1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại khoa loạn thần cấp tính bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2023

38 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chăm Sóc Người Bệnh Rối Loạn Tâm Thần Do Rượu Tại Khoa Loạn Thần Cấp Tính Bệnh Viện Tâm Thần Phú Thọ Năm 2023
Trường học Trường
Chuyên ngành Điều Dưỡng Tâm Thần
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 254 KB

Nội dung

Khi cácngun nhân cơ bản của chứng rối loạn đã được xác định, điều dưỡng có thể thực hiệncác biện pháp can thiệp nhằm vào nguyên nhân gốc rễ và cải thiện triệu chứng .Đánh giá Trang 15 C

Trang 1

LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường đã truyền đạt những kiến thức quý giá, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập tại trường Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành chuyên đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các khoa, phòng của Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại bệnh viện.

Tôi xin được cảm ơn Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất trong quãng thời gian tôi

đi học và giúp đỡ tôi thu thập thông tin để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Cám ơn các bạn trong lớp Chuyên khoa I – khóa 10 đã cùng kề vai sát cánh với tôi để hoàn thành chuyên đề này.

Cám ơn tất cả những người bệnh - gia đình người bệnh đã cảm thông và tạo điều kiện cho tôi thăm khám - tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những lời khuyên dành cho họ.

Xin chân thành cảm ơn mọi người.

Nam Định, tháng 10 năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi là học viên Chuyên Khoa 1 Khóa 10 trường, chuyên ngành Điều Dưỡng tâm thần, tôi xin cam đoan các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực khách quan.

Nam Định, tháng 10 năm 2023

Tác giả

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG i

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 17

2.1 Tóm tắt về bệnh viện tâm thần Phú Thọ 17

2.2 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2023 19

Chương 3: BÀN LUẬN 24

3.1 Thực trạng kết quả chăm sóc 24

3.2 Các ưu điểm, nhược điểm: 24

3.3 Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được 26

KẾT LUẬN 29

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 30

1 Đối với Điều dưỡng: 30

2 Đối với gia đình người bệnh 31

3 Đối với Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Diagnostic and statical Manual of Mental Disorder (DSM) Sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần International Classification of Diseases and Related Health (ICD)

Bảng phân loại bệnh quốc tế

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng rượu quá mức dẫn đến các vấn đề y tế và xã hội trên toàn thế giới.

Nó chiếm 3% số ca tử vong trên toàn cầu (Rehm và cộng sự, 2009) Hậu quả tâm thần kinh đối với hội chứng nghiện rượu bao gồm mê sảng, tổn thương não liên quan đến rượu, hội chứng Korsakoff và ảo giác do rượu.

Theo ICD-10 (phiên bản WHO 2016), Rối loạn tâm thần do rượu alcohol-induced psychotic disorder) là tình trạng bệnh có các triệu chứng về tâm thần và hành vi biểu hiện trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng rượu và phải kéo dài hơn 48 giờ Các triệu chứng không nên phát sinh như một phần của ngộ độc rượu hoặc trạng thái cai rượu Một đợt rối loạn tâm thần do rượu có thể tồn tại đến sáu tháng Một loạt các triệu chứng có thể xảy ra, bao gồm ảo tưởng dạng tâm thần phân liệt, ảo giác, trầm cảm và hưng cảm DSM-5 (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2013) yêu cầu rằng chẩn đoán này phải được thiết lập do rượu chứ không phải là

(AIPD-do một chứng rối loạn tâm thần khác.

