Sự hình thành, phát triển của cácsản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng dựa trên tiền đềđó.Những đổi mới này góp phần quan trọng cho sự phát triển của một nềnkinh tế m
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự bùng nổ kỷ nguyên số đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới hoạt độngtruyền thông trên thế giới và Việt Nam trên nhiều phương diện, trong đó có sựxuất hiện các mô hình sản phẩm nội dung số thu phí từ người sử dụng thôngqua các hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông công nghệ cao Trong lànsóng số hoá, các cải tiến, thay đổi trong công cụ sản xuất và phương thức sảnxuất đã tạo ra các sản phẩm báo chí, sản phẩm truyền thông mới đáp ứngnhững đòi hỏi cao hơn cả về hình thức lẫn nội dung truyền thông của côngchúng Không chỉ đòi hỏi về chất lượng nội dung thông tin, công chúng cònmong muốn thụ hưởng những sản phẩm đem lại hiệu ứng khác biệt, để khámphá và thỏa mãn trải nghiệm của mình và sẵn sàng chi trả tiền bạc, thời giancho những sản phẩm chất lượng cao Từ nhu cầu thực tiễn đó, các mô hìnhsản phẩm thông tin mới đã xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ thể hiệnnhững bước đột phá về chất lượng nội dung, hình thức trình bày mà còn cảtrên phương thức truyền tải tới công chúng Sự hình thành, phát triển của cácsản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng dựa trên tiền đềđó
Những đổi mới này góp phần quan trọng cho sự phát triển của một nền
kinh tế mang tên kinh tế tri thức (the knowledge economy), với những tác
động mạnh mẽ vào các xu hướng phát triển của xã hội Sự vận động và pháttriển của kinh tế nền tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã được ra đặttrong chiến lược phát triển chung của Việt Nam qua các cương lĩnh của Đảng,toàn văn phát biểu của lãnh đạo nhà nước Kinh tế tri thức là cơ sở để hiện đạihóa nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đó cũng là một “môi trường” mới, một động lực mới
để phát triển hoạt động kinh tế báo chí truyền thông Sự phát triển sinh độngcủa thực tiễn cho thấy rằng cần thiết phải nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ
Trang 2lưỡng hơn, toàn diện hơn về sự phát triển của các sản phẩm báo chí truyềnthông có thu phí từ người sử dụng để góp phần làm sáng rõ thêm về các thành
tố trong sự vận động của nền kinh tế tri thức cũng như kinh tế báo chí trongbối cảnh cuộc cách mạng số tại Việt Nam và Thế giới
Thông tin báo chí và tin tức truyền thông đã và đang là một sản phẩmhàng hóa đặc biệt khi nó đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của công chúng trongquá trình sản xuất thông tin; nó có đầy đủ các yếu tố cấu thành của một sảnphẩm hàng hóa theo mô hình kinh tế thị trường Nguồn cung của mặt hàngthông tin rất phong phú, đa dạng, và có liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vựctrong cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, giải trí Nhu cầu vàcông chúng của các loại hình thông tin cũng theo đó mà đông đảo, thuộcnhiều tầng lớp xã hội Nằm trong hoạt động kinh tế tri thức Việt Nam, kinh tếbáo chí truyền thông nói chung, các sản phẩm báo chí truyền thông số nóiriêng là một bộ phận quan trọng không thể tách rời Trong đó, các sản phẩmbáo chí, truyền thông số đang nở rộ dưới mọi hình thức, nhiều thể loại Cónhững cơ quan báo chí, đặc biệt là báo in trên thế giới và cả ở Việt Namnhững năm qua đã phải tạm đình bản thậm chí giải thể do doanh số phát hànhgiảm, công chúng theo đuổi những thể loại báo chí mới Vì vậy, để duy trì sựtồn tại của một cơ quan báo chí, nếu chỉ phụ thuộc vào doanh số phát hànhtheo mô hình xưa cũ là không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay Làm thếnào để có thể vận dụng các mô hình kinh doanh trên hạ tầng công nghệ sốtrong hoạt động báo chí là một câu hỏi thách thức đang được đặt ra
Bên cạnh báo chí, hoạt động truyền thông cũng góp phần truyền tảithông tin, vận động thay đổi thói quen nhằm thỏa mãn nhu cầu tin tức củacông chúng Trong thực tiễn, hoạt động của các cơ quan báo chí và các cơquan truyền thông luôn có sự giao thoa với nhau Công chúng truyền thôngluôn cần có báo chí để giám sát, phản biện, kiểm chứng lại thông tin Nhất làtrong bối cảnh kinh tế, xã hội có nhiều biến chuyển Mô hình sản phẩm báo
Trang 3chí có sự hợp tác với các đơn vị truyền thông đã tồn tại từ lâu Nếu như trướcđây, đơn vị truyền thông đóng vai trò là một nhà tài trợ cho cơ quan báo chíthì giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, đơn vị truyền thông đã song hànhcùng cơ quan báo chí trong việc cung cấp các sản phẩm thông tin có chấtlượng ra thị trường.
Sự hợp tác giữa cơ quan báo chí với các doanh nghiệp truyền thông,các hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đã cho ra đời những sản phẩmtrên cơ sở hạ tầng số như mạng điện thoại di động, internet, phần mềm, ứngdụng trên thiết bị di động cá nhân; các sản phẩm này được truyền tải thôngqua đường dây, cáp quang, vệ tinh của các nhà mạng truyền thống, loại hìnhchính của sản phẩm truyền thông số bao gồm âm thanh, văn bản, hình ảnh,video và những nội dung do chính người dùng (công chúng) cung cấp Thựctiễn cho thấy, hoạt động mạnh mẽ và phong phú của các sản phẩm báo chítruyền thông số có thu phí từ người sử dụng đã trở thành một hướng khai thácphân khúc thị trường mới tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
Trước sự ra đời của mô hình thu phí sản phẩm truyền thông số đã rấtthành công tại các tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới như New YorkTimes (NYT), The Guardian… Những biểu hiện của xu hướng này cũng dầnmanh nha xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm gần đây dưới những hìnhthức khác nhau và nhận được rất nhiều sự quan tâm của cả những người làmbáo và công chúng báo chí truyền thông Vì vậy, trước yêu cầu của thực tiễn,cần có một nghiên cứu làm rõ các yếu tố nội hàm, khái niệm, mối quan hệgiữa các đặc trưng thể loại và khả năng phát triển mô hình thu phí thông tintại Việt Nam trong tương lai, bởi đây sẽ là một hướng đi mới trong hoạt động
tự chủ tài chính cho các tòa soạn báo theo mục tiêu Quy hoạch báo chí đếnnăm 2025
Làm thế nào để phát triển các định dạng sản phẩm mới, có tiềm năngđem lại hiệu quả lớn về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nội dung là
Trang 4một thách thức đang đặt ra Bên cạnh đó, ngoài các mô hình kinh tế truyềnthông truyền thống như tìm quảng cáo, tài trợ, phát hành… thì các mô hìnhsản phẩm truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber) đang ngàycàng phát triển, nên cần thiết phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn, đánh giá mộtcách toàn diện hơn xu hướng này nhằm đúc kết những kinh nghiệm, giải phápcần thiết cho hoạt động báo chí truyền thông tại Việt Nam.
Những lý do trên cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: “Mô hình sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber) và khả năng phát triển tại Việt Nam”.
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu của đề tài có mối liên hệ ngành giữa các lĩnh vực:báo chí truyền thông, công nghệ thông tin và viễn thông, kinh tế báo chítruyền thông, kinh tế số Đó là những hướng nghiên cứu cơ bản để tác giảluận văn khai thác cơ sở dữ liệu và nhận định rõ về tình hình nghiên cứu cóliên quan tới đề tài
Trong Luật Báo chí năm 2016 có đề cập đến sự tồn tại của kinh tế báo chí như một thành tố quan trọng, đặc biệt, Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 mới thấy được tính cấp bách trong việc thừa
nhận và chấn chỉnh hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam Vì vậy, các côngtrình nghiên cứu về báo chí từ cuối thế kỷ XX đến nay phần lớn đều tập trungphân tích về lý thuyết, thể loại, kỹ năng nghề, đã có những công trình nghiêncứu về kinh tế báo chí, cụ thể là:
Về sách chuyên khảo: cuốn “Kinh tế báo chí” TS Bùi Chí Trung
(2007) đã đề cập một cách khá đầy đủ và chi tiết về khái niệm, cơ cấu, các môhình hoạt động của kinh tế báo chí tại Việt Nam thông qua mối quan hệ giữacác thể loại báo chí Cuốn sách đã đưa ra các mô hình kinh tế báo chí phù hợpvới bối cảnh thị trường báo chí Việt Nam, ngoài những mô hình hoạt độngkinh tế báo chí truyền thống như phát hành, quảng cáo, nghiên cứu còn chỉ ra
Trang 5một hướng phát triển mới của hoạt động thu phí sản phẩm báo chí truyềnthông đó là hoạt động thu phí thông tin báo chí dưới dạng thức truyền hình trảtiền theo yêu cầu - IPTV Kết quả nghiên cứu cho thấy công chúng sẵn sàngchi trả để có được thông tin mà họ muốn, nhu cầu tiếp cận thông tin của côngchúng là không giới hạn, khi công nghệ càng phát triển, công chúng càng cónhiều sự lựa chọn cho hoạt động tiếp nhận của họ.
