1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thành phố phú quốc, tỉnh kiên giang

135 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Thành Phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Đức Toàn
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 589,88 KB

Nội dung

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Thuế là một bộ phận quan trọng nhất của NSNN được nhà nước quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, là công cụ có tính cưỡng chế dùng để phân phối thu nhập và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hiện nay, Phú Quốc với tiềm năng phát triền kinh tế du lịch đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo đó là sự phát triện đa dang các ngành dịch vụ liên quan đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Nguồn thu ngân sách hàng năm của thành phố Phú Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh Kiên Giang, trong đó phải kể đến là nguồn thu thuế GTGT. Công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc trong những năm qua đã có những đóng góp không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do NNT trên địa bàn ngày càng có nhiều hành vi trốn thuế tinh vi, liên kết với nhau gây khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Mặt khác đội ngũ cán bộ thuế còn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay như thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được đồng đều, vẫn còn công chức thuế chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý thuế dẫn đến chất lượng quản lý thuế chưa cao. Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT như thế nào để thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu thuế, nợ đọng tiền thuế luôn là mục tiêu, đồng thời là yêu cầu cấp thiết đối với Nhà nước, trực tiếp là ngành Thuế và đây cũng là vấn đề mà nhiều học giả, nhà quản lý rất quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế GTGT và đứng trước yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nhiệm vụ chính trị chung của toàn ngành, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh, với mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện, cụ thể cả về lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT trên địa bàn thành phố Phú Quốc nhằm hạn chế gian lận về thuế, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật về thuế, tăng thu và nâng cao ý thức chấp hành của NNT trong việc kê khai nghĩa vụ thuế; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế, cải cách thủ tục hành chính.

Trang 1

NGUYỄN THỊ HỒNG GIANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ

PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023

Trang 2

NGUYỄN THỊ HỒNG GIANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ

PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Đức Toàn

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023

Trang 3

văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy,

cô giáo tại Trường Đại học Duy Tân cũng như sự hỗ trợ của gia đình, đồngnghiệp và bạn bè Qua thời gian học tập tại trường, em đã học được rất nhiềukiến thức cũng như kỹ năng mềm để phát triển công việc cũng như địnhhướng tương lai tốt hơn Em sẽ cố gắng hết sức để áp dụng vào thực tiễnnhững kiến thức mà thầy, cô đã truyền đạt Với tất cả sự biết ơn và trân quý,

em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các thầy,

cô giáo Trường Đại học Duy Tân, đặc biệt là PGS TS Lê Đức Toàn người đãđồng hành và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này Em cũng không quêngửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè

Trong quá trình hoàn thiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếusót về kiến thức và kĩ năng, em rất mong nhận được góp ý của quý thầy côgiáo để luận văn được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

luận văn này được thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc và do tôi

tự tìm hiểu cũng như thu thập, không sao chép từ nguồn nào khác Tôi hoàntoàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Hồng Giang

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ Đ

MỞ ĐẦU 1

1 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

5 Kết cấu của luận văn 4

6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT 10

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 10

1.1.1 Khái niệm thuế Giá trị gia tăng 10

1.1.2 Đặc điểm thuế Giá trị gia tăng: 11

1.1.3 Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng và phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng 12

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 14

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế Giá trị gia tăng 14

1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý thuế Giá trị gia tăng 15

1.2.3 Quy trình quản lý thuế Giá trị gia tăng 15

Trang 6

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT 21

1.3.1 Lập dự toán thu thuế Giá trị gia tăng 21

1.3.2 Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, ấn định thuế 22

1.3.3 Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế 23

1.3.4 Quản lý thông tin người nộp thuế, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế24 1.3.5 Kiểm tra thuế 25

1.3.6 Quản lý nợ 28

1.3.7 Xử lý vi phạm luật thuế 29

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 30

1.4.1 Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 30

1.4.2 Nhân tố thuộc về môi trường bên trong 33

1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở CÁC CỤC THUẾ VÀ CHI CỤC THUẾ KHÁC 34

1.5.1 Kinh nghiệm ở Cục thuế TP Hồ Chí Minh: 34

1.5.2 Kinh nghiệm ở CCT Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng: 35

1.5.3 Kinh nghiệm ở Cục Thuế tỉnh Kiên Giang: 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 39

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 39

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc 39

Trang 7

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC GIAI

ĐOẠN 2020 – 2022 44

2.2.1 Nguồn thu thuế Giá trị gia tăng 44

2.2.2 Quy trình thực hiện quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế Thành phố Phú Quốc 50

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT 55

2.3.1 Lập dự toán thu thuế GTGT 55

2.3.2 Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, ấn định thuế 57

2.3.3 Quản lý thông tin người nộp thuế, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế60 2.3.4 Công tác kiểm tra thuế 62

2.3.5 Quản lý nợ thuế 66

2.3.6 Xử lý vi phạm luật thuế 69

2.4 TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 70

2.4.1 Ưu điểm 70

2.4.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC 82

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 82

3.1.1 Mục tiêu 82

Trang 8

3.2.1 Nhóm giải pháp Chi cục Thuế thực hiện 88

3.2.2 Nhóm giải pháp kiến nghị ngành Thuế 107

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113

1 Kết luận 113

2 Kiến nghị 114

2.1 Đối với Tổng cục Thuế 114

2.2 Đối với UBND thành phố Phú Quốc 115

2.3 Đối với các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn về việc phối kết hợp quản lý thuế GTGT 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 9