Bệnh phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi lao động (Perälä et al., 2010) AIPD

có thể không liên quan đến thời gian bệnh nhân có hội chứng phụ thuộc rượu (George

và Chin, 1998; Perälä et al., 2010) Các triệu chứng có thể phát triển trong quá trình nhiễm độc hoặc cai rượu hoặc ngay sau đó Việc chẩn đoán không thể được thực hiện cho đến khi ý thức của bệnh nhân được phục hồi AIPD được cho là thường khỏi trong vòng 18–35 ngày bằng điều trị bằng thuốc chống loạn thần và/hoặc benzodiazepine (Vicente et al., 1990) Một số ít bệnh nhân có thể có các triệu chứng dai dẳng từ 6 tháng trở lên (Benedetti, 1952; Burton-Bradley, 1958) AIPD có thể khỏi chỉ bằng việc cai rượu và quay trở lại ngay sau khi uống rượu trở lại (Glass, 1989b).

Theo tài liệu nghiên cứu của Tổ chức y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2023, toàn thế giới có khoảng 140 triệu người nghiện rượu, 400 triệu người uống rượu quá mức có thể gây tai nạn và tử vong [10] Theo số liệu của Tổ chức y tế Thế giới, tiêu thụ cồn bình quân đầu người (trên 15 tuổi) ở Việt Nam có xu hướng gia tăng,

từ 3,8 lít/người vào năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010 Còn theo số liệu từ Bộ Công thương (2014), từ năm 2012 đến 2013, tiêu thụ bia ở Việt Nam đã tăng từ 2,8

tỷ lít lên 3 tỷ lít, đua Việt nam trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á về tiêu thụ bia và tiêu thụ

Trang 7

Tại Bệnh viện tâm thần Phú Thọ tỷ lệ bệnh nhân loạn thần do rượu vào điều trị nội trú ngày càng gia tăng, tỷ lệ bệnh tái phát cao, công tác truyền thông, giáo dục sau cai rượu, giáo dục sau điều trị chưa được cộng đồng và gia đình chú trọng Tại Bệnh viên Tâm thần Phú Thọ trong nhưng năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân điều trị rối loạn thần do rượu tăng lên một cách rõ rệt có từ 1% năm 1977, 4,5% năm 2021, 7,5% năm

2022 và 6 tháng đầu năm 2023 là 202/3.631 = 5,6% Đa số bệnh nhân đều ở lứa tuổi lao động, vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến bản thân, gia đình và xã hội.

Điều dưỡng là những người theo dõi, chăm sóc người bệnh trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện Việc theo dõi, chăm sóc người bệnh có các biểu hiện rối loạn tâm thần do rượu và các bệnh kèm theo do hậu quả của rượu để đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp là rất quan trọng, giúp người bệnh sớm đỡ, giảm các hậu quả của rượu và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, đồng thời góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và nền kinh tế xã hội Vì lý do đó, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Khoa Loạn thần cấp tính Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ năm 2023.” với 2 mục tiêu:

1 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Khoa Loạn thần cấp tính Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các loại rối loạn tâm thần do rượu gây ra [13]

Có bốn loại rối loạn tâm thần do rượu gây ra:

1.1.1.1 Rối loạn tâm thần mê sảng (DTs)-Delirium Tremens Psychosis

Rối loạn tâm thần mê sảng (DTs) xảy ra trong hội chứng cai rượu Người bệnh sẽ bị mê sảng trong vòng 4 đến 7 ngày sau khi ngừng uống rượu.

Các triệu chứng của DTs sẽ bao gồm:

Nhạy cảm với các loại cảm giác (ánh sáng, âm thanh, cảm ứng, v.v.)

Mất phương hướng

Lú lẫn, sợ hãi hoặc kích động nghiêm trọng

Ảo giác thị giác và thính giác

Ảo tưởng bị truy hại (cảm giác bị truy đuổi)

Huyết áp, nhiệt độ và nhịp tim cao

Tâm trạng lâng lâng

Nếu không được điều trị, chứng rối loạn tâm thần mê sảng có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng DTs không được điều trị có tỷ lệ tử vong trên 25%, trong khi DTs được điều trị y tế có tỷ lệ tử vong khoảng 5%.\

1.1.1.2 Rối loạn tâm thần do ngộ độc rượu cấp tính-Alcohol Poisoning (Acute Intoxication) Psychosis

Rối loạn tâm thần do ngộ độc rượu đôi khi được gọi là nhiễm độc cấp tính.

