1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội

182 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Tập Thể Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Tiến Phong
Người hướng dẫn GS.TS. Phạm Bảo Dương, PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 445,47 KB

Nội dung

Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà NộiPhát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TIẾN PHONG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024

Trang 2

H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM ỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYẾN TIẾN PHONG

PHÁTTRI N ỂN KINHTẾT P ẬP THỂNTRONGXÂYD NG ỰNG NÔNGTHÔNM I ỚI T I ẠI THÀNHPHỐHÀN I ỘI

Ngành : Kinh t phát ế phát tri n ển

Ng ười hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Bảo Dương ướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Bảo Dương i h ng d n khoa h c: GS.TS Ph m B o D ẫn khoa học: GS.TS Phạm Bảo Dương ọc: GS.TS Phạm Bảo Dương ạm Bảo Dương ảo Dương ương ng

PGS.TS Nguy n Ph ễn Phượng Lê ượng Lê ng Lê

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệlấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

HàNội,ngày tháng năm2024

Tác giả luận án

Nguyễn Tiến Phong

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơnsâu sắc tới GS.TS Phạm Bảo Dương, PGS.TS Nguyễn Phượng Lê - cô giáo đã tận tìnhhướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Họcviện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thànhcảmơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Liên minh HTX Thành phố

Hà Nội, Lãnh đạo UBND cáchuyện,các xã nghiên cứu trên địa bàn ThànhphốH à

N ộ i ; k h u v ự c K T T T , H T X c ũ n g n h ư c á c đ ơ n vịcó liên quankhác trênđịabàn ThànhphốHà Nội đã giúpđỡvà tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài luậnán

Xin chân thànhcảmơn gia đình, người thân,bạnbè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thànhluậnán./

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Tiến Phong

Trang 5

MỤC LỤC

Lờicam đoan i

Lời cảmơn ii

Mục lục iii

Danh mục từviết tắt vii

Danh mụcbảng viii

Danh mụcbiểu đồ x

Danh mụcsơ đồ x

Danh mụchộp x

Trích yếuluận án xi

Thesis abstract xiii

Phần 1.Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết củađềtài 1

1.2 Mục tiêunghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêuchung 4

1.2.2 Mục tiêu cụthể 4

1.3 Đối tượng và phạm vinghiên cứu 5

1.3.1 Đối tượngnghiên cứu 5

1.3.2 Phạm vinghiên cứu 5

1.4 Những đóng góp mới củaluận án 6

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn củaluận án 6

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nôngthôn mới 8

2.1 Tổng quan nghiên cứu về kinh tế tập thể trong phát triểnnôngthôn 8

2.1.1 Quan điểm về kinh tế tập thể trên thế giới vàViệt Nam 8

2.1.2 Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tếtập thể 10

2.1.3 Nghiên cứu về kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệpnông thôn 13

2.2 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nôngthôn mới 14

2.2.1 Một số khái niệm có liên quan 14

2.2.2 Đặc điểm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nôngthônmới 22

2.2.3 Vai trò phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nôngthônmới 25

Trang 6

2.2.4 Nộidungnghiêncứuvềpháttriển kinhtếtập thểtrongxâydựngnông

thônmới 26

2.2.5 Yếut ố ả n h h ư ở n g đ ế n p h á t t r i ể n k i n h t ế t ậ p t h ể t r o n g x â y d ự n g n ô n g thônmới 35

2.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựngn ô n g thônmới 40

2.3.1 Kinhnghiệmquốctế vềpháttriểnkinhtếtậpthểtrongxâydựngnông thônmới 40

2.3.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mớic ủ a một số địa phươngtrongnước 44

2.3.3 Bàihọckinhnghiệmrútrachopháttriểnkinhtếtậpthểtrongxâydựng nông thôn mới củaHàNội 49

Phần 3 Phương phápnghiêncứu 52

3.1 Phương pháp tiếp cận và khungphân tích 52

3.1.1 Tiếp cậnthểchế 52

3.1.2 Tiếp cậnhệthống 52

3.1.3 Tiếp cận theo khu vựckinhtế 53

3.1.4 Tiếp cận theo loại hình kinh tếtập thể 54

3.1.5 Khung phân tích 54

3.2 Đặc điểm địa bànnghiêncứu 55

3.2.1 Điều kiệntựnhiên 55

3.2.2 Điều kiện kinh tế -xã hội 56

3.2.3 Thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa bànnghiêncứu 58

3.3 Các phương phápnghiên cứu 59

3.3.1 Phương pháp chọn điểmnghiêncứu 59

3.3.2 Phương pháp thu thậpsố liệu 59

3.3.3 Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lýdữliệu 61

3.3.4 Phương pháp phân tíchthông tin 62

3.3.5 Hệ thống chỉ tiêunghiêncứu 62

Phần 4 Kết quả nghiên cứu vàthảo luận 64

4.1 Thựct r ạ n g p h á t t r i ể n k i n h t ế t ậ p t h ể t r o n g x â y d ự n g n ô n g t h ô n m ớ i ở thành phốHà Nội 64

Trang 7

dựng nôngthônmới 1114.2.3 Nhận thức của lãnh đạo đơn vị và thành viên về vai trò của kinh tế tậpthể

trong xây dựng nôngthôn mới 1224.2.4 Quản lý nhà nước đối với kinh tếtậpthể 1254.2.5 Trình độ lãnh đạo tổ chức kinh tếtậpthể 1304.2.6 Mứcđộhoànthànhcáctiêuchícủachươngtrìnhxâydựngnông

thônmới 1314.3 Địnhhướng, m ục ti êu v àg i ải ph á p phátt r i ể n kinh tế t ậ p thểt ro ng xâ y

dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phốHàNội 1334.3.1 Địnhhướng 1334.3.2 Mụctiêu 1334.3.3 Giảip h á p v ề p h á t t r i ể n k i n h t ế t ậ p t h ể t r o n g x â y d ự n g n ô n g t h ô n m ớ i

Trang 8

trên địa bàn thànhphốH à Nội 134

Phần 5 Kết luận vàkiến nghị 147

5.1 Kết luận 147

5.2 Kiến nghị 148

5.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của luật pháp tạo cơ sở pháp lý thuậnlợi cho hợp tác xã phát triển mạnh mẽ,trong đó 148

5.2.2 Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước ở cấp thành phố vàcấphuyện 150

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến kết quảluận án 151

Tài liệutham khảo 152

Phụ lục 158

Trang 9

KTTT

Khoa học công nghệKinh tế tập thể

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

3.1 Bảng phân bố mẫuđiềutra 60

4.1 Số lượng hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dântừ2010-2021 66

4.2 Số lượng tổ hợp tác giaiđoạn 2010-2021 69

4.3 Tổng hợp các loại hình kinh tế tập thể giaiđoạn2010-2021 71

4.4 Tiến độ các xã hoàn thành tiêu chí số 13 trong xây dựng nôngthôn mới 72

4.5 Cánh đồng lớn do hợp tác xã quản lý và cung cấpdịch vụ 74

4.6 Số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuấtnông nghiệp 76

4.7 Số lượng hợp tác xã có sản phẩm OCOP có ứng dụngmã QR 79

4.8 Tổng hợp các hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết theo địab à n các quận, huyện(đến 31/12/2021) 81

4.9 Các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp ởHà Nội 82

4.10 Số thành viên của khu vực kinh tế tập thểtừ2010-2021 86

4.11 Trình độ người đứng đầu tổ chức thuộc khu vực kinh tế tậpthể(%) 87

4.12 Tổng số vốn trong hoạt động của khu vực kinh tếtập thể 88

4.13 Quy mô về nguồn vốn của quỹ tín dụngnhân dân 89

4.14 Quy mô về đất để làm trụ sở hợptácxã 89

4.15 Kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tếtậpthể 91

4.16 Tiêu chí nông thôn mới gắn với phát triển kinh tếtập thể 99

4.17 Sự tham gia của hợp tác xã thực hiện tiêu chí tổ chứcsản xuất 101

4.18 Thu nhập bình quân của người dân tại các xã đã hoàn thành tiêu chínông thôn mới 102

4.19 CácvănbảnthànhphốHàNộibanhànhvềpháttriểnkinhtếtậpthểgiai đoạn 2008 – 2021 108

4.20 Mộts ố c h í n h s á c h p h á t t ri ển k i n h t ế tậpt h ể đ ư ợ c t h ự c thit r ê n đ ị a b à n Hà Nội 110

4.21 Tổnghợpkếtquảhỗtrợhợptácxãnôngnghiệpgiaiđoạn2012–2021 trên địa bàn thành phốHà Nội 112

4.22 Đánhgiácủahợptácxãvềhỗtrợdịchvụcôngvàđầutưcôngđốivới quá trìnhphát triển 121

Trang 11

4.23 Đánh giá phân loại hợp tác xã hoạt động theo quy môthôn,xã 1234.24 Đánhg i á c ủ a t h à n h v i ê n v ề v a i t r ò c ủ a k i n h t ế t ậ p t h ể t r o n g x â y d ự n g

nông thônmới 1254.25 Nhân lực quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tếtậpthể 1264.26 Đánhgiá c ủ a lãnh đ ạ o tổch ức về va it rò củ a kinh t ết ập th ể trong xâ y

dựng nôngthôn mới 1314.27 Kếtquảsảnxuấtkinhdoanhcủacáchợptácxãtạicáchuyệnxâydựng

nông thônmới 132

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

4.1 Phân loại hợp tác xã nông nghiệp theoquy mô 67

4.2 Phân loại hợp tác xã nông nghiệp theo lĩnh vựcsảnxuất 69

4.3 Số lượng Liên hiệp hợp tác xã giai đoạn2010-2021 70

4.4 Đánh giá phân loại hợp tác xãnăm 2020 93

4.5 Đánh giá hiệu quả việc thực hiệnchính sách 106

DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Mô hình liên kết sản xuất kinh doanh của lĩnh vực kinh tếtập thể 33

