1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“ phân tích tiềm lực tài chính công ty tnhh cơ khí tổng hợp huy long ”

183 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tiềm Lực Tài Chính Công Ty TNHH Cơ Khí Tổng Hợp Huy Long
Tác giả Nguyễn Thị Tươi
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Thu Hường
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Phân tích tài chính
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 14,07 MB

Nội dung

Đểđánh giá được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, nhàquản trị sẽ phân tích đánh giá thông qua các nội dung nhưphân tích tình hình và kết quả kinh doanh; phân tích mức độtạo tiền và tì

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -NGUYỄN THỊ TƯƠI LỚP: CQ57/09.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY

TNHH

CƠ KHÍ TỔNG HỢP HUY LONG

Chuyên ngành : Phân tích tài chính

Giáo viên hướng dẫn : TS Hoàng Thị Thu Hường

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Nguyễn Thị Tươi

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tạitrường Học viện Tài chính, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân,tôi đã được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của thầy

cô giáo Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ QuýThầy Cô khoa Tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành Phântích tài chính đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quýbáu cho tôi trong suốt khóa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Cô TS Hoàng Thị Thu Hường, làgiáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm đểtôi sửa chữa và hoàn thiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Cơ khí Tổnghợp Huy Long đặc biệt là phòng Kế Toán đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tại công tycũng như cung cấp số liệu để tôi có thể hoàn thành luậnvăn

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinhnghiệm thực tiễn nên nội dung luận văn khó tránh nhữngthiếu sót Tôi rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ QuýThầy cô

Cuối cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô luôn thật nhiều sứckhỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc

Trân trọng!

Sinh viên

Trang 4

Nguyễn Thị Tươi

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về tiềm lực tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm tiềm lực tài chính doanh nghiệp 5

1.1.2 Nội dung tiềm lực tài chính doanh nghiệp 5

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính doanh nghiệp 6

1.2 Lý luận chung về phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

10

1.2.2 Mục tiêu phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

10

Trang 5

1.2.3 Cơ sở số liệu phục vụ phân tích tiềm lực tài chính

doanh nghiệp 12

1.2.4 Phương pháp phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp 14

1.3 Nội dung phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp 18

1.3.1 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh 18

1.3.2 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 21

1.3.3 Phân tích tình hình công nợ 24

1.3.4 Phân tích khả năng thanh toán 26

1.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 29

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TỔNG HỢP HUY LONG 41 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 41

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 41

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 44

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 49

2.1.4 Phân tích khái quát tình hình tài sản- nguồn vốn của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 54

Trang 6

2.2 Phân tích thực trạng tiềm lực tài chính Công ty

TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 56

2.2.1 Phân tích thực trạng tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 56

2.2.2 Phân tích thực trạng tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 64

2.2.3 Phân tích thực trạng tình hình công nợ của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 72

2.2.4 Phân tích thực trạng khả năng thanh toán của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 79

2.2.5 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 84

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tiềm lực tài chính của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 102

2.3.1 Những kết quả đạt được 102

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 103

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 105

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TIỀM LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TỔNG HỢP HUY LONG 106

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 106

3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội 106

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty 112

3.2 Giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 114

Trang 7

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 118

3.3.1 Về phía Chính phủ 118

3.3.2 Về phía UBND tỉnh Lào Cai 119

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120

KẾT LUẬN 121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 123

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ nguyên nghĩa

HĐKD Hoạt động kinh doanhDTTC Doanh thu tài chính

TSDH Tài sản dài hạn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Ma trận SWOT 50

Trang 9

Bảng 2.2: Phân tích khái quát tình hình tài sản- nguồn vốnCông ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 54Bảng 2.3: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Công tyTNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 57Bảng 2.4: Thống kê doanh thu của Công ty TNHH Cơ khí Tổnghợp Huy Long 59Bảng 2.5: Phân tích khả năng tạo tiền của Công ty TNHH Cơkhí Tổng hợp Huy Long 65Bảng 2.6: Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần của Công

ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 69Bảng 2.7: Phân tích tình hình quy mô công nợ của Công tyTNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 73Bảng 2.8: Phân tích cơ cấu nợ và tình hình quản trị nợ củaCông ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 74Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH

Cơ khí Tổng hợp Huy Long 80Bảng 2.10 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn Công

ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 84Bảng 2.11 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến SVlđ và Klđ 86Bảng 2.12 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến SVtk và Ktk 87Bảng 2.13: Thống kê tồn kho Công ty TNHH Cơ khí 88Bảng 2.14: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến SVpt và Kpt 89

