1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ôn tập luật dân sự 1 Trường đại học lao động xã hội

7 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập luật dân sự 1
Trường học Trường đại học lao động xã hội
Chuyên ngành Luật dân sự
Thể loại tài liệu
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 26,87 KB

Nội dung

tổng hợp câu hỏi đúng sai có đáp án có trường đại học lao động xã hội cơ sở II tp. hồ chí minh

Trang 1

CHƯƠNG 3 CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ thời điểm cá nhân được cấp gấy khai sinh

 Nhận định này sai vì, theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật của cá nhân có từ thời điểm được sinh ra và chất dứt khi người đó qua đời

2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có từ khi cá nhân đó được sinh ra

 Nhận định này sai vì, theo quy định tại Điều 19 Luật dân sự 2015 cho biết: năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân

sự Tức là năng lực hành vi dân sự của cá nhân có từ khi cá nhân được 6 tuổi

3 Các nhân giống nhau về năng lực pháp luật dân sự

 Nhận định này định này đúng vì, theo quy định tại Khoản 2,3 Điều 16 của Luật dân sự 2015 chi biết: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau

4 Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 Nhận định này sai vì Theo quy định tại Điều 20 Luật dân sự 2015 cho biết: Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành

vi dân sự

5 Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh cùng thời điểm

 Nhận định này sai, vì theo quy định của Luật dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự phát sinh từ khi

cá nhân được sinh ra còn năng lực hành vi dân sự có từ khi cá nhân đủ 6 tuổi

6 Cá nhân chỉ có thể tham gia vào các giao dịch dân sự khi có dầy đủ năng lực hành vi dân sự

 Nhận định này sai vì, theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 21 Luật dân sự 2015 chỉ biết: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 và Khoản 2 Điều 24 Luật dân sự 2015 thì giao dịch của người

bị mất năng lực hành vin dân sự sẽ do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện hoặc giao dịch của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sư phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật

7 Cá nhân không có năng lực hành vi dân sự vẫn có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

 Nhận định này sai, vì chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ…

8 Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi

là người bị mất năng lực hành vi dân sự

 Nhận định này sai, vì theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 22 Luật dân sự 2015 cho biết: Người bị bệnh do tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, được Tòa án tuyên bố là người bị mất năng lực hành vi dân sự thì mới là người bị mất năng lực hành

vi dân sự

9 Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật dân sự 2015 cho biết: người thành niên do tình trặng thể chất hoặc tinh thân mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đển mức mất năng lực hành vi dân sự, được Tòa án tuyên bố mà người có khó khắn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì mới được xem là người có khó khăn trong nhận thức

10 Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố một người mất tích nếu người đó đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật dân sự 2015 cho biết: Khi một người biệt tích 02 năm trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay

đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích

11 Tòa án và Ủy ban nhân dân có quyền ra quyết định tuyên bố một người mất tích

 Nhận định này sai, vì phải theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và chỉ có Tòa án mới

có quyền định tuyên bố một người mất tích

Trang 2

12 Việc một cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó

 Nhận định này sai, vì theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 68 Luật Dân sự 2015 cho biết: Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Vậy nên, vợ hoặc chồng của người bị Tòa

án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì mới làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó

13 Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế

 Nhận định này sai, vì theo quy định của pháp luật tại Điều 69 Luật dân sự 2015 thì: Người đang quản

lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người cho đến khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích

14 Nếu sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì Tòa án sẽ phải ra quyết định tuyên bố người đó

đã chết

 Nhận định này sai vì, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 71 Luật dân sự 2015 cho biết: Người

có quyền lợi, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết

trong trường hợp sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bế mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp

luật mà vẫn không có tin xác thực là còn sống Vậy nên phải có sự yêu cầu của người có quyền hoặc

có lợi ích liên quan thì Tòa án mới ra quyết định tuyên bố là đã chết

15 Người được giám hộ bao gồm người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

 Nhận định này sai vì, theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật dân dự 2015 cho biết người được giám

hộ bao gồm: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều

bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; người mắt năng lực hành vi dân sự; người có khó khắn trong nhận thức, làm chủ hành vi