3.1 Khung phân tích phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nôngthôn mới 54

DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi theo Luật hợp tácxã 2012 68

4.2 Khảo sát hoạt động của hợp tác xã Đoàn Kết – huyệnỨng Hòa 74

4.3 Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyệnThường Tín 75

4.4 Vai trò của công nghệ trong xây dựng nôngthôn mới 77

4.5 Kếtquảhoạtđộngcủahợptácxãsảnxuấtvàtiêuthụrauantoàn Bắc Hồng - hợp tác xã xây dựng điển hình tiên tiến của Thành phốHà Nội 83

4.6 Điển hình hợp tác xã đảm nhận nhiều khâu trong chuỗigiátrị 84

4.7 Hợp tác xã chưa cótrụsở 90

4.8 HợptácxãHoàngLong,huyệnThanhOai–điểnhìnhvềmôhìnhhợptác xãchuyên ngành 92

4.9 Cán bộ lãnh đạo hợp tác xã do lãnh đạo ủy ban nhân dân xãbố trí 122

Trang 13

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên tác giả:Nguyễn Tiến Phong

Tên luận án:Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội Chuyên ngành:Kinh tếphát triển Mã số:9.31.01.05

Tên cơ sở đào tạo:Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, xây dựng khung phân tích, đánh giá được thực trạng pháttriển kinh tế tập thể, nòng cốt là các HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mớitại Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thểtrong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiêncứu

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận khuvực KTTT, mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp trên địa bàn nông thôn Nghiên cứuthực trạng phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố HàNội và tiến hành thu thập thông tin thứ cấp ở 17 huyện và một thị xã, trong khi đó thôngtin sơ cấp được khảo sát ở 9 huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Các số liệu thứ cấpđược thu thập các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của các Bộ,ngành, Thành ủy, UBND thành phố, và các huyện về các vấn đề có liên quan và niêngiám thống kê hàng năm Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu cácđối tượng có liên quan như lãnh đạo và chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Nôngnghiệp & PTNT, Văn phòng điều phối nông thôn mới, Liên minh Hợp tác xã, Chi cụcphát triển nông thôn, Lãnh đạo và cán bộ UBND các huyện, các phòng ban chuyênmôn Ngoài ra, tài liệu sơ cấp còn được thu thập qua điều tra điều tra 90 HTX, 25 lãnhđạo, chuyên viên phòng kinh tế các trên địa bàn các huyện Tác giả cũng sử dụngphương pháp thảo luận nhóm và tổ chức hội thảo luận lấy ý kiến của các cán bộ sở, ban,ngành trên địa bàn thành phố và các huyện đạidiện

Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, so sánh được sửdụng để phân tích sốliệu

Kết quả và kết luận

Luận án đã góp phần hệ thống hóa một số lý luận về phát triển kinh tế tập thể nhưkhái niệm và vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Đặc biệt, nghiêncứu đã xây dựng các nội dung về lý luận cho phát triển kinh tế tập thể bao gồm: i) Phát

Trang 14

triển các thành phần kinh tế tập thể; ii) Quy hoạch và dồn điền đổi thửa trong xây dựngnông thôn mới; iii) Xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; iv) chuyển giao côngnghệ, v) Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; vi) kết quả và hiệu quả kinh doanh củakinh tế tập thể Nghiên cứu cũng chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tậpthể về lý luận để làm căn cứ và định hướng nghiên cứu Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn

từ phát triển hợp tác xã ở quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức; và ở Việt Nam như:Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, từ đó nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm chothành phố Hà Nội

Hiện nay phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bànthành phố Hà Nội đang tập trung vào phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp chuyênngành cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nhân dân Bêncạnh những kết quả đã đạt được, các HTX nông nghiệp quy mô còn nhỏ, yếu về quản

lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn Thời gian tới thành phố HàNội cần có nhiều chính sách hỗ trợ cho các HTX này nhằm tăng cường vai trò của khuvực kinh tế tập thể trong xây dựng nông thônmới

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT tại thành phố Hà Nội bao gồm: Chínhsách phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước; Đầu tư công và dịch vụ công; Năng lựccủa các loại hình kinh tế tập thể; Yếu tố thịtrường

Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triểnkinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới, tôi đề xuất hệ thống giải pháp nhằm pháttriển kinh tế tập thể trong thời gian tới: (i) Giải pháp thúc đẩy thành lập mới và pháttriển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới; (ii) Thúc đẩy dồn điền đổi thửa gắnvới phát triển kinh tế tập thể; (iii) Tăng cường chuyển giao khoa học - công nghệ vàchuyển đổi số cho khu vực kinh tế tập thể; (iv) Thúc đẩy hợp tác và liên kết trong chuỗigiá trị giữa các tổ chức kinh tế tập thể và giữa kinh tế tập thể với các tổ chức kinh tếkhác; (v) Nâng cao chất lượng nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể; (vi) Nâng cao nhậnthức của các cấp, các ngành và người dân về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựngnông thônmới

Trang 15

THESIS ABSTRACT

PhD candidate:Nguyen Tien Phong

Dissertationtitle:Collectiveeconomicdevelopmentin newrural constructioninHanoi city.

Research Methods

Thethesiswasapproached basedonsystem approach andcollectiveeconomyapproach,withthemain attentiononagricultural cooperativesintheHanoi city The secondary datawasselectedin 18districts, whereas primary data was collectedat 9districtsthat havebeenimplementingthe NewRuralConstructionprograminHanoiCity

The secondary data were collected from books, academic journals, and the reports

of ministries, the reports of Communist Party Committee and People's Committee atprovincial and district levels on collective economic development The secondary dataalso were gathered from the statistic yearbooks of the city and districts Primary datawere collected through in-depth interviews with relevant stakeholders such as leadersand experts from the Department of Planning and Investment, Department ofAgriculture and Rural Development, New Rural Construction Office, VietnamCooperative Alliance of Hanoi, Rural Development Department, and the leaders andofficials of District People's Committees Moreover, primary data were collected bydoing a survey of 90 the managers of agricultural cooperatives, 25 managers of districteconomic departments The focus group discussion method also was used to collectopinions of officials relevant to the collective economic development Data analysis ismainly based on descriptive statistic method and comparative statisticmethod

Research Results and Conclusions

The thesis has contributed to systematize the literature on collective economicdevelopment such as the concept and role of collective economic development in newrural construction The study also overviewed the characteristics of collective economicdevelopment In particular, the study developed the theoretical research contents for

Trang 16

collective economic development including: i) development of components of thecollective economy; ii) spatial organizing of the collective economy in the new ruralconstruction; iii) construction of rural commercial infrastructure; iv) technology transfer,v) linkage of production and consumption of agricultural products; vi) the results andbusiness efficiency of the collective economy The study also points out the theoreticalfactors affecting the collective economic development By synthesizing the practicalexperience of cooperative development from foreign countries (i.e Japan, Korea,Germany, Finland) and provinces in Vietnam (e.i Quang Ninh, Ninh Binh, Nam Dinh),the research pointed out some lessons for Hanoi.

Currently, the collective economic development in Hanoi is focusing ondeveloping specialized agricultural cooperatives, in which the cooperatives areproviding input services and supporting their members access to the market In addition

to the achieved results, the collective economic actors, especially the agriculturalcooperatives are very small-scale and weak management Thus, agriculturalcooperatives has not yet met the needs of the members In the future, the government ofHanoi city should give more supportive policies for cooperatives in order to strengthenthe role of the collective economic sector in new ruralconstruction

The thesis analyzed the factors affecting the collective economic development inHanoi, including: Policies on the collective economic development; the public andprivate investments, the capacity of managers and staff in agricultural cooperatives andthe market factors

Based on the assessment of the status of the the collective economic developmentand analysis of influencing factors, the research proposes solutions to develop the thecollective economic development in Hanoi That includes: (i) Solutions to promote newestablishment and collective economic development in new rural construction; (ii)Promote land consolidation associated with collective economic development; (iii)Enhance the transfer of science - technology and digital transformation to the collectiveeconomic sector; (iv) Promote cooperation and linkages in the value chain betweencollective economic organizations and between collective economic organizations andother economic organizations; (v) Improve the quality of human resources for thecollective economic sector; (vi) Raising awareness of all levels, sectors and peopleabout collective economic development in new ruralconstruction

Trang 17

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNHCẤP THIẾT CỦA ĐỀTÀI

Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX), luôn được Đảng,Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Ngay từ khi nước ta đang đấu tranh giành độc lập,những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹgian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển HTX và vậndụng vào thực tiễn Việt Nam Trong công cuộc đổi mới đất nước, KTTT được xácđịnh là một thànhphầnkinh tế có vai trò quan trọngtrongnềnkinhtếquốcdân,khôngchỉđónggópvàotăngtrưởngkinhtếmàcòncó

đónggópquantrọngtrongpháttriểnvănhoá,bảođảmanninhchínhtrị,trậttựan toàn xã hội.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định vềvai trò nền tảng của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nướctrongnềnkinhtếquốcdân(ĐảngcộngsảnViệtNam,1991)

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ĐảngKhóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, các địa phương trên cả nước

đã đạt được những thành tựu to lớn, các xã đã được công nhận “nông thôn mới” thờigian qua đều có sự đóng góp nhất định của thành phần KTTT Thành phần kinh tếnày đã được tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012

Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể nhằm thựchiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và phát triển KTTT Tính đến cuốinăm 2021, toàn thành phố có trên 2.200 HTX và quỹ tín dụng nhân dân (TDND) với602.000 thành viên tham gia, số lượng HTX đã tăng 143% so với cùng thời điểm năm

2008 Đến cuối năm 2021 đã có 1.393 THT, trong đó có 1.254 THT hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp, 139 THT hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp Các THThoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô và nội dunghoạt động đa dạng, phong phú Hiện nay, KTTT nói chung và HTX trên địa bàn thànhphố Hà Nội nói riêng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của

vaitròquantrọngtrongxâydựngNTM,gópphầntíchcựcvàoquátrìnhchuyển

Trang 18

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển (Phùng Thị Ngọc Loan,2022).