Trang 10

Bảng 2.15: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của Công ty TNHH

Cơ khí Tổng hợp Huy Long 91Bảng 2.16: Phân tích khả năng sinh lời cơ bản vốn kinh doanhcủa Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 94Bảng 2.17: Phân tích khả năng sinh lời ròng vốn kinh doanhcủa Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 97Bảng 2.18: Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu củaCông ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long 100

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành doanh nghiệp

45

Hình 2.2: Số lượng xe tiêu thụ 59

Hình 2.3: Dòng tiền thu vào từng hoạt động 66

Hình 2.4: Lưu chuyển thuần từng hoạt động 70

Hình 2.5: Biến động quy mô công nợ 75

Hình 2.6: Biến động các khoản phải thu 76

Hình 2.7: Biến động các khoản phải trả 77

Hình 2.8: Biến động các hệ số khả năng thanh toán 81

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóathương mại là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởngkinh tế thế giới trong những thập kỷ qua Trong bối cảnhtoàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳngtrên một sân chơi chung, “mạnh thắng, yếu thua” là quyluật tất yếu

Với việc mở cửa thị trường với thế giới, nền kinh tế ViệtNam đang đứng trước hàng loạt cơ hội phát triển kinh tế đấtnước tuy nhiên bên cạnh đó cũng không ít thách thức phảiđối mặt Thị trường được mở cửa đã tạo cơ hội ra đời củahàng nghìn doanh nghiệp, tuy nhiên tương tự con số đó làcác công ty, doanh nghiệp giải thể hay buộc phải tuyên bốphá sản do không thích nghi được sự thay đổi của thịtrường Sự đào thải khắc nghiệt ấy đòi hỏi các doanh nghiệpViệt Nam phải xem xét thận trọng từng bước đi, từng yếu tốảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mình, trong đó “tàichính” là vấn đề quan trọng hàng đầu, có tính chất quyếtđịnh đến sự tồn tại, phát triển hay suy vong của một doanhnghiệp Điều này cho thấy để tồn tại và phát triển, doanhnghiệp luôn luôn vận động, tận dụng cơ hội và phải tranhđấu với muôn vàn nguy cơ rủi ro, thách thức

Đứng trước những cơ hội và thách thức, đối với mỗidoanh nghiệp, hơn lúc nào hết tiềm lực tài chính cần phảiđược coi trọng Để nâng cao tính cạnh tranh và có chiếnlược phát triển tốt, nhà quản trị cần luôn nắm rõ được thực

Trang 13

trạng tài chính của doanh nghiệp Trong đó, việc phân tích,đánh giá tiềm lực tài chính là một công cụ hết sức hữu ích.Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố tổng hợpphản ánh những tiềm năng sẵn có mang lại lợi thế tronghoạt động tài chính đồng thời cũng phản ánh năng lực tổchức, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đểđạt được mục tiêu tài chính trong một thời kỳ nhất định Đểđánh giá được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, nhàquản trị sẽ phân tích đánh giá thông qua các nội dung nhưphân tích tình hình và kết quả kinh doanh; phân tích mức độtạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền; phân tích tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toán; hiệu quả sử dụng vốn.Thông qua việc phân tích tiềm lực tài chính của doanhnghiệp sẽ giúp cho chủ thể quản lý đưa ra các quyết địnhphù hợp với từng mục tiêu quan tâm của mình.

Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức quý báu

về phân tích tài chính doanh nghiệp tích lũy được trong thờigian học tập và nghiên cứu tại chuyên ngành Phân tích tàichính- Học viện Tài chính, sau một thời gian tìm hiểu vềcông ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long, tôi chọn đề tài

“Phân tích tiềm lực tài chính công ty TNHH Cơ khí Tổng hợpHuy Long”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp do GS TS.NGND Ngô Thế Chi và PGS TS NGND Nguyễn Trọng Cơ làmchủ biên đã cung cấp kiến thức phân tích tài chính doanhnghiệp hiện đại nhằm phục vụ sinh viên trong quá trình học

Trang 14

tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong quá trình hànhnghề thực tế, đồng thời cuốn sách cũng giúp các nhà phântích tài chính, nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư…cập nhật

và ứng dụng kiến thức, phương pháp kỹ thuật phân tích vàothực tế để có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính củadoanh nghiệp, từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp vớimục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý

Vũ Thị Thu Hoài- lớp CQ56/09.01, chuyên ngành Phântích tài chính, Học viện Tài chính, với đề tài luận văn: “Phântích tiềm lực tài chính của công ty TNHH Xây dựng 18 HàNam” (2022) đã hệ thống và làm rõ thêm lý luận cơ bản vềnội dung phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp Phântích thực trạng tiềm lực tài chính tại công ty từ đó đưa ranhững thuận lợi khó khăn đồng thời đề xuất giải pháp cảithiện tiềm lực tài chính của công ty

