Nghệ thuật: ● Vận dụng sự sáng tạo, tạo biển giao thông theo sở thích cá nhân Trang 2 Các phương pháp đánh giá sẽ áp dụng ● Đánh giá thường xuyên : Giáo viên hỏi để kiểm tra học sinh
Trang 1
BÀI GIẢNG BIỂN BÁO GIAO THÔNG Tên bài học: Biển báo giao thông
Lớp: 5 tuổi
Chủ đề: Giao thông
Vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết: Cổng trường của chúng ta nên có loại biển báo nào?
Mục tiêu bài học:
Khoa học:
• Nhận diện, gọi tên một số biển báo giao thông đơn giản
• Xác định được hình dạng cơ bản của các biển báo giao thông
• Để ý và xác định biển báo giao thông trong môi trường xung quanh
• Diễn đạt ý nghĩa của một số biển báo giao thông cơ bản
• Giải thích tại sao chúng ta cần phải tuân thủ biển báo giao thông để đảm bảo an toàn
• Vận dụng, sáng tạo biển báo tại cổng trường
Công nghệ:
● Lựa chọn và sử dụng các công cụ và nguyên vật liệu sáng tạo biển báo ở cổng trường
Kỹ thuật:
● Thực hiện các thao tác cắt, dán để thiết kế sản phẩm
Toán học :
● Phân biệt các hình học cơ bản: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật
● Nhận biết và so sánh các biển báo giao thông khác nhau dựa trên hình dạng và màu sắc
Nghệ thuật:
● Vận dụng sự sáng tạo, tạo biển giao thông theo sở thích cá nhân
Tiêu chuẩn đầu ra: Thông tư về Chương trình giáo dục Mầm non số 01 Bộ giáo dục và đào tạo
Trang 2
Các phương pháp đánh giá sẽ áp dụng
● Đánh giá thường xuyên : Giáo viên hỏi để kiểm tra học sinh trong suốt buổi học
● Đánh giá xác thực: Học sinh làm sản phẩm mô hình để chứng minh hiểu biết của mình
Trang 3
CHI TIẾT BÀI GIẢNG
Engage (Gắn kết) Hoạt động: Trò chơi” Câu cá “
● Giáo viên thiết kế những con cá đặc biệt:
○ In, cắt hình những con cá trên giấy nhiều màu sắc khác nhau
○ IN, Cắt hình các loại biển báo giao thông ( Lưu ý: Hình các loại biển báo giao thông nhỏ hơn hình con cá, để khi úp hình con cá lên, trẻ không biết bên dưới có gắn hình biển báo giao thông)
○ Gắn hình biển báo vào hình con cá bằng băng dính
○ Gắn thêm 1 viên nam châm nhỏ vào giữa con cá
○ GV chuẩn bị những chiếc cần câu có nam châm( GV có thể tự làm, hoặc mua (giá rất rẻ)
○ GV cho trẻ trải nghiệm câu cá, sau khi câu xong Gv mời trẻ lật con cá lên, quan sát bức tranh mặt dưới con cá
○ GV đặt câu hỏi:
- Các con nhìn thấy gì bên dưới những con cá vừa câu?
- Đã bao giờ các con nhìn thấy những hình như thế chưa?
- Đó là cái gì nhỉ?
● Giáo viên dẫn dắt vào vấn đề: Cô và các con cùng tìm hiểu về những chiếc biển báo giao thông nhé!
Tranh ảnh, mô hình các loại biển báo giao thông:
- Biển báo cấm
- Biển báo chỉ dẫn
- Biển báo hiệu lệnh
- Biển báo nguy hiểm
Explore (Khám phá)
Hoạt động: Biển báo giao thông nơi em sống
● Giáo viên chuẩn bị nhiều hình ảnh các biển báo giao thông xung quanh khu vực trường học, trên các con đường dẫn đến trường học ( Đây là những khu vực các bé thường đi qua, nhưng có thể không để ý đến các biển báo Gv sắp xếp thời gian đi chụp và in ra, để trẻ thấy hình ảnh con đường, khu vực thân quen mà mình vẫn hay đi lại, gợi nhớ cho trẻ, và sau bài học trẻ sẽ có thói quen để ý biển báo Dán các hình ảnh lên tường
Trang 4
hoặc , đặt lên bàn, nếu không đủ rộng có thể đặt xuống sàn lớp
● Giáo viên phát cho mỗi bạn học sinh 1 chiếc bút lông, nhiệm vụ của các con là quan sát các bức tranh và dùng bút lông khoanh tròn vào các biển báo giao thông con nhìn thấy ở trong hình
● GV đặt câu hỏi cho trẻ
○ Các con có nhận ra trong các bức hình là chỗ nào không?
○ Hằng ngày các con có đi qua những nơi này không ?
○ Đã bao giờ các con để ý đến những chiếc biển báo này chưa?
○ Theo các con những biển báo này được dựng lên để làm gì nhỉ?
Hoạt động : Video về biển báo giao thông Giáo viên trình chiếu cho trẻ xem video “ Biển báo giao thông, điều bạn chưa biết”
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=zbV1BRaeToA&t=401s
● Giáo viên đặt câu hỏi:
○ Biển báo giao thông có từ bao giờ các con nhỉ?
○ Vì sao con người cần đến các biển báo?
○ Các biển báo có hình gì?
○ Bạn nào còn nhớ cách nhận biết các biển báo không?
○ Có những loại biển báo cơ bản nào?