Các thành phần KTTT nàykhôngchỉ có vai trò tậphợp,vậnđộngnông dân hợptác,liênkết sản xuấtkinh doanh (SXKD), pháttriểnkinhtế màcònthay đổinếp nghĩ,cáchlàmcho

bà connôngdân, ápdụngcôngnghệmới để nâng cao hiệu quảSXKDvà đóng góp tích

địaphương.Tuynhiên,quátrìnhxâydựng,pháttriểncácloại hình KTTTtrongxâydựngNTMvẫncònnhiềutháchthức và bộc lộnhữngtồntại,hạnchế

Một là, mối liên kết và sự hợp tác giữa các tổ chức KTTT với nhau còn hạn chế, cho

nên năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế còn rất yếu Về số lượng, tổchức KTTT khá lớn, nhưng chưa có sự gắn kết trong một hệ thống thống nhất để tiếnhành SXKD và tổ chức các hoạt động khác nên sản phẩm của các tổ chức KTTTkhông đồng đều, khả năng gia nhập thị trường nhất là thị trường quốc tế không cao,đối với thị trường mới và thị trường khó tính càng khó tiếpcận

Hai là, chất lượng nguồn nhân lực của các tổ chức KTTT còn thấp, chưa đáp ứng

được nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong thời kỳ cuộc cách mạng khoahọc công nghệ đang phát triển rất nhanh như hiện nay Điều này thể hiện rất rõ ở trình

độ quản lý và chuyên môn của đa số cán bộ các tổ chức KTTT hạn chế Tỷ lệ cán bộ

có trình độ cao làm việc trong các tổ chức KTTT nhất là trong các HTX còn ít, cán bộđương chức thường xuyên cập nhật kiến thức mới, đào tạo lại và tham dự các lớp bồidưỡng về quản lý, lớp chuyên môn không nhiều và đào tạo chưa đến nơi đến chốn

Do đó, tư duy chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạybén và năng động trong tổ chức điều hành đơn vị Các thành viên hoạt động trong tổchức KTTT trình độ chuyên môn còn rất hạn chế Trong một số năm gần đây lựclượng lao động này tuy có được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, nhưng khảnăng vận dụng kiến thức trong SXKD còn hạn chế Ở nông thôn, các thành viên HTX

đa số làm theo phong trào, sản phẩm sản xuất ra "được mùa thì rớt giá, mất mùa thìđược giá" nên thiếu tính bềnvững

Ba là, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển SXKD của tổ chức KTTT và xây dựng NTM

còn nhiều bất cập Thu nhập bình quân đầu người/tháng trong các

Trang 19

tổ chứcKTTTcóđược cảithiện, song vẫn ở mức thấp nhất sovới cáckhuvựckinhtếkhác Đónggóp để xâydựngnông thôn mớicủa các thànhviênKTTTchủyếubằngngàycông, đónggóp bằng kinh phí ởnhiều địa phươngchiếmtỷtrọngthấp,rấtkhókhăn Mặtkhác,cáctổ chứcKTTTnhất làcácHTX chưa biếttậndụngtính ưu việt củachươngtrình xây dựng NTM đemlạinhư sự thuận tiện vềgiaothông,điệnlưới quốc giavàcáchạ tầng kỹ thuật khácđược cảithiệnđểcủng cố vàpháttriểnđơnv ị

Bốn là, đa số HTX nông nghiệp số lượng thành viên thì lớn nhưng diện tích sản xuất

của từng thành viên lại rất nhỏ, manh mún nên việc xây dựng các vùng nguyên liệu

đủ lớn, đáp ứng yêu cầu để tham gia chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn Mặc dù ởnông thôn đã nhiều lần thực hiện chủ trương "dồn điền đổi thửa" nhưng diệntích/mảnh ruộng cơ bản vẫn còn nhỏ Do đó, việc thực hiện đồng bộ các quy trìnhcanh tác, ứng dụng công nghệ mới trong SXKD rất hạn chế Cũng do diện tích manhmún, phân tán nên việc xây dựng giao thông nội đồng kết nối đồng bộ với giao thôngkhu dân cư trong chương trình xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, chonên đã làm cho chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào và thu gom nông sản tiêu thụtăng cao Nhiều loại nông sản đến kỳ thu hoạch nhưng không được thu gom kịp thời

đã làm giảm chất lượng sản phẩm

Năm là, các tổ chức KTTT nhất là các HTX có rất ít vốn, nguồn vốn lại không có để

bổ sung kịp thời Theo thống kê của thành phố Hà Nội,vốnSXKDcủa khuvựcKTTTchiếm tỷ lệrấtkhiêmtốn,chỉ có0,71%trongtổng vốn củatấtcảcác lĩnhvựckinhtế.Đa sốcácHTX có vốnSXKDchỉđạt haihoặc ba con số,cònHTX có vốn trên 4 consốtrởlênkhông nhiều Vốn đượchình thành chủ yếu từ vốn gópcủacácthànhviên,vốnđượcbổ sung từlợi nhuậnđ ể t í c h l u ỹ h ầ u

n h ư khôngcó,lợi nhuận trướcthuếchỉ chiếmcó0,3%, vốnđi vay thìlại khôngcótàisảnthế chấp.Vớinguồnvốn như thế thì dù HTX có chiến lược vềSXKDtốtđếnmấycũngkhôngthểthực hiện, càng khôngthểvươnrathị trường thế giới,đặcbiệttrongbốicảnháp lựccạnh tranh ngàycàngkhốcliệt củanềnkinh tếthịtrường

Sáu là, chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, nhất là HTX ở các

cấp chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, hiệu quả phối hợp giữa các cơ quanquản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX chưa cao, việc theo dõi, giám sát, hỗtrợ KTTT phát triển chưa thường xuyên.Do sự yếu kém trong côngtácquảnlýnhànướcđốivớimôhìnhKTTTđãlàmchochủtrươngcủaĐảngvà

Trang 20

chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm được triển khai và thực thi trong thực tiễn.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương đối vớiKTTT còn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn lúng túng Công tác hướngdẫn, chỉ đạo thực hiện nghị quyết, xây dựng thể chế, chính sách còn chậm, thiếu cụthể, hiệu quả chưa cao

Thựctiễn xâydựng nôngthôn mới ởthànhphố Hà Nộitrongthờigianq u a

đ ã khẳngđịnhKTTT(nếuđượcphát triểnđúnghướng)là yếu tố cơ bản cho đổi mớitưduy,nâng cao năng lựcsảnxuất củangườinông dân, giúp chongườinông dân nângcao thunhập,pháttriểnkinh tếnôngthôn và đẩynhanhtiếntrình xây dựngNTM

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển KTTTnói chung và HTX nói riêng (Nguyễn Văn Thạo & Bùi Thị Lý, 2022; Lê Bá Tâm &Trương Thị Minh 2020; Lại Trang Huyền & cs., 2019; Đặng Kim Sơn (2022) Tuynhiên, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào phát triển KTTT và HTX mà không

đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển KTTT với xây dựng nông thôn mới

Để giải quyết khoảng trống của lý luận và thực tiễn nêu trên, một số câu hỏi được đặt

ra là: Thực trạng phát triển của khu vực KTTT, nòng cốt là HTX nông nghiệp trongxây dựng NTM hiện nay như thế nào? Mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triểnKTTT với xây dựng NTM mới ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triểncủa KTTT trong xây dựng NTM? và giải pháp nào để thúc đẩy sự phát triển của

KTTT trong xây dựng NTM ở Thành phố Hà Nội? Luận án nghiên cứu “Phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội” được lựa

chọn sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên

1.2 MỤCTIÊU NGHIÊNCỨU

1.2.1 Mụctiêuchung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng các loại hình KTTT, nòng cốt làcác HTX tại các xã xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội luận án đề xuất cácgiải pháp phát triển kinh tế tập thể tại địa bàn nghiên cứu

1.2.2 Mụctiêu cụthể

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tập thểtrong xây dựng nông thôn mới;

Trang 21

- Đánh giá thực trạng hoạt động của KTTT trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phối HàNội

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT trong xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn thành phối HàNội

- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố HàNội

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊNCỨU

1.3.1 Đối tượng nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của luận án là KTTT bao gồm các THT,

HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp (NN), và các quỹ tíndụng nhân dân với tính chất là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức sản xuất,kinh doanh ở khu vực nông thôn gắn với Chương trình xây dựng NTM ở các huyệnngoại thành Hà Nội

Đối tượng khảo sát:Các tổ chức kinh tế tập thể (tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX,

Quỹ TDND); Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Liên minh HTX Việt Nam, Cục Kinh

tế hợp tác (Bộ Kế hoạch và đầu tư), Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Liênminh HTX Thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo phòng kinh tế huyện, lãnhđạo xã theo dõi về KTTT

1.3.2 Phạmvi nghiêncứu

Phạm vi nội dung:

Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất cácgiải pháp phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các HTX gắn với quá trình xâydựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội

Phạm vi không gian:Nghiên cứu tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại các

huyện ngoại thành Hà Nội

Phạm vi thời gian:

+ Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ năm 2011-2022

+ Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các đối tượng liên quan vào các năm 2017 –2022

