1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

348 . TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG KIỂU MỚI, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TA HIỆN NAY

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Của Lênin Về Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Trong Xây Dựng Đảng Kiểu Mới, Ý Nghĩa Đối Với Việc Tự Đổi Mới, Tự Chỉnh Đốn Đảng Ta Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chính Trị Học
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, một trong những nội dung được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm tập trung nghiên cứu tổng kết lý luận cũng như tổ chức thực hiện trên thực tế là nguyên tắc tập trung dân chủ, một vấn đề mà Đảng ta khẳng định nếu xem nhẹ hay từ bỏ nó sẽ dẫn đến nguy cơ làm tan rã Đảng về mặt tổ chức. Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu cả cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc này, từ đó quán triệt và thống nhất cao với những chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, một trong những nội dungđược Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm tập trung nghiên cứu tổng kết lýluận cũng như tổ chức thực hiện trên thực tế là nguyên tắc tập trung dân chủ,một vấn đề mà Đảng ta khẳng định nếu xem nhẹ hay từ bỏ nó sẽ dẫn đến nguy

cơ làm tan rã Đảng về mặt tổ chức Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu cả cơ sở

lý luận và thực tiễn của nguyên tắc này, từ đó quán triệt và thống nhất cao vớinhững chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường thực hiện nguyên tắc tập trungdân chủ trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay

Như chúng ta đã biết, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản

đã bước vào giai đoạn phát triển cao, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa giai cấp tưsản từ một lực lượng xã hội tiến bộ trong giai đoạn phát triển đi lên của chủnghĩa tư bản đã biến thành lực lượng phản động Sự phản động đó bao trùmtrên mọi lĩnh vực của xã hội tư bản Dựa vào những kết luận của Mác trong

bộ “Tư bản”, Lênin đã phân tích một cách sâu sắc chủa nghĩa tư bản tronggiai đoạn mới và chỉ ra rằng chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng

vô ản

Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân đãlớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng Ý thức giác ngộ giaicấp cũng ngày càn được nâng cao phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu ở nhiều nước châu Âugiai cấp vô sản có đủ khả năng đoàn kết xung quanh mình tất cả những người

bị áp bức bóc lột để lật đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới Cách

Trang 2

mạng vô sản đã trở thành một nhiệm vụ trực tiếp Chính những điều kiện lịch

sử đó đòi hỏi cấp bách phải nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng cộng sản để giai cấp vô sản có thể làm tròn nhiệm vụ lích sử mới

Sau khi Ăng ghen mất, những người đứng đầu quốc tế II và nhữngngười đứng đầu các Đảng dân chủ-xã hội ở Tây Âu đã xét lại chủ nghĩa Mác,

từ bỏ những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Mác, cát xén chủ nghĩa Mác, âmmưu hạn chế phong trào công nhân trong khuôn khổ đấu tranh đòi những cảicách cục bộ mang tính chất cải lương, không nhằm mục tiêu lật đổ giai cấp tưsản và chủ ngiax tư bản Họ đã biến quố tế II và các đảng dân chủ-xã hộithành những đảng cải lương, hoàn toàn mất tính giai cấp và tónh chiến đấucủa đảng cách mạng của giai cấp công nhân

vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng cua giai cấp

vô sản là phải đập tan chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ sự trong sáng của học thuyếtMác trên các lĩnh vực, trong đó có học thuyết về đảng, xây dựng các dẩngthực sự cách mạng của giai cấp công nhân Nhiệm vụ lịch sử vĩ đại đó đãđược Lênin hoàn thành một cách xuất sắc

Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội trongquốc tế II và phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác- Ăngghen vềĐảng, xây dựng nên học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Dựatrên những quan điểm của Lênin, đảng Bônsêvích Nga đã ra đời năm 1903.Năm1919 Quốc tế III- Quốc tế cộng sản được thành lập theo sáng kiến củaLênin Quốc tế III đã đóng vai trò to lớn đối với sự ra đời của hàng loạt cácđảng cộng sản trên thế giới

Trong học thuyết về đảng kiểu mới, Lênin đã xây dựng một hệ thốngnhững nguyên tắc cơ bản về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Nhữngnguyên tắc đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn, vị trí, vai trò, bản chất và nội dung