Nó xảy ra sau khi một người tiêu thụ một lượng rượu lớn.

Đôi khi, các triệu chứng có thể xảy ra khi người đó say Những lần khác chúng xảy ra khi cơ thể không còn rượu.

Có thể xảy ra phản ứng hung hăng hoặc loạn thần nghiêm trọng trong vài giờ Thông thường, họ sẽ không nhớ bất cứ điều gì (mất trí nhớ) sau cơn rối loạn Các yếu tố khác như hạ đường huyết, hoặc thuốc hướng tâm thần (ví dụ: chất kích thích) có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần do ngộ độc rượu.

1.1.1.3 Chứng ảo giác do rượu mãn tính- Chronic Alcoholic Hallucinosis

Trang 9

Ảo giác do rượu xảy ra sau nhiều năm lạm dụng rượu mãn tính Nó có chung một số triệu chứng với chứng loạn thần mê sảng run rẩy.

Ví dụ, các triệu chứng loạn thần có thể bao gồm:

Ảo giác thính giác, sống động

Ảo giác thị giác

hoang tưởng

Ảo tưởng bị truy hại (cảm giác bị truy đuổi)

Nỗi sợ

Tâm trạng lâng lâng

Rối loạn tâm trạng cũng phổ biến.

Trong thời kỳ rối loạn tâm thần kéo dài hơn ở những người nghiện rượu, nó

có thể kéo dài hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần Thời gian kéo dài này khiến chứng ảo giác do rượu có vẻ giống như bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng Tuy nhiên, không có mối liên hệ di truyền nào được thể hiện giữa hai tình trạng này.

1.1.1.4 Hội chứng Wernicke-Korsakoff do rượu gây ra-Alcohol-Induced Wernicke-Korsakoff Syndrome

Hội chứng Wernicke-Korsakoff (WKS) là tình trạng thiếu thiamine (vitamin B1) Uống rượu quá mức trong thời gian dài có thể gây mất thiamine trong cơ thể Điều này dẫn đến tổn thương não và có thể gây ảo giác, mất trí nhớ.

- Bệnh não Wernicke là dạng cấp tính và có các triệu chứng bao

Thay đổi tầm nhìn (tầm nhìn đôi)

- Hội chứng Korsakoff là dạng mãn tính (kéo dài) với các triệu chứng bao gồm Mất trí nhớ (tương tự như chứng mất trí nhớ)

Trang 10

Các nguyên nhân hoặc tác nhân có thể gây ra rối loạn tâm thần liên quan đến rượu bao gồm:

Nghiện rượu mãn tính

Thiếu thiamine (ví dụ, chế độ ăn kiêng, bỏ đói, nôn, u dạ dày)

Giai đoạn cai nghiện rượu giai đoạn đầu (8-24 giờ) hoặc giai đoạn cuối

(36-72 giờ) (theo dõi nhiệt độ ít nhất 4 giờ một lần)

Lạm dụng chất gây nghiện kèm theo (do đó, hãy thực hiện sàng lọc độc tính trên diện rộng)

Thiếu hỗ trợ tâm lý xã hội

Rối loạn tâm thần và tâm trạng kèm theo

do hậu quả tác dụng trực tiếp của rượu lên não Các rối loạn liên quan đến rượu thực

sự là mối quan tâm của TCYTTG Những hậu quả nặng nề do rượu gây ra cũng là vấn

đề mà nghành y tế quan tâm Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nghiện rượu, kinh tế gia đình, trật tự xã hội… Loạn thần phát triển chủ yếu do nhiễm độc rượu lâu dài gây tổn thương các cơ quan nội tạng và rối loạn chuyển hóa trong cơ thể Loạn thần xuất hiện không những do ngộ độc rượu khi nồng độ rượu cao trong cơ thể mà ngay cả khi nồng độ rượu trong máu không có hoặc có rất thấp (Wictor M.,1953) Về lâm sàng loạn thần do rượu theo tác giả Sumski (1963) có thể chia các loại như: Sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang tưởng do rượu, hội chứng Korrsakov do rượu, bệnh não

do rượu…[1]

