1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện y học cổ truyền nghệ an năm 2023

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mức Độ Độc Lập Trong Sinh Hoạt Hàng Ngày Của Người Bệnh Đột Quỵ Não
Trường học Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An
Chuyên ngành Điều dưỡng chuyên khoa I
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,89 MB

Cấu trúc

  • Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (9)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (9)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (13)
  • Chương 2:MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (16)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An (16)
    • 2.2. Phương pháp thực hiện (18)
    • 2.3 Kết quả khảo sát (20)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (24)
    • 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học (24)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng (27)
    • 3.3. Tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An (27)
  • PHỤ LỤC (33)

Nội dung

Tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tạiBệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An...21ĐỀ XUẤT...22KẾT LUẬN...23TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 7 ĐẶT VẤN ĐỀĐột quỵ não là

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

1.1.1 Định nghĩa đột quỵ não Đột quỵ não là tình trạng bệnh lý não biểu hiện bởi các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với những triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại hơn 24h hoặc tử vong, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não [2].

1.1.2.1 Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được

Tuổi cao, giới tính nam, chủng tộc, yếu tố gia đình hoặc di truyền

Các đặc điểm của các yếu tố nguy cơ nhóm này như sau:

Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi (tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1). Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột quỵ cao nhất sau đó đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng.

Khu vực địa lý: Cư dân Châu Á mắc bệnh nhiều hơn Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn cả là ở các cư dân Tây Âu và Bắc Mỹ Dân thành phố mắc bệnh nhiều hơn nông thôn.

Lứa tuổi: Người già mắc bệnh nhiều nhất sau đó đến tuổi trung niên và giảm dần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cuối cùng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là thấp nhất.

1.1.2.2 Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được

Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Cholesterol máu, thuốc lá, Migraine, thuốc tránh thai, béo phì, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động

Các nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ là tuổi cao, vữa xơ động mạch não, cao huyết áp; sau đó, là nguyên nhân từ tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai lá, rối loạn nhịp tim), các bệnh gây rối loạn đông máu và một số bệnh nội ngoại khoa khác.

Có 2 dạng đột quỵ thường gặp hiện nay: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não hoặc trong mạch máu dẫn đến não hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỷ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do xuất huyết não: xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông

Hình 1.1 Các dạng đột quỵ

Tùy thuộc vào sự tổn thương của mạch máu não, có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngưng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc, hoặc do sự vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào trong mô não gây phá hủy và chèn ép mô não Hậu quả là phần não có liên quan bị tổn thương không thể hoạt động được dẫn đến phần cơ thể vùng não đó chỉ huy cũng không thể hoạt động được Không giống như nhiều bộ phận khác trong cơ thể, tế bào não không được dự trữ năng lượng cho những trạng thái khẩn cấp, mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự cấp máu liên tục tới não Do vậy sự gián đoạn cung cấp máu tới tổ chức não càng kéo dài thì tổn thương não càng nhiều và tình trạng người bệnh càng trầm trọng. Khi đột quỵ xảy ra, chết tế bào não đầu tiên xảy ra ở vùng lõi (core) và tiếp tục lan rộng theo thời gian ra vùng lân cận còn gọi là vùng tranh tối tranh sáng (penumbra) được coi là vùng có thể cứu vãn được vì tổn thương có thể đảo ngược được nếu được cung cấp máu nhanh chóng trở lại.

1.1.4 Hậu quả của đột quỵ Đột quỵ là bệnh lý nặng nề, diễn biến phức tạp Ngoài việc gây nên tỷ lệ tử vong cao, nếu sống sót cũng để lại nhiều di chứng, khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật, ảnh hưởng lớn cho xã hội, gia đình và chính bản thân người bệnh Theo tổ chức y tế thế giới, có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau đột quỵ mang tàn tật vĩnh viễn Người bệnh đột quỵ thuộc loại đa tàn tật vì ngoài khả năng giảm vận động, người bệnh còn nhiều di chứng khác kèm theo như rối loạn giao tiếp ngôn ngữ, rối loạn cảm giác [14].

1.1.5 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày

Mô hình “Hoạt động của cuộc sống hàng ngày” (Activities of Daily Living ˗ ADL) được bắt nguồn ở Mỹ ngay sau chiến tranh Thế giới thứ II nhằm đo lường hoạt động của người bệnh ung thư và phục hồi chức năng thể chất [31] Về bản chất hoạt động của cuộc sống hàng ngày chính là những công việc cơ bản cho phép đạt được sự tự chủ và độc lập tối thiểu, bao gồm mọi hoạt động hàng ngày mà chúng ta thực hiện để tự chăm sóc, làm việc, giải trí Khả năng thực hiện các hoạt động chức năng cơ bản của người bệnh trong đời sống hàng ngày liên quan đến tự chăm sóc như đi lại, ăn uống, thay quần áo, vệ sinh cá nhân Đây là những yếu tố cơ bản, ban đầu tạo điều kiện cho người bệnh tái hội nhập xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tàn tật.

