Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nƣớc của dự án đầu tƣ: .... 18 Chƣơng IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG iii
DANH SÁCH HÌNH iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6
1 Tên chủ dự án đầu tư: 6
2 Tên dự án đầu tư: 6
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: 7
3.1 Công suất của dự án đầu tư: 7
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 7
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 7
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: 7
4.1 Nhu cầu sử dụng phế liệu: 7
4.2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất của dự án: 7
4.3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án: 9
4.4 Nhu cầu sử dụng điện 10
4.5 Nhu cầu sử dụng nước 10
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 10
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 16
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 16
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 16
Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 17
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: 17
1.1 Tài nguyên sinh vật 17
1.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 17
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án: 17
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án: 17
3.1 Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án 17
Trang 43.2 Hiện trạng môi trường nước mặt dự án 18
Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 20
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 20
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động: 20
1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện: 30
2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 35
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động: 35
2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện: 44
3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 61
4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 62
Chương VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 64
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 64
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 65
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 65
4 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: 66
5 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: 66
6 Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn 66
6.1 Chất thải nguy hại: 66
6.2 Chất thải rắn sinh hoạt: 67
Chương VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 68
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư: 68 1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 68
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 68
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 69
Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 70
PHỤ LỤC BÁO CÁO 71
Trang 5DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1-1: Nhu cầu hóa chất sử dụng tại dự án trong 1 năm 7
Bảng 1-2: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án 10
Bảng 1-3: Các hạng mục công trình của dự án 12
Bảng 3-1: Hiện trạng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án 18
Bảng 3-2: Hiện trạng môi trường nước mặt theo công tác bảo vệ môi trường của dự án 19
Bảng 4-1: Ước tính tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng trong giai đoạn thi công dự án 22
Bảng 4-2: Tải lượng phát thải của các thiết bị thi công dự án 24
Bảng 4-3: Tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân sinh hoạt 27
Bảng 4-4: Danh mục rác thải xây dựng phát sinh tại dự án 29
Bảng 4-5: Tải lượng khí thải phát sinh khi phương tiện giao thông di chuyển 1km đoạn đường 35
Bảng 4-6: Chất lượng nước mưa chảy tràn 37
Bảng 4-7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 38
Bảng 4-8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 39
Bảng 4-9: Danh mục các loại chất thải rắn nguy hại 41
Bảng 4-10: Mức ồn của các loại xe cơ giới 42
Bảng 4-11: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm 48 Bảng 4-12: Các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải 53
Bảng 6-1: Giá trị giới hạn cho phép về nước thải 64
Bảng 6-2: Giá trị giới hạn cho phép về khí thải 65
Bảng 6-3: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 66
Trang 6DANH SÁCH HÌNH
Hình 4-1 : Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 44
Hình 4-2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phòng thì nghiệm của dự án 46
Hình 4-3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung của dự án 49
Hình 4-4: Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 55
Hình 4-5: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải phòng thí nghiệm 56
Trang 7DANH SÁCH CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 8Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư:
- Tên chủ dự án đầu tư: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Địa chỉ văn phòng: Số 173, Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) Cao Hùng Phi;
Chức vụ: Hiệu Trưởng
- Điện thoại: 0270 382 1003
- Quyết định số 836/QĐ - LĐTBXH ngày 21/7/2021 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án Nhà
nghiên cứu Khoa học, ứng dụng và chuyển giao Công nghệ thuộc Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long;
- Quyết định số 852/QĐ - LĐTBXH ngày 26/7/2021 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án Khu giáo
dục thể chất, quốc phòng, an ninh thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh
Long;
- Quyết định số 218/QĐ - LĐTBXH ngày 22/3/2022 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt chủ tương đầu tư dự án xây dựng, mở
rộng diện tích trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
