Ngày nay, trong giai đoạn toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, chính là thời điểm mà cả những thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Vậy nên các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình một phương án kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải có chính sách đúng đắn và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện một cách đồng bộ các yếu tố cũng như các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách, lối sống của dân tộc đồng thời có ý nghĩa quan trọng về văn hóa – xã hội. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong thức tế đang là một đòi hỏi hết sức cấp thiết ở khắp mọi nơi. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu…) và thời gian kéo dài. Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những công việc hết sức quan trọng trong vấn đề quản lý kinh tế. Chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh các mối quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Nhận thức được điều đó, sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Thái Việt Agri Group, Em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Thái Việt Agri Group”. Nội dung bài luận văn của em gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thái Việt Agri Group. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Thái Việt Agri Group.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xét trên bình diện doanh nghiệp, chi phí luôn có tính chất cá biệt bao bồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chia ra để tồn tại và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kể đó là các chi phí cần thiết hay không cần thiết.
Nội dung của chi phí sản xuất (CPSX): CPSX không những bao gồm yếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động (tiền lương, tiền công), lao động vật hoá (khấu hao tài sản cố định chi phí về nguyên vật liệu…) mà còn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (BHXH, BHYT, KPCĐ, các loại thuế không được hoàn trả…)
1.2 Phân loại chi phí sản xuất :
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cổ phần cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế
- Chi phí hoạt động chính và phụ: bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh Các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong 1 kỳ, biểu hiện bằng tiền Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí ngoài sản xuất: gồm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp Chi phí khác, bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác
Phân loại theo cách này, giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng của từng loại chi phí, từ đó có định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng từng loại nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức Ngoài ra, kết quả thu được còn giúp cho việc phân tích tình hình hoàn thiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo cho công tác lập định mức chi phí và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau
1.2.2.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp.
Nghiên cứu chi phí theo ý nghĩa đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.
- Chi phí ban đầu: là các chi phí mà doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bị từ trước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí ban đầu bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí luân chuyển nội bộ: là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp
Phân loại theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cũng như ở từng doanh nghiệp; là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất, tính thu nhập quốc dân cho ngành, toàn bộ nền kinh tế.
1.2.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản xuất: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất, gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí thời kỳ: là các khoản chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh.
1.2.4.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khái niệm quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí (theo phương pháp quy nạp)
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp, quy nạp cho từng doanh thu theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
1.2.5.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
Theo tiêu thức này chi phí bao gồm:
Chi phí cơ bản: là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung.
1.2.6.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành:Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của đơn vịChi phí bất biến: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi hoạt động của đơn vị
Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm có cả chi phí khả biến và chi phí bất biến.
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất, Kế toán cần xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, để từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán CPSX Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đàu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu.
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX :
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…)
- Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các đoanh nghiệp có thể là:
- Từng loại sản phẩm, dịch vụ, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn đoanh nghiệp.
1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1.Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp (không kể vật liệu phục vụ cho máy móc thi công, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung) Giá trị vật liệu được hạch toán vào khoản mục này ngoài giá trị thực tế còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.
Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều công trình, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì kế toán phải phân bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp như theo định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, lắp đặt (công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng) Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho xây dựng, lắp đặt. Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau.
Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào bên nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT
Chứng từ ban đầu hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là các phiếu chi tiền tạm ứng, phiếu xuất kho vật tư, hoá đơn mua hàng cùng các giấy tờ liên quan khác Trên chứng từ xuất, mọi vật tư hàng hoá xuất ra phục vụ sản xuất ghi cụ thể từng nội dung công trình, hạng mục công trình và có đầy đủ chữ kí theo qui định Các đơn vị cá nhân khi có nhu cầu tạm ứng phải đề nghị Giám đốc ký duyệt, khi xin tạm ứng ghi rõ ràng đầy đủ nội dung cần tạm ứng để thanh toán kịp thời và đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ
1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương.
Các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo quy định hiện hành. Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp.