CQT Cơ quan thuế

Trang 10

2.1 Thống kê số lượng các loại hình doanh nghiệp đang

hoạt động đến ngày 31/12/2022

49

2.2 Số liệu về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư chia

theo một số ngành nghề kinh doanh chính

49

2.3 Kết quả thu NSNN và thu thuế GTGT đối với các DN,

cá nhân và hộ kinh doanh từ năm 2020 đến 2022

52

2.4 Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT giai đoạn

2020-2022 tại Chi cục Thuế TP Phú Quốc

58

2.5 Tình hình nộp tờ khai thuế GTGT từ năm 2020 -2022

của NNT tại CCT TP Phú Quốc

2.9 Đánh giá mức độ đóng góp của công tác kiểm tra đối

với việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách của ngành thuế

68

2.10 Tình hình nợ thuế qua các năm 2020-2022 69

2.11 Tình hình xử phạt vi phạm pháp luật thuế tại CCT TP

Phú Quốc

71

3.1 Các sai phạm thường xảy ra trong lĩnh vực thuế 89

Trang 11

2.1 Cơ cấu tổ chức của CCT thành phố Phú Quốc

2.2 Sơ đồ Quy trình phân tích tờ khai thuế GTGT

2.3 Sơ đồ quy trình Quản lý nợ thuế GTGT

2.4 Sơ đồ Quy trình kiểm tra NNT

2.5 Sơ đồ quy trình quản lý thuế GTGT

Trang 12

biểu đồ

1.1 Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở CQT

1.2 Quy trình kiểm tra thuế tại trụ NNT

1.3 Quy trình cưỡng chế nợ thuế

3.1 Sơ đồ Quy trình kiểm tra NNT mới

2.1 Kết quả thu thuế giai đoạn 2020 – 2022

2.2 So sánh số thu theo các sắc thuế chủ yếu giai đoạn

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Thuế là một bộ phận quan trọng nhất của NSNN được nhà nước quyđịnh thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nướcnhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước, là công cụ có tính cưỡng chếdùng để phân phối thu nhập và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Hiệnnay, Phú Quốc với tiềm năng phát triền kinh tế du lịch đã và đang thu hút rấtnhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo đó là sự phát triện đa dang cácngành dịch vụ liên quan đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế địaphương Nguồn thu ngân sách hàng năm của thành phố Phú Quốc luôn chiếm

tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh Kiên Giang, trong đóphải kể đến là nguồn thu thuế GTGT Công tác quản lý thu thuế GTGT tạiChi cục Thuế thành phố Phú Quốc trong những năm qua đã có những đónggóp không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, chống thất thu ngânsách trên địa bàn Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do NNT trên địa bànngày càng có nhiều hành vi trốn thuế tinh vi, liên kết với nhau gây khó khăncho cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế Mặt khác đội ngũ cán bộ thuếcòn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiệnnay như thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được đồngđều, vẫn còn công chức thuế chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công tácquản lý thuế dẫn đến chất lượng quản lý thuế chưa cao

Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT như thế nào để thực hiện thuđúng, thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu thuế, nợ đọng tiền thuế luôn là mụctiêu, đồng thời là yêu cầu cấp thiết đối với Nhà nước, trực tiếp là ngành Thuế

và đây cũng là vấn đề mà nhiều học giả, nhà quản lý rất quan tâm Nhận thấy

Trang 14

tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế GTGT và đứng trước yêu cầuphát triển của xã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nhiệm

vụ chính trị chung của toàn ngành, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản

lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh, với mong muốn vận

dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện, cụthể cả về lý luận và thực tiễn về quản lý thuế GTGT trên địa bàn thành phốPhú Quốc nhằm hạn chế gian lận về thuế, phòng ngừa hành vi vi phạm phápluật về thuế, tăng thu và nâng cao ý thức chấp hành của NNT trong việc kêkhai nghĩa vụ thuế; đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách phápluật thuế, cải cách thủ tục hành chính

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tạiChi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Trang 15

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nguồn thu thuế GTGT.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tácquản lý thuế GTGT đối với tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địabàn thành phố Phú Quốc

- Phạm vi thời gian: Luận văn sử dụng số liệu giai đoạn 2020 - 2022

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Phương pháp luận

- Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nướctrong quá trình đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiệnchính sách thuế ở địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận: xem xét, nghiên cứu dưới góc độ các quy trìnhnghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước để phân tích, đánhgiá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để nhằm đềxuất một

số biện pháp có tính khả thi trong tương lai

Trang 16

4.3 Phương pháp phân tích

Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phươngpháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng quản lý thuếGTGT cơ quan thuế; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lýthu thuế

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuếthành phố Phú Quốc

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Chicục Thuế thành phố Phú Quốc

6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế những năm gầnđây như:

- Huỳnh Thị Ngọc Thư, Kiên Giang (2018) "Hoàn thiện công tác kiểm

soat nguồn thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang." Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Luận văn này đã hệ thống hóa

các vấn đề cơ sở lý luận về thuế GTGT, nội dung kiểm soát nguồn thu thuếGTGT với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trênđịa bàn tỉnh Kiên Giang, phân tích đánh giá thực trạng còn tồn tại trong côngtác kiểm soát nguồn thu thuế GTGT tại địa phương như: chưa bao quát hếtcác hoạt động kinh tế của DN nhất là các chủ thể kinh tế khu vực dân doanh.Môi trường kiểm soát không thuận lợi còn bị hạn chế nhiều mặt; các thủ tụckiểm soát được qui định thông qua quy trình; quy trình thanh tra, kiểm tra

