● Tổng chi phí sản xuất trong dài hạn

Tổng chi phí dài hạn (LTC) bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra

để tiến hành sản xuất trong kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ trong điều kiện các yếu

tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể thay đổi

Trong dài hạn các doanh nghiệp có thể có nhiều phương án kết hợp đầu vào khác nhau đểsản xuất ra một mức sản lượng đầu ra, cho nên để đảm bảo hiệu quả, các doanh nghiệp sẽluôn chọn phương án kết hợp đầu vào có chi phí thấp nhất Do vậy, có thể nói chi phítrong dài hạn là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất tương ứng vớitừng mức sản lượng đầu ra

Trang 17

Đồ thị 1.10 đường tổng chi phí trong dài hạn

Trong dài hạn, không còn yếu tố đầu vào cố định mà tất cả các yếu tố đầu vào đều là yếu

tố biến đổi Vì vậy, đường tổng chi phí trong dài hạn LTC sẽ xuất phát từ gốc toạ độ và có

độ dốc dương để thể hiện rằng khi sản lượng tăng lên thì tổng chi phí cũng tăng

Về hình dạng, đường LTC cũng có dạng một đường cong bậc 3 hình chữ A ngược nhưngthoải hơn so với đường tổng chi phí trong ngắn hạn Đường LTC có hình dáng như vậy là

do sự thay đổi của tính kinh tế theo quy mô

● Chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn

Chi phí bình quân trong dài hạn (LAC) là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sảnphẩm trong dài hạn

LAC=LTC/Q

Chi phí cận biên trong dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi doanhnghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

LMC=∆LTC/∆Q=LTC'(Q)

Trong dài hạn, hình dáng của các đường chi phí do sự tác động của tính kinh tế theo quy

mô Thông thường, đường chi phí bình quân dài hạn LAC có dạng hình chữ U, ban đầu đixuống và sau đó sẽ đi lên Khi đó, nó quyết định hình dáng của đường tổng chi phí dàihạn LTC có dạng hình chữ S ngược và đường chi phí cận biên cũng có dạng chữ U

Trong trường hợp thông thường, giữa LAC và LMC cũng có mối quan hệ như mối quan

hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân trong ngắn hạn Tức là khi LCM<LAC thìkhi gia tăng sản lượng sẽ làm cho giá trị của LAC giảm xuống, ngược lại, nếu

Trang 18

LMC>LAC thì khi gia tăng sản lượng sẽ làm cho giá trị của LAC tăng lên, còn khiLMC=LAC thì LAC đạt giá trị nhỏ nhất.

Đồ thị 1.11 Mối quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên trong dài hạn

w: giá thuê lao động

Mỗi điểm trên đường đồng phí phản ánh một đầu vào có mức chi phí cố định Đườngđồng phí có thể được viết tắt là: K=C/r - (w/r).L, do vậy, độ dốc của đường đồng phí bằng-w/r Giá trị độ dốc này phản ánh một đơn vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêuđơn vị vốn để tổng chi phí là không đổi

Trang 19

Đồ thị 1.12 Đường đồng phí

Khi giá của các yếu tố đầu vào và mức chi phí thay đổi sẽ làm cho đường đồng phí thayđổi Khi tổng chi phí tăng mà giá các yếu tố đầu vào không đổi thì sẽ dẫn tới sự dịchchuyển song song lên phía trên của đường đồng phí Ngược lại, nếu tổng chi phí giảm màcác yếu tố đầu vào không đổi sẽ dẫn đến sự dịch chuyển song song về phía dưới củađường đồng phí Nếu tồn tại vô số các đường đồng phí thì mỗi đường đồng phí thể hiệnmột mức tổng chi phí nhất định

1.3 Lựa chọn đầu vào tối ưu

1.3.1 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượngnhất định

Giả sử một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động lần lượt là r và w.Hãng muốn sản xuất ra một lượng sản phẩm Q0, vậy hãng sẽ lựa chọn đầu vào như thếnào để sản xuất với một mức chi phí là thấp nhất?

Dựa vào đường đồng lượng và đường đồng phí chúng ta sẽ giải quyết được bài toán nàytheo hai nguyên tắc:

- Tập hợp các đầu vào tối ưu nằm trên đường đồng lượng Q0 và phải nằm trênđường đồng phí

- Đường đồng phí phải là đường gần gốc toạ độ nhất

Như vậy, tập hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí chính là điểm tiếp xúc giữađường đồng phí và đường đồng lượng Do là điểm tiếp xúc nên lúc này độ dốc của đườngđồng phí bằng với độ dốc của đường đồng lượng Từ đó suy ra:

Trang 20

Đây chính là điều kiện cần để tối thiểu hóa chi phí Ý nghĩa của điều kiện này là, để tốithiểu hóa chi phí, các doanh nghiệp phải lựa chọn tập hợp đầu vào sao cho số sản phẩmtạo ra trên mỗi đơn vị chi tiêu cho các đầu vào khác nhau phải như nhau

Kết hợp với điều kiện đủ là tập hợp đầu vào đó phải sản xuất ra được mức sản lượng Q0,tức là f(K,L)=Q0, ta có điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí là:

+ MPL/w=MPK/r

+ Q0=f(K,L)

Đồ thị 1.13 Lựa chọn đầu vào tối thiểu hóa chi phí

1.3.2 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khí có một mức chi phí nhất địnhGiả sử một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động lần lượt là r và w.Hãng muốn sản xuất với mức chi phí là C0, vậy hãng làm thế nào để sản xuất ra đượcmức sản lượng lớn nhất?

Nguyên tắc của sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một mức chi tiêunhất định là:

- Tập hợp các đầu vào tối ưu nằm trên đường đồng phí C0 và phải nằm trên đườngđồng lượng

- Đường đồng lượng phải là đường nằm xa gốc toạ độ nhất (để có mức sản lượng tốiđa)

Theo nguyên tắc này, tập hợp đầu vào đó là tập hợp được xác định tại điểm tiếp xúc giữađường đồng phí C0 và đường đồng lượng Từ đó rút ra được điều kiện cần và đủ để tối đahóa sản lượng là:

+ MPL/w=MPK/r

+ C=w.L+r.K

Trang 21

Đồ thị 1.14 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI KIM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2021 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Đại Kim

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Đại Kim là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân,được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng, hoạt động theo luật và điều lệcông ty

Công ty Cổ phần Đại Kim có tên giao dịch là: DAI KIM JOINT STOCK COMPANY.Trụ sở chính tại địa chỉ số 2 đường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội,Việt Nam Cơ sở sản xuất của DN nằm trên Km 17, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên

Mã số thuế của công ty Cổ phần Đại Kim là: 0100100382 Các kênh liên lạc chính thứccủa DN bao gồm: Điện thoại:0321.378.6021 / 378.5894, Fax: 0321.378.6022, Website:

Nhuadaikim.com

và địa chỉ Email:daikimjoinstock@nhuadaikim.vn

Công ty Cổ phần Đại Kim khởi đầu là xí nghiệp nhựa Đại Kim được hình thành và đi vàohoạt động trong thời kỳ đất nước đổi mới Xí nghiệp được tự chủ hơn trong sản xuất kinhdoanh nhưng bên cạnh đó cùng đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách Đứng trước những

Trang 22

khó khăn, thử thách đó, toàn thể Ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên của xínghiệp đã đoàn kết, nỗ lực khắc phục, dần ổn định sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo đờisống cho người lao động vừa làm nghĩa vụ với Nhà nước.

Ngày 10/11/1993, Xí nghiệp nhựa Đại Kim đổi tên thành Công ty nhựa Đại Kim theoquyết định số 3008/ QĐ UB ngày 13/08/1993 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.Ngày 01/01/2000 thực hiện QĐ 5829/ QĐ UB ngày 29/12/1999 của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước từ Công ty nhựa Đại Kimthành Công ty cổ phần Đại Kim Từ khi chuyển sang hình thức Công ty cổ phần cho đếnnay, Công ty cũng đã đạt được những kết quả nhất định trên nhiều mặt Quá trình cổ phầnhóa đã huy động được nguồn vốn của cán bộ, công nhân viên trong công ty, tạo chonhững người lao động trong doanh nghiệp ý thức tự tin và sự tự giác trong công việc,nâng cao vai trò chủ đạo, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển, đạthiệu quả kinh tế ngày càng cao

Vốn điều lệ: 26 tỷ đồng (Hai mươi sáu tỷ đồng)

Số lao động: 155 người

Mức lương trung bình: 4.500.000 đồng/ người

2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần ĐạiKim của công ty bao gồm: Sản xuất kinh doanh tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Sảnxuất mút xốp PUR và các loại mút xốp phục vụ cho công nghiệp Sản xuất các mặt hàngnhựa gia dụng và các chi tiết nhựa công nghiệp Sản xuất đồ chơi trẻ em Sản xuất hàngtrang trí nội thất Xuất khẩu trực tiếp làm đại lý cho các công ty trong nước, ngoài nước ởmọi lĩnh vực trên Được phép mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quyđịnh của nhà nước Công ty Cổ phần Đại Kim sản xuất kinh doanh chủ yếu Nhựa và Mútxốp

Một số sản phẩm cụ thể như sau: Thứ nhất là “mút xếp” dành cho đệm giường,đệm ghế salon, đệm ghế sofa , các loại xốp phục vụ cho công nghiệp Thứ hai là “mútđúc” trong khuôn dành cho đệm ghế ô tô, xe máy, ghế hội trường Và cuối cùng là cácsản phẩm chi tiết nhựa kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp ( Các chi tiết linh kiện máy incho Công ty TNHH Canon Việt Nam) và hàng gia dụng

Trang 23

2.1.3 Phương châm của công ty cổ phần Đại Kim

Với phương châm chất lượng là hàng đầu, công ty luôn nỗ lực hết mình để cungcấp các sản phẩm chất lượng cao nhằm mang đến sự hài lòng tối đa cho kháchhàng

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Đại kim

Hội đồng quản trị: là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyềnnhân danh công ty Hội đồng cổ đông có nhiệm vụ xây dựng chiến lược hoạt động,hoạch định bước phát triển của công ty

Giám đốc công ty: là nhà quản trị cấp cao, có trình độ và kinh nghiệm quản lý,thâm niên trong vai trò lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động,chịu trách nhiệm trước pháp luật cho mọi hoạt động SXKD, chịu sự giám sát củahội đồng quản trị về nghĩa vụ được giao

Ngày đăng: 02/03/2024, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w