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Trình tự kế toán nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT 1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
Bên Nợ: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí
Chi phí chung được phân bổ, kết chuyển
Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển
Trình tự kế toán thể hiện Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung như sau:
Hình 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
2 Kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm dở dang
2.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối tượng áp dụng: Phương pháp này được vận dụng phù hợp nhất với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính phát sinh cấu thành trong sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, thông thường chiếm từ 70% trở lên. Đặc điểm của phương pháp: Đặc điểm của phương pháp này giá trị SPDD chỉ bao gồm giá trị của nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp còn toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm.
-Ưu điểm: Tính toán dễ dàng, đơn giản.
- Nhược điểm: Số liệu thường kém chính xác nhưng có thể áp dụng với các
DN có chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm
- Công thức xác định giá trị sản phẩm dở dang:
+ Nếu chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp phát sinh một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất:
Giá trị SPDD cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + chi phí sản xuất PSTK x Sốlượng
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD SPDD
-Nếu chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp phát sinh từng lần trong
Giá trị SPDD cuối kỳ Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ x
Số lượng SPDD quy đổi ra SPHT
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD quy đổi ra SPHT quy trình sản xuất:
Số lượng SPDD quy đổi ra
SP hoàn thành = Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành
2.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương : Đối tượng áp dụng: Phương pháp này được vận dụng hầu hết các DN nhưng phải gắn liền với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức độ tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp: Theo phương pháp này dựa vào mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương đương với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang để qui đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng sản phẩm hoàn thành Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí cấu thành của CPSX, bao gồm cả giá trị của NVLC và chi phí chế biến.
- Ưu điểm: Số liệu tính toán tương đối chính xác vì giá trị sản phẩm dở dang được tính tất cả các khoản mục cấu thành của chi phí sản xuất
- Nhược điểm: Việc tính toán nhiều.
Công thức xác định giá trị sản phẩm dở dang:
-Nếu chi phí NVL chính phát sinh một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất
Giá trị NVLC nằm trong
Giá trị NVLC nằm trong SPDD đầu kỳ
+ Chi phí NVLC phát sinh trong kỳ x Sốlượng SPDD
Số lượng SP hoàn thành +
-Nếu chi phí NVL chính phát sinh từng lần trong quy trình sản xuất
Giá trị NVLC nằm trong
Giá trị NVLC nằm trong SPDD đầu kỳ
+ Chi phí NVLC phát sinh trong kỳ x
SPDD quy đổi ra SPHT
Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD quy đổi ra SPHT
-Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang
Chi phí chế CPCB nằm trong SPDD đầu kỳ +
Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ x Số lượng
SPDD quy đổi biến nằm trong
SPDD Số lượng SP hoàn ra SPHT thành + Số lượng SPDD quy đổi ra SPHT
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT AGRI GROUP
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT AGRI GROUP 21 1 Quá trình hình thành – phát triển, chức năng- nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động
1 Quá trình hình thành – phát triển, chức năng- nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thái Việt Agri Group
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thái Việt Agri Group Đại diện doanh nghiệp: Tirachot Jantanajullapong chức vụ : Chủ tịch HĐTV
Trụ sở: Khối Hà My Tây, Phường Điện Dương, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Mã số thuế : 4000820377 Điện thoại: 0235.3923911
Vốn điều lệ/Vốn pháp định: 104,544,959,347 VNĐ
Giấy phép thành lập: 195/2004/QĐ-UB ngày 08/12/2004 do UBND TP ĐN cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 33122000004 ngày 25 tháng 7 năm
2011 do Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam cấp (thay đổi lần thứ 8)
Ngành kinh doanh: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia công heo
Tài khoản giao dịch số: 116000143486 tại ngân hàng TMCP Công Thương-
Tổng số lao động hiện nay: 100 CNV
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp :
- Lịch sử phát triển của doanh nghiệp :
+ Được thành lập và bắt đầu hoạt động kinh doanh vào ngày 01 tháng 08 năm
2011 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi
+ Từ năm 2012-2014: Thêm ngành nghề chăn nuôi heo
+Từ 2014- nay: Gia công heo thay vì nuôi trực tiếp
Hiện nay, ngành nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn là ngành nghề chính của doanh nghiệp
- Tư cách năng lực pháp lý của doanh nghiệp :
+ Hoạt động theo luật doanh nghiệp
+ Công ty là pháp nhân, chủ tịch HĐTV là người đại diện trước pháp luật Năng lực điều hành, quản lý SXKD của doanh nghiệp :
+ Cán bộ chủ chốt gồm HĐTV, trưởng phó phòng ban đều có trình độ đại học và tương đương đại học và các chứng chỉ về quản lý kinh tế, quản lý chuyên ngành, có thâm niên công tác và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của Công ty.+ Hơn 70% cán bộ nhân viên đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.+ Thực tiễn qua hơn 9 năm hoạt động Công ty luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao như : nghĩa vụ ngân sách, quản lý sử dụng và thanh toán tốt các khoản tín dụng, công nợ mua, lợi nhuận luôn tăng theo từng năm
Công ty TNHH Thái Việt Agri Group là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm: thức ăn cho gia súc, gia cầm… nhưng chủ yếu vẫn là thức ăn cho heo
Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn chung, song tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn có xu hướng tăng thể hiện qua sự gia tăng của quy mô vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận Mặt khác, nhờ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý tốt mà thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên.
