Vì vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trởnên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thànhđiều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giảng viên: TS Lê Việt Hưng
Nhóm 5 gồm:
3 Nguyễn Thị Hồng Hoa 31221026410
6 Nguyễn Thị Thùy Trang 31221022726
TP.HCM, ngày 12 tháng 09 năm 2023
Trang 2I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1 Tính cấp thiết, thực trạng ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20 Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ năm 2005 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc
tế Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ
và có hiệu quả hơn
2 Thế nào là SHTT (IP - Intellectual Property)?
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được
sử dụng trong các hoạt động thương mại
3 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo, thúc đẩy phát triển khoa học – công nghệ Để nghiên cứu ra những công trình khoa học, những sản phẩm trí tuệ, đòi hỏi các cá nhân, công ty, tổ chức phải bỏ ra không ít công sức và tiền bạc,thời gian, tiêu tốn cả trí lực và nghị lực lẫn kinh tế Chẳng lẽ những kẻ không tạo ra nó lại dễ dàng được sử dụng thành quả đó để rồi cạnh tranh với chính người tạo ra thành quả đó, thậm chí tận dụng lợi thế sẵn có để đánh bại người tạo ra thành quả trí tuệ kia; để rồi người tạo ra sản phẩm trí tuệ cùng lắm chỉ được tôn vinh nhưng thật không đủ để bù đắp những tổn thất bỏ ra khi nghiên cứu Nếu điều tồi tệ này cứ tự nhiên xảy ra thì chẳng còn động lực
để nghiên cứu, sáng tạo; sẽ không còn ai muốn và đủ sức nghiên cứu, thậm chí có khi người
ta đã nghiên cứu ra nhưng giữ kín không công bố vì sợ bị thiệt thòi Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đem đến sự công bằng cần có
4 Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ:
Trang 3Quyền sở hữu trí tuệ đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế toàn diện phát triển và bền vững Sự bùng nổ của công nghệ thông tin
và công nghệ kỹ thuật số với những ứng dụng to lớn của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng khẳng định điều đó Vì vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế, văn hóa và trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia, cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức và cá nhân có liên quan, nhằm đưa Luật Sở hữu trí tuệ vào cuộc sống là điều cần thiết Quyền sở hữu trí tuệ đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế, xã hội toàn diện và phát triển bền vững Chứng chỉ về quyền sở hữu trí tuệ là vật chứng bảo đảm cho thành công của mỗi tổ chức, cá nhân khi tiến vào thị trường thế giới
Quyền sở hữu trí tuệ giúp:
Thứ nhất, SHTT tạo động lực cho các nỗ lực sáng tạo trí tuệ khác nhau Đổi mới
sáng tạo là động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững và tạo thêm việc làm Theo ước tính của nhiều nghiên cứu, đổi mới sáng tạo đóng góp 80% vào tăng trưởng năng suất của nền kinh tế tại các quốc gia có thu nhập cao Dù chưa có nhiều đánh giá về tác động của đổi mới sáng tạo tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại những nền kinh tế này đạt năng suất cao hơn so với phần còn lại Các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát minh và chuyển giao công nghệ Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo Việc bảo hộ và giao dịch quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung [1]
Thứ hai, SHTT dành sự thừa nhận chính thức đối với các nhà sáng tạo Bản chất của
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là Nhà nước trao độc quyền cho các nhà sáng tạo đối với các thành quả trí tuệ của họ (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sáng chế, v.v ) trong một thời gian hạn định, nghĩa là họ có quyền ngăn cấm người khác sao chép, sử dụng, khai thác thành quả sáng tạo của mình mà không xin phép, và Nhà nước sẽ bảo vệ các nhà sáng tạo khi có hành vi xâm phạm độc quyền đó theo các cơ chế khác nhau “Độc quyền” là sự
“trao thưởng” của toàn xã hội mà đại diện là Nhà nước cho công sức, vốn đầu tư mà các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã bỏ ra để nghiên cứu, sáng tạo Tuy nhiên, độc quyền này không
Trang 4tồn tại vĩnh viễn Sau khi hết thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - tức là một khoảng thời gian đủ để nhà sáng tạo có thể độc quyền khai thác lợi ích vật chất từ thành quả sáng tạo của mình để bù đắp xứng đáng cho vốn và công sức bỏ ra, công chúng có quyền tự do tiếp cận,
sử dụng các thành quả sáng tạo đã có để tiếp tục cải tiến, nâng cấp, sáng tạo ra các đối tượng mới, nhờ đó không ngừng thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và văn học, nghệ thuật, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đem lại lợi ích cho toàn xã hội.[2]
Thứ ba, SHTT tạo ra nguồn thông tin quan trọng;
Thứ tư, SHTT tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền công nghiệp và văn hóa
nội địa cũng như thương mại quốc tế Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sở hữu trí tuệ đã được khẳng định là "một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng" (Ông Kamil Idris, nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là chỉ số đánh giá sự phát triển của công nghệ, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài Việc bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác Xét về lâu dài, hệ thống SHTT mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế [3]
Văn hóa SHTT có thể hiểu là văn hóa của con người biết tự bảo vệ quyền SHTT của mình và tôn trọng quyền SHTT của người khác Văn hóa SHTT luôn khơi gợi trí tò mò của con người Trí tò mò chính là khởi nguồn để tạo ra những sáng chế, thành quả sáng tạo có khả năng được cấp bằng độc quyền Văn hóa SHTT sẽ kích thích các nhà sáng tạo theo đuổi lợi ích Không có cạnh tranh về lợi ích kinh tế thì cũng không cần phải thiết lập hệ thống SHTT Kết quả của tạo lập văn hóa SHTT không phải là dạy phép lịch sự mà là tạo dựng sự
