1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích chiến lược sản phẩm sữa đậunành fami của công ty vinasoy việt nam

83 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Phân Tích Chiến Lược Sản Phẩm Sữa Đậu Nành Fami Của Công Ty Vinasoy Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn THS. Trương Thu Nga
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 6,56 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do chọn đề tài (16)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 1.4. Nội dung nghiên cứu (17)
    • 1.4.3. Đánh giá, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami (18)
  • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 1.6. Ý nghĩa đề tài (18)
  • 1.7. Bố cục đề tài (19)
  • 2.1. Tổng quan về Marketing (20)
    • 2.1.1. Khái niệm Marketing (20)
    • 2.1.2. Vai trò và chức năng hoạt động Marketing (21)
      • 2.1.2.1. Vai trò của Marketing (21)
      • 2.1.2.2. Chức năng của Marketing (21)
      • 2.1.2.3. Quy trình Marketing (22)
      • 2.1.2.4. Chiến lược Marketing-Mix (23)
  • 2.2. Các chiến ảnh hưởng đến chiến lược Marketing (24)
    • 2.2.1. Môi trường Marketing (24)
      • 2.2.1.1. Môi trường vi mô (25)
      • 2.2.1.2. Môi trường vĩ mô (26)
      • 2.2.1.3. Môi trường nội vi (28)
    • 2.2.2. Chiến lược STP (28)
      • 2.2.2.1. Phân khúc thị trường (Segmentation) (29)
      • 2.2.2.2. Thị trường mục tiêu (Targeting) (29)
      • 2.2.2.3. Định vị thị trường (Positioning) (30)
  • 2.3. Phân tích chiến lược sản phẩm (31)
    • 2.3.1. Khái niệm sản phẩm và chiến lược sản phẩm (31)
      • 2.3.1.1. Khái niệm sản phẩm (31)
      • 2.3.1.2. Phân loại sản phẩm (32)
      • 2.3.1.3. Khái niệm chiến lược sản phẩm (33)
      • 2.3.1.4. Vai trò của chiến lược sản phẩm (33)
    • 2.3.2. Nội dung của chiến lược sản phẩm (34)
      • 2.3.2.1. Kích thước tập hợp sản phẩm (34)
      • 2.3.2.2. Nhãn hiệu sản phẩm (34)
      • 2.3.2.3. Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm (35)
      • 2.3.2.4. Thiết kế bao bì sản phẩm (36)
      • 2.3.2.5. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm (37)
      • 2.3.2.6. Phân phối sản phẩm (37)
      • 2.3.2.7. Phát triển sản phẩm mới (38)
      • 2.3.2.8. Chu kỳ sống của sản phẩm (40)
  • 3.1. Tổng quan về thị trường sữa đậu nành Việt Nam (43)
    • 3.1.1. Thị trường sữa đậu nành (43)
    • 3.1.2. Đối thủ cạnh tranh (44)
    • 3.1.3. Hành vi khách hàng (45)
    • 3.1.4. Xu hướng phát triển thị trường (47)
  • 3.2. Tổng quan về công ty Vinasoy Việt Nam (48)
    • 3.2.1. Sơ lược về công ty Vinasoy (48)
    • 3.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển (49)
    • 3.2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh (50)
      • 3.2.3.1. Tầm nhìn (50)
      • 3.2.3.2. Sứ mệnh (50)
    • 3.2.4. Thành tựu và giá trị cốt lõi (50)
      • 3.2.4.1. Thành tựu (50)
      • 3.2.4.2. Giá trị cốt lõi (51)
    • 3.2.5. Giới thiệu một số dòng sản phẩm của công ty (51)
    • 3.2.6. Mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing (52)
      • 3.2.6.1. Mục tiêu kinh doanh (52)
      • 3.2.6.2. Mục tiêu Marketing (53)
    • 3.2.7. Chiến lược STP (53)
      • 3.2.7.1. Phân khúc thị trường (Segmentation) (53)
      • 3.2.7.2. Thị trường mục tiêu (Targeting) (54)
      • 3.2.7.3. Định vị sản phẩm (Positioning) (55)
  • 3.3. Phân tích chiến lược sản phẩm sữa Fami của công ty Vinasoy Việt Nam (56)
    • 3.3.1. Chiến lược sản phẩm Sữa Fami (56)
      • 3.3.1.1. Kích thước tập hợp sản phẩm (56)
      • 3.3.1.2. Nhãn hiệu sản phẩm (59)
      • 3.3.1.3. Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm (59)
      • 3.3.1.4. Thiết kế bao bì sản phẩm (61)
      • 3.3.1.5. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm (61)
      • 3.3.1.6. Phát triển sản phẩm mới (62)
      • 3.3.1.7. Chu kỳ sống của sản phẩm (62)
    • 3.3.2. Các chiến lược hỗ trợ sản phẩm (63)
      • 3.3.2.1. Chiến lược giá (63)
      • 3.3.2.2. Chiến lược phân phối (65)
      • 3.3.2.3. Các chiến lược chiêu thị (67)
    • 4.1.1. Ưu điểm (70)
    • 4.1.2. Nhược điểm (70)
  • 4.2. Phân tích mô hình SWOT (71)
    • 4.2.1. Điểm mạnh (Strengths) (71)
    • 4.2.2. Điểm yếu (Weaknesses) (71)
    • 4.2.3. Cơ hội (Opportunities) (72)
    • 4.2.4. Thách thức (Threats) (72)
  • 4.3. Định hướng chiến lược sản phẩm trong giai đoạn sắp tới (73)
    • 4.3.1. Định hướng về thị trường (73)
    • 4.3.2. Định hướng về khách hàng (73)

Nội dung

Walker, 1994: “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, truyền thông và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nh

Mục tiêu nghiên cứu

- Phục vụ cho đề bài báo cáo nghiên cứu môn Thực hành nghề nghiệp 1

- Hệ thống lại các kiến thức chuyên ngành đã học trong bộ môn Marketing căn bản.

- Phân tích thực trạng chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy Việt Nam.

- Đánh giá và đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả và phát triển chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy.

Nội dung nghiên cứu

Đánh giá, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami

- Dựa vào phân tích đánh giá chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy Việt Nam.

- Từ dữ liệu đã phân tích suy ra xu hướng thị trường sẽ tạo cơ hội hay thách thức cho doanh nghiệp.

- Định hướng chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami trong giai đoạn sắp tới.

- Đề xuất nhằm hoàn thiện chiến sản phẩm sữa đậu nành Fami và tăng khả năng cạnh tranh.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: hệ thống lý thuyết từ giáo án và thu thập thông tin từ các phương tiện truyền thông như báo, trang web,

- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích lý thuyết và tài liệu thu thập được sau đó chọn lọc các thông tin cần thiết phù hợp để hoàn thành bài báo cáo.

- Phương pháp thống kê: đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty từ các thông tin đã tổng hợp.

Ý nghĩa đề tài

- Về mặt lý luận: Tổng hợp các lý luận về Marketing căn bản cũng như hiểu rõ hơn về các lý thuyết chiến lược sản phẩm và các chiến lược liên quan đến chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing.

- Về mặt thực tiễn: Giúp khám phá ra các vấn đề thực trạng của chiến lược sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy Từ đó, hiểu được ưu và nhược điểm của vấn đề nhằm đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy.

Bố cục đề tài

Chương 1: Tổng quan về đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Marketing và chiến lược sản phẩm.

Chương 3: Phân tích chiến lược sản phẩm sữa đậu nành của công ty Vinasoy Việt Nam

Chương 4: Đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm sữa đậu nành của công ty Vinasoy Việt Nam

Tóm tắt chương 1Khi nghiên cứu về hoạt động Marketing của doanh nghiệp thì nhà Markering cần tổng quan đề tài để có cái nhìn cụ thể, khái quát hơn về lí do, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp và bố cục đề tài Từ đó, làm cầu nối kiến thức giúp chương 2, chương 3 và chương 4 được thực hiện hiệu quả và chính xác hơn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC

Tổng quan về Marketing

Khái niệm Marketing

Thuật ngữ Marketing đã xuất hiện từ lâu, trải qua quá trình hình thành và phát triển nên nội dung về Marketing rất đa dạng và có nhiều sự thay đổi Ở Việt Nam,

“Marketing” thường được sử dụng thay cho từ “tiếp thị”, đặc biệt là trong giới chuyên môn Sau đây là một số khái niệm marketing hiện đại chấp nhận và phổ biến từ các tổ chức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu về marketing trên thế giới

- Theo CIM- UK’s Chartered Institute of Marketing: “Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi”

- Theo AMA- American Marketing Association, 1985: “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, truyền thông và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”

- Theo “Những nguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994:

“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”

- Theo “Fundamentals of Marketing”, William J.Stanton, Michael J Etzel, Bruce

J Walker, 1994: “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, truyền thông và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”

Tóm lại, khái niệm về Marketing có rất nhiều và khác nhau nhưng chúng đều có chung bản chất đó là:

- Marketing là quá trình quản trị.

- Tất cả các hoạt động marketing hướng tới khách hàng.

- Marketing đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và có lợi.

- Trao đổi là khái niệm quyết định hình thành cơ sở cho Marketing.

- Các hoạt động Marketing bao gồm thiết kế, truyền thông, phân phối và định giá sản phẩm.

Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát: “Marketing là hoạt động của con người nhằm đáp ứng hay thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua tiến trình trao đổi hàng hóa.”

Vai trò và chức năng hoạt động Marketing

- Giúp các doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu và mong muốn của khách hàng, làm hài lòng khách hàng, Định hướng hoạt động và tạo thế chủ động trong kinh doanh.

- Cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh.

- Công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế và uy tín trên thị trường.

- “Trái tim” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, các quyết định của doanh nghiệp như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực đều phụ thuộc rất lớn vào hoạt động Marketing để điều chỉnh phù hợp.

- Chức năng tiêu thụ sản phẩm: Giúp tìm hiểu những người tiêu thụ và lựa chọn những người tiêu thụ có khả năng nhất đẩy nhanh vòng xoay của vốn, hạn chế rủi ro Chức năng tiêu thụ được thực hiện hóa thông qua việc kiểm soát giá cả, các phương pháp nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.

- Chức năng nghiên cứu thị trường: Xem xét các sự biến động của thị trường và bản chất hoạt động của các chiến lược marketing của công ty, bao gồm các hoạt động như: thu thập thông tin về thị trường, phân tích nhu cầu tiêu dùng tiềm năng và dự đoán triển vọng.

- Chức năng tổ chức quản lý: Tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp với điều kiện thay đổi thường xuyên về nhân lực, vật tư, tài chính và thị trường Đồng thời, phối hợp và lập kế hoạch hoàn thiện hệ thống tiêu thụ và lưu thông sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng phát triển.

- Chức năng hiệu quả kinh tế: Thúc đẩy kinh tế phát triển, hợp lý hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh, do đó marketing được xem là công cụ cho việc tạo doanh số, lợi nhuận và tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp.

Quy trình marketing trong doanh nghiệp được thực hiện qua 5 giai đoạn:

- R (Research): Nghiên cứu Marketing là bước đầu tiên trong quy trình tiếp thị Giai đoạn này giúp các công ty xác định các thị hiếu khách hàng khác nhau, các cơ hội thị trường, bằng cách thu thập, xử lý và phân tích thông tin tiếp thị như thông tin thị trường, người tiêu dùng và môi trường, đồng thời chuẩn bị các điều kiện và chiến lược phù hợp để thâm nhập thị trường mới.

- STP (Segmentation, Targeting, Positioning): Phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị Nghiên cứu giúp công ty phát hiện ra nhiều phân khúc / nhóm khách hàng khác nhau, vì vậy công ty phải đánh giá các nhóm / nhóm khách hàng này và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với khả năng của mình Ngoài việc xác định thị trường, các công ty cũng cần định vị sản phẩm của mình sao cho khách hàng có thể nhìn thấy ưu điểm chính của chúng và phân biệt chúng với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường Định vị sản phẩm là nỗ lực tạo ra nhận thức khác biệt trong tâm trí khách hàng.