1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: a Chức năng
Công ty có chức năng kinh doanh chủ yếu như: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn thịt, cung cấp lợn giống, kinh doanh vật tư và các thiết bị trong chăn nuôi, thuốc thú y…trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị
Thông qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế đảm bảo tăng doanh thu, tăng mức đóng góp cho ngân sách nhà nước. b Nhiệm vụ
Xây dựng tổ chức bộ máy kinh doanh, tạo nguồn vốn, bảo toàn nguồn vốn của công ty và kinh doanh có hiệu quả nguồn vốn đó.
Thực hiện chế độ kiểm toán và báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính
1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp:
Bảng 2.1: Bảng số liệu về kết quả SXKD, tài chính của Công ty ĐVT: triệu đồng
T CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Sản lượng sản xuất/mua vào 24,416,705 25,283,005 23,054,690
4 Phần trăm thay đổi so với năm trước đó
6 Giá vốn hàng bán + chi phí 242,196 248,705 230,412
2 Các khoản ĐTTC ngắn hạn 10,000
5 Tài sản lưu động khác 469 3,309 412
1 Tài sản cố định 29,036 28,203 26,588 a TSCĐ hữu hình 29,036 28,203 26,588 b TSCĐ vô hình c TSCĐ thuê tài chính
2 Các khoản ĐTTC dài hạn 3,222 2,889 2,555
3 Tài sản dài hạn khác 7,776 4,328 4,062
4 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
- Vay ngắn hạn ngân hàng 32,210 23,546
IV Nguồn vốn chủ sở hữu 106,690 108,786 111,822
1 Nguồn vốn chủ sở hữu 106,690 108,786 111,822
1.3 Lợi nhuận chưa phân phối 2,145 4,241 7,277
1.4 Vốn khác của chủ sở hữu
2 Tổ chức công tác quản lý tại Công ty
2.1 Mô hình tổ chức bộ máy tại Công ty:
P TC-KT P HC-NS BP Sản xuất P.Thu Mua
Chủ Tịch Hội đồng Thành viên Ban Giám Đốc
Giám đốc Nhà máyGiám đốc TC-KT, HCNS
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty 2.2 Chức năng các phòng ban:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi và hoạt động của công ty Hội đồng quản trị có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định, các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, được bổ nhiệm theo chỉ định của Hội đồng quản trị Ban giám đốc là người điêù hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và hợp đồng lao động ký với Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về những quyền và nghĩa vụ được giao Thay mặt điều hành mọi hoạt động ở công ty tại Việt Nam.