Các mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm [31], [34]: Độc lập: khả năng thực hiện một hoạt động mà không cần sự giúp đỡ nào của người khác kể cả không cần bất kỳ sự giám sát nào khi người bệnh thực hiện các chức năng cơ bản trong sinh hoạt.

Trợ giúp: cần phải có sự giúp đỡ một phần từ người khác để thực hiện các chức năng cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày.

Phụ thuộc: luôn cần phải có sự giúp đỡ và/hoặc sự hỗ trợ đặc biệt từ người khác để đạt được các chức năng tối thiểu trong sinh hoạt hàng ngày.

1.1.6 Thang điểm đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày

Thang điểm Barthel được đề nghị sử dụng trong lâm sàng từ những năm

1965 nhằm lượng giá các hoạt động trong đời sống thường ngày của người bệnh.

Theo nghiên cứu của Terence J Quinn và cộng sự (2011) [29], thang điểm Barthel đã trở thành công cụ đo lường các hoạt động trong đời sống hàng ngày của người bệnh đột quỵ một cách thường xuyên và phổ biến.

Thang điểm Barthel gồm 10 hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó có 8 mục đánh giá cho các hoạt động liên quan đến việc chăm sóc cá nhân như ăn, uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, mặc quần áo, di chuyển, đi vệ sinh, lên xuống cầu thang, 2 mục còn lại liên quan đến kiểm soát ruột (đại tiện) và kiểm soát bàng quang (tiểu tiện) Điểm Barthel được đánh giá từ 0 đến 100 điểm với mỗi 5 điểm tăng dần đều Tùy vào kết quả tổng điểm Barthel mà đánh giá mức độ độc lập của người bệnh Tổng điểm càng cao thì mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày càng cao Nếu tổng điểm Barthel ở mức càng thấp thì thể hiện sự phụ thuộc hoàn toàn vào người khác càng nhiều Tùy theo đặc điểm dịch tể của từng vùng nghiên cứu mà các tác giả sử dụng các điểm cắt khác nhau.

Trong nghiên cứu ban đầu, thang điểm Barthel được đánh giá thông qua phỏng vấn và quan sát người bệnh Đây vẫn là đánh giá chuẩn nhưng cần phải mô tả rõ ràng về điểm cho mỗi mục Khi thang điểm Barthel được đánh giá bằng cách phỏng vấn, người phỏng vấn có thể là bác sĩ, điều dưỡng, nhà trị liệu hoặc chuyên gia nghiên cứu Một số nghiên cứu cho thấy nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc phân loại, mặc dù sự khác biệt rất nhỏ Vì vậy để đạt kết quả cao thì người phỏng vấn phải được huấn luyện trong việc áp dụng và thực hành thang điểm Barthel. Quan trọng hơn có thể là lựa chọn đối tượng phỏng vấn, mà có thể bao gồm điều dưỡng, người chăm sóc, gia đình hoặc nhà trị liệu Người bệnh có lẽ không nên được phỏng vấn trực tiếp Các nghiên cứu đã mô tả tính hiệu quả thấp của thang điểm Barthel khi phỏng vấn trực tiếp người bệnh, đặc biệt là những người bệnh cao tuổi và người bệnh khiếm khuyết về nhận thức. Độ tin cậy của thang điểm Barthel được công nhận là tốt (α = 0.8 – 0.9) đến tuyệt vời (α = 0.93) Trong đánh giá về người cao tuổi thì độ tin cậy của thang điểmBarthel cao hơn, độ tin cậy phụ thuộc vào người đánh giá và người được phỏng vấn.

Thang điểm Barthel có thể sử dụng ở tất cả các giai đoạn theo diễn biến của bệnh nhưng trên thực tế, Barthel được đo tại 2 thời điểm nhập viện và xuất viện thì tốt hơn.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ trên thế giới.

Nghiên cứu của Joseph C & Rhoda A (2013) [21] một thiết kế nghiên cứu theo chiều dọc về khả năng vận động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng sinh hoạt của người bệnh sau đột quỵ cho thấy điểm Barthel của người bệnh sau đột quỵ thì chỉ có 18,18% người bệnh độc lập hoàn toàn so với 81,82% người bệnh vẫn cần sự giúp đỡ với ít nhất một hoạt động của cuộc sống hàng ngày tại thời điểm ra viện Điểm Barthel trung bình tại thời điểm nhập viện là 58,85 điểm và 81,59 điểm tại thời điểm ra viện.

Theo Welmer A.K (2007) [33] nghiên cứu về tầm quan trọng của tri giác và nhận thức đối với người bệnh cao tuổi bị đột quỵ tại bệnh viện Danderyd, Stockholm, Thụy Điển Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả đánh giá

115 người bệnh trên 65 tuổi sau đột quỵ đều cho rằng chức năng nhận thức có liên quan với mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Nghiên cứu của Nakao S (2010) [26] về mối liên quan giữa điểm số Barthel trong giai đoạn cấp tính của phục hồi chức năng và hoạt động cuộc sống hàng ngày tiếp theo ở người bệnh đột quỵ được thực hiện trên 191 người bệnh cho thấy tất cả người bệnh có điểm Barthel ≥ 40 có thể cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày sau 6 tháng.

