Trong khi đó, mặt trái kinh tế thịtrường; sự biến đổi hệ giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; sựchống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; sự x
Trang 1HÀ NỘI - 2024
BỘ QUỐC PHÒNG
Trang 3quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Phạm Văn Thắng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA QUÂN SỰ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG
2.1 Quan niệm về văn hóa quân sự Việt Nam và phát triển
văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộđội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam 332.2 Nhân tố cơ bản quy định phát triển văn hóa quân sự của
hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng
Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA QUÂN SỰ CỦA HẠ SĨ
QUAN, BINH SĨ Ở CÁC ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM VÀ YÊU
3.1 Thực trạng văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các
đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện
3.2 Yếu tố tác động và yêu cầu phát triển văn hóa quân sự
của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương
Chương 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 120
Trang 54.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm các chủ thể trong phát
triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị
bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay 1204.2 Tiếp tục hoàn thiện và khai thác môi trường văn hóa
quân sự ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc
Việt Nam nhằm phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ
4.3 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của hạ sĩ quan, binh sĩ ở
các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Namtrong tự phát triển văn hóa quân sự của họ hiện nay 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Mấy ngàn năm lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước của dân tộcViệt Nam đã hun đúc nên một nền văn hóa với bản sắc dân tộc đậm đà và độcđáo, trong đó, văn hóa quân sự Việt Nam như một bộ phận quan trọng hàngđầu Giá trị văn hóa quân sự góp phần phát huy nhân tố con người, là nền tảngxây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, giữ vững bản chất cách mạng củaQuân đội nhân dân Việt Nam; có vai trò định hướng cho quá trình xây dựngquân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quânchủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại” [43, tr.157 - 158] Đốivới phát triển phẩm chất, nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ, văn hóa quân sựgóp phần tạo nền tảng tinh thần bền vững, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm,định hướng, điều tiết, thúc đẩy toàn bộ quá trình phát triển nhân cách của họđạt tới mô hình nhân cách Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới
Thực tế ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam thờigian qua cho thấy, các đơn vị đã thực hiện tốt việc phát huy giá trị văn hóaquân sự vào xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi mọinhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng địa bàn ổn định về an ninh chính trị,bảo vệ vững chắc vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc Phát triển văn hóaquân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ được chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉđạo, giáo dục, rèn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ trở thành những nhân cách vănhóa tốt đẹp Tuy nhiên, đối với một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ, giá trị văn hóaquân sự chưa thể hiện rõ vai trò tham gia tạo nền tảng tinh thần của mình;chưa trở thành mạch nguồn văn hóa bền vững giúp họ hình thành và tỏa sángphẩm chất chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức cao đẹp trong nhân cách.Một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ nhận thức chưa đầy đủ về giá trị văn hóa quân
sự Việt Nam, còn xuất hiện những suy nghĩ, hành vi lệch chuẩn văn hóa, đingược lại truyền thống văn hóa dân tộc, làm ảnh hưởng đến tinh thần đoànkết, giảm sức mạnh chiến đấu của đơn vị Thực tế đó làm cho phẩm chất,
Trang 7nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của hạ sĩ quan, binh sĩ phát triển chưa toàn diện vàthiếu tính bền vững Vấn đề đặt ra hiện nay là các hoạt động giáo dục, rènluyện, phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ phải được soi sángbởi lý luận khoa học để trở thành quá trình tích cực, tự giác, làm cho các giátrị văn hóa quân sự Việt Nam thấm đậm trong nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ,chuyển hóa thành tình cảm, niềm tin, thói quen hành vi và mô thức ứng xửvăn hóa quân sự theo phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốckhông ngừng phát triển, đặt ra yêu cầu ngày càng cao và toàn diện hơn đốivới phẩm chất, nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Trong khi đó, mặt trái kinh tế thịtrường; sự biến đổi hệ giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; sựchống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; sự xâmnhập của phản giá trị, phản văn hóa vào đơn vị làm cho tâm lý, tinh thần của
hạ sĩ quan, binh sĩ có những diễn biến phức tạp, làm cản trở nhiều đến quátrình nhập thân văn hóa của họ vào môi trường văn hóa quân sự
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát
triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận
đề xuất giải pháp phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn
vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan,binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam
Trang 8- Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ
ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam và luận giải nhữngyếu tố tác động, yêu cầu phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ởcác đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
- Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan,binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ độiđịa phương vùng Tây Bắc Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tiếp cận văn hóa quân sự Việt Nam một cách
toàn diện, song trọng tâm nghiên cứu văn hóa quân sự Việt Nam trong thờiđại Hồ Chí Minh và những giá trị tinh thần (tập trung vào sự chuyển biến vềchất trong nhận thức, thái độ, hành vi văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ
ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay)
Về không gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa quân sự
của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam(gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái)
Về thời gian: Các số liệu, tư liệu được khai thác thông qua báo cáo tổng
kết của các đơn vị có liên quan trong những năm gần đây; tập trung khảo sát
Trang 9Cơ sở thực tiễn
Thực trạng kết quả khảo sát, điều tra xã hội học về văn hóa quân sự của
hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Namthông qua các báo cáo tổng kết công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷluật, công tác huấn luyện, rèn luyện sẵn sàng chiến đấu, thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của đơn vị, xây dựng môi trường văn hóa… Đồng thời, đề tài dựavào hệ thống số liệu thống kê của các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc
về nội dung liên quan
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,luận án được thực hiện với các phương pháp nhận thức khoa học cơ bản, như:phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; hệ thống và cấu trúc; phương phápquan sát, thu thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, điều tra xã hộihọc (với tổng số 900 phiếu cho 3 loại đối tượng); tổng kết thực tiễn vàphương pháp tiến cận giá trị
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng quan niệm và làm rõ nội dung phát triển văn hóaquân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây BắcViệt Nam Đồng thời, luận án chỉ ra những nhân tố cơ bản quy định phát triểnvăn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùngTây Bắc Việt Nam
Trên cơ sở thực trạng, luận án đề xuất giải pháp cơ bản phát triển vănhóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng TâyBắc Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những luận cứ khoahọc về phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ độiđịa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay
Trang 10Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận giúpcấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy vận dụng vào xây dựng
và phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ góp phần xây dựng đơn
vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy, học tập các nội dung có liên quan đến xây dựng, phát triển giá trị vănhóa, văn hóa quân sự Việt Nam trong hệ thống nhà trường quân đội
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các côngtrình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa, văn hóa vùng Tây Bắc
Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới [49] Trong cuốn sách
này, tác giả đã đề cập quan điểm khoa học về văn hóa, vai trò to lớn của vănhóa và bản sắc văn hóa trong quá trình thành phát triển dân tộc, luận giải mộtcách khoa học và sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và đổi mới,giữa lịch sử và văn hóa, qua đó gợi ra những quan điểm có tính chất mởđường về sự cần thiết, mục tiêu, thực chất của việc giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc trong quá trình đổi mới đất nước, tích cực mở rộng hội nhập quốc tế.Tác giả khẳng định vai trò và giá trị to lớn của văn hóa: Văn hóa là sợi chỉ đỏxuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộngđồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng khôngthể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên nhữngtrang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào hùngtrong dựng nước và giữ nước
Trần Quốc Vượng (Chủ biên, 1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam [146].
Tác giả đã trình bày quan niệm về văn hóa và đặc điểm của văn hóa Việt Namtrong quá trình tiếp biến văn hóa nhân loại Qua đó khẳng định cần phải cóchính sách giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới.Trong công trình này, đi từ việc giải quyết mối quan hệ giữa văn hóa và pháttriển, tác giả không chỉ đưa ra quan niệm về bản sắc văn hóa, cấu trúc, đặctrưng mà còn thống nhất khẳng định vai trò của bản sắc văn hóa với sự pháttriển đất nước Bản sắc văn hóa là một trong những cội nguồn làm nên sứcmạnh trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trongcuộc đấu tranh chống đồng hóa của dân tộc Việt Nam Chính nhờ bản sắc ấy,
Trang 12dù trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử, dân tộc ta vẫn trường tồn,vẫn tỏ rõ bản lĩnh và sức mạnh của mình Đồng thời cũng nêu lên sự cần thiếtphải giữ gìn văn hóa, bản sắc văn hóa trong thời kỳ mới.
Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam [105] Tác giả đưa quan
niệm về bản sắc văn hóa dân tộc, theo tác giả, “Sắc” là thể hiện ra ngoài, nóibản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản,cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam Nói những giá trị hạtnhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêubiểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểuhiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa Việt Nam, trong các lĩnh vực vănhọc nghệ thuật, sân khấu, hội họa, Bản sắc dân tộc không phải là cái có sẵn,được trời cho và cho một lần là xong luôn, cố định, nó xuất hiện và tự khẳngđịnh chính bằng hội nhập, biến đổi và phát triển do hội nhập Bản sắc khôngchỉ bao gồm những gì là tích cực, tốt đẹp nhất, mà trong bản sắc cũng có thể
có những mặt nhược điểm Vậy không nhất thiết bao giờ cũng phải quyết khưkhư giữ chặt bản sắc, thay đổi được bản sắc của mình cũng là một biểu hiệnsức mạnh tinh thần của một cộng đồng, hay một con người
Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam [124] Tác
giả đã trình bày một cách tổng quan về khái niệm văn hóa, các đặc trưng vàchức năng của văn hóa; văn hóa với các khái niệm văn minh, văn hiến, vănvật; cấu trúc của hệ thống văn hóa Đó là cấu trúc văn hóa với những đặctrưng và chức năng, các loại hình văn hóa để từ đó xác định tọa độ và conđường phát triển của văn hóa Việt Nam Đi vào các yếu tố văn hóa, tác giả tập
trung khảo cứu lĩnh vực văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng… Tác
giả đưa quan niệm về văn hóa như sau: “một hệ thống hữu cơ các giá trị vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt độngthực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hộicủa mình” [124, tr.25]
Trang 13Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Lương, Hoàng Tuấn Cư (2001), Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc [46] Nội dung tập trung vào
một số vấn đề: Đặc trưng và cội nguồn văn hóa Tây Bắc; nền văn hóa nghệthuật của một số tộc người tiêu biểu Mường, Thái ; du lịch sinh thái vàvăn hóa vùng Tây Bắc; văn hóa và đời sống văn hóa các tỉnh trong vùngTây Bắc; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng Tây Bắc trongcuộc sống hôm nay Tập thể tác giả khẳng định vai trò quan trọng của việcgiữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc, để văn hóa thực sựtrở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinhquan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đây lànhững gợi ý rất quý giá để tác giả luận án có thể đi sâu vào tìm hiểu giá trịcốt lõi trong văn hóa của các tộc người trên địa bàn Tây Bắc, chỉ ra nét đặcthù về văn hóa của hạ sĩ quan, binh sĩ trên địa bàn
Dương Quốc Dũng (2002), Phát huy vai trò các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
[30] Trong công trình này, tác đã chỉ ra Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiếnlược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại củanước ta, là nơi có hơn 30 tộc người thiểu số cư trú, với sự đa dạng về nguồngốc lịch sử và đặc điểm xã hội, văn hóa Các tộc người trên có những đặcđiểm tâm lý, tính cách rất chung và đặc trưng được hình thành trong quá trìnhphát triển cũng như bị ảnh hưởng bởi yếu tố về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh
tế - xã hội tại khu vực sinh sống Trong quá trình tồn tại và phát triển cùngchiều dài lịch sử dân tộc, các tộc người thiểu số trên địa bàn Tây Bắc đã cóđóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Trần Văn Bính (Chủ biên, 2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt ra [14] Theo tác giả, lịch sử dân tộc Việt Nam
mấy nghìn năm qua đã khẳng định, các dân tộc thiểu số nói chung và các dântộc thiểu số vùng Tây Bắc nói riêng là một lực lượng cơ bản, không thể thay
Trang 14thế trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước Dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, các dân tộc thiểu số ở nước ta ngày càng phát huy vai trò
to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa Đồng bào các dân tộc thiểu số thường xuyên phải chống lại những
âm mưu, thủ đoạn xâm phạm bờ cõi của kẻ thù Trong các cuộc kháng chiếnchống quân xâm lược của các triều đại phong kiến, đều có sự đóng góp sứcngười, sức của rất to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số Kết quả nghiêncứu của công trình giúp tác giả luận án luận giải tính đặc thù văn hóa vùngTây Bắc, vai trò của nó trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Trần Bình (2017), Tây Bắc vùng văn hóa giàu bản sắc [12] Tác giả đã
trình bày toàn diện về văn hóa vùng Tây Bắc, trong đó tập trung làm rõ một
số nội dung chính như: Tây Bắc - Vùng lãnh thổ giàu tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng thành phần tộc người; tri thức về mưu sinh (Văn hóa sinh kế) củacác dân tộc Tây Bắc đa dạng loại hình và đậm đà tính truyền thống; tri thức tổchức truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc; Tây Bắc vùng văn hóa vậtthể đa sắc màu và phong phú giá trị; văn hóa phi vật thể của các dân tộc TâyBắc lung linh truyền thống, đầy ắp giá trị văn hóa, xã hội và nhân văn… Tácgiả đã chỉ ra thực trạng việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trênđịa bàn Tây Bắc thời gian qua Kết quả nghiên cứu của công trình giúp tác giảluận giải tính đặc thù, phong phú đa dạng của văn hóa vùng Tây Bắc cũngnhư văn hóa của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị trên địa bàn
Nguyễn Phú Trọng (2021), “Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy
những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” [132] Tác giả khẳng định, khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là
tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trịtốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhântình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc
có văn hóa, lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa, ).Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ
Trang 15ổi là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa Tác giả cho rằng, văn hóa có vị
trí, vai trò quan trọng “văn hóa còn thì dân tộc còn”, văn hóa là hồn cốt của
dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc; chỉ ra những thành tựu và hạn chếtrên lĩnh vực văn hóa tác động ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đếnxây dựng con người, môi trường văn hóa của cộng đồng Trên cơ sở đó, đểtiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa của dân tộc yêu cầu tậptrung vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng
đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ
và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền
cư trú lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau,với sự khác biệt về trình độ phát triển và rất đa dạng về văn hóa, tôn giáo.Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hộinhập quốc tế, đặc biệt dưới sự tác động của sự phát triển vùng biên giới ViệtNam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và toàn cầu hóa, các tỉnh biên giới phíaTây Bắc cũng như các dân tộc sinh sống ở đây đang đứng trước những cơ hội
và thách thức về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, về kết cấu hạ tầng
và cơ cấu kinh tế, về tình trạng phát triển không bình thường của các tôn giáo
và di dân tự do Công trình này đã gợi mở tác giả luận án hướng đến một vấn
đề, đó là: đi đôi với việc phát triển văn hóa quân sự, phải kiên quyết ngănchặn, đẩy lùi sự xâm nhập các phản giá trị, phản văn hóa vào quân đội và vào
hạ sĩ quan, binh sĩ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển phẩm chất, nhân cách
hạ sĩ quan, binh sĩ theo mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra
Trang 161.1.2 Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hóa quân sự Việt Nam và văn hóa quân sự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Thế Vỵ (1999), Nhân tố văn hóa trong truyền thống quân sự Việt Nam [142] Tác giả đã luận chứng vai trò của văn hóa trong hoạt động
quân sự, coi đây là yếu tố quan trọng giành thắng lợi trong các cuộc chiếntranh Theo tác giả, giá trị nhân văn quân sự Việt Nam là: “Đấu tranh cùngtồn tại - một kế sách giữ nước lâu dài”, là “Thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa,lòng khát khao yêu hòa bình, đấu tranh giữ mối giao hảo, cùng tồn tại và mởrộng bang giao thân thiện với các quốc gia láng giềng, được coi là kế sách giữnước lâu dài của dân tộc Việt Nam” [142, tr.161 - 162] Cũng trong côngtrình, đề cập đến giá trị nhân văn trong tư tưởng quân sự ở thời đại Hồ ChíMinh, tác giả khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dụng binh là việc nhânnghĩa” là một giá trị văn hóa lớn mang tính toàn diện và xuyên suốt trong tưtưởng quân sự của Người Tư tưởng đó là sự kế thừa, phát triển và kết tinhtruyền thống hết lòng vì nước, vì dân của những tiên liệt anh hùng trong lịch
sử dân tộc Việt Nam ta
Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2002), Văn hóa quân sự Việt Nam
[109] Các tác giả đã làm rõ cách tiếp cận mới về văn hóa quân sự Việt Namdưới góc nhìn của phương pháp luận triết học, nhất là đã phân tích và làmsáng tỏ có sự khác nhau tương đối trong quan niệm về văn hoá quân sự và vănhóa trong quân sự, tức là trong hoạt động quân sự và là sự khái quát cao củavăn hoá giữ nước Còn văn hóa quân sự được thể hiện một cách đầy đủ trongviệc thiết lập và xây dựng củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân,toàn dân đánh giặc “Trăm họ là binh” Công trình chỉ ra bản chất văn hóa
quân sự được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng: Theo nghĩa hẹp, văn hóa
quân sự là tổng hòa những dấu ấn sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân,
thiện, mỹ của tổ chức và hoạt động quân sự trong quân đội cách mạng Theo nghĩa rộng, văn hóa quân sự gồm tổng thể các giá trị văn hóa nảy sinh và
Trang 17phản ánh từ lĩnh vực quân sự cách mạng trong đời sống xã hội Về cấu trúc
văn hóa quân sự, công trình đã chia thành các nhóm: Thứ nhất, nhóm vấn đề
về các nhân tố hình thành văn hóa quân sự Việt Nam Thứ hai, nhóm vấn đề quá trình phát sinh, hình thành và phát triển văn hóa quân sự Việt Nam Thứ
ba, nhóm vấn đề về những nội dung chủ yếu của văn hóa quân sự Việt Nam.