Ở góc độ nghiên cứu về thể loại báo chí, cuốn “Một số vấn đề về kinh
tế báo in” của nhóm tác giả PGS.TS Đinh Văn Hường – TS Bùi Chí Trung
(2014) đã chỉ rõ những thành tố của một đơn vị sự nghiệp báo chí in ấn cóthu, trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: trong bối cảnh đổi mới và hội nhậpquốc tế, thực trạng của hoạt động kinh tế báo in đã và đang có nhiều thay đổi
so với giai đoạn đầu Cuốn sách đã tập trung xác lập một cách cơ bản, hệthống các học thuyết kinh tế truyền thông đang phổ cập trên thế giới đồngthời khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động kinh tế từ gócnhìn kinh tế báo chí và hệ thống quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về hoạt động kinh tế báo chí và đưa ra một số kiến nghị để báo in Việt Namhoạt động hiệu quả trong bối cảnh mới
Cùng đề cập đến hoạt động kinh tế truyền hình, cuốn “Truyền hình trả tiền ở Việt Nam căn bản và tiềm năng” của TS Hoàng Ngọc Huấn (2017) đã
kế thừa các công trình nghiên cứu kinh tế truyền hình trước đó và phát triểnnghiên cứu trên mô hình của VTVcab, cuốn sách đề cập đến sự phát triển củakhoa học công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo điều kiện cho truyềnhình phát triển với nhiều dịch vụ mới, có sản phẩm bản quyền và lý giải cácyếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng như nền văn hóa,nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và vai trò của những nhà làm truyền thông cókhả năng định hướng dư luận có tác động thế nào tới thói quen của côngchúng
Trang 6Trong cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” (2019, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông) của PGS, TS
Nguyễn Thành Lợi đã đề cập đến hoạt động phát triển truyền thông kỹ thuật
số thu phí thông qua mô hình subscribe tại báo điện tử NYT như một điểnhình thành công của mô hình thu phí trên thế giới, đưa NYT trở thành tờ báolớn thứ 2 tại Mỹ
Về các công trình nghiên cứu luận văn, luận án: Luận án tiến sĩ kinh tế
của tác giả Phạm Hoài Nam (2017): “Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam” có kế thừa và nhấn mạnh các mô hình và
phương thức thanh toán chủ yếu của truyền hình trong giai đoạn công nghệkhoa học phát triển Luận án nhấn mạnh về vai trò quản lý của nhà nước trước
sự thay đổi của các sản phẩm kinh tế hữu hình đến các sản phẩm được chi trảqua đường dẫn, sóng truyền hình Qua đó thấy được sự sát sao trong quản lýpháp luật Nhà nước trước sự thay đổi không ngừng của ngành truyền hình
Luận văn “Hoạt động kinh tế báo chí của cơ quan báo ngành môi trường” của tác giả Đặng Thị Hương Giang (2014) đã khảo sát mô hình kinh
tế báo chí tại các cơ quan cụ thể như báo Tài nguyên & Môi trường, tạp chíKinh tế Môi trường, tạp chí Môi trường & Cuộc sống giai đoạn 2011 - 2013.Nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: phát hành, quảng cáo và kinh doanhbáo chí khác, nghiên c ứu cũng chỉ rõ tính chuyên biệt của sản phẩm có thểảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của đơn vị sản xuất
Luận văn “Tổ chức hoạt động kinh tế báo chí tại tòa soạn báo Thanh niên” của tác giả Nguyễn Huyền Trang (2015) đã hệ thống hóa những vấn đề
về lý luận và hoạt động kinh tế báo chí thông qua việc phân tích thực trạnghoạt động kinh tế báo chí tại tòa soạn báo Thanh niên trong giai đoạn 6/2014-6/2015 Ở trường hợp cụ thể của báo Thanh niên, tác giả đã chỉ ra một sốđiểm mạnh và hạn chế của hoạt động kinh tế báo chí trong giai đoạn nền kinh
tế thị trường đang bị ảnh hưởng bởi công nghệ khoa học
Trang 7Về các bài báo đã được công bố: Bài báo nghiên cứu khoa học “Doanh nghiệp viễn thông tham gia thị trường truyền hình trả tiền: Cơ hội và thách thức” của tác giả Lê Minh Toàn (2013) đăng trên tạp chí Công nghệ thông tin
& Truyền thông tháng 5 có giới thiệu về mô hình kết hợp mới giữa các doanhnghiệp viễn thông và đài truyền hình để cho ra đời những sản phẩm kết hợpthế mạnh của doanh nghiệp và nhà sản xuất, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầucủa khách hàng Nghiên cứu cũng chỉ ra việc ứng dụng công nghệ thông tinvào khai thác thị phần khách hàng truyền hình tiềm năng sẽ đem lại nguồn lợicho các bên liên quan, đồng thời nhấn mạnh sự phối hợp giữa các nhómngành kinh tế có thể đem lại hiệu quả
Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đọc báo điện tử có trả phí ở Việt Nam” của nhóm tác giả Mai Thế Duyệt,
Phạm Quốc Trung (2015) đã sử dụng học thuyết hành vi dự định để nghiêncứu thị trường, đặc điểm công chúng tại Việt Nam và đưa ra kết luận đối với
hoạt động trả phí qua báo mạng điện tử, đó là: “Yếu tố thái độ có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng dịch vụ Đối với các yếu tố ảnh hưởng lên thái
độ, nhận thức về lợi ích, tính tương thích, tâm lý ưa thích miễn phí là ba yếu
tố có ảnh hưởng đáng kể nhất” [8; tr.42] Công trình trên tiếp cận vấn đề
công chúng trả phí cho sản phẩm báo chí truyền thông số từ góc độ nhân khẩuhọc và tâm lý học, chứ chưa đề cập đến hoạt động thu phí dưới góc độ nghiêncứu kinh tế báo chí
Tác giả Phan Hữu Minh (2017) có bài viết “Kinh tế báo chí và những giới hạn” đăng trên website của Hội Nhà báo Việt Nam [65] đã khẳng định:
Hoạt động kinh tế trong báo chí là vấn đề không mới, thậm chí là điều kiệntiên quyết của nhiều cơ quan báo chí giúp cho quá trình tồn tại và phát triển.Bài viết khẳng định các quy định của pháp luật đã tạo đủ hành lang cho hoạtđộng kinh tế của báo chí Vấn đề ở đây là thực hiện sao cho đúng cả ở khíacạnh pháp luật và đạo đức của người làm báo
Trang 8Trên website specia.vietnamplus.vn đăng tải bài viết của tác giả Vĩnh
Khang (2019) có tên “Thu phí từ độc giả là con đường phát triển bền vững của báo chí” đã đề cập đến sự phát triển và hình thành của mô hình thu phí
độc giả trên báo mạng điện tử từ năm 2012 và những phản ứng gay gắt củacông chúng và các nhà báo trước quan điểm cần thu phí báo mạng điện tử.Tuy nhiên, qua các mô hình đã thành công trên thế giới cũng như tại ViệtNam, khả năng thu phí các sản phẩm báo mạng điện tử là khả thi và điều kiệntiên quyết cho quyết định chi trả của độc giả chính là nội dung chất lượng
Nhận thấy: Các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế báo chí tạiViệt Nam đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây và có hướng khai thác rõ ràng vềcác mảng đề tài chuyên biệt, đó là thể loại báo chí và hệ thống các ấn phẩmchuyên ngành Các công trình đều ít nhiều khẳng định sự phát triển của khoahọc kỹ thuật và nền kinh tế thị trường đòi hỏi các cơ quan báo chí phải làmchủ doanh thu và tham gia vào quá trình xây dựng mô hình đơn vị sự nghiệp
có thu Tuy nhiên, mảng đề tài về sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từngười sử dụng vẫn chưa được khai thác hoàn toàn triệt để dưới góc độ kinh tếbáo chí
Các công trình nghiên cứu về người sử dụng sản phẩm báo chí truyềnthông số có thu phí hiện nay đa phần thuộc về các nhà nghiên cứu ở nướcngoài, chủ yếu là Mỹ và một số học giả tại châu Âu, đây là thuận lợi cũng làkhó khăn đối với đề tài nghiên cứu khi có thể tham khảo và tiếp thu các sốliệu, hướng phát triển của các đề tài nước bạn nhưng cũng là thách thức lớnkhi chưa có hệ thống các đề tài nghiên cứu tương tự ở trong nước
Chính vì vậy đề tài Mô hình sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber) và khả năng phát triển tại Việt Nam sẽ
góp phần làm rõ các thuật ngữ chuyên ngành, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và mốiquan hệ giữa khả năng phát triển của các mô hình kinh doanh mới với nền báochí truyền thống có bề dày thành tích Sản phẩm báo chí truyền thông số là
Trang 9một mô hình không còn xa lạ với các cơ quan truyền thông, tuy nhiên trướcsức ép của thương mại hóa thông tin và quảng cáo, nhiều nhà nghiên cứuchưa chỉ rõ vai trò và đánh giá đúng đắn về tiềm năng kinh tế mà sản phẩmbáo chí truyền thông số mang lại với nền kinh tế báo chí Việt Nam Vì vậy, đềtài nghiên cứu sẽ chỉ ra những thuật lợi, khó khăn và thách thức mà mô hìnhthu phí sản phẩm truyền thông số tại Việt Nam phải đối mặt cũng như đưa ra
sự phân tầng về khách hàng để tối ưu hóa giá trị nội dung thông tin đem lại
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hướng tới việc phân tích thựctrạng triển khai các mô hình sản phẩm báo chí truyền thông số có thu phí từngười sử dụng tại Việt Nam hiện nay thông qua hoạt động sản xuất, đóng góitin tức tại một số cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông Từ đó đưa ra nhữngđánh giá về khả năng ứng dụng và xu hướng phát triển trong thời gian tới Đềtài sẽ đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển các mô hình sảnphẩm mới đáp ứng yêu cầu của công chúng, góp phần mang lại hiệu quả kinh
tế truyền thông tích cực
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và phương thức triển khai
sản phẩm báo chí truyền thông số có thu phí từ người sử dụng
Thứ hai, phân tích thực tiễn phát triển các mô hình sản phẩm báo chí
truyền thông số thu phí từ người sử dụng đang triển khai tại thị trường ViệtNam Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân
Thứ ba, đánh giá những vấn đề thách thức đang đặt ra trong sự phát
triển truyền thông số hiện nay; những kinh nghiệm trong việc phát triển mô
Trang 10hình sản phẩm truyền thông số thu phí từ người sử dụng và đưa ra những giảipháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng hiệu quả trong tương lai.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được tập trung vào các mô hình sảnphẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber)
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn tập trung nghiên cứu các sản phẩm nộidung số trên nền tảng internet và di động: pay.vietnamplus.vn (bản quyềnthuộc về Báo Điện tử Vietnamplus, Thông tấn xã Việt Nam); myclip.vn (Tậpđoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội Viettel) và sản phẩm FPT play củaCông ty cổ phần FPT
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề tài kế thừa và vận dụng phương pháp biện chứng duy vật và chủnghĩa duy vật lịch sử, các văn kiện Đại hội của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về báo chí và hoạt động kinh tế báo chí tại Việt Nam Kế thừamột số phương pháp luận trong chuyên ngành kinh tế
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đề tài tham khảo và trích dẫn một số
tài liệu từ các nhà nghiên cứu đi trước về đề tài kinh tế, báo chí, xã hội học,văn hóa học để làm rõ các quan điểm, khái niệm về loại hình