Theo nghiên cứu của Egan M (2015) [19] trên 67 người bệnh đã điều trị đột quỵ trong giai đoạn chăm sóc cấp tính hoặc phục hồi chức năng sau đột quỵ lần đầu thì thấy những người bệnh đột quỵ có thu nhập thấp có liên quan đến nguy cơ đột quỵ, các dịch vụ chăm sóc và các dịch vụ về phục hồi chức năng sinh hoạt cũng như phục hồi về chức năng vận động sớm bị hạn chế. Để xác định các yếu tố liên quan đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của những người cao tuổi khuyết tật sau đột quỵ Một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi bị khuyết tật với đột quỵ bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho đủ 158 người bệnh đã được lựa chọn từ trung tâm chăm sóc y tế cộng đồng tại 18 vùng của thành phố Thiên Tân của tác giả Li Pei và cộng sự (2016) [23] cho thấy có sự khác biệt về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày giữa nhồi máu não và xuất huyết não Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tần suất xảy ra đột quỵ có liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ tại Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày với đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng của người bệnh đột quỵ tại Việt Nam như nghiên cứu của Cao Minh Châu (2003) [3] đánh giá về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ tại cộng đồng, sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 269 người bệnh đột quỵ ở nhóm trước can thiệp cho thấy tỷ lệ người bệnh độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày là 5,2%, tỷ lệ người bệnh cần trợ giúp là 71,01%, và tỷ lệ người bệnh phụ thuộc hoàn toàn là 23,79%.

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Luật (2008) [9] đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của người bệnh đột quỵ tại bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và phương pháp phân tích dịch tễ học lâm sàng so sánh trước và sau can thiệp phục hồi chức năng vận động thực hiện trên 62 người bệnh liệt nửa người do đột quỵ dựa trên cơ sở phục hồi bằng phương pháp Bobath tại bệnh viện, trước can thiệp tỷ lệ độc lập hoàn toàn chỉ chiếm 1,6%, cần hỗ trợ chiếm 22,6% và phụ thuộc hoàn toàn chiếm 75,8%.

Nghiên cứu của Vũ Văn Cường (2012) [4] về hiệu quả của phương pháp vận động sớm đối với người bệnh đột quỵ ở giai đoạn cấp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu can thiệp có đối chứng trên 40 người bệnh bị đột quỵ giai đoạn cấp được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho thấy ở nhóm người bệnh đột quỵ không có can thiệp tại thời điểm ra viện có 8,3% người bệnh độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt, 41,6% phụ thuộc một phần và phụ thuộc hoàn toàn chiếm 50%.

Sử dụng đồng thời nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng để nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau đột quỵ tại Đà Nẵng của của Nguyễn Tấn Dũng (2012)

[5], cho thấy điểm Barthel trung bình của người bệnh đột quỵ ở nhóm không can thiệp tại thời điểm ra viện là 59,6 ± 30,04 điểm Cũng theo tác giả này đã chỉ ra mối liên quan giữa tuổi và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày tại thời điểm ra viện có giá trị là 0,2 (dao động từ 0,06 đến 0,92) với khoảng tin cậy 95% (với p < 0,01).

Tác giả Hoàng Trọng Hanh (2015) [6], nghiên cứu về nồng độ protein S100 và NSE máu ở người bệnh nhồi máu não ở giai đoạn cấp thì điểm Barthel trung bình của người bệnh đột quỵ tại thời điểm ra viện là 56,63 ± 21,26 điểm.

Theo nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, hồi cứu trên 100 người bệnh sống ở 7 phường trong quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ của Mai Thọ Truyền (2012)

[15] đánh giá việc điều trị và chăm sóc tại nhà của người bệnh đột quỵ sau khi ra viện cho thấy các yếu tố liên quan đến mức độ phục hồi chức năng sinh hoạt: tuổi càng cao thì mức độ hồi phục càng thấp, nam có khả năng hồi phục tốt hơn nữ, người có trình độ văn hóa cao có khả năng hồi phục tốt hơn người có học vấn thấp Sau khi ra viện,hầu hết các người bệnh không khả năng tham gia bất cứ nghề nghiệp nào (96%) Hầu hết có người thân chăm sóc (95%), trong đó có 72% được vợ /chồng chăm sóc, người nhà chăm sóc thì khả năng phục hồi tốt hơn; 5% người bệnh phải tự chăm sóc mình.

TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Năm 2021, Bệnh viện được UBND tỉnh xếp hạng I tuyến tỉnh trực thuộc Sở y tế Nghệ An ( Theo Quyết định số 3555/QĐ-UBND ngày 30/9/2021) với cơ cấu

500giường Năm 2022, được Sở Y tế tỉnh Nghệ An giao 550 giường bệnh KH.