Phạm Thị Khánh Linh- lớp CQ56/09.01, chuyên ngànhPhân tích tài chính, Học viện Tài chính, với đề tài luận văn:

“Phân tích tiềm lực tài chính Nhà Máy Ô tô VEAM” (2022) đã

hệ thống và làm rõ thêm lý luận cơ bản về nội dung phântích tiềm lực tài chính doanh nghiệp Phân tích thực trạngtiềm lực tài chính tại công ty từ đó đưa ra những thuận lợikhó khăn đồng thời đề xuất giải pháp cải thiện tiềm lực tàichính của công ty

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Dựa trên dữ liệu tài chính trong quá khứ

và hiện tại của Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long đểtính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tiềm

Trang 15

lực tài chính của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp kiếnnghị nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của công ty.

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phân tích tiềm lực tàichính doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng tiềm lực tài chính Công ty TNHH

Cơ khí Tổng hợp Huy Long qua đó đánh giá chung về tiềmlực tài chính của công ty những kết quả đạt được, hạn chế

và nguyên nhân

- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tiềm lực tài chínhCông ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tiềm lực tài chính

doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Nghiên cứu lý luận về tiềm lực tài chínhdoanh nghiệp phục vụ nhà quản trị và nghiên cứu thựctrạng, đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tiềm lực tài chínhphục vụ cho nhà quản trị

- Về không gian: Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp HuyLong

- Về thời gian: Giai đoạn 2021-2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu: Dựa trên cơ sở các

phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác- Lênin để giải quyết vấn đề một cách toàn diệnlogic

Trang 16

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thu thập

và sử dụng số liệu, phương pháp so sánh, phương phápphân tích nhân tố, …

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa những quan điểm, khái

niệm cơ bản về phân tích tiền lực tài chính, đặc biệt là nộidung phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp bao gồmphân tích khái quát tình hình kết quả kinh doanh, phân tíchtình hình lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình công nợ vàkhả năng thanh toán, phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Về thực tiễn: Đề tài đã đánh giá thực trạng tiềm lực tài

chính Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long, phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng Đây là nguồn tài liệu tham khảo cógiá trị cho các chủ thể quan tâm như nhà quản lý, nhà đầu

tư, người cho vay

7 Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích tiềm lực tài chínhcủa doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích thực trạng tiềm lực tài chính Công

ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long

Chương 3: Những giải pháp góp phần cải thiện tiềm lựctài chính Công ty TNHH Cơ khí Tổng hợp Huy Long

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TIỀM LỰC TÀI

CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 17

1.1.Những vấn đề cơ bản về tiềm lực tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt “tiềm lực” là khả năng về vậtchất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnhnhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là “các quan hệ

kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp”

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là “các quỹ

tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.”

Có thể khái quát: Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp làkhả năng phản ánh tổng thể nguồn lực tài chính mà doanhnghiệp đã, đang nắm giữ, khai thác và kết quả sử dụngnguồn lực đó

1.1.2 Nội dung tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp phản ánh nhữngtiềm năng sẵn có mang lại lợi thế trong các hoạt động tàichính, đồng thời cũng phản ánh năng lực tổ chức, điều hànhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được cácmục tiêu tài chính trong một thời kỳ nhất định Chính vì vậy,tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là tiềm năng về tàichính của doanh nghiệp nhờ sinh trong quá trình tạo lập,

Trang 18

phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nên nội dung tiềm lựctài chính liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, tình hình công nợ và khả năng thanh toán(thể hiện mối quan hệ tài chính giữa các bên có liên quantrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp), tình hình lưuchuyển tiền tệ và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.-Tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thểhiện tiềm lực của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.Thông qua kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thấykhả năng tiềm tàng về tài chính của doanh nghiệp

- Tình hình công nợ của doanh nghiệp cho biết tình hìnhvốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng của doanh nghiệp, qua

đó thấy được năng lực tài chính của doanh nghiệp và thấyđược tiềm năng về mặt tài chính của doanh nghiệp

- Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp chobiết năng lực về tài chính của doanh nghiệp để đáp ứng nhucầu thanh toán các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cánhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ

- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp chothấy khả năng thực tế của doanh nghiệp trong việc ứng phóđối với quá trình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính,đánh giá tiềm năng về tài chính của doanh nghiệp

- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện nănglực hoạt động của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả quản

lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua hiệu suất sửdụng vốn và khả năng sinh lời từ vốn Thông qua hiệu suất

sử dụng vốn và khả năng sinh lời từ vốn của doanh nghiệp

Trang 19

có thể đánh giá một cách rõ nét tiềm lực tài chính củadoanh nghiệp trong kỳ.

