Untitled TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN Phân tích định nghĩa vật chất và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Vận dụng trong v[.]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Phân tích định nghĩa vật chất và mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Vận dụng trong việc nâng cao hiệu quả học tập
online trong giai đoạn hiện nay
Thứ: Sáng thứ 6 Tiết: 1-5
GVHD: TS Nguyễn Thị Tường Duy Nhóm 1
- Võ Xuân Khang
- Trần Thị Tú Anh
- Lê Anh Tuấn
- Phạm Huỳnh Thanh Trúc
- Tô Nguyễn Anh Quân
- Tiêu Thị Trúc Ly
- Phạm Quang Phúc
TP.HCM, ngày 17 tháng 12 năm 2022
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
thần làm việc
Mức độ hoàn thành công việc
Ý kiến của nhóm
Trần Thị Tú
Anh
8 Tìm hiểu quan
niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác
Tích cực, họp
nhóm đầy đủ
ý
Võ Xuân
Khang
36 Tổng hợp ý, làm
word
Tích cực, họp
nhóm đầy đủ
ý
Tiêu Thị
Trúc Ly
46 Tìm hiểu nội dung
định nghĩa vật chất của Lênin
Tích cực, họp
nhóm đầy đủ
ý
Phạm Quang
Phúc
61 Tìm hiểu mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Tích cực, họp
nhóm đầy đủ
ý
Tô Nguyễn
Anh Quân
pháp nâng cao chất lượng việc học online
Tích cực, họp
nhóm đầy đủ
ý
Phạm Huỳnh
Thanh Trúc
thực trạng trạng việc học
online hiện nay của sinh viên
Tích cực, họp
nhóm đầy đủ
ý
Trang 3hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
họp nhóm đầy đủ
ý
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Thời gian Địa
điểm
dung
Gh i chú
12/11/2022
20h30
Google Meet
chia công việc
Võ Xuân Khang Tiêu Thị Trúc Ly Phạm Quang Phúc
Tô Nguyễn Anh Quân Phạm Huỳnh Thanh Trúc
Lê Anh Tuấn 22/11/2022
17h00
Thư viện
dàn ý
Võ Xuân Khang Tiêu Thị Trúc Ly Phạm Quang Phúc
Tô Nguyễn Anh Quân Phạm Huỳnh Thanh Trúc
Lê Anh Tuấn 30/11/2022
22h00
Google Meet
bài
Võ Xuân Khang Tiêu Thị Trúc Ly Phạm Quang Phúc
Tô Nguyễn Anh Quân Phạm Huỳnh Thanh Trúc
Lê Anh Tuấn Nhóm trưởng
(ký và ghi rõ họ tên, sđt)
Trang 4MỤC LỤC
1 ĐỊNH NGHĨA VẬT
CHẤT……… 4
1.1 Quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác……… 4
1.1.1 Quan niệm của một số đại biểu tiêu biểu………4
1.2.1 Ưu điểm trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác……… 4
1.3.1 Hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác……… 5
1.2 Định nghĩa vật chất của Lênin………5
1.2.1 Định nghĩa vật chất……… …5
1.2.2 Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin……… 5
1.2.3 Phương thức tồn tại của vật chất……… 6
1.2.4 Hình thức tồn tại của vật chất……….6
1.2.5 Tính thống nhất vật chất của thế giới……….6
2 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC…….6
2.1 Vật chất quyết định ý thức……… 6
2.2 Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người……….
7 2.3 Ý nghĩa phương pháp luận……… 7
Trang 53 VẬN DỤNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
ONLINE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY……… …8
3.1 Thực trạng việc học online hiện nay của sinh
viên……… ….8
3.1.1 Mặt tích
cực……… 8
3.1.2 Mặt hạn
chế……… 9
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng việc học
online………10
3.2.1 Yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật
chất……….10
3.2.2 Yêu cầu về ý thức học
tập………11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO……….…13
I ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT
1.1 Quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác
1.1.1 Quan niệm của một số đại biểu tiêu biểu
Vào thời cổ đại ở Hy Lạp, các nhà triết học duy vật đều cho có một nguyên thể vật chất đầu tiên là cơ sở thế giới Họ quy vật chất về cơ sở đầu tiên
đó Quan niệm vật chất của các nhà duy vật cổ đại còn mang tính trực quan, cảm tính, họ đồng nhất vật chất nói chung với những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài Ấn Độ có Trường phái Lokayata cho rằng tất cả được tạo ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất - Nước - Lừa - Khí
Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tư vận động trong không gian và cấu thành vạn vật Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhâu của 4
Trang 6yếu tố bản nguyên đó Phái Nyaya và Vaisheshika coi nguyên tử là thực thể của thế giới:
+ Talet: coi thực thể của thế giới là nước.
triết học Hêraclít Khi coi Vũ trụ là một chỉnh thể thống nhất, nhà triết học Hy
Lạp cổ đại – Hêraclít (520 – 460 TCN) đã khẳng định Lửa là bản nguyên vật
chất đầu tiên và duy nhất của vạn vật.
+ Newton: Trong quyển Optiks năm 1704 của ông, Newton viết vật chất được hình thành bởi “các hạt rắn, nặng, không thể xuyên thủng, linh động… vì thế rất cứng, không bao giờ mòn hay vỡ thành mảnh…”,
+ Democrit: Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là
nguyên tử và chân không
1.2.1 Ưu điểm
Với quan niệm về vật chất như đã nói ở trên, các nhà duy vật trước Mác
đã xác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhận thức một cách khoa học về thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất khách quan của các hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn
đề trong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người
1.3.1 Hạn chế
Một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa bao quát được mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác quan niệm này chủ yếu mới chỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, giác độ nhận thức luận chưa được nghiên cứu đầy đủ; tức
là chưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học Những hạn chế này được khắc phục trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trang 71.2 Định nghĩa vật chất của Lê Nin:
1.2.1 Định nghĩa
Định nghĩa vật chất của Lê nin có nội dung cụ thể như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Đó là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình
về phạm trù vật chất Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:
–Vật chất là phạm trù triết học
–Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
–Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
1.2.2 Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lê Nin:
Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất
Với định nghĩa vật chất, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học
đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức Đó
là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về
xã hội
1.2.3 Phương thức tồn tại của vật chất
Phương thức tồn tai của vật chất là vận động Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất”, "là sự tự vận động của vật chất”
Có năm hình thức cơ bản của vận động: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học và vận động xã hội Quan hệ giữa các hình
Trang 8thức vận động: khác nhau về trình độ của vận động, vận động cao trên cơ sở vận động thấp, mỗi sự vật có nhiều hình thức vận động Vận động là tuyệt đối, đứng
im là tương đối
1.2.4 Hình thức tồn tại của vật chất
Hình thức tồn tại của vật chất gồm không gian, thời gian và vận động.Vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi
1.2.5 Tính thống nhất của vật chất
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất Theo quan điểm đó:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái
có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi
- Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất
2 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
2.1 Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng:
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức:
Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm Trong khi đó quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có trước ý
Trang 9thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người rồi mới có ý thức
Ý thức ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật chất đóng vai trò là nguồn gốc tự nhiên (bộ óc con người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc của con người) và nguồn gốc xã hội (lao động, ngôn ngữ)
Vật chất quyết định nội dung, bản chất và sự vận động, phát triển của ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nội dung của ý thức
do thế gới vật chất khách quan quy định Chính thực tiễn, trước hết là hoạt động vật chất cải biến thế giới của con người là cơ sở hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo; phản ánh để sáng tạo
và sáng tạo trong phản ánh
Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động
sinh lý thần kinh của bộ não người Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn
Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về
công nghệ thông tin còn rất yếu Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất nhiều Điều này
đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy
2.2 Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang
Trang 10bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình
2.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan; đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan
- Phải xuất phát từ hiện thực khách quan, lấy hiện thực khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình;
- Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội…
- Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng
Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân
tố con người, nhận thức đúng quy luật khách quan:
- Phải biết dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch; biết tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu
- Phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực); bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ…; đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay
3 VẬN DỤNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
ONLINE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Thực trạng việc học online hiện nay của sinh viên
Đại dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, gây ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt động đào tạo đại học Để ứng phó tình hình
Trang 11này, các trường đại học đã đầu tư trang thiết bị, thay đổi phương pháp giảng dạy,
tổ chức các khóa tập huấn giảng dạy trực tuyến nhằm gây sự hứng thú cho sinh viên, đảm bảo chất lượng đào tạo như học trực tiếp Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn dạy- học trực tuyến hiện nay, các trường đại học đã khảo sát nghiên cứu thái
độ của sinh viên về việc học online Qua đó, chúng ta đã đúc kết được những mặt tích cực và tiêu cực trong việc học online của sinh viên hiện nay
3.1.1 Mặt tích cực
Thứ nhất việc học online mang đến sự linh hoạt về thời gian Với việc học online, có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào thông qua việc sắp xếp thời khóa biểu Đặc biệt là đối với các sinh viên xa nhà thì có thể vừa học vừa ở bên gia đình
Thứ hai là giúp hình thành tính tự lập và tính kỷ luật Trước sự thay đổi của xã hội, phương pháp luận biện chứng đã trở thành công cụ quan trọng nhất giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới Cũng như là việc học online muốn hiệu quả nhất khi chúng ta tự giác học, chính vì nhận thức được điều này mà lâu dần con người hình thành nên tính tự lập và kỉ luật
Tiếp theo, việc học online cũng giúp thành thạo nhiều kỹ năng hơn Một trong những ký năng đó là làm quen với các thao tác trên các phần mềm như Zoom, Google Meet, Azota,… Điều này mang lại một lợi thế nhất định so với người không có kỹ năng này
Ngoài ra, việc học online còn đem lại vô số lợi ích khác, những lợi ích này là do cách mà con người ứng phó trước sự thay đổi của thế giới và xã hội sinh ra
3.1.2 Mặt hạn chế
Thứ nhất dễ tạo cảm giác cô lập Các sinh viên khi học trực tuyến thường
có xu hướng giữ yên lặng, xa cách và thiếu tương tác với thầy cô, bạn bè Cô lập
và thiếu giao tiếp lâu dài có thể khiến sức khỏe bị giảm sút như rối loạn lo âu, suy nghĩ tiêu cực, các vấn đề tâm lý khác
Thứ hai là sinh viên dễ mất động lực học khi mà học tại nhà đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian và khả năng tự tạo động lực cho bản thân Môi trường học tác động khiến bản thân lười biếng và chán nản với việc học Trong khi lớp học truyền thống, sinh viên được trao đổi trực tiếp với giáo viên, giao tiếp với