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu qua các báo cáo kinh tế công
khai để cho thấy thực trạng hoạt động của mô hình thu phí thông tin tại ViệtNam
Phương pháp tiếp cận liên ngành: báo chí học, các học thuyết truyền
thông, kinh tế học, văn hóa học, xã hội học và dân tộc học để thấy được mối
Trang 11quan hệ giữa kinh tế báo chí với các nhóm kinh tế thị trường khác và khảnăng tồn tại của mô hình thu phí trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phương pháp phỏng vấn sâu: các chuyên gia trong lĩnh vực, những
người trực tiếp kinh doanh nội dung và những người lựa chọn nội dung đểmua bán
Đề tài có vận dụng phương pháp phân tích chiến lược (SWOT) để chỉ
ra các đặc trưng mô hình, điểm mạnh, điểm yếu từ đó chỉ ra những cơ hội vàthách thức của mô hình thu phí trong nền kinh tế thị trường
Đồng thời, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụnhư so sánh, phân tích, mô hình hoá… để tạo dựng cơ sở dữ liệu và nội dungphân tích phù hợp
6 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương bao gồm:Chương 1: Khái quát chung về lý luận kinh tế báo chí truyền thông vàsản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber)
Chương 2: Khảo sát, đánh giá các sản phẩm báo chí truyền thông số thuphí người dùng tại Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môhình sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người dùng tại Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ LUẬN KINH TẾ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VÀ SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
SỐ THU PHÍ TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG (SUBSCRIBER)
1.1 Cơ sở lý luận kinh tế báo chí truyền thông về sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber)
Trong quá trình nghiên cứu, có một số khái niệm liên quan đến đề tài
như: sản phẩm báo chí truyền thông số, thu phí, thu phí người sử dụng subscriber là những khái niệm chưa phổ biến trong các nghiên cứu về kinh tế
-báo chí tại Việt Nam Vì vậy, cần phân tích một số khái niệm liên ngành giữabáo chí học, kinh tế để có thể góp phần làm rõ các khái niệm trên
1.1.1 Khái niệm về báo chí, sản phẩm báo chí, truyền thông
- Khái niệm “Báo chí”: Căn cứ pháp lý tại Điều 3 Luật Báo chí Việt
Nam năm 2016 nêu rõ: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đềtrong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sángtạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thôngqua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã đưa
ra quan điểm về báo chí, đó là: “… xuất phát từ bản chất của báo chí truyền thông - là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế…” [6; tr87]
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa đưa ra khái niệm về báo chí là: Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất
Trang 13đến cho đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn [19;
tr.17]
Trong quá trình phái triển không ngừng của các cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật, các loại hình báo chí mới ra đời Sau báo, tạp chí in là sự gópmặt của báo phát thanh, báo truyền hình và gần đây nhất là sự ra đời của báo
mạng điện tử Báo chí hiện đại có thể được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ (hoặc không định kỳ như báo mạng điện tử) được sản xuất với khối lượng lớn, phát hành rộng rãi đến đông đảo cư dân (công chúng) Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các sản phẩm phát hành thông qua các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử [7; tr.5]
Báo chí là hoạt động xã hội rộng khắp mang xứ mệnh truyền tải và cậpnhật thông tin một cách liên tục, bám sát các sự kiện xã hội; thông tin trên báochí không chỉ đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng mà còn phải tuânthủ bộ nguyên tắc của pháp luật về cách thức đưa tin, hình thức thể hiện vàcách sử dụng ngôn từ
- Sản phẩm báo chí: Quá trình các tòa soạn sản xuất ra ấn phẩm báo
chí, vận chuyển/ truyền tải ấn phẩm đến với công chúng được coi là một vòngtuần hoàn của hoạt động kinh tế Sản phẩm báo chí cũng là sản phẩm kinh tế,bởi lẽ nó đáp ứng được hai yếu tố: nhu cầu cá nhân và trao đổi hàng hóa.Trong cuốn “Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản” (2003),
Claudia Mast đã khẳng định: “… báo chí cũng là một nghề Nó chịu sự điều tiết của quy luật thị trường Tin tức là một loại hàng hóa dễ hỏng” [34; tr.7].
Vậy, trong hoạt động báo chí, truyền thông có sự tồn tại của hoạt động kinh tếthông qua quá trình sản xuất ra các mặt hàng là sản phẩm báo chí
Sản phẩm báo chí là sản phẩm kinh tế đặc biệt khi nguồn vốn ban đầu
và nguyên liệu sản xuất của nó không tồn tại ở dạng vật chất mà phụ thuộcvào trình độ của người tạo ra sản phẩm Giá trị của ấn phẩm báo chí bao gồm:
Trang 14nội dung thông tin nó đem lại, công sức lao động của nhà báo, những hao phí
về nguồn lực trong quá trình sản xuất
- Truyền thông: Truyền thông có thể được hiểu là quá trình liên tục
trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữahai hoặc nhiều người nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp vớinhu cầu phát triển [7; tr.14]
Hoạt động truyền thông là hoạt động chia sẻ, trao đổi hai chiều diễn raliên tục giữa chủ thể và đối tượng truyền thông Từ hoạt động chia sẻ đó dẫntới sự hiểu biết chung và thay đổi nhận thức của cả hai bên nhằm thay đổi thái
độ hành vi
Trong hoạt động truyền thông, mục đích chính là tác động vào đôngđảo công chúng xã hội, nhằm tập hợp, giáo dục và thuyết phục công chúngtham gia vào các nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…
Vậy, truyền thông (tiếng anh là communication) là quá trình chia sẻthông tin, tương tác xã họi nhằm tìm kiếm những quan điểm chung thông quanội dung thông tin, hình thức biểu đạt Mục đích của truyền thông là tìm thấy
sự thống nhất và thấu hiểu
1.1.2 Một số khái niệm về mô hình, kinh tế báo chí
- Mô hình: là từ dùng để chỉ hình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng
chủ yếu của một đối tượng theo một phương tiện nào đó để nghiên cứu đốitượng ấy [11, tr.126]
Theo tác giả Minh Anh (2018) Mô hình (model) là sự đơn giản hóahiện thực một các có chủ định Nó cho phép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặtthứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối vớivấn đề nghiên cứu [77]
Vậy, mô hình là sự trình bày quy giản về một (hoặc vài) khía cạnh củavấn đề, mô tả một cách khái quát đặc điểm và các mối quan hệ giữa các thành
Trang 15tố cấu tạo nên bản chất của vấn đề Mô hình cho thấy cách thức tổ chức cũngnhư hoạt động của sự vật.
- Kinh tế báo chí: Là một ngành của nền kinh tế thị trường, là đơn vị sự
nghiệp có thu, hoạt động kinh tế báo chí không chỉ bó hẹp trong phương thứcsản xuất đơn nhất một loại hình, mà nó sự kết hợp của nhiều loại hình khác
nhau nhằm sinh ra lợi nhuận cho cơ quan báo chí “… có thể định nghĩa
“kinh tế báo chí” là hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí trong quá trình sử dụng con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính… để đi đến hiệu quả tối đa mà các cơ quan báo chí nói riêng và công nghiệp truyền thông nói chung có thể đạt được”[28; tr15].
Vấn đề kinh tế báo chí đã và đang được đặt lên hàng đầu và nó có khả
năng quyết định sự tồn tại của một cơ quan báo chí “Trong thực tiễn truyền thông, bên cạnh các thành công về công chúng thì những thành công, thất bại
về kinh tế quyết định tiền đồ của một doanh nghiệp truyền thông… Phạm vi ảnh hưởng của một sản phẩm truyền thông quyết định tính phổ cập của việc quảng cáo, và như vậy quyết định luôn cả những khả năng thanh toán của doanh nghiệp truyền thông” [34; tr.152]
Kinh tế báo chí truyền thông bao gồm: Doanh thu trực tiếp và doanhthu gián tiếp (quảng cáo, tổ chức sự kiện, vận động quyên góp, cho thuê thiết
bị, cho thuê cơ sở vật chất, nhận tài trợ, được nhà nước bao cấp )
- Thị trường báo chí: Trong hoạt động kinh tế, thị trường là yếu tố
đóng vai trò quyết định Thị trường là nơi tạo ra sự gặp gỡ giữa nguồn cung
và nhu cầu của khách hàng, là nơi giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩmtài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng các nhu cầu khác nhau củacác chủ thể trong nền kinh tế
Philip Kotler định nghĩa: Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có; là nơi những người bán và người mua gặp nhau và thực hiện các giao dịch (trao đổi tập trung nhưng không nhất thiết phải là một địa
Trang 16điểm cụ thể); Thị trường có thể hình thành cho một thứ hàng hóa, dịch vụ nào
đó hay cho một đối tượng khác có giá trị [36, tr.15-16] Theo Kotler, có hai loại thị trường là: Thị trường người bán (ở đó, người bán có quyền lực hơn)
và thị trường người mua (người mua có quyền lực hơn), khi đó hai thành phần này cũng thay nhau trở thành “những nhà hoạt động thị trường” tích cực nhất [36, tr.17].
Tác giả Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007): Thị trường báo chí là nơi diễn ra quá trình mua, bán sản phẩm báo chí, thực hiện những hợp đồng quảng cáo hoặc những cam kết tài trợ để thông qua đó quảng bá cho các thương hiệu sản phẩm [10, tr.122].
Trong thị trường báo chí, các sản phẩm được cung cấp ra thị trườngtheo thời gian cũng dần trở nên đa dạng, bên cạnh các sản phẩm truyền thốngnhư các dạng bài phóng sự, điều tra, chân dung, phản ánh, đưa tin, bút kí, ghichép thì có các sản phẩm mới như tác phẩm siêu báo chí (Mega Story,Long-form), tác phẩm báo chí đồ họa (Infographic) Các sản phẩm báo chímới ra đời dựa trên khả năng tổng hợp các mặt mạnh của các phương tiện
thông tin đại chúng (mass media), hay còn gọi là tác phẩm báo chí truyền
thông số
Trong quá trình phát triển, báo chí cũng như các ngành khoa học – xãhội khác luôn tự làm mới mình, cho ra đời những sản phẩm mới phái sinh từnhững sản phẩm truyền thống để không ngừng hoàn thiện, phù hợp với bốicảnh phát triển chung
- Nguồn thu của báo chí: Mỗi ấn phẩm báo chí trước khi đưa ra thị
trường đều được định giá dựa trên nội dung thông tin, công sức lao động củanhà báo, những hao phí về nguồn lực trong quá trình sản xuất Mỗi loại hìnhbáo chí lại có một cách gọi nguồn thu trực tiếp khác nhau: báo – tạp chí in gọi
là phát hành; phát thanh truyền hình gọi là thuê bao; báo mạng điện tử gọi làthu phí Nguồn thu trực tiếp từ công chúng là nguồn thu cố định, có khả năng
Trang 17duy trì sự tồn tại của các cơ quan báo chí và là hình thức kinh tế lâu đời nhấtcủa các cơ quan báo chí Công chúng cũng chính là khách hàng của các cơquan báo chí.
