Tiểu luận Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về cặp phạm trù nội dung hình thức, liên hệ với hoạt động nghệ thuật (bài 08 điểm). Tham khảo, tổng hợp cơ sở lý thuyết những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin về cặp phạm trù nội dung hình thức xét thông qua hoạt động sáng tạo của nghệ thuật.
Trang 1TÊN ĐỀ TÀI
Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về cặp phạm trù nội dung - hình thức,
liên hệ với hoạt động nghệ thuật
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 4
Chương 1 Cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nội dung - hình
thức 4
1.1 Khái niệm Nội dung và hình thức 4 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 4 Chương 2 Cặp phạm trù Nội dung - hình thức trong nghệ thuật và liên hệ với hoạt
động sáng tạo nghệ thuật 6
2.1 Nghệ thuật là gì? 6 2.2 Thực trạng và phương hướng phát triển hoạt động sáng tạo nghệ thuật tại Việt
Nam 13
C KẾT LUẬN 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo đặc thù, riêng có của con người C Mác
đã viết trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844: “Con vật chỉ xây dựng theo
kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp” Bên cạnh đó nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù, có những mối quan hệ tự thân mang tính quy luật C Mác khẳng định: “Đối với các ngành nghệ thuật, một điều hiển nhiên rằng có những giai đoạn nhất định, sự nở rộ những tác phẩm nghệ thuật không hoàn toàn tương ứng với nền tảng vật chất, cấu trúc khung, có thể nói như vậy, của tổ chức xã hội”
Nghệ thuật hình thành và phát triển như một cách thức để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống Từ những ký hiệu khắc, hình vẽ trên đá, vỏ ốc được đục lỗ dường như mang tính tự phát, cho đến những bộ phim điện ảnh kỹ xảo hiện đại được chiếu tại rạp ngày nay Con người không giới hạn mình trong những hoạt động thuần túy mang tính bản năng, mà thông qua quá trình lao động sáng tạo nên văn hóa, nghệ thuật Đó như một cách thức để tìm kiếm, lưu giữ cái đẹp trong quá trình cải tạo, chinh phục thiên nhiên, tìm kiếm ý nghĩa của sự sống Nghệ thuật ra đời là một quá trình tất yếu và vai trò của nó không chỉ dừng lại ở mức độ thoả mãn nhu cầu tự thân của các cá nhân mà còn hướng tới phục vụ xã hội
Cùng với chiều dài lịch sử phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại, hình thức của nghệ thuật ngày một trở nên đa dạng Từ những loại hình cổ điển như hội họa, điêu khắc, văn chương, kiến trúc, âm nhạc, sân khấu cho đến loại hình xuất hiện sau như điện ảnh Trong đó, mỗi một loại lại bao gồm rất nhiều những hình thức khác nhau Nhằm tìm hiểu, nắm bắt những quy luật khách quan trong quá trình sáng tác nghệ thuật, em quyết định chọn đề tài “Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về cặp
phạm trù nội dung - hình thức, liên hệ với hoạt động nghệ thuật”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nắm bắt được tư tưởng của cặp phạm trù nội dung - hình thức, từ đó liên
hệ, hiểu được sự vận hành, phát triển của nghệ thuật, rút ra ý nghĩa đối với việc nghiên cứu các vấn đề về nghệ thuật ngày nay
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tham khảo, tổng hợp cơ sở lý thuyết những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về cặp phạm trù nội dung - hình thức xét thông qua hoạt động sáng tạo của nghệ thuật
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận Tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, khảo sát, phân tích mặt chính trị - xã hội trên điều kiện
Trang 4NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nội
dung - hình thức
1.1 Khái niệm Nội dung và hình thức
Cặp phạm trù nội dung - hình thức là một trong sáu cặp phạm trù trong triết
học Nó phản ánh mối quan hệ giữa hai khái niệm: nội dung và hình thức Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa
các yếu tố của nó Hay nói ngắn gọn, nội dung là những gì được diễn tả, còn hình thức là cách diễn đạt nội dung đó Cặp phạm trù này được áp dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực, từ văn học đến nghệ thuật, khoa học đến kinh tế
Ví dụ trong văn học, một tác phẩm văn học có nội dung là toàn bộ các sự kiện, các nhân vật của đời sống hiện thực mà tác phẩm đó phản ánh Hình thức của tác phẩm đó là thể loại, bố cục tác phẩm, cách lựa chọn từ ngữ, phong cách sắp xếp câu từ Ví dụ tiếp theo về cặp phạm trù này là trong kinh tế Trong kinh