+ Đối chiếu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 với nội dung trên: Dự án Nâng cấp, mở rộng
Trang 9Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long thuộc đối tượng phải cấp giấy
phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long
(Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục IV Phụ
lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ (Dự án có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại
mục IV phần B phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức đầu
tư từ 45 đến dưới 800 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:
3.1 Công suất của dự án đầu tư:
Công suất hoạt động của dự án: 10.000 sinh viên
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ
sản xuất của dự án đầu tư:
Hoạt động chủ yếu của dự án là dạy và học
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Hoạt động của dự án là trường học nên không có sản phẩm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,
nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
4.1 Nhu cầu sử dụng phế liệu:
Dự án không sử dụng phế liệu cho quá trình hoạt động
4.2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất của dự án:
Hoạt động của dự án không sử dụng nguyên liệu Có sử dụng hóa chất phục
vụ cho phòng thí nghiệm Khối lượng cụ thể như sau:
Bảng 1-1: Nhu cầu hóa chất sử dụng tại dự án trong 1 năm
Trang 10STT Tên hóa chất ĐVT Số lƣợng
Trang 11STT Tên hóa chất ĐVT Số lượng
42 Sodium α-naphthaleneaceticd (hay viết tắt NAA
4.3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án:
Hoạt động của dự án có sử dụng nhiên liệu là dầu DO cho máy phát điện
dự phòng, thực tập xưởng cơ khí động lưc; sử dụng xăng cho các xưởng cơ khí
động lực, các loại dầu bôi trơn các thiết bị cơ khí,… Khối lượng nhiên liệu sử
dụng cụ thể như sau:
Trang 12Bảng 1-2: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án
4.4 Nhu cầu sử dụng điện
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long bao gồm hệ thống điện
thành phố cung cấp thường xuyên, điện năng lượng mặt trời, máy phát điện dự
phòng đảm bảo sẵn sàng cung cấp điện cho Trường hoạt động bình thường trong
mọi điều kiện Với nhu cầu sử dụng điện khoảng 50.000 kWh/tháng (1.500
kWh/ngày)
4.5 Nhu cầu sử dụng nước
Trường sử dụng nước từ nguồn cấp của Thành phố đảm bảo nước sạch cho
yêu cầu sinh hoạt và dự trữ nước cho yêu cầu PCCC Đấu nối từ hệ thống cấp
nước chung của Trường Nhu cầu sử dụng nước của dự án như sau:
Số lượng sinh viên thực tế của Trường vào khoảng 10.000 sinh viên; cán
bộ giảng viên, công nhân viên của trường có 330 người; lượng nước sử dụng
theo tiêu chuẩn là 25 lít/người/ngày Vì tránh ùn tắc giao thông và giảm tải tránh
gây tụ tập mất an ninh trật tự, số lượng sinh viên và CBGV tập trung một ngày
khoảng 6.000 người/ngày
Lượng nước sử dụng thực tế tại dự án:
6.000 × 25 × 10-3 = 150 m3/ngày/đêm
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:
* Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Công trình được tọa lạc tại: Số 73, Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích là 46.036,2 m2
Dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp với khu dân cư
- Phía Nam: giáp đường Võ Văn Kiệt (theo quy hoạch)
Trang 13- Phía Đông: hiện trạng giáp đất dân, theo quy hoạch giáp đất dự kiến mở
rộng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và giáp đường quy hoạch
- Phía Tây: giáp đường Nguyễn Huệ
* Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả
năng bị tác động bởi dự án:
* Các đối tượng tự nhiên:
- Đường bộ: khu vực dự án được tiếp cận bằng đường trục chính đường
Nguyễn Huệ và đường Võ Văn Kiệt
- Đường thủy: dự án nằm trong khu vực nội ô thành phố, không tiếp giáp
kênh rạch xung quanh
* Các đối tượng kinh tế - xã hội:
- Xung quanh dự án đều có dân cư sinh sống, vị trí nhà dân gần nhất
khoảng 15m (tính từ ranh dự án)
- Phía Bắc: dự án cách Trường Tiểu học Nguyễn Huệ 400m; cách Trung
tâm hoạt động Thanh thiếu niên Vĩnh Long 450m; cách Sở Lao động thương
binh và Xã hội 600m; cách Chợ Long Châu 700m ;cách Nhà thờ Chính tòa Vĩnh
Long 850m; …
- Phía Tây: dự án cách Thư viện tỉnh Vĩnh Long 200m; cách Trường THCS
Nguyễn Trường Tộ 500m; cách Công ty TNHH TMDV Phúc Hoàng Lâm
1,2km; cách Bưu điện Vĩnh Long - Trung tâm khai thác 1,5km; cách Bảo hiểm
xã hội tỉnh Vĩnh Long 1,6km;…
- Phía Nam: cách Ký túc xá Cao đẳng Sư phạm 290m; cách Tô Châu Vĩnh
Long 350m; cách cửa hàng xe máy Đức Tân 350m; cách Trường Tiểu học sư
phạm Thực hành vĩnh Long 400m; cách Trường Năng khiếu TDTT 700m; cách
Vĩnh Long Stadium 1km;…
- Phía Đông: cách chợ đêm Vĩnh Long 1,6km; Công ty cổ phần Bê tông
Miền Nam 2km; cách tịnh xá Ngọc Châu 2,4km;…
Các hạng mục công trình của dự án
Dự án sẽ xây thêm các hạng mục mới và đầu tư thêm các trang thiết bị
nên các hạng mục hiện hữu sẽ tiếp tục sử dụng Diện tích khu đất thực hiện dự
án là 46.036,2m2 với các hạng mục như sau:
Trang 14Bảng 1-3: Các hạng mục công trình của dự án
lƣợng
Diện tích Tỷ lệ (m 2 ) (%)
A Hạng mục công trình hiện hữu tiếp tục sử dụng
Trang 15STT Hạng mục Số
lượng
Diện tích Tỷ lệ (m 2 ) (%) III Các hạng mục công trình xử lý chất thải
+Khối giảng đường B5 (5 tầng): diện tích 1.478 m2 Kết cấu: móng cọc bê
tông cốt thép dự ứng lực, mái tole, trần thạch cao, cầu thang ốp đá granit, vách
tường
+Khối giảng đường B3 (3 tầng): diện tích 978 m2 Kết cấu: móng cọc bê
tông cốt thép dự ứng lực, mái tole, trần thạch cao, cầu thang ốp đá granit, vách
tường
Trang 16+Khối giảng đường B11 (11 tầng): diện tích 1.190 m2 Kết cấu: móng cọc
bê tông cốt thép dự ứng lực, mái tole, trần thạch cao, cầu thang ốp đá granit,
vách tường