16 Tất cả cá nhân chưa thành niên nếu còn cha , mẹ thì không cần phải có người giám hộ

Nhận định này sai, vì trường hợp cá nhân chưa thành niên còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì vẫn cần phải có người giám hộ

17 Trong mọi trường hợp, một cá nhân chỉ có thể được một người giám hộ

 Nhận định này sai vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Dân sự 2015 thì ngoài ra thì còn có trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu

18 Người chưa thành niên nếu còn cha, mẹ thị không cần phải có người giám hộ

 Nhận định này sai, vì trường hợp cá nhân chưa thành niên còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì vẫn cần phải có người giám hộ

19 Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thanh niên

20 Cha, mẹ không bao giờ là người giám hộ cho con

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 quy định: trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có vợ, chồng, con nhưng đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ

21 Anh, chị em ruột là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Trang 3

 Nhận định này sai, vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 52 Luật Dân sự 2015 anh ruột là anh cả hoặc chị ruột

là chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Vậy nên trong trường hợp này em ruột là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là sai

22 Một cá nhân, pháp nhân chỉ có thể giám hộ cho một người

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Luật dân sự 2015 cho biết: một cá nhân, pháp nhân có thể làm giám hộ cho nhiều người

23 Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khắn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi cứ trí của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ

24 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người giám hộ của người đó xác lập, thực hiện

 Nhận định này sai, vì theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 22 Luật dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

25 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ thời điểm có nhân đó được cấp giấy khai sinh

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật của cá nhân có từ thời điểm được sinh ra và chất dứt khi người đó qua đời

26 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Luật dân sự 2015 cho biết: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau

27 Cá nhân chỉ có thể làm chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

 Nhận định này sai, vì cá nhân có năng lực hành vi dân sự một phần, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, nhưng phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ

28 Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh cùng thời điểm

 Nhận định này sai, vì theo quy định của Luật dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự phát sinh từ khi

cá nhân được sinh ra còn năng lực hành vi dân sự có từ khi cá nhân đủ 6 tuổi

29 Người bị tâm thần dẫn đến không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình luôn cần người giám hộ

 Nhận định này sai, vì người bị tâm thần dẫn đến không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình được tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì mới cần người giám hộ

30 Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo độ tuổi của cá nhân

 Nhận định này sai, vì theo quy định của Luật Dân sự 2015, mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân không chỉ được xác định theo độ tuổi mà còn dựa trên khả năng nhận thức và điều khiển hành

vi của cá nhân đó

31 Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự

 Nhận định này sai, vì theo quy định của Luật Dân sự 2015 cho biết: Người không có năng lực hành

vi dân sự là người dưới 6 tuổi, còn người mất năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự nhưng vì một lý do làm mất hành vi dân sư không thể nhận thức và không làm chủ được hành

vi của mình

32 Tất cả cá nhân chưa thành niên đều phải có người giám hộ

 Nhận định này sai, vì theo tuy định tại điểm a, b Điều 47 Luật Dân sự 2015 cho biết chỉ có người chưa thành niên không có cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha,

mẹ nhưng cha mẹ đều mắc năng lực hành vi dân sư; cha, mẹ đều khó khắn trong nhận thức, làm chỉ hành vi; cha, mẹ đều bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con cái; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì mới bắt buộc có người giám hộ

Trang 4

33 Các giao dịch dân sự được xác lập giữa người giám hộ và người được giám hộ đều vô hiệu

 Nhận định này sai, vì các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ thường được coi là vô hiệu

34 Cha mẹ có thể là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Điều 136 Luật Dân sự 2015 quy định cha mẹ là người giám

hộ theo pháp luật của con chưa thành niên chứ không phải là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên

35 Cha mẹ có thể là người giám hộ cho con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật Dân sự 2015 cho biết: trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có chồng, vợ, còn đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ

36 Người chưa thành niên có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật dân sự 2015 quy định: người chưa thành niên có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân

37 Một cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó

 Nhận định này sai, vì theo Khoản 2 Điều 68 Luật Dân sự 2015 cho biết: trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình

38 Tòa án là một trong những cơ quan có quyền tuyên bố một người là đã chết

 Nhận định này sai vì chỉ có tòa án có quyền tuyên bố là một người là đã chết theo điều 71 bộ Luật dân sự 2015