tế, nội dung là sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp, còn hình thức là cách thức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó Một công ty thời trang có thể cung cấp sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng bán lẻ hoặc trực tuyến Các hình thức cung cấp sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng Do đó, việc lựa chọn hình thức cung cấp sản phẩm phù hợp với nội dung sản phẩm là rất quan trọng
Bất kỳ sự vật nào cũng đều phải có đòng thời nội dung và hình thức Không
có sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức mà không có nội dung Và hình thức mà chủ nghĩa duy vật biện chứng muốn nói đến ở đây không phải là hình thức bên ngoài của sự vật, mà là hình thức bên trong của sự vật, tức là kết cấu của nội dung Với ví dụ một tác phẩm văn học được thể hiện thông qua một cuốn sách thì kích thước, bố cục trang trí bìa sách, chất liệu giấy in
là hình thức bề ngoài Còn hình thức bên trong sẽ là thể loại, nghệ thuật xây dựng hình tượng, ngôn ngữ, bút pháp, phong cách,… để diễn đạt nội dung, truyền đạt những tư tưởng, cảm xúc của tác giả Đó là hình thức mà chủ nghĩa duy vật biện chứng muốn đề cập đến trong cặp phạm trù nội dung - hình thức
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
1.2.1 Sự thống nhất của nội dung và hình thức
Trang 5Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau Nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung Nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong một thể thống nhất Vì vậy, không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không
có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức, và cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
Ví dụ, quá trình truyền đạt một câu chuyện cổ tích, truyền thuyết có thể bao gồm những nội dung giống nhau như nhân vật, tình tiết,… nhưng có cách thể hiện khác nhau như truyện, thơ, hát, phim Như vậy, nội dung câu chuyện được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau Hoặc cùng một hình thức diễn đạt nhưng được áp dụng để truyền đạt những câu chuyện có tình tiết, diễn biến, sự việc khác nhau Vậy, hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung
1.2.2 Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật
Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng Dưới sự tác động lẫn nhau trong các mặt của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước, còn những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức là hình thức thì chưa biến đổi ngay Vì vậy, hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật, hiện tượng, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung mà phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới
Ví dụ, từ thuở sơ khai, lời nói sẽ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin chủ yếu của con người Qua quá trình sản xuất và phát triển của các nền văn minh, một số nhu cầu như lưu trữ tri thức, trao đổi thông tin từ khoảng cách địa
lý cách xa nhau đã phát sinh Để mở đường cho những nhu cầu trên thì con người phải phát minh ra chữ viết Điều này cho thấy sự biến đổi của nội dung đã quy định sự biến đổi của hình thức
1.2.3 Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
Không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung
và hình thức Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển, nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung
Trang 6Như đã nói trong việc truyền đạt, lưu trữ thông tin nếu chỉ thông qua hình thức giao tiếp bằng lời nói thì khó có thể truyền đạt lượng thông tin lớn do khả năng của con người trong điều kiện bình thường là có hạn Điều này cho thấy hình thức này đã kìm hãm việc trao đổi thông tin Tuy nhiên với hình thức sử dụng chữ viết
để tổ chức, sắp xếp từ ngữ, ngoài mục đích để trao đổi thông tin, những chữ viết này còn được sử dụng để lưu trữ thông tin Chính chức năng này đã tạo điều kiện thuận lợi để thông tin do con người sáng tạo ra ngày càng phong phú Cụ thể là các tác phẩm văn học, các công trình nghiên cứu khoa học đã ra đời, ngày một phát triển và được truyền qua hàng ngàn năm, nhiều khu vực địa lý khác nhau