+ Các giải pháp được đề xuất đến năm 2030

Trang 22

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬNÁN

Về lý luận: Đóng góp về lý luận của luận án là đã góp phần làm sáng tỏ các nội dungcủa phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời luận giải mối quan hệbiện chứng giữa phát triển KTTT và xây dựng nông thôn mới Cụ thể là luận án đãlàm rõ các nội dung mà KTTT tham gia vào thực hiện các tiêu chí của chương trìnhNTM và vai trò của xây dựng NTM đối với phát triển KTTT trên các khía cạnh như

sự phát triển của loại hình thức tổ chức kinh tế tập thể, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ,tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị và mở rộng thị trường, gia tăng thu nhập và cảithiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các hộ thànhviên

Về phương pháp luận: Luận án sử dụng các cách tiếp cận như hệ thống, tiếp cận theokhu vực kinh tế, tiếp cận loại hình tổ chức sản xuất và tiếp cận theo vùng sản xuất.Các phương pháp thu thập thông tin và số liệu định tính kết hợp với định lượng được

sử dụng trong nghiên cứu Phương pháp phân tích số liệu truyền thống bao gồmphương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh được sử dụng để phân tính thực trạng

và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển KTTT trong xây dựng nông thônmới ở thành phố Hà Nội Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợpgópphần đềxuất những giải pháp quan trọng cho địa phương nghiên cứu và các phương pháp này

có thể sử dụng cho các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực trong giantới

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển của khu vực KTTT mànòng cốt làcácHTX tại các xã xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội Luận án

đã chỉ ra bên cạnh những kết quả đã đạt được, khu vực KTTT mà nòng cốt là cácHTX tại các xã xây dựng nông thôn mới vẫn còn yếu kém, quy mô nhỏ, chưa đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội Trên cơ sởphântíchkết quảnghiêncứu và thảo luận, luận án đề xuấtmộthệthốnggiảiphápđểpháttriểnkinhtếtậpthểtrongxâydựngnôngthônmới ở thành phố HàNội trong thời giantới

1.5 ÝNGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬNÁN

Ý nghĩa khoa học: Luận án sử dụng các phương pháp truyền thống trongnghiêncứukinh tế như thống kê, so sánh, các phương pháp định tính và định lượng trên cơ sửdụng các cách tiếp cận khác nhau để phân tích thực trạng vàc á c

Trang 23

yếu tố ảnh hưởng Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học tronggiảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách.

Ý nghĩa thực tiễn: trên cơ sở đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triểnKTTT trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội, tìm ra các giải pháp hữuích cho việc phát triển KTTT, đây là vấn đề đang được quan tâm, đặc biệt là nhữngvấn đề nóng phát sinh trong thực tiễn

Trang 24

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.1 TỔNGQUAN NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN

2.1.1 Quanđiểm về kinh tế tập thể trên thế giới và ViệtNam

Theo Milhaud (1953), khu vực của nền kinh tế mà hoạt động không dựa trên việctheo đuổi các lợi ích cụ thể, chẳng hạn như lợi nhuận trên vốn, mà dựa trên mongmuốn phục vụ lợi ích chung của một nhóm người hoặc của cộng đồng, đó được gọi làKTTT Milhaud (1953) cũng chỉ ra rằng tổ chức kinh tế hợp tác là đại diện củaKTTT Đồng tình với quan điểm của Milhaud (1953), Desceudres (1954) (trích dẫntrong Hirschfeld, 1960, 251) cho rằng: KTTT bao gồm hai khu vực khác nhau: khuvực HTX, bao gồm tất cả các hoạt động (HTX tiêu dùng, HTX nhà ở, HTX sản xuất,HTX tín dụng, v.v.) và khu vực công ích ở các cấp ngành, tỉnh, quốc gia và quốc tế.Hai lĩnh vực này có liên quan với nhau và cùng hướng tới mục tiêu phục vụ cộngđồng Tuy nhiên, chúng khác nhau ở cấu trúc, vì HTX dựa trên sự hợp tác, tự nguyện

và việc tự quản lý của các thành viên, trong khi đó khu vực công ích do các cơ quancông quyền kiểm soát Khác với Milhaud (1953) và Desceudres (1954), Bayer (1952)(trích dẫn trong Hirschfeld, 1960, 251) cho rằng KTTT một tổ chức kinh tế vừa theođuổi mục tiêu lợi nhuận, vừa quan tâm đến lợi ích cộngđồng

Trên thế giới, KTTT có lịch sử tồn tại lâu dài với nhiều hình thức khác nhau nhưHTX, THT và liên hiệp HTX, trong đó HTX đóng vai trò chủ đạo Trong quá trìnhphát triển, KTTT ở các nước Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Israel, các nước thuộc cộngđồng chung châu Âu và Mỹ đã khẳng định là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợpvới điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt (Nhị Lê & Nguyễn Thị Thu Huyền,2022)

Ở Việt Nam, tư tưởng về phát triển thành phần KTTT được thể hiện trong các Hiếnpháp 1959, 1980, 1992, 2013 và các Nghị quyết của Đảng Trên thực tế, KTTT đượchình thành từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) với các hình thức như tổ vần công, tổđổi công Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1988, KTTT mà nòng cốt là HTX trải quanhiều biến động thăng trầm Thời kỳ 1955 - 1961, KTTT đã có những đóng góp đáng

kể về kinh tế - xã hội như giải quyết việc làm

Trang 25

cho hàng triệu lao động, hỗ trợ các hộ xã viên phát triển sản xuất và cải thiện đời sống(Liên Minh HTX Việt Nam, 2022) Từ năm 1988, cơ chế quản lý kinh tế trong nôngnghiệp được đổi mới, phần lớn các HTX ở các lĩnh vực khác nhau không kịp thíchứng, rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều HTX sản xuất kinh doanh thua lỗ, giải thể, sốlượng HTX giảmmạnh.

Mặc dù vậy, KTTT vẫn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, điều này đã được khẳng định trong các Nghị quyết và Vănkiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) khẳng định: “Trên

cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu

và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể,tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”; Đảng Cộng sản ViệtNam (2016) ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của KTTT,kinh tế HTX; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phươngthức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường Nhà nước có cơ chế, chính sách

hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, côngnghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế HTX trên cơ sở pháttriển và phát huy vai trò của kinh tế hộ”; Ban chấp hành Trung ương Đảng (2022)cũng có quy định về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT tronggiai đoạn mới Bên cạnh các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ cũng ban hành hàngloạt các chính sách hỗ trợ khu vực KTTT phát triển như: thuế ưu đãi, tín dụng, thànhlập hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, ưu tiên cho HTX khi thuê đất (NguyễnVăn Thạo & Bùi Thị Lý,2022)

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình KTTT hoạt động hiệu quả, mang lại lợiích cho các thành viên, gópphầnphát triển kinh tế - xã hội Nghiên cứu điển hình ởmột số địa phương cho thấy KTTT đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nôngnghiệp từ sản xuất nhỏ, phân tán, hiệu quả thấp lên sản xuất lớn, tập trung và hiệuquả cao (Trương Thị Mỹ Nhân, 2020) Tuyvậy,KTTT vẫn gặp nhiều khó khăn trongquá trình pháttriểnnhư trìnhđộ,năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thấp gây hạn chếtrong liênkếtsản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ngân sách hỗ trợ của địa phương choKTTThạnhẹp; công tác quản lý nhà nước đối với KTTT chưa được quan tâm đúngmức, không thống nhất, thể hiện bất cập, chồng chéo (Lê Bá Tâm & TrươngThịMinh2020;LạiTrang Huyền & cs.,2019)

Trang 26

Đặng Kim Sơn (2022) nhấn mạnh vai tròcủaKTTT đối với phát triển kinh tế hộ vàchỉ ra 3 giải pháp quan trọng cho phát triển KTTT trong giaiđoạnmớilà:(1)TạocơhộibìnhđẳnggiữaKTTTvớicácthànhphầnkinhtếkhác;

(2) Nâng cao năng lực, quyền lực cho KTTT,đặcbiệt là nâng cao trìnhđộcủa ngườiđứng đầu tổ chức KTTT; (3) Tạo điều kiện và trao quyền cho KTTT trongcungcấpdịch vụ công như tín dụng, khuyến nông, cungcấpđầu vào và tiêu thụ đầura.Nguyễn Duy Lợi (2022) đào sâu lý luận về KTTT mà nòng cốt là HTX và đã chỉ ranhững điểm phù hợp và chưa phù hợp về nhận thức bản chất HTX, nguyên tắc HTX,

mô hình tổ chức và vấn đề sở hữu trong HTX… Từ đó, tác giả khẳng định cần tiếptục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận về phát triển KTTT,HTX ở Việt Nam

Nhìn chung, các nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ rõ bản chất, nguyên tắc và mô hìnhhoạt động, hình thức sở hữu cũng như vai trò và vị trí của KTTT nói chung, kinh tếHTX nói riêng trong nền kinh tế

2.1.2 Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tậpthể

Nghiêncứu củaGuinto&Otahara(1999) ởPhilippineschỉ ra rằng: Mặc dù những ngườihậu thuẫn cho phong trào hợp tác có thể có ý định tốt và được biết rằng những nỗ lựccủa họ hứa hẹn sự thành công, nhưng các chiến lược mà họ sử dụng trong việc tổchức hoạt động cho khu vựcHTXNNcó những sai sót nghiêmtrọng,Chính phủ chỉ nêntham gia các hoạt động giám sát các hợp tác xã ở mứcvừađủđểđảmbảorằngcácHTXNNhoạtđộngtheođúngluậtphápvàkhôngnêncan thiệp quámức vào các hoạt động của khu vực HTX; Chính phủ nên có các chính sách hỗ trợcác khía cạnh tài chính; giáo dục hợp tác và thông tin, đào tạo cán bộ và nhân viêncủa HTX Mặc dù vậy,nghiêncứu không đưa ra được những nguyên tắc phù hợp đảmbảo mức độ "vừa đủ" trong giám sát hoạt động củaHTXđểđảmbảocácHTXhoạtđộngtheođúngphápluật

