Đề tài đã nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLê-nin, trong đó sử dụng cụ thể các phương pháp sau:- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở tài liệu tìm hiểu và
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- -SINH VIÊN: ĐẶNG THANH VÂN
LỚP: CQ57/63.01 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY QUA THỰC TẾ THỰC HIỆN TẠI XÃ
PHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA
Giáo viên hướng dẫn
: TS Đoàn Thị Hải Yến
Trang 2Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu khoa học, độclập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và có nguồngốc rõ ràng
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
(Ký ghi rõ họ tên)
Đặng Thanh Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy giáo, Cô giáoHọc Viện Tài Chính, Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế đã trực tiếp giảngdạy, hỗ trợ em trong thời gian học tập tại trường.Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơntới Cô giáo TS Đoàn Thị Hải Yến đã đồng hành cùng em trong suốt thời gianthực tập và viết khóa luận
Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch UBND xã PhúLâm và các anh/chị trong đơn vị thực tập, đặc biệt là các anh/chị thuộc phòngTài chính – Kế hoạch của UBND xã đã tạo điều kiện cho em được thực tập vàhướng dẫn em trong thời gian thực tập tại công ty
Cá nhân em là một sinh viên sắp ra trường nên quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện khóa luận với đề tài “Pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” sẽ có những hạn chế nhất định nên em rất
mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh Tế Học Viện Tài Chính để em có cơ hội được hoàn thiện, nâng cao kiến thức trongquá trình áp dụng vào thực tế
-Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2023
Sinh viên
Đặng Thanh Vân
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu đề tài 6
CHƯƠNG 1 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 7
1.1 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 7
1.1.1 Khái niệm chi ngân sách Nhà nước 7
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 8
Trang 71.2 Pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 101.2.1 Khái niệm về pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 101.2.2 Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quản lý chithường xuyên ngân sách Nhà nước 101.2.3 Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về quản lý chi thường xuyênngân sách Nhà nước 121.2.4 Nội dung của pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 151.2.4.1 Chủ thể quản lý chi thường xuyên 151.2.4.2 Các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 151.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về chi thường xuyên ngân sách Nhànước 23TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25CHƯƠNG 2 26THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂNSÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA THỰC TẾ THỰC HIỆN TẠI XÃPHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA 262.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ởViệt Nam hiện nay 262.1.1 Chủ thể quản lý chi thường xuyên 262.1.2 Các nội dung của pháp luật quy định về chi thường xuyên ngân sách nhànước 31
2.1.3 Đánh giá thành tựu, hạn chế 40
Trang 82.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi sơn, tỉnh Thanh Hóa 44
2.2.1 Tổng quan về xã Phú Lâm 44
2.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn xã Phú Lâm 48
2.2.3 Thực tiễn thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại xã Phú Lâm giai đoạn 2019 - 2021 50
ảng 2.4 Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn xã Phú Lâm giai đoạn 2019 – 2021 54
2.2.3.1 Về chấp hành chế độ chính sách pháp luật chi thường xuyên 55
2.2.3.2 Về công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên 55
2.2.3.3 Về thẩm tra, quyết toán chi thường xuyên 62
2.3 Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua thực tiễn thực hiện tại xã Phú Lâm 63
2.3.1 Thành tựu đã đạt được 63
2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 64
2.3.3 Nguyên nhân gây ra hạn chế 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3 70 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN
Trang 9PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI XÃ PHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN,
TỈNH THANH HÓA 70
3.1 Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay 70
3.2 Mục tiêu định hướng về chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021 – 2025 tại xã Phú Lâm 72
3.3 Các biện pháp tăng cường thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Phú Lâm 74
3.4 Một số kiến nghị với hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong hệ thống tài chính của một quốc gia, ngân sách nhà nước đóng vai tròrất quan trọng và là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ của nhànước Trong nền kinh tế thị trường, NSNN chịu trách nhiệm điều tiết vĩ mô củatoàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển kinh tế
- xã hội thông qua việc sử dụng các công cụ thuế và thuế suất của Nhà nước Vềphương diện xã hội, NSNN có chức năng điều tiết mức thu nhập giữa các tầnglớp trong xã hội, đồng thời cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho những người có hoàncảnh khó khăn hoặc thu nhập thấp, bao gồm cả các khoản trợ cấp xã hội, trợ giácho các mặt hàng thiết yếu, chi phí thực hiện chính sách dân số, chính sách việclàm, chống mù chữ và hỗ trợ đồng bào trong các tình huống khẩn cấp như bãolụt Ngoài ra, NSNN còn được sử dụng như một công cụ để góp phần bình ổn giá
cả và kiềm chế lạm phát thông qua cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnhthuế suất, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia cũng như đóng góp tích cực vào đờisống kinh tế - xã hội
Ngân sách xã là một trong những cấp ngân sách quan trọng nhất trong hệthống NSNN Đây là cấp ngân sách cuối cùng trong phân cấp quản lý NSNN vàđóng vai trò chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở cấpđịa phương Ngân sách xã bao gồm toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi đượcquy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân xã quyết định và giaocho Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ củachính quyền xã
Trang 12Quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp xã là một trong những nội dunghàng đầu của việc đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp xã Ngân sách xã lànguồn tài chính cơ bản để cung cấp các dịch vụ công cộng và phát triển địaphương Từng bước hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN từ khâu xâydựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN chính là điều kiện để cấp
xã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, thực tế hiện naycho thấy, quá trình quản lý NSNN các cấp, trong đó có cấp xã vẫn đang cònnhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật Ngân sách nhà nướcđặt ra, gây bất lợi khi thực hiện các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, cũngnhư Quốc phòng – An ninh trên địa bàn
Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm, thị
xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Với mục đích tìm hiểu, phân tích các vấn đề xoay quanh việc quản lý chi thườngxuyên NSNN cấp xã để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoànthiện hơn pháp luật NSNN nói chung cũng như pháp luật về quản lý chi thườngxuyên NSNN ở Việt Nam hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học vềpháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN tại Việt Nam thông qua thực tiễnthực hiện ở các cấp Có thể kể đến một số đề tài như:
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế “ Quản lý chi thường xuyên ngân sáchcấp xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.” của tác giảNguyễn Ngọc Ánh (2019) Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực
Trang 13trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã, phường Phân tíchthực trạng chi thường xuyên NSNN tại thị xã Điện Bàn, từ đó đề ra một số giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên cấp xã, phường hiệnnay
Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” năm 2018 của tác giả Nguyễn ThuHiền đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chi thường xuyên và quản lý chithường xuyên tại huyện Tân Sơn Phân tích thực trạng chi thường xuyên NSNNtại huyện Tân Sơn, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện hiện nay
Luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế: “Quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” năm 2017 của tác giả Hoàng AnhSơn đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyêntại huyện Đăk Hà Từ đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng chi thường xuyênNSNN tại Đăk Hà, và dựa trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi thường xuyên NSNN
Luận văn tốt nghiệp: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạihuyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” năm 2020 của tác giả Nguyễn Thị ThanhThanh, luận văn đã làm rõ các vấn đề liên quan đến chi thường xuyên và quản lýchi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Nam Trực, đồng thời đánh giá thựctrạng và đưa ra các kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý chithường xuyên NSNN, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả và hoànthiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện
Các đề tài nghiên cứu trên đều hệ thống hóa những vấn đề lý luận vềNSNN, pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN tại Việt Nam cũng như
Trang 14thực tiễn tại đơn vị nghiên cứu Tuy nhiên tại địa bàn xã Phú Lâm, thị xã NghiSơn, tỉnh Thanh Hóa cho tới thời điểm tháng 02/2023 vẫn chưa có đề tài nghiêncứu nào về quản lý chi thường xuyên NSNN Do đó, việc thực hiện khóa luận tốtnghiệp về đề tài này là cần thiết, góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạtđộng quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn xã Phú Lâm.
Trang 153 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN,quản lý chi thường xuyên NSNN và pháp luật về quản lý chi thường xuyênNSNN
Nghiên cứu về thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNNtại Việt Nam
Nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên tại trênđịa bàn xã Phú Lâm Từ đó có cái nhìn cụ thể, đa chiều về những thành tựu cũngnhư hạn chế còn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách thôngqua việc đề xuất các giải pháp thực tế, phù hợp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên và
pháp luật quản lý chi thường xuyên NSNN
Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý chi thường xuyênNSNN tại Việt Nam và tổ chức thực hiện trên địa bàn xã Phú Lâm, thị xã NghiSơn, tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN ở Việt
Nam hiện nay
Không gian: Thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian: Dựa trên các số liệu thu thập được từ năm 2019 - 2021
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 16Trong quá trình nghiên cứu về pháp luật về quản lý chi thường xuyênNSNN Đề tài đã nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLê-nin, trong đó sử dụng cụ thể các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Trên cơ sở tài liệu tìm hiểu và thu thập được, tiến hành phân tích các vấn đề
lý luận, các quy định của pháp luật về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp xã,đưa ra thành tựu và hạn chế, sau đó tổng hợp lại để hoàn thiện hơn hệ thống phápluật về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp xã…
- Phương pháp thu thập thông tin:
Xin số liệu về dự toán và quyết toán thu, chi NSNN và các văn bản, quyếtđịnh, hướng dẫn tại đơn vị thực tập (Phòng Tài chính- Kế hoạch xã Phú Lâm)
- Phương pháp so sánh:
So sánh, đối chiếu các kết quả đạt được trong 3 năm từ 2019 - 2021 và cácnhân tố tác động, từ đó chỉ ra được những tồn tại, hạn chế nhằm có đánh giákhách quan, khoa học Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, nhằm hoànthiện và nâng cao hiệu quả quản lý NSNNtại xã Phú Lâm trong thời gian tới
- Phương pháp thống kê mô tả:
Với các số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và xử lý dữ liệu Qua đó
sẽ tính toán mô tả so sánh bằng các đại lượng thống kê số tuyệt đối, số tươngđối, bảng biểu; làm căn cứ để chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho việcquản lý công tác chi thường xuyên Ngân sách cấp xã của theo hướng tiết kiệm,hiệu quả quả, đúng mục đích, đúng đối tượng
6 Kết cấu đề tài
Trang 17Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời cam đoan, lời
mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận đượctrình bày theo kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước và pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chương II: Thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước ở việt nam qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm, Thị xã Nghi Sơn, tỉnhThanh Hóa
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chi thườngxuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam và các biện pháp nhằm tăng cường phápluật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại xã Phú Lâm, thị xã NghiSơn, tỉnh Thanh Hóa
Trang 18CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
1.1.1 Khái niệm chi ngân sách Nhà nước
Trong quá trình quản lý và thực hiện hoạt động chi NSNN, có 2 cách tiếpcận về khái niệm chi NSNN
Về phương diện kinh tế: chi NSNN là hoạt động tài chính trong đó Nhà
nước tiến hành sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chức năng,nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) theo dự toán chiNSNN đã được Quốc hội quyết định
Về mặt pháp lý: chi NSNN là chế độ phân phối đặc thủ các nguồn lực tài
chính, trong đó Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với các nguồn lực tài chính
đã được tập trung vào quỹ NSNN thông qua một hoạt động đặc biệt được thựchiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật [16, tr.200]
Tóm lại, Chi NSNN là hoạt động tài chính, là quá trình phân phối quỹ tiền