Trang 11

Rượu gây ra nhiều tác hại về mặt cơ thể và tâm thần Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới loạn thần do rượu chiếm 10% các trường hợp nghiện rượu

mãn tính [8] 1.1.4 Hậu quả của lạm dụng rượu và nghiện rượu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam Rượu bia gây ra 5,7% tổng số ca

tử vong; có liên quan đến 35,2% các ca tai nạn giao thông ở nam giới; là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam…[4]

Nghiện rượu và lạm dụng rượu không những để lại hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân người sử dụng rượu mà còn để lại những hậu quả xấu về mặt kinh tế và an ninh của toàn xã hội [6]

Về mặt lý thuyết, rượu có thể gây ra chứng rối loạn tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, thông qua việc kích thích, một quá trình mà sự tổn thương thần kinh lặp đi lặp lại dẫn đến biểu hiện bệnh nhiều hơn.

Trong một số trường hợp, rối loạn tâm thần có thể tồn tại dai dẳng và có thể được coi là rối loạn tâm thần do sử dụng chất gây nghiện theo tiêu chí DSM-5-TR Các biến chứng khác có thể bao gồm tăng nguy cơ tự tử, trầm cảm và/hoặc suy giảm tâm lý xã hội.

Hậu quả đối với cá nhân.

Rượu sau khi vào cơ thể sẽ được phân bổ đến các cơ quan nội tạng, việc lạm dụng rượu và nghiện rượu lâu ngày sẽ từng bước ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng, lâu dần sẽ gây rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng làm phát sinh các rối loạn, các bệnh lý khác nhau.[6]

Năm 1996 tác giả Lâm Xuân Điền và cộng sự đã điều tra tại 5 bệnh viện đa khoa ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 17,1% số người bệnh có sử dụng rượu Trong đó các bệnh về tiêu hóa (20,9%), các bệnh về khớp và cơ (19,2%), các bệnh

hô hấp (11,6%), các bệnh nhiễm khuẩn (8,1%), tim mạch (7,0%).[6]

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (2011) trên thế giới có khoảng 170 triệu người nghiện rượu và trên 400 triệu người lạm dụng rượu Ở Mỹ, có khoảng 10% nam nghiện rượu trong khi ở nữ tỷ lệ này là 3 - 5% Nghiện rượu là nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm như tai nạn, tự sát, giết người Khoảng 30% người nghiện rượu có rối loạn tâm thần [2]

Trang 12

Hậu quả về kinh tế - xã hội.[2]

Rượu đóng một vai trò khá lớn đối với vấn đề xung đột, bạo lực gia đình dẫn đến tình trạng li hôn Theo kết quả một nghiên cứu tại Việt Nam thì 60% bạo lực gia đình xuất phát từ việc say rượu Một nghiên cứu khác về vấn đề bạo lực gia đình thì lại thấy rằng những tình huống dẫn tới bạo lực theo nhận thức của phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra khi say rượu chiếm tỷ lệ 33.7%.

Rượu cũng là một nguyên nhân gây mất an toàn giao thông Theo một thống kê của UB ATGT quốc gia có đến 40% các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia và kết quả một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy trong số nạn nhân tử vong do TNGT thì có tới 34% trường hợp có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép Rượu làm gia tăng tỉ lệ phạm tội như: gây rối trật tự công cộng, gây ra rất nhiều các vụ án hiếp dâm, cướp của, giết người thương tâm…

Rượu cũng làm gia tăng tỉ lệ tự sát, kết quả một điều tra cho thấy có tới 67% các vụ tự sát có liên quan đến sau khi dùng rượu.

cụ thể; thay vào đó, nó tương quan với một nhóm các yếu tố nguy cơ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn ở những bệnh nhân nghiện rượu.

