1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán nguyên liệu vật liệu tại công ty tnhh yamato dana

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Liệu Vật Liệu Tại Công Ty TNHH Yamato Dana
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn ThS. Ngô Thị Kiều Trang
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 11,6 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn. Cơ chế thị trường đầy năng động với quy luật cạnh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp những khó nhăn và thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn. Cơ chế thị trường đầy năng động với quy luật cạnh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp những khó nhăn và là sản phẩm. Sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ và phải phù hợp với người tiêu dùng. Để đáp ứng được yêu cầu đó doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp đồng bộ quản lý tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm đặc biệt là việc tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực, trong đó nguyên liệu vật liệu là đối tượng lao động là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên liệu vật liệu là một khâu quan trọng vì chi phí nguyên liệu vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự thay đổi nguyên liệu vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy vấn đề đặt ra rất cần thiết và thiết thực là phải quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu một cách chặt chẽ đảm bảo chi phí nguyên liệu vật liệu thấp nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu về mặt hiện vật và giá trị đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán nguyên vật liệu, quá thời gian thực tập ở Công ty TNHH YAMATO DANA , được tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty và nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán nguyên vật liệu nên em chọn đề tài “ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YAMATO DANA” Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương chính: Chương I: Cơ Sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH YAMATO DANA Chương III : Hoàn Thiện Công Tác kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty TNHH YAMATO DANA Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty , từ đó hiểu sâu về công tác kế toán nguyên vật liệu, phân tích những tồn động từ đó đưa ra ý kiến để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Trang 2

MỤC LỤC

Doanh mục sơ đồ

Lời Mở Đầu:………

Chương 1.  CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU………

1.1 Khái niệm, đặc điêm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ về kế toánNguyênvật liệu………

1.1.1.  Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu………

1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu………

1.1.3       Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu………

1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu………

1.2.1.  Phân loại nguyên vật liệu………

1.2.2.  Tính giá nguyên vật liệu………

1.3.   kế toán chi tiết nguyên vật liệu………

1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng………

1.3.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu… 1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu………

1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên………

1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai định kỳ………

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁNNGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YAMATODANA

2.1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty TNHH YAMATODANA…

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty………… 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty……….2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty………2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty……… 2.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

DANA………

2.2.1 Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu ở công ty…………2.2.2 Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH YAMATODANA……… 2.2.3 Đánh giá Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH YAMATODANA……… Chương 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊNVẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YAMATO DANA

3.1 Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vậtliệu

Trang 5

Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư

Sơ Đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty

Sơ Đồ 2.2 : Sơ đồ phòng kế toán

Sơ đồ 2.3 : Trình tự ghi số kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung

Trang 6

là sản phẩm Sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành

Trang 7

nghiệp phải tiến hành các biện pháp đồng bộ quản lý tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm đặc biệt là việc tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực, trong đó nguyên liệu vật liệu là đối tượng lao động là cơ

sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm

Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên liệu vật liệu là một

khâu quan trọng vì chi phí nguyên liệu vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớntrong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Sự thay đổi nguyên liệu vật liệu

sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sảnphẩm sản xuất ra Vì vậy vấn đề đặt ra rất cần thiết và thiết thực là phải quản

lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu một cách chặt chẽ đảm bảo chi phí nguyên liệu vật liệu thấp nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất Thực hiện tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu về mặt hiện vật và giá trị đạt hiệu quả cao

Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác kế toán nguyênvật liệu, quá thời gian thực tập ở Công ty TNHH YAMATO DANA , đượctìm hiểu thực tế công tác kế toán ở công ty và nhận thức được tầm quan trọngcủa hạch toán nguyên vật liệu nên em chọn đề tài “ KẾ TOÁN NGUYÊNVẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YAMATO DANA”

Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương chính:

Chương I: Cơ Sở lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.

Chương II: Thực trạng về công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty TNHH YAMATO DANA

Chương III : Hoàn Thiện Công Tác kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty TNHH YAMATO DANA

Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty , từ đó hiểu sâu về công tác kế toán nguyên vật liệu, phân tích

Trang 8

những tồn động từ đó đưa ra ý kiến để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.