Chương 2 Cặp phạm trù Nội dung - hình thức trong nghệ thuật và liên
hệ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật
2.1 Nghệ thuật là gì?
2.1.1 Bản chất của nghệ thuật
Chúng ta thường hay đề cập đến từ nghệ thuật khi nói về sự khéo léo Đối
xử khéo léo với mọi người xung quanh thì có nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật sống; lao động khéo léo đến mức thành thạo như nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật
làm vườn Bên cạnh đó từ nghệ thuật còn được sử dụng để chỉ những cách thức
nhất định để biểu đạt và lưu giữ tình cảm, suy nghĩ của con người Nghệ thuật hội họa, nghệ thuật múa, nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật viết văn… là các hình thức, các phương tiện con người sáng tạo để lưu giữ sự phong phú về các mặt tư tưởng và tình cảm của mình Người ta thường gọi là các loại hình, loại thể nghệ thuật
Ý nghĩa bao trùm nhất của nghệ thuật và thường dùng nhất hiện nay là ý nghĩa nhận thức Nghệ thuật là một trong ba hình thức nhận thức cơ bản của con
người: hình thức nhận thức khoa học, hình thức nhận thức tôn giáo; và hình thức nhận thức nghệ thuật
Khác với hai hình thức nhận thức trên, nghệ thuật nhận thức bằng hình tượng Khoa học thì nhận thức thể giới bằng khái niệm; tôn giáo nhận thức thế giới bằng biểu tượng, còn nghệ thuật nhận thức thế giới như cái nó đang tồn tại với những màu sắc, đường nét và âm thanh của cuộc sống
Nghệ thuật là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người, cộng hưởng cảm hứng sáng tạo, sự tự do của con người trong hành trình phát hiện, tìm kiếm
và lưu giữ cái đẹp Trong suốt lịch sử phát triển, con người đã sáng tạo ra những điều kỳ diệu, không chỉ là cải tạo, chinh phục thiên nhiên, mà quan trọng hơn cả
là tìm thấy ý nghĩa của sự sống Con người đã tìm hình thức biểu hiện mình qua các âm thanh, đường nét, màu sắc, hình khối, động tác Qua sự biểu hiện mình, con người đã tìm cách phát hiện thế giới quanh con người Con người không tự giới hạn mình trong những hoạt động ăn, ở, mặc, một cách thuần túy bản năng và vật chất mà tạo dựng nên thế giới văn hóa nghệ thuật, từ đó tìm ra quy luật vận động của cái đẹp trong đời sống xã hội
Trang 7Ý nghĩa của sự sống khởi nguyên là những hoạt động tự phát như biết chôn cất người chết, vẽ lên các hang động những hình ảnh trực quan, sinh động, cũng như hát lên những câu hát trữ tình Nghệ thuật ra đời như một cách thức để
đi tìm ý nghĩa của sự sống Tuy nhiên, khác với tôn giáo, con người nương tựa,
lệ thuộc nhiều vào thần thánh, thì trong nghệ thuật, con người đã biết tạo nên một thế giới cho riêng mình, phát hiện ra cái mình yêu quý, cái đẹp, cái cao cả; phát hiện ra những xúc động lo toan, cái bi, cái hài; phát hiện ra cải vui vẻ, trào lộng, sảng khoái,
Mác và Ăngghen coi nghệ thuật là một hình thái của ý thức xã hội Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, nghệ thuật là hoạt động có tính thẩm mỹ sâu rộng Nó mang trong bản thân mình hoạt động có tính ý thức xã hội Và ý thức ở bất kỳ hình thức nào thì đều là tồn tại được ý thức Nghệ thuật dù ở đâu và ở thời nào cũng chịu sự quy định của thực tại Vì thế, nghệ thuật cũng giống như các hoạt động tinh thần khác là phải dựa trên một tiền để là hoạt động sản xuất vật chất nhất định Nghệ thuật vừa phản ánh, vừa