Trang 3

của nguyên tắc tập trung dân chủ

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Như chúng ta đã biết: Tập trung dân chủ là nguyên lý xây dựng Đảngkiểu mới về mặt tổ chức của giai cấp công nhân, do C.Mác và Ph.Ăngghenđặt cơ sở, được V.I.Lênin khái quát, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng takhẳng định, kế thừa và thực hiện thành công trong xây dựng Đảng Cộng sảnViệt Nam trở thành một Đảng mácxít

Mặc dù tư tưởng về tập trung dân chủ chưa được nêu thành nguyên tắc,nhưng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập khá sớm trong Điều lệ Liênđoàn đồng minh những người cộng sản cũng như trong nhiều tác phẩm khác

Khi bàn về quyền uy, C.Mác viết: “Quyền uy có nghĩa là ý chí của người khác bắt buộc chúng ta phải tiếp thu; mặt khác quyền uy ấy lấy sự phục tùng làm tiền đề”1 Ở điều 25, Điều lệ Liên đoàn đồng minh những người cộng sản,

C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Mỗi hội viên của Liên đoàn phải liên lạc ít nhất

là ba tháng một lần, còn mỗi chi bộ phải liên lạc mỗi tháng một lần với Ban chấp hành khu bộ của mình Ít nhất cứ hai tháng một lần, mỗi khu bộ phải báo cáo tình tình công tác của địa phương mình với tổng khu bộ, ít nhất ba tháng một lần mỗi tổng khu bộ phải báo cáo tình hình công tác của địa phương mình với Ban chấp hành Trung ương”2

Kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tụcphát triển và làm sâu sắc thêm tư tưởng về tập trung dân chủ Nâng tư tưởngtập trung dân chủ của C.Mác và Ph.Ăngghen lên thành nguyên tắc trong xâydựng Đảng kiểu mới về mặt tổ chức

V.I.Lênin chỉ ra rằng: Đảng phải được tổ chức theo chế độ tập trung dânchủ, chế độ tập trung dân chủ là nền tảng tổ chức của một đảng vô sản kiểu

1 C Mác - Ph.Ăng ghen, Toàn tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.767

2 C Mác - Ph.Ăng ghen, Toàn tập, Sđd, Tập 1, 1970, tr.493

Trang 4

mới Thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng sẽ làm cho Đảng thốngnhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức; nhằm củng cố và tăng cường sức mạnhcủa Đảng, làm cho đường lối của Đảng được thực hiện một cách có hiệu lực.Mặt khác, thực hiện tốt chế độ tập trung dân chủ sẽ góp phần ngăn ngừa sựphá hoại của các phần tử không kiên định, vô chính phủ, cơ hội chủ nghĩatrong Đảng Trong tác phẩm “Một bước tiến hai bước lùi”, V.I.Lênin viết:

“Trước kia Đảng ta chưa phải là một khối chính thức có tổ chức, mà chỉ làmột tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giữa các nhóm ấy không thể cónhững quan hệ nào khác; ngoài sự tác động về mặt tư tưởng Hiện nay, chúng

ta đã trở thành một Đảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tạo ramột quyền lực, khiến cấp dưới phải phục tùng cấp trên của Đảng”1 V.I.Lênincho rằng, Đảng muốn có sức mạnh để lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúnglao động trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, Đảng phải có sự thốngnhất về ý chí và hành động Điều kiện cho sự thống nhất của Đảng: trước hếtĐảng phải có cương lĩnh chính trị và sau đó phải có tổ chức chặt chẽ Làmđược điều đó tức là tránh được tình trạng chia rẽ, phân tán ở trong Đảng Tổchức là cái bảo đảm cho sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và hành động.Ngoài hai yếu tố cương lĩnh chính trị và hệ thống tổ chức chặt chẽ, để nguyêntắc tập trung dân chủ được thực hiện đúng đắn, Đảng phải có một điều lệthống nhất, một cơ quan chỉ đạo thống nhất do Đại hội Đảng bầu ra, Đảngphải có một kỷ luật sắt, tự giác nhưng nghiêm minh V.I.Lênin khẳng định:

