UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THANH TRÂM MSSV: 2112011262 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON KHOÁ: 2012 – 2016 Cán bộ hướng dẫn: ThS. VÕ THỊ THANH LƢƠNG MSCB: 1076 Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập tại trường Đại Học Quảng Nam được sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của quý thấy cô khoa Tiểu học- Mầm non đã truyền đạt cho em nhiều kiến thúc bổ ích. Vói những kiến thức đã được học cùng với trải nghiệm thực tế qua đợt thực tập trường tổ chức. Đã tạo tiền đề và giúp em hoàn thành thật tốt bài khó luận của mình. Qua đây em xin chân thành đến: Cô Võ Thị Thanh Lương giảng viên Khoa Tiều Học- Mầm Non là giáo viên hướng dẫn cho toi trong quá trình từ khi bắt tay vào việc nghiên cứu đề tài. Cô luôn giúp đỡ , hướng dẫn nhiệt tình, sửa sai và góp ý cho tôi những điều nhỏ nhất.Nếu không có cô thì việc tôi đã không hoàn thành được bài khóa luận này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu săc và bày tỏ lòng biết ơn đối với cô. Chúc cô luôn mạnh khỏe , nhiều thành công trên con đường giảng dạy của mình để đóng góp trí tuệ của minh cho nhà trường và xã hội và đặc biệt là người lái đò vững chắc cho chúng tôi. Lời cảm ơn tôi xin gửi đến các thầy cô trong khoa Tiểu Học- Mầm non đã giúp đỡ , nhiệt tình sủa chữa thường xuyên khóa luận của tôi để khóa luận của tôi ngày càng được hoàn thiện. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường Mẫu giáo Hải Âu đã tạo điều kiện giúp đõ để tôi tiến hành điều tra và thực nghiệm để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Mặc dù có nhiều đóng góp và nỗ lực nhưng điều kiện và thời gian, năng lực có hạn nên việc thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Mong ý kiến nhận xét của các quý thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Trâm MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.6. Đóng góp đề tài: ............................................................................................. 4 1.7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 4 Phần 2: NỘI DUNG ............................................................................................. 5 CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN ......... 5 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài: ............................................................ 5 1.1.1. Biện pháp .................................................................................................... 5 1.1.2. Ngôn ngữ ..................................................................................................... 5 1.1.3. Mạch lạc ...................................................................................................... 5 1.1.4. Kể chuyện .................................................................................................... 6 1.2. Vai trò và chức năng của ngôn ngữ trong sự phát triển cho trẻ 5- 6 tuổi ......................................................................................................................... 6 1.2.1. Vai trò .......................................................................................................... 6 1.2.1.1. Ngôn ngữ là phƣơng tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh ......................................................................................... 6 1.2.1.2. Ngôn ngữ là phƣơng tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ ......... 7 1.2.1.3. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng .................................................................................... 8 1.2.2. Chức năng của ngôn ngữ ........................................................................... 8 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ........ 9 1.3.1. Các yếu tố về tâm lý ................................................................................... 9 1.3.2. Các yếu tố về sinh lý ................................................................................. 11 1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ........................ 12 1.5. Vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ........................................................................................... 14 1.6. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TẠI TRƢỜNG MẦM NON HẢI ÂU – TAM THANH – TAM KỲ ...................... 17 2.1. Vài nét về trƣờng ......................................................................................... 17 2.1.1. Về cơ sở vật chất ....................................................................................... 17 2.1.2. Đội ngũ giáo viên ...................................................................................... 17 2.1.3. Số lƣợng trẻ ............................................................................................... 18 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện. ...................................... 18 2.2.1. Qua trao đổi với giáo viên ....................................................................... 18 2.2.1. Thực trạng các tiết ở trƣờng mẫu giáo Hải Âu ..................................... 22 2.2.1.1. Nội dung tiết dạy ................................................................................... 22 2.2.1.2. Đánh giá thực trạng tiết dạy ................................................................ 25 2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên .............................................................. 26 2.3.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 26 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 26 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 27 CHƢƠNG III: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN .................... 28 3.1. Hệ thống các biện pháp dành cho giáo viên.............................................. 28 3.1.1. Đa dạng hóa hóa các hình thức kể chuyện cho trẻ ................................ 28 3.1.1.1. Kể chuyện sáng tạo................................................................................ 28 3.1.1.2. Kể chuyện thông qua tranh đồ chơi .................................................... 28 3.1.1.3. Kể chuyện theo tranh ............................................................................ 30 3.1.1.4. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể ........... 30 3.1.2. Tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ ............................................ 31 3.1.3. Làm đồ dùng đồ chơi, con rối phong phú và sử dụng hiệu quả chúng trong hoạt động kể chuyện. ............................................................................... 32 3.1.4. Xây dựng nề nếp học tập,rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ .............................................................................................................................. 36 3 .1.5. Thƣờng xuyên chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các tiết kể chuyện kết hợp trực quan ....................................... 37 3.1.6. Làm quen với bộ môn văn học kết hợp với các bộ môn khác .............. 38 3.2. Hệ thống các biện pháp dành cho trẻ ........................................................ 38 3.2.1. Tổ chức phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ dƣới nhiều hình thức khác nhau ............................................................................................................ 38 3.2.1.1. Hình thức trong giờ học ........................................................................ 38 3.2.1.2. Hình thức ngoài giờ học ........................................................................ 41 3.2.2. Tổ chức các hội thi ................................................................................... 42 3.3.1. Địa bàn thực nghiệm ................................................................................ 43 3.3.2. Mục đích thực nghiêm ............................................................................. 43 3.3.3. Yêu cầu đối với thực nghiệm ................................................................... 43 3.3.4. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ở hai hóm ............................................. 43 3.3.5. Tiến hành thực nghiệm: ........................................................................... 44 3.3.5.1. Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi tiến hành thực nghiệm ........... 44 3.3.5.2. Những điều cần lƣu ý trƣớc khi tổ chức thực nghiệm ....................... 44 3.3.6 Mô tả thực nghiệm .................................................................................... 44 3.4 . Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 48 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 49 1. Kết luận ........................................................................................................... 49 2. Kiến nghị: ........................................................................................................ 49 2.1. Đối với nhà trường:...................................................................................... 49 2.3 .Đối với phụ huynh: ...................................................................................... 50 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của nền văn hóa loài người. Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức , phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặt biệt quan trọng . Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt , sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhận cách cho trẻ . Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như : Môn làm quen với môi trường xung quanh , làm quen với toán , âm nhạc , tạo hình . Mà đặc biệt ở đây tôi muốn nói tới là thông qua bộ môn làm quen văn học , bộ môn văn học trẻ đọc thơ , kể chuyện , đóng kịch tạo cho trẻ hoạt động nhiều , giúp trẻ khả năng phát triển trí tuệ , tư duy và những khả năng cảm thụ cái hay , cái đẹp , cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ . Bởi vì , ở lứa tuổi trẻ được ví như tờ giấy trắng , trẻ đến lớp như mở đầu trang sách , cô giáo in lên những hình ảnh những vốn từ , thông qua những bài thơ , câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội thiên nhiên , thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó giúp trẻ lĩnh hội cả cho trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách thành thạo và chính xác. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, cô giáo….kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, 2 được bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất. Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi, giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi. Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa cho trẻ. Đối với trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Là người giáo viên mầm non trong tương lai, nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề ngôn ngữ, với sự tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm từ các môn học, chúng tôi đã chọn đề tài “ Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hải Âu – Tam Thanh – Tam Kỳ ”.Từ đó phát triển được tư duy logic, trí tưởng tượng cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nhằm giúp trẻ có kĩ năng tốt trong việc giao tiếp sau này đạt được hiệu quả cao. 1.2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề tài với những mục tiêu sau: + Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. + Tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hải Âu – Tam Thanh – Tam Kỳ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hải Âu. 3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Đọc các giáo trình, tài liệu có liên quan đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn. Sưu tầm và đọc sách báo, internet về hình thức phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện. 1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát, trò chuyện,trao đổi và phiếu anket 1.4.3. Phƣơng pháp thống kê toán học 1.5. Lịch sử nghiên cứu Với đề tài biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện có không ít giáo viên đã đi nghiên cứu nhưng chưa đi sâu vào thực tiễn cho trẻ phát triển ngôn ngữ được mạch lạc, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ được nghiên cứu rất kỹ lưỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sư phạm cùng nhiều vào công trình có tính khoa học, hiệu quả nổi tiếng.Ngững công trình này đã vào Việt Nam từ rất sớm.Giao viên và sinh viên Mầm non đã biết đến Chikhieva.E.Inhư một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, còn rất nhiều tác giả chúng ta biết đến cũng đóng góp phần quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nước ta.Có thể kể đến các tác giả như: Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I (NXBGD - 1974) Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm : Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ . Luận án phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan : Những bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1- 6 tuổi trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội(1996) Nghiên cứu của một số thạc sĩ: Đỗ Thị Xuyến - Một số biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ 5-6 tuổi. 4 Nguyễn Xuân Khoa với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (NXBGD-1999) Những công trình nghiên cứu này dựa vào đặc điểm tâm sinh lý ngôn ngữ của trẻ. Đó là những đóng góp có giá trị trên phương diện lý luận và thực tiễn. Song việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ nói chung và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua kể chuyện có tranh minh họa nói riêng vẫn còn chưa được nhiều, các công trình chưa nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 1.6. Đóng góp đề tài: 1.6.1.Về lý luận Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. 1.6.2.Về thực tiễn - Làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hải Âu, Tam Thanh, Quảng Nam và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất và vận dụng một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện. - Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục Mầm non. Khóa luận sẽ đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trường ĐH Quảng Nam nói riêng và những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung. 1.7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện. Chương 2: Thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hải Âu. Chương 3: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mầm non Hải Âu- Tam Thanh-Tam Kỳ-QN. 5 Phần 2: NỘI DUNG CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài: 1.1.1. Biện pháp Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn Như Ý - Biện pháp chính là cách làm, cách tiến hành (biện pháp kỹ thuật, biện pháp giáo dục, biện pháp thâm canh) 1.1.2. Ngôn ngữ Người ta có thể sử dụng từ ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó. Ví dụ: ngôn ngữ điện ảnh là toàn bộ những phương tiện nghệ thuật được các nhà làm phim sử dụng để phản ánh hiện thực; ngôn ngữ hội họa toàn bộ những đường nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử dụng để phản ánh thế giới, ngôn ngữ của loài ong là toàn bộ những " vũ điệu " mà loài ong sử dụng để báo cho nhau về nơi chốn có hoa và lượng hoa... Đôi khi người ta còn dùng từ ngôn ngữ để chỉ đặc điểm khái quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của một tác giả, một tầng lớp hay một lứa tuổi hoặc một phong cách ngôn ngữ cụ thể.Ví dụ: ngôn ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ báo chí... Tuy nhiên theo cách hiểu phổ biến và chủ yếu nhất, ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu bao gồm hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những người trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với nhau. Ví dụ: tiếng Nga, Tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau. 1.1.3. Mạch lạc Để đi đến khái niệm mạch lạc ta thấy rằng: - Mạch : Đường máu chảy trong cơ thể. - Lạc : Dây thần kinh. Ta có thể nhìn thấy mối quan hệ của hai từ trên , " Mạch lạc" thể hiện sự mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời đó chính là sự tác động qua lại lẫn nhau theo một trình tự. 6 Tóm lại mạch lạc có nghĩa là sự liên kết chặt chẽ , nói mạch lạc tức là sự liên kết chặt chẽ giữa các câu , từ theo một trình tự logic 1.1.4. Kể chuyện Kể chuyện trong tác phẩm văn học là một hoạt động mang tính nghệ thuật. Người kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ, nét mặt...tạo dựng lại thế giới sinh động của các nhân vật, các biến cố đac được nhà văn xây dựng nên, dẫn dắt người nghe sử dụng trí tưởng tượng phong phú để hóa thân vào câu chuyện, tham gia vào các sự kiện, các số phận được khắc tạc trong tác phẩm. 1.2. Vai trò và chức năng của ngôn ngữ trong sự phát triển cho trẻ 5- 6 tuổi 1.2.1. Vai trò 1.2.1.1. Ngôn ngữ là phƣơng tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu , khám phá và nhận thức về môi trườn xung quanh . Thông qua các từ ngữ và câu nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật , hiện tượng có môi trường xung quanh, hiểu được những đặc điểm, tính chất, công của các sự vật cùng các từ tương ứng với nó. Từ và các hình ảnh trực quan cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng và thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trực tiếp trước mặt trẻ, những sự việc xảy ra trong qua khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, biết so sánh khái quát và dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoạt động, vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh.Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ trao dồi những ý đồ chơi, giao lưu 7 tình cảm trong lúc chơi và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà còn là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình.Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận thức được về môi trường xung quanh và tiến hành hoạt động với nó, đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ để kể lại , miêu tả lại sự vật hiện tượng và những hiểu biết của trẻ để trao đổi với mọi người. 1.2.1.2. Ngôn ngữ là phƣơng tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu xúc cảm và phát triển tình cảm. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Bằng những câu hát ru, những lời nói nựng, những câu nói âu yếm... đã đem đến cho trẻ nững cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở. Những tiếng ầu ơ mẹ nói chuyện với trẻ là sự giao lưu cảm xúc và ngôn ngữ đầu tiên. Những cuộc nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ vui vẻ và có những tình cảm thân thương với những người xung quanh. Dần hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực. Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảm khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói,dần dần trẻ cũng biết thể hiện cảm xúc khác nhau của mình. Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lời nói, nét mặt, nụ cười khiến trẻ nhận ra hành vi của mình đuáng hay sai. Bằng con đường đó, đứa trẻ dần hình thành những thói quen tốt và học được những cách ứng xử đúng đắn. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ trẻ nhận biết được những cái hay , cái đẹp trong cuộc sống xung quanh như: Những bông hoa, những hàng cây , con đường . Những cảnh đẹp làng quê với những từ ngữ thể hiện nó. Tre sẽ có nhiều ấn tượng đẹp, tâm hồn trẻ trung và có ý thức gìn giữ cái hay cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ văn học ( thơ, truyện, ca dao, đồng dao...) trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc sống, trẻ biết những gì nên làm và những gì không nên làm, qua đó rèn luyện 8 những phẩm chất tốt đẹp ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức như: Ngoan- hư. tốt-xấu, thật thà-không thật thà. 1.2.1.3. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn trẻ dần hiểu được những quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện. Trước hết là những nề nếp sinh hoạt của gia đình, nhóm trẻ, trường Mầm non. Sau đó là một số quy định ngoài xã hội , những gì trẻ có thể được phép làm và không được phép làm. Mặt khác, trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ của mình để bày tỏ những nhu cầu, mong muốn của mình với những thành viên trong cộng đồng. Điều đó giúp trẻ dễ hòa nhập với mọi người. Nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện, trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hào nhập xã hội tốt hơn. Tóm lại: ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. 1.2.2. Chức năng của ngôn ngữ Có 2 chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ trong quá trình phát triển của trẻ đó là chức năng giao tiếp và chức năng tư duy. Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp, nó được làm phương tiện chính để giao lưu và điều chỉnh hành vi của con người. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi con người trao đổi thông tin cho nhau không chỉ nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử và bản thân thông tin đó cũng không phải là đơn vị tri thức được đưa vào nhà trường. Song, những sự trao đổi như vậy rất cần cho sự đính hướng hoạt động của con người trong mỗi thời điểm hay một tình huống nhất định. Và chính trong điều kiện này, con người không có cách nào khác là phải dùng phương tiện ngôn ngữ. Ở đây cơ chế hoạt động, giao lưu diễn ra như sau: 9 - Khái quát hóa nội dung những điều phản ánh nhằm lập ra được " chương trình " của lời nói và tìm được các từ tương ứng. - Khớp nối chương trình đó vào cơ cấu ngữ pháp tương ứng, làm thành các đoạn, mệnh đề, câu. Chuyển các câu đó vào hoạt động vận dụng tương ứng để nói ra, hoặc viết ra, hoặc nghĩ thầm. Chức năng cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là chức năng tư duy nó được dùng làm công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người. Nó bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đặt ra. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lập kế hoạch, định ra mục đích cần đạt tới trước khi 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 1.3.1. Các yếu tố về tâm lý Nhu cầu được yêu thương của trẻ mẫu giáo thật là lớn, điều đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm của chúng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh trước hết là đối với bố mẹ, anh chị, cô giáo. Khi trẻ lên 2 tuổi hoạt động với đồ vật ngày càng phong phú thì giao tiếp với người xung quanh càng được mở rộng, đặc biệt từ độ tuổi từ 2 tuổi trở đi đây là giai đoạn cảm ngôn ngôn ngữ, trẻ không chỉ đòi hỏi biết tên đồ vật mà còn cố gắng phát ra âm để gọi tên đồ vật. Tuy nhiên ở trẻ ta thường bắt gặp những lời nói của trẻ ít giống với lời nói của người lớn. Người ta gọi loại ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ tự trị. Lên ba ngôn ngữ tự trị của bé phát triển mạnh mẽ, trẻ luôn mồm hỏi, nói suốt ngày. Nhờ đó mà ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ phát triển đáng kể. Độ tuổi này sự trưởng thành về tình cảm của trẻ gắn liền với sự cảm giác, vận động, sự phát triển về ngôn ngữ và khả năng nhận thức. Đứa trẻ ở độ tuổi này sống trong một thế giới kì diệu của những câu chuyện thế giới thần tiên, ở đó mọi cái đều diễn ra, Trong thế giới này, cỏ cây, con vật, suy nghĩ và cảm nhận những tình cảm giống như của trẻ. Thế giới này khác với thế giới của người lớn, nơi mà mọi cái đều có vị trí của mình, nơi mà giữa cái có thể và không thể, giữa tưởng tượng và thực tế có một sự phân biệt khá rõ ràng. 10 Khi trẻ bắt đầu được đi mẫu giáo, khi ở trường bé được học được chơi nhiều trò chơi khác nhau như: Tập nấu ăn, tập làm bác sĩ, chơi trò chơi ghép hình… Trẻ được xem tivi , các chương trình vui nhộn điều đó tác động đến suy nghĩ của trẻ. Ví dụ như trẻ chăm sóc búp bê như đứa em, mặc đồ khám bệnh cho búp bê giống như người thật vậy. Trẻ tham gia chơi và lặp đi lặp lại nhiều lần hành động của mình. Cha mẹ nên quan sát con chơi để hiểu được tâm lý của trẻ. Trẻ ở độ tuổi này thường hỏi rất nhiều như: - Mẹ ơi con đến từ đâu? Khi đó đừng lảng tránh câu hỏi của trẻ mà hãy trả lời khéo léo với trẻ. Nên trả lời thật lòng với trẻ đừng nên nói dối trẻ. Trẻ ở độ tuổi này người chăm sóc có vai trò rất quan trọng: - Trả lời thật lòng những câu hỏi của trẻ - Khen ngợi thật lòng khi trẻ hoàn thành xong công việc - Không la mắng, đánh đập trẻ khi trẻ làm sai một số công việc, ngược lại nên an ủi động viên trẻ và hướng dẫn trẻ sửa sai. - Luôn an ủi, động viên trẻ sáng tạo - Động viên trẻ nói về cảm xúc, ví dụ như con có thể nói cảm xúc của mình với mẹ được không? Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng không tồi. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển khả năng này của trẻ. Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được phân thành 2 loại. Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố – mẹ, bố mẹ – con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ. Từ đó hình thành trong tư duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ – “nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ. Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và người lớn. Những người trong kiểu gia đình này thường trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản. Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt. Các khảo sát thực tế cho thấy ở những gia đình này trẻ thường “đầu tư” thời gian vào việc chơi game, lướt mạng, xem tivi nhiều hơn là đọc sách. 11 Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp thì thái độ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ sẽ phát triển theo hướng tích cực. Cứ thử tưởng tượng một đứa trẻ mới học lớp 2 đã phải làm quen với các khái niệm trừu tượng hoặc kiến thức vĩ mô trong các bài tập đọc về con người cá nhân, xã hội cộng đồng, kiến trúc thượng tầng… thì quả là đánh đố trẻ. Việc tiếp thu kiến thức vượt quá khả năng tư duy của lứa tuổi sẽ khiến trẻ tự ti và dần dần mất dần hứng thú, thậm chí tỏ ra sợ hãi đối với bộ môn tập đọc ở trường. 1.3.2. Các yếu tố về sinh lý Các yếu tố sau đây có thể góp phần gây ra sự chậm trễ trong phát triển kỹ năng nói hoặc hiểu ngôn ngữ của trẻ. + Bệnh lý thực thể Hở hàm ếch là một ví dụ điển hình của bệnh lý miệng ảnh hưởng tới lời nói. Thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn bất thường, làm hạn chế cử động của đầu lưỡi, cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ. Bệnh thường được bác sĩ nhi khoa phát hiện trước khi trẻ bắt đầu nói, nhưng đôi khi cũng bị bỏ sót và chỉ được chẩn đoán khi trẻ có biểu hiện chậm nói. Bệnh lý thần kinh như bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương não có thể ảnh hưởng tới các cơ cần thiết cho việc nói. + Bệnh lý vận động miệng, rối loạn xử lý âm thanh Nhiều trẻ chậm nói gặp rắc rối tại các vùng não chịu trách nhiệm về nói, ví dụ bệnh loạn vận ngôn (mất phối hợp động tác trong việc nói). Lúc này, trẻ không kiểm soát được các cơ và phần cơ thể dùng để nói. Chẳng hạn môi, lưỡi hoặc hàm không thực hiện công việc bình thường để tạo một số từ nhất định. Rối loạn xử lý âm thanh là tình trạng mất khả năng hiểu âm thanh của lời nói. Trẻ thuộc nhóm này có thể điều trị tốt bằng âm ngữ trị liệu. + Chậm phát triển nói chung Chậm nói có thể liên quan tới các chậm phát triển khác. Tất nhiên mỗi trẻ đều phát triển theo tốc độ riêng nhưng bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu bắt đầu nhận thấy các kỹ năng khác của trẻ cũng phát triển chậm hơn bình thường. Đặc biệt chú ý nếu phát triển vận động và nhận thức của trẻ không theo kịp độ 12 tuổi. Chậm nói liên quan tới chậm phát triển có thể bao gồm nói rất ít (hoặc hoàn toàn không nói), có vẻ không hiểu những gì người khác nói, nhại lại lời người khác hoặc nói không biểu cảm, không ngữ điệu. + Khuyết tật trí tuệ, bệnh khó học, bệnh tự kỷ Khuyết tật trí tuệ là nguyên nhân thường gặp gây chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ. Trong bệnh khó học, do não hoạt động không hiệu quả, trẻ có thể gặp khó khăn trong: phát ra âm thanh lời nói, sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp, hiểu điều người khác nói. Rối loại lời nói và ngôn ngữ thường là dấu hiệu sớm nhất của trẻ khó học. Bệnh tự kỷ làm ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp. Rối loạn lời nói và ngôn ngữ thường là biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ. + Bệnh lý về thính giác, nhiễm trùng tai Bệnh lý về thính giác cũng khá phổ biến ở trẻ chậm nói, vì vậy trẻ cần được kiểm tra thính lực khi có lo ngại về khả năng nói. Trẻ mất thính lực gặp khó khăn trong hiểu ngôn ngữ của người xung quanh cũng như giọng nói của chính mình. Khả năng hiểu và nắm bắt các từ của trẻ thườngthấp, trẻ không thể bắt chước các từ và nói đúng hoặc nói trôi chảy. Không ít trẻ mắc nhiều đợt viêm tai trước khi được 3 tuổi. Bệnh nhiễm trùng tai nếu được điều trị kịp thời và không gây rắc rối sẽ không làm tăng nguy cơ chậm nói. Tuy nhiên, viêm tai giữa mạn tính có thể ảnh hưởng tới ngôn ngữ. Nếu bệnh tồn tại dai dẳng, không đáp ứng với điều trị và thường xuyên tái phát thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng. + Yếu tố môi trường, trẻ sinh non Trẻ không được quan tâm và không được nghe những người khác nói sẽ không thể học nói. Sinh non có thể dẫn tới nhiều dạng chậm phát triển, trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ 1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi Khi trẻ đến độ tuổi 5-6 tuổi, các đặc điểm ngôn ngữ như sau sẽ nổi trội hơn cả: -Trẻ có thể nói được câu có nhiều hơn 3 từ 13 -Trẻ biết đặt câu hỏi - Trẻ có thể nói tên họ của mình, của cha mẹ và của các thành viên khác trong gia đình -Trẻ có thể trả lời câu hỏi về chức năng của một số vật xung quanh -Trẻ có thể hát những bài đơn giản, dễ thuộc -Trẻ đã bắt đầu sử dụng mạo từ khi nói chuyện -Trẻ bắt đầu sử dụng đại từ thứ ba khi nói chuyện -Trẻ nói chuyện có ngữ điệu Ở độ tuổi này, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ có thể nói chuyện rõ ràng, dễ hiểu, nội dung lời nói có thứ tự trước sau. Càng về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ nói chuyện sẽ càng mạch lạc hơn, cấu trúc ngữ pháp sẽ đầy đủ hơn. Khi giao tiếp hay kể chuyện, trẻ biết sử dụng ngữ điệu khác nhau để thích hợp với từng ngữ cảnh. Các kiểu câu cảm thán cũng được trẻ sử dụng thường xuyên hơn. Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ bằng cách thường xuyên giao tiếp với con, khuyến khích con tập nói, tập kể chuyện nhiều hơn để phát triển hoàn thiện khả năng ngôn ngữ. + Đặc điểm phát âm: Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết như: lựu, lịu, hươu - hiu, mướp, mớp, chim chíp , rắn dắn, kể - kệ. Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn. + Đặc điểm về vốn từ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300 - 2000 từ. Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm ưu thế. tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như : Cao thấp, dài ngắn ,rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ như: Nhanh- chậm,các từ chỉ màu sắc: Đỏ, vàng, trắng ,đen, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay,ngày mai, trẻ dùng chưa chính xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím, da cam,100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 55% số trẻ đếm được 1- 10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác. Ví dụ : Mẹ có mót ngồi không/ thay cho từ muốn . 14 Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp + Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Ví dụ :Câu ghép đẳng lập: Tích chu đi chơi, tích chu không lấy nước cho bà. Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn: Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác:Ví dụ : Mẹ ơi, con muốn cái áo đẹp kia (Phụ huynh cháu Huyền Trang kể lại) chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng.Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lô gic. Thế nhưng qua tìm hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp cô Tâm , tôi so sánh lớp tôi thì đa phần trẻ vẫn chưa có khả năng kể chuyện mạch lạc có trình tự lô gic. Giải quyết được những vấn trên là chúng ta sẽ đạt được mục tiêu chung của ngành học đó là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, trẻ tự học là chính, học qua chơi, qua khám phá, qua tìm hiểu, qua trải nghiệm bằng cách sử dụng các giác quan và khám phá, nhờ vậy mà trẻ có thêm vốn hiểu biết, ngôn ngữ được mở rộng và vốn từ phong phú hơn. Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc “Giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn văn học”. 1.5. Vai trò của hoạt động kể chuyện đối với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Mầm non.Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp,với nhau trong học tập cũng như vui chơi.Thông qua hoạt động trẻ kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ. Đây chính là một 15 yêu cầu rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non . Đối với trẻ mầm non rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Tuy nhiên đây chính là một yêu cầu rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc hơn. Phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ nhỏ và trong tất cả các khả năng thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan trọng hơn và cần thiết bằng khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ có hệ thống, có phương pháp phải được tiến hành trong tất cả các hoạt động, các môn học, đặc biệt qua việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Các tác phẩm văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình và đồng thời giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ mạch lạc của mình, vì thông qua các tác phẩm trẻ được trải nghiệm bằng hành động lời nói của mình, cho trẻ hóa thân vào nhân vật và sử dụng ngôn ngữ của mình để tái hiện một cách rõ nét về các nhân vật trong câu chuyện.Đồng thời khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. 16 1.6. Tiểu kết chƣơng 1 Qua chương này, tôi đã đi tìm hiểu các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đã giải thích được các khái niệm liên quan đến đề tài. Vai trò và chức năng của ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ về yếu tố tâm lý và các yếu tố sinh lý của trẻ. Đồng thời nêu lên được vai trò của hoạt động kể chuyện đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các vấn đề này đưa ra ở chương 1 là cơ sở nền tảng của việc nghiên cứu. Từ đó xác định được thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện tại trường mẫu giáo Hải Âu. 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TẠI TRƢỜNG MẦM NON HẢI ÂU – TAM THANH – TAM KỲ 2.1. Vài nét về trƣờng Trường Mẫu giáo Hải Âu có 2 cơ sở , cơ sở 1 thuộc thôn Thanh Tân, cơ sở 2 thuộc thôn Hạ Thanh 2, xã Tam Thanh, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Được thành lập vào năm 2000, đến năm 2010 trường Mẫu giáo Hải Âu là một trường nằm thuộc vùng ven biển đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên giáo dục ở các cấp học gặp nhiều bất cập. Trong những năm qua trường luôn nhận được quan tâm của Phòng giáo dục - đào tạo Thành phố Tam kỳ nên có nhiều sự chuyển biến đáng kể và đạt được một số thành tích nhất định. Với điều kiện t rường nằm ở vùng ven biển nên ngôn ngữ ở trẻ cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi tiếng địa phương mang đặc điểm của vùng, vì vậy việc phat triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ gặp nhiều hạn chế. 2.1.1. Về cơ sở vật chất Trường mẫu giáo Hải Âu có sân trường rộng thoáng mát,có nhiều khu vui chơi cho trẻ giúp thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ. Trẻ có không gian nô đùa vui chơi thỏa thích và khám phá được môi trường xung quanh.Trường có trang thiết bị dạy học tốt như mỗi lớp đều được trang bị tivi, máy vi tính, máy quạt, có khu vệ sinh riêng cho trẻ nam và trẻ nữ. Khu bếp sạch sẽ hiện đại có bình lọc nước, tủ kính, tủ lạnh, tủ đựng chứa thức ăn chín và sống….