+ Khối nhà xưởng: diện tích 3.417 m2 Kết cấu: móng cọc bê tông cốt thép
dự ứng lực, mái tole, vách tường
+ Khối giảng đường 11 tầng: diện tích 1.160 m2 Kết cấu: móng cọc bê
tông cốt thép dự ứng lực, mái tole, trần thạch cao, cầu thang ốp đá granit, vách
+Bể nước ngầm sinh hoạt + PCCC : diện tích 33 m2 Kết cấu: ốp gạch bệ
ngồi, thành và đáy hồ; gia cố cừ tràm
+ Cột cờ: diện tích 40 m2 Kết cấu: BTCT đá, móng gia cố cừ tràm
+ Trung tâm điện tử + điện lạnh: diện tích 50 m2 Kết cấu: vách tường, nền
gạch, mái tole, cột dầm bằng BTCT
Trang 17+ Trạm hạ thế: diện tích: 50 m2 Kết cấu: vách tường, nền gạch, mái tole,
móng gia cố cừ tràm, kèo thép
- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:
+ Trạm xử lý nước thải: diện tích 100 m2 Kết cấu: bể bê tông
- Đường giao thông nội bộ, sân bãi: đường nội bộ 6-9m (Theo TCVN
đường cứu hỏa rộng 3,5m) bố trí xung quanh công trình Diện tích sân đường là
11.974 m2
- Cây xanh: tạo cảnh quan, làm cho không khí trong lành, giảm khói bụi,
cây xanh cách ly giữa các khu vực truyền nhiễm với khu khác Diện tích
14.573,5 m2
Mô tả các hạng mục công trình:
* Các hạng mục công trình xây mới:
- Các hạng mục công trình chính:
+ Nhà nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ 9 tầng:
diện tích 1.741 m2; Kết cấu: móng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực, mái tole,
trần thạch cao, cầu thang ốp đá granit, vách tường
+ Khu giáo dục thể chất, quốc phòng, an ninh thuộc Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: diện tích: 1.808 m2
+ Mở rộng Khu hành chính: diện tích 3.783,7 m2 Kết cấu: móng cọc bê
tông cốt thép dự ứng lực, mái tole, trần thạch cao, cầu thang ốp đá granit, vách
tường
Trang 18Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Dự án được triển khai tại số 73, Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long Dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của Tỉnh
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
(nếu có):
Hoạt động của dự án là dạy và học, do đó dự án ít phát sinh chất thải ảnh
hưởng đến môi trường Vì vậy dự án hoàn toàn phù hợp đối với khả năng chịu
tải của môi trường
Trang 19Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:
1.1 Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án mang tính chất chung của tỉnh
Vĩnh Long
Vĩnh Long nằm trong vùng đất phù sa ngọt ở trung tâm vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh duy nhất trong vùng không có diện tích rừng
tập trung Giới sinh vật trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu hết đều đã được thay thế
bằng hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị và các loại cây trồng
Hệ động vật trong tỉnh hiện nay chủ yếu là các vật nuôi và sinh vật dưới
nước Nguồn thủy sản nước ngọt trên sông Tiền, sông Hậu và các ao hồ, kênh
rạch trên địa bàn tỉnh là tiềm năng rất lớn để phát triển ngành đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản Tỉnh cũng có một số loại động vật quý hiếm như: chồn, rắn hổ,
sóc, bìm bịp, cá sấu và một số loại động vật nhập: đà điểu, gà sao, khỉ
1.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Thực vật ở khu vực dự án chủ yếu là cây ăn trái như bưởi, mít, xoài,… và
các loài cỏ dại như cỏ chỉ, cỏ lông,
Động vật chủ yếu là các loài trong tự nhiên như ếch, nhái, ong, bướm,… và
các loài được con người thuần chủng như gà, vịt, chó, mèo,… Không có các
loài động vật quý hiếm và loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án:
Nước thải sau xử lý của dự án sẽ được dẫn thoát ra tuyến thoát nước đô thị
đường Võ Văn Kiệt
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi
thực hiện dự án:
3.1 Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án
Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực thực hiện dự
án như sau:
Trang 20Bảng 3-1: Hiện trạng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án
STT Thông số ĐVT
05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ)
- (1) : QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (từ 6÷21 giờ)
- KK1 (26/04/2022), vị trí lấy mẫu: Khu giảng đường 9 tầng xây dựng mới, hướng giáp
đường Võ Văn Kiệt, Tọa độ X = 1133488 X = 550433, Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm môi
trường và sinh thái ứng dụng tại TP.HCM
- KK2 (27/04/2022), vị trí lấy mẫu: Khu giảng đường 9 tầng xây dựng mới, hướng giáp
đường Võ Văn Kiệt, Tọa độ X = 1133488 X = 550433 Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm môi
trường và sinh thái ứng dụng tại TP.HCM
- KK3 (28/04/2022), vị trí lấy mẫu: Khu giảng đường 9 tầng xây dựng mới, hướng giáp
đường Võ Văn Kiệt, Tọa độ X = 1133488 X = 550433 Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm môi
trường và sinh thái ứng dụng tại TP.HCM
* Nhận xét đánh giá chất lượng không khí: Căn cứ vào kết quả phân tích
chất lượng không khí ở bảng trên, so sánh và đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN
26:2010/BTNMT), các chỉ tiêu đo đạc và phân tích đều cho kết quả có giá trị
thấp hơn quy chuẩn cho phép, qua đó cho thấy môi trường không khí của khu
vực dự án tương đối tốt
3.2 Hiện trạng môi trường nước mặt dự án
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt theo Báo cáo công tác bảo vệ môi
trường hàng năm tại dự án:
Trang 21Bảng 3-2: Hiện trạng môi trường nước mặt theo công tác bảo vệ môi
trường của dự án
STT Tên chỉ
tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B, giá trị B 1 ) KQ1 KQ2 KQ3
- KQ1 (26/04/2022), vị trí lấy mẫu: Sông Cầu Lộ khu vực dự án Tọa độ X=1133469
Y=550744 Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm môi trường và sinh thái ứng dụng tại TP.HCM
- KQ2 (27/04/2022), vị trí lấy mẫu: Sông Cầu Lộ khu vực dự án Tọa độ X=1133469