Bộ phận hành chính nhân sự: tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng của Công ty Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao
Bộ phận Kế toán: Ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các thông tin tài chính cho ban giám đốc Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính và sử dụng có hiệu quả đồng vốn, điều tiết nguồn vốn, cân đối dòng tiền Thực hiện kiểm kê nguyên vật liệu, vi lượng, bao bì hằng tháng, lập biên bản kiểm kê và đề nghị xử lý hao hụt (nếu có) Tổ chức việc lưu trữ tài liệu, chứng từ kế toán Theo dõi biến động giá nguyên vật liệu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả tiêu thụ Thực hiện báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và báo cáo quản trị cho Ban giám đốc Công ty
Bộ phận thu mua : Theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư và các nguồn lực khác với giá tốt nhất, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ Bên cạnh đó phòng mua hàng cũng xử lý các giấy tờ và thủ tục kế toán liên quan đến việc mua hàng, cũng như đảm bảo quá trình mua hàng được thực hiện đúng với các quy định của Công ty đề ra
Bộ phận sản xuất: Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất theo tháng, tuần, ngày, phải đảm bảo chất lượng, sản lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất Theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, kiểm soát hao hụt sản xuất trong định mức cho phép Phân tích đề xuất hướng giải quyết cho các vấn đề về máy móc và sản xuất
Bộ phận Kiểm tra chất lượng: Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu lưu kho, kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng thành phẩm Làm công thức định mức cho từng sản phẩm, thay đổi định mức cho phù hợp với tình hình thực tế của nguyên liệu nhưng đảm bảo chất lượng không đổi Làm thủ tục hợp quy sản phẩm
Bộ phận bảo trì: Đảm bảo các máy móc, tài sản cố định được sửa chữa nhanh chóng, tài sản và máy móc được sử dụng hiệu quả cao, giảm thiểu chi phí sửa chữa Lên phương án bảo trì định kỳ để giảm thiểu mức rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị
Bộ phận kho: Sắp xếp, theo dõi và bảo quản nguyên liệu, vi lượng, bao bì, thành phẩm của doanh nghiệp Kiểm soát và giảm thiểu hao hụt lưu kho nguyên liệu góp phần giảm chi phí sản xuất , phối hợp với bộ phận kế toán kiểm kê định kỳ để giải trình chênh lệch (nếu có) Điều phối nguyên liệu, đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.
Bộ phận bán hàng: Tổ chức thực hiện kế hoạch marketing, kế hoạch bán hàng, theo dõi kết quả thực hiện và báo cáo Ban giám đốc hàng tháng Mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm khách hàng mới theo định hướng kinh doanh của công ty Chăm sóc khách hàng và thúc đẩy tăng sản lượng bán hàng
Chế độ đãi ngộ đối với người lao động:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT AGRI GROUP
1 Cách phân loại chi phí sản xuất:
Tại công ty TNHH Thái Việt Agri Group sản phẩm được chế biến theo 1 quy trình chế biến liên tục sản phẩm cuối cùng là các loại thức ăn chăn nuôi cho lợn, gà, vịt với khối lượng, chất lượng màu sắc và kích cỡ khác nhau Vì vậy chi phí sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, phát sinh một cách thường xuyên liên tục ở phân xưởng ở ca sản xuất Để đáp ứng nhu cầu quản lý chi phí sản xuất và phục vụ tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của công ty được phân loại theo mục đích, công dụng thành các khoản như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT): các nguyên liệu như bắp, nành, sắn, tấm, vi lượng… được đưa vào sản xuất để cấu thành lên sản phẩm của Công ty.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn, phụ cấp chuyên cần, tăng ca và công tác phí (nếu có) của bộ phận sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: gồm các chi tiết sau
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của các bộ phận ở phân xưởng như: Bộ phận kho, bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận bảo trì và các chi phí phục vụ cho nhà máy như:
+ Chi phí vật liệu : Chi phí văn phòng phẩm, xăng dầu, củi, chất thử nghiệm của phòng lab, bao bì…
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: chi phí phân bổ công cụ dụng cụ (đối với công cụ dùng nhiều kỳ) và chi phí mua công cụ (đối với công cụ dùng 1 kỳ) phục vụ cho nhà máy
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí tiền thuê nhà xưởng, thuê xe nâng, xe xúc, tiền điện…
+ Chi phí bằng tiền khác: Chi phí kiểm mẫu, hợp quy sản phẩm, chi phí thu gom rác thải…
2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty:
2.1 Đối tượng tập hợp chi phí:
Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm sản xuất ra là các loại sản phẩm có kích thước và khối lượng khác nhau….cho nên để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trong kỳ để sản xuất ra sản phẩm gồm: Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí SXC
2.2 Đối tượng tính giá thành:
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi vì vậy đối tượng tính giá thành của Công ty là thành phẩm sản xuất ra Công ty có nhiều nhóm và loại sản phẩm khác nhau
Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm của Công ty
Stt Code Loại thức ăn Tên sản phẩm
1 A613S Heo A613S - Hỗn Hợp Heo siêu nạc 15-30 kg (S) (25 Kg)
2 ALAC1 Heo ALAC1 - Hỗn Hợp Heo con tập ăn đến 8kg (25 Kg)
3 TF45 Heo TF45 - Đậm đặc heo thịt 8kg - Xuất thịt
4 HD21 Heo Hỗn Hợp Hoàn chỉnh cho heo con từ 8kg-15kg (25 kg)
5 HD22 Heo Hỗn Hợp Hoàn chỉnh cho heo con từ 15kg-30kg (25kg)
6 HD23 Heo Hỗn Hợp Hoàn chỉnh cho heo con từ 30kg-60kg (25kg)
7 HD24 Heo Hỗn Hợp Hoàn chỉnh cho heo con từ 60kg-90kg (25kg)
8 HD11.40 Heo Hỗn Hợp Hoàn chỉnh cho heo nái chửa (40kg)
9 HD12.40 Heo Hỗn Hợp Hoàn chỉnh cho heo nái nuôi con (40 kg)
10 HD21A Heo HD21A-Hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo con từ 8 kg đến 15 kg
11 HD12A Heo HD12A-Hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo nái nuôi con
12 HD23A Heo HD23A- Hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo từ 30 kg đến 60 kg
13 HD11A Heo HD11A- Hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo nái chửa
14 HD24F Heo HD24F - Hỗn Hợp Heo thịt 60 kg - Xuất chuồng (25 Kg)
15 A931S Gà A931S - Hỗn Hợp Gà thả vườn 1-28 ngày S (25 Kg)
16 A932S Gà A932S - Hỗn Hợp Gà thả vườn 28 ngày - X/chuồng (25 Kg)
17 HD31 Gà HH hoàn chỉnh cho gà lông màu (từ 01 đến 21 ngày tuổi)(25kg)
18 HD32 Gà HH hoàn chỉnh cho gà lông màu (22 ngày tuổi đến xuất bán) (25kg)
19 HD51 Vịt HH hoàn chỉnh cho vịt con (từ 1 đến 21 ngày tuổi) (25kg)
20 HD62.40 Vịt HH hoàn chỉnh cho vịt đẻ (từ 18 tuần tuổi đến loại thải)(40kg)
3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
3.1 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí NVLTT là khoản chi phí về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất dùng trực tiếp cho việc chế biên sản phẩm Mối doanh nghiệp sản xuất có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khác nhau nên nhu cầu về nguyên vật liệu cũng khác nhau Trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi do nhiều chủng loại thức ăn cho nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau nên nguyên vật liệu cũng rất đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất.
Vì vậy việc tập hợp chính xác đầy đủ, kịp thời chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và yêu cầu của từng loại nguyên liệu, bộ phận thu mua sẽ tiến hành đặt mua nguyên vật liệu Các loại nguyên liệu thường được đặt mua là : bã nành, bắp, tấm, dầu vi lượng, bao bì Toàn bộ nguyên vật liệu này đều được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra kỹ lưỡng về độ ẩm, tạp chất và chất lượng rồi mới lập phiếu ghi nhận cho thủ kho nhập hàng.
Hằng ngày căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phòng sản xuất sẽ yêu cầu nguyên liệu từ phòng kho Bộ phận kho sẽ kiểm tra khối lượng tồn kho thực tế để tiến hành xuất kho, Các kho khác nhau sẽ viết phiếu xuất kho thời điện khác nhau
Kho vi lượng: thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho khi có định mức tiêu hao và kế hoạch sản xuất, thủ kho sẽ tính toán lượng sử dụng của tưng loại vi lượng và tiến hành cân và trộn hỗn hợp vi lượng trước khi nạp vào dây chuyển sản xuất, đồng thời viết phiếu xuất kho theo thực tế, (trên phiếu sản xuất chi tiết chỉ thể hiện dòng tổng cộng của vi lượng chứ không thể hiện chi tiết từng loại vi lượng như nguyên liệu), mỗi loại thành phẩm sẽ viết 1 phiếu xuất kho
Kho nguyên liệu: thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm để lập phiếu xuất kho, mỗi phiếu sản xuất tương ứng với mỗi loại thành phẩm sẽ viết 1 phiếu xuất kho
Kho bao bì: thủ kho sẽ xuất bao bì để đựng thành phẩm sau khi sản phẩm hoàn thành, số lượng bao sẽ được tính bằng trọng lượng hàng chia cho bao tịnh 25kg hoặc 40kg tùy loại hàng, mỗi ngày viết chung 1 phiếu xuất kho
Bộ phận kế toán sẽ nhận phiếu xuất kho gốc từ bộ phận kho và cập nhập vào phần mềm kế toán, tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm và cập nhập giá xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước
Cuối tháng kế toán sẽ tính giá xuất kho chính xác cho từng kho nguyên liệu, vi lượng, bao bì và tính giá thành sản phẩm hoàn thành tự động theo từng bước của phần mềm Bravo , sau đó đối chiếu Bảng kê chi tiết hao hụt của kế toán với báo cáo của bộ phận sản xuất để kiểm tra nhập liệu đã chính xác chưa (cột xuất sản xuất là xuất nguyên vật liệu để sản xuất Để theo dõi chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU
THÁNG 10 Tên sản phẩm : HD21A code Raw Material/premix HD21A (1 tấn )
107 Corn (Import- South America)/ Bắp Nhập khẩu -
201 Rice Bran oil/Dầu cám gạo thô 10.00
302 SBM arg- Import/Bã nành nhập khẩu 282.15
316 Full Fat Soy Bean (Viet Nam)/Bã nành ép đùn 100.00
PHIẾU SẢN XUẤT CHI TIẾT SẢN PHẨM HD21A
PHIẾU XUẤT KHO VI LƯỢNG
Ngày 6 /10/2020 Dùng sản xuất sản phẩm HD21A
PHIẾU XUẤT KHO NGUYÊN LIỆU
Ngày 6 /10/2020 Dùng sản xuất sản phẩm HD21A
PHIẾU XUẤT KHO BAO BỈ
(chụp từ màn hình phần mềm kế toán Bravo)
BẢNG KÊ CHI TIẾT HAO HỤT (chụp từ màn hình phần mềm kế toán Bravo)
CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT AGRI GROUP
TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Số hiệu TK đối ứng
XE2010/033 06/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix 634 1521 37,826,405
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
XF2010/031 06/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix 646 1521 3,248,312
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
XB2010/005 06/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
XE2010/063 15/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix 1608 1521 37,649,467
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
XF2010/065 15/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
XB2010/013 15/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
Nguyên vật liệu phụ /Packaging
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost-main 1595 6211 936,000
Chứng từ Diễn giải STT Số hiệu Phát sinh dòng TK đối ứng
XE2010/113 24/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix 2784 1521 18,788,829
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
88,8 29 XF2010/109 24/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix 2790 1521 1,577,686
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
7,68 6 XB2010/022 24/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
Nguyên vật liệu phụ /Packaging
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
XE2010/127 31/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
75,6 88 XF2010/123 31/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
Nguyên vật liệu chính/Raw material+Premix
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
4,21 6 XB2010/026 31/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
Chi phí NVL trực tiếp-Sản xuất /Direct material cost- mainproduct
CÔNG TY TNHH THÁI VIỆT AGRI GROUP
SỔ CÁI Tháng 10 năm 2020 Tên tài khoản: 621 - Chi phí NVLTT
Số hiệu TK đối ứng
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
- Số phát sinh trong tháng
06/10/20 XE2010/033 06/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
06/10/20 XF2010/031 06/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
06/10/20 XB2010/005 06/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
15/10/20 XE2010/063 15/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
15/10/20 XF2010/065 15/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
15/10/20 XB2010/013 15/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất 1522 936,000
24/10/20 XE2010/113 24/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
24/10/20 XF2010/109 24/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
24/10/20 XB2010/022 24/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
31/10/20 XE2010/127 31/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
31/10/20 XF2010/123 31/10 Xuất nguyên liệu sản xuất
HD21A/Taking materials out to product HD21A
31/10/20 XB2010/026 31/10 Xuất bao bì dùng cho sản xuất/Taking bag out to produce
- Cộng số phát sinh trong tháng
3.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp