1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh Viên Uef Mệt Mỏi Vì Phải Di Chuyển Giữa Các Cơ Sở Giờ Giao Ca.pdf

36 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh Viên UEF Mệt Mỏi Vì Phải Di Chuyển Giữa Các Cơ Sở Giờ Giao Ca
Tác giả Trần Kim Sang, Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc, Vòng Bội Bội, Vương Thị Như Quỳnh, Hữu Hưng, Minh Thuận
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính UEF
Chuyên ngành Thiết Kế Dự Án
Thể loại Báo Cáo Cuối Kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Untitled 1 TR TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDEC) Tên đề tài dự án nhóm Mã số lớp Tên nhóm Sinh viên UEF mệt mỏi vì phải di chuyển giữa các cơ sở giờ giao ca 22D1EVM01 P04 Team Sen BÁO CÁO CUỐI KÌ[.]

Trang 1

Team Sen

BÁO CÁO CUỐI KÌ

HỌC PHẦN: PROJECT DESIGN 1

Trang 2

Chủ đề lớp: Nâng cao dịch vụ hỗ trợ toàn diện sức khỏe sinh viên

Tên đề tài dự án nhóm: Sinh viên UEF mệt mỏi vì phải di chuyển

giữa các cơ sở giờ giao ca

Mã số lớp: 22D1EVM01.P04

Tên nhóm: Team Sen

Ngày nộp báo cáo: 1/2/2023

Tên thành viên nhóm: 1.Kim Sang

Trang 3

2.Những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP

1.Mục tiêu của dự án

2.Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1.Phân tích sự tồn tại của vấn đề

2 Ví dụ tương tự với vấn đề thuộc dự án nhóm

3 Kết luận về kết quả khảo sát

CHƯƠNG 5: KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

1.Phân tích các dữ liệu thu được từ điều tra, khảo sát

2 Kết luận về nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐỀ VÀ CÁC ĐIỀU

KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP

1.Phân tích các nguyên nhân của vấn đề

1.1 Nguyên nhân cụ thể của vấn đề,

1.2 Kết luận về nguyên nhân cốt lõi nhóm chọn giải quyết để tìm ra giải pháp tối ưu.

1.3 Các yếu tố thúc đẩy, yếu tố rào cản, một số điều kiện tiên quyết

CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1 Nguyên nhân cụ thể đã lựa chọn, đưa ra giải pháp nhóm

2.Chi tiết đặc điểm/cơ chế vận hành của giải pháp nhóm Nêu các điểm mạnh, điểm yếu

Trang 4

DANH MỤC CÁC PHIẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG

1 1T-1 Phát hiện vấn đề nhóm

2 1T-2 Đánh giá, lựa chọn đề tài nhóm

3 2P-1 Khảo sát thực trạng và sự tồn tại của vấn đề

4 3T-1 Tổng hợp kết quả khảo sát, nhu cầu của các bên liên quan

5 4P-1 Khảo sát đánh giá các giải pháp hiện có

6 5T-1 Phần tích và lựa chon nguyên nhân gây ra vấn đề

7 6T-1 Thiết lập các điều kiện tiên quyết cho giải pháp

8 7T-3 Minh họa giải pháp cuối cùng

Trang 5

❖ - Với đề tài lớp “ Nâng cao các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe toàn diện sinh viên” Từ đề tài nhóm , mỗi thành viên tiến hành phân tích, tổng hợp các thông tin những vấn đề liên quan đến chủ đề lớp học Với phương pháp tư duy phản biện, đánh giá của chúng

em thông qua môn học thiết kế dự án ( Project Design) mỗi cá nhân chúng em đã đề xuất ra những ý kiến của riêng mình Và đây là các ý kiến riêng của chúng em

- Thành viên 1: Trần Kim Sang

➢ Sinh viên UEF không được trải nghiệm nhiều môn thể chất ở trường

➢ Hầm xe , thang máy thường kẹt vào giờ giao ca tại UEF

➢ Khuôn viên trường UEF không đủ để tạo sân chơi thể thao cho các sinh viên

- Thành viên 2 : Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc

➢ Khuôn viên trường UEF không đủ đáp ứng hoạt động thể chất của sinh viên

➢ Sảnh trường UEF không đáp ứng được nhu cầu đi lại của sinh viên

➢ Trường chưa đáp ứng được nhu cầu về các bộ môn thể chất của sinh viên

- Thành viên 3 : Vòng Bội Bội

➢ Ở sảnh trường thường xuyên bị kẹt thang máy sinh viên phải leo bộ nhiều tầng

➢ Cơ sở vật chất của trường UEF chưa đáp ứng được nhu cầu của nhóm sinh viên khiếm khuyết

