Trang 5 1.Vi phạm quyền sở hữu trí tuệVi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm hoặc vi phạm các quyền pháp lý liên quan đến sáng chế, bản quyền, thiết kế công nghiệp, nhãn hiệu,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (UEH)
TIỂU LUẬN
Môn học: Quản Trị Học
Đề tài: Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Giảng viên hướng dẫn Th.S: Lê Việt Hưng
Mã lớp học phần: 23C1MAN50200118 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2023
Trang 2Bảng phân công
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
1.Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 3
2.Thực trạng ở Việt Nam 4
3.Nguyên nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 4
4.Phân tích ví dụ 5
5.Một số biện pháp phòng chống, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: 8
6.Đề xuất một số giải pháp khác 10
7.Thành tựu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 11
8.Cảm nghĩ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4Lời mở đầu
Trong thời đại phát triển của nền kinh tế trí thức và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, vấn đề sở hữu trí tuệ và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển chung của nhân loại Điều này đã trở thành trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế và pháp lý của nhiều quốc gia, cũng như trong các cuộc thương lượng và tranh chấp quốc tế Tuy nhiên, nhiều người vì thiếu sự hiểu biết về quyền đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc mình là chủ sở hữu dẫn đến việc bị xâm phạm quyền tác giả vì những lý do vô tình hay cố ý
Bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các khía cạnh của vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Chúng ta sẽ đánh giá ảnh hưởng của việc vi phạm này đối với cá nhân, doanh nghiệp, và xã hội Bài viết cũng sẽ phân tích một sự kiện liên quan đến vấn đề này từ đó xem xét, đánh giá các biện pháp phòng ngừa và xử lý
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay, đồng thời đề xuất một số biện pháp khác để bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày
2
Trang 51.Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm hoặc vi phạm các quyền pháp lý liên quan đến sáng chế, bản quyền, thiết kế công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả và các quyền khác được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ Đây là một hành vi pháp lý không được phép, mà khi thực hiện, có thể gây ra hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng cho người vi phạm Dưới đây là một phân tích chi tiết và rõ ràng hơn về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ:
● Sáng chế (Sáng chế, ý tưởng)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc sử dụng, sao chép, sản xuất hoặc phân phối sáng chế mà không có sự cho phép của chủ sở hữu
Ví dụ: Sao chép một sản phẩm hoặc quy trình đã được đăng ký sáng chế mà không có sự cho phép
● Bản quyền (Sách, âm nhạc, phim, tác phẩm nghệ thuật)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc sao chép, phát hành, sử dụng công khai hoặc phân phối tác phẩm được bảo vệ bởi bản quyền mà không có sự cho phép
Ví dụ: Sao chép và chia sẻ âm nhạc hoặc phim trái phép trên mạng
● Thiết kế công nghiệp (Thiết kế sản phẩm)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc sử dụng, sao chép, sản xuất hoặc phân phối sản phẩm với thiết kế công nghiệp đã được đăng ký mà không
có sự cho phép
Ví dụ: Sản xuất và bán sản phẩm sao chép có thiết kế công nghiệp độc quyền
● Nhãn hiệu (Nhãn hiệu thương mại, logo)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc sử dụng, sao chép hoặc sản xuất nhãn hiệu đã được đăng ký mà không có sự cho phép
Ví dụ: Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký để bán sản phẩm mà không có quyền hợp pháp
● Quyền tác giả (Tác phẩm nghệ thuật, văn bản)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc sao chép, sử dụng hoặc phân phối tác phẩm được bảo vệ bởi quyền tác giả mà không có sự cho phép
Ví dụ: Sao chép và phân phối bản sao của một tác phẩm văn bản mà không
được sự đồng ý của tác giả
Trang 62.Thực trạng ở Việt Nam
Hiện nay, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề lớn và phổ biến trên toàn cầu, được gia tăng bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự kết nối toàn cầu thông qua Internet Ở Việt Nam vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay đang ở mức đáng báo động Chúng diễn ra khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và xảy ra với mọi loại hàng hóa
Đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, thể hiện ở việc in sách lậu, sử dụng tác
phẩm âm nhạc, điện ảnh mà không trả tiền cho chủ thể quyền tác giả khá phổ biến Chúng ngày càng trở nên phức tạp hơn trong môi trường Internet Tại đó, người dùng
dễ dàng mạo danh tác giả, thực hiện hành vi sao chép và lan truyền trái phép Việc mạo danh diễn ra trên các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Các nhà cung cấp đều có công cụ giúp báo cáo tài khoản giả mạo để xử lí Tuy nhiên, nhiều nhất cũng chỉ là xóa bỏ tài khoản và tác phẩm mạo danh trong khi việc lập tài khoản lại khá
dễ dàng
Đối với xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, ngày càng đa dạng về chủng loại và
tinh vi về hình thức Khi nhận thức của người dùng còn thiếu sót, việc phân biệt hàng thật-giả trở nên khó khăn Ngoài ra, phương thức xuất nhập khẩu, mua bán ngày càng
mở rộng ra các tổ chức liên vùng, liên quốc gia Tình trạng làm giả hàng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng liên quan đến nhiều lĩnh vực như
mỹ phẩm, rượu, dược, công nghiệp, Điển hình như việc thu giữ 5 tấn mỹ phẩm giả tại
TP Hồ Chí Minh năm 2015 Chúng được đăng ký sản xuất hay nhập khẩu từ Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng thực tế lại được sản xuất ở Trung Quốc và buôn lậu vào Việt Nam Hay gần đây, Tổng cục quản lý thị trường phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát
cơ động và Cục A05, Bộ Công An đã tấn công vào kho hàng lậu hơn 10000m2 tại Lào Cai về giày dép, kính, đồng hồ nhập lậu hay giả mạo các nhãn hàng nổi tiếng thế giới Bên cạnh đó, thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cho thấy, việc xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và bất cập Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng gia tăng nhưng khó bị phát hiện hay khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính Điều này cho thấy, công tác đấu tranh chống tội xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một các hiệu quả trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng và phức tạp Vậy nguyên nhân từ thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là gì và cần có giải pháp gì nhằm hạn chế những bất cập còn tồn tại từ thực trạng sở hữu trí tuệ ở ở Việt Nam?
3.Nguyên nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm Trong đó xuất phát từ một số yếu tố và nguyên nhân cơ bản:
Lợi ích kinh tế
Việc xâm hại quyền SHTT đem lại lợi nhuận lớn cho những đối tượng làm giả, làm nhái hàng hóa, thương hiệu Để chạy theo đồng tiền, họ bất chấp mọi thủ đoạn, sản
4
Trang 7xuất sản phẩm kém chất lượng rồi gán nhãn hiệu của doanh nghiệp nổi tiếng đánh lừa
khách hàng
Cạnh tranh
Trong môi trường cạnh tranh, người kinh doanh thường đối mặt với áp lực để tạo ra
sản phẩm và dịch vụ mới để cạnh tranh với đối thủ Điều này có thể thúc đẩy họ vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác để tiết kiệm thời gian và nguồn lực vì không
phải bỏ thời gian và tiền bạc trong việc sáng tạo và phát triển
Người tiêu dùng
Phần lớn người dùng ở nước ta có mức thu nhập thấp và trung bình, trong khi sản
phẩm nội địa và quốc tế lại có giá cao Không có khả năng để mua hàng thật nên đành
mua sản phẩm giả, làm nhái có màu sắc kiểu dáng giống thật nhưng giá thấp hơn
nhiều Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy nhiều cơ sở sản xuất hàng giả, buôn lậu phát
triển Bởi vậy mà việc chống lại sự xâm phạm sở hữu trí tuệ đang gặp vô vàn những
khó khăn
Không rõ ràng về quyền
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp chưa nhận thấy tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ nên
chưa chú ý bảo vệ nó, không đăng ký bản quyền hay bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Chỉ
đến khi doanh nghiệp bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu, làm giả làm nhái thương hiệu để
bôi nhọ thì doanh nghiệp mới cuống cuồng quan tâm đến sở hữu trí tuệ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến xâm phạm sở hữu trí tuệ nữa là các quy định về
sở hữu trí tuệ còn chưa đồng bộ,việc áp dụng luật pháp không rõ ràng.Trong một số
trường hợp, chính người vi phạm còn không không biết là họ đang vi phạm Thêm vào
nữa mức độ xử phạt đối với những hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn thấp, không