- MM (Marketing-Mix): Xây dựng chiến lược Marketing-Mix, sau khi đã chọn được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải thiết kế được chiến lược marketing-Mix tác động đến thị trường mục tiêu để phục vụ cho mục tiêu đã định hướng, bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị.

- I (Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược Marketing Đây được xem là quá trình biến hóa, các chiến lược Marketing sẽ biến thành hoạt động thực tế và cụ thể Công ty sẽ tiến hành tổ chức và thực hiện các chương trình marketing.

- C (Control): Kiểm tra và đánh giá chiến lược marketing Đây là bước cuối cùng để được thành công, doanh nghiệp phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường để đánh giá và đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đặt ra hay không Nếu doanh nghiệp thất bại, họ cần phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu ra, rút những sai sót, đúc kết kinh nghiệm để từ đó xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Marketing-Mix là một tập hợp các yếu tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động đến các thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã được hoạch định

Các thành tố trong Marketing–Mix gồm có: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị) và thường được gọi là 4P, thể hiện ở hình sau:

Hình 2 1 Sơ đồ 4P trong Marketing-Mix(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

- Product (Sản phẩm): Là thành phần cơ bản nhất trong marketing-Mix bao gồm kích cỡ, nhãn hiệu, đặc tính, bao bì, dịch vụ, chất lượng, chức năng, mà doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Price (Giá cả): Là thành phần quan trọng không kém trong marketing-Mix bao gồm: giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá và tín dụng Giá cả cần được điều chỉnh phù hợp với giá trị nhận được của khách hàng và phải có khả năng cạnh tranh.

Các chiến ảnh hưởng đến chiến lược Marketing

Môi trường Marketing

Có hai loại môi trường marketing: môi trường marketing vĩ mô và môi trường marketing vi mô Môi trường marketing luôn thay đổi tạo ra những cơ hội, đe doạ và thách thức cho công ty, vì vậy công ty phải thường xuyên thu thập thông tin để nắm bắt những thay đổi của môi trường.

Hình 2 2 Môi trường Marketing của doanh nghiệp

(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

Môi trường vi mô là những yếu tố tác động tương đối trực tiếp, thường xuyên đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào phản ứng của nhà cung ứng, giới trung gian, giới công chúng, đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Hình 2 3 Các yếu tố của môi trường vi mô

(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

Các yếu tố của môi trường vi mô:

- Nhà cung ứng: Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực cần thiết để sản xuất kinh doanh sản phẩm Việc lựa chọn nhà cung ứng phụ thuộc vào vào giá thành sản xuất của sản phẩm và chất lượng của sản phẩm, tính thường xuyên của quy trình sản xuất kinh doanh… Vì vậy, các công ty phải biết nắm bắt và chọn lựa các nhà cung cấp uy tín Đồng thời, công ty cũng nên quan tâm xây dựng mối quan hệ và lòng tin vững chắc với các nhà cung ứng

- Giới trung gian: Các trung gian marketing có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp quảng bá, bán và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường, cơ cấu phân phối hoặc các tổ chức tài chính từ các trung gian phân phối, các công ty cung cấp các dịch vụ marketing, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm và thanh toán với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp tự làm

- Khách hàng: là đối tượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, là nhân tố tạo nên thị trường Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tôn trọng và quan tâm thỏa mãn tốt nhu cầu của họ thông qua các câu hỏi như: Họ cần gì?; Cách ứng xử đối với từng loại khách hàng? Doanh nghiệp phải lên kế hoạch và ứng biến kịp thời bởi mong muốn và thị hiếu của họ sẽ không ngừng thay đổi.

- Đối thủ cạnh tranh: Là tất cả những đơn vị cùng với doanh nghiệp tranh giành đồng tiền của khách hàng, bất kỳ sản phẩm/ dịch vụ nào của đối thủ cạnh tranh đều có thể là sự lựa chọn khác biệt cho khách hàng so với doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và chiến lược marketing của doanh nghiệp Để thành công, doanh nghiệp không chỉ hiểu rõ bản thân mà còn phải tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh để kịp thời thay đổi chiến lược phù hợp, tạo sự khác biệt và tạo lợi thế cạnh tranh.

- Công chúng: là một nhóm bất kì có sự quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng mục tiêu đề ra của doanh nghiệp Do đó, công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ thị trường thông qua giới tài chính, giới truyền thông, giới địa phương,

Môi trường vĩ mô là những yếu tố xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp như dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, pháp luật và văn hóa Các yếu tố Các yếu tố luôn thay đổi và khó kiểm soát nên nó vừa tạo ra những cơ hội mới, vừa gây ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải theo dõi, nghiên cứu chặt chẽ để đưa ra các giải pháp ứng biến kịp thời.

Hình 2 4 Các yếu tố môi trường vĩ mô (Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013) Các yếu tố của môi trường vĩ mô:

- Môi trường chính trị luật pháp: tác động thông qua các điều khoản pháp luật, các chính sách được nhà nước, chính phủ và chính quyền địa phương ban hành nhằm bảo vệ quyền lợi giữa các công ty với nhau, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích rộng lớn của xã hội tránh khỏi các hành vi kinh doanh sai lệch.

- Môi trường kinh tế: bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt, phụ thuộc nhu cầu, tình hình kinh tế, mức thu nhập, giúp doanh nghiệp nhận biết và định hình khách hàng một cách dễ dàng.

- Môi trường văn hóa - xã hội: là lối sống, phong tục tập quán, giá trị và chuẩn mực ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của khách hàng Do đó, các công ty cần nghiên cứu kỹ văn hóa của khách hàng để có thể làm hài lòng nhu cầu cần thiết và hợp lý Ngoài ra, nó còn giúp các công ty ứng xử tốt khi ký kết và giao dịch với các đối tác nhằm đạt được thành công lâu dài và bền vững.

- Môi trường dân số: bao gồm quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp… tác động trực tiếp đến con người, chi phối đến quy mô cơ cấu thị trường, hành vi mua của khách hàng nên đây người làm marketing cần phải quan tâm nhiều nhất.

- Môi trường khoa học - kỹ thuật: Khoa học - kỹ thuật tạo ra những điều mới mẻ cho cuộc sống con người, đồng thời cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những công ty biết sử dụng chúng khi tạo ra những sản phẩm chất lượng mới và hữu ích liên quan trực tiếp cải tiến sản xuất và cải tiến quản lý.

- Môi trường tự nhiên: được xem là những yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động marketing bởi sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của khách hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp, bộ phận marketing chịu sự lãnh đạo bởi ban giám đốc của doanh nghiệp và hợp tác với các bộ phận khác của doanh nghiệp như: bộ phận tài chính, bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận thu mua, bộ phận sản xuất, bộ phận kế toán Tất cả các hoạt động của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cùng ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động marketing trong doanh nghiệp đó tạo ra môi trường nội vi.

Chiến lược STP

Hình 2 5 Tổng quan về chiến lược STP

(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

2.2.2.1 Phân khúc thị trường (Segmentation)

Phân khúc thị trường là việc tiến hành phân chia thị trường thành những khúc thị trường riêng biệt dựa trên những điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hoặc hành vi tiêu dùng của khách hàng giúp doanh nghiệp thấy rõ cơ cấu người tiêu dùng, lựa chọn đúng đắn thị trường mục tiêu và tối đa hóa lợi nhuận sản phẩm.

Có nhiều cách để phân khúc thị trường, tuy nhiên thường sẽ gói gọn trong 4 tiêu thức dưới đây:

- Phân khúc theo khu vực địa lý: Vùng địa hình, thành phố, khu vực dân cư,

- Phân khúc theo dân số- xã hội học: Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,

- Phân khúc theo tâm lý: Lối sống, cá tính,

- Phân khúc theo hành vi: Dịp mua, mức độ sử dụng, mức độ chi trả,

2.2.2.2 Thị trường mục tiêu (Targeting)

Chọn thị trường mục tiêu là đánh giá và lựa chọn một hay nhiều khúc thị trường mà doanh nghiệp xác định và tập trung mọi nỗ lực để đáp ứng Doanh nghiệp nên chọn nhóm khách hàng mục tiêu “sẵn sàng” với việc đáp ứng đồng thời cả hai tiêu chí: có nhu cầu mua sản phẩm và có khả năng chi trả.

Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể được thực hiện bằng 3 cách sau:

- Marketing không phân biệt: Tập trung theo đuổi thị trường bằng một sản phẩm duy nhất Một sản phẩm và một chương trình marketing hướng tới đa số khách hàng, mua với kiểu phân phối hàng loạt và quảng cáo tràn lan Phương án này thường được lựa chọn khi công ty mới bước vào thị trường, thiếu kinh nghiệm, nguồn nhân lực, uy tín và muốn tiết kiệm chi phí.

Hình 2 6 Sơ đồ Marketing không phân biệt

(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

- Marketing phân biệt: Hoạt động trong nhiều phân khúc thị trường và tung ra các sản phẩm khác nhau trong mỗi phân khúc Vì vậy, doanh số sẽ cao hơn marketing không phân biệt nhưng nó làm tăng thêm nhiều loại chi phí khác.

Hình 2 7 Sơ đồ Marketing phân biệt (Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

- Marketing tập trung: Thay vì nhắm mục tiêu một phần nhỏ của thị trường lớn, doanh nghiệp sẽ dồn sức tập trung vào một khúc thị trường hoặc một phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp cho là quan trọng nhất và muốn chinh phục vị trí đó Cũng chính vì vậy, Marketing tập trung có thể gặp nhiều bất ổn hơn so với hai trường hợp trước, ví dụ, thị trường đó có thể bị mất trắng

Hình 2 8 Sơ đồ Marketing tập trung (Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

2.2.2.3 Định vị thị trường (Positioning) Định vị là việc tạo dựng hình ảnh, nét riêng biệt của sản phẩm, độc đáo của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng mục tiêu Để thực hiện thành công chiến lược định vị, doanh nghiệp phải sử dụng các kỹ thuật khác biệt hóa, thấu hiểu cảm nhận của khách hàng và không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu, dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Hình 2 9 Quy trình định vị thị trường(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

Phân tích chiến lược sản phẩm

Khái niệm sản phẩm và chiến lược sản phẩm

Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng. Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt về yếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý góp phần tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm có cùng giá trị sử dụng trên cùng một thị trường Sự khác biệt này này tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành hàng, quan điểm của mỗi doanh nghiệp …

Một sản phẩm được cấu thành bởi 3 cấp độ (lớp):

Hình 2 10 Các nhân tố cấu thành sản phẩm

(Nguồn: Sách Nguyên Lý Marketing, TS Ngô Thị Thu, 2013)

- Sản phẩm cốt lõi: là giá trị sử dụng của sản phẩm hay lợi ích của sản phẩm, đây chính là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến sản phẩm

- Sản phẩm cụ thể: là những sản phẩm mà khách hàng mua về sử dụng để thỏa mãn lợi ích của mình bao gồm nhãn hiệu, kiểu dáng và những mẫu mã khác nhau, chất lượng sản phẩm với những chỉ tiêu nhất định, bao bì … và một số đặc tính khác

- Giá trị tăng thêm của sản phẩm: là những dịch vụ và lợi ích bổ sung như bảo hành, lắp đặt, thông tin, tư vấn … mà doanh nghiệp cung cấp nhằm gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm Ngoài ra còn góp phần hoàn thiện và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Theo mục đích sử dụng của người mua hàng

- Hàng tiêu dùng: là những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia đình.

- Hàng tư liệu sản xuất: là những sản phẩm phục vụ cho sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp.

Theo thời gian sử dụng

- Hàng bền: là những sản phẩm thường được sử dụng rất nhiều lần.

- Hàng không bền: là những sản phẩm thường chỉ qua được một lần hay vài lần sử dụng.

Theo đặc điểm cấu tạo

- Sản phẩm hữu hình: là sản phẩm mà người ta có thể thấy, nếm, sờ, nghe, hoặc ngửi được trước khi mua.

