1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

haruki murakami nhà văn đứng về phe trứng

46 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Haruki Murakami Nhà Văn Đứng Về 'Phe Trứng'
Tác giả Haruki Murakami
Trường học Đại học Waseda
Chuyên ngành Nghệ thuật sân khấu
Thể loại tiểu thuyết
Năm xuất bản 1949
Thành phố Tokyo
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 13,56 MB

Nội dung

Slide được xem là công cụ hỗ trợ người nghe dễ dàng theo dõi và hình dung rõ hơn những nội dung của buổi thuyết trình. Nó giúp buổi diễn thuyết trở nên sinh động, thực tế và thu hút hơn.Slide được xem là công cụ hỗ trợ người nghe dễ dàng theo dõi và hình dung rõ hơn những nội dung của buổi thuyết trình. Nó giúp buổi diễn thuyết trở nên sinh động, thực tế và thu hút hơn.Slide được xem là công cụ hỗ trợ người nghe dễ dàng theo dõi và hình dung rõ hơn những nội dung của buổi thuyết trình. Nó giúp buổi diễn thuyết trở nên sinh động, thực tế và thu hút hơn.Slide được xem là công cụ hỗ trợ người nghe dễ dàng theo dõi và hình dung rõ hơn những nội dung của buổi thuyết trình. Nó giúp buổi diễn thuyết trở nên sinh động, thực tế và thu hút hơn.Slide được xem là công cụ hỗ trợ người nghe dễ dàng theo dõi và hình dung rõ hơn những nội dung của buổi thuyết trình. Nó giúp buổi diễn thuyết trở nên sinh động, thực tế và thu hút hơn.

Trang 1

HARUKI MURAKAMI - NHÀ VĂN ĐỨNG VỀ

" PHE TRỨNG"

Nhóm 9

Trang 2

4.2.1 H Murakami - " người bảo vệ văn học

Nhật từ bên ngoài biên giới“.

4.2.4 Không gian- thời gian nghệ

thuật.

4.2.5 Các motif folklore.

Những tâm hồn cô đơn, vượt thoát trở về bản thể thuần khiết.

Trang 3

H Murakami – “người bảo

vệ văn học Nhật từ bên ngoài biên giới”.

4.2.

1

Trang 4

Murakami Haruki sinh năm 1949 là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản nổi tiếng nhất hiện nay cả ở Nhật và trên thế giới Ông sinh tại Kyoto nhưng lớn lên tại hai thành phố Nishinomiya và Ashiya thuộc tỉnh Hyogo trong một gia đình trí thức có bố và

mẹ đều là giáo viên giảng dạy môn Văn học Nhật Bản.

Trang 5

Murakami học ngành nghệ thuật sân khấu, Đại học Waseda, Tokyo nơi ông đã gặp Yoko, người sau này là vợ ông Khi còn là sinh viên,

Murakami đã bắt đầu công việc của một nhân viên trong một cửa hàng bán băng đĩa, nơi sau này trở thành bối cảnh nơi làm việc của

Watanabe Toru, một trong những nhân vật

chính của ông trong tiểu thuyết Rừng Na Uy Khi sắp hoàn thành việc học, Murakami làm

quản lí cho một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có tên “Peter Cat” tại Kokubunji, Tokyo, do chính ông mở Không gian tràn đầy âm nhạc đã ảnh hưởng sâu đậm đến tiểu thuyết của nhà văn.

Trang 6

Lắng nghe gió hát là tác phẩm đầu tay được Murakami viết năm 1979 khi ông 29 tuổi Cuốn tiểu thuyết đã giành được giải Nhất trong một cuộc thi văn học duy nhất chấp nhận tác phẩm ngăn dự thi Thành công ban đầu đó khuyến khích ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầm bút

Năm 1987, Murakami xuất bản cuốn Rừng Na Uy Với số

lượng bán ra hàng triệu bản, Rừng Na Uy đã khiến Murakami vụt sáng trở thành “siêu sao” tại Nhật Bản Ông đã đi du lịch châu Âu và sau đó đến sống tại Hoa Kỳ từ năm 1986 Trong thời gian này, ông làm giảng viên giảng dạy văn học tại Đại học Princeton ở Princeton, New Jersey và Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts Trong thời gian này, ông viết Nhảy, Nhảy, Nhảy và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời.

Trang 7

Yomiuri Oe Kenzaburo – nhà văn được trao Nobel Văn chương năm 1994, một trong những người phê bình Murakami gay gắt nhất – đã trao giải cho ông Năm 2006, cuốn Kafka bên bờ biển được Cộng hoà Séc trao giải Franz Kafka Murakami trở thành nhà văn thứ sáu được nhận giải thưởng này Đây là một vinh dự của Murakami bởi ông thần tượng và chịu ảnh hưởng của nhà văn F.Kafka Người đọc yêu mến Murakami từng đánh giá ông là ứng viên sáng giá của Nobel Văn chương.

Trang 8

Năm 2007, Murakami trở thành tiến sĩ danh dự của Đại học Liège Hai năm sau, ông tiếp tục giành

được giải Jerusalem.Từ năm 1999 đến nay,

Murakami cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Người tình Sputnik được xuất bản lần đầu tiên năm 1999; Kafka bên bờ biển (2002), Tokyo

Kitanshu (Tokyo Kì đàm tập) (2005); Blind Willow, Sleeping Woman (Cây liễu mù, người đàn bà ngủ) – tập truyện ngắn bằng tiếng Anh với 24 truyện ngắn (2006); Xứ sở diệu kì và chốn tận cùng thế giới

(2010), 1Q84 (2012), Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương (2014); Những

người đàn ông không có đàn bà (2018), Giết chỉ huy đội kị sĩ (2020)

Trang 9

Trong khoảng thời gian hơn 40 năm từ khi nhận được giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979, Murakami đã lao động nghệ thuật không mệt mỏi trên cánh đồng văn chương, cho ra đời hàng loạt tác phẩm thuộc hàng

“best-seller” khiến ông trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những danh xưng “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ” Không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới Những thành công đó khiến ông luôn hiện diện ở “tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản”

Độc giả đại chúng cũng như giới nghiên cứu thường nhấn mạnh sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là âm nhạc và văn học) tới sáng tác của Murakami Họ cho rằng “sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác”, chẳng hạn phong cách khoáng đạt, uyển chuyển của ông khác với lối diễn đạt gò bó, cứng nhắc chú trọng ; đến vẻ đẹp ngôn từ của văn học Nhật

Trang 10

Và mặc dù chính Murakami trong một lần trả lời phỏng vấn có nói rằng: “Tôi chẳng nợ nần gì dù là một giọt mực của truyền thống Nhật”, nhưng nhiều nhà nghiên cứu vẫn nhìn thấy từ sáng tác của Murakami những giá trị của văn học truyền thống Nhật Bản bên cạnh những yếu tố tiếp thu từ văn học phương Tây

Từ đó, họ đánh giá cao vai trò của Murakami trong việc bảo vệ văn học Nhật từ bên ngoài biên giới cũng như đưa văn học Nhật đến với thế giới, vừa hoà vào dòng chảy chung của văn học thế giới vừa tạo ra một bản sắc Nhật Bản đương đại khác với những gì thế giới vẫn hình dung về Nhật Bản với những võ sĩ samurai, những cô geisha, trà đạo, hoa đạo, hương đạo, kiếm đạo, cung đạo, thơ

haiku, kịch Noh hay là vẻ đẹp truyền thống duy mĩ trong các tác phẩm của Kawabata, Mishima, Tanizaki, Akutagawa

Trang 11

Nhà phê bình nổi tiếng John Updike cho rằng: “Dù tác phẩm của ông nhan nhản mùi “bơ sữa” phương Tây, đặc biệt là âm nhạc bình dân; dù ông miêu tả chi tiết sự sáo rỗng, tầm

thường của giới trẻ phương Tây, lối kể chuyện của ông vẫn rất đáng mơ ước và gần với tính chất siêu thực mềm dẻo, linh hoạt của văn học Nhật Ông là một trong những người bảo vệ văn học Nhật từ bên ngoài biên giới”

Trang 12

4.2.2 Kiểu cốt truyện phiêu lưu và hành trình chống lại cái ác.

Trang 13

Cặp phạm trù đối lập Thiện - Ác và cuộc đấu tranh giữa hai thế lực đối kháng đó xuất hiện

từ thời thượng cổ

Là một nhà văn có lương tri, H Murakami đã cảm nhận được những đau đớn do cái ác gây ra mà con người phải chịu - những con người bị thương tổn tựa như quả trứng bị ném vào tường, vỡ nát, tan tành Vì vậy, H Murakami đã tiếp nối tinh thần nhân văn, nhân đạo cao quý của văn chương, dùng ngòi bút của mình để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác

Trang 14

Ông dùng hình ảnh tường để ấn dụ, bênh vực và bảo vệ cái đẹp, cái thiện – ông ẩn dụ bằng hình ảnh trứng, từ đó góp phần giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn Tuy nhiên, trong sáng tác của H Murakami, cái ác hiện lên đa diện, đa chiều hơn nhiều so với thời thần thoại Nó phản ánh những mặt tối của thế giới trong thế kỉ XX, XXI, những "vết thương" của thời đại

Không những thế, H Murakami còn di chuyển cuộc chiến

ấy vào trong mỗi con người Trong nội tâm mỗi người, từng ngày, từng giờ đều diễn ra cuộc chiến giữa một linh hồn thiện mỏng manh, bao bọc bởi lớp vỏ dễ vỡ, với bức tường cao kiên cố được H Murakami gọi tên "Guồng máy"

Trang 15

Trong diễn từ khi nhận giải thưởng văn học cao nhất của Isarael cho tác gia quốc tế “có khả năng xuất chúng trong việc biểu hiện tự do của con người và Xã hội" – Jerusalem Prize, Haruki Murakami đã nêu rõ quan điểm văn chương trước những tranh cãi về tính nhân văn trong tác phẩm của ông Ông khẳng định: "Giữa bức tường cao kiên cố và một quả trứng đập vào đây, tôi luôn chọn đứng về phía quả trứng", đồng thời nhấn mạnh giá trị của văn chương nằm ở chính sự đấu tranh cho cái thiện: “Nếu có tiêu

thuyết gia nào mà đứng phía bức tường để viết tiểu

thuyết, thì cho dù với lí do gì đi nữa, tác phẩm của họ liệu

có được chút giá trị gì chăng?”

=> Quan điểm đó của H Murakami đã được thể

hiện thấm nhuần, xuyên suốt các sáng tác của ông.

Trang 16

Cốt truyện các tự sự của ông vì thế gắn bó chặt chẽ với hành trình chống lại cái ác, từ bên ngoài và từ bên trong, mang dáng dấp của kiểu tiểu thuyết phiêu lưu, nhiều trường hợp có tính chất trinh thám Nhưng nếu nhân vật trong tiểu thuyết phiêu lưu thực hiện những chuyến đi để tìm kiếm, khám phá li kì, mạo hiểm, lập những chiến công dâng tặng tình nương (kiểu tiểu thuyết hiệp sĩ như Cái chết của Arter -

T Melori, Amadis Hanski R Montanvo) hoặc để tìm kiếm sự giàu có và thành đạt (Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kì

lạ của Robinxon Cruxo – D Defoe) thì nhân vật của

Murakami thực hiện một hành trình nhận diện và tiêu diệt cái ác Đó có thể là thế lực đen tối bên ngoài, nhưng cũng

có thể là bóng đêm trong chính tâm hồn con người Truy tầm để tiêu diệt xua tan bóng tối tâm hồn, nhân vật đồng thời thực hiện hành trình tìm về với bản ngã thánh thiện nhân chi sơ (như/của Trứng)

Trang 17

Cốt truyện của H Murakami nhiều yều tố li kì nhưng trọng tâm không đặt vào các sự kiện, biến cố mà chủ yếu vào thế giới nội tâm, tâm lí, tính cách nhân vật và mối quan hệ giữa con người với môi trường, hoàn cảnh Việc miêu tả tội ác và quá trình điều tra tội phạm chiếm một

vị trí quan trọng để nhà văn lí giải cái ác ấy là gì, nguyên nhân của tội ác, chứ không chỉ tập trung hứng thú tìm ra ai là kẻ thủ ác Mặt khác, nhà văn cũng tập trung phản ánh hành trình dấn thân, vượt thoát trở về với bản thể thiện lương của con người

Trang 18

=> Vì thế, sức hập dẫn của tự sự Murakami không chỉ ở tính chất phiêu lưu, mạo hiểm

mà còn ở "chiêu sâu sự khám phá con người“

=> Tiểu kết: Kiểu cốt truyện phiêu lưu trinh thám kết hợp với những yếu tố kì ảo cùng với khả năng miệu tả tâm lí nhân vật, những suy tư về chiêu sâu bản thể vừa tạo nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết H Murakami, vừa tạo nên những tư tưởng sâu sắc, cao đẹp cho sáng tác của ông

Trang 19

Những tâm hồn cô đơn, vượt thoát trở về bản thể thuần khiết.