Nguyễn Xuân Trường (2005), Phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [135] tập trung phân
tích vấn đề thực chất và tính quy luật phát triển giá trị văn hóa trong nhân
cách sĩ quan trẻ Nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đặt ra yêu cầu ngày càng cao
về xây dựng, phát triển văn hóa nói chung và văn hóa đạo đức nói riêng trongđội ngũ sĩ quan quân đội Theo tác giả, thực chất phát triển giá trị văn hóatrong nhân cách sĩ quan trẻ là quá trình tích hợp những giá trị văn hóa chungvào nhân cách sĩ quan trẻ và hoàn thiện các giá trị đó lên một trình độ mới,tạo ra sự biến đổi chất lượng nhân cách sĩ quan Kết quả nghiên cứu của côngtrình giúp tác giả luận giải thực chất phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩquan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam
Dương Quang Hiển (2012), Phát huy hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay [59] Tác giả
đã làm rõ vai trò hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam Hệ giá trị văn hóa quân
sự đó đã góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo và khôngngừng được củng cố, phát triển trong các thời kỳ lịch sử, tạo nên sức sống bấtdiệt của dân tộc ta trước những thử thách cam go, nghiệt ngã Tác giả đưa raquan niệm hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam là tổng hòa các giá trị văn hóaquân sự Việt Nam tạo nên truyền thống theo tiêu chí chân, thiện, mỹ được sắpxếp theo trình tự nhất định Đặc trưng hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam(dạng thức phi vật thể) bao gồm các giá trị như “Chủ nghĩa yêu nước”, “Nhânđạo, nhân văn” và “Nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo mang đậm bản sắcdân tộc”, các giá trị đó được hình thành trong lĩnh vực quân sự, hướng con
Trang 18người tới chân, thiện, mỹ Những thành tố đó luôn được xã hội thừa nhận vàcoi đó là hệ giá trị bền vững, đồng thời, luôn được bổ sung, bồi đắp theokhông gian và thời gian trong hoạt động quân sự của dân tộc Việt Nam.
Văn Đức Thanh (Chủ biên, 2014), Văn hóa quân sự Việt Nam truyền thống và hiện đại [121] Tác giả cho rằng, văn hóa quân sự Việt Nam cần
được tiếp cận đồng thời từ ba góc độ: là một phương diện của đời sống xã hội;
là tổng hòa các vòng cộng đồng văn hóa; và góc độ thực thể xã hội Song, dùtiếp cận dưới góc độ nào, theo tác giả, vẫn cần tìm đến các giá trị tiêu biểubao gồm: yêu nước; nhân văn, nhân đạo và nghệ thuật quân sự độc đáo Vănhóa quân sự Việt Nam hiện đại là sự nối dài, phát triển những giá trị văn hóaquân sự truyền thống, thể hiện sống động quy luật kế thừa và vượt gộp vănhóa, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Đây là công trình khoa học mà luận
án có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng để làm rõ quan niệm về vănhóa quân sự Việt Nam
Vũ Như Khôi (2017), Văn hóa giữ nước Việt Nam - những giá trị đặc trưng [74] Theo tác giả, giá trị văn hóa giữ nước cần được phát huy một cách
cao độ trong xây dựng lớp lớp cán bộ, chiến sĩ quân đội và trong mọi tầng lớpnhân dân hiện nay Cần “phải biết chắt lọc, nâng niu những giá trị tốt đẹp củavăn hóa giữ nước truyền thống đồng thời cũng phải biết chọn lọc những giá trịvăn hóa mới, tiến bộ để tiếp tục bổ sung, phù hợp với thời đại mới những giá trịvăn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay” [74, tr.238] Từ cách tiếp cận trên của tácgiả, nghiên cứu sinh cho rằng, việc kế thừa, lựa chọn các giá trị văn hóa quân sự,đồng thời chọn lọc những giá trị văn hóa mới để đưa vào nội dung chương trìnhgiáo dục, rèn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ nên được coi như là một biện pháp cầnthiết để phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ hiện nay
Dương Quốc Dũng (Chủ biên, 2015), Bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam [31] Theo tác giả, “bản sắc dân tộc của văn hóa quân sự với bản sắc dân
tộc của văn hóa nói chung vừa có những nét tương đồng, nhất quán, liên giátrị, vừa có những nét riêng phản ánh tính đặc thù của lĩnh vực tổ chức và hoạt
Trang 19động quân sự” [31, tr.25] Tính đặc thù đó là: mang mục đích tự vệ, thấm đậmtính nhân đạo, hòa hiếu; huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc; phát huy cao
độ tinh thần tự lực, tự cường và nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắnglớn Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam hiện nay phải bảođảm sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, đồng thời, bản sắc ấy phảiđược thấm đượm vào suy nghĩ, hành động, lối sống, trở thành cốt cách vănhóa của mọi quân nhân Công trình này đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giảluận án tiếp cận, chọn lọc những vấn đề thuộc về bản chất cốt lõi của giá trịvăn hóa quân sự truyền thống, chiều sâu mạch nguồn văn hóa dân tộc vào quátrình phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ
Nguyễn Quang Hoài (2016), “Môi trường văn hóa quân sự với việc xâydựng nhân cách quân nhân” [62], đã luận giải môi trường văn hóa quân sựđóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, xây dựng nhân cách quân nhân,cho nên việc xây dựng môi trường văn hóa quân sự là việc làm thiết thực gópphần tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn đông đảo thanh niên hăng hái tự nguyện, tựgiác thực hiện nghĩa vụ quân sự Xây dựng môi trường văn hóa quân sự là xâydựng một môi trường trong đó mọi quân nhân tự giác chấp hành kỷ luật quân
sự, thể hiện “quân lệnh như sơn”, luôn luôn phát huy và phát triển nhữngtruyền thống văn hóa tốt đẹp, vừa chiến đấu, vừa xây dựng của Quân đội ta…Những truyền thống đó đã trở thành đặc trưng và cốt cách của Bộ đội Cụ Hồ.Kết quả nghiên cứu trên giúp tác giả luận án luận giải nhân tố quy định “Môitrường văn hóa quân sự” đến phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh
sĩ và đề ra giải pháp phát triển
Võ Văn Hải (Chủ nhiệm, 2017), Phát huy giá trị nhân cách “Bộ đội
Cụ Hồ” của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [56].