“quân tử” trong cạnh tranh, nâng cao năng lực và sự chính trực trong tham gia cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Ngoài ra, văn hóa SHTT sẽ tạo dựng lòng tin Văn hóa SHTT có thể kích thích con người theo đuổi lợi ích, nhưng bên cạnh đó không khuyến khích người ta dối trá, lợi dụng để có được lợi ích Văn hóa SHTT chính là thiết lập các quy tắc ngăn chặn những hành vi gian dối trong khoa học và kinh doanh, giúp con người biết tạo dựng niềm tin và biết tin vào sự trung thực để tìm kiếm lợi ích Tóm lại bản chất của văn hóa SHTT chính là ý thức về vấn đề SHTT được hình thành trong xã hội
Trang 5II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.Đối tượng áp dụng: theo điều 2 của Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện của Luật sở hữu trí tuệ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
2 Những đối tượng trong Doanh nghiệp được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ:
2.1.Sáng chế:
- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết
một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên
- Điều 58 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có nêu rõ Sáng chế cấp Bằng độc quyền nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới
+ Có trình độ sáng tạo
+ Có khả nặng áp dụng công nghiệp
2.2 Kiểu dáng công nghiệp:
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc
- Điều 63 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có nêu rõ Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới + Có tính sáng tạo + Có khả năng áp dụng công nghiệp
2.3.Nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
- Điều 72 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có nêu rõ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều + Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
2.4 Tên thương mại:
Trang 6- Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
- Điều 76 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có nêu rõ Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
2.5 Bí mật kinh doanh:
- Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh
- Điều 84 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 có nêu rõ Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được + Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó
+ Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được
3.Cách xác lập của các đối tượng: được quy định tại khoản 3 điều 6 Luật sở hữu
trí tuệ 2005
- Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý (theo điểm a) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Nhãn hiệu nổi tiếng (theo điểm b) và tên thương mại (theo điểm c) thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hoặc tên đó, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký
- Bí mật kinh doanh (theo điểm d) được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp
bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó
- Cạnh tranh không lành mạnh (theo điểm e) được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh
Trang 74 Hiệu lực của văn bằng bảo hộ: được quy định tại điều 93 Luật sở hữu trí tuệ
2005:
- Về địa điểm, văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
- Về thời gian thì:
Bằng độc quyền sáng chế (theo điều 2) có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (theo điều 4) có hiệu lực từ ngày cấp
và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày theo các điểm a,b,c khoản 5 của điều luật này
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo điều 6) có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp
5.Hành vi xâm phạm quyền: được nêu rõ tại điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Đối với nhãn hiệu: khoản 1 của điều luật này
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất
kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới
Trang 8hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng
- Đối với tên thương mại: khoản 2 của điều luật này:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại
- Đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: khoản 3 của điều luật này
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất
xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương
tự như vậy
6.Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng Quyền tự bảo vệ: được nêu rõ tại
điều 198 Luật sở hữu trí tuệ
1 Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
Trang 9a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
2 Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
3 Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
7.Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: (có thể được xử lý
bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự) được nêu rõ tại điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
1 Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự
2 Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến
sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được nêu rõ tại điều 130 Luật sở hữu trí tuệ
2005:
1 Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
Trang 10b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng
2 Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá
3 Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy
tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.[4]
III MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam hiện tại, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn rất cao và có xu hướng gia tăng Đặc biệt là hiện tượng hàng giả, hàng nhái đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ với những thủ pháp vô cùng tinh vi và có tổ chức
- Tranh chấp nhãn hiệu Hảo Hảo và Hảo Hạng:
Trong lĩnh vực thực phẩm công nghiệp, một cuộc tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từng được dư luận bàn tán rất sôi nổi phải kể đến đó chính là câu chuyện xoay quanh hai gói mì Hảo Hảo - Hảo Hạng
Năm 2015, một sản phẩm của Asia Foods là “ Mì Hảo hạng, tôm chua cay” có kiểu chữ, sợi mì tôm, màu sắc chủ đạo trên bao bì có tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo hảo, Tôm chua cay” của Acecook Nhận thấy có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Acecook quyết định gửi công văn khuyến cáo đến Asia Foods, yêu cầu giải