* Chức năng và nhiệm vụ.

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

- Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền - Đào tạo

- Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe - Công tác dược và vật tư y tế

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc sở Y tế giao Chức năng:

Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị nhu cầu.

Những năm qua, toàn thể lãnh đạo, CBVC Bệnh viện đã không ngừng phấn đấu xây dựng Bệnh viện phát triển về mọi mặt Bệnh viện luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ, thường xuyên rà soát lại tất cả các khoa phòng về khả năng và trình độ chuyên môn của từng bộ phận, chuyên ngành để lập kế hoạch tập huấn, đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học hàng đầu, bệnh viện và viện lớn.

Trong tổng số 370 cán bộ viên chức của Bệnh viện, có 22 bác sĩ, dược sĩ Chuyên khoa II, 77 người trình độ Thạc sĩ, Chuyên khoa I và tỷ lệ sau đại học, đại học đạt trên 62%; trở thành một trong những đơn vị có tỷ lệ nguồn nhân lực y tế chất lượng cao nhất tỉnh.

Phát huy hiệu quả tinh hoa dược học cổ truyền, những năm gần đây, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đã chú trọng đầu tư hệ thống máy móc phục vụ sản xuất, chế biến dược liệu hiện đại, tạo dây chuyền khép kín, đồng bộ theo quy trình

BS CKII Hồ Văn Thăng – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An nhấn mạnh "Phấn đấu xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đến năm

2025 trở thành Bệnh viện tuyến cuối về YHCT khu vực Bắc Trung Bộ, với quy mô

900 giường bệnh, chất lượng Bệnh viện đạt mức 4.2

Hình 2.1 Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Phương pháp thực hiện

Đối tượng khảo sát: Người bệnh đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đồng ý tham gia cuộc khảo sát.

Thời gian và địa điểm khảo sát

Thời gian: Từ tháng 9/2023 đến 10/2023. Địa điểm: Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng để chọn tất cả những người bệnh đột quỵ có những tiêu chuẩn phù hợp thời gian từ 9/2023 đến 10/2023 tôi tiến hành khảo sát trên 70 người bệnh.

Phương pháp thu thập số liệu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho đến khi đủ cỡ mẫu.

Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích khảo sát cho đối tượng được nghiên cứu.

Người khảo sát phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn bộ câu hỏi gồm 3 phần:

Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh đột quỵ (10 câu)

Phần B: Đặc điểm lâm sàng của người bệnh đột quỵ (4 câu)

Phần C: Đánh giá hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày (10 câu) Đánh giá về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ theo thang điểm Barthel Mức độ độc lập của 10 hoạt động cơ bản hàng ngày: mỗi hoạt động được đánh giá riêng biệt theo từng mục dựa theo thang điểm Barthel và được phân loại theo 3 mức độ: độc lập, cần trợ giúp, phụ thuộc Các hoạt động cơ bản hàng ngày bao gồm:

Bảng 2.2 Thang điểm đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo Barthel

STT Các nội dung cần đánh giá Ăn uống:

1 - Có thể tự ăn uống, không cần người khác giúp

- Cần người khác giúp đỡ

3 - Tự đánh răng, rửa mặt, chải tóc, cạo râu

Các nội dung cần đánh giá

- Không tự làm được, cần sự giúp đỡ

-Tự mặc và cởi quần áo không cần người giúp

-Cần người khác giúp để mặc và cởi quần áo

-Phải nhờ người khác cởi và mặc quần áo Kiểm soát đại tiện:

-Hoàn toàn chủ động - tự chủ

-Có khi tự chủ, có khi không tự chủ

-Không tự chủ, rối loạn thường xuyên

-Thỉnh thoảng không kiểm soát được

-Không thể kiểm soát được

Sử dụng nhà vệ sinh:

-Không cần sự giúp đỡ của người khác

-Cần có sự giúp đỡ về thăng bằng để cởi quần, lấy giấy

-Phụ thuộc hoàn toàn, đại tiểu tiện tại giường

Di chuyển từ giường sang ghế hoặc xe lăn và ngược lại:

-Tự di chuyển, không cần người khác giúp

-Chỉ cần trợ giúp một phần để di chuyển

-Cần có người khác di chuyển giúp

-Không tự ngồi dậy được

Di chuyển trên mặt phẳng bằng (hoặc xe lăn nếu không đi bộ được):

-Không phụ thuộc khi đi 50m

-Có sự giúp đỡ khi đi 50m;

Lên và xuống cầu thang:

Kết quả khảo sát

Qua khảo sát trên 70 người bệnh điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ

An từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023, học viên thu được một số kết quả như sau: 2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh

Bảng 2.2 Phân bố theo độ tuổi và giới tính (np)

Tuổi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

Người bệnh bị đột quỵ nam chiếm tỷ lệ 62,9%, người bệnh nữ chiếm tỷ lệ 37,1% Người bệnh phần lớn thuộc nhóm tuổi từ 60 – 74 và trên 75 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 40% và 41,4% và người bệnh thuộc nhóm tuổi dưới

45 chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,3%. Đặc điểm của BN Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Phần lớn người bệnh đột quỵ sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 80%; chỉ có 20% người bệnh sống ở thành thị.