Zeuli & Cropp (2008) cho rằng để tạo môi trường phát triển cho các HTXNN, chínhphủ cần phải xem HTXNN là tổ chức kinh tế có những ưu thế mà một số loại hìnhkinh tế khác không có được thay vì là hội của những người nông dân yếu thế cần giúp

đỡ, HTXNN cần phải được đối xử bình đẳng như các loại hình kinh tế khác; cácchính sách hỗ trợ tài chính, nguồn lực của chính phủ cho HTXNN nhằm mục đíchgián tiếp hỗ trợ những người nông dân nghèo, không có

Trang 27

sinh kế sẽ chỉ làm HTXNN yếu đi và dẫn đến ngừng hoạt động hay giải thể; Chínhphủ cũng không nên quá can thiệp vào công việc nội bộ của HTX mà chỉ nên đóngvai trò tạo lập môi trường hoạt động phù hợp với đặc điểm và bản chất của HTX, đảmbảo cho các HTXNN hoạt động bình đẳng như các chủ thể kinh tế khác Với vai tròthúc đẩy sự phát triển của HTXNN, Chính phủ chỉ nên tập trung vào những chínhsách mang lại sự phát triển ổn định và lâu dài cho HTXNN như: đào tạo nguồn nhânlực cho HTX; xúc tiến, mở rộng thị trường sản phẩm nông nghiệp; tạo điều kiện đểHTXNN hấp thụ và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị sản phẩm nôngnghiệp Mặc dù vậy, nghiên cứu không đưa ra được những định hướng, giải pháphoặc nội dung cụ thể của chính sách phát triểnHTXNN.

Nghiên cứu sự phát triển của HTX và vai trò của HTX đối với an sinh xã hội, NguyễnMinh Ngọc (2012) cho rằng: trong chính sách phát triển, không nên coi HTX là một

tổ chức kinh tế thuần túy, mà cần coi HTX là một tổ chức kinh tế

- xã hội đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hóa và xã hội của một bộ phận dân cư;HTX cần được coi là tổ chức bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo; HTX cóthể thực hiện rất tốt vai trò bảo đảm mức sống tối thiểu, tạo công ăn việc làm, ưuđãi xã hội và trợ giúp xã hội Ngoài ra, trong tương lai HTX có thể giúp xã viêntiếp cận bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; yêu cầu thực tế chỉ ra rằng HTX cầnđược phát triển theo hướng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và đáp ứng nhucầu văn hóa - xã hội của thành viên Với những lý do này, khoản thuế thu nhập(đáng lẽ phải đóng cho Nhà nước) nên được trích lại cho HTX để lập quỹ pháttriển cộng đồng; HTX cần được phát triển theo mô hình HTX phục vụ thành viên

và mô hình HTX lao động hơn là HTX hoạt động vì lợi nhuận, các HTX hoạtđộng ngược với hai mô hình trên cần được chuyển đổi sang hình thức doanhnghiệp Trong quá trình thành lập HTX mới, tiêu chí nhu cầu chung của thànhviên cần được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc thẩm định hồ

sơ thành lậpHTX

Phan Xuân Thắng (2015) đã đưa ra những kiến nghị chủ yếu về chính sách khuyếnkhích, hỗ trợ phát triển HTX về ứng dụng KHKT&CN như sau: i) chính sách phảiđặc thù với HTXNN, cần đủ mạnh, đủ tầm; chính sách phải phù hợp với điều kiện tổchức và hoạt động của HTXNN, dễ dàng trong triển khai thực hiện, phù hợp với bảnchất của tổ chức HTX, phù hợp với thực tế, mang tính khảthivàphùhợpvớicamkếtquốctếcủaViệtNam;đápứngnhucầuđíchthựcvà

Trang 28

phù hợp với năng lực tiếp nhận của tập thể thành viên; chính sách phải được thốngnhất và tổ chức thi hành trên phạm vi cả nước; ii) nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cácchính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTXNN; sớm ban hành nghị định vềHTXNN; xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giaiđoạn 2015- 2020 nhằm tập trung nguồn lực hỗ trợ HTX phát triển; iii) hoàn thiệncông tác tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triểnHTXNN, mà chủ yếu là tập trung vào việc tăng cường vai trò quản lý nhà nước đốivới kinh tế tập thể, tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động các cơ quan hỗ trợ pháttriển HTX và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trongviệc phối hợp xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX và

tổ chức thựchiện

Phạm Tất Thắng (2017) cho rằng chính sách hỗ trợ HTX tuy nhiều nhưng lại áp dụngchung cho tất cả các mô hình nên gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện, nhiềuHTX không thể tiếp cận được với chính sách Do vậy, Chính phủ cần phải sửa đổi, bổsung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, đặcbiệt là chính sách về cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, đất đai, tài chính - tín dụng,khoa học - công nghệ và thịtrường

Nguyễn Văn Phương, Trần Thị Thu Hương & Bùi Thị Quy (2020) nghiên cứu điểnhình ở HTX Văn Đức (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định rằng thành côngcủa một HTX phụ thuộc rất lớn vào các chính sách định hướng của Đảng và Nhànước cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của chính phủnhư chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực, chuyển giaocông nghệ và tạo môi trường kinhdoanh

Nguyễn Phượng Lê & Nguyễn Thanh Phong (2022) khi nghiên cứu về giải pháp pháttriển các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định đã chỉ ra rằng, kinh tế hộvẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, số lượng tổ hợp tác và hợp tác xã rất ít và cóchiều hướng giảm trong giai đoạn 2015-2020 Để thúc đẩy KTTT phát triển, các tácgiả chỉ ra rằng cần phải có các giải pháp đồng bộ về đất đai, tín dụng và chuyển giaocông nghệ

Do nhận thức KTTT nòng cốt là HTX nên phần lớn các nghiên cứu về KTTT ở ViệtNam tập trung vào nghiên cứu phát triển HTX và các chính sách hỗ trợ phát triểnHTX trong khi cáctổchức khác như tổ hợp tác và Liên minh HTX cũng nhưmốiquan

hệ giữa chúng chưa được quan tâm đúngmức

Trang 29

2.1.3 Nghiên cứu về kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp nôngthôn

Phan Văn Hiếu (2017)nghiêncứu vai trò của KTTT trong xây dựng nôngthônmớitheocáchtiếpcậnthểchế.Theotácgiá,nộidungpháttriểnKTTTtrong xây dựng NTMbao gồm đa dạng về hình thức đa sở hữu với nhiều quy mô, trình độ,liênkết KTTT vớicác chủ kinh tế bênngoài;gắn kết hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội vàmôi trường trong quá trình phát triển Điều kiện để pháttriểnKTTT trong xây dựngNTM là trình độ nhận thức về vai trò của KTTT trong xây dựng NTM phải được nângcao; các giá trị và nguyên tắc cơ bản của KTTT phải được tuân thủ; môi trường thể

sựhỗtrợcầnthiếtcủaNhànước;mứcđộvàkếtquảcủaviệcxâydựngNTM

Dương Thị Vân Linh (2018) đã khẳng định rằng phát triển KTTT góp phần hoànthành một tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới Ngoài ra, phát triểnKTTT là giải pháp hữu hiệu huy động nguồn lực lao động dồi dào ở khu vực nôngthôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và từ đó thúc đẩy nhanh công cuộc xây dựngnông thôn mới ở các địa phương Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế củaphát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh như đóng góp vào thungân sách thấp, tỷ trọng đóng góp vào GDP không đángkể…

Lê Thị Minh Châu (2020) nghiên cứu tại Sơn La đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữaphát triển HTX và xây dựng nông thôn mới, trong đó ở chiều thứ nhất các tác giả đãchỉ ra vai trò của HTX đối với xây dựng NTM như nâng cao thu nhập của hộ thànhviên, nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ mới của hộ thành viên vàosản xuất kinh doanh và vai trò của HTX trong thực hiện 19 tiêu chí của chương trìnhxây dựng NTM Ở chiều còn lại, tác giả đánh giá tác động của chương trình NTM đếnphát triển kinh tế HTX như cơ sở hạ tầng cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựngthương hiệu sản phẩm của HTX thông qua chương trìnhOCOP

Nghiên cứu của Phan Văn Hiếu (2017) chưa chỉ ra được mối quan hệ tác động qua lạigiữa phát triển KTTT và xây dựng nông thôn mới, cụ thể như KTTT tham gia vàothực hiện những tiêu chí nào của chương trình NTM và chương trình NTM mang lạinhững thuận lợi gì cho phát triển KTTT; nghiên cứu của Lê Thị Minh Châu (2020)chỉ tập trung vào chỉ ra một cách khái quát mối quan hệ giữa phát triển HTX với xâydựngNTM

Trang 30

Nguyễn Tuấn Anh và Thái Việt Anh (2021) chỉ ra rằng tham gia KTTT, đặc biệt làHTX và THT có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ nông dân vùng đồng bằngSông Cửu Long Thu nhập của hộ tham gia HTX và THT cao hơn 15% so với hộkhông tham gia Các tác giả cũng khẳng định rằng, việc tham gia HTX và THT giúpcác hộ dân nâng cao trình độ sản xuất, giảm chi phí đầu vào, xay dựng nhãn hiệu tậpthể và phát triển thương hiệu sảnphẩm.