- Sản phẩm vô hình (Dịch vụ): là những hoạt động, ích lợi hay những cách thỏa mãn không cụ thể, không đồng nhất mà người tiêu dùng biết qua doanh nghiệp.

Theo tính chất phức tạp của các loại sản phẩm

- Hàng đơn giản: là những sản phẩm không đa dạng.

- Hàng phức tạp: là những sản phẩm có nhiều chủng loại, kiểu, cỡ, màu sắc khác nhau

Phân loại theo thói quen mua hàng

- Sản phẩm tiêu dùng thông thường: là sản phẩm tiêu dùng được sử dụng thường xuyên và mua theo thói quen.

- Sản phẩm mua tùy hứng: sản phẩm được mua không có chủ định trước.

- Sản phẩm mua theo mùa vụ: nhu cầu mua sắm mang tính mùa vụ.

- Sản phẩm mua có lựa chọn: sản phẩm có quá trình mua và lựa chọn, khách hàng phải xem xét, cân nhắc về chất lượng, công dụng, kiểu dáng,

- Sản phẩm mua theo nhu cầu đặc biệt: sản phẩm có tính độc đáo hoặc sản phẩm đặc hiệu mà người mua sẵn sàng bỏ công sức và tiền để lùng mua.

- Sản phẩm mua theo nhu cầu thụ động: sản phẩm mà người mua không biết hoặc biết nhưng không nghĩ đến việc mua sắm.

2.3.1.3 Khái niệm chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu Marketing của công ty.

2.3.1.4 Vai trò của chiến lược sản phẩm.

- Chiến lược sản phẩm là một công cụ cạnh tranh bền vững của công ty.

- Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối và truyền thông với triển khai và phối hợp một cách hiệu quả.

- Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu Marketing đề ra trong từng thời kỳ.

Nội dung của chiến lược sản phẩm

2.3.2.1 Kích thước tập hợp sản phẩm

Kích thước tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng loại và mẫu mã sản phẩm Kích thước tập hợp sản phẩm bao gồm các số đo: chiều rộng, chiều dài và chiều sâu của tập hợp sản phẩm.

- Chiều rộng của tập hợp sản phẩm là số lượng các dòng sản phẩm

- Chiều dài của tập hợp sản phẩm là tổng số món hàng của doanh nghiệp

- Chiều sâu của tập hợp sản phẩm thể hiện số mẫu của mỗi sản phẩm trong dòng sản phẩm

Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng để xác định và phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản:

- Tên hiệu (brand name): phần đọc được của nhãn hiệu

- Dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark): phần không đọc được của nhãn hiệu, bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù …

Ngoài ra chúng ta còn cần phải quan tâm đến góc độ quản lý nhãn hiệu theo pháp luật:

- Dấu hiệu hàng hóa (trademark): là toàn bộ hay một bộ phận nhãn hiệu được đăng ký được bảo vệ về mặt pháp lý

- Quyền tác giả (copyright): là quyền chiếm tuyệt đối tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật do mình sáng tạo.

Chức năng của nhãn hiệu sản phẩm

- Chức năng thực tiễn: dễ dàng ghi nhớ giúp người tiêu dùng tìm lại nhanh chóng.

- Chức năng bảo đảm: nhãn hiệu quen thuộc, đảm bảo chất lượng tốt

- Chức năng cá thể hóa: khẳng định nét độc đáo, nhân cách của khách hàng khi lựa chọn một nhãn hiệu

- Chức năng tạo sự thích thú: tạo cảm cảm giác thích thú khi lựa chọn tha hồ trong nhiều sản phẩm có nhãn hiệu đa dạng.

- Chức năng chuyên biệt: hình ảnh độc nhất các đặc trưng của sản phẩm

- Chức năng dễ phân biệt: tạo sự khác biệt, dễ dàng nhận biết

Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm

- Quyết định về cách đặt tên nhãn:

+ Đặt tên riêng cho mỗi sản phẩm

+ Đặt tên chung cho tất cả sản phẩm của doanh nghiệp

+ Đặt tên theo từng nhóm hàng

+ Kết hợp tên của công ty với tên nhãn hiệu

- Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu:

+ Nhãn hiệu do nhà sản xuất quyết định

+ Nhãn hiệu do nhà phân phối quyết định

+ Nhãn hiệu dưới hình thức chuyển nhượng

2.3.2.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm

Mỗi sản phẩm có thể được mô tả theo những đặc tính khác nhau.

- Đặc tính kỹ thuật, lý, hóa: gồm công thức, thành phần, vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, cỡ khổ, vật liệu…

- Đặc tính sử dụng: gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an toàn, hiệu năng,…

- Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc.

- Đặc tính kết hợp: gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ…

Những đặc tính của sản phẩm là yếu tố quyết định nhất đến sự lựa chọn của người tiêu thụ so với các sản phẩm cạnh tranh khác Vì vậy, doanh nghiệp phải tạo ra nhiều mẫu sản phẩm có đặc điểm riêng biệt để xem người tiêu dùng hướng đến đặc điểm nào nhất, nhằm xác định đặc điểm chủ yếu nào của sản phẩm sẽ thu hút khách hàng.

2.3.2.4 Thiết kế bao bì sản phẩm

Thiết kế bao bì là việc liên quan đến vẽ kiểu và đóng gói phù hợp với sản phẩm Đây cũng là một trong những quyết định quan trọng của chiến lược sản phẩm Bao bì gồm 3 lớp:

- Bao bì tiếp xúc là cái trực tiếp chứa sản phẩm

- Bao bì ngoài là bao bì bảo vệ bao bì lớp đầu, đảm bảo cho sản phẩm và tăng tính thẩm mĩ

- Bao bì vận chuyển là lớp bao bì cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển Chức năng thiết kế bao bì sản phẩm

- Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm như thông tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm, thời hạn sử dụng…

- Giúp bảo vệ được sản phẩm tránh khỏi bị hư hỏng biến chất trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

- Thể hiện được hình ảnh về nhãn hiệu, công ty, thể hiện ý tưởng định vị của sản phẩm.

- Tác động vào hành vi khách hàng qua hình thức, màu sắc và thông tin trên bao bì.

Quyết định về bao bì sản phẩm

- Xác định những lợi ích cơ bản mà bao bì mang lại cho người tiêu dùng: bảo vệ sản phẩm, giới thiệu một kiểu phân phối mới, giúp nhận biết sản phẩm…

- Xác định những thuộc tính cơ bản của bao bì: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày, gắn nhãn hiệu hoặc không gắn nhãn hiệu

- Quyết định về thử nghiệm bao bì: thử nghiệm kỹ thuật để đánh giá các tính năng của bao bì, thử nghiệm thị trường để đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng

- Xác định chi phí cho bao bì và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng

2.3.2.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm

Dịch vụ hỗ trợ là một trong những yếu tố quyết định đến việc mua hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng đến nhận thức và mức độ hài lòng của khách hàng Tùy thuộc vào thuộc tính sản phẩm, tính năng sử dụng và yêu cầu khách hàng mà đáp ứng các dịch vụ phù hợp.

Các dịch vụ gồm có:

- Cho hưởng tín dụng, điều kiện giao hàng.

- Sửa chữa không mất tiền.

- Lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm.

- Hướng dẫn cách sử dụng, bảo trì sản phẩm.

Quyết định về dịch vụ sản phẩm

- Chất lượng dịch vụ đảm bảo cho khách hàng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

- Chi phí dịch vụ cung cấp cho khách hàng

- Hình thức cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

Phân phối sản phẩm là quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng bằng nhiều phương thức và hoạt động khác nhau.

Quá trình phân phối đòi hỏi phải:

- Phân tích nhu cầu khách hàng

- Xác định các mục tiêu phân phối và các điều kiện ràng buộc

- Lựa chọn chiến lược phân phối phù hợp

Vai trò của phân phối sản phẩm

- Công cụ để đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu

- Góp làm cho sản phẩm lưu thông thông suốt, nhanh chóng dễ xâm nhập thị trường.

- Một chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng và nhà trung gian.

2.3.2.7 Phát triển sản phẩm mới

Tìm ra những ý tưởng mới Để hình thành những ý tưởng mới về sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu từ rất nhiều nguồn khác nhau:

- Khách hàng: những ý tưởng xuất phát điểm cho sản phẩm mới bằng các cuộc thăm dò, phỏng vấn và trắc nghiệm cá nhân hay trao đổi góp ý, khiếu nại của họ

- Những chuyên gia đầu ngành: những ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư, các nhà thiết kế giỏi trong và ngoài doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: những ý định và nghiên cứu của họ cũng như lý do khách hàng chọn sản phẩm của họ.

- Những nhà cung ứng và phân phối sản phẩm: cung cấp những ý kiến khen ngợi hay phàn nàn về sản phẩm của doanh nghiệp từ phía khách hàng.

- Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: đề xuất và tổ chức thực hiện ý tưởng mới, ủng hộ ý tưởng có triển vọng hoặc không chấp nhận ý tưởng có thể là tốt nhưng không được đánh giá cao. Để tránh các sai sót trong quá trình hình thành ý tưởng, doanh nghiệp phải biết phân tích, đánh giá các thuộc tính đang có, phát hiện các cấu trúc, khảo sát các mối quan hệ rồi tìm ra cách kết hợp mới, khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt đồng thời khuyến khích kết hợp và phát triển các ý tưởng.

Chọn lọc và đánh giá ý tưởng mới

Trong quá trình chọn lọc và đánh giá các ý tưởng mới, doanh nghiệp cần phải mô tả sản phẩm mới, thị trường mục tiêu và mức độ cạnh tranh đồng thời phải đưa ra một số ước lượng chặt chẽ về quy mô thị trường, giá thành sản phẩm, thời gian và chi phí thực hiện, chi phí sản xuất và tỷ lệ lợi nhuận Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và sàng lọc có hiệu quả loại bỏ những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được những ý tưởng tốt nhất.

Phát triển và thử nghiệm khái niệm

Bộ phận Marketing phải phát triển ý tưởng truyền đạt thành những ngôn từ khái niệm mà khách hàng hiểu được Đồng thời, đánh giá mức độ hấp dẫn đối với khách hàng để từ đó lựa chọn ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, màu sắc, kích thước, mùi vị, tính năng sử dụng và giá cả Sau đó, thử nghiệm nhóm khách hàng phù hợp mà mục tiêu doanh nghiệp hướng tới.

Hoạch định chiến lược Marketing Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược Marketing để đưa sản phẩm ra thị trường Bản chiến lược Marketing gồm ba phần:

Tổng quan về thị trường sữa đậu nành Việt Nam

Thị trường sữa đậu nành

Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào và lành tính, đậu nành được hơn 13 nước khuyến nghị đưa vào tháp dinh dưỡng quốc gia và trong đó có Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ sữa đậu nành đứng thứ 3 thế giới (theo AC Nielsen Việt Nam) bởi đã có mặt từ lâu đời và có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng Hơn thế nữa, Bà Bridget Owen – TT Nghiên cứu Đậu nành QG Hoa Kỳ, ĐH Illinois - Hoa Kỳ cũng cho biết

“Đậu nành đang dẫn đầu xu hướng xanh toàn cầu nhờ cung cấp dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thân thiện môi trường Đậu nành là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đáp ứng nhu cầu lương thực gia tăng của dân số thế giới dự đoán lên tới 9 tỉ người trong vòng 40 năm tới”.

Nhu cầu cao, song hầu hết sản lượng sữa đậu nành trên thị trường đang được phục vụ bởi các bà nội trợ Theo dự báo của Euromonitor, tăng trưởng tiêu thụ sữa đậu nành có thương hiệu đạt mức 10.1% giai đoạn 2017 – 2021 Thị trường sữa đậu nành có thương hiệu chỉ chiếm 1/3 so với toàn ngành sữa đậu nành Vì vậy, về lâu dài ngành sữa đậu nành hộp giấy có tiềm năng tăng trưởng nhờ việc người tiêu dùng chuyển đổi sử dụng sữa đậu nành tươi sang sữa đậu nành hộp giấy

Nắm bắt xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đang nhắm tới dòng sản phẩm này và liên tục rót vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường Bên cạnh Vinasoy đã khẳng định thương hiệu từ lâu với 3 nhà máy lớn được trang bị công nghệ hiện đại, chuẩn quốc tế với công suất lên tới 390 triệu lít/năm thì còn có Vinamilk và Nutifood cũng mạnh dạn đầu tư sản xuất sữa đậu nành xâm nhập vào thị trường Ngoài các “đại gia” lớn, thì cũng có các doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng biết đến như Tân Hiệp Phát, Tribeco và các thương hiệu nhập khẩu khác Điểm đáng chú ý là Vinasoy luôn chiếm trên 80% thị phần sữa đậu nành trong nước, đặc biệt thị phần sữa đậu nành của Vinasoy đã tăng lên 91% trong tháng 8 đầu năm 2021 lãi

860 tỷ, tăng 20% chu kỳ năm trước.

Là một loại hạt giàu protein hơn thịt bò, nhiều canxi nhất trong họ đậu, chứa nhiều chất béo không bão hòa và không cholesterol, chứa hàng loạt vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe và chứa isoflavone giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư, nên đang dẫn đầu xu hướng ẩm thực "xanh" đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới sẽ bùng nổ trong 40 năm tới Chính những tác dụng to lớn đó, thị trường sữa đậu nành đang được đánh giá rất cao trong tương lai Theo ước tính của Euromonitor, ngành hàng sữa đậu nành Việt Nam đạt gần 6.400 tỷ đồng vào 2019 Tốc độ tăng trưởng trung bình về mặt giá trị từ năm 2014-2019 là 8,1%, tốc độ tăng trưởng trung bình về mặt sản lượng là 11,6% Dự đoán sản lượng sữa đậu nành sẽ tăng trưởng6.4%/năm trong vòng 5 năm tới từ năm 2021-2025.

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp Các dòng sản phẩm Thị phần sữa đậu nành

Vinasoy Fami, Vinasoy, Vinasoy mè đen (2012),

Fami Canxi (2013), Fami Kid (2014), Fami nguyên chất (2019), Fami mè đen

(2018), Fami đậu đỏ (2018), Fami nguyên chất ít đường, Fami Canxi ít đường (2019)

Vinamilk Gold soy (2012), Sữa đậu nành hạt óc chó (2018), Sữa đậu nành hạnh nhân

(2019), Sữa đậu nành Vinamilk Canxi (2019)

Nutifood Sữa đậu nành Nuti, Nuti Canxi 5%

Tân Hiệp Phát Number 1 Soya N/A

Lactasoy Lactasoy đậu nành, Lactasoy socola N/A

Sữa đậu nành, sữa mè đen Vegemil N/A

Homesoy Sữa đậu nành Homesoy N/A

Vitasoy Sữa đậu nành Vitasoy N/A

Bảng 3 1 Các sản phẩm sữa đậu nành trên thị trường năm 2021(Nguồn: Báo cáo phân tích QNS, 06/05/2021, cafef.vn)

Hành vi khách hàng

Sẵn sàng chi tiêu cho các vấn đề về sức khỏe

Gần đây, với xu hướng phát triển của công nghệ đi đôi với sức khỏe và đặc biệt trong tình dịch bệnh diễn ra phức tạp người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe hơn Theo khảo sát hàng năm của Kantar, có tới 80% người được hỏi trả lời họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có lợi ích hơn cho sức khoẻ, có thành phần tốt hơn, bảo vệ sức khỏe hạn chế được nguy cơ mắc bệnh

Bên cạnh đó, một cuộc nghiên cứu khác của PwC cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt có xu hướng ngày càng chú trọng đến sức khỏe nhiều hơn, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sắm các mặt hàng cao cấp để nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sản phẩm hữu cơ Cụ thể, công ty nghiên cứu thị trường và thống kê người dùng Statista năm 2021 cho biết, trong cuộc khảo sát 3856 đáp viên, 29% trong số họ sẽ chuyển sang sử dụng thực phẩm hữu cơ nếu nó có giá ngang bằng với các loại rau củ được trồng theo cách thông thường tại Việt Nam Trong khi đó, có tới 51% đáp viên cho biết họ sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm hữu cơ mặc cho giá của nó đắt hơn 25% các loại thông thường Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt ngày càng ý thức hơn đến chất lượng sản phẩm và những ảnh hưởng tiềm ẩn đến sức khỏe của họ.

Quan tâm đến các sản phẩm sữa thực vật

Sữa thực vật, ban đầu xuất hiện như một sản phẩm thay thế sữa bò cho những người ăn chay và những người mắc chứng không dung nạp được lactose hoặc dị ứng sữa động vật sử dụng Nhưng trong những năm gần đây, nhận ra giá trị dinh dưỡng của sữa thực vật, người tiêu dùng lại có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm sữa thật vật hơn như sữa đậu nành, sữa óc chó,…

Cụ thể là, theo một cuộc khảo sát năm 2019 của công ty nghiên cứu thị trường và thống kê người dùng Statista cho biết, 64% người được hỏi nói rằng họ chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật vì nó tốt cho sức khỏe hơn trong đó có 66% phụ nữ và 63% nam giới trả lời Cũng cuộc khảo sát đó, khoảng 78,77% người được hỏi nói rằng họ đã tiêu thụ các sản phẩm thay thế từ thực vật cho các sản phẩm thực phẩm từ động vật nói chung

Quan tâm các sản phẩm ít đường/ không đường

Báo cáo t CDC cho th y, ng i có b nh béo phì s d b nhi m Covid-19 h n soừ ấ ườ ệ e ế ị ế ơ với nh ng ng i kh e m nh Và c ng vì th , m c BMI nguy hi m ã ữ ườ ỏ ạ ũ ế ứ độ ể đ đượ đi uc ế chỉnh t 40 xu ng còn 30 T c là s l ng ng i b béo phì c ng s t ng lên theo chừ ô ứ ô ượ ườ ị ũ e ă ỉ sô này Ngoài nguy cơ tử vong cao hơn, người thừa cân quá mức hoặc béo phì bị nhiễm corona virus dễ khiến bệnh tình chuyển biến xấu Một nghiên cứu khác cho thấy 7,9% bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong phòng săn sóc tích cực (ICU) có chỉ số BMI trên 40, trong khi đó tỷ lệ chung trong dân số là 2,9% Chính vì nh ng lý do ó, ữ đ người tiêu dùng có xu h ng chuy n qua tìm ki m các l a ch n thay th t t h n cho ướ ể ế ự ọ ế ố ơ sức kh e Mà nh ng th c ph m này có th không có ỏ ữ ự ẩ ể đường, ít đường, ho c s ặ ử dụng ch t t o ng t thay th có thành ph n lành m nh.ấ ạ ọ ế ấ ạ

Cụ thể, các sản phẩm ít/ không đường trong một số ngành hàng như sữa đậu nành, sữa nước, trà uống liền… cũng gia tăng cả về lượng người mua lẫn sản lượng sử dụng.Trong ngành hàng sữa nước nói riêng, phân khúc nguyên chất ít/ không đường đã chiếm đến khoảng 1/3 sản lượng tiêu dùng toàn ngành trong năm 2020 so với 28% cách đây 2 năm, tăng gần 5 điểm thị phần sản lượng Các phân khúc sữa đậu nành, hay trà xanh không đường/ ít đường cũng thu hút thêm nhiều người mua hơn.

Xu hướng phát triển thị trường

Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe

Xu hướng sử dụng các loại sữa có nguồn gốc thực vật đang trở nên phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Trong đó, đậu nành nói chung và sữa đậu nành nói riêng được chứng minh là loại hạt giàu dinh dưỡng, đem lại lợi ích hiệu quả trong việc hỗ trợ chắc khỏe xương và tăng cường đề kháng Bên cạnh đó, sữa đậu nành có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và lành tính cho sức khỏe Hơn nữa, đây còn là loại sữa quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt nên cả gia đình đều có thể cùng thưởng thức.

Theo TS Mark Messina - GĐ Viện Dinh dưỡng đậu nành Mỹ, sử dụng thường xuyên đậu nành sẽ giúp chúng ta giảm 8-16% các triệu chứng bệnh tim mạch như cholesterol xấu trong máu, huyết áp cao, xơ cứng và viêm nhiễm động mạch, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu não Nam giới sử dụng đậu nành hàng ngày sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người không tiêu thụ”.

Ngoài ra, Tiến sĩ - bác sĩ Nagata Chisato, Khoa Dịch tễ học & Y tế dự phòng, ĐH Gifu, Nhật Bản cho thấy, việc ăn thực phẩm từ đậu nành trong suốt thời thơ ấu hay thiếu niên cũng sẽ giúp phụ nữ chống lại nguy cơ ung thư vú Phụ nữ châu Á thường có thói quen ăn thực phẩm từ đậu nành nên có tỷ lệ ung thư vú thấp hơn so với phụ nữ phương Tây khoảng 1/5 lần. Đậu nành và xu hướng sống "xanh"

Một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 là quay trở về với tự nhiên, tìm kiếm những giá trị nguyên bản Xu hướng này cũng tác động đến thói quen ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng của nhiều người Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen (2018) cho biết, 66% người tiêu dùng Việt mong muốn có nhiều sản phẩm hơn nữa được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên và 79% người tiêu dùng chủ động thay đổi chế độ ăn phù hợp để phòng tránh các vấn đề liên quan tới sức khỏe Từ đó cho thấy, xu hướng "sống xanh" bắt đầu từ việc chọn thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chất bảo quản,

Trong đó, chế độ ăn "eat clean" dần hình thành và phát triển, khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm nguyên chất hơn như: trái cây, rau, protein, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh Và đậu nành trở thành cái tên đầu tiên được lựa chọn trong xu hướng này nhờ nguồn gốc tự nhiên, giá thành hợp lý, hương vị quen thuộc, thân thiện với môi trường và lành tính cho sức khỏe

Sữa thực vật (Plant-based Milk) lên ngôi

Phân khúc sản phẩm có thành phần tự nhiên/ có nguồn gốc thực vật như sữa hạt, sữa gạo… có mức tăng trưởng về giá trị trên 10%, cao hơn so với tăng trưởng chung của toàn ngành Không chỉ tăng trưởng về giá trị, sản lượng sử dụng bình quân cũng tăng cao hơn so với 2019, hiện ở mức khoảng 1 lít/ hộ gia đình tiêu thụ trong 1 tháng Trong tương lai, con số này được kỳ vọng sẽ tăng thêm nữa Theo BusinessWire, thị trường sữa thực vật thế giới được dự đoán sẽ cán mốc 34 tỷ USD vào năm 2024 Tại Việt Nam, dù chỉ mới bắt đầu rộ lên trong 5 năm trở lại đây nhưng nhóm sản phẩm này có những tăng trưởng tích cực trong cả cung và cầu, đứng thứ ba trong top các chủ đề được thảo luận nổi bật nhất về việc ăn uống lành mạnh năm 2017 tại Việt Nam (Theo YouNet Media).

Thị trường sữa hạt bắt đầu tăng tốc khi Vinamilk và TH True Milk bắt tay đầu tư và tung ra các loại sữa hạt đa dạng vào 2018 Trước đó, thị trường cũng đã quen thuộc sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy (thuộc công ty đường Quảng Ngãi) Trong 10 tháng đầu năm 2019, mức tiêu thụ sữa đậu nành của Vinasoy tăng 13% và doanh thu cũng tăng 15% (Nielsen).

Tổng quan về công ty Vinasoy Việt Nam

Sơ lược về công ty Vinasoy

Công ty Sữa Đậu Nành Việt Nam – Vinasoy là 1 thành viên trực thuộc Công ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi, được thành lập năm 1997 và chuyên về các sản phẩm dinh dưỡng từ đậu nành.

- Tên đầy đủ: Công ty Sữa Đậu Nành Việt Nam

- Slogan: "Duy nhất đậu nành, riêng dành cho bạn"

- Trụ sở chính: Số 2, Nguyễn Chí Thanh, tp Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1997, Vinasoy - Trường Xuân một nhà máy sữa được thành lập trực thuộc công ty Đường Quảng Ngãi với số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân Mặt hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm Là một nhà máy ‘non trẻ”, lúng túng trước công nghệ sản xuất và thị trường dẫn đến hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ “chết yểu” Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến 30 tỷ (50% tổng vốn đầu tư ban đầu).

Năm 2001, sản phẩm sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình sữa học đường tại Việt Nam” Sự kiện này chính là “chiếc phao cứu sinh” để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía trước

Năm 2005, thương hiệu Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận tâm” ra đời và nhà máy sữa Trường Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy Đây là bước đầu tiên trên con đường trở thành “người dẫn đầu” trong ngành sữa đậu nành Việt Nam

Hiện tại, Vinasoy đã xây dựng hoàn thiện và định vị chỗ đứng trong thị trường ViệtNam Hơn thế nữa, Vinasoy đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy với trên

80% thị phần sản lượng trong nhiều năm qua, sở hữu 3 nhà máy ở Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Bình Dương có tổng công suất là 390 triệu lít và nguồn nhân lực dồi dào ước tính khoảng 3,000 nhân viên.

Tầm nhìn và sứ mệnh

"Trở thành và được công nhận là công ty hàng đầu về những sản phẩm dinh dưỡng từ đậu nành tại những thị trường Vinasoy có hoạt động kinh doanh"

“Chúng tôi cam kết không ngừng sáng tạo và tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng quý báu từ đậu nành thiên nhiên để mang đến cộng đồng cơ hội sử dụng phổ biến các sản phẩm chất lượng tốt nhất có nguồn gốc từ đậu nành Nhờ đó, không chỉ chúng tôi mà đối tác và cộng đồng xung quanh sẽ có được một cuộc sống ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và thịnh vượng hơn”

Thành tựu và giá trị cốt lõi

Với hơn 20 năm nỗ lực khẳng định vị thế dẫn đầu tại thị trường sữa đậu nành, Công ty sữa đậu nành Việt Nam –Vinasoy đã từng bước khẳng định uy tín chất lượng qua các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được người tiêu dùng tin tưởng Tiêu biểu là các giải thưởng và bằng khen được trao tặng liên tiếp trong những năm qua như:

- Top 5 công ty Sữa đậu nành lớn nhất thế giới 3 năm liên tiếp 2018-2020 (Theo Global Data UK)

- Nhà sản xuất dẫn đầu về thị phần giá trị và sản lượng ngành Sữa đậu nành uống liền 2012-2020 (Theo Nielsen Việt Nam)

- Fami – 1 trong 4 thương hiệu thành công nhất Việt Nam (Theo Asia Brand power report 2016)

- Đứng thứ 25 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (Theo Forbes)

- Top 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam (Theo công bố của Trung tâm Khoa học Thẩm định tín nhiệm Doanh nghiệp năm 2015)

- Đạt top 10 sản phẩm vàng Việt Nam (Chương trình bình chọn và quảng bá nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2017)

- Tâm huyết: nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem đến những sản phẩm dinh dưỡng tối ưu nhất từ nguồn đậu nành thiên nhiên đến cho người tiêu dùng

- Đồng lòng hợp tác: gắn kết cùng các đối tác nhằm mang lại một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa & thịnh vượng hơn

- Trong sạch & đạo đức: hành xử trung thực, đạo đức trong mọi hoạt động và giao dịch

- Sáng tạo: luôn đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học tiên tiến trong công nghệ chế biến đậu nành nhằm cho ra đời những thương hiệu mạnh, uy tín.

- Tinh thần Việt Nam: tự hào là một thương hiệu Việt, được kế thừa những giá trị tốt đẹp “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam

Giới thiệu một số dòng sản phẩm của công ty

Công ty sữa đậu nành Vinasoy hiện đang có một số dòng sản phẩm sau:

- Sữa đậu nành Fami: được làm từ 100% đậu nành nguyên chất có chọn lọc, không biến đổi, không biến đổi Gen (Non - GMO) cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho gia đình bạn sức khỏe và niềm vui thưởng thức mỗi ngày nhờ tăng thêm 10% lượng đậu nành

Hình 3 1 Các sản phẩm sữa đậu nành Fami

(Nguồn: Vinasoy.com) + Fami nguyên chất: không chỉ ngon sánh mịn mà còn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu từ thực vật tốt cho sức khỏe khi sử dụng hàng ngày với 6 vị: nguyên chất, ít đường, tàu hủ gừng, sữa dừa, đường đen, bạc hà. + Fami canxi: có công thức độc đáo kết hợp đậu nành với các vi chất thiết yếu canxi, vitamin D3, vitamin A, kẽm tạo nên bộ đôi công dụng xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng, với 4 vị: nguyên chất, ít đường, phô mai, cà phê.

+ Fami Kid: bổ sung canxi, DHA, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe và tăng trưởng chiều cao, hoàn thiện não bộ cho bé phát triển cân bằng với hương vị sô cô la

+ Fami Go: có công thức kết hợp giữa đậu nành với nếp cẩm – một loại gạo có dinh dưỡng rất cao và đậu đỏ/mè đen giúp một bữa sáng bận rộn trở nên tiện lợi mà vẫn sóng sánh đầy đủ dưỡng chất.

- Vinasoy nguyên chất/ mè đen: có công thức kết hợp giữa đậu nành và Isoflavones, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết estrogen và ngăn ngừa sự lão hóa da, cho cơ thể khỏe khoắn và làn da tươi tắn rạng ngời.

Hình 3 2 Các sản phẩm đậu nành Vinasoy

Mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing

Thúc đẩy tăng trưởng cho các dòng sản phẩm Fami, đưa công ty vào top doanh nghiệp có doanh thu tỷ USD vào năm 2027 Để đạt con số đó, Vinasoy duy trì tăng trưởng ít nhất 20% một năm và đẩy mạnh 3 hoạt động chính

- Thứ nhất, tập trung phát triển ngành sữa đậu nành chủ lực thông qua mở rộng vùng nguyên liệu và đa dạng sản phẩm.

- Thứ hai, hướng tới sản xuất những dòng sản phẩm khác có nguồn gốc từ đậu nành.

- Thứ ba, tăng cường hoạt động quảng bá và phân phối ở trong nước lẫn thế giới.

Với sứ mệnh mang đến một cuộc sống ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và thịnh vượng hơn, Vinasoy đã nhắm đến gia đình - nơi ta thuộc về, nơi có những người ta thương yêu nhất Không chỉ đơn giản là một mái ấm che mưa, che nắng, “Nhà” là giá thiêng liêng không thể thay thế, luôn thường trực trong tim mỗi người đến suốt cuộc đời, bất cứ nơi đâu.

- Gia tăng tình yêu với thương hiê œu Fami (Brand love) đối với người tiêu dùng mass consumer ở cả nhóm hiê œn tại và tiềm năng.

- Tiếp câ œn và khơi gợi nhu cầu sử dụng sữa đâ œu nành Fami đối với người dùng mới – giới trẻ, đô œ tuổi 15-25 Đây cũng là nhóm trở thành người quyết định chính trong viê œc mua và sử dụng sản phẩm cho bản thân và cả gia đình trong tương lai.

Chiến lược STP

3.2.7.1 Phân khúc thị trường (Segmentation)

Phân khúc theo địa lý

Các sản phẩm sữa đậu nành của VinaSoy có mặt trên 63 tỉnh thành của cả nước thông qua 8 đại diện bán hàng của công ty tại 8 khu vực Hầu hết sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở miền Bắc, nhưng vào những năm gần đây miền Trung đã có dấu hiệu tăng trưởng Miền Nam có thị trường tiêu thụ thấp nhưng vẫn được đánh giá là thị trường tiêu thụ tiềm năng trong tương lai.

- Miền Bắc: Hà Nội và Tây Bắc; Đông Bắc Bộ; Nam Bắc Bộ.

- Miền Trung: Bắc Trung Bộ; Nam Miền Trung và Tây Nguyên

- Miền Nam: Đông Nam Bộ; Tp Hồ Chí Minh; Tây Nam Bộ

Phân khúc theo nhân khẩu học

- Giới tính: bao gồm cả nam và nữ Nhưng với thành phần chủ yếu là đậu nành, phái nam có vẻ sẽ “e dè” sử dụng hơn phái nữ.

- Theo độ tuổi : Trẻ em (dưới 15 tuổi), thanh niên (15 đến 30 tuổi), trung niên (từ

30 đến 50 tuổi), cao niên (trên 50 tuổi) Tuy nhiên, mỗi độ tuổi lại có nhu cầu hương vị khác nhau và mỗi người dùng cũng cần thay đổi khẩu vị thường xuyên nên Vinasoy đã tung ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Thu nhập: thấp, là một thương hiệu cho mọi người, đặc biệt là gia đình nên Vinasoy đề ra mục tiêu giảm giá thành sản phẩm nhằm đem lại mức giá hợp lý cho người tiêu dùng

Phân khúc theo hành vi người tiêu dùng

- Lợi ích tìm kiếm: chất lượng giàu dinh dưỡng, giá thành hợp lý, bao bì bắt mắt, nhiều hương hương vị phù hợp với từng người trong gia đình.

- Tình huống mua hàng: mua cho cá nhân và gia đình.

- Mức độ sử dụng: mỗi ngày một hộp/bịch, bảo vệ sức khỏe và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho một ngày

Phân khúc theo tâm lý

- Lối sống: biết chăm lo sức khỏe bảo vệ bản thân và thích các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh.

- Động cơ mua hàng: mọi người ngày nay có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo, đặc biệt là những mặt hàng tốt cho sức khỏe trong đại dịch Covid Vì vậy, đây chính là căn cứ để công ty đưa ra các chương trình quảng cáo bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

3.2.7.2 Thị trường mục tiêu (Targeting)

Vinasoy không có thị mục tiêu cụ thể, hay nói cách khác, Vinasoy chọn chiến lược marketing không phân biệt Bởi Vinasoy định vị Fami là dòng sản phẩm “dành cho cả nhà” nên khách hàng của Fami không phân biệt về độ tuổi, tầng lớp, giới tính, mà Fami là dành cho tất cả mọi người, ai cũng có thể sử dụng được Với mong muốn mang cho “cả nhà” một sức khỏe dồi dào, Vinasoy đang ngày càng cải thiện và phát triển nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng trong gia đình, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng, nâng cao mức tiêu thụ.

Sữa đậu nành Fami có mặt ở tất cả các hệ thống từ cửa hàng nhỏ đến siêu thị, từ nông thôn đến thành thị giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm Hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam nên sữa đậu nành Fami ngày càng phổ biến và tin dùng.

Tuy nhiên, thị trường tiềm năng nhất của Fami là tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập từ thấp đến cao và có nhu cầu bảo vệ sức khỏe lành mạnh, đặc biệt là các chị em phụ nữ và các mẹ.

3.2.7.3 Định vị sản phẩm (Positioning)

Hiện nay, thị trường sữa đậu ành Fami tại Việt Nam vẫn còn khá tiềm năng những cũng tồn tại không ít thách thức Thấu hiểu được điều này, Fami luôn cố gắng tạo ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng Nhờ vậy mà thương hiệu Fami luôn có một vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng, đặc biệt là các gia đình Việt Để đạt được thành công như vậy, Vinasoy đã có chiến lược định vị đúng đắn hướng đến “cả nhà”, tạo dựng được những lợi thế cạnh tranh bằng hai yếu tố chính:

- Định vị theo chất lượng sản phẩm: có công nghệ sản xuất sữa đậu nành hiện đại nhất hiện nay của tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) và nguồn nguyên liệu nguyên chất 100% đậu nành có chọn lọc, Vinasoy đã làm chủ được chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trên thị trường, đánh mạnh vào yếu tố “ngon sánh mịn” của sữa đậu nành.

- Định vị theo lợi ích: Fami nhấn mạnh đây là dòng sản phẩm sữa đậu nành bổ sung thêm canxi, vitamin A, vitamin D3, kẽm giúp chắc khỏe xương và tăng cường đề kháng cho cả nhà Khẩu vị cả nhà sẽ được đáp ứng với đa dạng hương vị từ sữa đậu nành của Vinasoy, “cho cả gia đình sức khỏe và niềm vui mỗi ngày”. Để thể hiện rõ định vị thương hiệu sữa đậu nành Fami thì sau đây là bản đồ định vị thương hiệu sản phẩm sữa đậu nành Fami so với các đối thủ lớn trong thị trường Việt Nam như Vinamilk, Nutifood, Tân Hiệp Phát và Tribeco.

Hình 3 3 Bản đồ định vị thương hiệu Fami trên thị trường sữa đậu nành Việt Nam

Phân tích chiến lược sản phẩm sữa Fami của công ty Vinasoy Việt Nam

Chiến lược sản phẩm Sữa Fami

3.3.1.1 Kích thước tập hợp sản phẩm

Công ty sữa đậu nành Vinasoy đã tạo ra một kích thước tập hợp sản phẩm Fami đa dạng, cải thiện sản phẩm cũ và thường xuyên đưa ra các sản phẩm mới với nhiều hương vị khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng, mục tiêu sử dụng

Chiều rộng của tập hợp sản phẩm

Chiều dài của tập hợp sản phẩm

Chiều sâu của tập hợp sản phẩm

Bịch 200ml Hộp 200ml Hộp 1l

Fami Kid Sô cô la

Bảng 3 2 Các tập hợp sản phẩm sữa đậu nành Fami

Nhãn hiệu: sữa đậu nành Fami - “Fami” là từ xuất phát từ “Family”, có nghĩa là gia đình với thông điệp quen thuộc “Nhà là nơi…” - là tổ ấm thân thương nhất của mỗi người, nơi ta bắt đầu, khởi nguồn những giá trị thiêng liêng, là nơi trở về Dù cuộc sống hiện đại đầy bận rộn, những phút giây hạnh phúc đằng sau mỗi câu chuyện về

“Nhà” vẫn luôn cần được nâng niu, trân trọng.

Hình 3 4 Logo của sản phẩm đậu nành Fami

Biểu tượng của nhãn hiệu: Logo của FAMI được xây dựng trên nền tảng gồm hình ảnh chữ trắng nền xanh, tên công ty và khẩu hiệu “điều tốt đẹp từ tự nhiên” Đó không phải chỉ là một mẫu trang trí, mà là biểu tượng của niềm tự hào, sự chuyên nghiệp và đặc biệt là tính cách thương hiệu công ty Vinasoy Một lần nữa Vinasoy khẳng định tôn chỉ kinh doanh của nhãn hàng từ những ngày đầu thành lâ œp: mang lại nguồn dinh dưỡng lành và niềm vui cho mọi gia đình Viê œt.

Với các đặt tên thương hiệu và logo Fami đã gợi lên cảm xúc thân thương khó tả hết bằng lời mỗi khi được nhắc đến Có lẽ bởi Fami hiếm khi chỉ dựa trên giá trị lý tính, chức năng sản phẩm, mà còn mang đến những giá trị tốt đẹp về mă œt cảm xúc góp phần hình thành sợi dây gắn kết vô hình, bền chă œt trong trái tim, tâm trí người tiêu dùng cũng như tạo ra sự khác biê œt cho sản phẩm trên thị trường Đồng thời, nhãn hiệu ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc đối người Việt Nam và cả người ngoại quốc nên việc nhận biết và tiếp cận trở nên dễ dàng, gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.

3.3.1.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm

Từ những hạt đậu nành thơm ngon lấy từ 4 vùng nguyên liệu trên cả nước: miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình hợp tác toàn diện Sữa đậu nành Fami là sản phẩm chủ lực của thương hiệu Vinasoy, kết hợp với ứng dụng công nghệ Tetra-AlwinSoy hợp lý, một hệ thống này mang tính đột phá về chất lượng sữa đậu nành giúp sữa đậu nành mang hương vị thơm ngon tự nhiên cũng như giữ được các thành phần dinh dưỡng quý giá có trong hạt đậu nành khi thành phẩm Đồng thời, chất lượng sản phẩm của Vinasoy luôn an toàn và ổn định nhờ việc áp dụng hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP (TCVN 5603:2008) và hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008 Đây chính là một ưu thế của Vinasoy so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường

Sữa đậu nành Fami là một sản phẩm tiêu biểu về chất lượng an toàn, hương vị sánh mịn, thơm ngon nhờ 100% đậu nành chọn lọc đáp ứng tiêu chí 3 không: không biến đổi gen, không cholesterol và không chất bảo quản với ngày càng nhiều các hương vị khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng thành viên trong gia đình Ngoài ra, Fami còn cung cấp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh như protein, chất xơ, canxi, vitamin

A, vitamin D3, kẽm nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch nhằm phòng tránh dịch bệnh đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Hình 3 5 Thành phần dinh dưỡng của một hộp sữa đậu nành Fami 200ml

3.3.1.4 Thiết kế bao bì sản phẩm

Nếu tiệt trùng giúp “làm sạch” thì đóng gói vô trùng trong bao bì giấy giúp duy trì cho Fami luôn “sạch” mà không cần sử dụng chất bảo quản Bao bì của sữa đậu nành Fami có 2 loại là hộp giấy và bao bì, riêng hộp giấy của Fami rất đặc biệt, không chọn hình chữ nhật cao như các đối thủ, Fami thiết kế hợp thấp có cảm giác như hình vuông Bao bì sữa đậu nành Fami có 2 lớp:

- Bao bì tiếp xúc: Bao bì giấy tiệt trùng có cấu tạo đặc biệt với 4 lớp PE, 1 lớp giấy và 1 lớp nhôm Đặc biệt, lớp nhôm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho Fami luôn “sạch sẽ” bằng cách ngăn không cho sữa bên trong hộp tiếp xúc với oxy, mùi và ánh sáng bên ngoài Trên bề mặt bao bì được thiết kế với tông màu vàng chủ đạo, có nhãn hiệu và các thông tin cần thiết mà nhà sản xuất cung cấp như: thành phần, khối lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, địa chỉ, tất cả đều gắn kết đầy đủ và không thể thiếu cho một sản phẩm Đặc biệt, mới đây Vinasoy đã thay “áo mới” cho sản phẩm của mình bằng những thiết kế với cạnh vát có màu sắc và hoa văn tượng trưng cho hương vị sản phẩm mang lại cảm giác trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn kế thừa những đặc trưng vốn có của phiên bản cũ là thân thiện, khác biệt.

- Bao bì vận chuyển: được thiết kế bằng bìa carton cứng để bảo quản, tránh bị va chạm, hư hỏng và biến chất trong quá trình vận chuyển Lớp bao bì cung cấp các thông tin về công ty, thương hiệu, sản phẩm, chứa 36 hộp/ 1 thùng và 40 bịch/ 1 thùng

3.3.1.5 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm

Với tiêu chí “khách hàng là thượng đế”, Vinasoy đã và đang cố gắng nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm và thương hiệu của công ty như:

- Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thường xuyên có các chương trình đào tạo bổ sung kiến thức để hòa nhập nhanh với công việc, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, thắc mắc của người tiêu dùng.

- Hệ thống tiếp nhận, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và công ty thông qua số điện thoại (055) 3 719 719 hoặc địa chỉ gmail của công ty info@vinasoy.com Ngoài ra, Vinasoy còn có website riêng https://vinasoy.com và trang facebook của công ty https://www.facebook.com/vinasoycorp luôn cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm hoặc các chương trình đặc biệt giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thông tin hơn

- Công ty tích cực tổ chức các chương trình tri ân khách hàng với những hoạt động thiết thực như trao tặng hơn 50.000 hộp sữa Fami cho các bệnh viện tại TP.HCM để tri ân những người phụ nữ, đặc biệt là các y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch, ủng hộ 1 tỷ đồng tiền mặt tiếp sức cho tỉnh Bắc Ninh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

3.3.1.6 Phát triển sản phẩm mới

Những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chọn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà vẫn đáp ứng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng sức đề kháng phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi thành viên trong gia đình Mặc dù vậy, với những bạn trẻ gen Y hay gen Z, vốn ưa thích những trải nghiệm mới lạ, thú vị thì hương vị đậu nành truyền thống vẫn chưa thực sự bắt kịp với nhịp sống của họ.

Các chiến lược hỗ trợ sản phẩm

Xét về thị trường sữa đậu nành, khi các đối thủ quá thờ ơ thì Fami tham gia và chiếm một lượng khách hàng lớn Giá của một sản phẩm sữa đậu nành Fami (khoảng 5.000 đồng) tương đương với giá mà người tiêu dùng sẽ phải trả cho một cốc sữa đậu nành thủ công nên khách hàng sẽ có cảm giác gần, có thể thay thế khi sử dụng sữa đậu nành truyền thống Ngoài ra, với xu hướng sữa thực vật “lên ngôi” giúp Fami dễ dàng trở thành sản phẩm thay thế của các sản phẩm sữa bò bởi mức giá thấp hơn so với các sản phẩm sữa bò mà chất lượng lại không quá chênh lệch.

Vinasoy luôn coi trọng chính sách giá, việc giá cao hay thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần và kết quả kinh doanh của công ty nên Vinasoy chọn chiến lược định giá thâm nhập Với lợi thế chi phí sản xuất thấp do nguồn nguyên liệu trong nước chiếm 80%, hợp tác vùng trồng nguyên liệu với nông dân, hiện sở hữu 1.588 nguồn gen quý hạt đậu nành trong và ngoài nước Kết hợp với quy mô sản xuất lớn, công suất đạt hàng trăm lít/ năm, chi phí trên từng sản phẩm tương đối thấp nên công ty dễ dàng định giá và tối ưu hóa lợi nhuận, đưa ra mức giá khá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng, cũng như cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Khuyến khích người mua nhằm tăng trưởng mức độ tiêu thụ, chiếm thị phần lớn dẫn đầu thị trường.

Ngoài ra, công ty sữa đậu nành Vinasoy còn áp dụng một số chiến lược điều chỉnh giá như:

- Đối với khách hàng lớn: chính sách chiết khấu theo doanh số mua hàng 5% (theo chu kỳ 1 tháng: mua hàng một lần), chiết khấu đạt chỉ tiêu khoán 1,5%, chiết khấu thanh toán 3%

- Đối với khách hàng nhỏ: chiết khấu theo số lượng khi mua lẻ

Hình 3 7 Biểu đồ giá sữa đậu nành Fami nguyên chất hộp 200ml

Tổng quan của mạng lưới phân phối

Những năm qua, với những nỗ lực của công ty, thương hiệu Vinasoy luôn được người tiêu dùng đánh giá cao và lựa chọn Do vậy, Vinasoy đã không ngừng mở rộng phân phối đưa Fami đến khắp thị trường nhằm gia tăng và củng cố lợi thế cạnh tranh trong ngành Theo thống kê của Kantar Worldpanel, đây là năm thứ 5 liên tiếp Fami nằm trong Top 10 ở cả thành thị và nông thôn, và cũng là nhãn hàng sữa đậu nành duy nhất góp mặt trong danh sách này Ở khu vực nông thôn, Fami giữ vững vị trí thứ 2 từ năm 2013 đến nay, trong khi đó ở khu vực thành thị, Fami có sự tăng tốc nhanh chóng từ vị trí thứ 14 lên vị trí thứ 7 chỉ trong vòng 5 năm.

Vinasoy có mạng lưới phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam Chiến lược phân phối của công ty là chiến lược phân phối chuyên sâu, với hệ thống phân phối đa kênh, Vinasoy muốn sản phẩm của mình được phân phối rộng khắp vùng miền đất nước với 2 kênh chủ lực chính:

Hình 3 8 Các kênh phân phối sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy (Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty QNS năm 2020)

- Kênh truyền thống: Phần lớn tổng doanh thu của Vinasoy đến từ việc bán hàng qua kênh truyền thống Bằng cách này, các nhà phân phối lấy sản phẩm từ các nhà máy và chia sẻ với người bán lại Lợi thế lớn nhất về số lượng thành viên trong hệ thống và giá thành rẻ hơn so với kênh phân phối hiện đại Vì vậy, Vinasoy không ngừng tìm kiếm các nhà phân phối có uy tín, chất lượng để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

- Kênh hiện đại: được chia làm 2 kênh nhỏ khách

+ Trực tuyến: công ty đã hợp tác với các trang thương mại điện tử bán hàng để đưa Fami có mặt trên Shopee, Lazada, Tiki.

+ Ngoại tuyến: Vinasoy đang ngày được nhiều người tiêu dùng tiếp cận và ưa chuộng qua các hệ thống siêu thị lớn, nhỏ và các cửa hàng tiện lợi Kênh phân phối này dễ tiếp cận người tiêu dùng hơn nhưng trở ngại của nó là khả năng tiếp cận khách hàng nông thôn còn yếu

Ngoài thị trường trong nước, Vinasoy luôn nỗ lực tìm kiếm “vươn ra biển lớn” Năm 2020, Vinasoy bước đầu thâm nhập thành công vào 2 thị trường Trung Quốc, Nhật Bản với sản phẩm sữa đậu nành FAMI dành riêng cho thị trường xuất khẩu và đang tiếp cận thị trường Mỹ, Hàn Quốc cùng nhiều quốc gia khác Đây là những thị trường tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn nhưng cũng đầy thách thức khi đặt ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt, khắt khe về chất lượng sản phẩm

Các vấn đề liên quan đến phân phối sản phẩm

- Quản lý hệ thống: Sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) của SAP (Walldorf - Đức) là một công cụ được sử dụng để hỗ trợ các cơ quan và cho phép họ kết nối với mạng lưới phân phối của Vinasoy Bằng cách này, Vinasoy đã nâng cao khả năng tương tác của Vinasoy với khách hàng và nhà cung cấp, giúp họ đạt được mục tiêu và duy trì lợi thế cạnh tranh, cũng như từng bước nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

- Chính sách dành cho đại lý: Vinasoy luôn ưu đãi và áp dụng mức chiết khấu cho đại lý dựa trên số lượng hàng nhập và doanh thu hàng tháng của đại lý để tạo động lực và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

3.3.2.3 Các chiến lược chiêu thị

Fami đã đưa một ý tưởng lớn về “nhà”, bởi mỗi nhà đều có những câu chuyện và cách riêng để gây “nghiện” các thành viên trong nhà Chiến dịch “ nhà là nơi” của Vinasoy Fami đã ghi dấu rõ nét trong lòng người tiêu dùng và được xem là một trong những thương hiệu thành công trong những năm qua.

Fami tập trung nhiều hơn vào quảng cáo trên truyền hình, ít hơn trên báo và tạp chí, do Fami hướng đến đối tượng là gia đình nên truyền sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, kể cả người trung niên và người lớn tuổi

+ Truyền hình: HTV7, HTV9, VTV3,

+ Tạp chí, báo chí: Tuổi trẻ, Tiếp thị và gia đình,

+ Facebook: đây là trang riêng của công ty Vinasoy - nơi cung cấp rất nhiều hình ảnh về sản phẩm, giá cả và các bài báo về Vinasoy cũng như các lời khuyên từ các chuyên gia bác sĩ: https://www.facebook.com/vinasoycorp

+ Youtube: cung cấp các clip quảng cáo vui nhộn, các bài hát hay, các buổi livestream về sữa đậu nành Fami mà các chuyên gia khuyên dùng và câu chuyện về Vinasoy: https://www.youtube.com/c/VinasoyCorp/featured

- Quan hệ công chúng (PR) Để xây dựng vị thế và niềm tin với khách hàng đồng thời giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội Trong những năm qua, Vinasoy đã liên tục thực hiện các chương trình từ thiện, tạo ra các dự án và chương trình mới đồng hành và hỗ trợ, tiếp theo sức mạnh cho mọi người, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid những năm gần đây Điển hình một số hoạt gần đây:

+ Vinasoy trao tặng 1 triệu hộp sữa Fami đến lực lượng tuyến đầu chống dịch, người dân có hoàn cảnh khó khăn trên 11 tỉnh thành

+ Vinasoy ủng hộ 1 tỷ đồng tiền mặt tiếp sức cho tỉnh Bắc Ninh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ưu điểm

Vinasoy đã rất thành công với sữa đậu nành Fami khi có một chiến lược sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường ngày nay.

- Chiến lượng chất lượng sản phẩm: Không thể không nói đến chất lượng sản phẩm sữa đậu nành Fami của Vinasoy bởi nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng, lành tính, tốt cho sức khỏe kết hợp hoàn hảo với công nghệ sản xuất tiên tiến.

- Chiến lược phát triển dòng sản phẩm rất hay: Vinasoy đã đánh trúng hương vị của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Những hương vị lạ đã có một hướng đi tích cực cho công ty, thu hút thêm một lớn khách hàng và đáp ứng nhu cầu cải tiến của thị trường.

- Chiến lược thiết kế bao bì: Vinasoy luôn quyết tâm cải thiện và phát triển cung cấp cho người tiêu dùng những điều tốt đẹp nhất nên bao bì mới của Fami rất bắt mắt, khiến người tiêu dùng phải “điêu đứng” vì sản phẩm.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm của sản phẩm sữa đậu nành Fami thì cũng có những hạn chế mà công ty cần phải khắc phục:

- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Sữa đậu nành Fami của Vinasoy dẫn đầu thị trường nhưng so với các đối thủ Vinasoy vẫn chưa đa dạng về sản phẩm, kích thước tập hợp sản phẩm của Vinasoy vẫn còn tương đối hạn chế Đây có thể là một điểm bất lợi cho công ty về tương lai

- Tuy có nhiều nông trại canh tác và nhiều nguồn gen đậu nành nhưng nguồn nguyên liệu ấy vẫn chưa thật sự đạt năng suất Đây có thể ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược giá.

Phân tích mô hình SWOT

Điểm mạnh (Strengths)

- Vinasoy là doanh nghi p có l n và dấẫn đấều th phấền s a đ u nành Vi t Nam ệ ớ ị ữ ậ ệ nến đ c đông đ o khách hàng biếết đếến vì s uy tín và chấết lượ ả ự ượ ng đ m b o ả ả c a s n ph m Fami.ủ ả ẩ

- Top 5 nhà s n xuấết l n nhấết thếế gi i v i nguôền nguyến li u ch n l c ch yếếu ả ớ ớ ớ ệ ọ ọ ủ trong nở c và công ngh s n xuấết tiến tiếến Tetra Pak t o nến l i thếế vếề chấếtướ ệ ả ạ ợ lượng và giá c so v i các đôếi th trến th trả ớ ủ ị ường.

- Đ i ngũ nhấn viến tiếếp th , nghiến c u th trộ ị ứ ị ường và lãnh đ o tôết Môi trạ ường làm vi c c a Vinasoy đệ ủ c coi là “nhà”, s găến kếết, gấền gũi, giúp đ nhau đ ượ ự ỡ ể hoàn thành công vi c hi u qu và xuấết săếc.ệ ệ ả

- Chiếến d ch qu ng cáo s n ph m hấếp dấẫn, cuôến hút ngị ả ả ẩ ười tiếu dùng, lan t a ỏ s yếu thự ương, đoàn kếết c a gia đình “N i là nhà…” đã bùng n và mang ủ ơ ổ nhiếều dấếu ấến trong lòng người tiếu dùng.

- Vinasoy luôn đáp ng nhu cấều ngày càng cao c a khách hàng v i các d ch v ứ ủ ớ ị ụ truyếền thông, gi i đáp các thăếc măếc và t vấến các vấến đếề vếề s c kh e c a ả ư ứ ỏ ủ khách hàng.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Danh m c s n ph m s a đ u nành Fami còn rấết đ n đi u khiếến ngụ ả ẩ ữ ậ ơ ệ ườ i tiếu dùng ít có l a ch n trong gi hàng c a mình Điếều này seẫ khiếến Vinasoy mấết ự ọ ỏ ủ m t lộ ượng l n khách hàng.ớ

- Chiếến l c chiếu th vấẫn còn h n chếế khi các chượ ị ạ ương trình khuyếến m i, t ng ạ ặ kèm, còn ít và ít áp d ng các hình th c chào hàng cá nhấn - hình th c này seẫ ụ ứ ứ rấết có hi u qu đôếi v i các m t hàng th c ph m, gi i khát.ệ ả ớ ặ ự ẩ ả

- Vinasoy vấẫn ch t p trung các vùng nông thôn, ch a th t s thu hút đỉ ậ ở ư ậ ự ược các khách hàng 4 thành phôế l n nến đấy seẫ là m t h n chếế đ tăng doanh ở ớ ặ ạ ể sôế.

- Dù đang l u tr 1,588 nguôền gen quý đ u nành trong và ngoài nư ữ ậ ước nh ng ưVinasoy vấẫn ch a đ t năng suấết trôềng tr t h t đ u nành Năng suấết trôềng đ uư ạ ọ ạ ậ ậ nành t i Vi t Nam bình quấn ch 1.5 tấến/ha, trong khi Myẫ và các nạ ệ ỉ ở ước nh ưBrazil là 3.0 tấến/ha, cá bi t lến t i 4 – 5.0 tấến/ha.ệ ớ

Cơ hội (Opportunities)

- Xu thếế m th c “xanh” đang là đếề tài rấết hot, đ c bi t là đ u nành Do đó, ẩ ự ặ ệ ậ s a đ u nành Fami rấết có tiếềm năng phát tri n trong tữ ậ ể ương lai, được nhiếều người tiếu dùng quan tấm và s d ng.ử ụ

- Vinasoy quan tấm thu hút đấều t nhiếều h n v i các th trư ơ ớ ị ường nước ngoài đ ể giúp tăng ngấn sách b i v trí đ a lí Vi t Nam vô cùng thu n l i cho vi c xuấết ở ị ị ệ ậ ợ ệ kh u hàng hóa v i nhiếều c ng và đẩ ớ ả ườ ng b bi n dài.ờ ể

- Vinasoy nến đấều t m nh vào nguôền nguyến li u và canh tác cấy trôềng giúp ư ạ ệ tăng năng suấết đ u nành, đ m b o chấết lậ ả ả ượ ng dinh dưỡ ng c a s a đ u nànhủ ữ ậFami.

Thách thức (Threats)

- Thị trường tiềm năng nên đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chưa kể đến những startup đang có định hướng phát triển kinh doanh sữa đậu nành theo mô hình chuỗi (tương tự The Coffee House, Highlands Coffee…) như Soya Garden (xuất hiện ở thị trường phía Bắc và đang có kế hoạch lấn sang thị trường phía Nam) với công thức chế biến pha trộn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của giới trẻ.

- Tình hình dịch bệnh Covid 19 trong nước và trên thế giới đang bất ổn Điều này đã khiến nền kinh tế trở nên suy giảm, phá hủy lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển , chao đảo thị trường, gây cản trở rất lớn đối với các doanh nghiệp.

- Với thị trường thương mại quốc tế: hợp tác giữa các nước phát triển, giao lưu hữu nghị kinh tế Bên cạnh những lợi thế xuất khẩu tăng hiệu quả kinh tế thì việc xuất hiện thêm các đối thủ nước ngoài cạnh tranh chiếm thị phần trong thị trường.

Định hướng chiến lược sản phẩm trong giai đoạn sắp tới

Định hướng về thị trường

Trong tương lai, Vinasoy nên phát triển danh mục sản phẩm của mình bằng các sản phẩm mới đa dạng mà vẫn giữ được hương vị đậu nành của mình như: sữa đậu nành giàu Omega 3, các loại bánh, snack đậu nành, các sản phẩm từ mầm đậu nành… Đây được xem là những ý tưởng khá hay để bước vào một thị trường mới giúp phát triển và tăng doanh thu khi đáp ứng được nhu cầu ăn ngon mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng bằng các hạt đậu nành nguyên chất Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạn chế rác thải ra ngoài môi trường, Vinasoy nên tận dụng bã đậu nành để sản xuất thức ăn cho thủy sản, chăn nuôi.