Trang 9

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, đặc điêm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ về kế toán

Nguyên vật liệu

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu

Khái niệm nguyên vật liệu : nguyên vật liệu của doanh nghiệp lànhững đói tượng lao dộng mua ngoài hoạc do doanh nghiệp chế biến cần thiếtcho quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp nguyên vật liệu là nhứngyếu tố cơ bản cấu tạo nên sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra và chiếmtrọng lớn trong giá thành sản phẩm

Đặc điểm nguyên vật liệu : Vật liệu được chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ và và nguyên liệu – gọi tắt là nguyên vật liệu

Sau mỗi chu kì sản xuất , nguyên vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị biến dạng đi trong quá trình sản xuất và cấu thành thực thể sản xuất

Về mặt giá trị , vật liệu chủ thảm gia vapf một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định nên khi tham gia vào sản xuất , giá trị của vật liệu sẽ được tính hết vào một lần vào chi phí SXKD trong kỳ Do đặc điểm này mà vật liệu được xếp vào loại tài sản lưu động của doanh nghiệp

Nguyên vật liệu thuộ TSLĐ, giá trị NVL thuộc vốn lưu động dự trữ và thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sảnphẩm

1.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

- Tập trung ghi chép chính xác, chặt chẽ kịp thời số lượng, phẩm chất, quy cách và giá trị thực tế của từng NVL nhập xuất tồn

- Mở các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết từng loại NVL theo đúng chế

độ, phương pháp quy định

Trang 10

- Cung cấp thông tin về tình hình nhập xuất tồn kho NVL phục vụ công tác quản lý Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực Kiểm tra việc thực hiện mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng NVL theo dự đoán, tiêu chuẩn, định mức tiêu hao

1.1.3 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu

Khi tiến hành công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất và xây dựng cơ bản, xuất phát từ đặc điểm, từ yêu cầu quản lý của nguyên vật liệu kếtoán cần thiết phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho

- Phân loại NVL phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp

- Tham gia vào việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thumua vật tư về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ đúng chủng loại cho quá trình thi công xây lắp; tình hình thanh toán với nhà cung cấp và tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình SXKD

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư Thực hiện tốt việc đánh giá, ghi nhận về số lượng, giá trị NVL tồn kho, phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời NVL thừa thiếu, ứ

Trang 11

đọng kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra

1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có rất nhiều loại khác nhau, để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại vật liệu Căn

cứ vào nội dung kinh tế, vai trò trong quá trình thi công xây lắp, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì NVL được chia thành các loại sau:

- Vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm Nguyên vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài vớimục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm

-Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài, phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động

- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn

ra bình thường, Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí

- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản

1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu

1.2.2.1: Tỉnh giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

Trang 12

* Với vật tư mua ngoài

Giá thành sản xuất

thực tế =

Giá mua ghi trên

HĐ +(cả thuế NK nếu có)

Các chi phí thu muathực tế -

Các khoản giảm trừphát sinh

- Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển , bốc dở ,chi phí thuê kho bãi ,

bảo hiểm , hao hụt hợp lý trên đường đi Các khoảng chi này cùng với chi

tiêu giá chưa của NVL có thể tính theo giá chưa thuế GTGT hoặc tính theo

giá thanh toán giá

- Các khoản giảm trừ gồm chiết khấu thương mại, giảm giả hàng mua và hàng

Chi phí chuyên chở, bốc dỡ + vật tư

Tiền thuê ngoài gia công chế

* Với vật tư nhận góp vốn liên doanh

Giá thực tế

liên doanh =

Giá thực tế vật tư

do hội đồng thỏa + thuận tế

Các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận

Trang 13

* Với vật tư được cấp

CPPS khi liên quan đếnquá trình tiếp nhận đầu

* Đối với phế liệu, phế phẩm thu hồi được đánh giá theo giá ước tính

1.2.2.2: Tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

Nguyên vật liệu được thu mua và nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy giá thực tế của từng đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau Khi xuất kho NVL sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế NVL xuất dùng Việc tính giả của NVL xuất kho có thể được thực hiện trong các

phương pháp sau:

- Phương pháp tính giá đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)

* Phương pháp giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này NVL nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, theo từng hóa đơn và số NVL thực tế của số hóa đơn đỏ

Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu có giá trị lớn, ít chủng loại, có điều kiện quản lý bảo quản riêng

Trang 14

theo từng lỗ trong kho, mặt hàng ổn định và nhận diện được Để áp dụng được phương pháp này trước hết phải theo dõi, quản lý được số lượng và đơn giá nhập kho của từng lô hàng.