Các nghiên cứu trên chưa có sự phân tích sâu sắc đối với từng tiêu chí của NTM mớinhư hình thức tổ chức, dồn điền đổi thửa, phát triển hạ tầng nông thôn, ứng dụngcông nghệ và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chính vì vậy, các giải pháp

đề xuất về tăng cường vai trò của KTTT trong xây dựng NTM của các tác giả chỉchung chung cho phát triểnKTTT

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔNMỚI

2.2.1 Mộtsố khái niệm có liênquan

2.2.1.1 Khái niệm về pháttriển

- Khái niệm phát triển

Trong từ điển tiếng Việt, phát triển được định nghĩa là quá trình vận động, tiến triểntheo hướng tăng lên (Hoàng Phê, 2003)

Quan niệm triết học cho rằng:“Pháttriển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đếncao, từ chưatốtđến hoàn hảo về mọi mặt Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần,vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kếtquả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ratheo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng

ở mức (cấp độ) caohơn”(Bộ Giáo dục và Đào tạo,2006)

Theo Mai Thanh Cúc & cs (2005) cho rằng “Phát triển là việc tạo điều kiện cho conngười sinh sống ở bất cứ nơi nào đều được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sống của mình,

có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độhọc vấn cao, được hưởng thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho một

quyềncơbảncủaconngườivàđảmbảoanninh,antoànvàkhôngcóbạolực”

Trang 31

-Khái niệm về phát triển kinh tế

Theo Đỗ Kim Chung (2010) “Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế đểđạt được ở mức độ cao hơn về cơ cấu, chủng loại bao gồm cả lượng và chất Nền kinh

tế phát triển không những có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phùhợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của

xã hội về sản phẩm và dịch vụ"

Nhiều học giả cho rằng phát triển kinh tế là sự gia tăng về mọi mặt của nền kinh tế xãhội trong một giai đoạn nhất định, trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản xuất,chất lượng sản phẩm và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội (Mai Thị Thanh Xuân &Đặng Thị Thu Hiền,2013)

Đây là một khái niệm chung chỉ sự chuyển biến của nền kinh tế từ trạng thái thấp lêntrạng thái cao hơn Do đó, không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển Để nói lêntrình độ phát triển cao hay thấp khác nhau giữa các nền kinh tế trong các thời kỳ, nhàkinh tế học phân loại quá trình này thành các trạng thái: kém phát triển, đang pháttriển và phát triển Chiến lược phát triển kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh vào gia tăng vềthu nhập, tạo ra sự công bằng và bình đẳng xã hội hoặc nhấn mạnh sự gia về số lượng

và hiệu quả của nền kinhtế

2.2.1.2 Khái niệm và phân loại kinh tế tậpthể

Kinh tế tập thể là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức trong đó người laođộng, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sảnxuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho thành viên, đóng gópnhiều của cải cho sự phát triển kinh tế, xãhội

* Hiến pháp năm 1992 quy định: “Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, gópsức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyêntắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mởrộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả” (Quốc hội,1992)

* Nghị quyết số 13-NQ/TW chỉ ra: “KTTT với nhiều hình thức hợp tác đadạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể,liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanhnghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnhvực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động,theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tựchịu trách nhiệm” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng,2002)

Trang 32

* Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác mà trọng tâm là hợp tác xã, hỗ trợphát triển kinh tế hộ, liên kết hộ; Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã,

tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn, với vai trò cung cấp dịch vụ cho cácthành viên; liên kết, phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện

để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triểnbền vững (Đảng Cộng sản Việt Nam,2021)

* Nghị quyết số 20-NQ/TW có nêu: KTTT là thành phần quan trọng củanền kinh tế, do vậy phát triểnKTTTlà xu thế tất yếu KTTT cần phải được pháttriển dựa trên nhu cầu thiết thực của các thành viên, phải hoạt động vì lợi íchcủa các thành viên, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững Trongquá trình phát triển, KTTT vừa giữ vững bản chất song vừa phải phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của từng địa phương.“Kinhtế tập thể với nhiều hình thức tổ chứckinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã…) trong đó hợp tác xã là nòng cốt Tăng cường liênkếtg i ữ a

c á c h ợ p t á c x ã , h ì n h t h à n h c á c l i ê n h i ệ p h ợ p

t á c x ã , k h ô n g g i ớ i h ạ n v ề q u y m ô , l ĩ n h v ự c v à

đ ị a bàn”(Ban Chấp hành trung ươngĐảng,2 0 2 2 )

Về bản chất, kinh tế tập thể dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể,được hình thành và hoạtđộngtheo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, góp sức để giảiquyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhữngngười lao động, tổ chức tham gia (Ban Chấp hành Trung ương Đảng,2002)

Như vậy,KTTT là một quan hệ kinh tế, một hình thức tổ chức trong đóngười lao động, hộ gia đình, pháp nhân hình thành các mối liên kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo của cải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội Về bản chất, KTTT dựa trên sở hữu của các thành viên

và sở hữu tập thể, được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, góp sức để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh

và đời sống của những người, tổ chức tham gia KTTT ở nước ta được thể hiện

dưới ba hình thức chính là: Tổ hợp tác, HTX và liên hiệp HTX, trong đó HTX là

bộ phận “nòng cốt” của KTTT Nó có nghĩa là những nguyên tắc và hoạt độngcủa các HTX cũng là nguyên tắc hoạt động chính củaKTTT

Trang 33

a Tổ hợptác

Theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức vàhoạt động của tổ hợp tác: Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợptác được hình thành trên cơsởhợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã,phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thựchiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm" TheoNghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019củaChính phủ về tổ hợp tác(ThaythếNghị định số 151/2007): Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách phápnhân,đượchình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, phápnhântrởlên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện nhữngcông việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (Chính phủ,2019)

Tóm lại, những đặc điểm để nhận diện tổ hợp tác bao gồm:Thứ nhất,số lượng thành

viên từ 02 chủ thể trở lên Tổ hợp tác có thể được hình thành dựa trên sự đồng thuận

và liên kết của 02 thành viên trở lên;Thứ hai,các chủ thể này cùng nhau đàm phán,

soạn thảo và ký kết Hợp đồng hợp tác Năng lực chủ thể thành viên tham gia Hợpđồng hợp tác phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cũng như mục đích hợp tác của cácthành viên, về nguyên tắc, các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với mục đích xác lập hợp đồng.Nói cách khác, tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở Hợp đồng hợp tác Các thànhviên tự nguyện liên kết, thực hiện việc đóng góp tài sản, công sức để thực hiện côngviệc chung nhất định phù hợp với quy định của pháp luật Các thành viên cũng cùnghoạt động sản xuất, kinh doanh chung, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ phát sinh cho tổ hợptác

b Hợp tácxã

* Theo định nghĩa của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA – International operative Alliance): HTX là một phường hội độc lập của những người tình nguyệnliên minh với nhau, nhằm thỏa mãn những nhu cầu chung về kinh tế, xã hội, văn hóa

Co-và có hoài bão thông qua hợp tác sở hữu (Jointly-owned) Co-và quản lý dân chủ để hoạtđộng kinh doanh” Đến năm 1945, Đại hội ICA lần thức 31 bổ sung định nghĩa nàynhư sau: “HTX là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau mộtcách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội

và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm

Trang 34

chủ chung và kiểm tra dân chủ” Định nghĩa này thể hiện HTX là tổ chức tự nguyện,bình đẳng, cùng tham gia của những cá nhân để đạt được các nhu cầu chung về kinh

tế, xã hội, văn hóa trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua mô hình HTX

*Theo địnhnghĩacủa ILO:Bảnkhuyếnnghịsố193vềhợp tácxãcủaILO tạikỳhọp

thứ90,tháng 6/2002,tại Geneve-Thụy Sĩ, ILO đưa ra định nghĩa HTX: “Hợp tác xã làmột hiệp hội tự chủ của nhiều người tự nguyện hợp lại để thỏa mãn nhu cầu vànguyện vọng chung của mình về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanhnghiệp đồng sở hữu và được quản lý một cách dân chủ Định nghĩa này cũng tươngđồng với định nghĩa của ICA, nhưng làm rõ hơn ý nghĩa HTX thuộc sở hữu tập thểcác thành viên, được quản lý dân chủ bởi các thành viên và hoạt động giống như mộtdoanh nghiệp trong kinh tế thịtrường

Ở Việt Nam, Luật Hợp tác xã năm 1996: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tựchủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”(Quốc hội, 1996).

Luật Hợp tác xã năm 2003 cho rằng: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thểdo các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này

để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”(Quốc

hội,2003)

Luật Hợp tác xã năm 2012 khẳng định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tậpthể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”(Quốc hội,

2012)

Luật HTX năm 2012 đã làm rõ hơn 4 đặc điểm của HTX trong kinh tế thị trường, cácđặc điểm đó là:

Trang 35

Thứ nhất là sở hữu kép: Các thành viên sở hữu tư liệu sản xuất của riêng mình (đất

đai, chuồng trại, gia súc, nông cụ, ) để có thể trực tiếp tiến hành sản xuất nuôi, trồng,chế biến, làm ra sản phẩm của mình, đồng thời sở hữu một phần vốn của HTX đểHTX thực hiện cung cấp các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sảnphẩm

Thứ hai là thị trường kép: Thị trường nội bộ HTX là thị trường mà HTX cung cấp các

dịch vụ cho thành viên (bán giống, phân bón, vật tư và cung ứng các dịch vụ cho xãviên, ) và thành viên phải trả tiền cho các sản phẩm, dịch vụ này; giá các sản phẩm,dịch vụ này do HTX quyết định, thường là thấp hơn giá thị trường Thị trường bênngoài là thị trường mà các hộ thành viên bán sản phẩm của mình trực tiếp hoặc thôngqua HTX, phụ thuộc vào tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thịtrường

Thứ ba là hạch toán kép:Phần thứ nhất, nguyên tắc hạch toán của HTX là không được