Y=550744 Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm môi trường và sinh thái ứng dụng tại TP.HCM
- KQ3 (28/04/2022), vị trí lấy mẫu: Sông Cầu Lộ khu vực dự án Tọa độ X=1133469
Y=550744 Đơn vị lấy mẫu: Trung tâm môi trường và sinh thái ứng dụng tại TP.HCM
* Nhận xét đánh giá chất lượng nước mặt:
Kết quả phân tích ở bảng trên so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B
giá trị B1 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép Điều
này cho thấy chất lượng nước mặt khu vực chưa bị ô nhiễm
Trang 22Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động:
a/ Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất:
Diện tích đất thực hiện dự án do chủ dự án quản lý, sử dụng, là đất phát
triển giáo dục, đã san lấp mặt bằng, có cao trình + 2,2m (cao độ quốc gia) Khu
đất mở rộng là khu đất trống, thuộc quyền sở hữu của Trường nên không có tác
động cho việc chiếm dụng đất Riêng khu đất Mở rộng Khu hành chính có bồi
hoàn, giải phóng và san lắp mặt bằng, nên phần đánh giác tác động hoạt động
giải phóng mặt bằng chỉ đánh giá cho Khu đất mở rộng này
b/ Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
- Nguồn phát sinh bụi, khí thải: Cát san lấp được bên cung cấp sử dụng
ghe hoặc sà lan vận chuyển đến gần công trình, sau đó bơm hút lên san lấp, nên
hoạt động của máy bơm hút cát sẽ phát sinh bụi và khí thải Theo Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), bụi và khí thải phát sinh có thành phần chủ yếu là bụi lơ lửng
(TSP), COx, NOx, SOx và VOC Tuy nhiên, hoạt động san lấp diễn trong thời
gian ngắn nên bụi và khí thải phát sinh ảnh hưởng không đáng kể đến môi
trường không khí xung quanh và sức khỏe con người
- Nguồn phát sinh nước thải: cao độ nền san lấp tại dự án là +0,8m Tổng
diện tích đất dự án là 3.783,7 m2, do đó khối lượng cát sử dụng ước tính san lấp
là: 3.783,7 m2 × 0,8m = 3.026 m3
Lượng nước bơm cát trong giai đoạn này được tính như sau:
Qc = 1,5 d (m3) (Nguồn tham khảo từ đơn vị thi công)
d: Khối lượng cát bơm, d = 3.026 m3
Vậy Qc = 1,5 d (m3) = 1,5 × 3.026 m3 = 4.539 m3
Lượng nước bơm cát trong giai đoạn này rất lớn, chủ dự án cần có biện
pháp cụ thể để tránh sạt lỡ
Trang 23- Nguồn phát sinh tiếng ồn: Hoạt động của động cơ bơm cát sẽ phát sinh
tiếng ồn Tiếng ồn dao động từ 68 - 85 dBA, phụ thuộc vào thời điểm bơm hay
công suất máy
- Phát sinh chất thải rắn: Khi san lấp mặt bằng sẽ tiến hành phát quang,
chặt bỏ cây cối Lượng chất thải này được xử lý đúng quy định
*Đánh giá tác động
Khi bơm cát vào san lấp mặt bằng, sẽ làm phát sinh một lượng nước dư
thừa chảy tràn ra ngoài các khu vực lân cận Tính chất của nước chảy tràn chứa
nhiều cặn bẩn, độ đục cao sẽ gây tác động xấu đến nguồn tiếp nhận là sông, rạch
và nhà dân tiếp giáp với công trình nếu không có biện pháp khống chế và xử lý
thích hợp
c/ Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
- Hoạt động tập kết, lưu trữ vật liệu xây dựng:
+ Cát, đá, xi măng, gạch, sắt, thép, sơn, là các loại vật liệu xây dựng được
sử dụng chủ yếu để xây dựng công trình Các loại vật liệu này được bên bán
cung cấp cho dự án theo định kỳ Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại
công trường sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Bụi chủ yếu phát tán
ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng
+ Khí thải của các phương tiện vận tải có chứa bụi (có kích thước hạt nhỏ
hơn 10 micron), SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon (THC) có khả năng gây ô
nhiễm không khí Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt
đất, tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình,
khí tượng và mật độ phương tiện vận chuyển trong khu vực Do hầu hết máy
móc thiết bị đều sử dụng xăng hoặc dầu làm nhiên liệu nên chúng thải ra bụi,
SO2, NOx, hydrocarbon,… vào không khí
+ Tổng khối lượng nguyên vật liệu phục vụ thi công khoảng 88.680 tấn
Toàn bộ lượng nguyên vật liệu được vận chuyển bằng xe có tải trọng trung bình
là 10 tấn Suy ra tổng số lượt xe cần thiết để vận chuyển khoảng 8.868 lượt xe
+ Thời gian xây dựng dự kiến thực hiện trong 36 tháng, tương đương 936
ngày (làm việc 26 ngày/tháng) Như vậy trung bình mỗi ngày có khoảng 9 lượt
xe ra vào công trường
+ Quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu từ các đại lý cung cấp vật liệu
xây dựng thuộc phường 2 đến khu vực dự án ước tính khoảng 15 km
Trang 24+ Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với
xe có tải nặng, ước tính được tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận
chuyển được thể hiện trong Bảng sau:
Bảng 4-1: Ước tính tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận
chuyển vật liệu xây dựng trong giai đoạn thi công dự án
STT Chất ô
nhiễm
Hệ số phát thải*
(g/km)
Số lượt xe ra vào trong ngày
Tải lượng ô nhiễm (g/Km.ngày)
Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)
Khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển phát sinh trong suốt
quãng đường vận chuyển gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh
và sức khỏe của người dân sinh sống dọc tuyến đường xe vận chuyển đi qua
Tuy nhiên, vì đây là nguồn thải di động, do đó khí thải sau khi phát sinh sẽ
không tập trung một chỗ mà được pha loãng vào môi trường xung quanh làm
giảm nồng độ Bên cạnh đó, sự phát sinh khí thải trong giai đoạn xây dựng là
không liên tục, chỉ phát sinh trong thời gian vận chuyển, do đó mức ảnh hưởng
là không đáng kể Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ có một số biện pháp giảm thiểu
nguồn phát sinh chất ô nhiễm này
Trang 25d/ Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công
trình xây dựng
* Bụi và khí thải