Ưu điểm: Phương pháp này đặt nguyên tắc phù hợp của kế toán lên hàng đầuchi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Cả giá trị của hàng xuất kho đem bán và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó

Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ phức tạp

* Phương pháp giá bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hóa được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế

NVL xuất trong kỳ =

Số lượng NVL trong kỳ X

Giá đơn vị bình quân

Cách 1: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng

số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hóa

Đơn giá bình quân Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Trang 15

Số lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong

Kỳ

Ưu điểm: Cách tính dơn giản thích hợp với các doanh nghiệp hạch toán

hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Nhược điểm: Công việc tính toán chỉ thực hiện vào cuối tháng nên ảnh

hưởng đến độ chính xác và tính kịp thời của thông tin kế toán, không thích hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Cách 2: Phương phá bình sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập vật liệu, kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và số lượng vật liệu xuất để tính giá thành vật liệu xuất

Đơn giá bình quân Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhậpsau mỗi lần nhập =

Lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập

Ưu điểm: Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán

Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian Công việc tính toán nhiều và phức tạp Chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy

Trang 16

* Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)

Phương pháp này phải xác định được đơn giá nhập kho thực tế của tầng lần nhập Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc và tính giá theo thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước Số còn lại (tổng số xuất kho – số xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau Như vậy giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các lần mua vào sau cùng

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có hướng giảm

Ưu điểm: Cho phép kế toán tính toán giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời Phương pháp này cho ước tính hợp lý về giá trị nguyên vật liệu cuối kỳ

Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do chi phí nguyên vật liệu nói riêng và hàng tồn kho nói chung từ kho trước Như vậy, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ánh kịp thời với giá cả nguyên vật liệu

1.3: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

1.3.1: Chứng từ và sổ kế toán sử dụng

1.3.1.1: Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ như phiếu nhập kho, phiếu xuất khẩu

Trang 17

Việc nhập, xuất này phải lập chứng từ kế toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ quy định ghi chép ban đầu về vật tư Hệ thống chứng từ kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình biến động NVL là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho và sổ sách kế toán.

Theo quy định chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014 quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhấtđối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực Các chứng từ kế toán về nguyênvật liệu phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán theo thông tư bao gồm:

+Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa

+ Phiếu bảo vật tư còn lại cuối kỳ

+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa + Bảng kê mua hàng

+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu + Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Hóa đơn bán hàng thông thường

Bên cạnh đó tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau mà kế toán sử dụng các chứng từ khác nhau

1.3.1.2: Sổ kế toán sử dụng

Để hạch toán chi tiết vật liệu, tùy thuộc vào hình thức kế toán và phương pháphạch toán chi tiết kế toán áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ thẻ chi tiết sau:

Trang 18

+ Thẻ kho

+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu

+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

+ Sổ cái tài khoản 152

1.3.2: Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Sự liên hệ và phối hợp với nhau trong việc ghi chép và thẻ kho, cũng như việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán đã hình thành nên phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho và phòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau:

- Phương pháp ghi thẻ song song

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Trang 19

Ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật tư để ghi chép tình hình nhập xuất kho theo chỉ tiêu số lượng và giá trị Về cơ bản sổ kế toán chi tiết vật tư có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm cột giá trị

* Trình tự ghi chép:

- Ở kho: khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật liệuu thủ kho phải kiểm tra tình hợp ký hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép sổ thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho Cuối ngày thủ kho tính ra số tồn kho ghi luôn vào thẻ kho Định kỳ thủ kho gửi về phòng kế toán hoặc kế toán

- Ở phòng kế toán: phòng kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết vật liệu có kế cấu giống như thẻ kho nhưng thêm các cột để theo dõi cả chỉ tiêu giá trị Khi nhận được chứng từ nhập xuất do thủ kho gửi lên, kế toán vật liệu phải kiểm tra chứng

từ, ghi đơn giá và tính thành tiền trên các chứng từ nhập xuất kho vật liệu sau

đó ghi vào sổ (thẻ) hoặc sổ chi tiết vật liệu liên quan

Có thể khái quát nội dung trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song bằng sơ đồ sau:

Trang 20

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

1.3.2.2: Phương pháp số đối chiếu luận chuyển

Nguyên tắc hạch toán:

- Ở kho: việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho và chỉ ghi chép về tình hình biên động của vật liệu về mặt số lượng

- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luận chuyển để ghi tổng hợp

về số lượng và giá trị của từng loại vật liệu nhập xuất tồn kho trong tháng

Trang 21

* Trình tự ghi chép: - Ở kho: theo phương pháp đối chiếu luận chuyển thì việc ghi chép của thủ kho cũng được tiến hành trên thẻ kho như phương pháp thẻ song song

- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại vật tư ở từng kho

Nội dung và trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếuluân chuyển được khái quát theo sơ đồ như:

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp số đối chiếu luận

chuyển 1.3.2.3: Phương pháp số số dư

* Nguyên tắc hạch toán

Trang 22

- Ở kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép đồng thời cuối tháng thủ kho còn ghi vào sổ số dư số tồn kho cuối tháng của từng thứ vật tư cột số lượng

- Ở phòng kế toán: Kế toán theo dõi tình hình nhập xuất liệu theo từng nhóm,từng loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị

Nội dung được khái quát bằng sơ đồ:

Trang 23

Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư

1.4: kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

1.4.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX

Trang 24

Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường

Tài khoản này phản ánh trị giá vốn thực tế các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi đường đã về nhập kho.

Ngoài các tài khoản trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 141, TK 331, TK 411, TK621, TK 627 ….

1.4.2.2 Phương pháp kế toán tăng nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp được nhập kho từ rất nhiều nguồn khác nhau:

- Trường hợp hàng và hoá đơn cùng về:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK liên quan (111, 112, 141, 331…)

- Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn: Nếu vật tư đã về, hoá đơn chưa

về, doanh nghiệp đối chiếu với hợp đồng mua hàng tiến hành kiểm, lập phiếu nhập kho.

Trang 25

Nếu đến cuối tháng, hoá đơn vẫn chưa về thì kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi sổ theo giá tạm tính

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Có TK liên quan (331, ….) Sang tháng sau, khi hoá đơn về, tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế: + Nếu giá hoá đơn lớn hơn giá tạm tính

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK liên quan + Nếu giá hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính

Nợ TK 152 (ghi âm) – Nguyên vật liệu

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK liên quan (331…) (ghi âm)

- Trường hợp hàng đang đi đường: nếu trong tháng nhận được hoá đơn,

kế toán chưa ghi sổ ngay mà lưu vào tập hồ sơ “hàng đi đường”.

Trong tháng nếu hàng đã về nhập kho thì kế toán căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho ghi trên sổ bình thường như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về.

Nếu đến cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi tăng giá trị hàng đi đường:

Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 (Nếu thuế GTGT được khấu trừ)

Có TK liên quan (111, 112, 331,….) Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường

- Trường hợp nhập khẩu vật tư, hàng hoá: Doanh nghiệp phải tính thuế nhập khẩu theo giá tại cửa khẩu (giá CIF) và thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước

Trang 26

Căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách(3333) Căn cứ vào chứng từ phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu, kế toán ghi

Nợ TK 133 - Thuế VAT được khấu trừ (Nếu thuế VAT được khấu trừ)

Có TK 333(3) - Thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách

- Phản ánh các chi phí thu mua

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK liên quan (111, 112, 331….)

- Phản ánh các khoản chiết khấu, giảm giá vật tư do được hưởng các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…

Nợ TK 331 - Phải trả người bán (Nếu chưa thanh toán)

Nợ TK 111, 112 (Nếu đã thanh toán)

Có TK 152 (Chiết khấu thương mại, trị giá hàng mua bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chiết khấu thanh toán)

Có TK 133 (Giảm thuế GTGT được khấu trừ)

• Nhập vật tư do tự sản xuất, gia công, chế biến:

Căn cứ vào trị giá vốn thực tế nhập kho kế toán ghi

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

• Nhập nguyên vật liệu do nhận vốn góp liên doanh:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh

• Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Trang 27

• Nhập nguyên vật liệu đã xuất ra sử dụng không hết đem nhập lại kho:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

* Tăng do phát hiện thừa khi kiểm kê:

Khi kiểm kê phát hiện thừa tuỳ từng nguyên nhân đã xác định mà kế toán như sau:

- Căn cứ vào biên bản kiểm kê kế toán ghi

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338 (3381) - Trị giá vốn thực tế của vật tư thừa

- Khi có quyết định xử lý:

Nợ TK 338 (3381)

Có TK liên quan

1.4.2.3 Phương pháp kế toán giảm nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu do xuất dùng cho những mục đích khác nhau như: xuất dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, cho nhu cầu phục vụ quản lý doanh nghiệp, để góp vốn liên doanh, xuất bán và một số nhu cầu khác Vì vậy kế toán phải phản ánh kịp thời tình hình xuất dùng vật liệu,tính toán chính xác giá thực tế xuất dùng theo các phương pháp tíhn đã đăng ký và phân bổ vào đúng đối tượng sử dụng.

- Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm, cho nhu cầu quản lý…: Căn cứ vào giá thực tế kế toán ghi

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

Trang 28

- Xuất kho vật liệu tự chế hoặc thuê gia công chế biến:

Nợ TK 154 (Mở chi tiết liên quan)

Có TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

- Xuất nguyên vật liệu gửi đi bán hoặc giao bán trực tiếp: Căn cứ vào giá vốn thực tế kế toán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

- Xuất kho nguyên vật liệu góp vôn liên doanh với doanh nghiệp khác:

Kế toán phản ánh trị giá vốn góp theo giá hội đồng liên doanh đã đánh giá

+ Nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá thực tế, kế toán ghi:

Nợ TK 128, 222 (Trị giá vốn góp được đánh giá)

Có TK 412 – Chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản

Có TK 152–Nguyên vật liệu (Trị giá vốn thực tế xuất kho) + Nếu giá trị góp nhỏ hơn giá thực tế, kế toán ghi:

Nợ TK 128, 222 (Trị giá vốn được đánh giá)

Nợ TK 412 – Chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản

Có TK 152 – Nguyên vật liệu (Trị giá vốn thực tế xuất kho)

- Xuất kho nguyên vật liệu cho vay tạm thời: Căn cứ vào trị giá vốn thực

tế xuất kho, kế toán ghi:

Nợ TK 138 (1388)

Nợ TK 136 (1366) (Trường hợp cho vay nội bộ)

Có TK 152 – Nguyên liệu vật liệu

1.4.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK

1.4.3.1 Tài khoản sử dụng:

Khác với phương pháp KKTX, đối với các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK không dùng TK 152, 151 để theo dõi tình hình nhập – xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế

Trang 29

- TK 611 – Mua hàng: Dùng để phản ánh giá thực tế của số vật tư mua vào và xuất dùng trong kỳ.

Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các tài khoản liên quan khác như phương pháp KKTX

1.4.2.2 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Đầu kỳ kết chuyển trị giá vốn thực tế vật tư tồn đầu kỳ và đang đi đường vào TK 611:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 152 – Nguyên vật vật liệu

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường

- Trong kỳ, các trường hợp nhập nguyên vật liệu, kế toán ghi:

+ Khi mua ngoài, căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn kế toán ghi trị giá mua của hàng nhâp:

Có TK 333 (3333) – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước

- Phản ánh chiết khẩu thanh toán được hưởng

Nợ TK 111, 112 (Nếu đã trả tiền)

Nợ TK 331 (Nếu chưa trả tiền)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính + Phản ánh chiết khấu thương mại, giảm giá và hàng mua trả lại: Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 (Nếu đã trả tiền)

Trang 30

Nợ TK 331 (Nếu chưa trả tiền)

Có TK 611 (Ghi giảm giá trị hàng mua)

Có TK 133 (Ghi giảm thuế GTGT của hàng mua trả lại) + Trị giá nguyên vật liệu nhập kho do nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác do được cấp phát: Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Trị giá vật tư nhập kho do tự chế, thuế ngoài gia công chế biến: Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:

Trị giá thực tế NVL mua vào trong kỳ

-Trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ

Để xác định được giá trị thực tế của số nguyên vật liệu xuất dùng cho từng nhu cầu, từng đối tượng, cho sản xuất sản phẩm hay mất mát, hao hụt,

kế toán phải kết hợp với số liệu hạch toán chi tiết mới có thể xác định được

do kế toán tổng hợp không theo dõi ghi chép tình hình xuất dùng liên tục trên

cơ sở các chứng từ xuất.