để thua lỗ trong mọi hoạt động mà HTX triển khai, thu phải đủ bù chi và có lời (íthoặc nhiều) để HTX đủ sức duy trì, mở rộng và cung cấp các dịch vụ cho thành viên.Phần thứ hai là hạch toán các kết quả hoạt động của từng thành viên phải đạt thu nhậpcao, ít nhất là cao hơn các hộ dân không tham gia HTX Nếu một trong hai phần hạchtoán này không đạt được kết quả như vậy thì HTX không có cơ sở để tồntại

Thứ tư là giám sát nội bộ:Giám sát nội bộ là HTX tự giám sát thông qua

hoạt động của ban kiểm soát và hội nghị thành viên

Tóm lại, HTX là một tổ chức kinh tế, đại diện cho hình thái kinh tế tập thể,có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập, có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức để phát huy sức mạnh của từng thành viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các phương án sản xuất, kinh doanh được đại hội thành viên thông qua, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của thành viên, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước.

c Liên hiệpHTX

“Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức KTTT, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ítnhất bốn hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫnnhaut r o n g h o ạ t đ ộ n g s ả n x u ấ t , k i n h d o a n h n h ằ m đ á p ứ n g n h u c ầ u c h u n g c ủ a

Trang 36

các hợp tác xã thành viên, trên cơsởtự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủtrong quản lý liên hiệp hợp tác xã” (Quốc hội, 2012) Việc pháp luật quy định ít nhấtbốn hợp tác xã mới được thành lập một liên hiệp hợp tác xã và vốn góp của hợp tác

xã thành viênđượcthực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ liên hiệphợp tác xã, nhưng không quá 30%vốnđiều lệ của liên hiệp hợp tác xã Quy định này

là nhằm bảo đảm cho liên hiệp hợp tác xã vẫn có đủ nguồn vốn để tiếp tục sản xuất,kinh doanh bình thường, nếu như có một hợp tác xã xin rakhỏiliên hiệp hợp tác xã vàmang theo không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tácxã

d Quỹ tín dụng nhândân

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợptác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữacác thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vàcải thiện đời sống (Quốc hội, 2010)

Qua những viện dẫn nêu trên, có thể thấy, nhận thức về KTTT, HTX ở trong nước vàthế giới cơ bản là thống nhất, KTTT là tổ chức kinh tế của người dân, tự chủ thànhlập và quản lý theo nguyên tắc hợp tác dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm tronghoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đem đến lợi nhuận cho tập thể và cácthànhviên

Tuy nhiên, trên thế giới chưa có khái niệm cụ thể về KTTT mà chỉ có khái niệmHTX Về HTX, cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chế độ của mỗi nước có đưa rathêm một số yêu cầu, nội dung khác, như: HTX hoạt động như doanh nghiệp, HTXhoạt động thông qua một doanh nghiệp sở hữu tập thể Điểm khác biệt duy nhất cóthể thấy cho đến năm 2022, trên thế giới chưa có nước nào quy định về tổ hợptác

2.2.1.3 Khái niệm về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thônmới

- Khái niệm về xây dựng nông thôn mới

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2008, đã khẳngđịnh: xây dựng xây dựng NTM là chương trình phát triển nông thôn toàn diện và bềnvững từ kinh tế đến văn hóa – xã hội và môi trường để bảo đảm nông thôn có kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý;gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ theo

Trang 37

đúng quy hoạch; bảo đảm xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ (Ban chấp hành trung ươngĐảng,2008).

-Phát triển KTTT là quá trình gia tăng cả về số lượng và chất lượng hìnhthức kinh tế này trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan nhằm đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước lựa chọn.

Do nằm trong quá trình chung của nền kinh tế, việc phát triển KTTT trước hết phải

thể hiện ởtăng trưởng kinh tế, đó là sự gia tăng về quy mô kinh tế mà thước đo phổ

biến của nó là mức tăng trưởng về giá trị sản phẩm cuối cùng tính bằng tiền của hình

thức kinh tế này theo thời gian Đi liền với nó là nhữngbiếnđổi về cơ cấu kinh tếtheo

hướng ngày càng dựa nhiều hơn vào KH&CN, việc sản xuất theo hướng ngày càngcoi trọng hơn năng suất, chất lượng, hiệu quả, tức là chuyển dịch cơ cấu của mỗi cơ

sở sản xuất kinh doanh cũng như của KTTT phải theo hướng ngày càng coi trọng hơnphát triển chiều sâu, giảm việc sản xuất dựa vào các yếu tố phát triển chiều rộng (nhưthâm dụng tài nguyên, gia tăng số lượng lao động và thâm dụng vốn) Kết quả cuối

cùng của phát triển KTTT phải làmức sống và chất lượng cuộc sốngcon người trong

hình thức kinh tế này ngày càng được nâng lên, cùng với các hình thức kinh tế khácgóp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống xãhội

Quá trình phát triển KTTT tất yếu phải làm cho việcsản xuất, kinh doanhcủa cộng đồng người tham gia vào hình thức kinh tế này tốt hơnso với nếu họ làm ăn cá thể;

đồng thời những tổ chức KTTT phải là những “đối tác” có thể “đối trọng” với cáccông ty lớn trong cạnh tranh để phát triển Sự phát triển của KTTT không phải chỉnhằm vào lấy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư như các công ty tư nhân vànhất là các công ty lớn làm tối thượng, mà sự phát triển của nó còn rất coi trọng mụctiêu xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng những người tham gia Bởi vậy, phát triển

KTTT không chỉ đơn thuần là sự phát triển kinh tế mà còn là quá trình thúc đẩyphát triển xã hội,vì mục tiêu xã hội.

Như vậy, phát triển KTTT là phát triển quan hệ hợp tác giữa các thành viên

để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế, vừa phát triển yếu tố cạnh tranh trênthị trường vừa giảm sự khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thànhviên; vừa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành viên và vừa tạo

ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.Phát triển KTTT có mục tiêu rõ ràng, nó khôngchỉ hướng vào phát triển kinh tế, mà còn nhằm phát triển xã hội và bảo vệ môi

Trang 38

trường sinh thái, tức là hướng đến phát triển bền vững, nhất là phát triển bềnvững ở khu vực nông thôn.Quá trình phát triển KTTT gắn với Chương trình xây dựng NTM.

Bản chất của KTTT trong xây dựng NTM chính là hình thức tổ chức kinh tế mangtính xã hội hóa Nó không chỉ là sự phối hợp giữa các thành viên trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh mà còn hướng đến một ý tưởng dân chủ kinh tế, một quan hệ xã hộibình đẳng, quan tâm đến nhau, gắn bó và hỗ trợ nhau và hướng đến tính nhân văntrong phát triển KTTT là nội dung cần được đẩy mạnh phát triển trong xây dựngNTM Nó là một hình thức để tạo cơ sở kinh tế cho xây dựng NTM của cả nước nóichung, mỗi địa phương nói riêng

Do vậy, việc nhìn nhận, đánh giá hiệu quả KTTT phải trên cơ sở quan điểmtoàn diện, cả kinh tế, chính trị, xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của các thành

viên trong xây dựng NTM.Phát triển KTTT trong xây dựng nông thôn mới baogồm cả số lượng và chất lượng, trong đó phát triển về số lượng thể hiện ở sự gia tăng số lượng các tổ chức KTTT và số lượng thành viên tham gia vào KTTT, phát triển về chất lượng thể hiện việc nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động của KTTT, gia tăng sự đóng góp của khu vực KTTT cho thực hiện các tiêu chí của NTM, đồng thời tận dụng lợi thế của chương trình NTM cho phát triển quy

mô, năng lực hoạt động, hiệu quả hoạt động của KTTT, qua đó nâng cao thu nhập và mức sống của thành viên.

2.2.2 Đặc điểm phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thônmới

Vấn đề phát triển KTTT rất được coi trọng và đã có nhiều đề xuất giải pháp về pháttriển thành phần kinh tế này, nhưng phát triển KTTT là gì, nội hàm của nó bao gồmnhững yếu tố nào thì đến nay vẫn chưa được làm rõ Từ nghiên cứu lý luận và thựctiễn trên thế giới và trong nước, có thể hiểu phát triển KTTT là quá trình làm tăng tiến

cả về số lượng và chất lượng hình thức kinh tế này trên cơ sở nhận thức các quy luậtkhách quan nhằm đạt được những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước lựachọn

Như trên đã cho thấy, sự phát triển của KTTT đã và đang diễn ra trên thế giới theo xuhướng hình thành các loại hình HTX đổi mới và phát triển theo hướng đi tiên phongtrong phong trào thực phẩm sạch thân thiện với tự nhiên, HTX ở khu vực nông thônnhằm tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển và bảo vệ rừng, cải tạo đất vàbảo vệ môi trường, HTX chăm sóc người già, HTX cung cấp các dịch vụ cơ bản, nhưchăm sóc y tế, nhà ở, mai táng và dịch vụ

Trang 39

hỗ trợ xã hội khác v.v Tuy mục tiêu trực tiếp của quá trình phát triển KTTT vẫn làlợi nhuận, nhưng con đường đi đến mục tiêu đó lại đáp ứng những đòi hỏi của xã hộitrong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là thúc đẩyphát triển nông thôn theo hướng bền vững.