Định hướng về khách hàng

Chiến lược cạnh tranh của Vinasoy là tăng cường đa dạng hóa sản phẩm và giá bán thấp Từ những sản phẩm mang tính gia đình, Vinasoy cần có thêm những sản phẩm mới chuyên cho phân khúc người lớn tuổi Vì gần đây, nhiều chuyên gia đã dự báo, dân số Việt Nam đang bắt đầu già hóa Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới Cả nước có khoảng 11 triệu người cao tuổi (tương đương 11,95% dân số) vào năm 2017, nhưng con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi thành

21 triệu (chiếm 20% dân số) vào 2035 Các nước phát triển phải mất hàng chục năm mới đạt được tốc độ này, trong khi Việt Nam chỉ mất chưa đầy 20 năm Bên cạnh đó, dân số Việt Nam sẽ già đi, từ năm 2054 đến 2069, dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 20-29,9%

4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy Việt Nam

- Mời các chuyên gia bác sĩ và cập nhật thông tin thường xuyên để khách hàng hiểu rõ về chất lượng sản phẩm, công nghệ hiện đại và cải tiến trong quá trình sản xuất, cũng như luôn đảm bảo kiểm soát hàng hoá theo tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong công tác chọn tạo giống đậu nành tương thích với từng vùng nguyên liệu.

- Tập trung phát triển và mở rộng ngành hàng sữa đậu nành với những dòng sản phẩm dinh dưỡng khác có nguồn gốc đậu nành và các loại hạt mang thương hiệu Vinasoy

- Thay đổi bao bì sản phẩm nhằm bảo vệ môi trường như thay đổi ống hút nhữa sang ống hút giấy thân thiên với môi trường.

- Đẩy mạnh các chiến lược bán hàng như sau:

+ Tăng cường các hoạt động về Marketing nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của công ty trên thị trường nhiều hơn nữa

+ Thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần

+ Tiếp tục xây dựng chiến lược Marketing để đẩy mạnh công tác xuất khẩu các sản phẩm của Vinasoy sang các thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…

+ Hợp tác với các đối tác nước ngoài để sử dụng mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho các hoạt động đối ngoại, tạo thuận lợi cho thương mại, liên doanh liên kết và tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn

Với những đánh giá và giải pháp cho chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy, đã giúp củng cố lại quá trình báo cáo cũng như tổng kết lại chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thấy quan trọng của Marketing trong doanh nghiệp và những kiến thức về Marketing Nhờ các hoạch định chiến lược Marketing cụ thể và các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị đúng đắn, hiệu quả đã giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Qua bài cáo với đề tài “Phân tích chiến lược sản phẩm sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy Việt Nam” thấy được xu hướng phát triển tiềm năng của thị trường, hiểu rõ hơn về công ty Vinasoy cũng như về sản phẩm sữa đậu nành Fami Sự uy tín về chất lượng, nguyên liệu, công nghệ sản xuất, quảng bá, tất cả đã kết hợp tạo nên Vinasoy với vị trí đứng đầu thị phần sữa đậu nành ở Việt Nam Mặc dù, thị trường đang ngày có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt nhưng Vinasoy vẫn luôn tìm kiếm và phát triển mình, khẳng định sản phẩm sữa đậu Fami trên thị trường, chiếm một vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng.

Chiến lược sản phẩm là một phần rất quan trọng trong Marketing-Mix, nó giúp doanh nghiệp đánh giá được sản phẩm của công ty so với thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Tuy nhiên, vẫn sẽ còn một số hạn chế chiến lược sản phẩm trên thị trường như danh mục sản phẩm đơn điệu, năng suất giống gen trồng chưa thật sự đạt hiệu quả,… Vì vậy, cần phải có các giải pháp khắc phục như đầu tư vào các chiến lược phát triển sản phẩm mới, tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong công tác chọn tạo giống đậu nành,…Đây sẽ giúp các sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy ngày càng phát triển hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách:

[1]Ts.GVC Ngô Thị Thu biên soạn (2013), Nguyên lý Marketing, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Khoa Marketing.

[2]Ts Ngô Thị Thu (2011), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

[3]Philip Kotler, 2011, Marketing 3.0, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

[4]Philip T Kotler, Gary Amstrong, 2014, Nguyên lý tiếp thị, NXB Lao động

[5]Philip T Kotler, Gary Amstrong, 2014, Principles of Marketing, Newest Edition

[1]Vinasoy Corp (2021) Retrieved 22 December 2021, from https://vinasoy.com/

[2]News, V (2021) 'Sóng ngầm' cuộc chiến giành giật thị phần sữa đậu nành:

Ai đang đứng đầu? Retrieved 22 December 2021, from https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong/song-ngam-cuoc-chien-gianh-giat- thi-phan-sua-dau-nanh-ai-dang-dung-dau-96796.html

[3]Đường Quảng Ngãi: Thị phần sữa đậu nành đạt 91%, 8 tháng đầu năm 2021 lãi 860 tỷ, tăng 20% cùng kỳ năm trước (2021) Retrieved 22 December

2021, from https://cafef.vn/duong-quang-ngai-thi-phan-sua-dau-nanh-dat- 91-8-thang-dau-nam-2021-lai-860-ty-tang-20-cung-ky-nam-truoc- 20210915184022699.chn

[4]Vietnam, S (2020) NutiFood đưa sữa đậu nành vào hệ thống Walmart | Science Vietnam Retrieved 22 December 2021, from https://sciencevietnam.com/nutifood-dua-sua-dau-nanh-vao-he-thong- walmart

[5]Báo cáo phân tích cổ phiếu QNS (2021) Retrieved 22 December 2021, from http://tvi.com.vn/tin-tuc?slugo-cao-phan-tich-co-phieu-qns

[6]Báo cáo của Deloitte Retrieved 22 December 2021, from https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/consum er-business/vn-cb-consumer-survey-2021-vn-version.pdf

[7]Vietnam, S (2020) Xu hướng phát triển sản phẩm Sữa 2020 mà R&D thực phẩm có thể khai thác Science Vietnam Retrieved 22 December 2021, from https://sciencevietnam.com/xu-huong-phat-trien-san-pham-sua-2020-ma- rd-thuc-pham-co-the-khai-thac

[8]Vietnam: consumers' willingness to pay for organic food products 2021 | Statista (2021) Retrieved 22 December 2021, from https://www.statista.com/statistics/1008424/vietnam-consumers- willingness-to-pay-for-organic-food/

[9]Vietnam: plant-based food consumption by type 2019 | Statista (2021) Retrieved 22 December 2021, from https://www.statista.com/statistics/1072987/vietnam-plant-based-food- consumption-by-type/

[10] COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến người béo phì? (2021) Retrieved 22 December 2021, from https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc- khoe/dich-2019-ncov/covid-19-anh-huong-nao-den-nguoi-beo-phi/

[11] News, V (2021) Đậu nành – Thực phẩm của tương lai Retrieved 22 December 2021, from https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/dau-nanh- thuc-pham-cua-tuong-lai-144821.html

[12] LOGO (2018) Retrieved 22 December 2021, from https://suadaunanhfamiblog.wordpress.com/logo/

[13] Vietnam, B (2021) Campaign: Fami - Nhà là nơi Retrieved 22 December 2021, from https://www.brandsvietnam.com/campaign/29- Fami-Nha-la-noi

[14] webso.vn, l (2021) Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu nành tại Việt Nam | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep Mien Nam Retrieved 22 December

2021, from http://iasvn.org/chuyen-muc/Tinh-hinh-San-xuat,-tieu-thu-dau- nanh-tai-Viet-Nam-11445.html

[15] Báo cáo thương niên công ty QNS 2020 Retrieved 22 December 2021, from http://static2.vietstock.vn/data/HNX/2020/BCTN/VN/QNS_Baocaothuongni en_2020.pdf

[16] Sữa đậu nành hộp giấy: Tiện đi liền với lợi (2011) Retrieved 22 December 2021, from https://thanhnien.vn/sua-dau-nanh-hop-giay-tien-di- lien-voi-loi-post316341.html

[17] Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn yêu thích cùng Vinasoy (2020). Retrieved 22 December 2021, from https://nghenghiep.vieclam24h.vn/tro- thanh-chuyen-gia-trong-linh-vuc-yeu-thich-cung-vinasoy

[18] Thương, B (2019) Vinasoy tiến dần tới mục tiêu "tỷ đô" năm 2027 | Báo Công Thương Retrieved 22 December 2021, from https://congthuong.vn/vinasoy-tien-dan-toi-muc-tieu-ty-do-nam-2027- 124478.html

[19] Bắt nhịp xu hướng ẩm thực năm 2022 (2021) Retrieved 22 December

2021, from https://afamily.vn/bat-nhip-xu-huong-am-thuc-nam-2022- 20211008221902585.chn

[20] "Vinasoy Và Hành Trình Đưa Sữa Đậu Nành Việt Chinh Phục Thị Trường Quốc Tế" Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới, 2021, https://vneconomy.vn/vinasoy-va-hanh-trinh-dua-sua-dau-nanh-viet-chinh- phuc-thi-truong-quoc-te.htm Accessed 23 Dec 2021.

STT THỜI GIAN NỘI DUNG

1 20/10 – 24/10 Tham gia group trên phần mềm zalo để giảng viên phổ cập các thông tin về THNN1

2 25/10 – 28/10 Đọc tài liệu kế hoạch THNN1 mà giảng viên cung cấp và sắp xếp lịch hẹn để gặp giảng viên qua phần mềm Microsoft Teams

3 29/10 Gặp cô Nga để trao đổi về kế hoạch THNN1 cũng như phổ biến cách thức và nội dung của THNN1

4 30/10 – 31/10 Tác giả báo cáo đề tài nghiên cứu và nhận kiểm duyệt từ cô Nga

5 1/11 Tác giả viết theo sự chỉ dẫn của giảng viên cung cấp

6 2/11 Nộp đề cương và chờ kiểm duyệt của giảng viên hướng dẫn

7 3/11 – 21/11 Nhận phản hồi lần 1 về những sai xót trong đề cương cần chỉnh sửa từ cô Nga

8 22/11 Tác giả chỉnh sửa lại đề cương lần 1 theo hướng dẫn của giảng viên và nộp lại

9 23/11 Nhận phản hồi lần 2 về những sai xót trong đề cương cần chỉnh sửa

Tác giả chỉnh sửa lại đề cương lần 2 theo hướng dẫn của giảng viên và nộp lại Sau đó, nhận được sự chấp thuận từ cô Nga

11 25/11 – 3/12 Tác giả tìm hiểu và hoàn thành nội dung của

12 4/12 – 15/12 Nộp bài báo cáo và chờ sự góp ý chỉnh sửa từ giảng viên hướng dẫn

13 16/12 Nhận phản hồi về những sai xót và thiếu xót trong bài báo cáo từ cô Nga

14 17/12 – 22/12 Sửa bài và bổ sung những thiếu xót trong bài báo cáo

15 23/12 Nộp bài đã chỉnh sửa theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn 16

KIỂM TRA ĐẠO VĂN LẦN 1

KIỂM TRA ĐẠO VĂN LẦN 2

Trường Đại học Tài chính -…

THNN1 - Phân tích chiến lược sản phẩm DOVE

Phân tích chiến lược Marketing Mix của bia Sabeco

THNN1 Nguyen Thi Lan Nhi ThucHanhNgheNghiep1 100% (25) 60

Thực hành nghề nghiệp 1 ThucHanhNgheNghiep1 98% (48) 106

Case study Disney&IKEA ThucHanhNgheNghiep1 100% (6) 3

Case study Microsoft&IDEOThucHanhNgheNghiep1 100% (4)2

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w