Trang 17

thuế GTGT chưa được ban hành; chưa có hướng dẫn cụ thể về mặt nghiệp vụ,

kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế phục vụ công tác thanh tra,kiểm tra tại DN Chính sách thuế còn nhiều vướng mắc, khi sửa đổi bổ sungchủ yếu là tháo gỡ cho DN, do đó trở ngại cho kiểm soát thuế Các qui định

về xử phạt các hành vi vi phạm về thuế, về hóa đơn chưa phù hợp thực tế,chưa bao quát hết các hành vi, do vậy phải điều chỉnh nhiều bằng hình thứccông văn Công tác kiểm tra nội bộ ngành Thuế chưa thực sự chú trọng vàchưa thực sự coi đây là biện pháp trọng yếu để chống thất thu và đưa phápluật thuế GTGT vào cuộc sống, nhiều cán bộ chủ chốt chưa quyết tâm thựchiện mục tiêu kiểm tra nội bộ do Tổng cục Thuế đề ra Từ đó, tác giả đề xuấtmột số giải pháp như: Nâng cao chất lượng cán bộ thuế; hoàn thiện các dịch

vụ công cung cấp cho NNT để nâng cao tính tuân thủ; nâng cao chất lượngcông tác thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với Doanh nghiệp; tăng cườngcông tác khai thác nguồn thu; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; hoàn thiện

bộ máy quản lý tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang; hoàn thiện hệ thống thông tin

để đáp ứng kịp thời với chính sách thuế thay đổi; xây dựng quy trình thanhtra, kiểm tra thuế GTGT đối với các DN Luận văn chỉ nghiên cứu nhóm đốitượng là các doanh nghiệp NQD và tập trung vào nội dung kiểm soát nguồnthu GTGT Một số giải pháp tác giả đưa ra đã được thực hiện tại cơ quan thuếđịa phương và ngành thuế do đó không còn phù hợp với thực trạng quản lýthuế hiện nay

- Hoàng Thị Lan Anh, TP.HCM (2022) "Nâng cao hiệu quả công tác

kiểm tra tại cục thuế thành phố Hồ Chí Minh." Luận văn Thạc sỹ Tài chính

-Ngân hàng: Luận văn đã hệ thống hóa khái niệm về kiểm tra thuế, đưa ra kếtluận khoa học về các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của công tác kiểm trathuế; chỉ ra điểm mới trong chính sách thuế về hóa đơn chứng từ điện tử góp

Trang 18

phần nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ kiểm tra thuế, ngăn chặn cáchành vi gian lận về hóa đơn, tránh thất thu NSNN và đưa ra hiệu quả của ứngdụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra thuế thời điểm dịch bệnhCovid 19 diễn biến phức tạp Luận văn đã sử dụng hiệu quả hình thức bảngcâu hỏi kết hợp phương pháp hồi quy tuyến tính để kiểm định và phân tích đểđưa ra kết luận đầy đủ và rõ ràng hơn về các câu hỏi và cũng sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau làm sáng tỏ quan điểm của mình về vấn đề nghiêncứu như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu, phươngpháp phân tích tổng hợp Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận có 5nhân tố tác động đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế bao gồm: Chính sáchpháp luật thuế; Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin;Chất lượng cuộc kiểm tra; Tính tuân thủ pháp luật của NNT; Sự phối hợpgiữa các cơ quan có liên quan Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thốngchính sách pháp luật; Nâng cao chất lượng cuộc kiểm tra thuế; Nâng cấp cácứng dụng, phần mềm; nâng cao ý thức tuân thủ của NNT; Tăng cường sự phốihợp quản lý của các bên liên quan.

Luận văn chỉ đi sâu vào phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp đối vớimột nội dung của quản lý thuế đó là kiểm tra thuế, các giải pháp đưa ra cònchung chung, chưa có tính mới, đột phá

- Nguyễn Hoàng (2019) “Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT

doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Tác giả đã hệ thống

hóa, kế thừa các vấn đề lý luận về quản lý thuế nói chung, công tác quản lýthuế GTGT đối với các DN ngoài quốc doanh nói riêng Tác giả sử dụngphương pháp điều tra thu thập tài liệu, phương pháp phân tích kinh tế đểnghiên cứu đề tài Từ thực trạng của CCT thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng

Trang 19

Bình tác giả nêu một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGTnhư: Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, Luật thuế GTGT thiếu tính ổn định,còn chồng chéo; công tác dự báo, xây dựng dự toán thu còn thiếu chính xác;công tác thu nợ chưa đạt hiệu quả cao, chưa mạnh dạn, cương quyết trongviệc thực hiện các biện pháp cưỡng chế; chất lượng công tác tuyên truyền,hướng dẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của NNT, hình thức tuyên truyền cònđơn điệu; Chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp, lập kế hoạchkiểm tra còn mang tính chất chủ quan, chưa đi sâu phân tích, một bộ phậncông chức làm công tác kiểm tra còn hạn chế Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa

ra giải pháp quản lý thuế theo hướng quản lý theo chức năng, đẩy mạnh côngtác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, đưa nhanh ứng dụng tin học vàocông tác quản lý thuế, nâng cao trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra Các giảipháp của tác giả đưa ra đã được ngành thuế áp dụng nên không có tính mới vàluận văn cũng chưa đánh giá thực trạng và vấn đề về hóa đơn điện tử hiệnnay

- Nguyễn Thị Phương Linh (2018) “Hoàn thiện công tác quản lý thuế

GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”

Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Tác giá đã trình bày tương đối đầy đủ

về cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế GTGT đối với doanhnghiệp Tác giả đã nêu lên thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại tỉnhQuảng Trị, đưa ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được như: Hệthống các thủ tục về thuế ngày càng được đơn giản hóa; hệ thống quản lýthông tin đối tượng nộp thuế luôn được chú trọng hoàn thiện; Công tác xử lý

vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế GTGT đối với các

DN NQD đạt kết quả đáng ghi nhận; Nâng cao ý thức tự giác của NNT vànhững hạn chế còn tồn tại như: Sự phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trang 20

còn nhiều bất cập; tình trạng doanh nghiệp ngưng nghỉ, bỏ trốn còn phổ biến;phần mềm công nghệ thông tin hay bị lỗi; tỷ lệ nợ đọng còn cao vượt mức 5%theo quy định của ngành thuế; tình trạng gian lận, trốn thuế còn diễn ra phổbiến; Số lượng cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu và chủyếu kiểm tra dựa vào kinh nghiệm; công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT chưachuyên sâu Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục đó là tăngcường quản lý doanh nghiệp NQD; tăng cường quản lý thông tin NNT, đẩymạnh công tác quản lý nợ đọng; đẩy mạnh công tác kiểm tra; chú trọng côngtác hoàn thuế; nâng cao công tác nộp thuế; phối hợp các cơ quan có liên quan;Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có chuyên môn và ý thức trách nhiệm; tăngcường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT Nhưng luận văn chưa phân tíchđược môi trường ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT tại địa bàn,cũng như làm rõ được sự phối hợp của các bộ phận chức năng của Chi cụctrong công tác quản lý thuế GTGT Các giải pháp chưa có tính mới, tính độtphá.

- Võ Phan Hoàng Linh (2018): “Hoàn thiện công tác quản lý thuế

GTGT tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ

Tài chính - Ngân hàng: Luận văn này tác giả đã trình bày khá sâu về cơ sở lýluận và sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp; phương pháp hệ thốnghóa lý thuyết; phương pháp thu thập và phân tích số liệu; phương phápchuyên gia tham khảo các ý kiến của những cán bộ làm công tác chuyên môn;phương pháp diễn dịch và quy nạp để phân tích, đánh giá thực trạng quản lýthuế GTGT tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ Tác giả nêu một số kết quả đạtđược như: Số thu thuế GTGT thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trước; tỷ

lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn chiếm trên 95% số hồ sơ khai thuế đã nộp;qua công tác kiểm tra đã chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện ghi chép chứng

Trang 21

từ, số sách đúng quy định, chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót, viphạm Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGT tại địaphương: Công tác kê khai thuế chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đốitượng thường xuyên kê khai sai và chậm nộp; công tác tuyên truyền chưa đápứng nhu cầu của NNT; chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tạiCQT chưa cao, chưa trọng tâm; nợ thuế GTGT vẫn còn cao vượt 5% theo quyđịnh; các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nói chung và nợ thuế GTGT nói riêngchưa thật sự phù hợp; chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận còn chồngchéo, chưa phù hợp Từ thực trạng đã phân tích, tác giả đề xuất những giảipháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại địa phương như sau:Tăng cường quản lý công tác đăng ký, kê khai thuế; hoàn thiện công tác tuyêntruyền, hỗ trợ NNT; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra; tăng cường côngtác quản lý tình hình sử dụng hóa đơn, kiểm tra, xác minh hoa đơn mua bánhàng hóa, dịch vụ Ta có thấy các giải pháp mà tác giả đưa ra còn chungchung, ở địa phương nào cũng đúng, chưa có tính đột phá và tính mới so vớicác luận văn khác.

Những công trình nghiên cứu khoa học lớn nêu trên đã cung cấp cho tácgiả những cơ sở lý luận về quản lý thuế GTGT và pháp luật thuế một cách sâusắc và toàn diện, những tư tưởng cơ bản để định hướng chung cho các kiếnnghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn Từnhững giải pháp của các công trình nghiên cứu đã nêu, tác giả có những giảipháp mang tính hoàn thiện hơn, một số giải pháp có tính mới, tính khác biệtphù hợp hơn với tình hình thực tế quản lý thuế tại Chi cục Thuế Thành phốPhú Quốc

Trang 23

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.1 Khái niệm thuế Giá trị gia tăng

Khái niệm về thuế:

Hiện nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, theo

các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: “ Để duy trì quyền

lực cộng đồng, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước, đó là thuế khóa [24]”.

Đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế, trong cuốn từ điển kinh tế của

hai tác giả người Anh Chrisopher và Bryan Lowes thì cho rằng: “Thuế là một

biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa

và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản [24]”.

Trên giác độ của người nộp thuế, người ta định nghĩa: “Thuế được coi

là khoản đóng góp bắt buộc mà một tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [24]”.

Trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khácnhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn cònđang áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế thị trường, điển hình là kháiniệm thuế của Gaston Jeze đưa ra trong giáo trình tài chính công Trên cơ sởkhái niệm này, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp giaiđoạn hiện nay như sau:

Trang 24

“ Thuế là khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có

nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho Người nộp thuế và dùng để trang trải cho các chi tiêu công cộng [24]”.