Tác giả cho rằng, trong nhân cách sĩ quan trẻ chứa đựng nhiều giá trị theo cáclát cắt khác nhau như là: Giá trị văn hóa, giá trị nhân cách, giá trị đạo đức ,trong đó, giá trị nhân cách Bộ đội Cụ Hồ “giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, nóquy định bản chất của người chiến sĩ cách mạng và xu hướng phát triển nhân
Trang 20cách quân nhân” [56, tr.22] Giá trị nhân cách Bộ đội Cụ Hồ là sự kết tinhnhững phẩm chất tốt đẹp, phản ánh bản chất, đặc trưng, truyền thống củaquân đội, được hình thành, phát triển trong hoạt động theo chức trách, nhiệm
vụ và trở thành hệ thống chuẩn mực có tác dụng định hướng cho hoạt độngcủa chủ thể Với việc khẳng định rằng, giá trị nhân cách Bộ đội Cụ Hồ là một
“lát cắt” trong nhân cách của sĩ quan trẻ, công trình khoa học này đã đưa lạinhững gợi mở cho nghiên cứu sinh, chỉ ra những yêu cầu nghiên cứu văn hóaquân sự như là một yếu tố văn hóa đã và đang thẩm thấu, lan tỏa và truyền nốitrong nhân cách các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội, bao gồm cả đối tượng hạ
sĩ quan, binh sĩ - khách thể nghiên cứu của đề tài luận án
Dương Xuân Đống (2017), Văn hóa quân sự Việt Nam - văn hóa giữ nước [47] Tác giả cho rằng, văn hóa quân sự Việt Nam đã dựa chắc trên 5
đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc biệt, đã khai thác tối đa tínhtổng hợp và tính linh hoạt Theo tác giả, “tính tổng hợp và tính linh hoạtchính là hai yếu tố văn hóa, tự mang sẵn trong mình phép biện chứng, nghĩa
là luôn hợp với quy luật vận động và phát triển khách quan của sự vật (…),
đã giúp dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược” [47, tr.950] Bàn về bảnsắc dân tộc của văn hóa quân sự Việt Nam, tác giả cho rằng, nội dung cốt lõicủa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là văn hóa giữ nước, mà thực chất làvăn hóa quân sự, và nó được thể hiện ở ba giá trị: Chủ nghĩa yêu nước, tưtưởng tiến công chiến lược và chiến tranh nhân dân Kết quả nghiên cứu củacông trình giúp nghiên cứu sinh có phương pháp tiếp cận đúng đắn khi đưa
ra quan niệm về văn hóa quân sự, đồng thời chỉ ra những giá trị cơ bản củavăn hóa quân sự Việt Nam
Nguyễn Trọng Nghĩa (2017), “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trườngvăn hóa trong Quân đội, tạo động lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ” [103],
đã khẳng định xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phútrong các đơn vị quân đội đã tích cực góp phần bồi dưỡng nhân cách củangười quân nhân cách mạng, nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, xây dựng
Trang 21quân đội vững mạnh về chính trị Trước yêu cầu mới, việc xây dựng môitrường văn hóa ở các đơn vị trong quân đội cần tiếp tục được nhận thức và tổchức thực hiện thường xuyên, trở thành một chỉnh thể trong đời sống văn hóa,tinh thần của bộ đội, tạo động lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng tiếp tục xây dựng môi trườngvăn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong quân đội thời gian tới.
Kiều Bách Tuấn (Chủ biên, 2018), Văn hóa quân sự Việt Nam - Giá trị
lý luận và thực tiễn [137] Tác giả làm rõ văn hóa quân sự ở nhiều khía cạnh
khác nhau như góc độ chính trị tinh thần (bản lĩnh, tính kiên định và sángtạo); góc độ nghệ thuật quân sự (kế sách tâm công, chiến tranh tại chỗ, nghệthuật kết thúc chiến tranh); góc độ đường lối quân sự (giữ nước từ khi nướcchưa nguy, bang giao hòa hiếu), Trong giai đoạn cách mạng mới, tác giảcho rằng, nhiều giá trị truyền thống được kế thừa, đồng thời đã phát triển, bổsung thêm nhiều giá trị hiện đại, trong đó danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ là “sự kếthợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, trở thành giá trị tiêu biểu của conngười Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và trở thành biểu trưng độc đáo giá trịvăn hóa quân sự của một quân đội cách mạng” [137, tr.236] Các khía cạnh củavăn hóa quân sự khi được xem xét ở công trình này giúp nghiên cứu sinh có cáinhìn toàn diện, sâu sắc hơn về văn hóa quân sự, đồng thời thấy được sự kết nốigiữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển trong tính chỉnh thể của nó,trên cơ sở đó đi vào nghiên cứu giá trị văn hóa quân sự truyền thống nhưngkhông tách rời với các giá trị hiện đại đã và đang được nảy sinh, hiện hữu
Bùi Xuân Quỳnh (2021), “Tính quy luật phát huy giá trị nhân văn quân
sự truyền thống trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh vềchính trị” [113] đã luận giải, phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thốngtrong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là quá trình xâydựng và gắn kết môi trường văn hóa quân sự với môi trường chính trị quân
sự Hệ giá trị văn hóa quân sự là đặc trưng cơ bản nhất, là tổng hòa các giá trị
về mặt thời gian của quá khứ, hiện tại, tương lai và về mặt không gian của giá
Trang 22trị ở địa phương, đơn vị cơ sở nơi chủ thể sống với giá trị chung của dân tộc,nhân loại Môi trường văn hóa quân sự đậm tính nhân văn, dân chủ, cùng sựtôn vinh giá trị truyền thống tạo đường dẫn vừa mang tính “bắt buộc” và “tựnguyện”, tạo không gian sáng tạo, niềm hứng khởi, sức mạnh tinh thần to lớncho các chủ thể phát huy hiệu quả nhất giá trị văn hóa quân sự truyền thốngvào củng cố bản lĩnh chính trị, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọinhiệm vụ được giao.
1.1.3 Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam
Đinh Xuân Dũng (1999), Nuôi dưỡng giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam [32], theo tác giả, nhân cách Bộ
đội Cụ Hồ không phải là sản phẩm tự phát, mà là kết quả tất yếu của một quátrình nuôi dưỡng, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của toàn Đảng, toànquân và toàn dân Vì vậy, việc tiếp tục nuôi dưỡng, xây dựng, phát triểnkiểu mẫu nhân cách đó lúc này và trong tương lai là nhiệm vụ cực kỳ tolớn và nặng nề Giá trị cốt lõi và cao quý nhất trong nhân cách Bộ đội Cụ
Hồ bao giờ cũng là lòng trung thành vô hạn với mục tiêu và lý tưởngchiến đấu của Đảng và Nhân dân, là ở sự sẵn sàng cống hiến cuộc đờimình cho lý tưởng đó Giá trị đó nhất thiết phải được bảo vệ và phát triển.Nhưng con đường để tạo nên nó trong phẩm chất, nhân cách người chiến sĩhôm nay lại hoàn toàn khác trước Phải đặt họ trong một tình thế lựa chọnmang tính hiện thực và rất gay gắt giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa sống vàchết, giữa được và mất, giữa giá trị tinh thần và nhu cầu vật chất, giữa các xuhướng vận động đang diễn ra phức tạp hiện nay để giúp họ lựa chọn đúngnhất, tự tin nhất với sự mách bảo của tình cảm, của danh dự người chiến sĩ và
cả sự sáng suốt của lý trí Nối tiếp truyền thống quý báu, luôn luôn lấy tìnhcảm cách mạng làm cội nguồn sức mạnh của người lính, đồng thời cần nângcao không ngừng tri thức, trí tuệ cách mạng
Trang 23Hoàng Đình Chiều (2012), Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay [24] Tác giả quan
niệm: “Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanhniên quân đội là quá trình thanh niên quân đội tiếp nhận giá trị văn hóa, từ đóđịnh hình văn hóa đối với các yếu tố hợp thành nhân cách Bộ đội Cụ Hồ trongmôi trường quân sự” [24, tr.30] Hai giai đoạn của nhập thân văn hóa trongphát triển nhân cách là tiếp nhận và định hình văn hóa diễn ra đồng thời, đanxen, nhưng ở hai trình độ khác nhau, phụ thuộc vào môi trường tôn vinh Bộđội Cụ Hồ, sự giáo dục, rèn luyện thanh niên theo phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ vànhân tố chủ quan của chủ thể Thực chất nhập thân văn hóa có thể được hiểunhư quá trình người thanh niên tiếp nhận, chuyển hóa giá trị văn hóa cộngđồng thành giá trị văn hóa bản thân và tỏa sáng thông qua hoạt động Đối với
đề tài luận án, để các giá trị văn hóa quân sự thẩm thấu, lan tỏa tới nhân cách
hạ sĩ quan, binh sĩ cũng cần thiết phải được tiến hành một cách vững chắctheo hai giai đoạn tiếp nhận và định hình văn hóa, bằng những giải pháp cụthể, thiết thực Nói cách khác, cần phải coi trọng đúng mức đến nhân tố chủquan của hạ sĩ quan, binh sĩ để họ thực sự là một chủ thể chủ động trong tiếpnhận, chuyển hóa các giá trị văn hóa quân sự vào tự phát triển nhân cách
Vũ Đình Đắc (2016), Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam [36] Tác giả chỉ rõ,
trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng ta đã xác định, phát triểnkinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa phải được đặtngang hàng với kinh tế, chính trị - xã hội và hướng vào xây dựng con người
có nhân cách, lối sống tốt đẹp Tuy nhiên, tác động của những tiêu cực nảysinh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình mởcửa, hội nhập quốc tế đã làm cho môi trường văn hóa xã hội có biểu hiện laicăng, thiếu lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người Bêncạnh đó, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch thông qua chiến