- Bụi phát sinh do tập kết vật liệu xây dựng
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ
gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Bụi chủ yếu phát tán từ các nguồn
vật liệu như: Gạch, cát, xi măng và một phần từ sắt, thép Các hạt bụi này có
trọng lượng lớn (trừ bụi xi măng) nên không có khả năng phát tán xa, chỉ gây ô
nhiễm cục bộ trong một khoảng thời gian nhất định Riêng bụi xi măng có kích
thước nhỏ nhưng được chứa trong các bao xi măng kín nên hạn chế được bụi
phát sinh
Theo tính toán sơ bộ của chủ dự án, tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử
dụng cho công trình ước tính khoảng 88.680 tấn (sắt, thép, xi măng, cát, đá,
gạch…) Với hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng
trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, tập kết là 0,075 kg/tấn (dựa theo tài liệu
đánh giá nhanh của WHO) thì tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình này là 6.651
kg bụi (trong 936 ngày), tương đương 7,1 kg/ngày
- Bụi khuyếch tán từ mặt đất tại khu vực thi công
Hoạt động san lấp mặt bằng đã được hoàn thiện, do vậy bụi sinh ra trong
quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ hoạt động đào móng công trình, đặc biệt là
phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng ra vào công trình làm bụi cuốn lên từ
mặt đất
Kết quả tính tải lượng bụi khuếch tán từ mặt đất như sau:
5 , 0 7
, 0
4 7
, 2 48
12 7
Trang 26w: số bánh xe (6 bánh)
(Nguồn: Theo GS.TS Phạm Ngọc Đăng 2003, Môi trường Không khí)
Như vậy, hệ số phát sinh bụi phát tán từ mặt đất do xe vận chuyển vật liệu
là 0,08 kg/km/lượt xe Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng, gió
Dự kiến khối lượng vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ cho công
trình xây dựng dự án khoảng 88.680 tấn Xe vận chuyển có tải trọng khoảng 10
tấn/xe Như vậy, cả quá trình xây dựng thì số lượng xe tải ra, vào dự án tương
đương 8.868 lượt xe cho cả 2 chiều vận chuyển (lúc có tải và không có tải)
Quãng đường xe vận chuyển trong khu vực dự án khoảng 500m cho mỗi chiều
Như vậy, tổng lượng bụi khuyếch tán từ mặt đất tại khu vực thi công là:
0,08 8.868 0,5 = 354,72 kg
Tuy nhiên, số lượng xe ra vào không ổn định và giai đoạn cao điểm nhất là
quá trình thi công phần hạ tầng của dự án Thời gian xây dựng là 36 tháng (936
ngày), tương đương phát sinh khoảng 0,38 kg bụi/ngày
- Bụi từ hoạt động trộn bê tông
Quá trình trộn bê tông có các công đoạn như sàn cát, bốc dỡ xi măng, cát,
đá đưa vào bồn trộn cũng phát sinh rất nhiều bụi chúng sẽ bay vào mắt, mũi,
miệng của công nhân trực tiếp thực hiện các công việc này và ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của công nhân
Dự án không trang bị Trạm trộn bê tông mà sử dụng bê tông tươi đã trộn
sẵn được cung cấp từ các nhà cung cấp trên địa bàn và khu vực lân cận, kết hợp
với máy trộn bê tông và thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu
- Khí thải từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công trên công trường
Lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các máy móc, thiết bị thi
công trên công trình phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của các máy móc, thiết
bị thi công và phương thức thi công Tải lượng phát thải ra môi trường không
khí của các loại máy móc, thiết bị này được ước tính trong bảng sau:
Bảng 4-2: Tải lượng phát thải của các thiết bị thi công dự án
Trang 27Các tác nhân ô nhiễm có thể tác động lên sức khỏe con người trong vùng bị
ảnh hưởng, đặc biệt là công nhân trực tiếp xây dựng tại công trường Các tác hại
đến sức khoẻ con người phụ thuộc vào các chất ô nhiễm khác nhau Tuy nhiên,
có thể nêu lên một số tác động đến sức khoẻ con người do một vài tác nhân ô
nhiễm cụ thể sau:
- Tác hại của bụi: Bụi gây kích thích phổi, gây khó thở Nói chung bụi ở
nồng độ thấp và không liên tục thì không gây nên bệnh bụi phổi nhưng nếu nồng
độ bụi cao có thể phát sinh bệnh bụi phổi là loại bệnh nghề nghiệp đối với công
nhân thường xuyên hoạt động trong môi trường nhiều bụi Ngoài ra bụi còn
mang nhiều tế bào vi khuẩn và có thể kết hợp với các khí acid như: SO2, NO2
làm thành các hợp chất có hại cho cơ quan hô hấp ở động vật, kể cả con người
- Tác động của bụi đến sinh thái: Cây cối tiếp xúc với bụi khô và ẩm có thể
bị tổn thương khi bụi kết hợp với các chất ô nhiễm khác Các hạt bụi cỡ lớn
động trên bề mặt lá cây làm giảm khả năng trao đổi không khí và quang hợp,
kìm hãm sự phát triển của cây cối Kim loại nặng có thể kết hợp với các hạt bụi
đọng trên lá cây, hoặc ở trong đất dẫn đến tích tụ trong các mô cây làm giảm sự
phát triển và năng suất của cây
Đối với hệ sinh thái nước, bụi hòa lẫn trong nước làm tăng lượng chất rắn
lơ lửng, lớp bụi phủ trên mặt nước cản trở quá trình khuếch tán ánh sáng vào
trong nước làm giảm hàm lượng ôxy trong nước
- Tác hại của khí SO x: SOx là loại khí không màu, vị hăng cay Đây là
những chất ô nhiễm gây kích thích thuộc loại nguy hiểm nhất Ở nồng độ thấp
có thể gây co giật cơ của khí quản Mức độ lớn hơn có thể làm tăng tiết dịch ở
niêm mạc và sưng tấy niêm mạc Nó còn làm nhiễm độc da, làm giảm khả năng
tải ôxy của máu
Trang 28SOx còn là nguyên nhân gây mưa acid làm mài mòn các công trình kiến
trúc ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật cạn Ở nồng độ 3
ppm, cây bắt đầu có dấu hiệu bị ảnh hưởng, ở nồng độ cao hơn làm giảm năng
suất, giảm quang hợp của cây, gây rụng lá và có thể chết cây
- Tác hại của khí NO x: NOx là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, là khí
kích thích mạnh đường hô hấp Khi ngộ độc cấp tính thường nhức đầu, ho dữ
dội, rối loạn tiêu hóa Một số trường hợp có thể bị tổn thương thần kinh Tiếp
xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản Ở nồng độ 10 ppm có thể gây tử vong
Ngoài ra, NOx kết hợp với nước tạo nên mưa acid, gây hại cho thực vật cạn, ăn
mòn kim loại và các công trình kiến trúc làm giảm tuổi thọ của các công trình
cũng như các sản phẩm bằng kim loại, thiết bị điện tử Tuy nhiên, NOx lại là
nguồn cung cấp đạm cho thực vật
- Tác hại của CO: Khí CO là loại khí không màu, không mùi và không vị,
tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa cacbon Con người đề
kháng với CO rất khó khăn, tác hại của khí CO đối với con người và động vật
xảy ra khi nó hòa hợp thuận nghịch với Hemogolobin (Hb) trong máu Những
người mang thai và đau tim tiếp xúc với CO sẽ rất nguy hiểm vì áp lực của CO
với Hb cao hơn gấp 200 lần so với oxy, cản trở oxy từ máu đến mô Thế nên
phải nhiều máu được bơm đến để mang cùng một lượng oxy Những cá thể tim
yếu ở điều kiện căng thẳng trong trạng thái dư CO trong máu, đặc biệt phải chịu
những cơn đau thắt ngực khi lượng CO bao quanh nâng lên Ở nồng độ khoảng
5ppm CO có thể gây đau đầu, chóng mặt; ở nồng độ từ 10 - 250ppm CO có thể
gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong Người tiếp xúc với
CO trong thời gian dài sẽ bị xanh xao, gầy yếu
Thực vật ít nhạy cảm với CO hơn người, nhưng CO có thể bị oxy hóa, bám
vào thực vật và chuyển dịch trong quá trình diệp lục hóa, kiềm chế sự hô hấp
của tế bào thực vật Ở nồng độ 100 - 10.000ppm CO làm cho lá rụng, bị xoắn
quăn, diện tích lá rụng thu hẹp, cây non bị chết yểu
* Nước thải
Nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là nước mưa
chảy tràn, nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
Nguồn phát sinh:
- Nước thải xây dựng: Quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh một lượng
nước thải từ các khâu: trộn bê tông, vệ sinh máy móc thiết bị thi công,… Thành
Trang 29phần nước thải chủ yếu là cát và tạp chất xây dựng, mang tính đặc thù riêng, lưu
lượng nước thải ít (khoảng 0,5 – 1 m3
/ngày)
- Nước thải sinh hoạt: Theo tính toán lượng nước cấp sinh hoạt của công
nhân xây dựng là 2,7 m3/ngày.đêm và theo thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày
31/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
hoạch xây dựng thì lượng nước thải chiếm 80% nước cấp, do đó lượng nước thải
sinh hoạt từ công nhân xây dựng khoảng 2,16 m3/ngày.đêm
Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt: NTSH chứa nhiều chất hữu
cơ dễ phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh
Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm: protein (40 ÷ 50%), hydratcacbon (40
÷ 50%) và các chất béo (5 ÷ 10) NTSH là một loại nước thải có hàm lượng vi
sinh vật rất cao và có đặc tính gây ô nhiễm lớn Ngoài các sinh vật có vấn đề về
sinh lý học ra, NTSH còn chứa các vi khuẩn vô hại, chúng có khả năng phân hủy
các chất thải qua sự thủy phân, sự khử và sự oxy hóa Các chất gây men và các
enzim cũng tham gia vào sự phân hủy này
Ước tính tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt của công nhân xây dựng thể hiện qua bảng 4-3 dưới đây:
Bảng 4-3: Tải lượng và nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt của công nhân sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT (Cột A, C max =C*K) K=1,2)
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt
- Cmax = C x K (mg/L): Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt từ hoạt động xây dựng, khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt
quá giá trị Cmax C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định theo quy chuẩn (QCVN
Trang 30- K là hệ số tính tới quy mô Đối với qui mô của dự án thì K=1,2 (số lượng công nhân
nhỏ hơn 500)
* Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
với QCVN 14:2008/BTNMT, giá trị C cột A với K = 1,2 cho thấy đều vượt quy
chuẩn cho phép Vì vậy, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng phải được
thu gom và xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
- Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn có thể cuốn trôi vật liệu, rác thải, dầu mỡ thải và các
chất thải khác trên nền đất nơi chúng chảy qua gây tắt nghẽn hệ thống thoát
nước Nước mưa có thể gây úng ngập và sình lầy cục bộ trên khu vực dự án Sự
ngập úng làm tăng khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và là môi trường phát
triển các loài ký sinh gây bệnh
Theo WHO, tái bản năm 2013 thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mưa chảy tràn thông thường chứa khoảng 0,5 ÷ 1,5 mgN/l, 0,004 ÷ 0,03 mgP/l,
10 ÷20 mgCOD/l và 10 ÷ 20 mgTSS/l Tuy nhiên, so với Quy chuẩn Việt Nam
đối với nước thải thì nước mưa chảy tràn tương đối sạch, do đó có thể tách riêng
biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải trực tiếp ra môi trường sau
khi tách rác và lắng sơ bộ
Lượng nước mưa được tính như sau: Q = qaS (m3
/ngày) q: Lưu lượng mưa trung bình 3 năm liên tiếp, q 4 mm/ngày (Theo niên
giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2020)
a: Hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ Trong trường
hợp khu vực thực hiện dự án đang thi công, vì vậy chọn a = 0,2
S: Diện tích đất xây dựng dự án, S = 7.332,7 m2
Vậy Q = 0,004 0,2 7.332,7 = 5,86 m3
/ngày (làm tròn)
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án không lớn, nếu không có
giải pháp thoát nước hiệu quả cũng như quản lý vật tư thiết bị hợp lý thì nước
mưa sẽ bị nhiễm bẩn và khi thoát xuống các kênh, rạch xung quanh sẽ ảnh
hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh dưới kênh
*Đánh giá tác động
Các nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là
nước thải sinh hoạt của công nhân có nồng độ ô nhiễm cao, nếu không được thu