Khái niệm về thuế Giá trị gia tăng:

Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03

tháng 6 năm 2008 định nghĩa: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm

của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”

Thuế GTGT là một trong những sắc thuế hết sức quan trọng trong hệthống chính sách thuế hiện hành ở nước ta hiện nay

1.1.2 Đặc điểm thuế Giá trị gia tăng:

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng hàng hóa,dịch vụ chịu thuế GTGT (còn gọi là thuế tiêu dùng), là một yếu tố cấu thànhtrong giá cả hàng hóa và dịch vụ, là khoản cộng thêm vào giá bán của nhàcung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muabao gồm cả thuế GTGT;

Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giaiđoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó Tổng số thuếGTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng GTGT tính trên giá bán chongười tiêu dùng cuối cùng;

Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lâp cao: Thuế GTGT không chịuảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, người nộp thuế chỉ làngười thay mặt người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế vào NSNN Thuế GTGTkhông chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất

Trang 25

kinh doanh, tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn bằng số thuế tính trên giá bán

ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít;

Phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn

ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ

1.1.3 Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng và phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế GTGT:

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế GTGT và thuế suất

Giá tính thuế: Nguyên tắc chung xác định giá tính thuế GTGT là giábán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn của người bán hàng, ngườicung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ củahàng hóa nhập khẩu

Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT là thời điểm cơ sở kinhdoanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ, khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Thuế suất: Theo Luật thuế GTGT hiện hành thì hiện nay có ba mứcthuế suất là 0%, 5% và 10% Việc quy định các mức thuế suất khác nhau thểhiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hóa,dịch vụ

Phương pháp tính thuế:

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuếgiá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

- Phương pháp khấu trừ thuế:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng

số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấutrừ;

Trang 26

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng củahàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;

Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGTghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định)dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuếGTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộpthuế GTGT thay cho phía nước ngoài

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kếtoán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

- Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng :

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

+ Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanhtoán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quýmua vào tương ứng

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡngdoanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phươngpháp khấu trừ thuế theo quy định;

+ Hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theoLuật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy

Trang 27

đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổchức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt độngtìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

+ Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừtrường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầunguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2.1 Khái niệm quản lý thuế Giá trị gia tăng

Khái niệm quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành Vì vậy,

để tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý

Thuật ngữ quản lý có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vàogóc độ nghiên cứu của từng ngành khoa học

Theo nghĩa chung nhất: Quản lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của con người nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành hướng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất

Quản lý thuế là một dạng của quản lý xã hội Quản lý thuế ra đời nhằmđáp ứng nhu cầu của Nhà nước và gắn chặt với quyền lực của Nhà nước Để

có đủ nguồn lực tài chính duy trì bộ máy quyền lực của mình, Nhà nước luôn

Trang 28

tìm ra phương thức quản lý có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu và phát huytối đa vai trò của thuế trong đời sống thực tiễn.

Quản lý thuế là tất cả hoạt động của Nhà nước có liên quan đến thuế bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế; ban hành pháp luật thuế và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thuế.

Tóm lại, khái niệm quản lý thuế được định nghĩa: Quản lý thuế là hoạtđộng tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo NNTchấp hành nghĩa vụ thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật Trong đó,thuế GTGT là một trong những sắc thuế mà Nhà nước đang quản lý Như vậy:

Quản lý thuế GTGT được hiểu là hoạt động của các cơ quan hành chính thuế từ trung ương đến địa phương, bao gồm các hoạt động tổ chức, chấp hành và điều hành các công việc liên quan đến quá trình thu, nộp thuế GTGT vào NSNN nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý thuế Giá trị gia tăng

Thực hiện tốt công tác quản lý thuế GTGT nhằm đảm bảo thực thi phápluật thuế một cách toàn diện, nghiêm minh, tạo sự công bằng bình đẳng trướcpháp luật giữa các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế; đảm bảo sựcạnh tranh giữa các thành phần kinh tế một cách lành mạnh, thúc đẩy tổ chứcsắp xếp lại sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng nền kinh tế

Thực hiện tốt công tác quản lý thuế GTGT có vai trò rất quan trọngtrong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tạo điều kiện để NNT chấp hànhtốt pháp luật thuế, nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế

Ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuếđang diễn ra ngày càng tinh vi Các hành vi này gia tăng cùng với sự gia tăng

số lượng doanh nghiệp, sự đa dạng và phức tạp của hình thức, cách thức hoạt

Trang 29

động của doanh nghiệp Việc quản lý thuế chặt chẽ sẽ góp phần ngăn ngừacác biểu hiện tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Thông qua hoạt động quản lý giúp nhà nước xây dựng chính sách thuếphù hợp với tình hình phát triển kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh củaNNT Từ đó, nhà nước kịp thời điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích sảnxuất, kích thích tiêu dùng, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu NSNN lâu dàiđồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ

1.2.3 Quy trình quản lý thuế Giá trị gia tăng

Quản lý thuế GTGT phải tuân thủ các bước sau:

Một là, đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho NNT: Là việc NNT thựchiện khai báo nghĩa vụ phải nộp thuế của mình với cơ quan thuế Cơ quanthuế sẽ cấp mã số thuế cho NNT để sử dụng trong suốt thời gian hoạt động.Quản lý đăng ký thuế, bao gồm việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuếcủa NNT mới, cấp mã số thuế; tiếp nhận hồ sơ và xử lý thông tin về thay đổiđịa điểm kinh doanh, loại hình, vốn, ngành nghề kinh doanh và xử lý vi phạm

về đăng ký thuế

Hai là, quản lý kê khai thuế và nộp thuế: Được thực hiện trên cơ sở các

cơ chế quản lý thu thuế và phương thức kê khai thuế Đây là cơ chế quản lýthuế trong đó NNT tự xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại các luật thuế,

tự kê khai thuế và tự nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế phát sinh vào NSNN

Ba là, quản lý thu nợ thuế GTGT: Đến hết thời hạn nộp thuế GTGTtheo quy định nếu NNT vẫn chưa nộp thuế, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tìnhhình nợ thuế trên TMS của cơ quan thuế để thông báo đôn đốc nợ và tiếnhành các bước thu nợ, cưỡng chế tiếp theo

Bốn là, kiểm tra, thanh tra thuế: Công tác này được thực hiện ở hai hìnhthức là kiểm tra tại trụ sở CQT hoặc kiểm tra tại trụ sở NNT, cụ thể:

Trang 30

Công chức tiến hành thường xuyên đối chiếu các chỉ tiêu, phân tích, nhậnxét, đánh giá xác định những hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn sai sót trong quá trình

kê khai trên hệ thống để yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin tài liệu Sau

đó công chức thuế sẽ tiến hành phân tích những rủi ro, sai phạm trên hồ sơ tờkhai nhận được tại cơ quan thuế Trường hợp NNT không giải trình bổ sunghoặc nghi vấn có sai phậm thì sẽ tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT

1.2.4 Hệ thống thông tin trong quản lý thuế Giá trị gia tăng

Theo Điều 3 Luật quản lý Thuế năm 2019 thì “Hệ thống thông tin

quản lý thuế bao gồm hệ thống thông tin thống kê, kế toán thuế và các thông tin khác phục vụ công tác quản lý thuế”.

Hệ thống thông tin hiện đại có những đặc trưng như: Được xây dựngtrên nền tảng công nghệ hiện đại; được cấu thành bởi nhiều hệ thống con, khicác hệ thống con này được kết nối và tương tác lẫn nhau chúng sẽ phục vụcho việc liên lạc giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau của tổ chức; hướngtới mục tiêu cung cấp thông tin cho việc quản lý và ra quyết định Bên cạnh

đó, hệ thống cũng có vai trò là hỗ trợ quá trình thực hiện chuyên môn nghiệp

vụ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, mởrộng cơ sở thuế, thực hiện liên kết thông tin với các ngành, đơn vị liên quan

Với những đặc trưng, vai trò của hệ thống thông tin hiện đại và để đápứng yêu cầu của xu thế mới Ngành thuế cũng đã xây dựng một hệ thốngthông tin hiện đại đưa vào công tác quản lý thuế nói chung và quản lý nguồnthu thuế GTGT cũng thế, với những ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếunhư sau:

- Quản lý thuế tập trung (TMS): Hệ thống này hỗ trợ cơ quan thuế cáccấp xử lý dữ liệu của các khâu nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ thuế,quản lý nghĩa vụ kê khai; xử lý tờ khai định kỳ/tờ khai quyết toán thuế; xử lý

Trang 31

chứng từ thu nộp thuế; xử lý quyết định hành chính thuế (hoàn thuế, miễngiảm, ấn định…); quản lý nợ thuế; hạch toán và theo dõi nghĩa vụ của NNT;Tổng hợp các báo cáo theo chế độ (kế toán/thống kê), báo cáo đánh giá, phântích hỗ trợ công tác quản lý thuế

- Ứng dụng khai thuế điện tử (iHTKK): Hệ thống hỗ trợ NNT thực hiệnkhai hầu hết các hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai lần đầu/bổ sung, tờ khaitheo từng lần phát sinh, tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính, báo cáohóa đơn, biên lai thu phí, lệ phí phải nộp theo quy định; hỗ trợ cán bộ thuế tracứu tờ khai của NNT một cách nhanh chóng, kết nối truyền dữ liệu kê khailên ứng dụng TMS Việc triển khai dịch vụ khai và nộp thuế điện tử đã giúp

cơ quan thuế, DN và các ngân hàng giảm thời gian thực hiện thủ tục; giảm chiphí cho DN và xã hội, đặc biệt, đã góp phần công khai, minh bạch thông tincho NNT

- Ứng dụng hóa đơn điện tử: Hóa đơn điện tử là mang lại nhiều lợi íchcho người dân và doanh nghiệp như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí vậnchuyển, bảo quản hóa đơn, giảm thiểu các thủ tục hành chính, an toàn, bảomật thông tin Ngoài ra, việc triển khai phần mềm ứng dụng quản lý hóa đơnđiện tử sẽ giúp cơ quan thuế kịp thời xử lý, phân tích thông tin kịp thời nhằmngăn chặn hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, khắc phục tìnhtrạng làm giả hóa đơn, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho cácdoanh nghiệp, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển Ứng dụng hỗ trợ cơquan thuế tiếp nhận và xử lý tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóađơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế, thôngbáo hóa đơn điện tử có sai sót, tem điện tử rượu và thuốc lá, các báo cáo vàthông báo khác

Trang 32

- Ứng dụng Data warehouse: Đây là kho dữ liệu ngành thuế cho phépkhai thác 210 báo cáo tĩnh và 20 báo cáo động tùy biến theo yêu cầu nghiệp

vụ toàn ngành, bao gồm các nghiệp vụ: Đăng ký thuế, kê khai thuế, kế toánthuế, theo dõi thu nộp, nợ và cưỡng chế nợ thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế,thanh tra thuế, quản lý ấn chỉ Với ứng dụng này NSD có thể kết xuất dữ liệutoàn bộ tờ khai thuế GTGT của một NNT hoặc nhiều NNT một cách nhanh,phục tốt cho công tác giám sát, phân tích tờ khai thuế GTGT tại trụ sở CQT

- Ứng dụng TPR: Hỗ trợ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ

sở NNT Ứng dụng được phân quyền cho NSD là lãnh đạo Đội kiểm tra tạiChi cục thuế cho phép tra cứu dữ liệu đối với kết quả phân tích rủi ro theonăm phân tích, loại kế hoạch, phòng phân tích để xây dựng kế hoạch; tra cứu

dữ liệu phê duyệt phân tích rủi ro theo năm phân tích; hướng dẫn in mẫu biểukết quả phân tích phục vụ rà soát lập kế hoạch năm và kế hoạch điều chỉnh;tổng hợp danh sách NNT lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; tổng hợp dữ liệulập kế hoạch điều chỉnh; phê duyệt kế hoạch