phục vụ sản xuất Phương thức sản xuất xã hội như thế nào sẽ có một nền nghệ thuật tương ứng Do đó, theo Mác và Ăngghen, sự vận động của nghệ thuật được quy định bởi sự vận động của phương thức sản xuất Cùng với biến đổi của tổn tại xã hội, sớm muộn nghệ thuật cũng phải biến đổi Hơn bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, nghệ thuật mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Nó không chỉ phản ánh các điều kiện sinh hoạt thông thường của xã hội, mà còn phản ánh chiều sâu của tâm lý xã hội
Nghệ thuật ra đời là sản phẩm trực tiếp của các hoạt động thẩm mỹ, của chủ thể thẩm mỹ, trước các đối tượng thẩm mỹ Nghệ thuật là biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ Đó là một quá trình chủ thể hóa có tính chất thẩm
mỹ và khách thể hóa chủ thể một cách thẩm mỹ Từ thời cổ đại, khi săn bắn, lúc lao động, nhu cầu đối tượng hóa tình cảm của con người và chủ thể hóa những
sự biến động của hoàn cảnh đã giúp con người tìm ra các hình thức miêu tả Hình thức miêu tả bằng đường nét, bằng âm thanh, bằng màu sắc, bằng động tác
để thể hiện tư tưởng tình cảm của con người được nảy sinh từ lao động Người
ta đã tìm thấy các hình thức này rất sớm trên các hang động, trên các vật dụng của người nguyên thủy
Đối với Mác, Ăngghen, Lênin thì nghệ thuật không thể tách rời được quá trình nhận thức của con người Nghệ thuật là sản phẩm hoạt động thực tiễn nhận thức của con người Nó là phương thức nhận thức và phương tiện phản ảnh thế giới, đồng thời tác động trở lại nâng cao cuộc sống của con người
Trang 8Nghệ thuật ra đời từ nhu cầu tổ chức xã hội của con người Các nhà dân tộc học, các nhà khảo cổ học đã chứng mình sự ra đời của quan hệ thẩm mỹ gắn
bó chặt chẽ với cách thức tổ chức xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo của nhiều dân tộc Người ta dùng nghệ thuật làm phương tiện tác động vào thế giới nội tâm của con người, làm cho con người gắn bó với cộng đồng Những tiếng hát, lời ru, lời thần chú, thần thoại được ra đời từ trong nhu cầu tổ chức xã hội của cộng đồng Nghệ thuật có thể ra đời từ lòng yêu nước, lòng tự hào của mỗi dân tộc Do nhu cầu ghi lại các hình tượng tổ chức cộng đồng mà nghệ thuật xuất hiện ngày càng nhiều và do đó sau này nghệ thuật có một chức năng quan trọng gắn liền với sự
ra đời của nó là chức năng tổ chức
Nghệ thuật ra đời từ nhu cầu khẳng định sự đánh giá của con người với cái thiện, cái ác, cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu Những tác phẩm thần thoại
cổ của nhân loại ra đời từ các khát vọng đánh giá thế giới quan gắn con người với tự nhiên Con người là một bộ phận hợp thành của tự nhiên Tự nhiên là sự khuếch tán của con người Con người là sự thu nhỏ của tự nhiên Tự nhiên được nhân hóa bởi con người thông qua các hình tượng nghệ thuật được nhân hóa, tự nhiên như thân thể con người Quả đổi như ngực người phụ nữ Dòng sông, dòng suối như tóc người con gái mượt mà chảy Mặt trăng, mặt trời, trăng sao đều là hình tượng của con người
Có thể nói, nghệ thuật là một hình thái ý thức ra đời từ lao động và chiến đấu,
từ các nhu cầu miêu tả, tín ngưỡng, đánh giá và rút ra những bài học về cuộc sống Vì thế, nghệ thuật có một vai trò và ý nghĩa xã hội sâu sắc và rộng lớn