gom và xử lý sẽ làm ảnh hưởng mỹ quan vệ sinh khu vực công trường và môi
Trang 31trường xung quanh Tuy nhiên nguồn phát sinh nước thải không liên tục, sẽ kết
thúc khi hoàn thành công trình
* Chất thải rắn thông thường
Nguồn phát sinh:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là chất
thải xây dựng và chất sinh hoạt của công nhân:
- Chất thải xây dựng: Rác thải xây dựng bao gồm: gạch vụn, cát, đá,
ximăng rơi vãi, vôi vữa, bêtông rơi vãi, các bao bì carton, bao đựng xi măng,
dây kẽm, ván vụn, cốp pha gỗ hỏng, cốp pha nhựa hỏng, sắt vụn, đinh hỏng,
Bảng 4-4: Danh mục rác thải xây dựng phát sinh tại dự án
(rắn/lỏng/bùn)
Số lượng (kg/tháng)
Lượng rác thải xây dựng nếu không thu gom cẩn thận và để đúng nơi quy
định sẽ gây mất mỹ quan khu vực, có thể gây ô nhiễm đất và làm tăng nồng độ ô
nhiễm của nước mưa khi chảy tràn qua chúng Mặt khác nếu đinh hỏng, sét, sắt
vụn rơi vãi nếu không thu gom công nhân sơ ý dẫm trúng thì rất nguy hiểm có
thể gây bệnh uốn ván nếu không tiêm ngừa kịp thời
- Chất thải sinh hoạt: Số lượng công nhân xây dựng là 60 người Căn cứ
theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về quy hoạch xây dựng), ước tính khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh: 60
người x 1,0 kg/người/ngđ = 60 kg/ngđ Theo tài liệu “Quản lý chất thải rắn” của
giáo sư Trần Hiếu Nhuệ, thành phần rác thải này bao gồm nhiều loại nhưng chủ
yếu là: thức ăn dư thừa, các chai, lon, hộp chứa thực phẩm, các vỏ hộp cơm, hộp
xôi, bọc nylon, các bao giấy gói quà vặt và vỏ trái cây…
Trang 32*Đánh giá tác động
Chất thải rắn như chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt phát sinh trong
giai đoạn thi công xây dựng nếu không thu gom và xử lý sẽ gây tác động tiêu
cực đến vẽ mỹ quan khu vực, cũng như khu vực thi công, làm ảnh hưởng đến
tiến độ và an toàn trong xây dựng Ngoài ra, chất thải sinh hoạt có thành phần
chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học phát sinh mùi hôi thối, tạo điều
kiện thuận lợi để ruồi nhặng phát triển ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Phạm vi tác động chỉ diễn ra trong khu vực dự án và kết thúc khi công trình
hoàn thành
* Chất thải nguy hại
Hoạt động xây dựng dự án không sử dụng biện pháp hàn kim loại, không
sử dụng sơn phủ bề mặt kim loại; phần lớn bề mặt tường công trình được dán
gạch men, phần cần sơn có diện tích nhỏ, chủ dự án sử dụng sơn màu sinh học,
gốc nước sơn tường; các cấu kiện tiền chế cần hàn tiện, sơn phủ bề mặt được
hợp đồng thực hiện ngoài dự án, sau đó vận chuyển đến dự án lắp đặt; các máy
móc, thiết bị sử dụng xây dựng tại dự án còn thời hạn đăng kiểm, kiểm định, khi
cần sửa chữa do sự cố sẽ đưa đến các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp thực hiện,
không sửa chữa tại dự án nên quá trình xây dựng không phát sinh CTNH
1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện:
a/ Về nước thải
- Nước thải xây dựng: Phát sinh từ quá trình trộn bê tông, vệ sinh máy móc
thiết bị thi công,… có tải lượng nhỏ được giảm thiểu bằng cách thu gom cho
chảy về hố ga hiện hữu tại của trường để lắng cặn, trước khi thoát ra tuyến thoát
nước đô thị
- Nước thải sinh hoạt: Công nhân tại dự án sử dụng nhà vệ sinh hiện hữu
tại dự án để sử dụng
- Nước mưa chảy tràn: Để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, bố
trí công nhân thu gom vật liệu thừa, rác thải trong mỗi ca làm việc vào thùng
chứa hay kho vật tư, không để nước mưa chảy tràn cuốn vào nguồn tiếp nhận
gây ô nhiễm
Nước mưa sẽ được dẫn vào hệ thống thoát nước mặt hiện hữu của trường,
sau đó dẫn thoát ra tuyến thoát nước đô thị đường Võ Văn Kiệt
Trang 33b/ Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại
Được công nhân hàng ngày thu gom, phân loại và xử lý như sau:
- Chất thải có thành phần là đất, cát, xà bần bêtông, gạch vụn,…được Chủ
dự án kết hợp với Nhà thầu xây dựng bố trí sao cho thuận tiện trong quá trình
xây dựng, sau đó được tận dụng san lấp mặt bằng tại dự án Nếu số lượng nhiều
không san lấp tại dự án hết, Chủ dự án sẽ có phương án vận chuyển đến những
công trình khác cần san lấp hoặc cho người dân xung quanh san lấp
- Ván cốp pha, giấy carton, nylon, thùng nhựa, đinh ốc, sắt thép vụn, :
được thu gom riêng vào kho vật tư lưu trữ tạm, định kỳ bán phế liệu
- Chất thải sinh hoạt: Sử dụng thùng rác có sẵn tại dự án, công nhân tự thu
gom rác bỏ vào Chủ dự án hợp đồng với đơn vị thu gom rác địa phương vận
chuyển về bãi rác tập trung để xử lý
- Chất thải nguy hại: Hoạt động xây dựng dự án không sử dụng biện pháp
hàn kim loại, không sử dụng sơn phủ bề mặt kim loại; phần lớn bề mặt tường
công trình được dán gạch men, phần cần sơn có diện tích nhỏ, chủ dự án sử
dụng sơn màu sinh học, gốc nước sơn tường; các cấu kiện tiền chế cần hàn tiện,
sơn phủ bề mặt được hợp đồng thực hiện ngoài dự án, sau đó vận chuyển đến dự
án lắp đặt; các máy móc, thiết bị sử dụng xây dựng tại dự án còn thời hạn đăng
kiểm, kiểm định, khi cần sửa chữa do sự cố sẽ đưa đến các cơ sở sửa chữa
chuyên nghiệp thực hiện, không sửa chữa tại dự án nên quá trình xây dựng
không phát sinh CTNH
c/ Về bụi, khí thải
* Giảm thiểu bụi phát sinh do tập kết vật liệu xây dựng
- Bãi vật liệu xây dựng được che chắn bằng tấm bạt hoặc vật liệu che chắn
khác để tránh phát tán bụi Vật liệu che chắn được gia cố bằng cọc cắm sâu
xuống đất ít nhất 20 cm để khỏi sập đổ hoặc gió cuốn bay
- Luôn làm ẩm không khí tránh bụi phát tán ra xa khu vực tập kết nguyên
vật liệu Biện pháp này làm giảm 80 – 85% lượng bụi phát tán ra ngoài
- Khi bốc dỡ, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ
* Giảm thiểu bụi khuếch tán từ mặt đất khu vực thi công