Trang 24lược “diễn biến hòa bình” cũng làm tha hóa lối sống của không ít cán bộ,đảng viên và thế hệ trẻ Trong xã hội, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ vớiđạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc xuất hiện Trên thực tế đồng tiền đãchi phối nhiều mối quan hệ, trong đó có cả những quan hệ xưa nay luôn được
đề cao và không thể mua được bằng tiền Không ít thanh niên hiện nay đang
có biểu hiện sống buông thả, thiếu hoài bão, mờ nhạt lý tưởng, thiếu tráchnhiệm với cộng đồng, cá nhân ích kỷ, không quan tâm tới các vấn đề chínhtrị, quay lưng với các giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng Điều đó đãđặt ra yêu cầu khách quan trong việc xây dựng con người Việt Nam về lốisống có văn hóa đang trở nên quan trọng và cấp bách
Vũ Văn Bách (2019), Phát triển hệ giá trị văn hóa của thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới [5] Tác giả chỉ rõ, thanh niên là
rường cột của nước nhà; chăm lo, phát triển thanh niên là mục tiêu, động lựcbảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước Hạ sĩ quan, binh
sĩ chủ yếu là thanh niên, là lực lượng xung kích thực hiện nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Với số lượng đông đảo và giàu tiềm năng nhất, thanh niênquân đội đang tiếp bước các thế hệ cha ông viết tiếp những trang sử vẻ vangcủa truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng Do đó, việc bồidưỡng, giáo dục và rèn luyện thanh niên quân đội là một trong những nhân tốquyết định sự nghiệp xây dựng quân đội Từ đó tác giả quan niệm: “Phát triển
hệ giá trị văn hóa của thanh niên quân đội là tổng hợp tác động hợp quy luậtcủa các chủ thể nhằm không ngừng sàng lọc, bổ sung, tái cấu trúc, làm mới hệgiá trị này theo đòi hỏi của thực tiễn, trước hết là thực tiễn quân sự, trực tiếp
là thực tiễn phong trào thanh niên quân đội ở các giai đoạn lịch sử khác nhau”[5, tr.48] Tác giả luận án có thể vận dụng về mặt phương pháp, đồng thời kếthừa khái niệm trung tâm mà công trình này đã chỉ ra để nghiên cứu xây dựngkhái niệm phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ
Nguyễn Việt Hà (2018), “Văn hóa quân sự truyền thống trong xâydựng nhân cách học viên sĩ quan quân đội” [53] Tác giả đưa ra quan niệm
Trang 25nhân cách học viên ở các trường sĩ quan quân đội là một chỉnh thể thống nhấtgiữa đức và tài, giữa phẩm chất và năng lực, phản ánh các giá trị xã hội củahọc viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo để trở thành sĩ quan quân đội cấpphân đội Trong hệ thống cấu trúc, nhân cách tạo nên sức mạnh tinh thần củahọc viên thì phẩm chất chính trị, đạo đức đóng vai trò quan trọng nhất Sứcmạnh này tồn tại dưới dạng hệ thống các phẩm chất và năng lực Bên cạnh đó,tác giả đã luận giải phát huy giá trị văn hóa quân sự truyền thống trong xâydựng nhân cách của học viên ở các trường sĩ quan quân đội là hoạt động cómục đích của các chủ thể trong việc sử dụng hệ thống các cách thức, biệnpháp theo cơ chế nhất định nhằm khai thác và nhân lên tác dụng, tiềm năng,sức mạnh của giá trị văn hóa quân sự truyền thống trong việc xây dựng, địnhhình văn hóa đối với các yếu tố hợp thành nhân cách của học viên các trường
sĩ quan quân đội đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo
Nguyễn Văn Chuộng (2019), Ảnh hưởng văn hóa vùng Tây Nam Bộ đến lối sống của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân khu 9 hiện nay [26] Tác giả
khẳng định lối sống văn hóa là một đặc trưng quan trọng của con người ViệtNam trong lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Xây dựng lối sống vănhóa là nội dung quan trọng đối với xây dựng con người Việt Nam trong giaiđoạn cách mạng mới, là xây dựng hệ các nhân tố văn hóa trong tổng thểphương thức hoạt động sống của mỗi cá nhân, cộng đồng Lối sống văn hóa
và xây dựng lối sống văn hóa, do bản chất và vai trò đặc biệt của nó đưa đến
và quy định, nên luôn là một nội dung cốt lõi và xuyên suốt trong chiến lượcxây dựng con người của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong quá trình đổi mớitoàn diện của đất nước ta hiện nay Bên cạnh đó, công trình đã luận giải đặctrưng văn hóa vùng Tây Nam Bộ, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng văn hóa vùngTây Nam Bộ đến lối sống của hạ sĩ quan, binh sĩ, trong đó có những ảnhhưởng tích cực và cả tiêu cực Tác giả chỉ ra thực trạng, đề ra hệ thống giảipháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa vùng Tây Nam Bộ đếnlối sống của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân khu 9 hiện nay
Trang 26Nguyễn Viết Tiến (2021), Giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học viên ở các trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay [130] Dưới góc độ chuyên
ngành Giáo dục học, tác giả chỉ ra thực trạng giáo dục giá trị văn hóa quân sựcho học viên ở các trường sĩ quan hiện nay Theo đó, bên cạnh những ưuđiểm, hoạt động này còn tồn tại những hạn chế cơ bản đó là: nhận thức củabản thân học viên và một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đúng đắn, sâu sắc; nộidung còn đơn giản, chưa phong phú, ít đổi mới; phương pháp, hình thức chủyếu mang tính truyền thống, truyền thụ một chiều Trên cơ sở đó tác giả đềxuất bốn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục giá trị văn hóa quân sự chohọc viên các trường sĩ quan bao gồm: nâng cao nhận thức của học viên; đổimới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục; phát huy vai trò các tổ chức,các lực lượng và đấu tranh loại bỏ các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục giá trịvăn hóa quân sự Những đánh giá về thực trạng ở công trình này cung cấpthêm một góc nhìn khách quan về thực tiễn, qua đó giúp tác giả luận án đánhgiá thực trạng văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ được đầy đủ, toàn diện,sâu sắc hơn Đồng thời, luận án cũng có thể kế thừa bốn giải pháp từ côngtrình này để xây dựng hệ thống giải pháp phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩquan, binh sĩ hiện nay
Nguyễn Trung Tuyên (2021), Vai trò bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc trong đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam [140] Tác giả đã luận giải, làm rõ âm mưu, thủ đoạn các
thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng ở Tây Bắc Phân tích,làm rõ quan niệm bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc đấu tranh với thế lựcthù địch lợi dụng tôn giáo; quan niệm, biểu hiện vai trò và những yếu tố quyđịnh thực hiện vai trò bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc trong đấu tranh vớithế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay.Luận án đã điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng thực hiện vai trò
bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc trong đấu tranh với thế lực thù địch lợidụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam thời gian qua và chỉ rõ một số
Trang 27vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết Công trình giúp tác giả luận án luậngiải, làm rõ đặc điểm bộ đội địa phương vùng Tây Bắc; đề ra các giải phápkhắc phục những tác động tiêu cực từ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thùđịch lợi dụng tôn giáo đến hạ sĩ quan, binh sĩ.
Ngô Bằng Linh (2022), Giá trị văn hóa quân sự truyền thống với phát
triển nhân cách học viên sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [78].
Tác giả khẳng định, giá trị văn hóa quân sự truyền thống là tổng hòa chủnghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn quân sự, nghệ thuật quân sự độc đáo phảnánh giá trị xã hội cao đẹp của con người Việt Nam xuyên suốt lịch sử đấutranh giành và giữ độc lập dân tộc, được kết tinh, trao truyền, bồi đắp qua cácthế hệ, trở thành động lực to lớn đối với sự phát triển của xã hội và con ngườihiện tại Với thế mạnh riêng có, giá trị văn hóa quân sự truyền thống có khảnăng tạo nền tảng tinh thần, tiền đề tri thức, đồng thời tham gia định hướng,điều tiết và thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nhân cách người học một cách toàndiện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Trên cơ sở những luận giải trên, tác giảđưa ra quan niệm: “Phát triển nhân cách học viên sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam là quá trình người học tiếp nhận, chuyển hóa các giá trị văn hóa củanhân loại, dân tộc, đặc biệt là các giá trị văn hóa quân sự thành hệ thống phẩmchất, năng lực cá nhân, không ngừng gia tăng giá trị xã hội của mình trongsuốt quá trình đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội” [78, tr.44]
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Thông qua tổng quan các công trình khoa học cho thấy, nhiều vấn đề cóliên quan đến đề tài luận án “Phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh
sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam” đã được nghiêncứu, luận giải ở nhiều khía cạnh khác nhau, ở nhiều mức độ chuyên sâu khácnhau, có giá trị khoa học, giúp nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong quátrình xây dựng luận án của mình
Trang 28Một là, các công trình khoa học đã làm rõ quan niệm về văn hóa, văn hóa vùng Tây Bắc.