“Từ chối không chịu phục tùng sự lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, tức

là từ chối không muốn làm người đảng viên, tức là phá hoại Đảng”2 Sau nàytrong tác phẩm “Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”, V.I.Lênin

cũng đã nhấn mạnh: “Kẻ nào làm yếu - dù chỉ là chút ít - kỷ luật sắt trong

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr.429

2 V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tập 8, 1979, tr.424

Trang 5

đảng của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chuyên chính của nó) là thực

tế giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”1

Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản trong công tác xây dựngĐảng, nhưng thực hiện nguyên tắc như thế nào cho đúng là một vấn đề khôngđơn giản Nếu chủ thể nhận thức không có bản lĩnh chính trị và một động cơtrong sáng thì nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ phản tác dụng, nó sẽ như mộtcon dao hai lưỡi Theo V.I.Lênin, tập trung đi liền với dân chủ Tập trungcàng cao thì dân chủ càng cao Không thể có dân chủ mà thiếu tập trung vàngược lại không thể có tập trung mà thiếu dân chủ Khi viết về “Chế độ tập

trung và chế độ tự trị”, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Không được quên rằng khi bênh vực chế độ tập trung, chúng ta chỉ bênh vực chế độ tập trung dân chủ thôi”2, điều đó có nghĩa: tư tưởng tập trung quan liêu, chuyên quyền, độcđoán, hoặc dân chủ vô tổ chức, vô chính phủ đều xa lạ với tư tưởng của

Người V.I.Lênin đã từng phê phán rằng: “Ở ta, người ta luôn luôn lẫn lộn chế độ tập trung với chế độ độc đoán và chế độ quan liêu Lẽ tự nhiên là lịch

sử nước Nga phải đẻ ra một sự lẫn lộn như thế, nhưng dù sao đối với người mácxít, điều đó vẫn là một điều dứt khoát không thể dung thứ được”3.

Tư tưởng trên đây của V.I.Lênin đã đặt nền móng cho việc xây dựngĐảng ở Nga, sau đó được các Đảng trong Quốc tế cộng sản thừa nhận Mộttrong những điều kiện để được gia nhập Quốc tế cộng sản là các đảng phảiđược xây dựng theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sánglập, giáo dục và rèn luyện Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết xây dựngĐảng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam để giải quyếtđúng đắn những vấn đề về xây dựng Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tập

1 V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tập 41, 1977, tr.334

2 V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tập 24, 1980, tr.183

3 V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tập 24, 1980, tr.184

Trang 6

trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Đồng thời Người chỉ rathế nào là tập trung, thế nào là dân chủ và mối quan hệ giữa tập trung và dânchủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cụ thể như sau:

“ Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung Nghĩa là:

A Tập trung trên nền tảng dân chủ

Cơ quan lãnh đạo của Đảng có uy tín và quyền lực chân chính Nhữngphương châm, phương sách, nghị quyết của Đảng, mọi đảng viên nhất định

phải chấp hành Kỷ luật của Đảng, mọi đảng viên phải tuân theo Thế là tập trung Nhưng tập trung ấy không phải là cá nhân chuyên chính, nó là xây dựng trên nền tảng dân chủ Nghĩa là:

1 Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu cử lên.

2 Phương châm, phương sách, Nghị quyết của Đảng đều do quần chúng đảng viên tập trung kinh nghiệm và ý kiến lại mà thành Rồi lại do các

cuộc hội nghị của Đảng thảo luận giải quyết, chứ không ai tự ý độc đoán

3 Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên giao phó

cho, chứ không phải tự ai tranh giành được Vì vậy, người lãnh đạo phải gầngũi và học hỏi quần chúng đảng viên, nghe ngóng ý kiến của họ Nếu lên mặtvới quần chúng, lạm dụng quyền lực - thế là sai lầm

4 Trật tự của Đảng là: cá nhân phải phục tùng tổ chức; số ít phải phụctùng số nhiều; cấp dưới phục tùng cấp trên; các địa phương phải phục tùngTrung ương

B Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.

Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham giagiải quyết vấn đề Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung củaĐảng, trái nghị quyết và trái kỷ luật của Đảng, quyết chống: không xét thờigian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung; tự do hành động; dân chủ quá trớn

1 Chỉ có cơ quan lãnh đạo có quyền khai các cuộc hội nghị.

Trang 7

2 Tất cả các Nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị

kỹ càng, rồi giao cho các cấp thảo luận Không được làm qua loa, sơ sài.