Hoạt động thu phí của báo chí: là một yếu tố cấu thành nên nguồn thu
của của cơ quan báo chí trên nền tảng điện tử kỹ thuật số Giống như sự ra đờicủa những thể loại báo chí mới, “thu phí” là cách gọi mới của nguồn thu trựctiếp từ công chúng của các cơ quan báo chí
Trong thời kỳ số hóa, quá trình thúc đẩy hoạt động kinh tế báo chí làmột bước đi hợp với xu hướng chung Ở rất nhiều ngành nghề kinh tế, các tậpđoàn đều đang triển khai các mô hình kinh doanh trên nền tảng số Từ việcmua bán, tìm kiếm trực tiếp, ngày nay bằng cách thiết bị điện tử cá nhân, đặcbiệt là điện thoại di động thông minh (smart phone), phần lớn công chúng đãchuyển sang giải trí, mua bán và trao đổi qua mạng điện tử Bước tiến củacông nghệ đã khiến cho các cuộc cạnh tranh đã từng tồn tại báo giấy được đẩylên không gian số
1.1.3 Một số khái niệm về kỹ thuật số và báo chí, truyền thông số
- Kỹ thuật số: Theo nhóm tác giả Thái Thanh Sơn, Thái Thanh Tùng,
Kỹ thuật số là kỹ thuật sử dụng kiểu tín hiệu và các định dạng dữ liệu trong ngành điện tử bằng các trạng thái rời rạc Các tín hiệu số tồn tại như các
chuỗi theo thời gian gồm các số “0” và “1” (các bit số) Thuật ngữ số còn
được dùng để chỉ phương pháp lưu trữ dữ liệu ở dạng số nhị phân [30; tr.42].
Hoạt động của kỹ thuật số đã tác động đến mọi mặt của cuộc sống, tạo ranhững thay đổi về cách truyền tải thông tin trên các thiết bị đầu cuối Hệthống các thiết bị đầu cuối có khả năng truyền tải và lưu trữ thông tin đượcgọi chung là hạ tầng số
- Hạ tầng số: Về mặt kỹ thuật, hạ tầng số là những mối liên kết giữa
các thành phần, thiết bị điện tử, là cơ sở để xây dựng nền tảng kỹ thuật số Hạ tầng số bao gồm 6 thành phần: thiết bị, kết nối, dữ liệu, hạ tầng ứng dụng,
Trang 18pháp lý và nhân lực Trong đó, hạ tầng dữ liệu (băng thông rộng) đặc biệt quan trọng, được ví như đường quốc lộ huyết mạch của một quốc gia [60].
Mọi sản phẩm điện tử có bảng mạch, con chip vận hành, bộ mã nguồn đềuđược coi là hạ tầng số
- Báo chí truyền thông số bao gồm báo mạng điện tử và các sản phẩm
thông tin khác là một bước chuyển từ các ấn phẩm hữu hình đến những ấnphẩm tồn tại dưới dạng mã hóa Đây được coi là sản phẩm báo chí có khảnăng tích hợp với mọi thiết bị cá nhân như máy tính xách tay, điện thoại diđộng thông minh, máy tính bảng, tivi thông minh… kỹ thuật số đã phá vỡ mọigiới hạn, chất liệu truyền thống, khiến cho thể loại báo chí mới này dễ tiếpcận công chúng hơn, đặc biệt là công chúng trẻ
Từ các thành tựu của khoa học kỹ thuật, việc giao dịch tiền mặt trựctiếp đã được chuyển đổi thành giao dịch tiền tệ gián tiếp thông qua các mãlệnh kết nối tài các tài khoản ngân hàng cá nhân với tài khoản công của cơquan báo chí Nó giống như việc mua một vé tham quan không giới hạn sốlần, trên chiếc vé đó có toàn bộ thông tin cá nhân và lịch sử giao dịch bằng hệ
thống thanh toán vi mô (micropayments) Các cơ quan báo chí đã ứng dụng
mô hình mua - bán thông tin báo chí dưới dạng thu phí sản phẩm - subscribe
Theo từ điển Oxford, “subscribe” có nghĩa là: Thỏa thuận để nhận mộtcái gì đó thường xuyên, thường là một ấn phẩm, bằng cách trả trước/Thỏathuận để truy cập vào một dịch vụ trực tuyến/Đóng góp hoặc cam kết đónggóp một số tiền nhất định một cách thường xuyên [78]
Ngoài nghĩa đăng ký mua ấn phẩm, đăng ký theo dõi, subscribe còn cónghĩa là quyên góp Ý nghĩa của từ này tương ứng với các hoạt động của độcgiả khi trở thành người theo dõi của một đơn vị cung cấp sản phẩm báo chítruyền thông số đó là: đăng ký trả tiền xem từng bài riêng lẻ hoặc theotuần/tháng/quý/năm, đăng ký trả tiền theo gói (dựa trên số lượng bài được đọc
Trang 19hoặc lưu lượng data), đăng ký để trở thành nhà cung cấp nội dung hoạt độngnhư một nhà báo công dân.
Theo ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam,sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng là một sản phẩm
mà độc giả phải chi trả một khoản phí nhất định để được thụ hưởng sản phẩm
đó theo quy định của đơn vị sản xuất [PV9]
Sản phẩm báo chí truyền thông số: là chất liệu mới của các cơ quan báo
chí, truyền thông, là sản phẩm kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và công nghệsản xuất tin tức mới cho phép công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn,thông tin được thể hiện một cách phong phú, sinh động Quá trình mã hóathông tin báo chí cũng cho phép xây dựng trường dữ liệu thông tin khổng lồ
để làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học, ứng dụng các học thuyết vào thựctiễn
Sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng (subscriber)
là sản phẩm thông tin tồn tại trên nền tảng số hóa có đầy đủ các đặc điểm củamột sản phẩm báo chí, được định giá mua bán và thanh toán bằng nền tảnggiao dịch điện tử internet Mô hình này cho phép các tòa soạn nắm được cơ sởkhách hàng định danh cố định
Nguyên lý hoạt động của subscribe dựa trên mối quan hệ giữa nhữngngười sử dụng đăng kí trả phí (subscriber) với cơ quan báo chí, cơ quantruyền thông Trong mối quan hệ này, người sử dụng chi trả trước một khoảnphí nhất định theo đề nghị của cơ quan báo chí để được thụ hưởng sản phẩmtin tức, còn các cơ quan báo chí có trách nhiệm cung cấp tin tức có giá trị đếnngười sử dụng
Mô hình thu phí đối với sản phẩm truyền thông số tại nước ngoài đã tồntại từ khá lâu Không chỉ thu phí để tắt các quảng cáo trên nền giao diện số,nhiều cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông còn thu phí người dùng để đưađến những trải nghiệm tối đa về thị giác và thính giác, làm thỏa mãn nhu cầu
Trang 20của công chúng Mô hình này góp phần khuyến khích các cơ quan báo chítruyền thông chú trọng vào việc độc quyền tin tức, nội dung thông tin phongphú, có chiều sâu, hình thức trình bày sản phẩm bắt mắt, đa dạng về phươngthức thể hiện.
Sự ra đời của mô hình thu phí sản phẩm báo chí truyền thông số nằmtrong quá trình vận động và kế thừa các tính chất sẵn có của nền báo chítruyền thống Sự phát triển của các ngành kinh tế luôn đặt ra thách thức cần tựthân làm mới mình dựa trên những giá trị căn bản cốt lõi
1.2 Mô hình sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử dụng
1.2.1 Nền tảng công nghệ và quá trình phát triển của sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí người sử dụng
Nếu như trước đây, nền tảng của báo in là công nghệ chế bản và thiết bị
in ấn; nền tảng của phát thanh - truyền hình là đường dẫn sóng, thiết bị thuphát; thì đến sản phẩm báo chí truyền thông số, nền tảng khoa học và côngnghệ hiện đại đã thay đổi, tạo ra kỹ thuật số và các thiết bị hạ tầng số
Trong các thành phần của hạ tầng số cần chú trọng sự tồn tại của hạtầng dữ liệu (băng thông rộng) được phát triển và quản lý bởi các tập đoànviễn thông Sự phát triển không ngừng của các tập đoàn viễn thông tại ViệtNam nói riêng và trên thế giới nói chung đã làm thay đổi diện mạo của quátrình kết nối giữa con người với con người Viễn thông không chỉ đơn thuần
là dịch vụ thư tín, dịch vụ cuộc gọi đường dài mà viễn thông ngày nay với hạtầng dữ liệu băng thông rộng đã trở thành đã trở thành phương tiện trungchuyển thông tin với tốc độ cao, dung lượng lớn và có khả năng lưu trữ, tríchxuất trường dữ liệu thông tin theo từng hệ thống chủ đề
Quá trình số hóa ký tự và lưu trữ nội dung trên các thiết bị hạ tầng kỹthuật số đã tạo ra một không gian rộng hơn cho các tác phẩm báo chí và các
Trang 21cơ quan báo chí Các sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất bị phụ thuộc và cónhiều giới hạn đã đặt ra nhiều rào cản trong khả năng sáng tạo và truyền tảithông điệp của mỗi nhà báo.