Hình tượng nghệ thuật không tồn tại đơn lẻ mà nó thường là một hệ thống được kết cấu chặt chẽ làm thành nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật Vì thế, nghiên cứu đặc trưng của nghệ thuật, nghiên cứu hình tượng nghệ thuật không
thể bỏ qua hệ thống của hình tượng là nội dung và hình thức nghệ thuật Nói tới đặc
trưng của nghệ thuật là nói tới nội dung và hình thức nghệ thuật Nội dung và hình thức nghệ thuật là biểu hiện khả năng sáng tạo và phản ánh đời sống của nghệ sĩ Nội dung và hình thức nghệ thuật tạo thành giá trị của tác phẩm mà nhờ đó công chúng nghệ thuật có thể thưởng thức được nghệ thuật Không có nghệ thuật nào không có nội dung và hình thức Nội dung và hình thức cũng như mối quan hệ giữa chúng là đặc trưng rất quan trọng của nghệ thuật Nói đến nghệ thuật tức là nói tới nội dung được phản ánh và hình thức được biểu hiện
2.1.2 Nội dung của nghệ thuật
Nội dung của tác phẩm nghệ thuật do đối tượng thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật quy định Đó chính là quan hệ thẩm mỹ của con người với thế giới hiện thực thông qua tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật đã được người nghệ sĩ phản ánh thông qua thế giới quan, tình cảm, tư tưởng của mình trong quá trình sáng tạo
Trang 9Có ý kiến cho rằng, nội dung nghệ thuật là các tư tưởng mà biểu hiện tập trung của nó là tư tưởng chính trị được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật Đây
là một quan niệm đúng, cần phân tích đầy đủ để làm sáng tỏ hơn vấn đề này Mỹ học tư sản thường nói đến “nghệ thuật vì nghệ thuật”, “nghệ thuật không làm chính trị”, “nghệ thuật không giai cấp” Thực chất, đó là những thứ lý luận xuất phát từ một mỹ học duy lý
Theo quan điểm mỹ học Mác - Lênin, nghệ thuật phải phục vụ chính trị Tuy nghệ thuật không phải là chính trị nhưng nghệ thuật ở trong kinh tế và chính trị Nội dung của nghệ thuật được đo bằng tác dụng chính trị cải tạo xã hội
to lớn của nó Vì là biểu hiện của một hình thái ý thức xã hội, nội dung nghệ thuật không tách rời cơ sở giai cấp đã sản sinh ra nó Về điểm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông binh Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng”
Nội dung của tác phẩm nghệ thuật bao gồm hai yếu tố khách quan và
chủ quan Yếu tố chủ quan là ý tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ nói lên các
xem xét; đánh giá và giải quyết chủ đề theo ý đồ chủ quan của mình
Mỹ học Mác - Lênin, khi nêu lên đặc trưng về nội dung của nghệ thuật đã từng khẳng định những đóng góp lớn lao về mặt tư tưởng và tình cảm của nghệ sĩ Lao động nghệ thuật kỳ diệu, năng lực xúc cảm lớn, trí tưởng tượng táo bạo, rung cảm mãnh liệt của nghệ sĩ đã từng góp phần làm sáng tỏ đặc trưng sáng tạo của nghệ thuật Khi bàn đến các quy luật của sáng tạo, mỹ học Mác - Lênin đã đánh giá rất cao chủ thể thẩm mỹ Đó là các chủ thể năng động luôn luôn có khát vọng biến cái đối tượng thẩm mỹ phong phú thành một thế giới “cho ta”, “vì ta” và nhiều khi còn “bởi ta” nữa Vì thế, nói đến nội dung nghệ thuật cũng là nói đến chính các tư tưởng mà nghệ sĩ muốn truyền đạt tới công chúng trong tác phẩm của mình bằng hình thức hình tượng