3 Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem xét kỹ lưỡng

để để lập danh sách những đảng viên ứng cử

4 Toàn thể đảng viên phải theo đúng Đảng chương thống nhất, kỷ luật

thống nhất của Đảng Toàn thể đảng viên phải theo sự lãnh đạo thống nhất

của Trung ương

Nói tóm lại: Để làm cho Đảng mạnh thì phải mở rộng dân chủ (thật thà

tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức

và tính kỷ luật”1

Thực tiễn xây dựng, hoạt động của Đảng ta, của phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nguyên tắctập trung dân chủ: Đối với Đảng ta, trải qua 76 năm xây dựng và lãnh đạo cáchmạng Việt Nam, Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của nguyên tắc tậptrung dân chủ Đảng đã kiên trì, vận dụng sáng tạo nguyên tắc này cả trongđiều kiện khi chưa có hoặc khi đã có chính quyền; cả trong điều kiện chiếntranh cũng như khi xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong điều kiện Đảng ta

là một đảng cầm quyền, Đảng đã trung thành, vận dụng đúng đắn, sáng tạonguyên tắc tập trung dân chủ Nhờ vậy trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào,Đảng cũng luôn luôn là một khối thống nhất về ý chí và hành động, Đảng thực

sự là một chỉnh thể thống nhất, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từthắng lợi này đến thắng lợi khác Điều này đã khẳng định năng lực, vai trò lãnhđạo, sức chiến đấu, sức mạnh của Đảng xuất phát từ nhiều yếu tố, nhiềunguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đặc biệt quan trọng chính là do Đảng takiên trì và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ Trongđiều kiện Đảng cầm quyền, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 2000, tr.240, 241

Trang 8

cho công tác lãnh đạo, tổ chức bộ máy, phương thức lãnh đạo của Đảng cầnđược đổi mới, chỉnh đốn Điều đó càng đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng coitrọng, cụ thể hoá và vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, việc Đảng sêvích Nga ra đời, lãnh đạo Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, lập nênNhà nước công nông đầu tiên và lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa thuđược những thắng lợi vĩ đại đã làm cho hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa,phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ về quy mô,từng bước đẩy lùi, thu hẹp chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản Tuy còn cónhững mặt hạn chế trong quá trình tìm tòi mô hình, con đường đi lên cho phùhợp, song chủ nghĩa xã hội đã thể hiện rõ tính ưu việt, hơn hẳn của mình sovới chủ nghĩa tư bản Chính nguyên tắc tập trung dân chủ đã góp phần làmcho các Đảng Cộng sản thực sự là tổ chức chặt chẽ, có đủ năng lực lãnh đạo

Bôn-và sức chiến đấu để tạo nên các thành công đó Trong những năm 90 của thế

kỷ XX, quá trình tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới, một số Đảng Cộng sảncầm quyền do sai lầm về đường lối làm cho đất nước đi vào khủng hoảngtrầm trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, bên cạnh đó lại bị chủ nghĩa đế quốc

và các thế lực thù địch ra sức tiến công trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, trong

đó chúng tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ; choviệc thực hiện nguyên tắc này là nguyên nhân làm cho các Đảng Cộng sảncầm quyền quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, kìm hãm sự phát triển đã làmcho một số Đảng Cộng sản dần dần mất phương hướng, xa rời, đi tới từ bỏnguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo, chủ nghĩa

xã hội tan rã như ở Liên Xô và một số nước Đông Âu vừa qua

1.2 Vị trí, vai trò, bản chất và nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của cácĐảng Cộng sản, nguyên tắc này chỉ đạo toàn bộ và xuyên suốt quá trình xây

Trang 9

dựng tổ chức, sinh hoạt nội bộ và hoạt động lãnh đạo của Đảng Trước hết,nguyên tắc này quy định việc xây dựng cơ cấu, hình thức tổ chức của Đảng,như vấn đề chế độ sinh hoạt, tổ chức đại hội, chế độ thủ tục bầu cử, các cơquan lãnh đạo của Đảng; nguyên tắc quy định các chế độ để giải quyết cácmối quan hệ trong nội bộ Đảng, như giữa cấp trên với cấp dưới, giữa tập thểvới cá nhân, giữa đa số với thiểu số ; nguyên tắc quy định các nguyên tắc,chế độ sinh hoạt Đảng, phương pháp tác phong lãnh đạo của Đảng, bảo đảmcho các cấp uỷ, tổ chức Đảng và mỗi đảng viên vừa phát huy trách nhiệmsáng tạo, tích cực, chủ động, vừa tập trung được sức mạnh trí tuệ và sức mạnhcủa toàn Đảng Nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở bảo đảm cho sự đoànkết thống nhất trong Đảng về mặt tổ chức, đồng thời sự thống nhất về mặt tổchức là điều kiện vật chất để đảm bảo cho sự thống nhất về mặt chính trị, tưtưởng được giữ vững và biến thành hiện thực Nguyên tắc này còn là cơ sở đểxây dựng và giữ nghiêm kỷ luật Đảng, là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt Đảngcộng sản chân chính với các Đảng cơ hội, cải lương về mặt tổ chức.

