Tính cấp thiết của đề tài Sau 20 năm hoạt động 1995 – 2015 BHXH tỉnh Đắk Lắk đạt được những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thực hiện và làm tốt công tác BHXH, BHYT theo cơ ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ HUYỀN TRÂM
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thiện tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Phản biện 1: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 2: PGS.TS LÊ QUỐC HỘI
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng
01 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm hoạt động (1995 – 2015) BHXH tỉnh Đắk Lắk đạt được những kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thực hiện
và làm tốt công tác BHXH, BHYT theo cơ chế mới; số người tham gia BHXH, BHYT không ngừng mở rộng và tăng lên qua các năm;
số thu năm sau cao hơn năm trước, nguồn quỹ tăng nhanh, quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT được đảm bảo giải quyết kịp thời đúng luật định, ổn định đời sống của người lao động, góp phần ổn định, an toàn và an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đất nước phát triển
Để thực thi chính sách BHXH ngày càng tốt hơn nhằm đáp ứng những yêu cầu công tác phát triển dịch vụ BHXH trong bối cảnh chính sách, chế độ BHXH phải liên tục bổ sung, sửa đổi, thích ứng với các chính sách khác như chính sách lao động, việc làm, tiền lương… đồng thời phải có những giải pháp nhằm tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH và cải tiến, hoàn thiện nội dung công tác quản lý thu BHXH như một loại hàng hóa đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công Với lý do trên, em chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Đắk Lắk" làm luận văn Thạc sĩ cho mình
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngoài việc nghiên cứu, tham khảo các tài liệu quy định về BHXH, BHYT và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã đạt được ở những công trình trên, kết hợp khảo sát thực tiễn tình hình, kết quả thực hiện và phát triển dịch vụ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các cơ chế chính sách BHXH phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước hiện nay Vì vậy, việc
Trang 4nghiên cứu, xây dựng chiến lược thực hiện, phát triển dịch vụ BHXH vẫn mang tính thời sự và cần thiết
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau đây: Làm rõ những vấn đề
về cơ sở lý luận phát triển dịch vụ BHXH bao gồm BHXH, BHYT
và BHTN; Đánh giá thực trạng, nhu cầu và khả năng tham gia dịch
vụ BHXH tại tỉnh Đắk Lắk; Làm rõ quan điểm về tổ chức dịch vụ BHXH, đưa ra những kiến nghị, giải pháp tổ chức dịch vụ BHXH ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
về thực trạng và phát triển dịch vụ BHXH tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk
+ Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện và phát triển dịch vụ BHXH về lĩnh vực thu, chi và các thể chế chính sách BHXH, BHYT tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến năm 2014
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp khái quát hóa, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, nội suy (sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian
từ năm 2010 - 2014) và khảo sát điều tra chọn mẫu để nghiên cứu thực trạng dịch vụ BHXH và chất lượng dịch vụ BHXH tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
6 Những đóng góp của đề tài
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận, đóng góp vai trò quan trọng
về dịch vụ BHXH và việc tham gia các dịch vụ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Phân tích rõ thực trạng dịch vụ BHXH và đối tượng tham gia các dịch vụ BHXH, tìm ra những vấn đề hạn chế trong công tác quản lý dịch vụ BHXH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Trang 5Kết quả phân tích chỉ ra những tồn tại, bất hợp lý và sự cần
thiết khách quan phải hoàn thiện dịch vụ BHXH hiện nay Đề xuất
những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường chất lượng các dịch
vụ BHXH nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn đối tượng tham gia dịch
vụ BHXH trong thời gian tới tại tỉnh Đắk Lắk
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đấu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia thành ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ BHXH
Chương 2: Thực trạng dịch vụ BHXH tại tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BHXH
tại tỉnh Đắk Lắk
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1 Khái niệm phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội
Phát triển dịch vụ BHXH là quá trình vận động đi lên, lâu
dài, thay đổi theo hướng tích cực một loại dịch vụ công do Nhà nước
quản lý (trụ cột là hệ thống BHXH) như ốm đau, thai sản, TNLĐ,
BNN, mất việc làm, hết tuổi lao động, tử tuất, BHYT, BHTN khi họ
không may gặp những rủi ro trong cuộc sống không vì mục tiêu lợi
nhuận, đóng trước, hưởng sau, lấy số đông để bù số ít
1.1.2 Các loại hình dịch vụ bảo hiểm xã hội
a Bảo hiểm xã hội:
* Khái niệm về BHXH:
BHXH là biện pháp Nhà nước sử dụng để đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia BHXH khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, thất
Trang 6nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết gắn liền với quá trình tạo lập và
sử dụng quỹ BHXH
* Bản chất của BHXH:
Trên phương diện kinh tế - tài chính: Bản chất BHXH chính
là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho NLĐ khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động
Trên phương diện xã hội: BHXH nhằm hướng đến sự ổn
định xã hội và sự đoàn kết trong cộng đồng
Trên phương diện chính trị: bản chất của BHXH là sự liên
kết của những NLĐ xuất phát từ lợi ích chung của họ
* Vai trò của BHXH:
BHXH góp phần ổn định đời sống cho người tham gia BHXH, đảm bảo an toàn xã hội; BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội giữa những người tham gia BHXH; BHXH góp phần phòng tránh và hạn chế tổn thất, bảo đảm an toàn trong sản xuất và đời sống xã hội của con người; BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế của đất nước; BHXH bao gồm: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (BHXH bắt buộc gồm các chế độ như: Ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất; BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ như: Hưu trí, tử tuất)
b Bảo hiểm y tế
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT
BHYT bao gồm các chế độ như: được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; hưởng dịch vụ KCB; đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế có
ký hợp đồng KCB BHYT, NLĐ đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài
Trang 7người bệnh tự thanh toán các khoản chi phí khám, chữa bệnh, sau đó mang chứng từ đến BHXH để thanh toán theo mức quy định
c Bảo hiểm thất nghiệp
Là chế độ bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi mất việc làm, hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở NLĐ
có tham gia đóng vào Quỹ BHTN
BHTN gồm có các chế độ: TCTN; Trợ cấp hỗ trợ học nghề; Tìm việc làm; được cấp thẻ BHYT trong thời gian hưởng TCTN
1.1.3 Nội dung và tiêu chí phát triển dịch vụ Bảo hiểm xã hội
a Nội dung phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội
* Đa dạng và mở rộng các dịch vụ
Phát triển hệ thống bảo hiểm đa dạng và mở rộng các dịch vụ BHXH được coi là giải pháp quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia bảo hiểm Cần khẩn trương hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững, với chất lượng được nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh, kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách về BHYT, viện phí và KCB, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ Khẩn trương nghiên cứu, thí điểm để
mở rộng các hình thức bảo hiểm khác thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
*Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ
Chính sách BHXH tự nguyện là giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nhằm thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi NLĐ Để phát triển đối tượng tham gia ngày càng nhiều hơn thì chúng ta nhất thiết phải mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ, có cơ chế bố trí cán
bộ làm công tác BHXH tới cấp phường, xã Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân,
Trang 8đặc biệt điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Triển khai nhiều nơi đăng ký BHXH tự nguyện
*Mở rộng đối tượng hưởng dịch vụ
Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; Nhà nước cần định hướng phát triển và kích cầu kinh tế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho NLĐ; Xây dựng các văn bản pháp luật quy định về phát triển dịch vụ BHXH, nêu cao trách nhiệm
xã hội, tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh và “sân chơi” bình đẳng đối với các doanh nghiệp; Xây dựng cơ chế khuyến khích NLĐ tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình; Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật BHXH
*Nâng cao chất lượng các dịch vụ
Thực hiện BHXH tự nguyện và BHTN một cách hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật; trên cơ sở đó xem xét, rút kinh nghiệm và tiếp tục cải cách, hoàn thiện cơ chế chính sách Phối hợp cùng ngành y tế nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người tham gia BHYT
b Tiêu chí phản ánh phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội
* Doanh thu BHXH chung, doanh thu các dịch vụ và tỷ lệ nợ BHXH
Doanh thu BHXH là tổng số tiền mà cơ quan BHXH thu được trong năm từ nguồn thu của quỹ BHXH, BHYT, BHTN
Tỷ lệ nợ BHXH là số tiền mà các đơn vị sử dụng lao động còn
nợ cơ quan BHXH so với tổng số phải thu trong một tháng, quí hoặc năm
* Tổng chi
Tổng chi là số tiền đối tượng tham gia được nhận lại từ quỹ BHXH khi không may gặp rủi ro làm mất khả năng thu nhập hoặc giảm khả năng lao động như NLĐ bị ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất, TCTN, KCB
Trang 9* Diện bao phủ
Diện bao phủ BHXH là mức độ tham gia và hưởng lợi các dịch vụ BHXH của người dân so với qui mô dân số trên một vùng lãnh thổ nhất định
1.1.4 Đặc điểm phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội
Phát triển dịch vụ BHXH là phát triển hình thức dịch vụ công đặc biệt nhằm bảo đảm an sinh xã hội; Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn; Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ
1.2 CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1 Thu nhập của người lao động
Nguồn thu nhập của NLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó những yếu tố có tính chất phổ biến: chính sách tiền lương, hỗ trợ thu nhập, việc làm, phân phối theo vốn và tài sản
1.2.2 Ý thức của người lao động và người sử dụng lao động
Khi điều kiện sống của người dân không ngừng tăng lên thì nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng
Hệ thống BHXH muốn phát triển mạnh phụ thuộc vào nhận thức chung của toàn xã hội về các dịch vụ BHXH mà Nhà nước đang xây dựng nên Khi NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước hiểu được tầm quan trọng về chính sách BHXH, từ đó tích cực tham gia, thì hệ thống này mới phát triển và ngược lại là sự thất bại của thị trường BHXH
1.2.3 Thể chế chính sách về bảo hiểm xã hội
Các chính sách là trụ cột quan trọng của hệ thống BHXH Nội dung cơ bản của nó là xác định đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể và cơ chế xác định đối tượng theo một quy trình thống nhất
Trang 10Các bộ ngành có liên quan có trách nhiệm về đóng góp, đưa
ra chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng
Mở rộng và hoàn thiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT phải có bước đi theo lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, chứ không thể nóng vội một lúc bao phủ ngay tất cả các đối tượng có nhu cầu
1.2.4 Cơ chế tài chính của dịch vụ bảo hiểm xã hội
Đây là yếu tố sống còn, quan trọng của các chính sách BHXH Cơ chế tài chính còn là cơ chế thu – chi, cân đối thu chi và bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ Nhà nước hỗ trợ cho người tham gia dịch vụ BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất quan trọng Nguồn ngân sách nhà nước có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào chính sách thuế Nếu mục chi cho các dịch vụ BHXH cao thì việc thực hiện các dịch vụ BHXH sẽ thuận lợi và ngược lại
1.2.5 Công tác tổ chức và đội ngũ cán bộ của dịch vụ bảo hiểm xã hội
Đây là yếu tố có vai trò quyết định trong việc tổ chức các dịch vụ BHXH
1.2.6 Vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội
Ở các nước đang phát triển Nhà nước cung cấp dịch vụ BHXH, với những lý do chính sau: Dịch vụ BHXH được coi như là một hàng hóa công, Chính Phủ có khả năng khắc phục những thất bại của thị trường
Kết luận Chương 1
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH
ĐẮK LẮK 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí trung tâm Cao nguyên Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng, Bình Phước; phía Tây giáp Campuchia và tỉnh Đăk Nông, có đường biên giới dài 70
Km Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk Đắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua
Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương
2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Tiềm năng kinh tế của tỉnh chủ yếu sản xuất mủ cao su, cà phê, tiêu và các mặt hàng nông, lâm sản khác, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 800 triệu USD, thu nộp ngân sách gần 4.000 tỷ đồng/năm Ngoài ra có hàng trăm ngàn ha lúa nước và hàng triệu ha rừng tự nhiên … Tiềm năng lao động tại địa phương dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có gần 1.000.000 người
2.1.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội
Là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội Đắk Lắk
có rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, ngày 15/6/1995 Tổng Giám đốc BHXH Việt nam có Quyết định số
Trang 1218/QĐ-BHXH-TCCB về việc thành lập BHXH tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở thống nhất hai tổ chức BHXH thuộc hai ngành LĐ – TB & XH và LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk
Là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, tổ chức theo hệ thống dọc từ tỉnh đến huyện, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện các chế độ chính sách BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Về cơ cấu tổ chức có 09 phòng chức năng thuộc tỉnh và 15 BHXH huyện, thị xã, thành phố
2.2.1 Dịch vụ bảo hiểm xã hội tại tỉnh Đắk Lắk
a Các loại dịch vụ về chế độ bảo hiểm xã hội
Ốm đau: Giai đoạn 5 năm (từ 2010 – 2014), số lượt người
được hưởng chế độ ốm đau là 13,13% trên tổng số lao động tham gia BHXH năm 2010 có 12.970/89.480 lao động hưởng chế độ ốm đau, chiếm 14,49% Năm 2014 có 9.387/95846 lao động hưởng chế độ
ốm đau, chiếm 9,79% trên tổng số lao động tham gia Tổng số tiền chi trả 5 năm (2010–2014) là 29,256 tỷ đồng
Thai sản: Số người được hưởng trợ cấp thai sản 5 năm (2010
– 2014) là 23.963 lượt người trên tổng số NLĐ tham gia BHXH chiếm 5,17%, năm 2010 có 1.821/89.480 NLĐ hưởng chế độ thai sản, chiếm 2,04%, năm 2014 có 5.382/95.846 NLĐ hưởng chế độ thai sản, chiếm 5,62% trên tổng số LĐ tham gia BHXH Tổng số tiền chi trả 5 năm (2010 – 2014) là 263,948 tỷ đồng
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: Số lao động hưởng trợ cấp
năm (2010–2014) là 8.659 lượt người trên tổng số lao động tham gia BHXH, chiếm 1,87% với số tiền chi trả là 12,324 tỷ đồng năm 2010
có 615/89.480 lượt lao động hưởng trợ cấp chiếm 0,69%, năm 2014
là 2.226 lượt người, chiếm 2,32%
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Số lao động hưởng trợ
cấp TNLĐ, BNN năm 2010–2014 rất ít, chỉ có 96 lao động hưởng
Trang 13trợ cấp trên tổng số lao động tham gia BHXH, chiếm 0,02% Với số tiền chi trả là 1,796 tỷ đồng
Hưu trí: NLĐ hưởng trợ cấp hưu trí 5 năm (2010 – 2014) là
9.249 người, chiếm 1,99% trên tổng số lao động tham gia BHXH, năm 2010 có 1.984 người nghỉ hưởng chế độ hưu trí, chiếm 2,22% trên tổng số lao động tham gia, năm 2014 có 1.975 người nghỉ hưởng chế độ hưu trí, chiếm 1,90% trên tổng số lao động tham gia.Tổng số tiền chi trả từ 2010-2014 là 23,911 tỷ đồng
Tử tuất: NLĐ được hưởng trợ cấp tử tuất 5 năm (2010-2014)
là 1.549 người trên tổng số lao động tham gia BHXH, chiếm 0,33% với tổng số tiền chi trả là 62,477 tỷ đồng, chủ yếu NLĐ hưởng tuất còn đang tham gia BHXH, đây là dấu hiệu không tốt đối với NLĐ Năm 2010 có 314 người hưởng chế độ trên tổng số NLĐ tham gia, chiếm 0,35%, năm 2014 có 304 người hưởng chế độ trên tổng số NLĐ tham gia, chiếm 0,32%
b Mạng lưới cung ứng và độ bao phủ BHXH
* Mạng lưới cung ứng
Số người tham gia BHXH tại Đắk Lắk ngày càng tăng Năm
2010 chỉ có 89.480 người tham gia, năm 2014 có 95.846 người tham gia tăng 1,07% Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện năm 2010 có
134 người, năm 2014 có 1.163 người tham gia tăng trên 8,7 lần
Số người hưởng BHXH thường xuyên được chi trả: Trợ cấp
ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, tử tuất, hưu trí, TCTN và KCB kịp thời đúng luật định Số người hưởng BHXH thường xuyên tăng hàng năm khoảng 2.090 người Tổng số tiền chi trả các chế độ trong 5 năm (2010 – 2014) là 6.949.352 triệu đồng, năm 2014 chi 1.973.367 triệu đồng tăng gần 2 lần so với năm 2010
* Thực trạng độ bao phủ bảo hiểm xã hội tại tỉnh Đắk Lắk tính tại thời điểm ngày 31/12/2014