○ Khi nào? Nơi nào cần đến những biển báo?
Hoạt động : Chiếc biển báo thông minh
● Giáo viên chuẩn bị sẵn 5-6 mô hình biển báo giao thông bằng bìa cartong hoặc mô hình bằng nhựa sẵn có tại trường
○ Biển báo cấm ô tô
Trang 5
○ Biển báo cấm đi ngược chiều
○ Biển báo “ trẻ em”
○ Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang
○ Biển báo hướng
○ Biển báo giao nhau với đường nhánh
● Với mỗi mô hình biển báo, giao viên ghi âm sẵn các đoạn giới thiệu ngắn:
○ Biển báo cấm ô tô: Xin chào các bạn, tớ là biển báo cấm ô tô, khi nhìn thấy tớ, ô tô không được đi vào
○ Biển báo cấm đi ngược chiều: Xin chào các bạn, tớ là biển báo cấm đi ngược chiều, cấm tất cả người và phương tiện không được đi ngược với làn đường quy định”
○ Biển báo “ trẻ em”: Xin chào tớ là biển báo trẻ em, tớ nhắc nhở mọi người khu vực này có nhiều trẻ em qua lại
○ Biển báo dành cho người đi bộ sang ngang: Xin chào các bạn, tớ
là biển báo dành cho người đi bộ Nếu khi nào các bạn muốn sang đường, hãy tìm chỗ nào có tôi đứng nhé!
○ Biển báo hướng: Tôi là biển báo hướng đi phải theo, nếu các bạn nhìn thấy tôi, hãy đi theo hướng tôi chỉ nhé!
● GV đặt các mô hình biển báo giao thông quanh lớp học, mời các con quan sát và đoán ý nghĩa của các biển báo giao thông này, dựa vào kiến thức nhớ được từ hoạt động xem video
● GV đặt câu hỏi gợi ý:
○ Hình dạng biển báo
○ Màu sắc nền, màu sắc viền
○ Hình bên trong như thế nào?
● Giáo viên cho trẻ suy luận, ghi nhận câu trả lời và đưa ra đáp án bằng cách mở các đoạn ghi âm giới thiệu của từng loại biển báo
Explain (Giải thích) Hoạt động: Giải thích
Trang 6
● Giáo viên giải thích cho trẻ
○ Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ở ven đường,
để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông
○ Bất cứ khu vực nào có nguy hiểm, hoặc có đặc điểm cần cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông, đều cần lắp biển báo
○ Các biển báo giao thông có 4 loại chính:
- Biển báo cấm: Có hình tròn, nền màu trắng, viền màu đỏ, hình màu đen Biểu thị cấm các phương tiện phải tuân thủ theo
- Biển báo nguy hiểm: Dạng hình tam giác, nền màu vàng, viền màu
đỏ, hình vẽ màu đen Biển báo nguy hiểm báo trước cho người tham gia giao thông những nguy hiểm trên đường
- Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng, thể hiện người tham gia giao thông phải thực hiện theo
- Biển chỉ dẫn: Dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh, hình màu trắng, chỉ dẫn đường đi, đồng thời hướng dẫn việc tham gia giao thông được an toàn
Elaborate (Mở rộng) Hoạt động: Những chiếc biển báo giao thông tại cổng trường
● Giáo viên gợi mở cho trẻ liên hệ thực tế: Tại cổng trường học
○ Có nhiều học sinh qua lại
○ Giờ đón trẻ phụ huynh đỗ xe ngoài cổng làm tắc nghẽn đường đi
○ Gây nguy hiểm phụ huynh, học sinh và người tham gia giao thông trên đường
● Giáo viên hỏi trẻ: Theo các con, chúng ta nên giải quyết tình trạng đó như thế nào? Những biển báo nào cần được sử dụng? Đặt chúng ở đâu?
● GV chia lớp ra thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm đảm nhận 1 biển báo vừa thảo luận
● Gv hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có sáng tạo, thiết kế biển báo
○ Bước 1: Suy nghĩ, lên thiết kế cho chiếc biển báo
○ Bước 2: Thu thập nguyên vật liệu cần thiết: Bìa cartong, miếng gỗ
ép, màu vẽ, cọ vẽ, bút chì….vv
○ Bước 3: Tiến hành làm biển báo Sử dụng các tấm bìa cartong, gỗ
ép cắt sắn, tô màu viền, dùng dất nặt, hoặc giấy màu cắt, xé,
Trang 7
dán tạo hình bên trong biển báo
○ Bước 4: Gắn que cho biển báo vừa tạo, hoặc treo lên cây, thành tường…nơi mà trẻ và cô đã thảo luận chỗ đặt biển báo
Evaluate (Đánh giá) Hoạt động: Ôn tập
● Giáo viên tổ chức cho trẻ ra cổng, tại vị trí các biển báo, nhóm phụ trách
sẽ lên thuyết trình về biển báo của nhóm mình
○ Biển báo của nhóm có hình dạng, màu sắc, hình bên trong như thế nào?
○ Nguyên vật liệu sử dụng làm biển báo!
○ Biển báo có ý nghĩa gì? Giúp gì cho trường?
● Cả lớp sẽ cùng nhau đánh giá và tuyên dương những sản phẩm đẹp, sáng tạo
Trang 8
CÁC HỌC LIỆU CẦN THIẾT
1 Màu vẽ
2 Bút vẽ
3 Tranh A4
4 Tranh in không màu
5 băng dính
6 Đất nặn
7 Ruy Băng