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính doanh nghiệp

+ Môi trường kinh tế

Nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng, lạm phátcao, suy thoái, thất nghiệp đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõrệt đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Lạm phát tăng

có thể làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnhhưởng lớn đến doanh nghiệp Lãi suất là biến số kinh tếnhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổihành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội, sự thay đổi lãisuất sẽ tác động đến sản lượng và giá cả Các khoản chi phí

và thu nhập xảy ra ở các mốc thời gian khác nhau, do đóphải xét đến vấn đề thời giá của tiền tệ hay giá trị theo thờigian của đồng tiền

+ Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Trang 20

Với tư cách là một pháp nhân hoạt động trong nền kinh

tế quốc dân chịu sự điều chỉnh của luật pháp, doanh nghiệpphải chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhànước Nhà nước thiết lập môi trường kinh doanh và hìnhthành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ nhất định, thường xuyênđược sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo điều kiện tìnhhình thực tế có thể tác động khuyến khích hoặc kìm hãm sựphát triển của doanh nghiệp

+ Đối thủ cạnh tranh

Trong bối cảnh mà sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước

ta ngày càng sâu rộng thì mức độ cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp ngày càng gay gắt và mở rộng Việc cạnhtranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành một mặtlàm doanh nghiệp giảm bớt thị phần tiêu thụ, giảm doanhthu, lợi nhuận, mặt khác tạo động lực cho sự cạnh tranh,khiến doanh nghiệp nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao taynghề, khẳng định vị thế Điều này đòi hỏi năng lực quản trịcủa bộ máy quản trị tài chính, nhân công tay nghề cao, sẵnsàng đổi mới, cải tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh trênthị trường

+ Các nhân tố khác

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp không thểtránh được các tác động của tự nhiên thiên tai, hỏa hoạn,bệnh dịch, …tác động làm ảnh hưởng tiềm lực tài chínhchung của toàn ngành, của doanh nghiệp Đây được coi lànhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận

Trang 21

nếu xảy ra, đồng thời, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng tới tiềm lực tàichính doanh nghiệp.

1.1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bảnthân doanh nghiệp do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tựkhắc phục các nhân tố tiêu cực đồng thời phát huy nhữngnhân tố tích cực để cải thiện, nâng cao tiềm lực tài chính.Thông thường nhân tố chủ quan gồm các nhân tố sau:+ Yếu tố con người:

Con người là yếu tố rất quan trọng, đó là những cán bộquản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp Cán bộquản lý là những người cần nhận thức đầy đủ về tầm quantrọng của đánh giá tài chính doanh nghiệp Trình độ quản lýchuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động linh hoạt, phốihợp ăn khớp sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốnđạt hiệu quả cao, ngược lại, năng lực quản trị tài chính yếukém sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề cho hoạt động kinhdoanh, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Lựa chọn độingũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, có tài, có đức,sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu chung là mục tiêu đề ra đốivới mỗi lao động mà doanh nghiệp cần hướng tới Ngược lại,nếu đội ngũ lao động tay nghề thấp, coi trọng lợi ích cánhân sẽ kéo theo cả bộ máy nhân sự xuống dốc, ảnh hưởngnghiêm trọng đến năng suất hoạt động, khả năng quản trịtài chính của doanh nghiệp

+ Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Trang 22

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp khác nhau sẽ chiphối đến việc tổ chức, huy động vốn, quản lý vốn và phânphối kết quả kinh doanh Trong quá trình hoạt động vốn cóthể tăng lên bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, trích

từ quỹ dự trữ hoặc đi vay bên ngoài nhưng không được phépphát hành chứng khoán Việc phân phối kết quả sản xuấtkinh doanh do các thành viên quyết định, mức lợi nhuận cácthành viên nhận được phụ thuộc vào vốn đóng góp

+ Khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất

Việc nghiên cứu chính sách đầu tư của doanh nghiệpvào công cụ sản xuất cũng là điều cần thiết trong việc phântích chiến lược, nhằm mục đích nghiên cứu và phát triểnnhững chi tiết cho việc đầu tư và máy móc thiết bị và cáctài sản hữu hình là hoàn toàn cần thiết Doanh nghiệp sửdụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất tạo ra những sảnphẩm với chất lượng tốt, năng suất cao, chi phí thấp… làmgiảm mức tiêu hao chi phí từ đó tăng hiệu quả hoạt động