Các biến chứng tâm thần của rối loạn tâm thần liên quan đến rượu bao gồm

tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và tự tử cao hơn Khả năng xảy ra bạo lực cũng tồn tại Rối loạn tâm thần liên quan đến rượu không thuyên giảm khi cai rượu có thể chỉ ra bệnh tâm thần phân liệt không được chẩn đoán hoặc các rối loạn tâm thần khác Trái ngược với rối loạn tâm thần do amphetamine, rối loạn tâm thần do rượu có xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn và ít có khả năng trở thành mãn tính Việc sử dụng rượu có thể làm tăng cường hoặc khởi phát chứng rối loạn tâm thần thông qua việc kích động,

Trang 13

một quá trình mà sự tổn thương thần kinh lặp đi lặp lại dẫn đến biểu hiện bệnh nhiều hơn.

Lạm dụng chất gây nghiện là yếu tố chính góp phần vào kết quả và quá trình điều trị ở bệnh nhân rối loạn tâm thần bị bệnh tâm thần Tỷ lệ phổ biến lên tới 87% ở những người bị tâm thần phân liệt và 77% ở những người lưỡng cực, trong

đó cần sa và rượu là những chất bị lạm dụng phổ biến nhất Một số biến chứng y khoa quan sát được với chứng rối loạn tâm thần liên quan đến rượu và nghiện rượu mãn tính bao gồm bệnh gan, lao phổi, đái tháo đường, chấn thương cơ xương, tăng huyết áp và bệnh mạch máu não.

Khi bị nhiễm độc, tỷ lệ tử vong có liên quan đến nồng độ cồn trong máu Nồng độ cồn trong máu (BAL) lớn hơn 400 mg/dL ở những người không dung nạp

có thể dẫn đến ngừng hô hấp gây tử vong.

Khi cai nghiện, ảo giác thính giác có thể là dấu hiệu của giai đoạn cai rượu sớm (6-24 giờ), giai đoạn liên quan đến cơn động kinh do cai Các triệu chứng ảo giác thị giác, thính giác và xúc giác là biểu hiện của giai đoạn cai rượu ở giai đoạn cuối (36-72 giờ), giai đoạn liên quan đến cơn mê sảng và tỷ lệ tử vong là 5-15% Các bất thường về thần kinh có thể rõ ràng ở 20% bệnh nhân mắc hội chứng Wernicke-Korsakoff được điều trị bằng thiamine và những người kiêng uống rượu.

Trang 14

liều 1-2 mg hoặc chlordiazepoxide (Librium) ở liều 25-50 mg PO hoặc IM Liều benzodiazepine sẽ giảm dần trong 5-7 ngày tiếp theo Các nghiên cứu đã cho thấy những phát hiện đầy hứa hẹn về các lựa chọn thay thế không chứa benzodiazepine

để điều trị cai rượu thành công.

Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác, nên bắt đầu dùng thuốc an thần nhanh bằng thuốc chống loạn thần có hiệu lực cao như haloperidol (Haldol) ở mức 5-10 mg PO hoặc IM, thường dùng cùng với thuốc kháng cholinergic, benztropine (Cogentin) ( 1-2 mg) hoặc diphenhydramine (Benadryl) (25-50 mg); cả hai đều có thể được dùng PO hoặc IM

để ngăn ngừa tác dụng phụ ngoại tháp.

Thuốc chống loạn thần có thể làm giảm ngưỡng co giật và không nên dùng

để điều trị các triệu chứng cai trừ khi thực sự cần thiết và được sử dụng kết hợp với thuốc benzodiazepine hoặc thuốc chống động kinh (ví dụ: axit valproic [Depakote] hoặc carbamazepine [Tegretol]).

Điều trị phi y tế bao gồm việc sử dụng các biện pháp hạn chế cơ học ở cổ tay

và chân nếu nguy cơ bị hành hung hoặc tự làm hại bản thân cấp tính khi không được kiểm soát thỏa đáng khi dùng thuốc

Điều trị có thể bao gồm thiamine, axit folic và vitamin tổng hợp hàng

ngày 1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho rối loạn sử dụng rượu[14]

Giới thiệu

Rối loạn sử dụng rượu là một mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe với những hậu quả về thể chất, tâm lý và xã hội Kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cho chứng rối loạn sử dụng rượu được thiết kế để làm giảm sự tiến triển của bệnh.

Cũng như các tình trạng sức khỏe khác, cần thực hiện đánh giá tình trạng này

để xác định các vấn đề tiềm ẩn, sau đó là chẩn đoán điều dưỡng hoàn chỉnh Khi các nguyên nhân cơ bản của chứng rối loạn đã được xác định, điều dưỡng có thể thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm vào nguyên nhân gốc rễ và cải thiện triệu chứng

Đánh giá

Để đánh giá Rối loạn sử dụng rượu, điều dưỡng phải xem xét bệnh sử của bệnh nhân, kết quả xét nghiệm, dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng cũng như đánh giá lối sống và môi trường của bệnh nhân.

Trang 15

Các đánh giá liên quan bao gồm:

Đánh giá tâm lý xã hội: Điều dưỡng cần đánh giá lối sống và môi trường của bệnh nhân, bao gồm tình trạng cảm xúc/tâm lý, sự năng động/hỗ trợ của gia đình, các mối quan hệ xã hội và hoạt động nghề nghiệp.

Đánh giá thể chất: Đánh giá này liên quan đến cơ thể của bệnh nhân, bao gồm các dấu hiệu sinh tồn, ngoại hình, da, tình trạng dinh dưỡng, hệ hô hấp và hệ tim mạch, v.v.

Đánh giá dựa trên các xét nghiệm chẩn đoán: Công thức máu toàn bộ và chất điện giải trong huyết thanh, cùng nhiều xét nghiệm khác….

Chẩn đoán điều dưỡng

Dựa trên kết quả đánh giá, y tá sẽ đưa ra chẩn đoán điều dưỡng, bao gồm: Nguy cơ chấn thương: Bệnh nhân có nguy cơ bị chấn thương do tính chất nguy hiểm của việc sử dụng rượu.

Thích nghi, ứng phó không hiệu quả: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát các yếu tố gây căng thẳng hàng ngày, do đó dẫn đến việc sử dụng rượu nhiều hơn Tương tác xã hội bị suy giảm: Sự gián đoạn tương tác xã hội bình thường có thể dẫn đến giảm các mối quan hệ và sử dụng rượu nhiều hơn.

Giấc ngủ bị xáo trộn: giấc ngủ của bệnh nhân bị gián đoạn do sử dụng rượu Kết quả

Các kết quả mong muốn cụ thể đối với tình trạng của bệnh nhân có thể bao gồm: Bệnh nhân sẽ thể hiện các chiến lược thích ứng được cải thiện.

Bệnh nhân sẽ duy trì kiêng rượu.

Bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ được cải thiện.

Bệnh nhân có các mối quan hệ xã hội được cải thiện.

Bệnh nhân thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến rượu trong tương lai.

Trang 16

Giáo dục bệnh nhân về hậu quả của việc sử dụng rượu: Bệnh nhân cần hiểu hậu quả của việc sử dụng rượu và nếu có thể, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi quá muộn. Cung cấp hỗ trợ và khuyến khích: Điều dưỡng có thể cung cấp hỗ trợ về mặt cảm xúc và củng cố tích cực để thúc đẩy bệnh nhân thực hiện những thay đổi Quản lý thuốc: Cần kê đơn và theo dõi dùng thuốc phù hợp để giảm thiểu tác hại.

Cơ sở lý luận

Sự can thiệp của điều dưỡng là rất cần thiết trong điều trị rối loạn sử dụng rượu nhằm đảm bảo sự thành công của kế hoạch điều trị Hiểu được lý do căn bản đằng sau những can thiệp này là rất quan trọng để cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng hiệu quả.

Một số lý do căn bản cho các can thiệp bao gồm:

Việc giới thiệu bệnh nhân đến một chương trình cai nghiện rượu là rất quan trọng vì nó giúp họ tiếp cận với các chuyên gia và nguồn lực phù hợp để giúp họ bỏ rượu và giải quyết mọi vấn đề cơ bản.

Giáo dục bệnh nhân về những rủi ro liên quan đến việc sử dụng rượu là rất quan trọng vì kiến thức giúp bệnh nhân đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Cung cấp hỗ trợ và khuyến khích có thể giúp thúc đẩy bệnh nhân tuân thủ

kế hoạch điều trị của họ.

Quản lý thuốc giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ, phản ứng bất lợi và sử dụng sai Sự đánh giá

Sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp, điều dưỡng nên đánh giá tiến triển của bệnh nhân để xác định hướng hành động.

Điều này có thể bao gồm:

Đánh giá phản ứng của bệnh nhân với các can thiệp.

Theo dõi tiến triển của bệnh nhân.

Kết hợp các sửa đổi trong kế hoạch điều trị khi cần thiết.

1.2.2 Quy trình chăm sóc người bệnh có rối loạn tâm thần do rượu; Quyển 01: Mã

số QT.00.ĐD/2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số 423/QĐ-BV ngày 18/6/2018 v/

v Ban hành bổ xung quy trình điều dưỡng tại Bệnh viện)

1.2.1.1 Nhận định:

* Toàn trạng:

Trang 17

- Người bệnh có tỉnh táo, lú lẫn hay hôn mê?

- Tiếp xúc như thế nào?

- Người bệnh có cơn co giật không? Tính chất và thời gian cơn co giật?

- Có rối loạn giấc ngủ hay không? Có lo lắng sợ hãi không?

- Tư thế, dáng đi của người bệnh như thế nào? có run chân tay không?

- Có chấn thương trên cơ thể hay không? mô tả rõ tình trạng vết thương hiện tại (nếu có).

- Tình trạng da, niêm mạc: màu sắc da, niêm mạc Người bệnh có vã mồ hôi nhiều hay không?

- Thể trạng người bệnh dựa vào chỉ số BMI.

- Có phù hay xuất huyết dưới da hay không?

- Dấu hiệu sinh tồn.

* Tâm thần:

- Có ảo giác không? Ảo giác như thế nào?

- Có hoang tưởng không? Hoang tưởng như thế nào?

- Người bệnh có kích động vận động, kích động ngôn ngữ không?

- Người bệnh có rối loạn năng lực định hướng không?

* Các cơ quan bộ phận:

- Tuần hoàn: nhịp tim đều rõ hay không? có biểu hiện bệnh lý hay không?

- Hô hấp: quan sát lồng ngực, nhịp thở, kiểu thở của người bệnh Sử dụng kỹ năng để nhận định những dấu hiệu bất thường của người bệnh.

- Tiêu hóa: bụng có mềm không? có chướng không? gan to hay không? có đầy bụng khó tiêu hay không? có buồn nôn và nôn hay không? có chán ăn không? chế độ ăn uống như thế nào? có đau bụng, ợ hơi, ợ nóng hay không? Người bệnh có đòi uống rượu không?

- Các cơ quan khác có biểu hiện bệnh lý gì hay không?

1.2.1.2 Chẩn đoán điều dưỡng:

1 Người bệnh có hoang tưởng bị hại, ghen tuông, truy sát

2 Người bệnh có ảo giác luôn có cảm giác như kiến bò trong người, rắn rết

bò trên tường, nhìn thấy ma quỷ.

3 Người bệnh có rối loạn ý thức, rối loạn năng lực định hướng, đi lại loạng choạng.

Trang 18

4 Rối loạn trí nhớ.

5 Người bệnh lên cơn co giật do cai rượu.

6 Người bệnh kích động đập phá, đánh chửi người xung quanh.

7 Người bệnh ngủ ít, bồn chồn, khó chịu.

8 Người bệnh có vết thương trên cơ thể do bị ngã.

9 Người bệnh có run chân tay, vã mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật.

10 Nguy cơ người bệnh trốn viện do thèm rượu

11 Người bệnh ho nhiều, ho khan hay ho có đờm, sốt do bội nhiễm.

12 Nguy có thiếu hụt dinh dưỡng do người bệnh đầy bụng, khó tiêu, chán ăn

13 Người bệnh và người nhà không biết tác hại của rượu đến sức khỏe Trên mỗi người bệnh và ở từng giai đoạn khác nhau có chẩn đoán điều dưỡng khác nhau.

1.2.1.3 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc:

Giảm nhẹ các hoang tường cho người bệnh:

- Động viên và quản lý người bệnh tại giường hoặc buồng riêng.

-Theo dõi phát hiện các hoang tưởng, đi buồng kiểm tra theo dõi người bệnh 30 phút/lần, 60 phút/lần theo chỉ định của Bác sỹ Báo cáo Bác sỹ các bất thường.

- Thực hiện y lệnh thuốc.

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc

Giảm nhẹ các ảo giác cho người bệnh:

- Động viên và quản lý người bệnh, hướng dẫn người nhà luôn theo sát người bệnh.

- Theo dõi phát hiện các ảo giác, đi buồng kiểm tra theo dõi người bệnh 30 phút/ lần, 60 phút/lần theo chỉ định của Bác sỹ Báo cáo Bác sỹ các bất thường.

- Thực hiện y lệnh thuốc.

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc

- Hướng dẫn người nhà luôn bám sát người bệnh, khi có bất thường báo nhân viên y tế.

- Đi buồng kiểm tra, theo dõi người bệnh.

Tăng cường trí nhớ cho người bệnh:

- Hướng dẫn người nhà gợi nhớ lại người thân, những việc đã diễn ra.

Trang 19

- Thực hiện y lệnh thuốc

Quản lý và giảm nhẹ cơn co giật:

-Quản lý người bệnh tại buồng, giường hạn chế đi lại.

-Theo dõi cơn co giật.

-Chăm sóc người bệnh trong và sau cơn co giật.

-Thực hiện y lệnh thuốc.

Đảm bảo an toàn cho người bệnh và những người xung quanh:

- Động viên người bệnh, giải thích người nhà và quản lý người bệnh tại buồng, giường.

- Theo dõi sát tình trạng người bệnh.

- Theo dõi, đánh giá giấc ngủ của người bệnh.

- Thay băng, vệ sinh vết thương nếu là vết thương hở.

- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm.

- Theo dõi tình trạng vết thương.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh thân thể cho người bệnh:

- Hướng dẫn người nhà luôn theo sát người bệnh, giúp người bệnh đi lại khi

có thể đi lại được.

- Hướng dẫn người nhà lau mồ hôi, thay quần áo, vệ sinh cá nhân cho người bệnh.

Đề phòng người bệnh trốn viện:

- Động viên, giải thích người bệnh yên tâm điều trị.

- Theo dõi sát người bệnh phát hiện ý tưởng trốn viện để có biện pháp quản

lý người bệnh.

Giảm sốt, giảm ho cho người bệnh:

- Nới rộng quần áo, cho nằm buồng thoáng mát.

- Chườm ấm.

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w