Như vậy, phát triển KTTT là phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên,giữa tổ chức kinh tế tập thể và các thành viên để tạo điều kiện cho các thành viênnâng cao năng xuất, chất lượng, tạo thêm thu nhập đóng góp vào nền kinh tế, cùngvới đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ và giảm sự cạnh tranh không cần thiết giữa cácthành viên; vừa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành viên và vừatạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Phát triển KTTT có mục tiêu rõ ràng, nó khôngchỉ hướng vào phát triển kinh tế, mà còn nhằm phát triển xã hội và bảo vệ môi trườngsinh thái, tức là hướng đến phát triển bền vững, nhất là phát triển bền vững ở khu vựcnôngthôn

Phát triển KTTT và xây dựng NTM có mối quan hệ biện chứng với nhau Nếu pháttriển KTTT là phát triển một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, nó có thể có mặt ở cảnông thôn và thành thị, thì xây dựng NTM là việc làm chỉ diễn ra ở khu vực nôngthôn Mục tiêu trực tiếp của KTTT là bảo đảm mức lợi nhuận của những người thamgia thu được cao hơn so với khi họ còn là kinh tế tư nhân, cá thể; còn mục tiêu trựctiếp của xây dựng NTM nhằm phát nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của người dân Phương tiện để đạt mục tiêu của KTTT là cung ứng hànghóa và dịch vụ có tính cạnh tranh trên thị trường; còn của xây dựng NTM là cácnguồn lực không chỉ của người dân mà còn của toàn xã hội và của Nhà nước Chủ thểphát triển KTTT là những người và tổ chức tự nguyện góp vốn, góp sức liên kết vớinhau trong một đơn vị kinh tế; còn chủ thể trong xây dựng NTM không chỉ giới hạn ởnhững người tham gia KTTT, mà còn có cả những người hoạt động trong các hìnhthức tổ chức kinh tế khác như cá thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước Tức là, lực lượng tham gia xây dựng NTM là toàn xã hội, là tất cả các ngành, các cấp,các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong đó cóKTTT

Tuy có sự khác nhau, nhưng phát triển KTTT và xây dựng NTM có điểm chung: cả

hai cùng một hướng đíchlà phát triển bền vững KTTT có mục tiêu tự thân là đi đến

một sự phát triển bền vững vì lợi ích của những người tham gia; còn mục tiêu của xâydựng NTM lại do quyết sách của Nhà nước và cam kết mạnh mẽ của người dân.Trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta, việc phát

Trang 40

triển KTTT cũng không nằm ngoài nội dung xây dựng NTM Với mục tiêu chungnêu trên, việc phát triển KTTT chính là quá trình tạo ra một hình thức tổ chức kinh tếlàm cơ sở thúc đẩy xây dựngNTM.

Trong khu vực nông thôn nước ta hiện nay có nhiều quan hệ kinh tế với nhiều hìnhthức tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau mà chủ yếu là kinh tế cá thể, tiểu chủ,kinh tế tư nhân, KTTT Do đều là chủ thể thị trường, nên mục tiêu hoạt động của cáchình thức kinh tế này đều tìm kiếm hiệu quả kinh doanh, đều nhằm mục tiêu lợinhuận Tuy nhiên, do đặc điểm của nó, KTTT có nhiều ưu việt và có tính hơn hẳn sovới hình thức kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư nhân ở sức sản xuất và tính xã hộicủa nó, nên trong quá trình phát triển nó có nhiều khả năng thực hiện mục tiêu xã hộihơn Thực tế hiện nay ở nhiều nước cho thấy, tính kinh tế trong KTTT là cần thiết,nhưng việc tìm đến sự giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên tham gia làkhông kém phần quan trọng Thêm vào đó, hoạt động của hình thức KTTT đã vàđang hướng đến một môi trường sản xuất và môi trường sống tốt đẹp hơn Đã không

ít HTX là lực lượng tiên phong trong phong trào thực phẩm hữu cơ và tự nhiên;không ít HTX trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ra đời và phát huy tác dụng Quátrình phát triển của KTTT như phân tích trên cho thấy tự nó đi đến sự phát triển kinh

tế và xã hội ở khu vực nông thôn Tuy đều có vai trò quan trọng trong phát triển nôngthôn, nhưng không thể phủ định được tính hơn hẳn của KTTT so với kinh tế tư nhân,

cá thể, tiểu chủ đối với mục tiêu phát triển này

Nếu mục tiêu xã hội của KTTT là tự thân, thì mục tiêu xây dựng NTM phải thông quaviệc hoạch định và các giải pháp cụ thể của các nhà quản lý Nhưng trên thực tế,không thể đạt được các tiêu chí xây dựng NTM một cách bền vững nếu ở đó KTTTđược phát triển mạnh mẽ và đúng hướng Sự tồn tại những quan hệ kinh tế mà ở đó

có sự thống trị của kinh tế tư nhân, cá thể và tiểu chủ thì việc đạt được những mụctiêu xây dựng NTM sẽ khó khăn hơn Việc gắn kết phát triển KTTT với xây dựngNTM về thực chất là một giải pháp phát triển trong đó có sự phát huy tính tích cực tựthân của KTTT với tính năng động chủ quan của con người trong hoạch định và thựcthi chính sách xây dựng NTM Sự gắn kết này chính là sự bổ sung cho nhau KTTTđược phát triển mạnh mẽ và đúng hướng sẽ tạo ra nguồn lực vật chất và các điều kiệncần thiết khác cho xây dựng NTM Đến lượt nó, những thành tựu của xây dựng NTMlại tạo ra nhu cầu và điều kiện tốt hơn cho phát triển các hình thức KTTT Quan hệ

giữa phát triển KTTT và xây dựng NTM là mộtquan hệ nội sinhchứ không phải là

quan hệd ự a

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
24. Liên minh HTX Việt Nam (2022). Lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã và Liên minh hợp tác xã Việt Nam, truy cập từhttps://vca.org.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-kinh-te-tap-the-hop-tac-xa-va-lien-minh-hop-tac-xa-viet-nam-vb378.html Link
25. Mai Huyền (2017). Vai trò của hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới.Retrieved fromhttps://tunghia.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=1375 Link
35. Nhị Lê & Nguyễn Thị Thu Huyền (2022). Phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã: Con đường của thế giới và nhu cầu tất yếu với Việt Nam, truy cập từhttps://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/825785/phat-trien-kinh-te-tap-the-va-hop-tac-xa--con-duong-cua-the-gioi-va-nhu-cau-tat-yeu-voi-viet-nam.aspx Link
36. Phạm Tất Thắng (2017).Một số vấn đề phát triển hợp tác xã trong giai đoạn hiệnnay. Truy cập từhttps://www.tapchicongsan.org.vn/kinh-te/-/2018/48585/mot-so-van-de-phat-trien-hop-tac-xa-trong-giai-doan-hien-nay.aspx , ngày 22 tháng 11 năm 2021 Link
37. Phan Trọng An (2021). Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp ở Nhật Bản và bải học rút ra cho Việt Nam. Truy cập từhttps://lmhtx.nghean.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/kinh-nghiem-phat-trien-htx-nn-o-nhat-ban-va-bai-hoc-rut-ra-cho-viet-nam-360900, ngày 20 tháng 12 năm2022 Link
40. Phùng Thị Ngọc Loan (2022). Tạo động lực phát triển kinh tế tập thể, truy cập từhttp://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1025115/tao-dong-luc-phat-trien-kinh-te-tap-the Link
41. Phương Anh (2020). Nhiều chính sách hỗ trợ không tới được với hợp tác xã. Truy cập từhttps://kinhtevadubao.vn/nhieu-chinh-sach-ho-tro-khong-toi-duoc-voi-hop-tac-xa-16726.html, ngày 29 tháng 11 năm2021 Link
42. Quốc hội (1992). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Truy cập từhttps://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-1992-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-Viet-nam-38238.aspx, ngày 17 tháng 11 năm 2021 Link
53. Trương Thị Mỹ Nhân(2020).Phát huy vai trò, vị thế của kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân. Tạp chí Tàichính,Kỳ 1, Tháng11/2020,truy cậptừhttps://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-huy-vai-tro-vi-the-kinh-te-tap- the-trong-nen-kinh-te-quoc-dan-330968.html Link
62. Milhaud & Edgard (1953). Assembly of the ICRICE. After six years of activity:The ICRICE in the Face of Tomorrows Tasks. Annals of Collective Economy, 24(1). 1-8. DOI:https://doi.org/10.1111/j.1467-8292.1953.tb01207.x Link
1. BanChấp hành TrungươngĐảng(2002).Nghị quyếtsố13-NQ/TWHội nghị lần thứ năm BCH TrungươngĐảngkhóaIXvềtiếp tục đổi mới pháttriểnkinh tế tậpthể Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn Khác
3. Ban ChấphànhTrung ương Đảng(2022). Nghịquyết số20-NQ/TW, ngày 16/6/2022,Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếptụcđổimới,pháttriểnvànângcaohiệuquảkinhtếtậpthểtronggiaiđoạnmới Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Triết học Mác - Lê nin. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, HàNội Khác
5. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2019). Niên giám thống kê 2018. Nhà xuất bản Thống kê, HàNội Khác
6. Châu Quốc An. (2016). Lý thuyết thể chế theo trường phái kinh tế học Tân thể chế và đổi mới thể chế kinh tế Việt Nam. Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ: Chuyên san Kinh tế - Luật và quản lý, 1(5):5-15 Khác
7. Chính phủ (2018). Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nôngthôn Khác
9. Chínhphủ(2018).Nghị địnhsố98/2018/NĐ-CPngày5/7/2018vềchínhsách khuyến khíchpháttriểnhợptác,liênkếttrongsảnxuấtvàtiêuthụsảnphẩmnôngnghiệp Khác
11. DươngThị VânLinh (2018). Pháthuy vai tròkinhtếtập thể gắnvớixâydựng nông thônmớiởtỉnhHàTĩnh.KinhtếChâuÁ-TháiBìnhDương.4(2018):26-28 Khác
12. ĐảngCộng sảnViệt Nam (1991). Cương lĩnh xâydựngđất nước trong thờikỳquáđộlênchủnghĩaxãhội.NhàxuấtbảnSựthật.HàiNội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w