39 Nếu sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống thì Tòa án sẽ tuyên bố người đó đã chết

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 71 Luật dân sự 2015 quy định: Người

có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết nếu sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không

có tin tức xác thực là người đó còn sống Vì vậy, Tòa án chỉ có quyền tuyên bố người đó đã chết nếu

có yêu cầu từ người có quyền và lợi ích liên quan

40 Năng lực chủ thể của cá nhân bị chấm dứt khi cá nhân đó tuyên bố mất tích

 Nhận định này sai, vì năng lực chủ thể của cá nhân vẫn tồn tại chứ không chấm dứt khi cá nhân đó bị tuyên bố mất tích

41 Khi đã cai nghiện ma túy thành công thì người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện ma túy có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự với họ

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật Dân sự 2015 quy định: Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự

42 Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Điều 20 Luật Dân sự 2015 cho biết: người đủ 18 tuổi là người

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp không bị Tòa án tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

43 Vợ chồng là người giám hộ đương nhiên của nhau

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Dân sự 2015 quy định: Nếu không

có người giám hộ theo quy định thì người giám hộ đương nhiên trong trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ

CHƯƠNG 4 PHÁP NHÂN VÀ CÁC CHỦ THỂ KHÁC CỦA QHPL

Trang 5

1 Trường Đại học Lao động – Xã hội là một pháp nhân

 Nhận định này đúng, vì thỏa mãn đầy đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 74 Luật Dân sự 2015

2 Trường Đại học Lao động – Xã hội là pháp nhân hoạt động theo điều lệ

 Nhận định này sai, vì Trường Đại học Lao động – Xã hôi là pháp nhận không hoạt động theo điều lệ

mà hoạt động theo quy định của pháp luật

3 Chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty cổ phần là một pháp nhân

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Dân sự 2015 quy định: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân Vậy nên Chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty Cổ phần không phải là một pháp nhân

4 Người đại diện của pháp nhân luôn là người đứng đầu pháp nhân

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Điều 85 Luật Dân sự 2015 cho biết: Đại diện của pháp nhân

có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Không nhất thiết là người đứng đầu pháp nhân

5 Hoạt động của pháp nhân chỉ được thực hiện thông qua người đứng đầu pháp nhân

 Nhận định này sai, vì không chỉ người đứng đầu mà còn có những người khác được ủy quyền cũng

có thể đại diện cho pháp nhân để thực hiện các hoạt động

6 Năng lực pháp luật dân sự của các pháp nhân là giống nhau

 Nhận định này sai, vì tất cá pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự, tức là khả năng có các quyền và nghĩa vụ dân sự, những mức độ và phạm vi của năng lực này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình và mục tiêu hoạt động của từng pháp nhân

7 Năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân là như nhau

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật dân sự 2015 cho biết: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau

8 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh cùng thời điểm

 Nhận định này đúng

9 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân chấm dứt thời điểm

 Nhận định này đúng

10 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng thời điểm

 Nhận định này sai, vì năng lực pháp luật dân sự chấm dứt khi cá nhân chết còn năng lực hành vi dân

sự của cá nhân có thể mất hoặc hạn chế khi cá nhân còn sống

11 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào năng lực thực tế của pháp nhân đó

 Nhận định này sai, vì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không phụ thuộc vào năng lực thực tế của pháp nhân đó

12 Pháp nhân chấm dứt khi người đại diện theo pháp luật chết

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật Dân sự 2015 cho biết: Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giả thể pháp nhân hoặc bị Tòa án tuyên bố là phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản

13 Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 74 Luật Dân sự 2015 cho biết: pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình tức là trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn

14 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật Dân sự 2015 cho biết: Pháp nhân chỉ chỉu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân

CHƯƠNG 5 ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN – THỜI HIỆU

1 Người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 134 cho biết: Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch

Trang 6

dân sự được xác lập, thực hiện Vì vậy người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy

đủ

2 Cha, mẹ luôn luôn là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên

Nhận định này sai, vì theo quy định của pháp luật trong trường hợp cha, mẹ không có năng lực hành

vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự thì không được xem là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên

3 Anh/chị ruột có thể là người đại diện theo pháp luật của em chưa thành niên

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 cho biết: Người đại diện theo pháp luật

có thể là người giám hộ đối với người được giám hộ Trong trường hợp anh/ chị ruột là người giám

hộ đương nhiên của em chưa thành niên thì có thể trở thành người giám hộ theo pháp luật của em chưa thành niên

4 Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ

 Nhận định này sai, vì người giám hộ không phải là người đại diện theo pháp luật của chính mình

5 Người đại diện theo pháp luật luôn là người giám hộ của người đại diện

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Điều 136 Luật Dân sự 2015 cho biết: người đại diện có thể là người giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện

6 Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật dân sự 2015 cho biết: Người đại diện theo pháp luật có thể là người giám hộ đối với người được giám hộ Trong trường hợp, người chồng là người giám hộ đương nhiên của vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của vợ

7 Đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự chỉ có thể là đại diện theo pháp luật

 Nhận định này đúng khoản 2 điều 136 bộ Luật dân sư 2015 Người giám hộ đối với người được giám

hộ Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định

8 Đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền

 Nhận định này sai, vì căn cứ vào khoản 2 Điều 136 Luật dân sự 2015 quy định: Người giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật Vậy nên không có đại diện theo ủy quyền

9 Chỉ những người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ mới là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Luật Dân sự 2015 cho biết: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án

10 Con có thể là người đại diện theo pháp luật của cha, mẹ

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật Dân sự 2015 cho biết: Người đại diện theo pháp luật có thể là người giám hộ đối với người được giám hộ Trong trường hợp nếu cha,

mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ làm người giám hộ thì người con có thể là người đại diện theo pháp luật của cha, mẹ

CHƯƠNG 7 TÀI SẢN

1 Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 108 Luật dân sự cho biết: tài sản hình thành trong tương lai bao gồm tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch

2 Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành

Trang 7

 Nhận định này sai, vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Dân sự 2015 cho biết: tài sản hiện có

là tài sản đã hình thành và chỉ thể đã xác lập quyền sỡ hữu, quyền khác đối với tài sản hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch

3 A mua ô tô của B, hợp đồng đã có hiệu lực nhưng chưa làm thủ tục trước bạ sang tên đối với ô

tô Trường hợp này, ô tô mà A mua là tài sản hình thành trong tương lại của A

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 108 Luật Dân sự 2015 cho biết: tài sản hình thành trong tương lại là tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch Vì vậy ô tô mà A mua là tài sản hình thành trong tương lai của A

4 A được Tòa án nhân dân công nhận bằng một bản án có hiệu lực là người thừa kế duy nhất của B, nhưng A chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản do được thừa kế của B Trường hợp này, di sản mà A được hưởng là tài sản hình thành trong tương lai

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 108 Luật Dân sự 2015 cho biết: tài sản hình thành trong tương lại là tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch Vậy nên di sản mà A được hưởng là tài sản hình thành trong tương lai

5 Anh A mua một chiếc xe máy để đi chở xe ôm Tiền xe ôm là lợi tức

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 cho biết: lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản Vậy nên trong trường hợp này anh A mua một chiếc xa máy để đi chở xe ôm thì tiền xe ôm là lợi tức

6 Anh A mua một chiếc xe máy để cho thuê Tiền thuê xe máy là lợi tức

 Nhận định này đúng, vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 cho biết: Lợi tức là khoản lợi thu được

từ việc khai thác tài sản Vậy nên tiền anh A mua một chiếc xa máy để cho thuê, tiền thuê xe máy là lợi tức

7 Một tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức

 Nhận định này sai, vì tài sản gốc có thể sinh ra hoa lợi và lợi tức Ví dụ, con trâu (là tài sản gốc) đẻ

ra con nghé thì con nghé là hoa lợi, nhưng nếu cùng là con trâu là tài sản gốc ban đầu có thể được cho người khác thuê đi cày sẽ sinh ra lợi tức

8 Tiền trúng sổ số là lợi tức phát sinh từ vé sổ số

 Sai, là hoa lợi theo khoản 1 điều 109 bộ Luật dân sự 2015 hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại

9 Phần giá trị chênh lệch tăng thêm khi bán một tài sản là lợi tức

 Sai, là hoa lợi theo khoản 1 điều 109 bộ Luật dân sự 2015 hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại

Ngày đăng: 27/02/2024, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w