Bảng 2.4 Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế (np) Đặc điểm của BN Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Nghề nghiệp Đang làm việc 18 25.7

Về trình độ học vấn: Đa số người bệnh có trình độ học vấn cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất 48,6%; chỉ có 7,1% người bệnh có học vấn trên cấp III chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Về nghề nghiệp: Hầu hết người bệnh trong nhóm nghiên cứu đang thất nghiệp, nghỉ hưu, nội trợ hoặc già – chiếm tỷ lệ 74,3 Chỉ có 25,7% người bệnh đang làm việc.

Về tình trạng kinh tế: Phần lớn người bệnh có mức kinh tế là nghèo hoặc trung bình chiếm tỷ lệ 58,6% và có 41,4% người bệnh có mức kinh tế khá trở lên.

Người tham gia chăm sóc

0 Vợ/chồng Con cái/họ hàng/người giúp việc

Biểu đồ 2.1 Phân bố người bệnh theo người tham gia chăm sóc (np)

Thân nhân chăm sóc người bệnh trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là con cái/ họ hàng/ người giúp việc chăm sóc tại thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ cao nhất 63,3%; tỷ lệ thân nhân là vợ/ chồng chăm sóc lẫn nhau chiếm 34,7%; thấp nhất là tỷ lệ người bệnh tự chăm sóc, chiếm 2%.

2.3.2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh

Bảng 2.5 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh (np) Đặc điểm lâm sàng của BN Tần số (n) Tỷ lệ (%) Loại tổn thương

Về loại tổn thương: Tỷ lệ người bệnh bị nhồi máu não cao hơn tỷ lệ người bệnh bị xuất huyết não, tỷ lệ người bệnh nhồi máu não chiếm 80%; tỷ lệ người bệnh xuất huyết não là 20%.

Về tình trạng yếu liệt: Tỷ lệ người bệnh có yếu liệt và không yếu liệt gần bằng nhau (48,6% so với 51,4%) Trong đó, tỷ lệ người bệnh bị liệt nửa người bên phải chiếm tỷ lệ thấp hơn người bệnh liệt nửa người bên trái (31,4% so với 68,6%), không có người bệnh bị liệt cả 2 bên.

Tiền sử đột quỵ: Phần lớn người bệnh không có tiền sử đột quỵ, chiếm tỷ lệ

68,4%; có 31,6% người bệnh có tiền sử đột quỵ.

2 3.3 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não.

Bảng 2.2 Mức độ độc lập của 10 hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não (np) Độc Tỷ lệ Cần Tỷ lệ Phụ Tỷ lệ

Khả năng hoạt động lập % trợ % thuộc % hoàn giúp hoàn toàn toàn Ăn uống 23 32.7 36 51.0 11 16.3

Mặc và thay quần áo 28 39.8 34 49.0 8 11.2

Sử dụng nhà vệ sinh 24 34.7 33 46.9 13 18.4

Di chuyển từ giường sang

10 14.3 54 76.5 6 9.2 ghế/xe lăn và ngược lại

Di chuyển trên mặt phẳng bằng 7 10.2 49 70.4 14 19.4

Lên và xuống cầu thang 5 7.1 48 68.4 17 24.5

Tại thời điểm ra viện, phần lớn người bệnh độc lập hoàn toàn trong các hoạt động kiểm soát tiểu tiện (84,7%) và đại tiện (79,6%) Ngược lại, có rất ít người bệnh độc lập trong các hoạt động di chuyển như tự đi lên/xuống cầu thang(7,1%); di chuyển trên mặt phẳng bằng (10,2%) hay di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại (14,3%).

BÀN LUẬN

Đặc điểm nhân khẩu học

3.1.1 Theo giới tính và tuổi

Tổng số đối tượng trong khảo sát của tôi có 70 người bệnh đột quỵ, gồm 44 nam chiếm tỷ lệ 62,9% và 26 nữ chiếm tỷ lệ 37.1% Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác như Trần Thị Quốc Bảo (2017) [17], Lê Hòa (2015)

[7] Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh đột quỵ đa số là nam giới như Li Pei (2016) [23] 61,2% số người bệnh đột quỵ là nam giới; Cho K.H (2014) [24] nam giới chiếm tỷ lệ 59% cao hơn so với nữ giới 41%.