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu, bố trí cuối hướng gió
- Chủ dự án phối hợp với nhà thầu xây dựng dùng nước để tưới mặt đường,
Trang 34- Quy định tốc độ tối thiểu cho các xe tải chạy trong khu vực dự án để hạn
chế bụi cuốn theo gió do xe di chuyển tạo ra
* Giảm thiểu bụi từ hoạt động trộn bê tông
- Ngăn ngừa phát tán bụi tại khu vực lưu trữ vật liệu trộn: Các bãi chứa vật
liệu sử dụng để trộn bê tông (Cát, đá, ) được che chắn bằng vải bạt để tránh
phát tán bụi Tấm bạt che chắn được bao quanh bãi chứa, chỉ chừa 1 mặt để
chuyển vật liệu qua máy trộn Tấm bạt che chắn được chôn chặt xuống đất để
tránh bay
- Tại khâu sàn cát để sử dụng trộn bê tông được che chắn 3 mặt bên bằng
tấm bạt, chỉ chừa 1 mặt để lấy cát ra tránh bụi phát tán trong quá trình sàn cát
Tấm bạt che chắn được chôn chặt dưới đất để tránh bay
- Ngăn ngừa phát tán bụi khi đổ vật liệu: Khi dùng xe tải tập kết vật liệu tại
các bãi chứa, nếu thấy bụi bốc lên, sẽ thực hiện ngay việc phun nước làm ẩm
(trừ xi măng)
- Ngăn ngừa phát tán bụi tại máy trộn bê tông: Vật liệu dùng để trộn (Cát,
đá) được làm ẩm trước khi đưa vào máy trộn nên lượng bụi giảm đáng kể
*Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ máy móc, thiết bị thi công xây
dựng
- Các nhiên liệu sử dụng vận hành các phương tiện vận chuyển, máy móc
thiết bị trong công trường là những loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường
- Tất cả các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công đều đạt tiêu chuẩn Việt
Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường
- Các thiết bị máy móc cơ khí thi công trên công trường được bảo trì
thường xuyên và đúng thời hạn
d/ Về ô nhiễm ồn, rung
* Tiếng ồn
Chủ dự án kết hợp với Nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau:
- Sử dụng máy móc, thiết bị thi công được bảo trì thường xuyên và đúng
thời hạn Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và được cơ
quan đăng kiểm xác nhận
- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh việc các máy móc gây ồn cùng
làm việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng
Trang 35- Xây dựng rào chắn ngăn cách khu vực thi công với môi trường xung
quanh bằng các tấm ngăn (tấm lợp tôn, ) nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng ồn
- Không vận chuyển VLXD, thi công xây dựng sau 22 giờ đến 6 giờ sáng
hôm sau
* Độ rung
Móng công trình sử dụng máy ép cọc để thi công nên hạn chế ảnh hưởng
độ rung đến khu vực nhà dân lân cận
- Bố trí các máy móc thi công gây độ rung lớn hoạt động xen kẽ nhau,
không hoạt động đồng loạt gây tác dụng cộng hưởng
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động là găng tay xốp cho công nhân xây
dựng khi sử dụng các dụng cụ thi công rung cầm tay hoặc máy đầm cầm tay
- Khảo sát, bố trí các mố cọc kế cận các công trình xung quanh thật cẩn
thận và kỹ lưỡng, tránh gây sạt tường hoặc nứt tường
e/ Các biện pháp bảo vệ môi trường khác
* Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố môi trường
của hoạt động xây dựng
Phòng ngừa tai nạn lao động
Chủ dự án kết hợp với Nhà thầu xây dựng để thực hiện các biện pháp giảm
thiểu tai nạn lao động, được thực hiện như sau:
- Xây dựng quy tắc vận hành cho từng thiết bị sử dụng và dán kèm theo
thiết bị
- Kiểm tra thiết bị cẩn thận trước và sau khi vận hành
- Phân công điều khiển thiết bị cơ giới cho những công nhân có giấy phép
điều khiển, sức khoẻ tốt và trong người không có độ cồn
- Không sử dụng thiết bị sai chức năng
- Trang bị và yêu cầu công nhân sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động
như khẩu trang, nón bảo hộ, dây an toàn,…
- Ban hành nội quy làm việc ở công trường
- Thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động tại công trường
- Trang bị dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trong giờ làm
việc
Trang 36- Lắp đặt các bảng cảnh báo nguy hiểm tại khu vực thi công,… và các bảng
cấm những người không có trách nhiệm ra vào công trường
- Không cho công nhân làm việc ngoài trời khi có mưa, bão
- Bố trí nhân lực giám sát quá trình thi công để thường xuyên nhắc nhở việc
tuân thủ an toàn lao động và kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra
- Sử dụng dàn giáo đúng quy định của TCXDVN 296:2004 Dàn giáo – Các
yêu cầu về an toàn; chẳng hạn như không sử dụng dàn giáo kém chất lượng, bị
rạn nứt, mòn rỉ Cố định, không cho phép dàn giáo di chuyển ngang hoặc thay
đổi kết cấu hệ dàn giáo khi đang sử dụng
Phòng ngừa và ứng phó với sự cố cháy, nổ
Giảm thiểu bằng các biện pháp sau:
- Các kho chứa vật liệu xây dựng được trang bị dây dẫn điện phù hợp với
công suất của thiết bị tiêu thụ
- Sắp xếp vật liệu gọn gàng Yêu cầu công nhân cúp cầu dao khi rời khỏi
kho chứa
- Lắp đặt nội quy an toàn điện, thường xuyên kiểm tra đường điện và cúp
cầu dao điện khỏi thiết bị xây dựng khi ngừng sử dụng
- Bố trí bảng cấm hút thuốc và các dụng cụ chữa cháy (bình chữa cháy, hố
cát ) tại khu vực chứa nhiên liệu
Giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông:
Chủ dự án phối hợp với Nhà thầu xây dựng, bố trí công nhân theo dõi và
hướng dẫn phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng ra vào khu vực dự án
trong suốt quá trình xây dựng công trình để hạn chế ùn tắc giao thông và tai nạn
giao thông
An ninh, trật tự
- Ưu tiên thu nhận lao động là người địa phương nhằm hạn chế bất đồng về
phong tục tập quán, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương
- Quản lý công nhân về thời gian cũng như các giấy tờ tùy thân, thực hiện
đăng ký tạm trú với công an địa phương Phối hợp với chính quyền địa phương
trong công tác quản lý nhân sự và an ninh trật tự