➢ Sinh viên bị ảnh hưởng tâm lí từ gia đình và nhà trường

- Thành viên 4: Vương Thị Như Quỳnh

➢ Sinh viên trường UEF thường xuyên kẹt xe ở tầng hầm gây ảnh hưởng sức khỏe

➢ Sinh viên trường UEF phải di chuyển qua lại giữa hai cơ sở gây mệt mỏi

➢ Sinh viên không được chơi thể thao và rèn luyện sức khỏe tại trường

- Thành viên 5: Võ Đặng Quang Huy

➢ Sinh viên UEF không đủ thời gian nghỉ trưa vì phải chạy cơ sở giữa các ca

Trang 6

➢ Tiện nghi tại các phòng UEF chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của sinh viên

➢ Hệ thống máy lạnh của trường tắt mở bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên

- Thành viên 6 : Đoàn Minh Thuận

➢ Sinh viên UEF mặc cảm về hoàn cảnh cá nhân so với bạn bè xung quanh

➢ Sinh viên UEF ngại suy nghĩ , bộc lộ cảm xúc với bạn bè mới

➢ Một số sinh viên cô lập mình không giao tiếp với các sinh viên khác

- Thành viên 7 : Trần Hữu Hưng

➢ Sinh viên UEF bị áp lực từ bạn bè đồng trang lứa

➢ Một số sinh viên bị khó giao tiếp với bạn bè tại UEF

➢ Sinh viên UEF bị mệt mỏi khi thời gian nghỉ trưa giữa ca 2 và ca 3 hơi ít

❖ Thông qua thảo luận và phản biện, các thành viên trong nhóm chúng em đã đưa ra những ý kiến chính để xây dựng đề tài nhóm

- Thành viên 1: Trần Kim Sang

➢ Sinh viên UEF không được trải nghiệm nhiều môn thể chất ở trường

- Thành viên 2 : Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc

➢ Khuôn viên trường UEF không đủ đáp ứng hoạt động thể chất của sinh viên

- Thành viên 3: Vòng Bội Bội

➢ Cơ sở vật chất của trường UEF chưa đáp ứng được nhu cầu của nhóm sinh viên khiếm khuyết

Trang 7

- Thành viên 4 : Vương Thị Như Quỳnh

➢ Sinh viên trường UEF thường xuyên kẹt xe ở tầng hầm gây ảnh hưởng sức khỏe

- Thành viên 5 : Võ Đặng Quang Huy

➢ Sinh viên UEF không đủ thời gian nghỉ trưa vì phải chạy cơ sở giữa các ca

- Thành viên 6 : Đoàn Minh Thuận

➢ Một số sinh viên cô lập mình không giao tiếp với các sinh viên khác

- Thành viên 7 : Trần Hữu Hưng

➢ Một số sinh viên bị khó giao tiếp với bạn bè tại UEF

1.2 Phương pháp đánh giá và lý do chọn đề tài nhóm

1.2.1 Phương pháp đánh giá

Để lựa chọn trong 7 đề tài trở thành đề tài nhóm thì nhóm đánh giá các đề tài được đề xuất theo tiêu chí của phiếu [1T-2] bao gồm : Thang máy bị kẹt giờ giao ca; Sinh viên UEF gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè ;Sinh viên UEF mệt mỏi vì phải chạy cơ

sở giờ giao ca; Sinh viên UEF gặp áp lực tâm lí về việc học từ gia đình và nhà trường;Sinh viên UEF không trong CLB ít có cơ hội được tham gia các hoạt động; Khuôn viên trường UEF không đáp ứng đủ nhu cầu sinh viên

1.2.2 Lý do chọn đề tài nhóm

Từ các tiêu chí đánh giá trên, cả nhóm đã bình chọn ra được 1 đề tài nhóm là “ Sinh viên UEF mệt mỏi vì phải chạy cơ sở giờ giao ca” với điểm mạnh: Có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn, không cần đòi hỏi mức chi phí quá cao để giải quyết vấn đề, để biết được đối tượng khảo sát, dễ thu thập thông tin cho vấn đề này, biết được nhiều phương pháp giải quyết vấn đề Nhưng bên cạnh đó vẫn còn các điểm yếu như: Vấn đề chưa được nhà trường đề cập, Khó giải quyết với các bên liên quan Vì vậy, đây là vấn đề khá quan trọng cùng với tiêu chí đánh giá lựa chọn đề tài nhóm và môi trường học tập hiện nay thì cả nhóm nhìn nhận được rằng thời gian để các sinh viên có thể nghỉ ngơi và di chuyển giữa hai cơ sở cho kịp giờ học là khó có thể Tuy nhiên vẫn có một số các sinh viên cảm thấy đủ thời gian để nghỉ ngơi và di

Trang 8

chuyển giữa các cơ sở Vì vậy, vấn đề vẫn chưa được các bên liên quan mong muốn giải quyết triệt để.

Đó cũng chính là những lí do để nhóm quyết định chọn đề tài nhóm là “ Sinh viên UEF mệt mỏi vì phải chạy cơ sở vào giờ giao ca”

1.3 Mục tiêu giải quyết

- Đối tượng đề tài nhóm: Sinh viên trường UEF

- Vấn đề : Sinh viên UEF mệt mỏi khi chạy cơ sở vào giờ giao ca

Sau quá trình thảo luận và xem xét, nhóm 5 đã quyết định lựa chọn mục tiêu giải quyết là:

-Hạn chế việc phải di chuyển giữa hai cơ sở giờ giao ca của sinh viên

-Cung cấp những tiện ích giúp sinh viên bớt mệt mỏi trong quá trình di chuyển cơ sở

Chương II Tổng quan tài liệu

Mục tiêu của bước này: Tổng quan tóm lược dự án, nêu những giải pháp khoa học

đã được giải quyết ở trong và ngoài nước trong Phiếu 4P-1: Thực trạng công nghệ,

Thực trạng giải pháp, đã có ai đã làm? Ưu/nhược điểm của giải pháp?

Diễn giải từ những hạn chế của các giải pháp hiện có, nhóm thực hiện nghiên cứu phát hiện/đề xuất/cải tiến để tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế.

Trang 9

2.1 Tổng quan tóm lược dự án

-Lên ý tưởng và tận dụng những thiết bị, cơ sở vật chất,những tài nguyên sẵn có, hữu

dụng cho sinh viên UEF trong việc giải quyết nhu cầu di chuyển cơ sở giữa giờ giao

ca của sinh viên

2.2 Những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước:

- Hiện nay cơ sở vật chất quá hạn chế so với số lượng sinh viên quá đông dẫn đến phải

di chuyển nhiều cơ sở để học vì phòng học lúc nào cũng kín và trong tình trạng thiếu

phòng học.Do đó, các thành viên của Team Sen đã thảo luận cũng như tìm hiểu sau đóđưa ra một số giải pháp đã và đang được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề dựa trên

nội dung phiếu [4P-1]

2.2.1 Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM là một trong những trường có xe

đưa đón cho sinh viên phải chạy cơ sở với mức giá khá rẻ, chỉ khoảng 5000VND cho

1 lượt di chuyển Trong đó, trường đã bố trí thời gian xe khởi hành trễ hơn, thêm các

chuyến xe về giữa buổi để sinh viên không phải chờ đợi quá lâu

Hình 2.1 Dịch vụ đưa đón sinh viên di chuyển giữa các cơ sở của đại họcHUFLIT

Trang 10

Di chuyển bằng xe bus là một phương thức di chuyển phổ biến và tiện lợi Đây là một

trong những cách tốt nhất để di chuyển trong thành phố lớn Ta có thể kể đến một số

điểm mạnh của việc sử dụng phương pháp này Thứ nhất, giá cả hợp lí Xe bus là một

trong những phương thức di chuyển rẻ nhất Nó cung cấp một phương thức di chuyển

có giá cả hợp lí cho mọi người Thứ 2, rất tiện lợi Xe bus cung cấp một phương thức

di chuyển thuận lợi Các bạn có thể đi lại một cách dễ dàng và nhanh chóng Thứ 3, rất

an toàn Xe bus là một phương thức di chuyển an toàn Nó cung cấp một phương thức

di chuyển an toàn và đáng tin cậy cho mọi người Tuy nhiên, xe bus cũng có một số

điểm yếu Đây là 3 điểm yếu của việc di chuyển bằng xe bus Thứ nhất, thời gian đi

lại Xe bus có thể đi lại chậm hơn các phương thức di chuyển khác Nó có thể mất thời

gian dài hơn để đi từ điểm A đến điểm B Thứ 2, không đủ chỗ ngồi Xe bus có thể

không có đủ chỗ ngồi cho tất cả hành khách Điều này có thể gây khó khăn cho những

người muốn đi xe bus Thứ 3, không thể điều chỉnh đường đi Xe bus có thể chỉ đi

theo đường đi cố định Nó không thể điều chỉnh đường đi theo yêu cầu của chúng ta.

2.2.2: Trường đại học Hoa Sen cố đinh các môn, các ngành ở từng cơ sở một cho sinh

viên dễ dàng đăng kí, từ đó việc chạy cơ sở sẽ hạn chế được rất nhiều

Hình 2.2 Đăng kí dịch vụ đưa đón sinh viên di chuyển giữa các cơ sở của đại học HUFLIT

Trang 11

Cho phép sinh viên học cố định vào những cơ sở khác nhau là một giải pháp hữu hiệu

để tránh phải di chuyển nhiều cơ sở trong 1 ngày Thứ nhất, điều này sẽ giúp giảm thờigian di chuyển của sinh viên, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức Thứ 2, nó cũng giúp giảm chi phí cho sinh viên, bởi vì họ không cần phải di chuyển nhiều cơ sở trong

1 ngày Thứ 3, việc này cũng giúp sinh viên có thể tập trung hơn vào học tập, bởi vì họkhông cần phải lo lắng về việc di chuyển.Tuy nhiên, việc cho phép sinh viên học cố

định vào những cơ sở khác nhau cũng có một số điểm yếu Thứ nhất, nó có thể gây

khó khăn cho các cơ sở học để cung cấp đủ số lượng giáo viên và phòng học cho sinh viên Thứ 2, nó cũng có thể gây khó khăn cho sinh viên để tìm kiếm các cơ sở học và

địa điểm học tập Thứ 3, việc này cũng có thể gây khó khăn cho các giáo viên để tìm

kiếm các cơ sở học và địa điểm học tập

2.2.3: Các nhóm sinh viên thường có xu hướng học chung với nhau vì thế khi phải di

chuyển giữa các cơ sở, họ có thể tự kết nối với nhau để cùng di chuyển để hạn chế

những khó khăn của bản thân Đây là giải pháp được áp dụng rộng rãi nhất khi giải

quyết vấn đề, giải pháp đã được áp dụng ở phần lớn các trường đại học tồn tại vấn đề

Hình 2.3 Thông báo về

cơ sở học cố định của đại học Hoa Sen

Trang 12

Sinh viên đi học tự ghép cặp di chuyển cùng nhau để di chuyển giữa cơ sở này và cơ

sở khác là một phương pháp hữu hiệu Phương pháp này có nhiều ưu điểm tích cực

Thứ 1, nó giúp giảm thiểu sự phân tán của sinh viên trong khi di chuyển giữa các cơ

sở Điều này giúp giảm sự tồn tại của các vấn đề an ninh và giảm thiểu sự phân tán

của sinh viên Thứ 2, nó giúp giảm chi phí cho sinh viên Khi sinh viên di chuyển

cùng nhau, họ có thể chia sẻ chi phí cho các phương tiện di chuyển, như xe buýt, tàu

hoả, v.v Thứ 3, nó giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực Khi sinh viên di

chuyển cùng nhau, họ có thể trao đổi thông tin về các môn học và các cơ sở học tập

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm Thứ nhất, sinh viên bị phụ

thuộc lẫn nhau Thứ 2, không thống nhất được ý kiến chung Thứ 3, dễ phát sinh các

vấn đề cá nhân

2.2.4: Học online có thể giúp sinh viên không phải chạy cơ sở, tránh được bất tiện của

việc chạy cơ sở

Hình 2.4 Sinh viên UEF di chuyển chung xe với nhau

Trang 13

Tổ chức học online để không phải di chuyển giữa các cơ sở với nhau là một cách thức học tập hiện đại và tiện lợi Điểm mạnh của việc tổ chức học online này là: đầu tiên,

nó giúp giảm thời gian di chuyển và chi phí để đi lại giữa các cơ sở; thứ hai, nó cung cấp cho học sinh cơ hội học tập ở nhiều cơ sở khác nhau; và cuối cùng, nó cung cấp cho học sinh cơ hội học tập từ xa và tự do hơn Tuy nhiên, việc tổ chức học online

cũng có một số điểm yếu Đầu tiên, nó có thể gây ra một số khó khăn trong việc giảng dạy và học tập; thứ hai, nó có thể không cung cấp đủ các cơ sở học tập cần thiết cho học sinh; và cuối cùng, nó có thể không cung cấp đủ sự hỗ trợ cần thiết cho học sinh Việc tổ chức học online để không phải di chuyển giữa các cơ sở với nhau có những

điểm mạnh và điểm yếu của nó Tuy nhiên, nó có thể là một cách thức học tập hiệu

quả nếu được thực hiện đúng cách

2.3 Các phát hiện/đề xuất/cải tiến để tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế của nhóm

Hình 2.5 Một tiết họcbằng phương pháp trực tuyến

Trang 14

Các giải pháp hiện nay trên thị trường tuy khá ổn khi áp dụng với trường của họ, nhưng khi áp dụng với trường đại học UEF thì vẫn con rất nhiều bất cập Điển hình như giải pháp của trường đại học Hoa Sen khi áp dụng vào đại học UEF thì sẽ không phù hợp vì cơ sở vật chất của 2 trường khác nhau Lượng sinh viên của Hoa Sen không bị quá tải so với cơ sở vật chất như bên UEF nên không thể làm theo như vật được Nên khi nghiên cứu giải pháp, nhóm chúng em đã tính toán và tinh chỉnh lại chophù hợp để có thể ứng dụng vào trường một cách ổn định và phù hợp với hoàn cảnh thị trường chung còn lại nhất Chúng ta có thể thấy tình trạng phải chạy cơ sở giữa giờgiao ca đang là vấn đề đáng được quan tâm tại UEF nói riêng và các trường đại học, văn phòng, cơ quan, các khu căn hộ cao cấp có nhiều cơ sở khác nói chung Nhận thứcđược tầm quan trọng của việc giúp mọi người di chuyển nhanh chóng và an toàn hơn, nhiều trường học, văn phòng, công ty, các khu căn hộ cao cấp đã xây dựng nên các trạm xe công cộng của họ để dễ dàng di chuyển hơn Nhưng vì số lượng người quá đông nên cũng không thể đáp ứng được hết tất cả

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP

Mục tiêu chương này : Nêu lên mục tiêu của dự án là gì (kết quả cần đạt được)

Trang 15

phương pháp thu thập số liệu đã thực hiện trong quá trình tìm kiếm giải pháp của dự án: quan sát, khảo sát, phỏng vấn

3.1 Mục tiêu cần đạt được như sau:

- Hạn chế việc chạy cơ sở của sinh viên

- Giúp sinh viên không gặp khó khăn trong việc chạy cơ sở

3.2 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp tổng hợp tài liệu:

b Thu thập và tổng hợp các hình ảnh và dẫn chứng về hiện trạng mất đồ cá nhân, ảnh hưởng đến tâm lí của sinh viên

- Khảo sát : Thực hiện khảo sát và phỏng vấn trên các đối tượng là sinh viên của trường đại học Kinh tế-Tài chính thành phố Hồ Chí Minh về nội dung: Hiện trạng vấn

đề, nhu cầu giải quyết vấn đề và các giải pháp

- Hình thức khảo sát: Qua ứng dụng Google Form

- Hình thức Phỏng vấn: Trực tiếp

- Số lượng khảo sát: 60 người

c Phương pháp động não: Tập trung tư duy để giải quyết vấn đề, suy nghĩ các vấn

đề liên quan đến chủ đề lớp

d Phương pháp thiết kế: Thiết kế vật dụng theo các điều kiện yêu cầu Bạn đã gửi 3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên thuộc trường Đại học Kinh tế -Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

- Không gian: Trường đại học Kinh tế-Tài chính thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi thời gian: Từ 23/12/2022 đến ngày 28/12/2022 3.3 3.2.1 Phương pháp điểutra/khảo sát Việc điều tra khảo sát nhu cầu khách hàng là một bước cơ bản không thể thiếu trong qúa trình thực hiện dự án, nhằm tập hợp được các thông tin ý kiến của khách hàng và các bên liên quan Các dữ liệu này giúp chúng ta hiểu được các bên liên quan họ mong muốn và khao khát giải quyết vấn đề như thế nào Từ đó tập hợp, chọn lọc và chuyển đổi những thông tin, ý kiến thu thập được thành nhu cầu yêu cầu

kỹ thuật về việc giải quyết vấn đề

CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Trang 16

Mục tiêu của chương này.

Đưa ra các minh chứng để phân tích sự tồn tại của vấn đề 2P-1: sử dụng bảng biểu,

biểu đồ, hình ảnh để mô tả thông tin một cách tổng hợp, trực quan nếu có.

Có thể nêu và mô tả 1 ví dụ tương tự với vấn đề thuộc dự án nhóm: cùng một vấn đề hoặc tương tự ở trong 1 hoàn cảnh tương tự hoặc ở một hoàn cảnh khác.

Kết luận về kết quả khảo sát: vấn đề có tồn tại hay không? Thực trạng của vấn đề có nghiêm trọng/ cấp thiết phải giải quyết không?

4.1Phân tích sự tồn tại của vấn đề

Để minh chứng được sự tồn tại cảu vấn đề, các thành viên của TeamSen đã thực hiện khảo sát các đối tượng liên quan đến vấn đề bằng bảng hỏi trực tuyến (Google Form)

và thu được những kết quả thể hiện được sự tồn tại của vấn đề mà nhóm nghiên cứu, những bảng biểu dưới đây thể hiện được kết quả khảo sát của các thành viên TeamSen

đã thu thập được

Bi u đồồ ể 4.1 : T l sinh viên ph i di chuy n gi a các c s ỷ ệ ả ể ữ ơ ở

Hâù hết các sinh viên đều phải di chuyển giữa hai cơ sở của trường , một số ít còn lại thì do may mắn được xếp thời khoá biểu giãn cách các ca tránh khỏi việc chạy cơ sở trong thời gian ngắn giữa hai ca

Trang 17

Mặc dù tỉ lệ sinh viên di chuyển ít hơn 3 lần nhiều hơn nhưng tỉ lệ cũng không chênh lệch nhiều, và số sinh viên di chuyển hơn 3 lần cũng là một tỉ lệ không nhỏ, có thể là 4hoặc 5 lần điều này cũng khiến cho sinh viên khá mệt mỏi.

Phần lớn sinh viên chạy cơ sở từ 3 lần trở lên đều cho biết rằng họ rất mệt mỏi với tần suất dày đặc như vậy, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến bản thân của sinh viên Những sinh viên năm 1 tham gia khảo sát cho biết rằng họ rất khó để thích nghi với tần suất chạy cơ sở dày đặc như vậy Phần còn lại cho biết họ cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể làm quen với việc chạy cơ sở như bây giờ

Trang 18

Biểu đồ 4.1.3: Thái độ của sinh viên khi phải di chuyển giữa hai cơ sở

Đa số sinh viên đều không mấy thoải mái cho việc phải di chuyển cơ sở này, với nhiềuyếu tố, còn một số ít các bạn vẫn thoải mái có thể do điều kiện di chuyển tốt hơn.Qua bảng khảo sát trên có thể thấy có tới 86,7% sinh viên cảm thấy không thoải mái khi di chuyển giữa các cơ sở Nhưng chỉ có 13,3% sinh viên cảm thấy bình thường với việc di chuyển giữa các cơ sở Có thể thấy được lượng sinh viên cảm thấy thoải mái chỉ chiếm tỉ lệ cực kì khiêm tốn Điều này càng làm rõ sự khó khăn , mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên

Biểu đồ 4.1.4 : khó khăn của sinh viên khi phải di chuyển giữa các cơ sở

Ngày đăng: 28/02/2024, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w