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi, đa số người bệnh ở nhóm tuổi già, trong đó tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi 60 – 74 chiếm tỷ lệ 40%, tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi từ 75 tuổi trở lên chiếm 41,4% và người bệnh thuộc nhóm tuổi dưới 45 thấp nhất, chiếm tỷ lệ 4,3% Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả như Trần Thị Quốc Bảo (2017) [17] nhóm tuổi 60 - 74 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8% Mai Thọ Truyền (2012) [15] đối tượng lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao, trong đó nhóm tuổi 60 - 74 tuổi chiếm 38%, nhóm ≥ 75 tuổi chiếm tỷ lệ 29%. Để lý giải cho vấn đề nam giới tỷ lệ đột quỵ cao hơn nữ giới vì ở nam giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn so với nữ và tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người cao tuổi, ngoài ra ở nam giới có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia và chịu tác động của nhiều yếu tố sang chấn tâm lý, đây là yếu tố thuận lợi gây ra tăng huyết áp và đột quỵ Trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất theo giới năm 2010, tỷ lệ nam bị đột quỵ do xuất huyết chiếm 6% trong khi đó tỷ lệ nữ chỉ có 5% Đột quỵ gặp nhiều nhất ở người cao tuổi và tăng tỷ lệ thuận với tuổi Cùng với thời gian tác động của các yếu tố nguy cơ lên con người càng nhiều Tuổi cao là yếu tố quan trọng, đây là bệnh của nhóm tuổi này vì tuổi càng cao có liên quan nhiều đến bệnh mạch máu Tỷ lệ gặp đột quỵ có liên quan đến tăng huyết áp chiếm đa số từ 70 - 80% [2],[7],[16].

3.1.2 Theo dân cư và trình độ học vấn

Qua khảo sát tôi nhận thấy phần lớn người bệnh đột quỵ sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 80%; chỉ có 20% người bệnh sống ở thành thị Toàn bộ đối tượng khảo sát của tôi đa số là người dân sống tại tỉnh Nghệ An, một số người bệnh ở tỉnh lân cận Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với tác giả Trần Thị Quốc Bảo (2017)

[17] nghiên cứu trên 98 người bệnh bị đột quỵ tại Phúc Yên cho thấy người bệnh là nông thôn nhiều hơn thành thị.

Chúng tôi nhận thấy điều này phù hợp với thực tế, khi người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch và cấp tính, họ thường có xu hướng tập trung về các bệnh viện tuyến tỉnh Bên cạnh đó, đặc điểm về phân vùng kinh tế tại Nghệ An thì vùng nông thôn chiếm đa số Nhóm dân cư sống ở nông thôn vùng núi, hải đảo là các nhóm khó tiếp cận với dịch vụ y tế hơn các nhóm khác Vì vậy việc điều trị và dự phòng bệnh của nhóm đối tượng vùng nông thôn kém hơn thành thị làm cho tỷ lệ mắc bệnh ở nông thôn cao hơn thành thị. Đối tượng khảo sát của chúng tôi có trình độ học vấn đa số có trình độ học vấn cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất 48,6%; trình độ cấp II chiếm 25,7%; trình độ cấp III chiếm 18,6%; chỉ có 7,1% người bệnh có trình độ học vấn trên cấp III Khảo sát của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Li Pei (2016) [23] đối tượng nghiên cứu là người bệnh sống tại 18 huyện của thành phố Tianjin - Trung Quốc cho thấy trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 37,5%, trình độ trung học cơ sở chiếm 23,7%; trình độ trung học phổ thông là 19,1% và trình độ trên trung học phổ thông chỉ có 6,6% Sự tương đồng này có thể do sự tương đồng về vùng miền và nơi cư trú Tỷ lệ người bệnh có trình độ học vấn cấp I cao nhất trong nghiên cứu vì số người bệnh sống ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 80% Những người có trình độ học vấn thấp thường thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh đột quỵ, do lối sống có thể chịu tác động nhiều hơn của các yếu tố nguy cơ.

3.1.3 Theo nghề nghiệp và tình trạng kinh tế

Sau khi quan sát tôi nhận thấy hầu hết người bệnh trong nhóm nghiên cứu đang thất nghiệp, nghỉ hưu, nội trợ hoặc già – chiếm tỷ lệ 74,3% Chỉ có 25,7% người bệnh đang làm việc Khảo sát của tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Quốc Bảo (2017) [17] tình trạng người đang làm việc (74,5%).

Phần lớn người bệnh có mức kinh tế là nghèo hoặc trung bình chiếm tỷ lệ 58,6% và có 41,4% người bệnh có mức kinh tế khá trở lên Việc tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi bệnh Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Li Pei (2016) [23] tỷ lệ người bệnh có tài chính chiếm tỷ lệ cao 81,5% Theo Egan M (2015) [19] những người bệnh có thu nhập thấp có liên quan đến nguy cơ đột quỵ và các dịch vụ chăm sóc, các dịch vụ về phục hồi chức năng sinh hoạt cũng như vận động sớm bị hạn chế.

Vì trình độ học vấn thấp, người dân sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao nên ảnh hưởng đến nghề nghiệp và tình trạng kinh tế của họ Đây cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội Những người bệnh đang làm việc là nguồn thu nhập chính cho gia đình, khi họ nằm viện thì nguồn thu nhập trong gia đình sẽ giảm sút.

Và việc nằm viện cũng trở thành áp lực kinh tế cho gia đình khi phải chi trả chi phí điều trị tại bệnh viện cũng như chi phí chăm sóc lâu dài trong giai đoạn hồi phục tại nhà Đối với những người bệnh đang làm việc có thể là nguồn thu nhập chính của gia đình lại bị bệnh đột ngột nhưng sau khi hồi phục xuất viện họ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp Tình trạng này dẫn đến người bệnh mất thu nhập, giảm điều kiện và cơ hội tương tác với xã hội gây ra sự tự ti, họ cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho gia đình và cảm thấy cuộc sống mất đi ý nghĩa, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự hồi phục của người bệnh.

3.1.4 Người tham gia chăm sóc

Về thành phần người tham gia chăm sóc theo quan sát của chúng tôi thấy: Thân nhân chăm sóc người bệnh trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là con cái/ họ hàng/ người giúp việc chăm sóc tại thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ cao nhất 63,3%; tỷ lệ thân nhân là vợ/ chồng chăm sóc lẫn nhau chiếm 34,7%; thấp nhất là tỷ lệ người bệnh tự chăm sóc, chiếm 2%.

Kết quả nghiên cứu này tương tự như nghiên cứu của tác giả Trần Thị QuốcBảo (2017) [17] Đồng thời cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Trịnh ViếtThắng (2012) [18] người nhà chăm sóc chiếm 91,4% trong đó chủ yếu là vợ/ chồng chăm sóc tỷ lệ 58,1% Người bệnh được gia đình chăm sóc góp phần hỗ trợ điều dưỡng trong việc chăm sóc người bệnh, giúp người bệnh nhanh phục hồi trong giai đoạn nằm viện và sau khi xuất viện về nhà.

Đặc điểm lâm sàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, Tỷ lệ người bệnh bị nhồi máu não cao hơn tỷ lệ người bệnh bị xuất huyết não, tỷ lệ người bệnh nhồi máu não chiếm 80%; tỷ lệ người bệnh xuất huyết não là 20% Kết quả tương tự như nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Quốc Bảo (2017) [17] và của tác giả Cao Phi Phong (2013) [12] nhồi máu não chiếm tỷ lệ 77,1% cao hơn xuất huyết não 22,9% Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự như của tác giả Li Pei (2016) [23] nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao (84,2%) so với xuất huyết não (15,8%) Cho K.H (2014) [18] tỷ lệ người bệnh nhồi máu não 64,1% cao hơn xuất huyết não 35,9%.

3.2.2 Tình trạng yếu liệt và vị trí liệt

Qua khảo sát của tôi về tình trạng yếu liệt thì thấy Tỷ lệ người bệnh có yếu liệt và không yếu liệt gần bằng nhau (48,6% so với 51,4%) Trong đó, tỷ lệ người bệnh bị liệt nửa người bên phải chiếm tỷ lệ thấp hơn người bệnh liệt nửa người bên trái (31,4% so với 68,6%), không có người bệnh bị liệt cả 2 bên Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu Cho KH (2014) [18] tỷ lệ người bệnh bị liệt nửa người bên phải chiếm 48,7%, những người bệnh bị liệt nửa người bên trái chiếm tỷ lệ 51,3%. Tình trạng yếu và liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất trong đột quỵ, tùy mức độ tổn thương của từng người bệnh mà người bệnh có liệt hoặc không liệt và hình thái liệt nửa người đồng đều hay không đồng đều.

3.2.3 Tiền sử đột quỵ não

Khảo sát của tôi cho thấy Phần lớn người bệnh không có tiền sử đột quỵ, chiếm tỷ lệ 68,4%; có 31,6% người bệnh có tiền sử đột quỵ Theo nghiên cứu của Li Pei (2016) [23] tỷ lệ người bệnh đột quỵ 1 lần chiếm 51,3%, số người bệnh đột quỵ từ 2 lần trở lên chiếm 48,7% Người cao tuổi có sự khiếm khuyết về chức năng và nguy cơ đột quỵ tái phát lớn hơn người trẻ, mà trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhóm người cao tuổi và nhóm tuổi trẻ chiếm tỷ lệ ngang nhau.

Tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Qua khảo sát của tôi cũng mô tả mức độ độc lập chức năng của 10 hoạt động sinh hoạt hàng ngày phần lớn người bệnh độc lập hoàn toàn trong các hoạt động kiểm soát đại tiện (84,7%) và đại tiện (79,6%) Hai hoạt động này chiếm tỷ lệ rất cao.

Ngược lại, có rất ít người bệnh độc lập trong các hoạt động di chuyển như tự đi lên/xuống cầu thang (7,1%); di chuyển trên mặt phẳng bằng (10,2%) hay di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại (14,3%) Những người bệnh có mức độ cần trợ giúp chiếm tỷ lệ cao trong các hoạt động di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại (76,5%); di chuyển trên mặt phẳng bằng (70,4%); lên và xuống cầu thang (68,4%) Điều này có thể do tình trạng tổn thương não ở mức độ nhẹ, được chẩn đoán điều trị kịp thời và thời gian phục hồi nhanh Việc hiểu rõ các hoạt động nào trong sinh hoạt hàng ngày có mức độ độc lập cao hay thấp, hoạt động nào cần trợ giúp sẽ giúp người điều dưỡng cũng như người bệnh và gia đình trong quá trình lập kế hoạch để chuẩn bị cho người bệnh khi xuất viện. ĐỀ XUẤT

Từ Thực trạng và kết quả thu được của cuộc khảo sát học viên đưa ra một số giải pháp nâng cao mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An như sau: Điều dưỡng tại Bệnh viện nên sử dụng thang điểm Barthel để dự báo mức độ độc lập của người bệnh đột quỵ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phối hợp với người nhà người bệnh để nắm bắt kịp thời tình trạng của người bệnh. Cung cấp kiến thức và kỹ năng về phục hồi vận động tại giường nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc.

Phát kèm với giấy ra viện tờ rơi, hình ảnh, sổ tay hay sách cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hành chăm sóc người bị đột quỵ trong giai đoạn phục hồi tại nhà.

Do số lượng mẫu còn ít và thời gian khảo sát còn hạn chế, khảo sát chỉ mô tả về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ nên kết quả có thể ít có giá trị trên lâm sàng Do vậy cần triển khai các đề tài nghiên cứu để tìm các yếu tố liên quan và cũng là bước đầu cho những can thiệp tiếp theo của điều dưỡng để can thiệp vào mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ khi xuất viện nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc của người bệnh khi họ về nhà và giúp họ hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

KẾT LUẬN Qua khảo sát trên 70 người bệnh đột quỵ đang điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023, học viên rút ra một số kết luận sau:

* Tỷ lệ về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

- Mức độ độc lập chức năng của 10 hoạt động sinh hoạt hàng ngày phần lớn người bệnh độc lập hoàn toàn trong các hoạt động kiểm soát đại tiện (84,7%) và đại tiện (79,6%).

- Rất ít người bệnh độc lập trong các hoạt động di chuyển như tự đi lên/xuống cầu thang (7,1%); di chuyển trên mặt phẳng bằng (10,2%) hay di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại (14,3%).

- Người bệnh có mức độ cần trợ giúp chiếm tỷ lệ cao trong các hoạt động di chuyển từ giường sang ghế/xe lăn và ngược lại (76,5%); di chuyển trên mặt phẳng bằng (70,4%); lên và xuống cầu thang (68,4%).

* Một số giải pháp nâng cao mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An Điều dưỡng tại Bệnh viện nên sử dụng thang điểm Barthel để dự báo mức độ độc lập của người bệnh đột quỵ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phối hợp với người nhà người bệnh để nắm bắt kịp thời tình trạng của người bệnh. Cung cấp kiến thức và kỹ năng về phục hồi vận động tại giường nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc.

Phát kèm với giấy ra viện tờ rơi, hình ảnh, sổ tay hay sách cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hành chăm sóc người bị đột quỵ trong giai đoạn phục hồi tại nhà.

1 Đặng Hoàng Anh & Nguyễn Văn Chương (2009) Nghiên cứu sự hồi phục ở người bệnh sau đột quỵ có tăng huyết áp sau 1 năm và một số yếu tố liên quan.

Hội thần kinh học Việt Nam

2 Bộ Y Tế (2015) Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 136-222.

3 Cao Minh Châu (2003) Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ tại cộng đồng Tạp chí nghiên cứu Y học,

4 Vũ Văn Cường (2012) Hiệu quả của phương pháp vận động sớm đối với người bệnh đột quỵ ở giai đoạn cấp Y học Thực hành, 838 (8), 53-56.

5 Nguyễn Tấn Dũng (2012) Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau đột quỵ tại Đà Nẵng

Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

6 Hoàng Trọng Hanh (2015) Nghiên cứu nồng độ protein S100 và NSE máu ở người bệnh nhồi máu não ở giai đoạn cấp Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

7 Lê Hòa (2015) Khảo sát một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bệnh đột quỵ tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Yên Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên.

8 Đinh Hữu Hùng (2014) Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học

Y Dược TP Hồ Chí Minh.

9 Trần Thị Mỹ Luật (2008) Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của người bệnh đột quỵ tại bệnh viện Điều dưỡng-phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên.

10 Vũ Anh Nhị (2013) Chương 5- Sa sút trí tuệ, Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học , NXB Đại học Quốc Gia TPHCM, tr.54-70.

11 Vũ Anh Nhị (2013) Chương 7- Tai biến mạch máu não, Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học , NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr.94-130.

12 Cao Phi Phong & Trần Trung Thành (2013) Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh sau đột quỵ Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 17(1), tr.152-157.

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w