Chẳng hạn, thông qua tác phẩm Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã cho thấy quan điểm rất tiến bộ về tình yêu, khuyến khích người phụ nữ hãy làm chủ cuộc đời mình và tự tin theo đuổi hạnh phúc Đồng thời luôn trân trọng, giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp truyền thống, đó là lòng thủy chung, son sắt, dịu dàng, thấu hiểu Đây là một trong số rất nhiều những tư tưởng về một đề tài mà nhiều nghệ sĩ đã khai thác
Yếu tố khách quan là các thuộc tính thẩm mỹ của cái đẹp; cái bi; cái hài;
cao cả trong cuộc sống được nghệ sĩ phản ánh vào tác phẩm theo chủ đề nhất định Nói một cách khác; đây chính là đối tượng của nghệ thuật
Trang 10Các tư tưởng, tình cảm của con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nói rằng tư tưởng của nghệ sĩ là một bộ phận của nội dung nghệ thuật không có nghĩa tư tưởng ấy là tư tưởng tự biểu hiện của tác giả Tư tưởng của tác giả, lý tưởng thẩm mỹ của người sáng tác bao giờ cũng phản ánh những khía cạnh quan trọng của cuộc sống, phát hiện, khám phá tính quy luật của hiện thực Vì thế các tư tưởng của nghệ sĩ đã được khách quan hóa khi trở thành nội dung của tác phẩm nghệ thuật Các tư tưởng này đều nằm trong quan
hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực
Ví dụ, tư tưởng trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố mang tính khái quát số phận của người dân, cụ thể là những người nông dân nghèo trong xã hội thực dân phong kiến, tố cáo quyết liệt chế độ thống trị đen tối, thối nát, phi nhân tính đã chà đạp tàn bạo cuộc sống của con người, cụ thể qua nhân vật chị Dậu, mang lại cho người đọc những suy nghĩ, thương cảm về số phận người dân và lòng căm thù chế độ thực dân phong kiến đương thời
Như vậy, nội dung của nghệ thuật là những hiện tượng thẩm mỹ độc đáo được phản ánh bằng hình tượng thông qua thế giới quan và tâm hồn sáng tạo của nghệ sĩ Chiều sâu của những vấn đề xã hội trong quan hệ thẩm mỹ bắt gặp tầm rộng lớn của lý tưởng sống và lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ sẽ mang lại cho nghệ thuật những giá trị nội dung độc đáo Có thể nói ngắn gọn rằng khi đề cập tới nội dung của nghệ thuật là nói tới đối tượng thẩm mỹ được phản ánh, nói tới thế giới quan, tư tưởng, tình cảm của người sáng tạo
2.1.3 Hình thức của nghệ thuật
Theo quan điểm của mỹ học Mác - Lênin, hình thức là hình thức của nội dung, vì thế nó là kết cấu bên trong, sự tổ chức hợp lý của nội dung Nhiều người
đã hiểu hình thức của tác phẩm nghệ thuật là ngôn ngữ, là phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Có người đã cho rằng bản thân màu sắc, đường nét trong hội họa,
từ ngữ trong thơ ca, tiểu thuyết, nốt nhạc, dụng cụ trong âm nhạc là hình thức của nghệ thuật Cách hiểu này chưa đúng Thật ra ngôn ngữ của nghệ thuật, các phương tiện thể hiện của nghệ thuật không phải là bản thân các hình thức nghệ thuật Chúng chỉ là những nhân tố, các phương tiện vật chất để cấu thành hình thức Hình thức của nghệ thuật không thể và không phải là những cái từ bên ngoài, phi bản chất, riêng lẻ đưa vào nghệ thuật
Hình thức của mỗi tác phẩm nghệ thuật là sự tổng hợp rất nhiều mặt phức tạp Hình thức nghệ thuật tổ chức các giá trị của đời sống được phản ánh thông qua thế giới tâm hồn của nghệ sĩ Hình thức nghệ thuật tổ chức cơ chế tình cảm,
lý trí của các nhân vật nghệ thuật Sự kết cấu bên trong hợp lý của hình thức tạo cho tác phẩm nghệ thuật phản ánh đúng hiện thực khách quan và có giá trị cải tạo thế giới một cách mạnh mẽ, lâu bền