Quá trình phát triển của mô hình thu phí subscribe: Theo nhà nghiên
cứu Sasu Tarkoma, Đại học Helsiki, Phần Lan, subscribe là một mô hình phổbiến được sử dụng để kết nối các nhà cung cấp thông tin và người tiêu thụthông tin vượt qua giới hạn về thời gian và không gian Thuật ngữ subscribeđược nhắc đến lần đầu năm 1987 qua một hoạt động của hệ thống ISIS, chophép kết nối, theo dõi thông tin giữa các hệ thống máy tính Qua thời giancùng sự phát triển của công nghệ, subscribe đã trở thành một thuật ngữ chỉhoạt động phân phối thông tin một cách tức thời từ nguồn phát đến ngườiđăng kí nhận thông tin thông qua các thiết bị kỹ thuật trên nền tảng số hóa
Đối với dự báo về hướng phát triển của mô hình subscribe, công trìnhnghiên cứu của Schwer và Daneshvary [45] đã dự báo: một số cơ quan báochí có thể loại bỏ các nhà quảng cáo để chuyển từ phát hành miễn phí sangthu phí người xem mà vẫn thu được lợi nhuận, nhờ vào chất lượng các bàiviết và khả năng khai thác thông tin của mỗi nhà báo Trong lịch sử nghiên cứbáo chí, việc định giá tin tức và hướng duy trì chất lượng tin tức đã lặp lạinhiều lần trong các nghiên cứu khoa học chuyên ngành báo chí
Về dự đoán sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin thu phítrên báo chí thời kỳ số, nhóm tác giả Alison Alexander, James Owers, RodCarveth, C.Ann Hollifield, Albert N.Greco vào năm 2004 đã công bố công
trình nghiên cứu khoa học mang tên “Kinh tế của các phương tiện truyền thông: Lý thuyết và thực hành” đã phân tích về tầm quan trọng của nền kinh
tế truyền thông và sự chuyển mình của nền kinh tế tri thức do những tác động
từ sự thay đổi khoa học, công nghệ, kỹ thuật và các mô hình tài chính kinh tếkhác Công trình đã chỉ rõ, trong thời kỳ điện tử số hóa mặc dù số lượng độcgiả giảm nhưng các công ty báo chí sẽ vẫn có thể tồn tại bằng việc áp dụng
Trang 22đổi mới công nghệ để thích nghi với việc thay đổi lối sống, nhu cầu tiêu dùngcủa độc giả.
Từ năm 2017, nghiên cứu của Media Insight Project trực thuộc Viện
Báo chí Mỹ đã đưa ra kết luận: “Tương lai của nhà báo và báo chí hoàn toàn phụ thuộc vào sự chi trả của độc giả (subscriber) đối với thông tin báo chí trên mạng internet” [54] Khảo sát trên 2,199 người Mỹ trưởng thành dưới 35
tuổi sử dụng báo điện tử cho thấy, cứ 10 người thì có 4 người trả tiền để cóđược tin tức tương đương 53% số người được hỏi đồng ý hoặc đã trả tiền choviệc mua tin tức
1.2.2 Sản phẩm báo chí, truyền thông trên nền tảng số
Nhìn từ tiến trình ra đời và phát triển của các mô hình báo chí mới:
Trong quá trình phá vỡ mọi giới hạn, các loại hình báo chí mới đã ra đời,phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của công chúng Các loại hình báo chí mới đãtận dụng triệt để thành tựu của các sản phẩm điện tử số hóa, khai thác tối đanhững thiết bị cá nhân để từng bước thu hẹp khoảng cách với công chúng
Báo chí di động (Mobile Media, Mobile News) Đây là sản phẩm đa
chức năng, tên gọi của nó thể hiện hai quá trình: sử dụng thiết bị di động đểlàm báo và sử dụng thiết bị di động như một kênh truyền dẫn tin tức Báo chí
di động có đầy đủ các đặc điểm của báo chí truyền thống, giữ vững vai trònhiệm vụ về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục và các chức năng cơ bản; tính
ưu việt của báo chí di động là nhanh chóng, tiện lợi, tồn tại trên môi trường hạtầng số
Siêu tác phẩm báo chí: từ gốc trong tiếng Anh là Mega Story,
Long-form hay E-magazine là thể loại báo chí hiện đại trong thời đại công nghệ kỹthuật số, tạo cho công chúng một môi trường thực tại ảo sống động để trảinghiệm và tương tác với cơ quan báo chí Một siêu tác phẩm báo chí được cấuthành từ: ký tự, ảnh, âm thanh (tiếng động hiện trường, phỏng vấn), phim tàiliệu ngắn, các biểu đồ nhúng kèm mã url để tự động phát trên nền giao diện
Trang 23Mục đích của siêu tác phẩm báo chí là thu hút độc giả, cho họ một cái nhìntoàn cảnh về sự kiện, phục vụ cho cả công chúng phổ thông và những nhànghiên cứu học thuật Bên cạnh đó, siêu tác phẩm báo chí còn là một phươngthức để thúc đẩy quá trình tương tác giữa công chúng với cơ quan báo chí.
Nhìn từ sự thay đổi đơn vị cung ứng, phân phối, truyền tải sản phẩm báo chí: Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng và thoát khỏi thị
trường độc quyền loại hình truyền thống, thị trường báo chí truyền thông sốthu phí từ người sử dụng tập trung ở 4 dạng sản phẩm chính, đó là: Dạng sảnphẩm do cơ quan báo chí trực tiếp thiết kế và cung cấp; Dạng sản phẩm liênkết giữa cơ quan báo chí với hạ tầng/doanh nghiệp viễn thông (Telco); Dạngsản phẩm trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin ICT và Các dạng sảnphẩm thu phí khác:
Dạng sản phẩm do cơ quan báo chí trực tiếp thiết kế và cung cấp: Cơ
quan báo chí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm báo chí số, định giá sản phẩm vàthông báo mức phí bình ổn tới các khách hàng là độc giả trung thành của họ.Đây là doanh thu trực tiếp của các cơ quan báo chí có sản phẩm số hóa Ưuđiểm của mô hình này là số lượng bài viết sẽ được cung cấp dựa trên khảnăng chi trả trực tiếp của khách hàng Khách hàng không cần phải chi trả chonhững chi phí phát sinh như giá nguyên liệu giấy, chi phí phát hành… Hạnchế của mô hình này là khả năng phân tầng khách hàng lớn, nhiều khách hàngkhông có thói quen sử dụng giao dịch điện tử, thiếu kiến thức về kỹ thuật sốhoặc nhóm khách hàng thu nhập thấp sẽ không sử dụng sản phẩm này
Dạng sản phẩm liên kết giữa cơ quan báo chí với hạ tầng/doanh nghiệp viễn thông (Telco): Các nhà khai thác viễn thông hiện nay thường sở
hữu cơ sở hạ tầng thụ động và họ chỉ có thể đóng vai trò chủ động khi cungcấp dịch vụ cho người dùng cuối Xuất phát từ quan điểm “mua một gói” sảnphẩm thường sẽ rẻ hơn là mua từng nội dung riêng lẻ, nên sẽ dễ thu hút được
sự chú ý của công chúng hơn, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung
Trang 24bình - thấp Đây cũng chính là ưu điểm của mô hình này, bên cạnh đó, các cơquan báo chí có thể tiếp cận với lượng khách hàng rộng hơn Hạn chế: cácđơn vị viễn thông không chủ động sản xuất tin tức, chỉ có thể kinh doanh cái
mà đơn vị báo chí cung cấp
Dạng sản phẩm trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin mở, do các nhà cung cấp và hạ tầng CNTT mang tính toàn cầu phát triển: ICT là
cụm từ viết tắt của Information & Communication Technologies có nghĩa làCông nghệ thông tin và Truyền thông Là một thuật ngữ nhấn mạnh quá trìnhkết nối và chia sẻ thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau Sản phẩm củaquá trình này là sản phẩm báo chí số hoặc là sản phẩm giải trí số thôngthường Ưu điểm của mô hình kinh doanh trên nền tảng ICT là có phân khúckhách hàng rõ ràng thông qua các chỉ số về thói quen, sở thích… từ đó đưa racác sản phẩm phù hợp cho khách hàng Hạn chế của mô hình này là tính báochí ít hoặc dễ bị biến tướng
Các mô hình sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí khác, bao gồm:
sản phẩm báo chí thu phí đi kèm các sản phẩm thương mại, như mô hìnhsubscribe box: công chúng đăng ký mua gói s ản phẩm báo chí và hàng tháng,hàng năm họ sẽ nhận được một hộp quà bao gồm các sản phẩm làm đẹp, đồgia dụng, mẫu thử… các sản phẩm trong hộp quà đều là sản phẩm chất lượngcao hoặc sản xuất với số lượng hạn chế Hoặc khách hàng sử dụng dịch vụvận tải đường dài được trải nghiệm sản phẩm giải trí số miễn phí
Trong mô hình sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí từ người sửdụng, tất cả các hoạt động thanh toán, nhận sản phẩm đều được thực hiện trênnền tảng số Có nghĩa là mọi giao dịch và hoạt động thụ hưởng đều đã được
số hóa Điều này làm giảm thiểu những trở ngại như thất lạc, nhầm lẫn, sai sóttrong khâu phát hành Hoạt động thu phí trên nền tảng mạng điện tử phổ biếnkhi các cơ quan báo chí biến lưu lượng truy cập thành giao dịch Độc giả và
Trang 25người khai thác thông tin có thể mua nội dung hoặc đóng góp nội dung chỉbằng một cú nhấp chuột.