Do đó, yếu tố công nghệ là một trong những yếu tố có ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cũng như cải thiệntiềm lực tài chính của doanh nghiệp

+ Uy tín của doanh nghiệp

Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhàcung cấp, các đối tác có ảnh hưởng lớn đến khả năng huyđộng vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụsản phẩm Công ty tạo được uy tín trên thị trường sẽ tạođiểm dựa cho việc phát triển mối quan hệ khách hàng, nhàcung cấp, nhà đầu tư, qua đó mở rộng thị phần, tiết kiệm

Trang 23

chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận Đồng thời, giúp doanhnghiệp dễ dàng trong việc huy động vốn đáp ứng nhu cầusản xuất kinh doanh nhờ uy tín của mình.

1.2.Lý luận chung về phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Phân tích có thể được coi là phương pháp dùng đểnghiên cứu, là việc phân chia cái lớn, toàn bộ thành các bộphận hay phần khác nhau với mục đích là nghiên cứu mộtcách sâu sắc cái được phân tích; hiểu rõ các mối quan hệbên trong và sự cần thiết trong trong quá trình phát triểncủa thứ được phân tích

Theo các nhà khoa học Học viện Tài Chính: “Phân tíchtài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng đểđánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp chonhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác vàđánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượngquan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chínhcủa doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợiích của họ.”

Có thể khái quát: Phân tích tiềm lực tài chính doanhnghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp để đánhgiá thực trạng tiềm lực tài chính, phân tích nhân tố ảnhhưởng từ đó dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai, qua

Trang 24

đó giúp các chủ thể đưa ra quyết định kinh tế phù hợp vớilợi ích.

1.2.2 Mục tiêu phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính phản ánh các yếu tố mà doanhnghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thulợi nhuận Vì thế cần có sự đánh giá đúng đắn tiềm lực tàichính doanh nghiệp Phân tích tiềm lực tài chính doanhnghiệp cần đạt được các mục tiêu:

Đánh giá chính xác tiềm lực tài chính của doanh nghiệptrên các khía cạnh nhằm đáp ứng thông tin cho các đốitượng quan tâm đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.Định hướng các quyết định theo chiều hướng phù hợpvới tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu

tư, tài trợ, …

Trở thành cơ sở dự báo cho các dự báo tài chính, dự báođược tiềm lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.Công cụ kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạtđược so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… Từ

đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạtđộng kinh doanh, xác định tiềm lực tài chính trong hoạtđộng đầu tư, phát triển quy mô hoạt động, giúp doanhnghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn,đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao

Trang 25

Có nhiều đối tượng quan tâm đến tiềm lực tài chính củadoanh nghiệp như: Nhà quản lý doanh nghiệp; nhà đầu tư;nhà cung cấp tín dụng; cơ quan quản lý nhà nước…

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp

Phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp giúp các nhàquản lý nắm được các thông tin về doanh nghiệp, giúp họ

có định hướng về các quyết định đầu tư, đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.Giúp các nhà quản lý dự báo tài chính doanh nghiệp trongtương lai và là công cụ để kiểm tra giám sát các hoạt độngtài chính doanh nghiệp

Đối với nhà đầu tư

Các nhà đầu tư quan tâm đến những tính toán về giá trịtiềm lực tài chính doanh nghiệp Các nhà đầu tư phải dựavào những nhà chuyên môn trung gian (chuyên gia phântích tài chính) nghiên cứu các thông tin về kinh tế tài chính,tiếp xúc với quản lý doanh nghiệp để thấy rõ tiềm lực tàichính doanh nghiệp Họ quan tâm đến những đặc điểm đầu

tư của doanh nghiệp như sự rủi ro, bảo toàn vốn đầu tư, lãi

cổ phần, giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Do vậy nhà đầu

tư quan tâm đến phân tích tiềm lực tài chính của doanhnghiệp nhằm đánh giá khả năng sinh lời, các yếu tố tácđộng làm tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường của doanhnghiệp trong tương lai và đặc biệt là vị thế của doanhnghiệp để đưa ra quyết định đầu tư

Đối với nhà cung cấp tín dụng

Trang 26

Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanhnghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sảnxuất - kinh doanh Người cho vay quan tâm đến khả nănghoàn trả nợ vay của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.

Do đó phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp sẽ giúp nhàcung cấp tín dụng đưa ra quyết định cung cấp tín dụng vàhạn mức cho doanh nghiệp vay vốn

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp giúp cho cơ

quan quản lý Nhà nước đặc biệt là cơ quan thuế kiểm soátđược tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựngcác kế hoạch vĩ mô

Tóm lại

Phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp là công cụhữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giámặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhânkhách quan và chủ quan, giúp cho từng chủ thể quản lý có

cơ sở cần thiết để lựa chọn và đưa ra được những quyếtđịnh phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

1.2.3 Cơ sở số liệu phục vụ phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Thông tin vĩ mô

Thông tin vĩ mô bao gồm các chỉ số kinh tế tổng quátcủa quốc gia như GDP, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) và cácchỉ số khác Ngoài ra còn có yếu tố mang tính khách quan

Trang 27

như môi trường kinh doanh, chế độ chính trị xã hội; tiến bộkhoa học kỹ thuật; chính sách tài chính tiền tệ; chính sáchthuế Thông tin vĩ mô giúp đánh giá được tình hình kinh tế

và dự báo được xu hướng phát triển của thị trường tài chính

Thông tin ngành

Thông tin ngành là một trong những nguồn tài liệu quantrọng để phân tích tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp.Các nguồn thông tin ngành bao gồm các báo cáo nghiêncứu thị trường, báo cáo tài chính của các doanh nghiệpcùng ngành, các báo cáo thống kê của các tổ chức chínhphủ hoặc các tổ chức nghiên cứu độc lập

Thông tin doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất vềtình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, tình hìnhlưu chuyển tiền tệ trong mỗi thời kỳ cụ thể của doanhnghiệp Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế -tài chính trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hìnhtài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chínhkhi phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính doanh nghiệp, bao gồm các báo cáosau:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 28

- Báo cáo kế toán quản trị: cung cấp thông tin chi tiết,

cụ thể phục vụ cho quản trị doanh nghiệp Báo cáo kế toánquản trị là một báo cáo quản trị nội bộ giúp phản ánh tìnhtrạng của một doanh nghiệp hiện tại hoặc trong mộtkhoảng thời gian cụ thể Báo cáo này tổng hợp thông tin từ

hồ sơ kế toán và bao gồm các dữ liệu như: giao dịch, chi phíhoạt động, khả năng sinh lời của sản phẩm, doanh số bánhàng trong khu vực, …

- Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: Chính sáchtài chính doanh nghiệp, mục tiêu, chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp Những yếu tố thuộc về đặc điểm tổ chứcquản lý và kinh doanh của doanh nghiệp như; loại hình, quy

mô doanh nghiệp, đặc điểm bộ máy quản lý, trình độ quảnlý; ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đăng ký kinhdoanh; quy trình công nghệ; năng lực của lao động, nănglực cạnh tranh

Phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp không

chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo cáo tài chính màphải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, như các thông tin chung vềkinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin về ngành kinh tếcủa doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đốivới doanh nghiệp

1.2.4 Phương pháp phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1 Phương pháp đánh giá

Trang 29

Đây là phương pháp luôn được sử dụng trong phân tíchtài chính doanh nghiệp, đồng thời được sử dụng trong nhiềugiai đoạn của quá trình phân tích Thông thường để đánhgiá, người ta sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biếntrong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nóiriêng Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt haynhững đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biếnđộng của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thểquan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn Khi sửdụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ýmột số vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Điều kiện so sánh

- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)

- Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất sosánh được Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thôngnhất về phương pháp tính toán, thông nhất về thời gian vàđơn vị đo lường

Thứ hai: Xác định gốc để so sánh

Gốc so sánh đước tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích.Gốc so sánh có thể xác định tại từng thời điểm, cũng có thểxác định trong từng kỳ

Thứ ba: Kỹ thuật so sánh

Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng

số tuyệt đối, so sánh bằng so sánh tương đối

Trang 30

- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về sốtuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳgốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %

Phương pháp phân chia (chi tiết)

Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình

và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ chomục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khíacạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từngđối tượng trong từng thời kỳ Thông thường trong phân tích,người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạtđược theo những tiêu thức sau:

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu:

là việc chia nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấuthành nên bản thân chỉ tiêu đó

- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quảkinh tế: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tựthời gian phát sinh và phát triển

- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng vàkết quả kinh tế là việc chia nhỏ quá trình và kết quả theođịa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiết nghiên cứu

Phương pháp liên hệ, đối chiếu

Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng đểnghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện vàhiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của cácchỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động Sử dụng phươngpháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại,

Trang 31

ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từngphần Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thíchhợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịchgiá trị, sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp

và mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với các bên cóliên quan

1.2.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng đểnghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mốiquan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác địnhmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chấtảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng vàmức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biếnđộng của từng chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phương phápxác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương phápnào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích vớicác nhân tố ảnh hưởng Các phương pháp xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉtiêu để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừảnh hưởng của nhân tố khác Đặc điểm của phương phápnày là luôn đặt đối tượng phân tích vào các giả định khácnhau Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích vớicác nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế

Trang 32

liên hoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp cânđối.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chỉ

tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiệndưới dạng phương trình tích hoặc thương Nếu là phươngtrình tích thì các nhân tố được sắp xếp theo trình tự: cứnhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp

có nhiều nhân tô' số lượng hay nhiều nhân tố chất lượng thìnhân tố chủ yếu đứng trước nhân tố thứ yếu Khi đó để xácđịnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lầnlượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế củanhân tố đó (nhân tố nào đã được thay thế mang giá trị thực

tế từ đó còn những nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc); saumỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thaythế ấy; chênh lệch giữa kết quả đó vối kết quả của lần thaythế ngay trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế

- Phương pháp số chênh lệch: đây là hệ quả của phương

pháp thay thế liên hoàn áp dụng khi nhân tố ảnh có quan

hệ tích với chỉ tiêu phân tích Sử dụng phương pháp này,muốn xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó, người ta lấychênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy, nhân vớinhân tố đứng trước ở thực tế, nhân tố đứng sau ở kỳ gốctrên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố

- Phương pháp cân đối: đây là phương pháp được sử

dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếuchỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dướidạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố

Trang 33

nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đốingười ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc củanhân tố ấy Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịchgiữa nhân tố ảnh hưởng vối chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp phân tích thực chất của các nhân tố

Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa racác quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cầntiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố.Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyếtcác vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tínhchất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng,quan điểm, cơ sở đưa ra ý kiến đánh giá và dự đoán cụ thểcủa nhà phân tích về vấn đề phân tích, đồng thời xác định ýnghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu,xem xét nhằm cung cấp cơ sở cho các quyết định điềuchỉnh hoạt động tài chính doanh nghiệp của chủ thể quảnlý

1.3.Nội dung phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh

Mục đích phân tích

Tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trongmỗi thời kỳ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chínhsách phân phối lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đến sức

Trang 34

mạnh tài chính của doanh nghiệp trong mỗi kỳ Thông tin vềtình hình và kết quả kinh doanh cung cấp cho các chủ thểquản lý quan về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt độngtheo từng lĩnh vực, các yếu tố doanh thu, chi phí đã tácđộng thế nào đến kết quả kinh doanh, xác định được trọngđiểm cần quản lý và tiềm năng cần khai thác để tăng thêmquy mô, tỷ lệ sinh lời hoạt động cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu phân tích

Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệpđược tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến độngcủa từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựavào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từngchỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước).Khi phân tích cần lưu ý đến sự biến động của các chỉ tiêunhư: Lợi nhuận sau thuế, Lợi nhuận kế toán trước thuế, Lợinhuận từ hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận từ hoạt động bánhàng và cung cấp dịch vụ…

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

(1) Hệ số sinh lời

hoạt động ròng =

Lợi nhuận sau thuếTổng luân chuyển thuần (LCT)

Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 1 đồng luân chuyển thuầnthì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

(2) Hệ số sinh lời

hoạt động trước

= Lợi nhuận trước

thuế

Trang 35

thuế Tổng luân chuyển

thuầnChỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng luân chuyển thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

+DTTCChỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo

ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp( hoạt động bán hàng và tài chính) có bao nhiêu đồng lợi nhuận

(4) Hệ số sinh lời từ

hoạt động bán hàng =

Lợi nhuận bán hàngDoanh thu thuần bán

hàngChỉ tiêu này cho biết bình quân cứ trong 1 đồng doanh thu thuần bán hàng có bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí

(1) Hệ số chi

Tổng chi phíTổng luân chuyển

thuầnChỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu, thunhập phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Hệ số này giảm chothấy khả năng quản lý, tiết kiệm các khoản chi phí củadoanh nghiệp ngày càng tốt hơn và ngược lại

(2) Hệ số giá vốn

Giá vốn hàng bánDoanh thu thuần bán

hàng

Trang 36

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Hệ số giá vốn hàng bán càng nhỏ chứng tỏ việc quản lýcác khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

(3) Hệ số chi phí bán

Chi phí bán hàngDoanh thu thuần bán

hàngChỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại

hàngChỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thuthuần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanhnghiệp Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp càng nhỏ chứng

tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý chung củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại

Phương pháp phân tích

Khi phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp ta sử dụng phương pháp so sánh để sosánh các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ này với kỳtrước) đánh giá theo từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời

Trang 37

phát hiện lĩnh vực hoạt động nào hiệu quả hoặc kém hiệuquả, khâu quản lý nào trong quy trình hoạt động kinh doanhcần điều chỉnh để tăng năng lực cạnh tranh và tìm kiếm lợinhuận cho doanh nghiệp.

1.3.2 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 1.3.2.1 Phân tích khả năng tạo tiền

Nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng gópcủa từng hoạt động trong việc tạo ra tiền, giúp các chủ thểquản lý có thể đánh giá được quy mô, cơ cấu dòng tiền vàtrình độ tạo ra tiền của doanh nghiệp Để phân tích khảnăng tạo tiền, sử dụng 3 nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơcấu, trình độ tạo tiền của doanh nghiệp:

+ Phân tích quy mô tạo tiền của từng hoạt động và của

cả doanh nghiệp trong từng kỳ thông qua các chỉ tiêu dòngtiền thu vào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Xác định cơ cấu dòng tiền thông qua tỷ trọng dòngtiền thu vào của từng hoạt động trong tổng số tiền thu vàocủa doanh nghiệp

Hệ số tạo tiền = IF ( Dòng tiền

Trang 38

vào)OF( Dòng tiền

raKhi phân tích sử dụng phương pháp so sánh; căn cứ vào

độ lớn của từng chi tiêu, kết quả so sánh và tình hình thực

tế của doanh nghiệp để đánh giá năng lực tạo tiền củadoanh nghiệp

Nếu dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu,thể hiện doanh nghiệp đã thu được nhiều tiền từ việc bánhàng, cung cấp dịch vụ, giảm vốn ứ đọng, vốn phải thu, hạnchế rủi ro Nếu dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư là chủyếu chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư vềchứng khoán, thu lãi từ hoạt động đầu tư hoặc nhượng bántài sản cố định Khi đó, phạm vi ảnh hưởng của doanhnghiệp bị thu hẹp và năng lực sản xuất kinh doanh bị giảmsút Mặt khác, tiền thu được chủ yếu từ hoạt động tài chínhthông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay Điều đócho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng vốn từ bênngoại nhiều hơn, chịu ảnh hưởng nhất định từ cấu trúc tâm

lý các cổ đông hoặc gia tăng mức độ tác động của đòn bẩytài chính

1.3.2.2 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thuần

Khi phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trongmỗi với các hoạt động sử dụng chỉ tiêu: Lưu chuyển tiềnthuần trong kỳ; chỉ tiêu này ở mỗi doanh nghiệp xảy ra 3khả năng: Dương, âm, bằng 0

Chi tiêu nay bị tác động bởi 3 nhân tố:

Trang 39

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền thuật từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương

Tức là tổng dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền

đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệpđang tăng trưởng

Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương,

đó là kênh tạo ra sự tăng trưởng vốn bằng tiền phụ thuộcvào những người cung cấp vốn Kênh tạo tiền này cho thấyquy mô nguồn vốn huy động cũng như trách nhiệm pháp lýcủa doanh nghiệp đối với những người cung cấp vốn giatăng

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm

Tức là tổng dòng tiền đã thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền

đã chỉ ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệpđang bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹcủa doanh nghiệp, cũng như an ninh tài chính doanh nghiệpnói chung

Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính âm, cho thấy

số tiền huy động từ các nhà cung cấp vốn giảm, tình hình

đó có thể do doanh nghiệp tăng được nguồn tài trợ bêntrong hay nhu cầu cần tài trợ giảm trong kỳ

Phân tích lưu chuyển tiền theo từng hoạt động và trongmối liên hệ với các hoạt động giúp các đối tượng quan tâmbiết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến tinh

Trang 40

hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đươngtiền trong kỳ

Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong doanhnghiệp, trong một thời gian dài cần thiết phải tạo ra dòngtiền thuần dương thì doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại.Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trìhoạt động khác như đầu tư, tài trợ gia tăng Khi đó, dòngtiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính cóthể âm nếu doanh nghiệp sử dụng tiền thuần từ hoạt độngkinh doanh để tăng cường đầu tư và hoàn trả một phầnnguồn vốn đã huy động

để giải quyết vấn đề công nợ của đơn vị mình một cách hợp

lý và hiệu quả, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai

Chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ

tiêu phản ánh các khoản phải thu và các khoản phải trả trênbảng cân đối kế toán

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w