4.2.3

Trang 20

4.2.3.1 Những tâm hồn cô đơn lạc đến bến bờ phi lí:

Nhân vật của H Murakami có rất ít những mối quan hệ tình cảm Họ là những nạn nhân của cái ác, hầu như cô độc vật lộn giữa dòng đời Trong tiểu thuyết Rừng Na Uy, một nhân vật đã khẳng định: “Bản ngã và tha nhân là cách biệt”

Ngoài xã hội, các nhân vật dường như không có mối quan hệ nào đáng kể Từ khi còn nhỏ, các nhân vật đã có những điểm rất đặc biệt khiến họ

bị cô lập trong lớp học, bị bạn bè xa lánh, chế giễu

Trang 21

Cậu bé Hajime và cô bé Shimamoto trong “Phía nam biên giới, phía tây mặt trời” đều là những đứa trẻ con một Chúng lớn lên với mặc cảm thấp kém, mặc cảm bị tước mất một thứ mà người khác có và coi đó là bình thường Mặc cảm đó giống như là một ngón tay chỉ vào mà nói: “Mi là một thằng người không hoàn chỉnh”.

Bởi những đứa trẻ con một bị mặc định trong tâm thức mọi người là những đứa “được nuông chiều quá mức, yếu đuối, và thất thường đến khủng

khiếp” Hơn thế, cô bé Shimamoto còn bị tật ở chân – hậu quả của chứng bại liệt mắc phải khi còn bé nên khi đi, cô hơi kéo lê chân trái

Vì vậy, ở trường, hai đứa trẻ cùng cảnh ngộ con một chỉ làm bạn với nhau, không có người bạn thật sự nào khác Do công việc của cha nên

Shimamoto thường xuyên phải chuyển trường Cô đến học cùng Hajime cuối năm lớp Năm Nhưng hết cấp một, cả hai vào học ở hai ngôi trường cấp hai khác nhau, gia đình chuyển nhà đến những thành phố khác nhau, mối quan hệ của họ cũng dần bị cắt đứt

Trang 22

Trong truyền thống Á Đông, gia đình là nơi gắn kết chặt chẽ các thành viên có cùng huyết thống bằng tình yêu thương Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật của H Murakami đều không thể tìm thấy tình yêu trong gia đình Con người hầu như bị giam cầm, bị bạo hành, chịu tổn thương trong chính ngôi nhà của mình Kết cục, họ chạy trốn khỏi nơi tưởng là mái

ấm che chở cuối cùng Mối quan hệ vợ – chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em đều hết sức nặng nề

Trong tiểu thuyết của H Murakami, chiến tranh hầu như chỉ hiện lên trong kí ức các nhân vật lớn tuổi, hoặc qua lời kể của họ nhưng vẫn vô cùng ám ảnh bởi những di chứng của nó trong hiện tại

Trang 23

Sâu sắc hơn, Murakami đã phân tích, lí giải nguyên nhân của những đổ vỡ tình cảm, những nỗi cô đơn, ghẻ lạnh, thậm chí là tội ác mà con người trong thế giới hiện đại phải gánh chịu Có thể nói, H

Murakami đã đứng từ lập trường, nhãn quan của Phật giáo để nhìn nhận, đánh giá vấn đề này Chính

sự ích kỉ của mỗi con người đã làm nảy sinh tham, sân, si, từ đó gây ra đau khổ, tội lỗi Đó là những tham vọng về danh tiếng, tiền bạc, ham muốn thỏa mãn nhu cầu, dục vọng cá nhân Nhiều bậc cha

mẹ trong tiểu thuyết của H.Murakami coi con cái như những phương tiện để đạt được kì vọng ích kỉ của bản thân mình

Trang 24

Tội ác cũng có thể đến từ những áp lực của xã hội Một xã hội chạy theo đồng tiền, quyền lực sẽ trở thành một guồng máy vô cảm, cuốn con người vào vòng quay của nó Bất cứ ai không chấp nhận vòng xoáy của nó thì sẽ bị nghiền nát

Nhà văn cũng nhận thấy và chỉ ra sự bất lực của luật pháp trong việc bảo vệ những người yếu thế trong xã hội Không những thế, ông còn vạch trần những lỗ hổng trong luật pháp, sự dung túng, tiếp tay cho cái ác của luật pháp, và vì thế, tạo cơ hội cho cái ác tác quái

Trang 25

4.2.3.2 Dấn thân, vượt thoát trở về với bản thể thuần khiết

Không kể một số ít nhân vật bị tha hoá, đa số nhân vật trong tiểu thuyết của H Murakami phản kháng chống lại cái ác bằng nhiều phương cách tuy thuộc vào năng lực của họ Những đứa trẻ yếu đuối phản ứng bằng những cách thức tiêu cực, theo kiểu tự huỷ, tự hành hạ bản than.