Xét về góc độ kinh tế, một sản phẩm được bán ra dưới hai hình thức:bán lẻ và bán buôn (bán sỉ) Căn cứ vào hình thức kinh doanh, có thể chia sảnphẩm báo chí, truyền thông số làm hai hình thức: sản phẩm thu phí mỗi lần sửdụng và sản phẩm thu phí theo gói sản phẩm
Các sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí cho mỗi lần sử dụng(pay-per-use/ pay-per-view) là cách thức bán lẻ theo từng bài viết, khi kháchhàng muốn đọc một bài viết, họ sẽ trả tiền để mua bài viết đó, số tiền phải trảcho một bài viết dao động theo một khung giá nhất định (có thể quy đổi bằnggiá trị tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán điện tử) tùy vào hàm lượng
thông tin và chất lượng nội dung của tác phẩm Về cơ bản, trả tiền cho mỗi lượt xem, như một mô hình kinh doanh, lần đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực truyền hình Như tên gọi của mình, nó là một hệ thống cho phép người dùng chỉ cần trả tiền cho những gì họ muốn xem Tuy nhiên, bên ngoài ngành công nghiệp truyền thông số, mô hình thường được gọi là "trả tiền cho mỗi lần sử dụng"[47] Mô hình thu phí cho thấy sự lựa chọn chủ động của công chúng khi
họ bị thu hút bởi chất lượng thông tin, tự nguyện trở thành một độc giả trungthành của cơ quan báo chí
Do sự phát triển của các sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí từngười sử dụng diễn ra rất nhanh chóng, phức tạp và chuyển biến liên tục, việckhái quát hóa thành một mô hình chuẩn để có thể nhận diện chính xác nhất lànhiệm vụ tương đối khó khăn Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi bướcđầu phác họa nhận diện như sau:
Trang 26Biểu đồ 1.1: Mô hình sản phẩm báo chí truyền thông số thu phí từ người sử
dụng (subscriber)
1.2.3 Đặc điểm của sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí
Đặc điểm nổi trội đầu tiên trong sự phát triển các sản phẩm báo chí,truyền thông số thu phí từ người sử dụng, đó là quá trình hình thành thươnghiệu và sự khác biệt cốt lõi của sản phẩm Một trong những tài sản có giá trịnhất của tờ báo là thương hiệu, danh tiếng và sự khác biệt cốt lõi của nó Thời
kỳ đầu phát triển các sản phẩm trên mạng internet, nhiều tờ báo, tạp chí in saunhiều năm phát hành bản giấy đã cho ra đời những phiên bản điện tử mangtính mô phỏng từ bản giấy Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều cơquan báo chí có sản phẩm số miễn phí đều nhận thấy sự sụt giảm hoặc sốlượng truy cập của độc giả trở nên bấp bênh, không đều theo từng ngày, từngtháng, từng sự kiện Biểu hiện của vấn đề này cho thấy không phải nội dungnào miễn phí trên mạng internet cũng đều là thứ hấp dẫn và cần thiết với côngchúng
Trang 27Bất cứ khi nào nói về nội dung tin tức miễn phí với các tòa soạn, lập
luận phổ biến là: “Người nào đó phải trả tiền cho báo chí, hoặc báo chí sẽ phải trả tiền cho nó” [46] Điều đó có nghĩa là, nhiều cơ quan báo chí đang bị
chịu lỗ khi đẩy sản phẩm thông tin của mình một cách “miễn phí” (hoặc đượchiểu là dựa vào mô hình nguồn thu từ quảng cáo) trên nền tảng điện tử Ngườiđọc có thể lựa chọn bài viết của bất kỳ cơ quan nào vì mức độ phổ biến củathông tin, họ không cảm thấy bị thu hút, choáng ngợp và có sự tin tưởng nhấtđịnh, vì thế việc trở thành độc giả trung thành của tờ báo, tạp chí trên khônggian mạng là điều không thể Bởi lẽ, hạ tầng được số hóa, các độc giả đềukhông được định danh, họ có thể truy cập vào trang báo mạng điện tử dướiđịa chỉ IP (mã số máy tính) mà họ đang sử dụng; nhưng đó chưa phải là cơ sở
để đánh giá mức độ trung thành của độc giả vì một người có thể sử dụngnhiều thiết bị cá nhân để truy cập vào các trang web Điều này khác hoàn toànvới việc đặt mua báo, tạp chí có địa chỉ người nhận rõ ràng Khi tin tức miễnphí, độc giả sẽ sử dụng các trang báo mạng điện tử theo thói quen, có nghĩa là
họ không còn cảm giác phân biệt về cơ quan nào cung cấp thông tin gì, hoạtđộng tiếp nhận không cố định bởi họ có thể đọc tin tức ở bất cứ trang nào mà
họ thấy: qua quảng cáo hoặc do bạn bè chia sẻ trên mạng xã hội…
Khi Internet ra đời, theo như sự mô tả của tác giả cuốn “Thế giớiphẳng” - Thomas L.Friedman, khi bức tường Berlin sụp đổ, bức tườngWindows đã tạo ra một thế giới phẳng nơi ai cũng có thể dễ dàng tiếp cậnthông tin ở khắp thế giới Không còn những giới hạn về địa lý và thời gian,hoạt động tiếp nhận thông tin theo đó cũng trở nên phổ biến hơn, nhanh hơn
và dễ dàng hơn Khi đó các cơ quan như báo in, phát thanh và truyền hình dầnbộc lộ những điểm yếu trong tốc độ của thị trường tin tức, công chúng dầndần thay đổi cách tiếp cận và thị hiếu của họ
Sự phát triển các sản phẩm báo chí, truyền thông thu phí từ người
sử dụng góp phần xác định cơ chế liên kết mới giữa cơ quan báo chí,
Trang 28truyền thông với công chúng (trong vai trò khách hàng mua sản phẩm) một
cách chặt chẽ, bền vững và xác định trong khung thời gian cụ thể (theo từngtuần, tháng, năm) hoặc theo tính chất cấp thiết của nội dung thông tin Điềunày sẽ đảm bảo cho một dòng tiền ổn định từ người đăng ký trả trước Về mặt
kế hoạch kinh doanh, mô hình đăng ký sẽ cho phép cơ quan báo chí truyềnthông có một tầm nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu thực sự của công chúng và hỗtrợ cho việc lên kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu đó
Mô hình sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí từ người sử dụng
cho thấy mức độ của chủ động rất cao của công chúng trong việc tiếp cận
và đón nhận thông tin, sự kiện Trong bối cảnh bão hòa, cạnh tranh quảng
cáo và sự ra đời của mạng xã hội đã làm suy giảm doanh thu gián tiếp của các
cơ quan báo chí Việc khai thác tối đa lợi nhuận từ các sản phẩm thông tin số của các tập đoàn truyền thông cũng đã đặt ra một thách thức lớn cho các nhà xuất bản, tòa soạn báo truyền thống trên thế giới [48].
Đây là sự thể hiện ở cấp độ mới của tiến trình phát triển số hóa của cơquan báo chí, truyền thông Với việc thiết kế, phát triển sản phẩm báo chí sốthu phí từ người sử dụng, các tòa soạn có sự đổi mới mạnh mẽ hoạt độngnghiệp vụ của mình, trong đó chú trọng việc liên kết, phối hợp với các hạ tầngviễn thông, công nghệ thông tin và các nền tảng thương mại điện tử Các đơn
vị khai thác viễn thông thường sở hữu cơ sở hạ tầng thụ động và họ chỉ chủđộng khi cung cấp dịch vụ cho người dùng, nhưng mức độ tiếp nhận củakhách hàng thường xuyên thay đổi theo giai đoạn Có những dịch vụ triểnkhai trong thời gian dài, và cũng có dịch vụ bị khai tử ngay khi vừa ra mắt.Ngược lại, mức độ liên tục của các dòng chảy thông tin lại đem đến sự tươngtác giữa nguồn phát và người tiếp nhận nhưng nhiều cơ quan báo chí lạikhông thể chủ động đem lại nguồn thu nhập cho mình nếu không chủ độngnắm được số lượng công chúng tiềm năng sẵn sàng tiếp cận sản phẩm của họ.Khi đó, đơn vị viễn thông đóng vai trò cung cấp cơ sở hạ tầng vật lý và mạng
Trang 29tích hợp, cho phép các cơ quan báo chí sử dụng hạ tầng của họ để tiếp cậnngười dùng có định danh Điều này đã phát triển thế mạnh của cả hai bên vàgia tăng doanh thu từ các dịch vụ.