Mỗi cán bộ thuế được cấp một tài khoản để sử dụng các hệ thống ứngdụng công nghệ thông tin trong ngành thuế phục vụ cho công tác quản lý thuếnói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng NSD nhập mã số thuế hoặcCCCD, CMND của NNT để thực hiện quản lý tra cứu thông tin, xử lý thôngtin, dữ liệu liên quan đến NNT đó trên mỗi ứng dụng

1.2.5 Đối tượng quản lý thuế Giá trị gia tăng

Đối tượng quản lý thuế GTGT: là người nộp thuế bao gồm ba nhóm đốitượng chính sau:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật

về thuế;

Trang 33

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc NSNN

do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức, cá nhân, khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay cho người nộp thuế

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng

a Số thu thuế và tiến độ thực hiện dự toán thuế GTGT

Tổng thu thuế qua các năm từ 2020 đến 2022

Tổng thu thuế GTGT qua các năm từ 2020 đến 2022

31/12/Năm đánh giá

Số thu NSNN dự toán tại năm đánh giá

31/12/Năm đánh giá

Tốc độ tăng trưởng thu = x 100%

Số thu đã thực hiện tại thời điểm

31/12/Năm trước năm đánh giá

b Số trường hợp vi phạm kê khai thuế GTGT

Số tờ khai thuế nộp trễ hạn quy định trên số tờ khai thuế đã nộp:

Số tờ khai đã nộp trễ hạn quy định

quy định Số tờ khai thuế đã nộp

Số tờ khai thuế không nộp trên số tờ khai thuế phải nộp:

Số tờ khai thuế không nộp

Số tờ khai thuế phải nộp

c Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra

Trang 34

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra là để chống các hành vi gian lậnthuế, trốn thuế, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tạo sự công bằnggiữa NNT với nhau, đồng thời giúp NNT kịp thời khắc phục những sai phạm.

Một số tiêu chí để đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra:

+ Số thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra

+ Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra

Số thuế GTGT truy thu Tổng số thuế GTGT truy thu sau kiểm tra

bình quân 1 cuộc thanh =

tra, kiểm tra Số DN đã thanh tra, kiểm tra trong năm

Tỷ lệ số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra trên tổng thu NSNN:

nhằm đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra, kiểm tra đối với việcthực hiện nhiệm vụ thu NSNN của ngành thuế

Tổng số thuế GTGT truy thu

Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau thanh tra, kiểm tra

sau thanh tra, kiểm tra = x 100%

Tổng thu NSNN

d Nợ thuế GTGT

Về nợ thuế hiện nay, ngành Thuế đang rất chú trọng, tập trung theo dõitình hình thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN, tình hình nợ thuế của NNT để xácđịnh chính xác tiền phạt chậm nộp, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện đônđốc thu hồi nợ đọng thuế và tăng cường biện pháp quản lý nợ đọng thuế Tuynhiên, nợ thuế vẫn rất cao, cơ quan thuế các cấp đang thực hiện quyết liệtcông tác quản lý để hạ thấp nợ thuế xuống mức thấp Để đánh giá cụ thể hơn,ngành thuế quy định tỷ lệ nợ thuế GTGT trên tổng thu thuế GTGT phải hạthấp dưới 5% để góp phần vào việc thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ nợ thuế nói chung

Trang 35

Hiện tại, các cơ quan thuế các cấp đang phấn đấu hạ thấp tỷ lệ nợ thuế nàycho đúng với chỉ tiêu mà ngành thuế đặt ra.

Tỷ lệ nợ thuế GTGT/ tổng thu thuế GTGT

Số tiền nợ thuế GTGT tại thời

Tỷ lệ tiền nợ thuế GTGT với điểm 31/12/Năm đánh giá

tổng thu thuế GTGT = x 100%

Tổng thu thuế GTGT do CQT

thực hiện

1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT

Điều 4 Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 đã thiếtlập khung pháp lý chung và áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi tất cảcác chính sách thuế, nhất quán trong nội dung quản lý giữa các sắc thuế Vìvậy nội dung quản lý thuế GTGT cũng bao gồm tất cả các nội dung quản lýthuế, và được tổng hợp trong các nội dung chính sau:

1.3.1 Lập dự toán thu thuế Giá trị gia tăng

Là khâu đầu của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huyđộng nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội địa phương Từ đó, giao nhiệm vụ thu ngân sáchphù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của từngngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật

Ở phạm vi cơ quan thuế địa phương, lập kế hoạch thu thuế là quá trìnhxây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện cácmục tiêu đã đề ra

Lập kế hoạch thu thuế GTGT được thực hiện qua bốn giai đoạn: Xâydựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kế hoạch vàđánh giá

kiểm tra tình hình thực hiện

Trang 36

Tổng cục thuế giao kế hoạch thu cho các Cục thuế, các Cục thuế giaonhiệm vụ thu ngân sách cho các Chi cục thuế và các Chi cục thuế tổ chứcthực hiện dự toán này Cũng giống như các loại sắc thuế khác dự toán thuthuế GTGT cũng được Cục thuế giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Chi cục.

1.3.2 Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, ấn định thuế

- Đăng ký thuế: Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được

cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanhhoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; thông báo thay đổi thôngtin đăng ký thuế; thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh; chấm dứthiệu lực mã số thuế; khôi phục mã số thuế Người nộp thuế được cấp 01 mã

số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng kýthuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Khai thuế, tính thuế là việc NNT tự kê khai và tự xác định số thuế phảinộp phát sinh trong kỳ tình thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bảnhướng dẫn thi hành NNT chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệutrong hồ sơ khai thuế NNT phải nộp tờ khai thuế cho CQT theo đúng thờihạn quy định Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, NNT phát hiện hồ sơkhai thuế đã nộp cho CQT có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuếphải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế

- Nộp thuế: Trường hợp NNT tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất làngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Trường hợp cơ quan quản lýthuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thôngbáo của cơ quan quản lý thuế Ngày đã nộp thuế được xác định là ngày Khobạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chứcdịch vụ xác nhận trên chứng từ nộp thuế của NNT trong trường hợp nộp thuếbằng chuyển khoản

Trang 37

- Ấn định thuế: Là việc CQT ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn địnhtừng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp trong một sốtrường hợp NNT vi phạm pháp luật về thuế Việc ấn định thuế phải đảm bảokhách quan, công bằng và phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ

tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế 1.3.3 Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

- Quản lý thủ tục hoàn thuế

Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhânthuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế

NNT lập hồ sơ hoàn thuế theo mẫu quy định gửi kèm văn bản đề nghịhoàn thuế đến CQT Cơ quan thuế tiếp nhận và phân loại hồ sơ theo diện hoànthuế trước kiểm tra sau hoặc kiểm tra trước hoàn thuế sau theo quy định.Hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng với các doanh nghiệp kê khai theo phươngpháp khấu trừ và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặcgiấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền

Hiện nay, thủ tục hoàn thuế và các bước hoàn thuế được thực hiện theoQuy trình hoàn thuế được ban hành tại Quyết định 679/QĐ-TCT ngày31/5/2023 và hoàn thuế qua giao dịch điện tử nên việc tiếp nhận, kiểm tra,chấp nhận hồ sơ hoàn thuế được CQT thực hiện nhanh chóng và kịp thời

- Quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế: CQT thực hiện miễn thuế, giảmthuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế được quy địnhtại các văn bản pháp luật Trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuếđược miễn, giảm thì việc nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đượcthực hiện đồng thời với việc khai, nộp và tiếp nhận hồ sơ khai thuế quy định.Trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế theo quy

Trang 38

định của pháp luật về thuế thì việc nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế được nộptại cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Chính Phủ.

1.3.4 Quản lý thông tin người nộp thuế, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Quản lý thông tin NNT là yếu tố quan trọng và quyết định trong quản

lý thuế Hệ thống thông tin về NNT bao gồm những thông tin, tài liệu liênquan đến nghĩa vụ thuế của NNT Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổchức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệthống thông tin về NNT; tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thuthập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì, vận hành hệthống thông tin về NNT

Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của cơ quan thuế nhằmtriển khai, phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để NNT hiểu biếtđầy đủ các quy định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế Hoạtđộng tuyên truyền gồm các nội dung:

- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông hiện đại

- Tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với NNT: tọa đàm, đối thoại với tổchức, doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắccho NNT, lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp của NNT

- Khen thưởng NNT chấp hành tốt nghĩa vụ thuế qua đó nâng cao ýthức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế, tạo tác động lan toả đối với NNT

Hoạt động hỗ trợ gồm các nội dung: Cung cấp đầy đủ các thông tin vềchính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và các quy trình tuân thủ thuế.Hướng dẫn, tư vấn cho NNT thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế,thực hiện đúng các quy định về sổ sách kế toán, các báo cáo thuế, các thủ tục

Trang 39

miễn, giảm, hoàn thuế Giải đáp các thắc mắc của NNT trong quá trình thựchiện các chính sách thuế.

Hoạt động tuyên tuyền hỗ trợ NNT kết hợp với hoạt động quản lýthông tin NNT giúp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việcthực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế hành vi vi phạm hành chính về thuế và đặcbiệt là hành vi trốn thuế

1.3.5 Kiểm tra thuế

Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra được xem là một khâukhông thể thiếu đối với hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền không riêng

gì ngành thuế Dù quản lý chặt chẽ nhưng không có kiểm tra thì cũng khôngthể coi đó là phương pháp quản lý phù hợp và đúng đắn

Kiểm tra thuế là phương tiện để ngăn ngừa các hành vi vi phạm phápluật nảy sinh trong hoạt động quản lý thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế chínhsách pháp luật về thuế Quy trình kiểm tra thuế GTGT đối với NNT được thựchiện như sau:

+ Kiểm tra tại trụ sở CQT: Đây là công việc thường xuyên của các cán

bộ làm công tác kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của cácthông tin, chứng từ trong hồ sơ khai thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế củaNNT Việc kiểm tra này có thể áp dụng đối với bất kì tờ khai thuế nào, baogồm kiểm tra các chỉ tiêu thu nhập, chi phí hoặc hoàn thuế Cán bộ thực hiệnkiểm tra theo quy trình kiểm tra tại trụ sở CQT như sau:

Sơ đồ 1 1: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở CQT

Trang 40

“Nguồn: Quyết định số 970/QĐ-TCT và tổng hợp của tác giả”

+ Kiểm tra tại trụ sở NNT: Được thực hiện khi hết thời hạn theo thôngbáo của CQT mà NNT không thực hiện giải trình, bổ sung thông tin tài liệuhoặc không khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơthuế không đúng Cán bộ thực hiện kiểm tra theo quy trình kiểm tra tại trụ sởNNT như sau:

Sơ đồ 1.2: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ NNT

Ngày đăng: 27/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w