Đảm bảo được việc chăm só nuôi dưỡng cho trẻ, đảm bảo về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm để trẻ có sức khỏe tốt nhất 2.1.2. Đội ngũ giáo viên Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đã trải qua nhiều năm gắn bó với nghề thể hiện lòng yêu nghê, nhiệt huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ và xem trẻ như con. Bên cạnh đó, trường có nhiều giáo viên trẻ, kinh nghiệm vào nghề ngắn hơn nhưng luôn nhiệt tình chăm sóc trẻ chu đáo ,luôn đem lại niềm tin cho phụ huynh. - Cơ cấu tổ chức: + Tổng số CBGVNV : 36 người 18 Trong đó: - Cán bộ quản lý : 03 -Giáo viên : 23 -Nhân viên : 10 (05 nhân viên HĐNH) 2.1.3. Số lƣợng trẻ + Biên chế lớp học: 11 lớp Khối TS lớp TS Học sinh Nữ MGL 4 128 57 MGN 4 140 65 MGB 3 90 18 TC 11 358 140 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện. 2.2.1. Qua trao đổi với giáo viên Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện? Tổng số Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 20 SL TL SL TL SL TL 18 90% 2 10% 0 0% Bảng số liệu trên cho thấy có 90% đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện là rất quan trọng , có 0% giáo viên nhận thúc về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là quan trọng và có 0% giáo viên cho việc làm đó là không quan trọng. Việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện luôn được giáo viên chú ý. Như vậy, tất cả giáo viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện là hết sức cần thiết. 19 Bảng 2: Mức độ quan tâm của giáo viên đến phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện? Tổng số Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không quan tâm 20 SL TL SL TL SL TL 0 0% 15 75% 5 25% Qua bảng số liệu trên cho thấy, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện không thường xuyên được chú trọng,có 75% giáo viên thỉnh thoảng và 25% giáo viên không bao giờ quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong hoạt động làm quen văn học mà chỉ dạy cho trẻ biết về nội dung của câu chuyện và kể chuyện cho trẻ nghe. Giáo viên chưa có sự phối hợp giữa việc kể chuyện với phát triển ngôn ngữ cho trẻ dẫn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế. Bảng 3: Ý kiến của giáo viên về việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện Tổng số Trực quan Dùng lời Thực hành Tất cả các ý trên SL TL SL TL SL TL SL TL 20 0 0% 0 0% 0 0% 20 100% Qua bảng số liệu cho ta thấy, 100% giáo viên đều cho rằng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau giúp tiết học thêm sinh động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. 20 Bảng 4: Những khó khăn giáo viên gặp phải khi dạy trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện. Tổng số Đồ dùng không đáp ứng Ngôn ngữ của trẻ hạn chế Yếu tố môi trƣờng sống Tất cả ý trên 20 SL TL SL TL SL TL SL TL 0 0% 0 0% 0 0% 20 100% Qua bảng số liệu trên cho thấy, 100% giáo viên đều gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện, giáo viên cần phải có nhiều phương pháp khác nhau để việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ được diễn ra thuận lợi. Bảng 5: Đánh giá của giáo viên về hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Tổng số Mức độ Học tập tích cực Tiếp thu dễ dàng Giờ học sinh động Tất cả ý trên 20 SL TL SL TL SL TL SL TL 0 0% 0 0% 0 0% 20 100% Qua bảng số liệu cho ta thấy, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ sẽ đem lại nhiều kết quả tốt, giúp trẻ học tập tích cực hơn, giờ học trở nên sinh động hơn và trẻ sẽ tiếp thu dễ dàng hơn. Điều này giúp cho giáo viên trong việc dễ dàng giúp trẻ tiếp cận các tác phẩm văn học một cách dễ dàng từ đó việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ sẽ co hiệu quả cao. 21 Bảng 6: Đánh giá của giáo viên về hệ thống các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện Biện pháp Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả SL TL SL TL SL TL Tạo điều kiện cho trẻ 5-6 tuổi tham gia vào các hoạt động kể chuyện dưới nhiều hình thức 14 80% 6 20% 0 0% Cho trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi đóng kịch 12 60% 8 40% 0 0% Lập kế hoạch dạy trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc 9 45% 11 55% 0 0% Ứng dụng công nghệ thông tin tạo nên các trò chơi luyện tập 20 100% 0 0% 0 0% Qua bảng số liệu cho thấy việc đánh giá tất cả các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện đều được các giáo viên ở trường sử dụng và sử dụng biện pháp với các mức độ khác nhau rất hiệu quả và hiệu quả. Đa số các giáo viên đều có nhận thức về việc lập kế hoạch dạy trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học . 22 2.2.1. Thực trạng các tiết ở trƣờng mẫu giáo Hải Âu 2.2.1.1. Nội dung tiết dạy KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề: Thế giới thực vật Chủ đề nhánh: Muôn sắc hoa tƣơi Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động học: Làm quen văn học Đề tài: Sự tích cây hoa hồng Độ tuổi: 5-6 tuổi I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU - Trẻ nhớ tên câu chuyện và tên - Trẻ hiểu được nội dung, các tình tiết của truyện. - Rèn luyện kĩ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc cho trẻ. - Rèn kĩ năng lắng nghe, kĩ năng quan sát. - Giáo dục cho trẻ biết yêu quý nhũng bông hoa, không ngắt lá bẻ cành không hái hoa. Phải biết chăm sóc những cây hoa vì những cây hoa đã góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. II.CHUẨN BỊ - Giáo án điện tử. - Mũ các nhân vật- hoa hồng. * Phương pháp: quan sát- đàm thoại- thực hành. III.CÁCH TIẾN HÀNH . Hoạt động : · Trò chơi: gieo hạt. - Các con ơi! Khi người ta gieo hạt, từ hạt sẽ nảy mầm lên thành cây, ra hoa kết quả. - Cho trẻ xem hoa hồng. - Các con biết vì sao hoa hồng lại có nhiều màu không? - Có một loài hoa chỉ toàn màu trắng tinh, các bạn đó ước mơ có được nhiều màu hoa như những loại hoa khác. Để biết xem đó là loại hoa gì chúng mình cùng nghe cô kể chuyện nhé! 23 · Hoạt động 2 : Kể chuyện - Cô kể lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ. - Cô kể lần 2: Kết hợp với hình ảnh. - Cô kể lần 3: Trích dẫn, từ khó. + Đoạn 1: Từ đầu…biết làm cách nào bây giờ : Ước mơ của những bông hoa hồng muốn có nhiều màu sắc như các loài hoa khác. + Đoạn 2: Tiếp theo…đó là cách trả ơn đáng quý nhất: sự giúp đỡ của nàng tiên đối với các bông hoa hồng. + Đoạn 3: Phần còn lại: Sự biết ơn của những bông hoa hồng. Từ khó: “ rực rỡ”: đỏ rực, đỏ tươi. · Đàm thoại : Thông qua trò chơi “ Hoa nào bé thích” - Câu chuyện có tên là gì? Có nhân vật nào?( Câu chuyện “ Sự tích hoa hồng”, gồm có nhân vật: hoa hồng, Thần Mặt Trời, Nữ Thần Mặt Trăng). - Hoa hồng đã có ước mơ gì? ( Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loài hoa khác. Màu đỏ rực của hoa thược dược, màu tím ngắt của hoa lưu ly, màu vàng tươi của hoa cúc). - Ai đã nghe được câu chuyện của những bông hoa hồng? ( Nàng tiên. “ Đúng lúc đó, có một nàng tiên bay qua và nghe được câu chuyện của những bông hoa hồng. - Giáo dục: Hoa hồng mang hương sắc làm đẹp cho cuộc sống của con người thêm tươi vui, vì vậy chúng mình không được bứt lá, bẻ cành, phải biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa, cây trồng, bảo vệ thiên nhiên. . Hoạt động : Trò chơi: “ Bé thể hiện vai”. - Cho trẻ hát bài “ Ra vườn hoa” để kết thúc. 24 + Tiết 2 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề: Thế giới động vật Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động học: Làm quen văn học Đề tài: Truyện " Thỏ và Rùa" Độ tuổi: 5- 6 tuổi I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ nội dung câu chuyện thi chạy giữa Thỏ và Rùa - Kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ - Biết tự đặt tên cho câu chuyện 2. Kỹ năng - Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô - Trẻ nói to, rõ, mạch lạc và nói câu trọn vẹn 3. Thái độ - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể truyện - Giáo dục trẻ khiêm tốn, không kiêu căng, khoác lác xem thường người khác II. CHUẨN BỊ - Giáo án điện tử - Tranh ảnh về câu chuyện III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định - Giới thiệu - Cho trẻ hát bài: “Trời nắng, trời mưa” - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? (con thỏ) - Cô cho trẻ xem hình ảnh về con rùa và hỏi đây là con gì các con? - Vậy cô đố các con là giữa thỏ và rùa con nào chạy nhanh hơn - Để biết giữa rùa và thỏ con nào chạy nhanh hơn hôm nay cô sẽ kể cho các con câu chuyện thỏ và rùa nhé 2. Hoạt động trọng tâm - Cô kể chuyện lần 1 diễn cảm 25 - Cô kể chuyện lần 2 diễn cảm kết hợp với tranh - Trích dẫn , giải thích, đàm thoại + Đoạn 1: “ Ngày sửa ngày xưa….. cứ hẹn thời gian và đ
UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Sinh viên thực NGUYỄN THỊ THANH TRÂM MSSV: 2112011262 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON KHOÁ: 2012 – 2016 Cán hướng dẫn: ThS VÕ THỊ THANH LƢƠNG MSCB: 1076 Quảng Nam, tháng năm 2016 LỜI CẢM ƠN Sau năm học tập trường Đại Học Quảng Nam hướng dẫn giảng dạy nhiệt tình q thấy khoa Tiểu học- Mầm non truyền đạt cho em nhiều kiến thúc bổ ích Vói kiến thức học với trải nghiệm thực tế qua đợt thực tập trường tổ chức Đã tạo tiền đề giúp em hoàn thành thật tốt khó luận Qua em xin chân thành đến: Cô Võ Thị Thanh Lương giảng viên Khoa Tiều Học- Mầm Non giáo viên hướng dẫn cho toi trình từ bắt tay vào việc nghiên cứu đề tài Cô giúp đỡ , hướng dẫn nhiệt tình, sửa sai góp ý cho tơi điều nhỏ nhất.Nếu khơng có việc tơi khơng hồn thành khóa luận Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu săc bày tỏ lòng biết ơn cô Chúc cô mạnh khỏe , nhiều thành công đường giảng dạy để đóng góp trí tuệ minh cho nhà trường xã hội đặc biệt người lái đò vững cho Lời cảm ơn xin gửi đến thầy cô khoa Tiểu Học- Mầm non giúp đỡ , nhiệt tình sủa chữa thường xuyên khóa luận tơi để khóa luận tơi ngày hồn thiện Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cô giáo trường Mẫu giáo Hải Âu tạo điều kiện giúp đõ để tiến hành điều tra thực nghiệm để hồn thành tốt khóa luận Mặc dù có nhiều đóng góp nỗ lực điều kiện thời gian, lực có hạn nên việc thực đề tài nhiều hạn chế thiếu sót Mong ý kiến nhận xét q thầy để khóa luận tơi hồn thiện Sinh viên thực Nguyễn Thị Thanh Trâm MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý chọn đề tài 1.2 Mục tiêu đề tài 1.3 Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5 Lịch sử nghiên cứu 1.6 Đóng góp đề tài: 1.7 Cấu trúc đề tài Phần 2: NỘI DUNG CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài: 1.1.1 Biện pháp 1.1.2 Ngôn ngữ 1.1.3 Mạch lạc 1.1.4 Kể chuyện 1.2 Vai trò chức ngôn ngữ phát triển cho trẻ 5- tuổi 1.2.1 Vai trò 1.2.1.1 Ngôn ngữ phƣơng tiện hình thành phát triển nhận thức trẻ giới xung quanh 1.2.1.2 Ngơn ngữ phƣơng tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ 1.2.1.3 Ngôn ngữ cơng cụ giúp trẻ hịa nhập với cộng đồng trở thành thành viên cộng đồng 1.2.2 Chức ngôn ngữ 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 1.3.1 Các yếu tố tâm lý 1.3.2 Các yếu tố sinh lý 11 1.4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi 12 1.5 Vai trò hoạt động kể chuyện việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ – tuổi 14 1.6 Tiểu kết chƣơng 16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN TẠI TRƢỜNG MẦM NON HẢI ÂU – TAM THANH – TAM KỲ 17 2.1 Vài nét trƣờng 17 2.1.1 Về sở vật chất 17 2.1.2 Đội ngũ giáo viên 17 2.1.3 Số lƣợng trẻ 18 2.2 Thực trạng nhận thức giáo viên việc dạy trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện 18 2.2.1 Qua trao đổi với giáo viên 18 2.2.1 Thực trạng tiết trƣờng mẫu giáo Hải Âu 22 2.2.1.1 Nội dung tiết dạy 22 2.2.1.2 Đánh giá thực trạng tiết dạy 25 2.3 Nguyên nhân thực trạng 26 2.3.1 Nguyên nhân khách quan 26 2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 26 2.4 Tiểu kết chƣơng 27 CHƢƠNG III: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ – TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 28 3.1 Hệ thống biện pháp dành cho giáo viên 28 3.1.1 Đa dạng hóa hóa hình thức kể chuyện cho trẻ 28 3.1.1.1 Kể chuyện sáng tạo 28 3.1.1.2 Kể chuyện thông qua tranh đồ chơi 28 3.1.1.3 Kể chuyện theo tranh 30 3.1.1.4 Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể 30 3.1.2 Tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 31 3.1.3 Làm đồ dùng đồ chơi, rối phong phú sử dụng hiệu chúng hoạt động kể chuyện 32 3.1.4 Xây dựng nề nếp học tập,rèn kỹ kích thích sáng tạo trẻ 36 3.1.5 Thƣờng xuyên trọng đến việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua tiết kể chuyện kết hợp trực quan 37 3.1.6 Làm quen với môn văn học kết hợp với môn khác 38 3.2 Hệ thống biện pháp dành cho trẻ 38 3.2.1 Tổ chức phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ dƣới nhiều hình thức khác 38 3.2.1.1 Hình thức học 38 3.2.1.2 Hình thức học 41 3.2.2 Tổ chức hội thi 42 3.3.1 Địa bàn thực nghiệm 43 3.3.2 Mục đích thực nghiêm 43 3.3.3 Yêu cầu thực nghiệm 43 3.3.4 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm hai hóm 43 3.3.5 Tiến hành thực nghiệm: 44 3.3.5.1 Để giải nhiệm vụ đề tài tiến hành thực nghiệm 44 3.3.5.2 Những điều cần lƣu ý trƣớc tổ chức thực nghiệm 44 3.3.6 Mô tả thực nghiệm 44 3.4 Tiểu kết chƣơng 48 Phần KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 Kết luận 49 Kiến nghị: 49 2.1 Đối với nhà trường: 49 2.3 Đối với phụ huynh: 50 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý chọn đề tài Ngay từ năm tháng đời, ngôn ngữ trẻ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện hội để trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội văn hóa lồi người Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức , phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp với người xung quanh, phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Ngày cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, thấy rõ vai trị ngơn ngữ việc giáo dục – phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Việc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có ý nghĩa đặt biệt quan trọng Ngôn ngữ trẻ phát triển tốt , giúp cho trẻ nhận thức giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển nhận cách cho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ giao tiếp giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với môn khoa học khác : Môn làm quen với môi trường xung quanh , làm quen với toán , âm nhạc , tạo hình Mà đặc biệt tơi muốn nói tới thông qua môn làm quen văn học , môn văn học trẻ đọc thơ , kể chuyện , đóng kịch tạo cho trẻ hoạt động nhiều , giúp trẻ khả phát triển trí tuệ , tư khả cảm thụ hay , đẹp , tốt xấu vật xung quanh trẻ Bởi , lứa tuổi trẻ ví tờ giấy trắng , trẻ đến lớp mở đầu trang sách , cô giáo in lên hình ảnh vốn từ , thơng qua thơ , câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức xã hội thiên nhiên , thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhiệm vụ quan trọng chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhiệm vụ quan trọng Nó giúp trẻ lĩnh hội cho trẻ dạy trẻ nghe hiểu giao tiếp ngơn ngữ cách thành thạo xác Người giáo viên mầm non có vai trị quan trọng việc giúp trẻ phát âm từ lúc cịn nhỏ học nói trẻ cần phải nhớ phải nói Việc ghi nhớ diễn cách tự phát q trình bắt chước lời nói ơng bà, cha mẹ, cô giáo….kết ngôn ngữ trẻ hình thành Do nhiệm vụ người giáo viên tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức hoạt động để trẻ nghe, bắt chước nói cách chuẩn mực Vì ngơn ngữ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi, giao tiếp với học tập vui chơi Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng Chính ngơn ngữ cịn phương tiện để giáo dục trẻ cách toàn diện bao gồm phát triển đạo đức, tư nhận thức chuẩn mực hành vi văn hóa cho trẻ Đối với trẻ mầm non nhạy cảm với nghệ thuật ngơn từ, âm điệu, hình tượng hát, thơ, câu chuyện cổ tích, thần thoại hấp dẫn trẻ thơ Chính cho trẻ tiếp xúc với văn học đặc biệt hoạt động dạy trẻ kể chuyện đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt Là người giáo viên mầm non tương lai, nhận thức tầm quan trọng vấn đề ngôn ngữ, với tìm tịi, đúc kết kinh nghiệm từ môn học, chọn đề tài “ Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ – tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trường mầm non Hải Âu – Tam Thanh – Tam Kỳ ”.Từ phát triển tư logic, trí tưởng tượng cho trẻ, phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ nhằm giúp trẻ có kĩ tốt việc giao tiếp sau đạt hiệu cao 1.2 Mục tiêu đề tài Nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau: + Tìm hiểu sở lý luận thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu + Tìm hiểu thực trạng việc phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện + Tìm biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện 1.3 Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ – tuổi trường mầm non Hải Âu – Tam Thanh – Tam Kỳ 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hải Âu 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Đọc giáo trình, tài liệu có liên quan đến phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn Sưu tầm đọc sách báo, internet hình thức phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện 1.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát, trò chuyện,trao đổi phiếu anket 1.4.3 Phƣơng pháp thống kê toán học 1.5 Lịch sử nghiên cứu Với đề tài biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ – tuổi thông qua hoạt động kể chuyện có khơng giáo viên nghiên cứu chưa sâu vào thực tiễn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ Vai trị phát triển ngơn ngữ cho trẻ từ lâu nhà khoa học nước quan tâm nghiên cứu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nghiên cứu kỹ lưỡng Liên Xô cũ với nhiều nhà sư phạm nhiều vào cơng trình có tính khoa học, hiệu tiếng.Ngững cơng trình vào Việt Nam từ sớm.Giao viên sinh viên Mầm non biết đến Chikhieva.E.Inhư tác giả có uy tín lĩnh vực nghiên cứu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Ngồi ra, cịn nhiều tác giả biết đến đóng góp phần quan trọng vào việc hình thành chun ngành phát triển ngơn ngữ cho trẻ nước ta.Có thể kể đến tác giả như: Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I (NXBGD - 1974) Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm : Dạy trẻ phát âm làm giàu vốn từ cho trẻ Luận án phó tiến sĩ Lưu Thị Lan : Những bước phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1-6 tuổi sở liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội(1996) Nghiên cứu số thạc sĩ: Đỗ Thị Xuyến - Một số biện pháp nâng cao mức độ hiểu từ trẻ 5-6 tuổi Nguyễn Xuân Khoa với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (NXBGD-1999) Những cơng trình nghiên cứu dựa vào đặc điểm tâm sinh lý ngơn ngữ trẻ Đó đóng góp có giá trị phương diện lý luận thực tiễn Song việc nghiên cứu vấn đề ngơn ngữ nói chung việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thơng qua kể chuyện có tranh minh họa nói riêng cịn chưa nhiều, cơng trình chưa nghiên cứu chuyên sâu vấn đề 1.6 Đóng góp đề tài: 1.6.1.Về lý luận Hệ thống hóa vấn đề lý luận thực tiễn việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện 1.6.2.Về thực tiễn - Làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trường mầm non Hải Âu, Tam Thanh, Quảng Nam nguyên nhân thực trạng - Đề xuất vận dụng số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện - Sự thành cơng khóa luận bổ sung việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non Khóa luận đóng góp cho kho tàng tài liệu công tác nghiên cứu khoa học lĩnh vực phát triển ngôn ngữ lứa tuổi mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trường ĐH Quảng Nam nói riêng độc giả quan tâm đến vấn đề nói chung 1.7 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu phần kết luận, phần nội dung đề tài gồm có chương: Chương 1: Cơ sở lý luận việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Chương 2: Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trường mầm non Hải Âu Chương 3: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện trường mầm non Hải Âu- Tam Thanh-Tam Kỳ-QN Phần 2: NỘI DUNG CHƢƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài: 1.1.1 Biện pháp Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng tác giả Nguyễn Như Ý - Biện pháp cách làm, cách tiến hành (biện pháp kỹ thuật, biện pháp giáo dục, biện pháp thâm canh) 1.1.2 Ngơn ngữ Người ta sử dụng từ ngơn ngữ để hệ thống kí hiệu dùng để diễn đạt, thơng báo nội dung Ví dụ: ngơn ngữ điện ảnh tồn phương tiện nghệ thuật nhà làm phim sử dụng để phản ánh thực; ngôn ngữ hội họa tồn đường nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử dụng để phản ánh giới, ngơn ngữ lồi ong tồn " vũ điệu " mà loài ong sử dụng để báo cho nơi chốn có hoa lượng hoa Đơi người ta cịn dùng từ ngôn ngữ để đặc điểm khái quát việc sử dụng ngôn ngữ tác giả, tầng lớp hay lứa tuổi phong cách ngôn ngữ cụ thể.Ví dụ: ngơn ngữ Nguyễn Du, ngơn ngữ trẻ em, ngơn ngữ báo chí Tuy nhiên theo cách hiểu phổ biến chủ yếu nhất, ngôn ngữ hệ thống kí hiệu bao gồm hệ thống âm, từ quy tắc kết hợp từ mà người cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với Ví dụ: tiếng Nga, Tiếng Việt hai ngơn ngữ khác 1.1.3 Mạch lạc Để đến khái niệm mạch lạc ta thấy rằng: - Mạch : Đường máu chảy thể - Lạc : Dây thần kinh Ta nhìn thấy mối quan hệ hai từ , " Mạch lạc" thể mối quan hệ chặt chẽ với khơng tách rời tác động qua lại lẫn theo trình tự