1.3 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, sản phẩm, hệ thống phân phối
và người tiêu dùng trong thị trường nội dung số
1.3.1 Về dây chuyền sản xuất và phân phối sản phẩm báo chí, truyền thông truyền thống
Kinh tế học đã đưa phương pháp phân chia các giai đoạn sản xuất theomột quy trình, căn cứ trên những khác biệt về công nghệ, và thông qua đóphân tích đặc điểm kinh tế và tìm ra con đường tối ưu hóa cho mỗi công đoạnsản xuất Áp dụng cho công nghiệp truyền thông, lý thuyết kinh tế sẽ chophép xác định các giai đoạn sản xuất lớn và chủ chốt, giúp cho sự gắn kết củacác nhà sản xuất và người tiêu dùng:
Biểu đồ 1.2: Dây chuyền sản xuất trong ngành công nghiệp truyền thông
Thị trường báo chí, truyền thông được xác lập bởi mối quan hệ từ nhàsản xuất là cơ quan báo chí cung cấp các sản phẩm thông tin, thông qua cáckênh phân phối để đến tay người tiêu dùng là khách hàng Trong mô hìnhhoạt động của thị trường báo chí truyền thông truyền thống có sự tồn tại của
bốn yếu tố, đó là: nhà sản xuất, sản phẩm, hệ thống phân phối và người tiêu dùng Trong đó:
- Hệ thống phân phối trong thị trường báo chí, truyền thông truyềnthống là các đơn vị, thiết bị trung gian đóng vai trò là kênh truyền tải trunggian vận chuyển sản phẩm từ cơ quan báo chí đến người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là khái niệm dùng để chỉ các cá nhân có nhu cầu và
có khả năng tài chính để chi trả, sở hữu sản phẩm kinh tế Người tiêu dùng là
Trang 30người chủ động đưa ra quyết định tiêu thụ sản phẩm và không làm chủnguyên liệu sản xuất Căn cứ Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
do Quốc hội ban hành năm 2010: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Nếu như đối với các cơ quan sản xuất báo in, sản phẩm báo chí tồn tạidưới dạng vật chất (giấy) nên quá trình sản xuất có thêm khâu đóng gói sảnphẩm chuyển bản thiết kế đến xưởng in để in ấn phẩm hàng loạt Hệ thốngphân phối của báo in là các sạp báo và cơ quan phát hành báo chí Các sạpbáo đóng vai trò là nhà bán lẻ, nhập báo chí số lượng lớn (mua buôn) và trưngbày, giới thiệu, bán sản phẩm cho khách hàng (bán lẻ) Các cơ quan phát hànhbáo chí làm nhiệm vụ tổng hợp danh sách khách hàng đăng ký mua báo, tạpchí qua hệ thống bưu điện theo từng mã sản phẩm, từng địa phương, sau đóđơn vị phát hành nhận ấn phẩm từ xưởng in và chuyển đến địa chỉ khách hàng
đã đăng ký qua bưu điện Một ấn phẩm được xuất bản cho đến tay người tiêudùng phải cần một khoảng thời gian xác định, đây còn gọi là thời gian haophí
Đối với các cơ quan phát thanh - truyền hình, công đoạn đóng gói đượcgiảm tải, chủ động hơn do không cần đơn vị sản xuất vật chất như xưởng in
mà sản phẩm làm ra ở một định dạng kỹ thuật (visual – nghe nhìn) hoàn toànphụ thuộc vào kỹ năng của phóng viên, kỹ thuật viên Hệ thống phân phối sảnphẩm phát thanh truyền hình ở rất nhiều hạ tầng như: cột thu phát sóng(analog/digital mặt đất), đường dây cáp đồng trục/cáp quang, các thiết bị đầucuối như ti vi, radio Để sản phẩm truyền hình, phát thanh đến được vớingười tiêu dùng, cần đảm bảo hệ thống hạ tầng thiết bị hoạt động tốt và tươngthích với nhau Thời gian hao phí truyền phát của phát thanh, truyền hìnhđược tính bằng vài giây cho đến vài phút Tuy nhiên, vấn đề hao phí lớn nhấttrong quá trình phân phối sản phẩm phát thanh, truyền hình là giảm chất
Trang 31lượng âm thanh, hình ảnh Yêu cầu đặt ra là cần phải nén hình ảnh động vừa
đủ để đảm bảo việc suy giảm chất lượng ít nhất (lossy compression) nhưngtiết kiệm băng thông nhất
Như vậy, trong mô hình thị trường báo chí, truyền thông truyền thống,
để sản phẩm báo chí đến được với người tiêu dùng, cần thông qua nhiều bướctrung gian, có sự phối hợp của cả nhân lực và cả thiết bị truyền dẫn Trongquá trình này thường xảy ra tình trạng hao phí thời gian và giảm chất lượngsản phẩm; bên cạnh đó, bộ máy phân phối dễ phình to, nhiều chân rết, khôngđảm bảo chất lượng vận chuyển còn tồn tại tình trạng thất lạc sản phẩm, nhầmlẫn, hoặc nhiều nhóm khách hàng ở vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở gặpkhó khăn khi tiếp cận với sản phẩm báo chí truyền thông Còn tồn tại tìnhtrạng độc giả quay lưng với sản phẩm báo chí truyền thống bởi ảnh hưởng từcác khâu phát hành trung gian gây thất lạc, gián đoạn khiến sự kết nối giữa cơquan báo chí và khách hàng luôn bị đứt gãy
1.3.2 Dây chuyền sản xuất và phân phối sản phẩm báo chí, truyền thông trong môi trường kỹ thuật số
Kế thừa và phát huy những ưu điểm của thị trường báo chí, truyềnthông truyền thống, các sản phẩm báo chí truyền thông số đã có bước pháttriển mới trong quá trình phân phối sản phẩm, dựa trên môi trường Theo đó,
hạ tầng phân phối sản phẩm báo chí, truyền thông số là dựa trên hạ tầng cápquang internet có tốc độ cao và độ nén lớn do ứng dụng thành công chíp hiệunăng xử lý hình ảnh; việc sử dụng thuật toán để mã hóa âm thanh, hình ảnhcũng là thế mạnh của internet, khiến cho việc truyền tải trở nên dễ dàng hơn
Trong thị trường báo chí, truyền thông số, sản phẩm đi từ nhà sản xuấtđến thẳng người tiêu dùng qua mạng internet; giảm thiểu thời gian hao phí,khắc phục vấn đề giảm chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng thiết lập đượcđường tương tác phản hồi (bacbone) tới nguồn phát Khi phản ánh sự kiện,các bài báo mạng điện tử được phóng viên tác nghiệp ngay tại thời điểm sự
Trang 32kiện diễn ra hoặc ngay sau khi sự kiện kết thúc Hệ thống phân phối cũng rútngắn thông qua hạ tầng cáp internet và thiết bị đầu cuối là thiết bị điện tử cánhân như máy tính, điện thoại di động Theo sự phát triển của công nghệ, thiết
bị đầu cuối được tích hợp gọn nhẹ vào các thiết bị điện tử cá nhân như điệnthoại di động, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn
Trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường kinh tế, đặc biệt là chịu
sự ảnh hưởng của công nghệ, có ý kiến cho rằng, nhóm người tiêu dùng trẻđang có xu hướng ngừng chi trả cho các sản phẩm phải qua nhiều khâu trunggian để rút ngắn hơn thời gian tiếp cận sản phẩm Thay vì phải trả một khoảntiền cho toàn bộ chi phí sản xuất thông tin, chi phí in ấn như giấy mực bảnkẽm in, chi phí phát hành, vận chuyển… họ muốn giảm bớt các giai đoạntrung gian
Khi xem xét mối quan hệ giữa thị trường, sản phẩm và người tiêu dùng
nhà kinh tế học Carl Menger nhận định: “Cá nhân có quyền lựa chọn” [17;
34] Quan điểm này phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện đại khi nó chútrọng vào mục đích và khuynh hướng tự chủ trong tiếp nhận sản phẩm củacông chúng Tham chiếu quan điểm vào nền kinh tế báo chí, truyền thông,nhận thấy: khi công chúng phát sinh những nhu cầu mới thì các cơ quan báochí, truyền thông sẽ tìm những phương cách nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.Giống như các mô hình kinh tế khác, sự tồn tại của cung và cầu đã tác độngkhông nhỏ đến việc tổ chức các mô hình sản xuất “Như vậy, cần xác địnhrằng, báo chí truyền thông là một thị trường đặc biệt, để đạt được hiệu quả
doanh số, các cơ quan, tổ chức phải chú trọng đến ba điểm mấu chốt: vai trò của công chúng (nhu cầu hàng hóa), vai trò của nhà quảng cáo (nhu cầu dịch vụ) và đặc trưng nơi vùng miền hoạt động (địa bàn).” [28; tr.29].
Theo nghiên cứu của Carina Ihlstrom và Jonathan Palmer (2002) về
Doanh thu trực tuyến trên báo mạng điện tử có đề cập đến xu hướng tiếp cận
của người tiêu dùng trước các sản phẩm báo chí truyền thông số, đó là: Hơn
Trang 3391% số người được hỏi có niềm tin đối với trang báo mạng điện tử như đốivới giấy in Hơn 37% người dùng phản ứng tốt với việc sử dụng âm thanh vàhình ảnh chuyển động trên giao diện website, họ cho rằng nó đem lại sự đadạng cho tác phẩm báo chí[47] Có thể nói, mặc dù thị hiếu của công chúngđang thay đổi nhưng vẫn có những điểm căn cốt không thể thay đổi trong thóiquen tiêu thụ và cách tiếp cận của công chúng.
Năm 2014, nhà nghiên cứu Juergen Grimm đã đưa ra quan điểm về mối
quan hệ giữa độc giả và người làm truyền thông trong Nghiên cứu ảnh hưởng của phương tiện truyền thông: Giới thiệu một số phương pháp và lý thuyết
(Media effect research: Introduction to the theory and methods), đó là:
“Người làm truyền thông phải tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để tác động đến các nhóm công chúng khác nhau, nhằm thu lại hiệu quả tối đa cho hoạt động truyền thông” Nhu cầu tiêu thụ tin tức kỹ thuật số và sự phát triển ngày
càng nhanh chóng của các thiết bị điện tử cá nhân trong đó có điện thoại diđộng thông minh đã trở thành một “lực cản” cho sự sụt giảm phát hành củacác loại hình truyền thông truyền thống như in ấn hay thuê bao truyền hìnhcáp Ngoài ra, phạm vi tiếp cận rộng lớn của các nền tảng mạng xã hội trựctuyến và nền kinh tế số tương ứng với mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu đãđược cá nhân hóa với tốc độ nhanh trở thành một hợp đồng hấp dẫn với ngànhquảng cáo Doanh thu quảng cáo đã chuyển đáng kể từ các nền tảng truyềnthống sang nền tảng viễn thông và truyền thông số Bên cạnh đó, các đơn vịviễn thông sẵn sàng chia sẻ và cung cấp hạ tầng với các đơn vị báo chí, truyềnthông đã thúc đẩy các nhà báo (cả chuyên nghiệp và nhà báo công dân) tìmkiếm những cách sáng tạo mới để duy trì hoạt động kinh doanh
1.4 Những biểu hiện và đặc điểm của thị trường báo chí, truyền thông số thu phí từ người sử dụng
1.4.1 Những biểu hiện mới của thị trường báo chí, truyền thông số
Trang 34Thứ nhất, các sản phẩm báo chí, truyền thông số tồn tại trong môi
trường công nghệ số hiện đại có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận người tiêu dùng khi các thiết bị hạ tầng số đang trở thành công cụ thiết yếu trong đời sống Việc nâng cấp hạ tầng viễn thông lưu trữ dữ liệu cùng với những
tiến bộ trong tự động hóa, phân tích và công nghệ số đã giảm thiểu thời gianhao phí của nhà sản xuất và người tiêu dùng Các doanh nghiệp không cần
phải chào bán sản phẩm trực tiếp mà vẫn tiếp cận được khách hàng Việc áp dụng những công nghệ mới, đặc biệt mạng thế hệ thứ 3 (3G) ra đời, đã thay đổi tốc độ truy cập Internet theo hướng tăng cao đáng kể Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động được các nhà cung cấp dịch vụ khai thác triệt để, bởi ngoài việc làm phong phú đa dạng dịch vụ của mình, nhà cung cấp còn hưởng lợi từ nguồn thu mới [29; tr.198].
Thứ hai, sự phát triển của công nghệ đã khắc phục mọi khoảng cách
giữa người làm báo và công chúng của mình, từ đó gia tăng khả năng tương
tác và theo đó mức độ niềm tin của công chúng với cơ quan báo chí cũng theo
đó mà được nâng lên: Các hình thức báo chí trực tuyến mới (các hình thức báo chí hợp tác, tài trợ đám đông, báo chí công dân, nội dung do người dùng tạo, v.v.) là cơ hội để giao tiếp trực tiếp hơn giữa các nhà báo và độc giả của
họ Sự tin tưởng và minh bạch là chìa khóa thành công [43; tr.18].
Thứ ba, sự phát triển các sản phẩm truyền thông thu phí từ người sử
dụng khiến mô hình kinh doanh truyền thống, cùng với các hình thức giao kết giữa người bán và người mua trên thị trường truyền thông thay đổi Thời kỳ
đầu, khi đưa nội dung thông tin báo chí lên mạng điện tử trực tuyến, các cơquan báo chí, truyền thông quyết định phá vỡ mô hình doanh thu trực tiếp từkhách hàng truyền thống (xem/đọc trả tiền), bằng cách không tính phí ngườidùng với bất cứ loại thông tin nào Thay vào đó các cơ quan báo chí hoàn toàndựa vào doanh thu từ quảng cáo trên cơ sở lượng khách hàng truy cập, tốc độsản xuất sản phẩm tin - bài đã thu hẹp doanh thu của cơ quan báo chí
Trang 35Trên thực tế, khi không thu phí sản phẩm, hầu hết các tòa soạn địnhhình mối liên hệ với độc giả của họ “giống như là khách truy cập vãng lai”hơn là “độc giả trung thành” Thay vì tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhucầu của công chúng, các cơ quan báo chí chỉ trông chờ vào quảng cáo trựctuyến Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã mô tả, đây là một dạng tư duy
“doanh thu ngắn hạn”, ví như một cuộc thi chạy bền mà lúc đầu, cơ quan báochí có thể nhận thấy những lợi ích ngắn hạn hoặc doanh số có mức tăng đáng
kể, nhưng dần dần khi thông tin bão hòa, thị trường sẽ “bão hòa” đi rất nhanh
1.4.2 Một số đặc điểm của thị trường báo chí, truyền thông số
Nhìn từ các mối quan hệ trong thị trường, dựa trên sự tương tác giữacác cơ quan báo chí, truyền thông với khách hàng của họ, chúng ta có thểnhận thấy là:
Thứ nhất, hoạt động thu phí người sử dụng sẽ đưa những địa chỉ
proxy vô danh thành những tài khoản được định danh, theo đó, các cơ quan
báo chí có thể nắm được con số độc giả trung thành cụ thể chứ không chỉtrông chờ vào những cú nhấp chuột ngẫu nhiên Khi độc giả ngày càng trởnên thông minh hơn, họ sẽ trông chờ vào những sản phẩm báo chí chất lượngcao và chấp nhận bỏ tiền mua tin tức chất lượng hơn là đọc những tin tứcmiễn phí
Thứ hai, các tòa soạn đang chú trọng vào các sản phẩm đa phương
tiện có chất lượng nổi trội, có khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với công
chúng Đó là tiền đề cho sự phát triển của nhiều dạng thức sản phẩm báo chímới như Mega story, long-form rất sinh động, đa dạng
Thứ ba, sự tham gia khách hàng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh
giá sự thành công của sản phẩm trong giai đoạn truyền thông số Nhấp chuột,
chia sẻ, lượt xem trang, tỷ lệ thoát và thời gian dừng, các địa chỉ proxy cóthực không phải là thông số chính để đánh giá một mô hình báo chí thànhcông Từ thực tiễn hoạt động ở các công ty đăng ký nội dung số hàng đầu trên
Trang 36thế giới, các số liệu về sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất.Giống như các sản phẩm báo chí truyền thống, sự hài lòng của công chúng làđiều níu giữ họ tiếp tục duy trì mối quan hệ với các cơ quan báo chí, đây cũng
là đặc trưng chung của nền kinh tế: khách hàng chỉ tiếp tục gia hạn/mua thêmsản phẩm khi họ cảm thấy hài lòng với các mặt hàng được cung ứng
Thứ tư, hình thành và phát triển các mối quan hệ mới bền chặt hơn với
công chúng truyền thông (trong vai trò người sử dụng sản phẩm truyền thông)
trong bối cảnh xã hội nâng cao tương tác cá nhân Tại thời điểm này, nhiều cơquan báo chí, tập đoàn truyền thông truyền thống chỉ liên lạc với khách hàngcủa họ khi gửi hóa đơn và các văn bản thông báo theo tiêu chuẩn thôngthường Để khắc phục điều này cần cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng sự tậptrung vào sản phẩm có chất lượng Công nghệ luôn thay đổi bởi thị hiếu củacông chúng luôn thay đổi, nếu như các tòa soạn, đơn vị truyền thông khôngthay đổi theo thị hiếu, hoặc tìm cách duy trì mối liên hệ với công chúng củamình, họ sẽ bị tụt lại phía sau
Như vậy, trong thị trường kinh tế số, các cơ quan báo chí sẽ có tầmnhìn rõ ràng, dài hạn dựa trên các chủ số thực của thị trường xuất phát từ dữliệu người dùng, theo đó, các cơ quan báo chí sẽ không ngừng cải hiện và làmmới mình nhằm tạo ra những sản phẩm báo chí có chất lượng Đối với ngườitiêu dùng, thị trường báo chí truyền thông số sẽ đem lại cho khách hàng nhiều
cơ hội để tiếp cận các sản phẩm có thể phục vụ hữu hiệu cho nhu cầu cấpbách từ cuộc sống
1.4.3 Mối quan hệ giữa nhà sản xuất nội dung, nhà phân phối và khách hàng trên thị trường báo chí truyền thông số
Sự chuyển đổi mô hình kinh tế từ “trực tiếp đến gián tiếp” qua kỹ thuật
số đã tạo ra những thay đổi trong thị trường kinh tế báo chí Vì vậy, dựa trêncác khái niệm và hoạt động thực tiễn của sản phẩm báo chí truyền thông sốthu phí từ người sử dụng, mối quan hệ giữa nhà sản xuất nội dung, hệ thống
Trang 37phân phối sản phẩm và công chúng (trong vai trò người tiêu dùng) có thểđược mô tả như sau:
Mô hình thứ nhất: Nhà cung cấp dịch vụ chào bán một gói sản phẩm
tương đối phù hợp với người dùng dựa trên nghiên cứu về các nhu cầu củachính người dùng (khách hàng), thông qua trích xuất một phần thông tin từBig Data (kho dữ liệu thông tin người dùng: dựa vào các thuật toán, có thểtrích xuất một số thông tin như thói quen, hành vi, lịch sử sử dụng của ngườidùng) hoặc rút ra dữ liệu từ xu hướng được dự báo (trends)
Biểu đồ 1.3: Mô hình nhà cung cáp dịch vụ viễn thông chào bán gói sản
phẩm báo chí truyền thông số tới độc giả
Mô hình thứ hai: Khách hàng tự tìm kiếm các sản phẩm đơn lẻ mà họ
cho là phù hợp với bản thân mình
Trang 38Biểu đồ 1.4: Mô hình khách hàng chủ động tìm kiếm sản phẩm thông tin số
Trong hoạt động thu phí người sử dụng trên thị trường nội dung số, có
ba đối tượng khách hàng được các cơ quan báo chí hướng tới, mỗi đối tượng
có một cách tiếp cận khác nhau thể hiện rõ đặc trưng về phân khúc thị trường:
Nhóm khách hàng “sẵn sàng chi trả” Đây là nhóm khách hàng tiềm
năng khi họ chủ động tiếp cận, và có sự nhận thức rõ ràng về vai trò và giá trịcủa thông tin trả phí, tuy nhiên vì nhóm khách hàng này đã có sẵn kiến thứctrong thị trường thông tin, họ lại khá “cứng nhắc” trong việc chi trả Chỉnhững sản phẩm chất lượng cao thì mới có thể thuyết phục họ trả tiền
Nhóm khách hàng “có tiềm năng chi trả” Để thuyết phục phân khúc
khách hàng này cần chú trọng tới khối lượng thông tin hiệu quả Thay vì cungcấp nhiều thông tin có chất lượng cùng một lúc, các cơ quan báo chí cần khaithác thói quen, xu hướng, mối quan tâm của khách hàng, từ đó đẩy nhiều sảnphẩm thông tin báo chí phù hợp với khách hàng để họ nhận thấy tính ưu việtcủa thông tin hữu ích
Nhóm khách hàng có xu hướng “lưỡng lự trong quyết định chi trả”.
Lượng khách hàng không muốn chi trả cho các sản phẩm báo chí truyền
Trang 39thông số là khá lớn bởi họ bị giới hạn bởi các vấn đề kinh tế hoặc nhận thứcchung về thông tin Để tiếp cận nhóm khách hàng này cần có sự hỗ trợ củabên thứ ba, đây là lúc để các đơn vị viễn thông tham gia cùng các đơn vị báochí.
Vậy, mối quan hệ giữa thị trường, sản phẩm và người tiêu dùng trongmôi trường sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí từ người sử dụng là mộtmối quan hệ mở với các đặc trưng về mô hình hoạt động kinh tế thị trường có
sự kết hợp giữa các nhóm ngành kinh tế, phát huy thế mạnh đặc trưng củamỗi đơn vị Nhiều cơ quan báo chí không còn tiếp cận công chúng của mìnhtheo cách một chiều truyền thống mà đã có sự nghiên cứu thị trường, tậptrung vào các phân khúc khách hàng tiềm năng, phục vụ những nhóm côngchúng chuyên biệt để từ đó nhân rộng tầm ảnh hưởng của cơ quan báo chítrong cộng đồng
1.5 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển và hiệu quả sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí từ người sử dụng
Để tiến hành nghiên cứu các tiêu chí làm thước đo đánh giá cho mức độhiệu quả của sản phẩm báo chí, truyền thông số thu phí từ người sử dụng cóthể sử dụng một số tiêu chí cơ bản như sau:
1.5.1 Các tiêu chí dựa trên thuật toán thống kê
Thứ nhất, báo cáo số liệu thống kê của hạ tầng điều hành công nghệ thông tin (Source code) của hệ thống phân phối sản phẩm nội dung Báo
cáo Source code giúp cho các thành viên trong dự án có một cái nhìn tổng thể
về các hoạt động trong dự án và giúp cho quá trình phối hợp công việc đượcthuận lợi Về mặt kinh tế, báo cáo Source code sẽ cho thấy một chu trình pháttriển rõ ràng của sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số
Trang 40Hình 1.1: Các thông số Source code của trang nytimes.com
Nguồn: similarweb.com
Thứ hai, đánh giá trên cơ sở báo cáo của Google Analytics Đây là
một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết
về hoạt động của khách hàng khi sử dụng một trang web: khách hàng ở lạitrên trang web trong bao lâu, vị trí địa lý, xu hướng tiếp cận của khách hàng Đây là sản phẩm đánh giá công khai dựa trên các thông số thuật toán Tuynhiên hạn chế của Google Analytics là khách hàng hoàn toàn có quyền từ chốicho phép truy cập vào dữ liệu cá nhân của họ