đủ sức răn đe
4.Cách đây 4 năm có một sự kiện được xã hội quan tâm liên quan đến tranh chấp quyền tác giả đối với các nhân vật trong bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa Ông Lê Linh và Công ty Phan Thị
Tóm tắt sự việc:
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực
hiện bộ truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến
tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị đã thuê họa sĩ
khác- bà Phan Thị Mỹ Hạnh sử dụng hình tượng các nhân vật trong TĐĐV trước đó để
tiếp tục thực hiện và xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê
Linh
Sau khi yêu cầu phía Phan Thị xác nhận lại bản quyền thì họa sĩ Lê Linh phát hiện
trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Hạnh tự nhận là tác giả của các nhân vật
Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện Công ty Phan Thị và bà Hạnh Phía họa sĩ Lê
Linh cho rằng chỉ có mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác
phẩm, không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện
của mình và đưa vụ việc nhờ tới pháp luật để giải quyết
Trang 8Tháng 4/2007, họa sĩ Lê Linh đã chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị lên Tòa án Kinh tế TP.HCM, sau đó được chuyển đến TAND Quận 1 ra quyết định thụ lý và trong thời gian tiếp theo vụ việc lại được chuyển lên TAND TP.HCM
Ông Lê Phong Linh được triệu tập tới tham gia phiên tòa sơ thẩm về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” vào 28/12/2018 Cuối cùng, tại phiên tòa phúc thẩm,
HĐXX đã bác bỏ toàn bộ kháng cáo của bị đơn, công nhận và giữ nguyên bản án ở phiên tòa sơ thẩm đã tuyên trước đó Như vậy, họa sĩ Lê Linh đã được tòa công nhận
là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật chính trong bộ truyện tranh TĐĐV Đồng thời xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau; buộc Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh trên 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo; buộc Phan Thị phải thanh toán chi phí 15 triệu đồng chi phí luật sư cho ông Lê Linh
Phân tích và đánh giá:
Tác giả, đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả:
Cơ sở công nhận tác giả, đồng tác giả:
Về nguyên tắc công nhận tác giả, pháp luật Việt Nam quy định tác giả phải là người tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo và cho ra đời tác phẩm bằng chính công sức
lao động của mình đồng thời phải có sự “sáng tạo” mang tính cá nhân, đậm dấu ấn riêng
Tác giả sẽ có quyền tác giả đối với sản phẩm của mình kể từ khi nó được tạo ra và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định chứ không đơn thuần về mặt ý tưởng Bên cạnh
đó, pháp luật cũng quy định đồng tác giả là người cùng trực tiếp sáng tạo ra một
phần hoặc toàn bộ tác phẩm đó
Trong vụ việc này, những ý tưởng trong đầu của bà Hạnh về 4 hình tượng nhân vật không tồn tại ở dạng vật chất, không thể chứng minh được chúng có thật hay không và
có giống những gì ông Linh thể hiện nên không đáp ứng những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và không được pháp luật Việt Nam bảo hộ
->Vì vậy, bà Hạnh không được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện
Chủ sở hữu quyền tác giả:
Theo Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức,
cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”
Chủ sở hữu quyền tác giả là người có quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm Theo
quy định, có nhiều loại chủ sở hữu quyền tác giả Xét về đóng góp, chủ sở hữu quyền tác giả có thể không trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tác mà chỉ hỗ trợ hoặc cung cấp phương tiện để tác giả sáng tạo và phát triển tác phẩm
Ở đây, tác giả Lê Linh không là chủ sở hữu, ông sáng tạo dựa trên hợp đồng lao động với công ty Phan Thị nên Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả
và có quyền tài sản đối với tác phẩm này
Quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền tác giả:
Quyền tác giả:
Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và
quyền tài sản Trong đó quyền nhân thân có hai loại là quyền nhân thân không gắn với
tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản
6
Trang 9Cụ thể, quyền nhân thân không gắn với tài sản là quyền nhân thân gắn với chính tác giả, chỉ tác giả mới có và không thể chuyển giao cho người khác Bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố hoặc sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất
kì hình thức nào gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả
Ngược lại, quyền nhân thân gắn với tài sản có thể được tác giả chuyển giao cho người khác Đó là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
Trong vụ việc, bên Phan Thị khẳng định ông Lê Linh từng đồng ý ký vào văn bản đăng ký ở Cục Bản quyền tác giả công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả Tuy nhiên, thực tế bà Hạnh không trực tiếp tham gia sáng tạo nên tác phẩm thì hoàn toàn không được công nhận là tác giả Giả sử ông Lê Linh từng đồng ý thỏa thuận công nhận bà Hạnh là đồng tác giả thì điều này vẫn không có hiệu lực pháp lý Vì quyền được đứng tên cho tác phẩm là quyền nhân thân gắn với tác giả, không thể chuyển giao cho bất cứ ai
Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả:
Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là nhiều loại chủ thể khác nhau Tuy nhiên, dựa vào
vụ án này, Phan Thị thuộc loại chủ sở hữu là tổ chức giao kết hợp đồng, giao nhiệm vụ cho tác giả, nên chỉ xét về quyền của đối tượng chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả, do đó Phan Thị có quyền sao chép và làm tác phẩm phái sinh, tiếp tục phát hành các tập truyện tranh “Thần đồng đất Việt” từ tập 78 trở về trước và sử dụng nguyên mẫu 4 hình tượng Tí, Sửu, Dần, Mẹo Tuy nhiên, vấn đề này gây nhiều tranh cãi do sự không thống nhất của các văn bản pháp luật Nếu áp dụng Điều 20 Nghị định 22/2018 NĐ-CP, việc Phan Thị làm tác phẩm phái sinh khi chưa có sự đồng ý của tác giả Lê Linh là hành vi trái pháp luật Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 lại quy định quyền làm tác phẩm phái sinh là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chỉ khi việc làm tác phẩm phái sinh gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của tác giả thì hành vi đó mới là trái pháp luật Có thể thấy, hai quy định này là hoàn toàn khác nhau và có thể dẫn đến những hệ quả khác biệt Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã tuyên bố Phan Thị vượt quá thẩm quyền và xâm phạm đến quyền tác giả Sau đó, bên Phan Thị kháng cáo , HĐXX tiếp tục chứng minh nếu áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Phan Thị vẫn có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, tức là một tác phẩm sáng tạo dựa trên một nguyên bản của tác phẩm gốc Nó chỉ được công nhận khi không ảnh hưởng đến quyền nhân thân của tác giả Tuy nhiên, theo bằng chứng, Phan Thị đã có các hành vi sửa chữa và cắt xén các hình tượng nhân vật này, tạo nên những đặc điểm khác với hình thức thể hiện gốc mà Lê Linh đã đăng ký Các nét vẽ của Phan Thị lại được thể hiện khác với hình tượng gốc, làm linh hồn của từng nhân vật bị thay đổi Và chính cách thể hiện khác biệt này làm thay đổi ý tưởng tác giả truyền đạt vào hình tượng từ lúc đầu, làm giảm đi uy tín và danh dự của tác giả
Trang 10đồng thời có thể gây sự nhầm lẫn với độc giả, tức ảnh hưởng đến quyền nhân thân của tác giả
Như vậy, ranh giới của việc làm tác phẩm phái sinh và tác phẩm gây ảnh hưởng đến quyền nhân thân của tác giả vẫn còn khá nhập nhằng dựa trên các quy định của pháp luật Có lẽ căn cứ duy nhất chúng ta có thể phân biệt một tác phẩm phái sinh với một tác phẩm vi phạm quyền nhân thân của tác giả chính là tác phẩm ấy có ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của tác giả hay không Chính vụ việc “Thần đồng đất Việt” cũng mở ra nhiều vấn đề pháp lý cần phải được bổ sung và hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta
5.Một số biện pháp phòng chống, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của minh Các biện pháp có thể áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Chủ thể bị xâm phạm có thể sử dụng các biện pháp bằng cách trực tiếp gặp chủ thể
vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình
Trong thực tế, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong mức nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm
Hạn chế: hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào khả năng và tài chính của chủ thể Trong một số trường hợp, nó có thể không đủ mạnh để ngăn chặn xâm phạm lớn hoặc tổ chức mạnh
Biện pháp hành chính
Cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các
hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả Cảnh cáo và phạt
tiền là hai hình thức xử phạt chính.
8