Về văn hóa, các công trình nghiên cứu đã đề cập một cách khá phong
phú dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về văn hóa, tuy nhiên các công
trình đều thống nhất: văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, có nội hàm rộng, liênquan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người; văn hóa làtổng thể các giá trị được kết tinh ở vật thể và phi vật thể trong quá trình laođộng sản xuất, nghiên cứu khoa học và đấu tranh cách mạng Bản chất củavăn hóa là sáng tạo, là sự phát triển, giao lưu và tiếp biến Sự sáng tạo và pháttriển đó không chỉ diễn ra trong nội tại của mỗi nền văn hóa, mà còn là sự tíchhợp những giá trị trong các nền văn hóa khác thông qua giao lưu, tiếp biến,hợp tác, thậm chí xâm lược và áp đặt văn hóa Đây là những nội dung cơ sởnền tảng cho tác giả nghiên cứu về văn hóa quân sự Việt Nam
Về văn hóa vùng Tây Bắc, các công trình đã chỉ ra Tây Bắc là địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đốingoại của nước ta, đồng thời là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đồngbào dân tộc Tây Bắc đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giảiphóng dân tộc Văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của
sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn ba mươi dân tộc anh em,trong đó các dân tộc Thái, Mường, H’mông, Dao có thể xem là những đạidiện tiêu biểu, góp phần quan trọng hơn cả trong việc hình thành văn hóa củavùng; là kết quả tổng hợp của văn hóa có tính chất bản địa (Mường Tấc, NàSản…) cùng các luồng di cư văn hóa của nhiều nhóm địa phương khác nhau
đa dạng và phong phú Đó là sự giao lưu văn hóa các dân tộc thống nhất, hòahợp và tự nguyện qua các thời kỳ lịch sử Tây Bắc, một vùng văn hóa, xứ sởhoa ban, quê hương xòe hoa, một vùng đất mang nhiều vẻ đẹp văn hóa độcđáo và hấp dẫn Bằng những nét văn hóa rất riêng, Tây Bắc đã góp phần làmnên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam Sự hòa hợp văn hóa cácdân tộc vùng Tây Bắc đang ngày càng phát huy tác dụng, góp phần làm
Trang 29phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, thống nhất nhưng vẫn giữđược bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc anh em Trên cơ sở những nộidung trên, tác giả luận án có thể kế thừa để chỉ ra đặc thù văn hóa vùng TâyBắc, tính phong phú, đa dạng về văn hóa của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Hai là, các công trình khoa học đã đưa ra, phân tích quan niệm, cấu trúc, đặc trưng giá trị, vai trò văn hóa quân sự Việt Nam và đề cập ở các khía cạnh khác nhau về văn hóa quân sự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Văn hóa quân sự Việt Nam ra đời, phát triển gắn liền với sự nghiệp đấutranh dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam, do vậy, đây là chủ đề đượcnhiều nhà khoa học quan tâm Bên cạnh đó, dưới tác động của xu thế quốc tếhóa và toàn cầu hóa, vấn đề bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa quân
sự Việt Nam trong hội nhập đang đặt ra hết sức cấp thiết, bởi vậy đã có khánhiều công trình nghiên cứu tiếp cận trên bình diện các khoa học khác nhau
Một số tác giả đã tiếp cận, phân tích về nội dung, đưa ra quan niệm, đặcđiểm, chỉ ra các giá trị, vai trò văn hóa quân sự; nghiên cứu về văn hóa quân
sự Việt Nam truyền thống và hiện đại; về bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam;
về xây dựng môi trường văn hóa quân sự; về những nhân tố cơ bản quy địnhquá trình hình thành, phát triển của văn hóa quân sự Việt Nam Có thể thấy,các nghiên cứu đã bước đầu khái quát được những vấn đề cơ bản về văn hóaquân sự Việt Nam, đồng thời khẳng định văn hóa quân sự Việt Nam khôngchỉ có vai trò to lớn trong phát triển phẩm chất, nhân cách quân nhân, mà còn
là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc, cũng như sự cần thiết phải giữ gìn,phát huy trong bối cảnh hiện nay
Các công trình đã khẳng định vai trò của văn hóa quân sự trong xâydựng con người, trước hết là định hướng giá trị đối với quá trình nhập thânvăn hóa của từng cá nhân nhằm hình thành, phát triển nhân cách Văn hóaquân sự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam là toàn bộ các giátrị vật chất và tinh thần hợp thành một chỉnh thể của quân nhân, góp phần
Trang 30hình thành, nuôi dưỡng và hoàn thiện những phẩm chất văn hóa, hoàn thiệnnhân cách quân nhân Bằng hoạt động thực tiễn xã hội, quân nhân tiếp nhậncác giá trị văn hóa quân sự để phát triển, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách,xây đắp nên tình đồng chí, đồng đội cao cả; văn hóa quân sự vừa tạo ra độnglực động viên, thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ rèn luyện, phấn đấu vươn lên, khắcphục mọi khó khăn; đồng thời, văn hóa quân sự trực tiếp góp phần nâng caochất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàndiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ba là, các công trình khoa học đã đề cập đến phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam.
Trước yêu cầu xây dựng quân đội trong bối cảnh hiện nay, gần đây đã
có một số nghiên cứu về phát triển văn hóa quân sự cho các đối tượng cụ thểtrong quân đội, trong đó có hạ sĩ quan, binh sĩ Các nghiên cứu đã khẳng địnhvai trò to lớn của phát triển văn hóa quân sự trong xây dựng quân đội, coi đó
là yếu tố góp phần quan trọng, quyết định đến việc phát huy nhân tố chính trịtinh thần của quân đội và sự hình thành, phát triển nhân cách quân nhân Cáccông trình đã bàn về việc phát huy, phát triển các giá trị văn hóa quân sựtrong tình hình hiện nay, nhiều công trình đã luận giải khá sâu về nội dung,cách thức, phương hướng, giải pháp ở từng khía cạnh, từng vấn đề cụ thể
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã giúp tác giảluận án kế thừa, đưa ra quan niệm về phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan,binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam, đó là hoạt động
có mục đích của các chủ thể trong việc sử dụng hệ thống các cách thức, biện pháptheo cơ chế nhất định nhằm khai thác và nhân lên tác dụng, tiềm năng, sức mạnhcủa giá trị văn hóa quân sự trong việc xây dựng, định hình văn hóa đối với các yếu
tố hợp thành nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra
Qua khảo cứu các công trình khoa học trên cho thấy, vấn đề phát triểnvăn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng TâyBắc Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
Trang 31khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý cả trong và ngoài quân đội Tuy nhiên, cho đếnnay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu dướigóc độ khoa học triết học về phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ởcác đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam Những thành tựu trên lànhững cứ liệu quý báu, gợi mở và định hướng cho việc hoàn thành đề tài luận áncủa tác giả Tác giả tiếp thu, kế thừa và làm phong phú trong quá trình nghiên cứu.
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án cho thấy, để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định,luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết những vấn đề:
Một là, tập trung làm rõ những lý luận cơ bản ở góc độ triết học về phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam.
Luận án nghiên cứu bổ sung và phát triển, làm sâu sắc hơn cách tiếp
cận triết học về văn hóa quân sự, làm rõ đặc trưng, cấu trúc, giá trị văn hóa
quân sự, quan niệm về văn hóa quân sự và đặc điểm vùng Tây Bắc Việt Namliên quan đến văn hóa quân sự
Luận án tiếp tục nghiên cứu, đưa ra quan niệm văn hóa quân sự của hạ
sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam; vềphát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địaphương vùng Tây Bắc Việt Nam Luận giải để chỉ ra tính đặc thù văn hóaquân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây BắcViệt Nam khác với các đơn vị và vùng văn hóa khác Luận án đi sâu nghiêncứu một cách có hệ thống thực chất văn hóa quân sự như một nhân tố khôngthể thiếu đối với sự phát triển phẩm chất, nhân cách của quân nhân trong quânđội nói chung và hạ sĩ quan, binh sĩ nói riêng Tập trung luận giải dưới góc độtriết học thực chất phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn
vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam, từ đó khẳng định và làm sâusắc thêm những nhân tố quy định đến sự phát triển
Trang 32Hai là, tập trung đánh giá thực trạng và chỉ ra yếu tố tác động, yêu cầu phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam.
Luận án đi sâu làm rõ thực trạng văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh
sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam diễn ra như thếnào, mức độ, hiệu quả ra sao Đi cùng với đánh giá thực trạng, việc tìm ranguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế của thực trạng sẽ là tiền đề trựctiếp, quan trọng để có thể xây dựng hệ thống các giải pháp phát triển văn hóaquân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây BắcViệt Nam hiện nay một cách hiệu quả Hơn nữa, trước sự phát triển mạnh mẽcủa thực tiễn đất nước, sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc, sựchống phá của các thế lực thù địch , cần làm rõ các yếu tố tác động, yêu cầumới đặt ra hiện nay Tóm lại, đánh giá đúng đắn thực trạng, chỉ ra nhữngnguyên nhân, yếu tố tác động, yêu cầu phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩquan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiệnnay là vấn đề thực tiễn đặt ra mà luận án cần giải quyết
Ba là, nghiên cứu đề xuất giải pháp cơ bản phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam.
Ở góc độ triết học, luận án xây dựng những giải pháp có tính chuyênbiệt, không chỉ giải quyết những hạn chế, yếu kém cụ thể của tình hìnhtrước mắt, mà còn phải có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc, mang tínhđịnh hướng cho sự phát triển Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả luận
án sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất hệ giải pháp mang tính khả thi, tácđộng toàn diện tới mọi chủ thể và mọi thành tố liên quan, tạo ra môitrường, điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan,binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay đápứng yêu cầu xây dựng các đơn vị vững mạnh tiêu biểu trong giai đoạn cáchmạng mới và yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 33Kết luận chương 1
Với phương pháp tiếp cận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quanđến đề tài luận án đi từ cái chung đến cái riêng, trong đó đặc biệt cập nhật cáccông trình khoa học được công bố gần đây liên quan đến đề tài luận án Cáccông trình, đề tài tùy theo góc độ của khoa học chuyên ngành và đối tượng,phạm vi nghiên cứu đã đề cập ở những phương diện khác nhau về hạ sĩ quan,binh sĩ trong quân đội Những công trình đó là cơ sở phương pháp luận tác giảtiếp thu một cách chọn lọc để hoàn thành nhiệm vụ trung tâm của luận án pháttriển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương
vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu cóliên quan đến đề tài luận án cho thấy, nhiều công trình khoa học được xem xét
ở các góc độ khác nhau đã chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản về quan niệm,cấu trúc, giá trị, vai trò của văn hóa, văn hóa quân sự Việt Nam Các côngtrình liên quan đến đề tài luận án đã nghiên cứu thực trạng văn hóa quân sựcủa các đối tượng khách thể nghiên cứu, có cách đánh giá toàn diện cả thànhtựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó với những biểuhiện ở nội dung khảo sát nhất định Các công trình liên quan đến đề tài luận
án đã đưa ra hệ thống giải pháp tương đối toàn diện để nâng cao, phát triểncho từng khách thể nghiên cứu cụ thể
Từ tính chất đặc thù, góc độ tiếp cận, mục đích, nhiệm vụ và phạm vinghiên cứu khác nhau mà các công trình liên quan đến đề tài luận án vẫn còn
“khoảng trống” Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề này làm luận án làhoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố
Từ kết quả nghiên cứu của các công trình trên, nghiên cứu sinh kế thừa, bổsung, phát triển trong việc phân tích, luận giải một số vấn đề về lý luận, thựctiễn, chỉ ra yếu tố tác động, đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản cho luận án vớihướng đi riêng, triển khai một cách độc lập Đây là những tài liệu quý, có ýnghĩa quan trọng đối với tác giả trong quá trình triển khai nội dung luận án
Trang 34Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA QUÂN SỰ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC ĐƠN VỊ BỘ ĐỘI
ĐỊA PHƯƠNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 2.1 Quan niệm về văn hóa quân sự Việt Nam và phát triển văn hóa quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các đơn vị bộ đội địa phương vùng Tây Bắc Việt Nam
2.1.1 Quan niệm về văn hóa, văn hóa quân sự Việt Nam
Quan niệm về văn hóa.
Văn hóa ra đời cùng với lịch sử tồn tại của con người với nhiều hìnhthức khác nhau Vì vậy, văn hóa có nhiều góc độ tiếp cận
C Mác và Ph Ănghen đã nhìn nhận văn hóa như là một sản phẩm củalịch sử, là sản phẩm của quá trình lao động cải tạo tự nhiên của các thế hệngười C Mác còn đưa ra quan điểm duy vật về văn hóa và đi đến kết luậnquan trọng về vai trò cơ sở, nền tảng tinh thần của văn hóa đối với sự tồn tại,vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại
C Mác coi văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt độnglao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất rađời sống hiện thực của con người Khi coi “giới tự nhiên thứ hai” với tư cách là
“tác phẩm”, “thực tại” của con người - giới tự nhiên được con người cải biến,nhân hóa, mang ý nghĩa và nội dung con người là văn hóa, C Mác đã đồng nhấtvăn hóa với phương thức hoạt động sống đặc thù, phương thức hoạt động sốngriêng có của con người Đó là phương thức mà con người sử dụng lao động sángtạo của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu củamình” để cải tạo hiện thực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại kháchquan cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp” [86, tr.137]
Theo V.I Lênin, nền văn hóa vô sản có khả năng phát triển toàn diệnnăng lực bản chất của con người cho nên nó phải là sự kế thừa có phê pháncác giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại để phát triển lên một tầm cao mới,
Trang 35mang đậm chất liệu văn hóa bản chất người V.I Lênin viết: “Nền văn hóa vôsản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự chomình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra văn hóa vô sản phải là sựphát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách ápbức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu” [77, tr.428].
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, trên nền tảng tưtưởng văn hóa dân tộc và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, Chủtịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về “ý nghĩa của văn hóa”:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôngiáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứngnhững nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [88, tr.458]
Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trungương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định:
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấutranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộcViệt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền vănminh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đãhun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch
sử vẻ vang của dân tộc [38, tr.1]
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng cũng khẳng định: “nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa,tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp,cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiếnbộ” [132, tr.4]
Trang 36Trong Từ điển Triết học, văn hóa được định nghĩa theo cả nghĩa rộng vànghĩa hẹp mà phần cốt lõi như sau: “Văn hóa - toàn bộ những giá trị vật chất vàtinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu
biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội ” [136, tr.656].
Có thể thấy, có nhiều cách tiếp cận để luận giải về văn hóa, song điểmchung đều cho rằng, văn hóa là những thành tựu sáng tạo mang tính nhân văncủa con người đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn nhằm thỏa mãnnhu cầu của chính bản thân Xét về bản chất, văn hóa chính là kết quả củahoạt động sáng tạo, tích cực theo tiêu chí chân - thiện - mỹ của con ngườitrong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần nhằm nắm bắt, chinh phục thếgiới tự nhiên, tạo ra sự phát triển của chính bản thân con người
Bên cạnh đó, các quan niệm trên về văn hóa còn chỉ ra, khi nói đến văn
hóa là nói đến tất cả giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng
Văn hóa luôn có tính lịch sử xã hội, là sản phẩm sáng tạo của con người cho
nên nó không phải là cái bất biến, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì văn hóacũng có những đặc điểm riêng Văn hóa được nảy sinh trên cơ sở hiện thựccủa xã hội ở từng giai đoạn, điều kiện lịch sử nhất định Con người sáng tạo ravăn hóa vừa phản ánh điều kiện ấy, vừa điều chỉnh suy nghĩ, hành vi cá nhântheo chuẩn mực, giá trị văn hóa bảo đảm cho cộng đồng xã hội tồn tại Sựphát triển của văn hóa đó chính là quá trình giao thoa và tiếp biến giữa cácnền văn hóa khác nhau, mà ở đó những giá trị tích cực, phù hợp với thời đại
sẽ được giữ lại và tiếp tục phát huy, còn những giá trị không phù hợp với thờiđại sẽ tự mất đi hoặc trở thành những hủ tục
Kế thừa những quan niệm trên, gắn với nội dung, phạm vi nghiên cứu
của đề tài, tác giả luận án quan niệm: Văn hóa là toàn bộ những giá trị cấu thành nền tảng tinh thần, đồng thời là động lực tương ứng cho các quá trình phát triển xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trang 37Văn hóa là toàn bộ những giá trị cấu thành nền tảng tinh thần của xã hội
là nói đến vai trò của văn hóa trong việc hình thành, phát triển những tư tưởng,tình cảm, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ của xã hội, tác động trực tiếp tới
sự tồn tại và phát triển của xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho xã hội Văn hóa làcội nguồn của đời sống một dân tộc, tạo nên cốt cách, tâm hồn, tạo nên lực cốkết giữa các thành viên trong xã hội, tạo nên sức mạnh nội lực của một dân tộc.Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do conngười quyết định, chi phối Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sángtạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng
góp vào sự phát triển xã hội trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Quan niệm về văn hóa quân sự Việt Nam.
Quân sự xét dưới góc độ một thành tố của khái niệm văn hóa quân sự,
trước hết là chỉ một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội trong các xã hội có đốikháng giai cấp Theo nghĩa hẹp, nói đến lĩnh vực quân sự thường chỉ các tổ chức,thiết chế xã hội với hoạt động đặc biệt như quân đội, lực lượng phòng vệ dân sự,cảnh sát, Song, theo nghĩa rộng nhất thì thuật ngữ “quân sự” được dùng để chỉmột lĩnh vực trong toàn bộ đời sống, hoạt động của con người và cộng đồng đểphân định với các phạm trù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đời sống xãhội nói chung Là một lĩnh vực thuộc phạm trù chính trị, tổ chức và hoạt độngquân sự chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, gắn liềnvới thể chế chính trị - nhà nước và phục vụ các cuộc đấu tranh giai cấp ở từng giaiđoạn lịch sử nhất định Theo đó, có thể thấy, giá trị văn hóa cũng được chắt lọc từlĩnh vực quân sự như đối với các lĩnh vực xã hội khác, song không phải bất cứ nềnquân sự nào cũng chứa đựng những giá trị văn hóa đích thực, chỉ ở các tổ chức vàhoạt động quân sự hướng đến phục vụ các mục tiêu chính trị tiến bộ, cách mạngmới chứa đựng trong bản thân nó giá trị văn hóa
Văn hóa quân sự là một bộ phận của văn hóa nói chung và chỉ xuấthiện trong các xã hội có giai cấp Vì thế, văn hóa quân sự vừa thống nhất vớikhái niệm văn hóa nói chung, vừa có tính riêng biệt, đặc thù Tính đặc thù ở
Trang 38sự hình thành, phát triển trong các xã hội có giai cấp, luôn phản ánh và thểhiện tính giai cấp và đặc trưng dân tộc rõ nét Mỗi cộng đồng, dân tộc có sắcthái văn hóa khác nhau, thể hiện bản sắc, tính độc đáo của văn hóa Ở mỗi dântộc luôn có tập hợp người hoạt động trong lĩnh vực quân sự Vì thế, văn hóaquân sự vừa bao hàm đặc trưng của văn hóa dân tộc, vừa ẩn chứa đặc điểmcủa văn hóa giai cấp ở dân tộc đó Trong đó, văn hóa quân sự Việt Nam cũngbao hàm đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa có đặc điểm văn hóagiai cấp ở nước ta; vừa có giá trị văn hóa truyền thống và giá trị văn hóa hiệnđại.
Theo đó có thể quan niệm: Văn hóa quân sự Việt Nam là hình thức biểu hiện đặc thù của văn hóa quân sự, phản ánh và thể hiện tập trung hệ thống giá trị cấu thành văn hóa giữ nước độc đáo và đặc sắc của dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Văn hóa quân sự Việt Nam là một biểu hiện độc đáo của văn hóa quân
sự - đó là một nền văn hóa quân sự giữ nước bởi sức mạnh của một cộng đồngdân tộc nhỏ bé, có chung cội nguồn, yêu chuộng hòa hiếu, nhưng không baogiờ khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào Trong lịch sử giữ nước lâudài, dân tộc ta đã sáng tạo nên một nền văn hóa giữ nước với những giá trị đặctrưng Suy đến cùng, chính những giá trị văn hóa đó là ngọn nguồn của mọichiến công chống giặc ngoại xâm, giữ gìn non sông gấm vóc của dân tộc từthuở các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh Trong mỗi thời kỳlịch sử, dân tộc ta đều có phương thức đấu tranh phù hợp để bảo vệ non sông,gấm vóc và cuộc sống yên bình của nhân dân Đây là cơ sở hình thành, pháttriển nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam - hệ giá trị văn hóa giữ nước - vănhóa quân sự có một không hai trên thế giới
Văn hóa quân sự Việt Nam phản ánh sắc thái riêng, tích tụ trong suốtchiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc phát triển đến thời đại
Hồ Chí Minh Đây là nét đặc thù điển hình, sâu sắc nhất so với văn hóa quân
sự ở các quốc gia, dân tộc khác Văn hóa quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ
Trang 39Chí Minh là một bộ phận và là sự tiếp nối, sự phát triển văn hóa quân sựtruyền thống Việt Nam, mang bản chất văn hóa quân sự của giai cấp côngnhân (văn hóa quân sự Mác - Lênin, theo tư tưởng văn hóa quân sự Hồ ChíMinh) trong thời đại mới, thời đại tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc
và tiến lên chủ nghĩa xã hội trước những đội quân xâm lược của chủ nghĩathực dân, đế quốc Phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ là biểu tượng cao đẹp,một giá trị văn hóa quân sự tiêu biểu trong thời đại mới Khái quát có tínhtổng hợp ngắn gọn nhất về văn hóa quân sự Việt Nam trong trong thời đại HồChí Minh tập trung ở “Văn hóa Bộ đội Cụ Hồ” Văn hóa Bộ đội Cụ Hồ vừa làkết tinh cao nhất, vừa phản ánh tính đặc thù, bản sắc lớn nhất, sức lan tỏa giátrị nhân văn từ văn hóa Bộ đội Cụ Hồ có sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ nhất
Văn hóa quân sự Việt Nam được kết tinh ở nhiều chuẩn giá trị khácnhau, trong đó phải kể đến các giá trị tiêu biểu và hết sức căn cước như: 1)Chủ nghĩa yêu nước; 2) Chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo; 3) Nghệ thuật quân sựsáng tạo, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước là một trong những giá trị cốt lõi của truyền thống
văn hóa quân sự Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta cómột lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từxưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nókết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguyhiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [94,tr.38] Đặc biệt, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được bắt nguồn và nhân lênkhông ngừng trong công cuộc chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và bảo
vệ những thành quả lao động, trong đó nổi trội là tinh thần dám xả thân vìnghĩa lớn, dám hy sinh vì độc lập của dân tộc Trải qua các giai đoạn lịch
sử, chúng ta có thể thấy chủ nghĩa yêu nước ấy luôn thấm đậm trong tất cảcác phương diện tổ chức và hoạt động quân sự Nói cách khác, tổ chức vàhoạt động quân sự của dân tộc không phải là nền quân sự thuần túy, mà
Trang 40luôn lấy chủ nghĩa yêu nước làm nền tảng để xây tạo, duy trì, phát huy sứcmạnh quân sự bảo vệ đất nước.
Tư tưởng và tình cảm yêu nước được nảy sinh từ một nền tảng sản xuấtvật chất, của sự cố kết “Nhà - Làng - Nước” trong tiến trình đấu tranh dựngnước và giữ nước, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam.Trong hệ thống các giá trị văn hóa quân sự Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là
“tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” [52, tr.94], là động lựctình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong
hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành kimchỉ nam cho hành động, trở thành giá trị văn hóa quân sự xuyên thấm khônggian và thời gian, hun đúc trong hồn cốt mỗi người dân đất Việt Trong thờiđại Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
đã tạo thành động lực đưa cả dân tộc làm nên những chiến công vang dội quacác cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược…
Chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo là một giá trị cơ bản, nền tảng, đồng thời cũng là nét đặc sắc của giá trị văn hóa quân sự Việt Nam Đây cũng là
một giá trị nổi bật của văn hóa quân sự Việt Nam trong lịch sử giữ nước, cótác động tích cực tới công cuộc giữ nước cũng như khẳng định cốt cách, khíphách và đạo lý của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược Sinh tụ trongnền văn hóa lúa nước, con người sống chan hòa với nhau, “thương người nhưthể thương thân”, đồng cam cộng khổ nên người dân Việt Nam thấu hiểuđược những giá trị của cuộc sống, không lấy cái gì của ai làm của mình,không gây hấn với ai nhưng nhất định không chịu khuất phục trước các thếlực xâm lược giang sơn bờ cõi của mình
Điểm tựa của chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo là đạo lý làm người, một
lý tưởng sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở lòng nhân ái, khoandung vừa rộng lớn, vừa cụ thể, sâu sắc, thấm sâu và chi phối tất cả các lĩnhvực, các mối quan hệ của hoạt động quân sự Nhờ điểm tựa đó đã giúp chúng
ta luôn biết lựa chọn và coi độc lập dân tộc như một giá trị thiêng liêng, là