Tuy nhiên, đa phần các nhân vật chính của H Murakami đấu tranh tích cực Họ thực hiện hành trình “dấn thân”, “vượt thoát” để tìm về bản ngã thánh thiện Kafka trong “Kafka bên bờ biển” chạy trốn khỏi người cha lạnh lùng tàn nhẫn với lời nguyền loạn luân khủng khiếp ngay trước sinh nhật 15 tuổi Cậu trốn khỏi nhà vì cảm thấy nếu ở lại đó, cậu sẽ hỏng không cách chỉ cứu chữa nói, cậu sẽ có nguy

cơ biến chất thành một thứ mà cậu không muốn.Khi ra đi, lòng Kafka đầy thù hận, oán thán lời nguyền độc ác của cha mình, oán thán sự lạnh lùng tàn nhẫn sẵn sàng bỏ rơi con của mẹ mình.

Cuối tác phẩm, Kafka gặp mẹ, mang cho cậu, cầu xin cậu tha thứ và khuyên cậu trở về, Kafka đã vâng theo lời mẹ, trở về, trở thành một phấn mạnh mẽ và vị tha hơn bao giờ hết của “một thế giới mới toanh” Hành trình của Kafka là một cuộc dấn thân chống lại định mệnh, chống lại “tính bản ác”, để tìm lại và phát triển, làm nảy nở “tính bản thiện” đẹp đẽ ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người.

Trang 26

Nhân vật trong tiểu thuyết của H Murakami luôn ý thức được thực tại cũng như tồn tại bi đát của mình Họ ý thức được họ như những tâm hồn cô đơn, lạc đến bến bờ phi lí, hoặc sống cuộc sống vô vị, nhạt nhoà hoặc bị áp đặt bởi những khuôn mẫu, đánh mất bản ngã.

Tuy nhiên, nhân vật của Murakami không rơi vào bi kịch mà trong, vươn lên đi tìm bản thể, khẳng định nhẫn vị trong

chính sự vị tha, yêu chủ động tìm cách dấn thân, vượt thoát, chống lại cái xấu bên ngoài và bên thương đồng loại

Trang 27

Không gian – thời gian nghệ thuật

4.2.4

Trang 28

4.2.4.1 Không gian dịch chuyển trong trục tọa độ Oxyz:

-Không gian trong tiểu thuyết Murakami mang tính chất dịch chuyển, không phải không gian tĩnh lại Đó là không gian 3D (vừa trải dài theo phương nằm ngang trên diện rộng vừa di động theo phương thẳng đứng), kiểu không gian dịch chuyển trong trục tọa độ Oxyz

• Trong Kafka bên bờ biển, Kafaka thực hiện hành trình di chuyển trên mặt đất nằm ngang theo trục Ox hoặc Oz

• Cậu sống ở thủ đô Tokyo, bỏ nhà đến đảo Shikoku cách Tokyo 700 km về phía nam, tiếp tục đi sâu vào khu ruừng gặp linh hồn mẹ ở đó và nhận diện bản ngã

• Kafka xuôi về phương Nam 700 km, tìm về xứ sở bình lặng, nơi lưu giữ những thuần khiết trong truyền thống văn hóa và trong tâm hồn

Trang 29

• Trong IQ84, Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới,… nhân vật thực hiện hành trình xuống thế giới thấp hơn bằng cách xuống thang, xuỗng giếng hay xuống hầm theo trục Oy.

• Theo quan niệm trung cổ thế giới chia làm ba cõi, theo phương thẳng đứng: trên cùng cao nhất là thiên giới nơi trú ngụ của thần linh; ở giữa là trần giới nơi ở của con người phàm tục; dưới cùng thấp nhất là nơi trú ngụ của quỷ

• Như vậy, thế giới cao-thượng-nơi trú ngụ của thần linh-là biểu tượng cho cái tốt, cái thiện, cái cao cả Thế giới thấp-hạ-nơi cư ngụ của yêu quỷ- là biểu hiện của cái xấu, cái

ác, cái thấp hèn

=> Các nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami thực hiện hành trình xuống thế giới thấp hơn-thế giới ngầm- để đi tìm, đối diện với cái xấu, cái ác và tiêu diệt chúng

Ngày đăng: 01/03/2024, 23:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w