Cuối kỳ, các nghiệp vụ được ghi sổ như sau:

+ Căn cứ vào kế quả kiểm kê, kết chuyển trị giá hàng đang đi đường và trị giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho, kế toán ghi:

Nợ TK 151 – Hàng mua đi đường

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 611 – Mua hàng + Căn cứ vào kế quả tính toán trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho và mục đích sử dụng của từng loại vật tư, kế toán ghi:

Trang 31

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH YAMATO DANA 2.1: khái quát chung về công ty TNHH YAMATO DANA

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

- Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH YAMATO DANA

- Tên giao dịch: Yamato Dana Limited Company

- Mã số thuế: 0401523007

- Địa chỉ: K38A/9 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải

Trang 32

- Nơi đăng ký quản lý thuế : Chi cục thuế TP Đà Nẵng

- Công ty đã đăng ký kinh doanh vào ngày 05/01/2013 Từ khi thành lập đến nay công ty đã nhanh chóng phát triển với đội ngữ nhân viên năng động , sángtạo kết hợp với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệp

- Công ty thuộc loại hình pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp phép Người địa diện theo pháp luật là Ông Nguyễn Duy Hùng và kinh doanh chính của ông ty là may trang phục ( trừ trang phục từ da lông thú )

- Để đem lại sự tín nhiệm của khách hàng ngày càng mạnh mẽ hơn Bên cạnh

đó Công ty TNHH Yamato Dana luôn lắng nghe , tiếp thu những ý kiến đóng góp qua từng công trình để ngày càng hoàn thiện hơn, để đem lại những sản phẩm tốt nhất và hoàn hảo nhất tới khách hàng

2.1.2: Nghành nghề kinh doanh của Công ty

Chủ yếu là kinh doanh về lĩnh vực may trang phục ( trừ trang phục

từ da lông thú),Chi tiết: May trang phục tang lễ Nhật Bản để xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn kinh doanh bán lẻ vải, len , sợi , chỉ khâu và hàng dệt khác trong cửa hàng chuyên doanh.Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh…

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

2.1.3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Trang 33

Công ty TNHH YAMATO DANA có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ vì vậy bộmáy quản lý của công ty được chia thành các bộ phận phù hợp với chức năng

và nhiệm vụ của các thành viên trong công ty được chia thành các bộ phận phù

hợp với chức năng và nhiệm vụ của các thành viên trong công ty

Sơ Đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty

2.1.3.2 : Chức Năng và Nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám Đốc : Quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh và nguồn

nhân Anh hý ban hành các văn bản về chính sách, chế độ quản lý và hoạt dn

sản xuất, kinh doanh thuộc công ty, chủ trì tổ chức thực hiện và quản lý các

phong án, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh

Phòng kinh doanh: Tiếp nhận các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của

khách hàng xã xem xét nhu cầu đáp ứng, tiếp nhận những ý kiến phản hồi về

chất lượng, mẫu mê sản phẩm

Phòng kỹ thuật : Thực hiện quản lý kỹ thuật nghiên cứu sáng tạo các mẫu mới

để cháo hàng, sao chép mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng xây dựng các

chỉ tiêu kính xế kỹ thuật, cho vùng mà hàng và tổ chức đội ngũ kiểm tra chất

lượng sản phẩm, kiểm hàng lần cuối trước khi giao cho khách hàng

GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH

DOANH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO

Trang 34

Phòng kế Toán : Thực hiện công tác kế toán, thống kê và các nhiệm vụ thành

quy định của công ty, mà số sách phù hợp với mô hình kinh doanh, làm tối các công việc ghi chép định khoản chính xác, hạch tosin theo quy định của nhà nước, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số sách kế toán giữa các bộ phận, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính định kỳ

Bộ phận Kho : Quản lý vật tư, sản phẩm kho đều phải có hóa đơn chứng từ

cụ thể, quản lý kho thông qua hệ thống thể kho, số kho kiểm tra hàng hóa, sảnphẩm thường xuyên để có thể giải quyết kịp thời khi gặp vấn đề

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán là tổng hợp những người được phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể và có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong công ty

Sơ Đồ 2.2 : Sơ đồ phòng kế toán

2.1.4.2 : Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

Kế toán Trưởng : Giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác

Kế Toán Trưởng

Kế toán

Trang 35

ty Bảo đảm tiến độ công việc của bộ phận kế toán, tham mưu cho giám đốc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ ghi số cái, kiểm tra đối chiếu số liệu ở các bộ

phân có liên quan, giữa chi tiết và tổng hợp, lập báo cáo kế toán theo quý, năm và các báo cáo chi tiết, ngoài ra kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiêm thêmcác bộ phận khác như: kế toán thanh toán, kế toán vật tư,

Kể toàn lương: Hằng ngày xác định số lao động đi làm, tiến hành nghiệm thu

sản phẩm từng tổ, từng phân xưởng, xác định số công nhân phát sinh, tiến hành tinh công cho từng tổ và lương bình quân cho một người trong tổ

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ rút tiền gửi ngân hàng theo kế hoạch và theo nhu cầu

của công ty Đồng thời có nhiệm vụ thu chi bảo quản tiền mặt và phải lương cho cán bộ công nhân của công ty

Thủ kho : Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư, máy móc, thiết bị, tài sản cố

định bảng hóa do mình quản lý Theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, máymóc, thiết bị theo hàng tuần , hàng tháng , hàng quý , hàng năm Cùng với

bộ phận kế toán kiễm kê khi định kỳ ( theo quý hoặc theo tháng )

2.1.4.3: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Nhằm phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh , Trình từ ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung các nghiệp vụ nhưsau:

Trang 36

Sơ đồ 2.3 : Trình tự ghi số kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung

Công ty Sử dụng thêm phần mềm kế toán MISA SME 2022 để Hoạch toán:

Trang 37

- Tỉnh thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp song song

- Kê khai hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Kê khai thuế theo quý và sử dụng phần mềm HTKK Các sản phẩm của công ty hầu hết đều chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%, cụ thể :

+ Hàng mua vào: Chủ yếu mua nguyên vật liệu để phục vụ việc may đồng phục: vải, dây kéo, chỉ và các chi phí tiếp khách, thuê văn phòng

+ Hàng bán ra: Các sản phẩm mà công ty đã hoàn thành trang phục tang lễ Nhật Bản để xuất khẩu ,

Trang 38

2.2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH YAMATO DANA

2.2.1: Đặc điểm, phân loại nguyên vật liệu tại công ty

2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là Công ty chuyên sản xuất đồ may mặc, chủng loại sản phẩm rất phong phú và đa dạng, nhiều mẫu mã và kích cỡ nên Công ty phải sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như các loại vải và các phụ kiện khác như các loại chỉ, khuy, khoá, cúc, móc, băng gai, chun, nhiên liệu các loại như điện xăng dầu máy để sản xuất các loạisản phẩm có quy cách mẫu mã khác nhau

Đối với vật liệu chính là vải nhiều khi là do khách hàng cung cấp hoặc Công ty phải tự tìm mua tuỳ theo yêu cầu của đối tác đặt hàng Việc lựa chọn

số lượng và chất lượng nguyên vật liệu được căn cứ vào định mức tiêu hao và tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép do bộ phận kỹ thuật lập cho mỗi đơn đặt hàng Việc tăng năng xuất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm cần chú trọng đến việc cung ứng vật liệu đầu vào Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đòi hỏi phải đúng tiến độ, chủng loại, đúng khối lượng và chất lượng đảm bảocho sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng vẫn còn nguyên giá trị như thiết kế

2.2.1.2 : Phân loại nguyên vật liệu

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng của từng

thứ vật liệu trong sản xuất kinh doanh, vật liệu tại Công ty TNHH YAMATO DANA chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: các loại vải may trang phục (trừ trang phục từ da

lông thú) như vải dệt thoi, vải dệt kim, vải đan móc , số lượng các loại vải nhiều, mỗi loại có màu sắc kích cỡ khác nhau

Trang 39

-Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng chi tiết để thay thế sửa chữa máy

móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như: Dây curoa máy khâu, kim máy khâu, dầu tra máy, săm lốp ôtô

-Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như

Trang 40

TK 331, 141, 1331

2.2.2.3 Sổ kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết vật tư hàng hóa (thẻ kho) tài khoản 152

- Sổ Nhật ký Chung

- Sổ cái tài khoản 152

2.2.3 Kế Toán Nguyên vật liệu tại Công Ty TNHH YAMATO DANA

2.2.3.1 Kế Toán tăng nguyên vật liệu

Sau đây là trình tự luân chuyển một số chứng từ trong doanh nghiệp :

Ngày đăng: 25/02/2024, 11:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w