tệ hay còn gọi là quỹ NSNN để chi dùng vào các mục đích khác nhau của nhànước trong từng thời kỳ nhất định Chi ngân sách nhà nước bao gồm: (i) Chi đầu
tư phát triển; (ii) Chi dự trữ quốc gia; (iii) Chi thường xuyên; (iv) Chi trả nợ lãi;(v) Chi viện trợ; (vi) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; (vii) Dự phòng ngân sách;(viii) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong phạm vinghiên cứu khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu về chi thường xuyên
Trang 191.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là một khoản chi thuộc chi ngânsách Nhà nước Ngoài chi thường xuyên, chi ngân sách nhà nước bao gồm: chiđầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chikhác
Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước được định nghĩa như sau:
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước nhằm bảo đảmhoạt động của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗtrợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên củaNhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.1
Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước:
Chi thường xuyên có những đặc điểm cơ bản phân biệt với các khoản chikhác như sau:
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN mang tính ổnđịnh khá rõ nét và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, quý,năm Nguồn lực Tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân
bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa cácnăm trong kỳ kế hoạch
Thứ hai, nếu xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sửdụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từNSNN có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn và mang tính tiêu dùng xã hội.Vìvậy, hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chicho đầu tư phát triển Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được
1 Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Trang 20thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vữngcủa đất nước.
Thứ ba, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu
tổ chức bộ máy nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xãhội của Nhà nước trong từng thười kỳ Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trungcủa Nhà nước, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luônhướng tới việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước đó Mộtkhi bộ máy nhà nước được gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả thì số chi thườngxuyên cho nó sẽ giảm và ngược lại Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương,chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc định hướng, phạm vi và mức độ chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Vai trò của chi thường xuyên:
Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện cácchức năng của Nhà nước về quản lý KT – XH, là một trong những nhân tố có ýnghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước
Thứ hai, chỉ thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổnđịnh và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiệncác chính sách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điềuchỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước Nói cách khác, chithường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điềutiết vĩ mô nền kinh tế
Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng,
an ninh Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội,đảm bảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng
Trang 211.2 Pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
1.2.1 Khái niệm về pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Quản lý chi thường xuyên ngân sách là việc áp dụng các biện pháp thựchiện tốt khâu quản lý định mức, lập dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhànước và quyết toán chi thường xuyên NSNN hằng năm
Pháp luật chi thường xuyên NSNN không phải là một lĩnh vực pháp luậtđộc lập mà là một nội dung của pháp luật NSNN Pháp luật chi thường xuyênNSNN ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của pháp luật NSNN và có thể địnhnghĩa như sau:
“ Khái niệm pháp luật chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước nhằm thiết lập và duy trì trật tự trong quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước”2
1.2.2 Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động quản lý chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân nên phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh nhằm bảo đảm hoạtđộng của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các
tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về pháttriển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
2 https://luanvantrust.com/co-so-ly-luan-phap-luat-ngan-sach-nha-nuoc-cho-chi-thuong-xuyen/
#1_Khai_quat_ve_phap_luat_ngan_sach_Nha_nuoc_cho_chi_thuong_xuyen
Trang 22Thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vựcNSNN như Luật NSNN 2015, Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật ngânsách nhà nước … Nhà nước đã giúp cho việc quản lý NSNN nói chung và quản
lý chi thường xuyên NSNN nói riêng trở nên hiệu quả hơn Từ khâu lập dự toán,chấp hành dự toán, và quyết toán chi thường xuyên NSNN đều phải tuân thủ cácnguyên tắc của pháp luật như nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc tiết kiệm hiệuquả, nguyên tắc công khai minh bạch… cùng với các điều luật quy định rõnhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý chi thường xuyên NSNN
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của Nhà nước Trong hoạt động chi thườngxuyên NSNN, có thể có những mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích Nhà nước và lợiích của các tổ chức, cá nhân Vì vậy, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lựcchính trị công, phải đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân Muốn cân đốihài hòa các mỗi quan hệ giữa các chủ thể, đảm bảo cho việc sử dụng quỹ NSNNmột các hiệu quả nhất thì Nhà nước cần thiết phải sử dụng pháp luật để điềuchỉnh các mối quan hệ trong hoạt động chi thường xuyên NSNN
Thứ ba, pháp luật còn có những thuộc tính đặc trưng mà các công cụ kháckhông có được Tạo nên tính chặt chẽ, có nguyên tắc trong hoạt động quản lý chithường xuyên NSNN Các thuộc tính đó như sau:
+ Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm phổ biến được hiểu là tính bắtbuộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổchức Từ đó có thể thấy, pháp luật có thể điều chỉnh mọi quan hệ NSNN baogồm các hành vi của các cá thể, tổ chức tham gia vào hoạt động chi thườngxuyên ngân sách ở các phạm vi khác nhau
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Nội dung của pháp luật phảiđược xác định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều luật trong một văn bản
Trang 23quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành.Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơnnghĩa Từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật vào hoạt động chi thường xuyênNSNN cũng được rõ ràng, minh bạch hơn.