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất tổ chức của giai cấp công nhân Nó là sự thống nhất, tác động biện chứng giữa hai thành tố tập trung và

dân chủ Hai thành tố này là thuộc tính bản chất của giai cấp công nhân tronglao động sản xuất và đấu tranh giai cấp Thuộc tính bản chất giai cấp công nhâncủa Đảng được xác định từ vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, từ sự ra đờicủa giai cấp công nhân, từ yêu cầu khách quan của sản xuất công nghiệp Qua

đó đã từng bước tôi luyện làm cho giai cấp công nhân có những thuộc tính cơbản như tính tập trung hoá cao độ, ý thức và trình độ tổ chức chặt chẽ, tính kỷluật nghiêm minh, tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ, dân chủ tập thể

Tập trung là điều kiện, là tiền đề cho sự vận động, phát triển của dân chủ

và ngược lại Hai thành tố này không mâu thuẫn nhau, mà luôn thống nhất, tácđộng bổ sung cho nhau Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ có sự bảo đảm

Trang 10

của tập trung, dân chủ có lãnh đạo Thực hiện và phát triển dân chủ trong Đảngphải luôn gắn liền với giữ vững tập trung và tăng cường tập trung trong Đảngphải luôn giữ vững, phát huy dân chủ Dân chủ càng phát triển thì tập trung càngvững chắc, do vậy những hiện tượng tập trung quan liêu, chuyên quyền độcđoán, dân chủ hình thức, dân chủ vô tổ chức kỷ luật, phân tán, bè phái, cục bộ là

sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, trái với bản chất của nguyên tắc này.Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về tập trung dân chủ Qua hoạt động thực tiễn của Đảng ta và từ bài học

“xương máu” của các đảng anh em, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ:

“Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá

nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêmminh, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng”1 Trong điều

9, chương II về nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng (Điều lệ Đảngkhoá IX) đã cụ thể nguyên tắc tập trung dân chủ thành 6 nội dung chính nhưsau:

“1 Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tậpthể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

2 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc

Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên Giữahai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ởmỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ)

3 Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mìnhtrước đại hội cùng cấp, trước cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tìnhhình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phêbình và phê bình

1 Điều lệ Đảng CSVN, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr.4

Trang 11

4 Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng.Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổchức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc vàBan Chấp hành Trung ương.

5 Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hànhkhi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành Trước khi biểuquyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình Đảng viên có ý kiếnthuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đếnĐại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết,không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng Cấp uỷ có thẩmquyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có

ý kiến thuộc về thiểu số

6 Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn củamình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên”1

Như vậy, tập trung dân chủ theo quan điểm của Đảng ta có nghĩa là tất

cả các cơ quan Đảng đều phải do bầu cử lập ra và hoạt động theo nguyên tắctập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện chế độ thông báo tình hình hoạtđộng của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ

tự phê bình và phê bình Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số có quyền bảolưu Mặt khác, tập trung dân chủ đặt ra yêu cầu kỷ luật nghiêm ngặt và thốngnhất đối với toàn thể đảng viên, là phục tùng ý chí và nghị quyết của đa số, làviệc các cơ quan cấp dưới có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định của các cơquan có thẩm quyền cấp trên Điều đó sẽ bảo đảm cho công tác và sự lãnh đạocủa Đảng luôn được tập trung, có tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hànhđộng, tạo nên sức mạnh của toàn Đảng trong lãnh đạo và hoạt động

1 Điều lệ Đảng CSVN, Nxb chính trị quốc gia, HN, 2001, tr.15 - 17

Ngày đăng: 27/02/2024, 06:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w