+ Tính được bảo đảm bằng Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành vàthừa nhận, đồng thời Nhà nước đảm bảo cho pháp luật đó được thực hiện trongthực tiễn đời sống qua việc tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ chủ thể thực hiệnpháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chếcủa Nhà nước Qua đó có thể thấy sự ràng buộc mạnh mẽ giữa pháp luật với các
cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động chi thường xuyên NSNN và sự bắt buộcphải thực hiện những quy định của pháp luật khi tham gia vào những quan
1.2.3 Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về quản lý chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Trên góc độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thểhiện sự cam kết của các cơ quan chức năng về quản lý tài chính công với các đơn
vị thụ hưởng NSNN Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý theo dự toán mới đảmbảo được yêu cầu cân đối của NSNN; tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hànhNSNN; hạn chế được tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn
vị thụ hưởng NSNN Nguyên tắc quản lý theo dự toán được thể hiện:
+ Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xácđịnh trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của các cơquan quyền lực nhà nước từ thấp đến cao Khi các chỉ tiêu thuộc dự toán chi
Trang 24thường xuyên đã được thông qua thì các ngành, các cấp, các đơn vị phải có tráchnhiệm chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị thụ hưởng NS phải căn cứvào dự toán kinh phí đã được phê duyệt mà phân bổ và sử dụng cho các khoản,mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định
+ Định kỳ, khi quyết toán kinh phí, các đơn vị thụ hưởng NS cũng phải lấy
dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh để phân tích, đánh giá kết quả thực hiệncủa kỳ báo cáo
Thứ hai, Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý một số nội dung sau:
+ Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từngđối tượng hay từng tính chất công việc, phải có tính thực tiễn cao
+ Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thứccấp phát phù hợp với mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng NS, với yêu cầu quản lýcủa từng nhóm, mục chi
+ Lựa chọn được thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhómmục, chi sao cho với tổng số chi có hạn những vẫn hoàn thành khối lượng côngviệc với chất lượng cao
+ Phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN,phải xem xét trên góc độ những lợi ích về KT - XH mà toàn xã hội được thụhưởng
Thứ ba, Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN:
Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán chi trả có sự tham giacủa 3 bên: Đơn vị sử dụng ngân sách; KBNN; tổ chức cá nhân được nhận các
Trang 25khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán chi trả (còn được gọi chung
là người được hưởng) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Đơn vị sửdụng NSNN ủy quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trảvào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào đó Đểnguyên tắc này được thực hiện cần giải quyết tốt những nội dung sau:
+ Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặtchẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán (phải có trong dự toán NSNN đã đượcduyệt, tuân thủ đúng cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗi khoảnchi, phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi)
+ Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN;chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong cả ba khâu: lập
dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN
+ Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán NS của các
cơ quan, đơn vị cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán của cácđơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán cấp dưới Định kỳ, cơ quan tàichính các cấp có trách nhiệm thẩm định các báo cáo quyết toán của các đơn vị
dự toán cấp I trực thuộc để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi NSNN
+ KBNN phải kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiệncấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; phối hợpvới các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tratình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơnvị
+ Phải lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán phù hợp với hoàn cảnhKT– XH hiện tại đối với từng khoản chi thường xuyên
Trang 261.2.4 Nội dung của pháp luật quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước1.2.4.1 Chủ thể quản lý chi thường xuyên
Theo Luật Ngân sách Nhà nước, chủ thể quản lý chi thường xuyên trongngân sách nhà nước gồm: các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thành viên BanChỉ đạo Tài chính- Ngân sách của thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quanhành chính, tài chính địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sựnghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác được giao quyềnquản lý ngân sách nhà nước
Các chủ thể quản lý chi thường xuyên phải tuân thủ các quy định pháp luậtliên quan đến quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách; xây dựng, triển khai kếhoạch và dự toán chi tiêu đúng thẩm quyền và trình tự; kiểm soát và giám sátviệc sử dụng ngân sách, báo cáo về tình hình thu, chi và quản lý ngân sách; kịpthời xử lý các vi phạm, lãng phí, thất thoát ngân sách và chịu trách nhiệm về kếtquả quản lý ngân sách nhà nước
1.2.4.2 Các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Quy định về quản lý chu trình chi thường xuyên NSNN
Chu trình chi thường xuyên NSNN nằm trong chu trình chi NSNN, được tính
từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hướng dẫn lập dự toán chi thườngxuyên NSNN cho đến khi quyết toán chi thường xuyên NSNN Chu trình chithường xuyên NSNN được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ nhất định đượcluật định và căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của các cấp ngân sách
Chu trình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NS bao gồm: Lập dự toánchi thường xuyên NS, chấp hành dự toán chi thường xuyên NS và quyết toán chithường xuyên NS
Trang 27- Lập dự toán chi thường xuyên NSNN: Dự toán chi thường xuyên được
lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tựchủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính (theoNghị định 130/2005/NĐ-CP): Đơn vị sự nghiệp công thực hiện quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhthực hiện theo quy định của Chính phủ (Nghị định 16/2015/NĐ-CP) và(NĐ141/2016/NĐ-CP)
- Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN: Do những khoản chi
thường xuyên có đặc điểm cơ bản là mang tính ổn định, không có khả năng thuhồi và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng như hoạt động của bộ máy nhànước, bảo đảm nguồn vật chất cho QP – AN, trật tự an toàn xã hội nên hình thứccấp phát, thanh toán đối với chi thường xuyên về cơ bản là hình thức thanh toántrực tiếp
Chi thường xuyên NSNN được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhaunên yêu cầu sử dụng kinh phí cũng khác nhau:
Đối với các khoản chi tiền lương và các khoản chi có tính chất tiền lương,đơn vị sử dụng kinh phí dựa trên danh sách chi trả, bảng đăng ký danh sách cán
bộ, công chức, viên chức đã được phê duyệt (áp dụng cả đối với các đơn vị thựchiện khoán biên chế và kinh phí), phát hành “Giấy đề nghị rút dự toán NSNN”gửi KBNN đề nghị trả, thanh toán KBNN kiểm tra tính hợp lệ của giấy đề nghịrút kinh phí, tiến hành cấp phát thanh toán cho đơn vị sử dụng Đối với thu nhậpcủa đối tượng thuê ngoài, việc thanh toán còn dựa trên cơ sở hợp đồng của đơn
vị sử dụng với bên làm thuê
Trang 28Việc chi trả tiền lương của các đơn vị sự nghiệp có thu có những điểmkhác biệt nhất định so với các đơn vị có sử dụng NS khác Trên cơ sở hoàn thànhnhiệm vụ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN, thủ trưởng đơn vị xác địnhquỹ tiền lương, tiền công với hệ số điều chỉnh tăng thâm trên cơ sở mức lươngtối thiểu Thủ trưởng đơn vị quyết định chi trả tiền công, tiền lương cho từng cánhân viên chức hoặc người lao động theo hiệu quả công việc Bên cạnh đó,những phần tăng thêm về tiền lương cho người lao động của đơn vị do chínhsách chế độ mới, trách nhiệm cũng thuộc về đơn vị đó
Đối với khoản chi thanh toán cho các dịch vụ mua ngoài (mua sắm thiết
bị, sửa chữa, xây dựng nhỏ), đơn vị sử dụng NS căn cứ vào chi tiêu phân bổ chonhóm chi, phát hành quyết định chi hợp lệ cùng với hồ sơ, chứng từ liên quanđến dịch vụ mua ngoài đã được cung ứng (dự toán phân bổ, quyết định phê duyệtkết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng cung ứng hàng hóa dịch vụ, bộchứng từ hàng hóa dịch vụ) KBNN kiểm tra tính hợp lệ và chi trả trực tiếp chođơn vị cấp dịch vụ
Đối với các khoản chi cho an ninh, quốc phòng thực hiện theo những quyđịnh riêng
Đối các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, về cơ bản được thực hiệntương tự các khoản chi thường xuyên khác
Đối với hoạt động sự nghiệp phục vụ đường sắt, địa chất, cầu đường,đường thủy, trình tự cấp phát thanh toán cần có thêm hồ sơ, chứng từ liên quanđến hoạt động đặc thù đó
- Quyết toán chi thường xuyên NSNN: Quyết toán chi thường xuyên
NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình NS, quyết toán chi NS cũng là báo
Trang 29cáo kế toán kết quả chấp hành NSNN hàng năm đã được phê duyệt theo quyđịnh.
+ Căn cứ quyết toán chi thường xuyên NSNN:
Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về các chỉ tiêu
tài chính, định mức chi tiêu tài chính áp dụng chung cho các đơn vị sử dụngNSNN
Thứ hai, căn cứ vào các chỉ tiêu được phân bổ trong dự toán NSNN.
Thứ ba, căn cứ vào mục lục NS áp dụng cho từng đối tượng quyết toán
NSNN Nội dung báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN phải theo đúng nộidung ghi trong dự toán chi thường xuyên NSNN được giao theo mục lục NSNN(Khoản 4 – Điều 65 Luật NSNN) Báo cáo quyết toán NS cấp huyện, xã không đượcquyết toán chi lớn hơn thu NS (Khoản 5 – Điều 65 Luật NSNN)
Thứ tư, căn cứ vào các chứng từ, tài liệu thực tế chứng minh kết quả chấp
hành chi thường xuyên NSNN Yêu cầu đối với chứng từ phải hợp pháp, phảikhớp với số liệu của cơ quan KBNN và phải thể hiện các chứng từ đó là chứng
từ đã thực hiện trong thực tế
+ Trình tự, thủ tục quyết toán chi thường xuyên NSNN: Để tiến hànhquyết toán chi thường xuyên NSNN, các chủ thể có liên quan thực hiện theotrình tự thống nhất Thời hạn quyết toán và các đơn chi ngân sách áp dụng theothời hạn quyết toán NSNN tính từ thời điểm kết thúc ngày 31/12, các đơn vị dựtoán phải khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán năm
Thực hiện quyết toán NSNN, các khoản chi được trí cho dự toán ngân sáchnăm nào, phải thực hiện trong năm đó, nếu trong năm chưa thực hiện hoặc thực hiệnchưa hết, không được chuyển sang năm sau trừ trường hợp đặc biệt
Trang 30- Tổng hợp, thẩm định quyết toán chi thường xuyên NSNN của các cấp ngân sách.
NS cấp xã là đơn vị đầu tiên thực hiện quyết toán chi thường xuyên NS.Ban tài chính xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NS cấp
xã và hoạt động chi tài chính khác của cấp xã, trình UBND xã, gửi HĐND xãphê chuẩn đồng thời gửi Phòng tài chính cấp huyện
Phòng tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán chi thường xuyên NS xã.Phòng tài chính huyện có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NS cấphuyện bao gồm cả quyết toán chi thường xuyên NS cấp xã trực thuộc, trình UBNDhuyện, gửi HĐND huyện phê chuẩn, gửi sở tài chính thẩm định
Sở tài chính tổng hợp, lập quyết toán chi NSĐP bao gồm: Quyết toán chi
NS cấp tỉnh, quyết toán chi NS cấp huyện, quyết toán chi NS cấp xã, trìnhUBND cấp tỉnh, Bộ tài chính đồng thời trình HĐND tỉnh phê chuẩn
Bộ tài chính là cơ quan thẩm định báo cáo quyết toán chi NSĐP Bộ tàichính có trách nhiệm tổng hợp dự toán NSĐP, lập báo cáo tổng quyết toán chiNSNN trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn đồng thời gửi kiểmtoán nhà nước
Việc phê chuẩn quyết toán NSNN trong đó có quyết toán chi thườngxuyên NSNN, xuất phát từ phân cấp quản lý ngân sách, việc phê chuẩn quyếttoán chi thường xuyên NSĐP thuộc thẩm quyền của HĐND các cấp, phê chuẩntổng quyết toán NSNN thuộc thẩm quyền của Quốc hội
* Quy định về kiểm soát chi thường xuyên NSNN
- Các yêu cầu kiểm soát chi thường xuyên NSNN:
Thứ nhất, kiểm soát chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chung của các
Trang 31ngành, các cấp, các địa phương
Thứ hai, kiểm soát chi thường xuyên NSNN phải được tiến hành trong
suốt quy trình chi: Kiểm soát việc lập dự toán chi; thông báo hạn mức; kiểm soátngay trước khi chi; kiểm soát trong quá trình chi; kiểm soát sau khi chi
- Quy trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN:
+ Kiểm soát trước khi chi (kiểm tra, xác nhận chi): Kiểm soát trước khi
chi tiền là kiểm soát trước hồ sơ gửi đến cơ quan tài chính, KBNN khi đơn vị
sử dụng NS xin được cấp phát Mục đích là để kiểm soát việc chấp hành cácđiều kiện thanh toán, bảo đảm đơn vị thụ hưởng NSNN phải lập dự toán kinhphí hàng năm có chia theo quý được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sởdúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do Chính phủ hoặc cơ quan
có thẩm quyền quy định đồng thời kiểm soát quyết định chi của thủ trưởngđơn vị thụ hưởng NSNN gửi tới KBNN để được thanh toán, cấp phát Đây làhình thức kiểm soát chi NSNN quan trọng nhất vì kiểm soát trước khi chi sẽngăn ngừa và loại bỏ được những khoản chi tiêu không đúng chế độ quy định,không đúng tiêu chuẩn, định mức, đơn giá và không đúng mục đích
+ Kiểm soát trong khi chi: Kiểm soát trong khi chi nhằm đảm bảo các
khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; bảo đảm kiểm tra tính hợp phápcủa hồ sơ thanh toán và thoản mãn các điều kiện quy định đối với việc thực hiệnchi NSNN
+ Kiểm soát sau khi chi: Kiểm soát sau khi chi thực chất là giai đoạn kiểm
tra việc chấp hành pháp Luật ngân sách nhà nước, cũng như kiểm tra hoạt độngquản lý tài chính ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
+ Kiểm soát chi ngân sách trong quá trình hạch toán kế toán và báo cáo chi thường xuyên NSNN: Thông qua việc hạch toán kế toán chi thường
Trang 32xuyên NS, việc xác nhận vào báo cáo thực hiện dự toán chi của các đơn vị sửdụng NS cũng như thông qua việc tự lập báo cáo chi thường xuyên NSNN,KBNN có thể tiến hành kiểm soát một lần nữa những khoản cấp phát, thanhtoán từ quỹ NSNN Để đảm bảo tính đúng đắn và hợp pháp, báo cáo chithường xuyên NSNN còn được kiểm soát lần cuối bởi kiểm toán nhà nước khi
cơ quan này tiến hành rà soát báo cáo quyết toán NSNN các cấp (trong đó cóquyết toán chi thường xuyên) trước khi trình Quốc hội phê chuẩn
* Quy định về giám sát chi thường xuyên NSNN
Pháp luật cần quy định về nguyên tắc giám sát, chủ thể giám sát, thẩmquyền giám sát, đối tượng bị giám sát, nội dung giám sát, trách nhiệm của cơquan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát Giám sát ngân sách nhà nước được quyđịnh tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, Luật ngânsách nhà nước và các văn bản pháp luật khác liên quan Nguồn tạo lập quỹNSNN là của dân, do vậy chủ thể giám sát chính là của dân, người dân trực tiếphoặc thông qua cơ quan đại diện của mình (Quốc hội, HĐND các cấp) thực hiệngiám sát các hoạt động ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Giám sát của cộng đồng cũng đã được pháp luật quy định tại điều 16, LuậtNSNN 2015: “Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng Mặt trận Tổquốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước củacộng đồng Nội dung giám sát NSNN của cộng đồng gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngânsách nhà nước;
b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15của Luật ngân sách nhà nước.”
Trang 33Giám sát ngân sách nhà nước luôn gắn với trách nhiệm giải trình
* Quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN
- Quy định về thanh tra, kiểm tra NSNN
Luật ngân sách nhà nước quy định:
+ Chính phủ kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước;
+ Bộ Tài chính: thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách, xử lý hoặc kiếnnghị với cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các viphạm về chế độ quản lý tài chính ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, các tổ chứckinh tế, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng khác cónghĩa vụ nộp NSNN và sử dụng NSNN;
+ Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ởtrung ương kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện NS thuộc ngành, lĩnh vực phụtrách, Thanh tra NSNN theo quy định tại Luật thanh tra, Luật ngân sách nhànước và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan
Pháp luật về kiểm tra, thanh tra NSNN quy định về chủ thể kiểm tra, thanhtra; về thẩm quyền kiểm tra, thanh tra; về nội dung kiểm tra, thanh tra; về trình
tự, thủ tục kiểm tra, thanh tra NSNN
- Quy định về kế toán, kiểm toán ngân sách nhà nước: Kế toán, kiểm toán
ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật kế toán, Luật kiểm toán nhà nước,Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan
+ Thu, chi NSNN được hạch toán bằng Đồng Việt Nam Trường hợp cáckhoản thu, chi NSNN bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ
Trang 34giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngânsách nhà nước tại thời điểm phát sinh
+ Các khoản thu, chi của NSNN phải được hạch toán kế toán, quyết toánđầy đủ, kịp thời, đúng chế độ
+ Kiểm toán nhà nước: Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báocáo kết quả kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáokiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dântộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan theo quy định củaLuật Kiểm toán nhà nước Trình Quốc hội báo cáo kiểm toán quyết toán ngânsách nhà nước để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước(theo điều 23, Luật Ngân sách nhà nước 2015)
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN trướckhi trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn; Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toánbáo cáo quyết toán NSĐP trước khi gửi HĐND cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn(theo điều 71, Luật Ngân sách nhà nước 2015)
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước
Thứ nhất, về môi trường pháp lý: hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật của nhà nước về quản lý chi thườn xuyên NSNN như luật NSNN 2015, cácnghị định, thông tư ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ hơn, từ đó giúp tiếtkiệm chống lãng phí và công khai minh bạch quá trình quản lý chi thường xuyênNSNN, góp phần quan trọng vào việc phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và pháttriển kinh tế xã hội Hơn nữa, Nhà nước cũng chú trọng vào việc ban hành cácđịnh mức chi thường xuyên một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần
Trang 35không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.Cùng với đó, trách nhiệm của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản
lý NSNN cũng được nêu cụ thể trong Luật NSNN, nó cũng góp phần nâng caochất lượng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
Thứ hai, về điều kiện kinh tế - xã hội: tình hình Kinh tế - văn hóa, xã hội
tại địa phương cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc thựchiện pháp luật trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN Quản lý chiNSNN xét theo nghĩa rộng là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thốngKT-XH Như vậy, quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống KT-XH đó Quản lýkhông thể tách rời hạ tầng KT-XH, các yếu tố chính trị, đặc thù văn hóa…, cácdiễn biến bất thường của điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàntrong năm NS cũng sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý chi NSNN
Thứ ba, về đội ngũ cán bộ, công chức: bộ máy quản lý chi thường xuyên
NSNN ngày càng được hoàn thiện và chuyên môn hóa phân định rõ vị trí chứcnăng nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc quản lý tài chính góp phần nâng caohiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách.Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN đã đượcchuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng phẩm chất năng lực, tinh thần thái độ,trách nhiệm ngày càng được nâng cao đã góp phần quan trọng vào việc hoànthành tốt các nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN
Các nhân tố khác như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hiện đại
hóa, việc ứng dụng công nghệ - thông tin vào quản lý chi thường xuyên NSNNđược mở rọng, góp phần mang đến hiệu quả trong việc thực hiện công tác cũngnhư pháp luật quản lý chi thường xuyên NSNN
Trang 36Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND cùng với các
cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và
xử lý cũng là một
Trang 37TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận đã tập trung làm rõ các vấn đề như: hệ thốnghóa các vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhànước và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước để làm cơ sở nghiên cứu
tiếp nội dung liên quan đến đề tài “Pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay qua thực tế thực hiện tại xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa” Những vấn đề lý luận cơ bản được hệ
thống và cụ thể hóa, đó chính là biểu hiện hai mặt hình thức và nội dung củaphạm trù ngân sách nhà nước, làm rõ nội dung, đặc điểm, vai trò của chi thườngxuyên NSNN trong nền kinh tế thị trường, và đặc biệt phân tích nội dung,nguyên tắc quản lý chỉ thường xuyên NSNN Từ những nội dung đó, chương 1của khóa luận đã làm rõ được: Hiệu quả quản lý chi NSNN là việc thực hiệnđồng bộ và hệ thống tất cả các hoạt động của các khâu: lập, phân bổ, chấp hành,quyết toán ngân sách Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của luận văntrong việc phân tích thực trạng quản lý chỉ thường xuyên NSNN xã Phú Lâmtrong chương 2 và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý chỉthường xuyên NSNN xã Phú Lâm ở chương 3
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA THỰC TẾ THỰC HIỆN TẠI XÃ PHÚ LÂM, THỊ XÃ NGHI SƠN, TỈNH THANH HÓA 2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Chủ thể quản lý chi thường xuyên
Chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 2013, Ngân sách Nhà nước gồm Ngânsách Nhà nước trung ương và Ngân sách Nhà nước địa phương Trong đó, Ngânsách Nhà nước trung ương do Quốc hội quyết định và được Bộ Tài chính quản
lý, thực hiện và kiểm soát Cơ quan tài chính trung ương này có nhiệm vụ xâydựng các nghị định liên quan đến ngân sách, kiểm soát việc thu và chi ngân sách,duyệt dự án chi trả từ ngân sách trung ương
Trong khi đó, Ngân sách Nhà nước địa phương do Ủy ban Nhân dân cáccấp quyết định và được Sở Tài chính/Tổng kế toán nhà nước các cấp quản lý,thực hiện và kiểm soát Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn có trách nhiệm giám sát,kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện ngân sách địa phương, sát nhập các chínhsách về ngân sách trung ương và địa phương
Việc quản lý và thực hiện chi tiêu ngân sách nhà nước còn phụ thuộc vào
cơ cấu tổ chức của từng bộ, ngành, đơn vị sử dụng ngân sách Theo Luật Ngânsách Nhà nước năm 2015, các đơn vị sử dụng ngân sách được quyền tự quyết
Trang 39định về việc sử dụng ngân sách, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật
và Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát, kiểm soát chi tiêu ngân sách
Tóm lại, chủ thể quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước ở Việt Nam là một
hệ thống gồm nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau, trong đó Bộ Tài chính và Ủy banNhân dân có vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý, thực hiện và kiểm soátngân sách Các đơn vị sử dụng ngân sách cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện chi tiêu ngân sách nhà nước
Chủ thể quản lý thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã
Ở Việt Nam, chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp xã
là Ủy ban Nhân dân xã Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, các đơn vị sửdụng ngân sách địa phương gồm Ủy ban Nhân dân các cấp và các đơn vị khácđược quyền quản lý, sử dụng và tự chịu trách nhiệm về kết quả sử dụng ngânsách theo quy định của pháp luật
Cụ thể, Ủy ban Nhân dân xã có nhiệm vụ xây dựng, triển khai và thựchiện kế hoạch chi tiêu ngân sách địa phương tại địa phương mình, kiểm soát việcthu, chi và quản lý ngân sách địa phương Đồng thời, Ủy ban Nhân dân xã cònphải báo cáo tình hình thực hiện ngân sách địa phương cho Ủy ban Nhân dân cấptrên, Sở Tài chính/Tổng kế toán nhà nước địa phương và Bộ Tài chính
Ngoài ra, các đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã còn bao gồm các cơ quan,đơn vị hành chính khác tại địa phương như Trường học, Bệnh viện, Công an xã,Đội CSGT, Đội Cứu hỏa, v.v các đơn vị này cũng có trách nhiệm quản lý vàthực hiện kế hoạch chi tiêu ngân sách của mình theo đúng quy định của phápluật
Trang 40Như vậy, Ủy ban Nhân dân xã là chủ thể chính trong việc quản lý và sửdụng ngân sách địa phương tại cấp xã.
Trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia quản lý chi thường xuyên NSNN:
+ Quốc Hội: quyết định dự toán chi NSNN; Tổng số chi NSNN bao gồmchi NSNN Trung ương và chi NSNN địa phương, chi tiết theo chi đầu tư pháttriển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi bổsung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng NSNN Trong chi thường xuyên có mức chi
cụ thể cho từng lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; Bội chi NSNN; Tổng số chi ngân sách trung ương; Dự toán chi thườngxuyên của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác
-ở trung ương theo từng lĩnh vực; Phê chuẩn quyết toán ngân sách chi NSNN;
Giám sát việc thực hiện NSNN (Theo Điều 19 - Luật NSNN 2015).
+ Chính phủ: quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm viảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cảnước sau khi xin ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Quyết định các chế độ,tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước, đối với một sốchế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách để phù hợp đặc điểm của địa phương,
quy định khung và giao HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể (Theo khoản 9, 10 Điều 25, Luật NSNN 2015)
-+ Bộ Tài chính: xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chithường xuyên của NSNN; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, cơ chếquản lý tài chính - NSNN, chế độ kế toán, thanh toán, quyết toán, mục lụcNSNN, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách Quyết định ban hànhchế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi