1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chuẩn hóa thao tác và thời gian tiêu chuẩn cho quy trình bao bì tại nhà máy sản xuất dao cắt công nghiệp

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chuẩn Hóa Thao Tác Và Thời Gian Tiêu Chuẩn Cho Quy Trình Bao Bì Tại Nhà Máy Sản Xuất Dao Cắt Công Nghiệp
Tác giả Võ Thị Thanh Trúc, Đoàn Minh Hậu
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Minh Tài
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Công Nghiệp
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU (23)
    • 1.1 Đặt vấn đề (23)
    • 1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan (24)
      • 1.2.1 Công trình nghiên cứu trong nước (24)
      • 1.2.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước (25)
    • 1.3 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu (27)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 1.5.1 Phương pháp phỏng vấn và thảo luận (28)
      • 1.5.2. Nghiên cứu thời gian (28)
      • 1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu (28)
    • 1.6 Nội dung nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (30)
    • 2.1. Giới thiệu về Lean Manufacturing (30)
      • 2.1.1 Mục Tiêu của Lean Manufacturing (30)
      • 2.1.2 Nguyên tắc chính của Lean Manufacturing (31)
      • 2.1.3 Lean tạo ra nguồn giá trị (31)
      • 2.1.4 Những loại lãng phí chính (31)
      • 2.1.5 Một số công cụ và phương pháp trong lean manufacturing (32)
    • 2.2. Thao tác và thời gian chuẩn cho công đoạn (35)
      • 2.2.1 Nguy cơ lãng phí từ thao tác, chuyển động (35)
      • 2.2.2 Nguyên nhân gây ra lãng phí thao tác, chuyển động (36)
      • 2.2.3 Các loại thao tác (36)
      • 2.2.4 Giải pháp loại bỏ lãng phí thao tác, chuyển động (37)
      • 2.2.5 Thời gian chuẩn cho công đoạn (38)
    • 2.3. Quản lí trực quan layout (39)
      • 2.3.1 Các thành phần cần có trong layout nhà kho (39)
      • 2.3.2 Thiết kế và bố trí layout (39)
      • 2.3.3 Vì sao thiết kế layout kho hàng lại cần thiết? (39)
    • 2.4 Giới thiệu tổng quan các phần mềm sử dụng (40)
      • 2.4.1 AutoCad (40)
      • 2.4.2 SketchUp (41)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT (43)
    • 3.1 Giới thiệu đối tượng (43)
    • 3.2 Quy trình sản xuất (44)
      • 3.2.1 Quy trình công nghệ công đoạn khắc laser (44)
      • 3.2.2 Quy trình công nghệ công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang (46)
      • 3.2.3 Quy trình công nghệ công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi (47)
      • 3.2.3 Quy trình công nghệ công đoạn đóng gói (48)
    • 3.3 Thực trạng sản xuất hiện tại (48)
      • 3.3.1 Thời gian tiêu chuẩn đang sử dụng (48)
      • 3.3.2 Hiện trường làm việc (49)
    • 3.4. Thu thập thông tin và xử lý thông tin (52)
      • 3.4.1 Thu thập dữ liệu công đoạn khắc hàng (53)
      • 3.4.2. Công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang (53)
      • 3.4.3 Công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi (54)
      • 3.4.4 Công đoạn đóng gói (54)
  • CHƯƠNG IV: CHUẨN HÓA QUY TRÌNH (57)
    • 4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiêu chuẩn (57)
    • 4.2 Cách bố trí khu vực làm việc trong dự kiến (57)
    • 4.3 Bảng hướng dẫn công việc (59)
      • 4.3.1 Hướng dẫn công đoạn khắc hàng (59)
      • 4.3.2 Hướng dẫn công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang (61)
      • 4.3.3 Hướng dẫn công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi (62)
      • 4.3.4 Hướng dẫn công đoạn đóng gói (63)
    • 4.4. Tính toán thời gian tiêu chuẩn (64)
      • 4.4.1 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn khắc hàng (66)
      • 4.4.2 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang (67)
      • 4.4.3 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi (68)
      • 4.4.4 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn đóng gói (69)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN (71)
    • 4.1 Kết quả đạt được (71)
    • 4.2. Phương hướng phát triển (71)
  • PHỤ LỤC (74)

Nội dung

Trang 14 XI TÓM TẮT ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHUẨN HÓA THAO TÁC VÀ THỜI GIAN TIÊU CHUẨN CHO QUY TRÌNH BAO BÌ TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT DAO CẮT CƠNG NGHIỆP Năng suất là một trong những yếu tố quan trọ

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Với mức tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, từ 6% trong năm 2021 xuống 3,2% trong năm 2022 và 2,7% trong năm 2023 [1] các công ty, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng sản suất, kinh doanh bị thu hẹp, đình trệ hoặc phá sản Trước bối cảnh đầy khó khăn, ngành công nghiệp cơ khí cũng chịu tác động không nhỏ Một trong những yêu cầu bắt buộc hiện nay là tối ưu hóa sản lượng giảm thiểu hoặc loại bỏ toàn bộ lãng phí đang tồn tại Bởi vì khách hàng chỉ quan tâm đến sản phẩm của danh nghiệp và trả tiền cho những yêu cầu đối với sản phẩm mà không bao giờ quan tâm đến những hoạt động không tạo ra giá trị hay các lãng phí tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp Giải pháp để thực hiện yêu cầu này là áp dụng công cụ sản xuất tinh gọn vào nguồn lực sẵn có để tạo ra giá trị cao nhất [2] Các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi phải có cải tiến liên tục để loại bỏ lãng phí cho công ty đồng thời phát huy tính cạnh tranh trên thị trường, mang đến giá trị tối ưu nhất cho khách hàng bằng áp dụng công cụ Lean cho các hoạt động sản xuất [3] Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự lãng phí trong quy trình sản xuất đã làm cho quá trình sản xuất kém hiệu quả [4]

Tại một công ty sản xuất dao cắt công nghiệp, chúng tôi nhận thấy được những khó khăn, thử thách lớn trên thị trường cùng với nhận thức phát triển công ty nên đã tiến hành cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của công ty từng bước một Và sau khi tiến hành đánh giá nhà máy, quy trình bao bì (đóng gói) sản phẩm của công ty tồn tại nhiều vấn đề gây ra lãng phí, mà nguyên nhân chính là từ thao tác của thao tác viên và thời gian tiêu chuẩn của họ chưa thật sự xác thực Một cách khác, các thao tác trong quy trình bao bì chỉ các chỉ định thao tác và không có thời gian tiêu chuẩn, các thời gian đưa ra để đánh giá thao tác từ phí quản lý đều xuất phát từ kinh nghiệm sản xuất lâu năm Nếu giải quyết được các thao tác không cần thiết và đưa ra thời gian chuẩn cho thao tác thì sẽ giảm thiểu được lãng phí không cần thiết cho công ty Vậy nên, đề tài chuẩn hóa thao tác và thời gian tiêu chuẩn là vấn đề cần được tập trung nghiên cứu

Một nghiên cứu có thể đề cập đến là đề tài nghiên cứu của Araujo về nâng cao năng suất và chuẩn hóa thời gian [5] Nghiên cứu trên tập trung cập nhật hiện trạng sản xuất, chuẩn hóa quy trình đùn ép và tiến đến giảm thời gian thiết lập thiết bị Tác giả tiến hành nghiên cứu thời gian và ghi nhận dữ liệu thời gian cho từng chuyển động Sau đó, họ tiến hành chuẩn hóa bằng các công thức Kết quả thu được là thời gian chuẩn mới và các thao tác lãng phí được ghi nhận để phục vụ cho quá trình cải tiến Nhóm tham khảo thêm một nghiên cứu của Santos và cộng sự về đề tài chuẩn hóa quy trình làm việc [6] Tại dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất máy

2 móc nông nghiệp, các tác giả áp dụng công cụ Lean và trãi qua các bước tiếp cận hiện trạng, thu thập dữ liệu, xác định nhịp sản xuất, cân bằng chuyền và thiết kế bảng công việc tiêu chuẩn Kết quả nghiên cứu tạo ra là sự phát triển về tiêu chuẩn hóa và duy trình tính ổn định của quy trình, tăng tính nhất quán về thao tác Ngoài ra, tỷ lệ hàng lỗi của dây chuyền này đã giảm đáng kể

Thông qua các nghiên cứu đã tham khảo, nhóm xác định sơ bộ các phương pháp thực hiện bao gồm: nghiên cứu thời gian để thu thập dữ liệu ban đầu, áp dụng công cụ Lean để phân tích thao tác thừa Từ đây, nhóm tiến hành xây dựng bảng hướng dẫn công việc và chuẩn hóa quy trình Cuối cùng, sự thay đổi về năng suất là căn cứ để đánh giá sự ảnh hưởng của thời gian chuẩn Tuy nhiên, quy trình mà nhóm nghiên cứu tương đối ngắn gọn và tồn tại nhiều thao tác ngầm hiểu Đồng thời, thời gian chuẩn đang sử dụng được đưa ra dựa trên lần một sản xuất thử nghiệm đầu tiên mà không có sự phân tích hay kiểm nghiệm nhiều lần Vì vậy, thời gian và năng suất sau khi chuẩn hóa quy trình có thể vừa có xu hướng tăng và giảm so với thời gian và năng suất đang sử dụng.

Các công trình nghiên cứu liên quan

Do áp lực từ bên ngoài và bên trong, các công ty phải liên tục theo dõi, đo lường, đánh giá, cải tiến quy trình để nâng cao tính cạnh tranh Và thời gian chu kỳ là thông số càng được tối ưu hóa thì hiệu quả sản xuất, chi phí sản xuất, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ càng được cải thiện [7] Các công trình nghiên cứu về đề tài này cũng trở nên sôi nổi

1.2.1 Công trình nghiên cứu trong nước

Thuật ngữ “lean manufacturing” cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam Điển hình là nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Minh Nhật, Đỗ Ngọc Huyền tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nike [8] Với dây chuyền lắp ráp điện tử đã lâu đời, nó gặp khó khăn trong việc thời gian giao hàng cho khách hàng là quá lâu Bên cạnh việc thay đổi hệ thống logistic thì tái cấu trúc dây chuyền cũng cần được thực hiện Áp dụng quy trình sản xuất tinh gọn, nghiên cứu tập trung vào một số khía cạnh như giảm lãng phí, tiêu chuẩn hóa công việc, thiết kế và thay đổi cách bài trí nơi làm việc Sau ba tháng, nhóm nghiên cứu tiến hành “gemba walk – xem xét hiện trường thực tế” để đánh giá kết quả Nhìn chung, có sự cải thiện tốt về thời gian xử lý từ 7,5 ngày so với 3 ngày đối với cùng một đơn hàng như trong, số lượng người vận hành giảm 40% với cùng một sản lượng, thời gian chu kỳ trung bình giảm 40% và tiết kiệm 30% không gian

Trong một nghiên cứu của mình về đề tài phân tích các yếu tố dẫn đến áp dụng thành công công cụ Lean tại Việt Nam [9], tác giả Nguyễn Đạt Minh đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới đã bắt đầu áp dụng công cụ Lean, chỉ có 20% doanh nghiệp thành công Và tại Việt

Nam, chỉ có dưới 1% đạt được và duy trì hệ thống công cụ Lean trong quá trình hoạt động Đồng thời, nghiên cứu còn đưa ra các yếu tố được xem là rất quan trong, ảnh hưởng đến sự thành công khi áp dụng công cụ Lean:

- Sự tham gia và cam kết của lãnh đạo, quản lý, nhân viên

- Tiếp cận, tư vấn và đào tạo về công cụ Lean

- Hiểu các công cụ và kỹ thuật

- Quá trình thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp

- Liên kết với nhà cung cấp/nhà cung cấp với khách hàng

- Tính linh hoạt và ưu tiên

1.2.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước

Năm 2017, trong nghiên cứu của Lukunodo cùng với cộng sự tại một nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm ở Surabaya [10] Trong quy trình đóng gói của bộ phận này đã sử dụng nhân lực mà không có thời gian tiêu chuẩn của quy trình Nhóm nghiên cứu đã chuản hóa quy trình với đối tượng là 4 công nhân tại quy trình này Kết quả thu được là tỷ lệ khả dụng 88.82%, hiệu suất 93.7%, chất lượng đạt 98.2% với mức phụ cấp là 8%

Năm 2019, trong nghiên cứu của Khan cùng cộng sự tại một công ty sản xuất ô tô [11] cũng đã khẳng định giảm thời gian chu kỳ có tầm quan trọng chiến lược vì nó góp phần rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm ra thị trường Thời đại hiện nay, ô tô là lĩnh vực rất phát triển cùng với đó là tính cạnh tranh cũng không nhỏ Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu thô bằng tại công đoạn sản xuất ghế ngồi cho ô tô Và họ phát hiện ra rằng tại đây có công đoạn bị tắt nghẽn, làm cho thời gian chu kỳ của quy trình này tăng lên Đây là cơ sở để công ty tiến hành tối ưu hóa dây chuyền sản xuất ghế ô tô của họ

Vào năm 2018, Damasio và cộng sự cũng có một nghiên cứu về cải tiến dây chuyền lắp ráp thủ công dành cho thiết bị điện tử phức tạp [12] cũng rất hay Tại công ty hệ thống an ninh Bosch (Ovar) có các dây chuyền lắp ráp thủ công đã được thiết lập sẵn Nhưng thị trường ngày càng đòi hỏi các thiết bị có nhiều tính năng hơn, quy trình lắp ráp cũng sẽ thay đổi theo từ đó Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp minh họa chuỗi giá trị, thiết kế dây chuyền tinh gọn và các kỹ thuật sản xuất tinh gọn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu tối đa

4 lãng phí trên chuyền Họ quan sát về người, về trình tự quy trình, về vật tư được sử dụng và tiêu chuẩn cơ sở vật chất Từ mỗi khía cạnh, họ sẽ đưa ra các nghi vấn và dùng phương pháp luận nguyên nhân – kết quả để đánh giá xem nghi vấn đó có phải là lãng phí, là lỗi cần loại bỏ hoặc khắc phục hay không Từ đây, dây chuyền sản xuất sẽ được tinh gọn hơn cho mỗi mặt hàng

Năm 2018, Fansuri cùng các cộng sự công bố nghiên cứu cân bằng chuyền tại công ty dịch vụ sản xuất điện tử [13] Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thực hiện chuẩn hóa công việc làm cho quy trình được tinh gọn Sau đó, các chuyên gia tiến hành cân bằng chuyền để nâng cao hiệu suất làm việc Sau khi trải qua các bước cải tiến thì hiệu quả sản xuất tăng từ 81.7% lên 86.2% và năng suất tăng 44.8%

Năm 2019, Hakan Gửkỗe cùng đội ngũ nghiờn cứu của mỡnh cũng đó cú 1 cụng trỡnh nghiên cứu về cải thiện quy trình gia công Cụ thể, tại một quy trình gia công cắt gọt vật liệu, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cải tiến quy trình gia công góp phần giảm thiểu được chi phí gia công

[14] Họ dựa trên phần mềm mô phỏng CAM và tiêu chí dụng cụ cắt gọt để sắp xếp lại trình tự gia công chi tiết Bằng cách này, quy trình gia công đã giảm được 30% thời gian so với trước đó Các tác giả cũng khẳng định, cải thiện quy trình gia công là hành động mang tầm chiến lược quan trọng

Cùng lĩnh vực gia công cơ khí, năm 2017 Jarosz cùng cộng sự đã cho ra nghiên cứu về khả năng tối ưu hóa lĩnh vực cắt gọt [15] Cụ thể là nguyên công phay mặt bích nhôm với sự hỗ trợ của CAD/CAM Sau khi hoàn thiện mô hình 3D, các thông số gia công chi tiết sẽ được người dùng chỉ định Vì vậy, nhóm đã tối ưu hóa các thông số như dụng cụ, bước tiến, chiều sâu cắt, tốc độ cắt dựa trên tiêu chuẩn thích hợp Sau khi trãi qua nhiều biến số tối ưu, quy trình tối ưu hóa nhất đã được chấp nhân với mức cải thiện là giảm 37% thời gian gia công so với ban đầu

Thảo luận về các vấn đề cải tiến, cụm từ “cải tiến liên tục” là không thể không đề cập đến Với nghiên cứu của Khan và cộng sự tại công ty thiết kế nội thất đang có hiệu quả làm việc thấp

[16] Công ty bao gồm nhiều phòng ban Mỗi phòng ban có một khó khăn riêng Đầu tiên, nhóm tác giả phân tích và xác định vấn đề bằng biểu đồ pareto và biểu đồ nguyên nhân - kết quả Sau đó, họ dùng Kaizen, 5S, phát triển biểu mẫu lựa chọn dự án và sửa đổi sơ đồ tổ chức để cải thiện các vấn đề đã được xác định Chỉ với 9 tuần triển khai dự án cải tiến, tỷ suất lợi nhuận tăng 2%, tỷ lệ thắng doanh thu tăng từ 21%, dự báo tài chính và dự án tốt hơn và 92% đạt được thời hạn nộp hồ sơ dự thầu Điều quan trọng nhất để vận hành một công ty chất lượng là người lao động đã hình thành thói quen nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, có tổ chức

Năm 2018, Mehmet Akansel cùng với cộng sự đã cho ra công trình nghiên cứu về đo lường thời gian thực hiện công việc [17] Trong một công ty sản xuất ống thép có nhiều dây

Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Hiện tại, quy trình bao bì chưa từng trãi qua quy trình đánh giá, xây dựng thời gian tiêu chuẩn Vậy nên đề tài cần khảo sát thu thập dữ liệu thực tế kết hợp với các công cụ hỗ trợ để xây dựng thời gian chuẩn cho các thao tác trong quy trình bao bì Đây là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất của bộ phận và là nền tảng của các cải tiến tiếp theo

Bằng cách chuẩn hóa thời gian, chúng ta sẽ có phương hướng lập phương pháp tối ưu để thực hiện công việc sao cho các hoàn thành trong thời gian ít nhất Chúng ta cũng có thể tiêu chuẩn hóa quy trình, công cụ và vật tư cần thiết Điều đặt biệt là chuẩn hóa thời gian có thể hỗ trợ đào tạo người lao động mới (lao động đã qua đào tạo chuyên môn) gia nhập môi trường lao động Đồng thời, đề tài sẽ dựa vào thao tác tiêu chuẩn và các công cụ như 5S, để bố trí lại khu vực làm việc sao cho tối ưu nhất, loại bỏ tối đa những thao tác, những nút thắt không cần thiết Song, diện tích khu vực làm việc phải được sử dụng tối đa

- Xác định các thao tác trong công đoạn theo quy trình và Lean

- Phân tích cải tiến thao tác của thao tác viên

- Phân tích cải tiến layout sản xuất

- Xây dựng định mức thời gian cho công đoạn

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp phỏng vấn và thảo luận

Nhóm gặp gỡ quản lý của bộ phận bao bì và đặt ra các câu hỏi liên quan đến đối tượng nghiên cứu của nhóm:

Thời gian tiêu chuẩn được thành lập dựa trên cơ sở nào? Ban đầu thành lập dây chuyền, quản lý tiến hành bấm thời gian từ đầu quy trình đến khi kết thúc, sau đó chia cho số lượng hàng đã hoàn thành Và quản lý chỉ bấm thời gian một lần duy nhất

Có quy định nào về thứ tự thao tác của thao tác viên?

Các thao tác là do kinh nghiệm làm việc của mỗi người

Nếu có nhân viên mới vào thì sẽ đào tạo như thế nào?

Nhân viên mới vào sẽ được bộ phận đào tạo chuyên môn như điều chỉnh máy, đọc thông số Các thao tác khác sẽ do quản lý trực tiếp hướng dẫn cho đến khi thành thạo

Bảng 1.1: Phỏng vấn quản lý bộ phận 1.5.2 Nghiên cứu thời gian

- Bước 1: Nhóm tiến hành nghiên cứu về nơi làm việc, các công cụ, thao tác viên, để biết được ý nghĩa của cách bố trí nơi làm việc, công dụng của các thiết bị và kinh nghiệm làm việc của thao tác viên

- Bước 2: Kiểm tra từng yếu tố trong quy trình công nghệ để biết phương pháp thực hiện và mục đích các chuyển động của thao tác viên

- Bước thứ 3: Quan sát và ghi lại thời gian thực hiện từng chuyển động của thao tác viên thông qua camera

- Bước thứ 4: Tính thời gian chu kì của các lần ghi nhận và thời gian chu kì trung bình

1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, bước tiếp theo nhóm tiến hành phân tích dữ liệu cẩn thận cho từng quy trình Nhóm phân tích dựa trên cơ sở Lean six sigma và các quan sát, phỏng vấn trực tiếp với bộ phận bao bì

Nội dung nghiên cứu

Đề tài bao gồm 5 chương, trong đó chương một giới thiệu tổng quan đề tài, chương hai giới thiệu các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, chương ba và bốn tiến hành nghiên cứu thực trạng và áp dụng phương pháp nghiên cứu, chương năm thể hiện kết quả nghiên cứu và các phương hướng phát triển đề tài

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu về Lean Manufacturing

2.1.1 Mục Tiêu của Lean Manufacturing

Lean Manufacturing là một hệ thống bao gồm các phương pháp và công cụ sản xuất, áp dụng để loại bỏ các lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất, giảm các yếu tố về chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian, đồng thời tăng sản lượng sản xuất [18]

Một số mục tiêu của Lean Manufacturing:

- Sản lượng sản xuất: Giảm được chu kỳ sản xuất, thời gian dừng máy và tăng được năng suất lao động giúp công ty có thể tăng được sản lượng sản xuất

- Tính linh động trong công việc: Với chi phí và thời gian thấp nhất, có khả năng sản xuất ra nhiểu loại sản phẩm khác nhau

- Tận dụng được mặt bằng và các thiết bị sản xuất: Khi có được mặt bằng sản xuất và nguồn thiết bị hiệu quả sẽ loại bỏ được các trường hợp ùn tắc sản xuất và tăng hiệu quả trên các thiết bị, máy móc sử dụng

- Năng suất lao động: Giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân đồng thời đảm bảo năng suất làm việc, không thực hiện những thao tác hay công việc không cần thiết

- Tồn kho: Giảm được mức tồn kho ở các công đoạn sản xuất, mức tồn kho thấp đồng nghĩa với nguồn vốn lưu động thấp hơn

- Chu kỳ sản xuất: thời gian và chu kỳ sản xuất được giảm bằng cách giảm thời gian chờ đợi, thời gian chuyển đổi mẫu mã sản xuất, quy cách sản phẩm cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình

- Sự lãng phí và phế phẩm: Giảm được phế phẩm và các lãng phí không cần thiết bao gồm việc sử dụng nguồn nguyên liệu, phế phẩm, các khoản chi phí đến nguồn phế phẩm và các đặc tính của sản phẩm không yêu cầu có

Thông qua các mục tiêu trên hầu như đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất Ví dụ như sử dụng nguồn lao động hiệu quả sẽ dẫn đến chi phí cho công nhân sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, sử dụng nguồn thiết bị và mặt bằng hiệu quả dẫn đến chi phí khấu hao trên sản phẩm sẽ thấp hơn

Hiểu cách khác về Lean Manufacturing là nhắm đến mục tiêu với cùng nguồn sản lượng đầu ra nhưng chi phí đầu vào như nhân công, máy móc, mặt bằng, vật liệu, thời gian sản xuất,

2.1.2 Nguyên tắc chính của Lean Manufacturing

Nhận thức về lãng phí: Nhận thức về những gì có và những gì chưa có tạo ra sự tin tưởng và giá trị nhìn từ góc độ của khách hàng Các nguồn vật liệu, quy trình hay các lưu trình sản xuất không tạo thêm giá trị theo khách hàng yêu cầu được xem là lãng phí và cần nên loại bỏ

Chuẩn hóa quy trình: Triển khai việc hướng dẫn chi tiết các quy trình sản xuất được gọi là quy trình chuẩn Thể hiện rõ nội dung các công việc thực hiện, trình tự thời gian và các kết quả cho các thao tác Loại bỏ được các thao tác lãng phí khi sản xuất

- Quy trình liên tục: Sản xuất với quy trình liên tục, không bị gián đoạn khi thực hiện Khi triển khai thành công sẽ giảm được thời gian, chu kỳ sản xuất

- Chất lượng từ gốc: Khi bắt đầu quy trình sản xuất, tìm ra được các lỗi phế phẩm từ gốc, chất lượng của sản phẩm sẽ kiểm soát kỹ càng và năng cao chất lượng

- Liên tục cải tiến: Đòi hỏi sự cố gắng hoàn thiện, cải tiến khi phát hiện được sư lãng phí, đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình sản xuất và cải tiến

2.1.3 Lean tạo ra nguồn giá trị

Trong Lean, dựa trên những gì khách hàng yêu cầu sẽ xác định được giá trị của một sản phẩm Hoạt động sản xuất có thể chia thành ba nhóm chính:

- Hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm: với yêu cầu từ khách hàng, nguồn vật tư sẽ chuyển thành đúng nguồn sản phẩm cần yêu cầu

- Hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm: tạo ra sản phẩm yêu cầu từ khách hàng nhưng đã bao gồm các hoạt động không cần thiết, gây ra sự lãng phí trong sản xuất như làm tăng thêm thời gian sản xuất, chi phí hay công sức không cần thiết

Thao tác và thời gian chuẩn cho công đoạn

Lãng phí trong sản xuất là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp tụt hậu và kém phát triển, tự hạ thấp giá trị cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp Các lãng phí ở doanh nghiệp có thể là lãng phí do sản phẩm sai lỗi, khuyết tật; sản xuất dư thừa, hàng hóa tồn kho nhiều; thao tác, hoạt động không cần thiết; thời gian chờ đợi [19] Loại bỏ các lãng phí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào, năng lượng cho quá trình sản xuất, kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, sự thỏa mãn của khách hàng

2.2.1 Nguy cơ lãng phí từ thao tác, chuyển động

Bất kì việc chuyển động hay thao tác không liên quan hay cần thiết cho việc gia công tạo ra sản phẩm đều là thao tác thừa Loại lãng phí này thường liên quan đến yếu tố con người thậm chí liên quan đến mặt bằng sản xuất Có thể là việc di chuyển hay thao tác của công nhân như lấy dụng cụ sản xuất, thao tác với lên với xuống, chuyển dời sản phẩm qua lại, … Các thao tác này không tạo ra giá trị sản phẩm cũng như không cần thiết

Không chỉ trong việc sản xuất, mà các thao tác lãng phí này còn có thể xảy ra trong lĩnh vực dịch vụ Nó không gây ra giá trị cho sản phẩm mà còn gây ra nhiều phiền toái, hư hỏng, mất mát, kéo dài thời gian cung cấp, tốn nhiều nguồn lực do đường vận chuyển, nhân công, … Ngoài ra các thao tác không hợp lí sẽ gây cho người lao động tốn nhiều sức lực hơn, giảm hiệu quả làm việc và dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán nản trong công việc

Các thao tác này nếu kéo dài thời gian sản xuất, lâu dần kéo theo cả chi phí phải trả cho con người và máy móc thực hiện

Ngoài việc ảnh hướng đến người lao động trực tiếp thao tác, lãng phí thao tác chuyển động thừa có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, kéo dài thời gian giao hàng, tốn nhiều chi phí hơn, giảm năng suất chất lượng ảnh hưởng đến các nguồn cung cũng như các bên liên quan Thao tác lãng phí, không hợp lí trong doanh nghiệp thậm chí có thể gây ra một số nguy cơ rủi ro về an toàn lao động

2.2.2 Nguyên nhân gây ra lãng phí thao tác, chuyển động

- Môi trường làm việc không thoải mái, không đảm bảo dẫn đến việc sao nhãng công việc cho người lao động

- Ý thức, thói quen dẫn đến tình trạng lơ là, không tập trung vào công việc của người lao động

- Khả năng tiếp thu, trình độ học vấn, tay nghề cũng dẫn đến việc khó khăn trong việc tiếp nhận công việc Phương pháp hướng dẫn thao tác chưa hợp lí, cách truyền dẫn của các cấp cán bộ trên khi truyền đạt lại cho công nhân chưa mang lại hiệu quả tối đa Làm cho người trực tiếp thao tác về lâu dài không nắm rõ gây ra lãng phí về thao tác

- Do đặc điểm hình thể của cá nhân người lao động so với công việc được thực hiện

- Các cấp quản lí chưa tìm ra biện pháp tối ưu để thao tác trình tự công việc đưa ra

- Chưa có nghiên cứu cải tiến cụ thể về quy trình hay áp dụng các phương pháp tiên tiến để tối ưu hóa thao tác cho người lao động

- Loại thao tác trực tiếp hoặc gián tiếp lên sản phẩm, tạo ra giá trị đối tượng trong cao nhất nhưng trong khoảng thời gian ngắn

- Thao tác trực tiếp như việc thao tác của công nhân làm việc trực tiếp đến các dụng cụ, máy móc làm việc, các thiết bị chuyên dùng hỗ trợ cho công việc đó

- Thao tác gián tiếp như việc đặt sản phẩm, đưa lên xuống để kiểm tra, lấy bán thành phẩm Để một thao tác được xem là thao tác chuẩn thì cần thỏa các yếu tố sau:

- Thao tác được thực hiện một cách đồng thời

- Hạn chế tối đa thao tác dừng trong quá trình làm việc, sản xuất

- Hạn chế tối đa việc điều chỉnh sản phẩm để đạt yêu cầu

Là loại thao tác không mang giá trị cho sản phẩm nhưng công nhân lại sử dụng thao tác này trong sản xuất Khi loại bỏ các thao tác này đi vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng hay giá trị của sản phẩm sản xuất

Thao tác thừa là những thao tác không tạo ra các nguồn giá trị do thói quen của công nhân, sắp xếp trình tự không hợp lí làm giảm hay chậm năng suất thực hiện Do khả năng và trình độ tiếp thu, đặc điểm cá nhân như mắt, độ phản xạ hoặc do hướng dẫn không đúng từ cấp quản lí phổ biến lại cho người lao động

Thông qua việc phân tích các thao tác của cơ thể, loại bỏ được các thao tác không cần thiết, nghiên cứu thao tác giúp quá trình thực hiện ít tốn sức, xây dựng thao tác tối ưu đạt được hiệu quả sản xuất hơn

2.2.4 Giải pháp loại bỏ lãng phí thao tác, chuyển động

Công cụ nghiên cứu thời gian chuẩn là một trong những phương pháp nghiên cứu để loại bỏ lãng phí thao tác Nghiên cứu thời gian và thao tác giúp phân tích chỉ ra được các thao tác thừa dựa trên thời gian thực hiện công việc cần phân tích Tìm ra các bất hợp lí trong quy trình, thực hiện cải tiến và giảm chi phí sản xuất cho quy trình Nó là việc đánh giá thông qua việc ghi chép, theo dõi số liệu thời gian, tốc độ làm việc trong điều kiện xác định [19]

Qua đó phân tích dữ liệu đưa ra thời gian cần thiết để thực hiện công việc với kết quả mong muốn đạt được Tính toán được thời gian chuẩn giúp cho kế hoạch của doạnh nghiệp được đầy đủ thông tin hơn để thực hiện Có các số liệu và thông tin rõ ràng góp phần giảm thời gian chờ đợi, đưa ra hướng giải quyết khi xảy ra vấn đề cụ thể của đơn hàng

Doanh nghiệp áp dụng công cứu nghiên cứu thao tác sẽ tập trung vào ghi nhận, phân tích đặc điểm của từng thao tác, các hoạt động khác thi thực hiện nhằm đưa ra các đánh giá, cải tiến năng suất giảm chi phí Nghiên cứu thao tác cũng góp phần hỗ trợ cho việc nghiên cứu thời gian chuẩn và quy trình làm việc Tính hiệu quả của công việc thông qua các công cụ đánh giá, việc lấy mẫu, những cán bộ công nhân viên thực hiện để xác định thời gian và hiệu quả để đưa ra phương hướng kế hoạch, nhân công cho công việc đưa ra

Lãng phí do thời gian bất hợp lí của các thiết bị máy móc hay thay đổi sản phẩm là vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay còn bỏ ngõ, chưa quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến sự chờ đợi lãng phí của doang nghiệp Việc này đòi hỏi sự cải tiến liên tục tạo ra nguồn giá trị gia tăng

16 trong việc chuyển giao máy móc công nghệ Việc lãng phí thời gian do kéo dài này có thể do một số bên ngoài và bên trong Việc nghiên cứu giảm thao tác bằng công cụ nghiên cứu thời gian giúp xác định các loại lãng phí thời gian chờ, năng cao năng suất lao động

Quản lí trực quan layout

Bố trí nhà kho thích hợp giúp cho quá trình cải thiện dòng sản xuất và phân phối, hợp lý các hoạt động tổng thể Thông thường trên các nhà máy hiện nay, layout được bố trí theo ba hình thức: hình thẳng, hình chữ L và hình chữ U

2.3.1 Các thành phần cần có trong layout nhà kho

- Có lỗi thoát hiểm: các kho sản xuất phải có lỗi thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp để công nhân thoát ra ngoài khi có sự cố

- Trang bị đầy đủ dụng cụ phòng chống chữa cháy: tùy theo nguồn vật liệu nên kho hàng cần có các khu vực dễ xảy ra cháy nổ nên cần có các dụng cụ phòng chữa cháy cho kho

- Đảm bảo đầy đủ ánh sáng, hệ thống gió cần được phân bố đồng đều, chú trọng đến các khu vực đặc biệt

- Vị trí để máy móc: cần có khu vực để riêng cho máy móc là điều cần thiết, nhất là đối với những kho có số lượng hàng hóa nhiều

- Diện tích khu vực: cần phải có diện tích đủ rộng để các mặt hàng được sắp xếp phân bố hợp lí phù hợp cho quá trình sản xuất

2.3.2 Thiết kế và bố trí layout

- Thiết kế nhà kho hình chữ L tạo ra luồng vận chuyển hình chữ L, khu vực nhập xuất hàng được bố trí về một phía, khu vực chuyển hàng và nhận hàng được bố trí bên hông, phần còn lại để lưu trữ

- Thiết kế nhà kho chữ I, lý tưởng cho các nhà kho có nhu cầu lớn Khu vực xếp dở ỏ một đầu, khu vực giữa để lưu trữ, khu vực cuối để vận chuyển Hầu hết các sản phẩm thường được xếp chồng lên nhau dọc theo chiều dài nhà kho thuận lợi cho quá trình vận chuyển

- Thiết kế nhà kho hình chữ U là một sự lựa chọn cho bất kì nhà kho nào và dễ được sử dụng Khu vực nhận hàng đặt sau khu vực xếp hàng và khu vực lấy hàng sau khu vực giao hàng Sản phẩm được để riêng và phân loại trước khi đưa vào kho

2.3.3 Vì sao thiết kế layout kho hàng lại cần thiết?

- Tối ưu hóa không gian nhà kho: tổ chức sắp xếp hàng tồn kho hợp lí giúp cho quy trình tìm sản phẩm, đưa nó ra ngoài hay quản lí được thuận tiện và nhanh chóng hơn

- Tăng năng suất kho: tối ưu hóa các hoạt động, giảm thiểu tắc nghẽn sai xót, đảm bảo việc sản xuất thực hiện chặt chẽ, phù hợp mục tiêu các đơn hàng

- Tận dụng thời gian và ngân sách: thiết kế hợp lí nhà kho đảm bảo được tiền nhân công, nguyên vật liệu và thời gian

- Duy trì môi trường sạch sẽ và cải thiện quản lí: Sơ đồ mặt bằng kho phù hợp giảm nguy cơ thất lạc hoặc xử lí hàng sai mục đích, tạo nên hệ thống dễ quản lí và vận hành.

Giới thiệu tổng quan các phần mềm sử dụng

Phần mềm AutoCad là phần mềm thiết kế thông dụng cho chuyên ngành cơ khí Phần mềm càng được cải tiến mạnh mẽ theo thời gian với các chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng, thân thiện với người dùng

AutoCad có mỗi quan hệ với các phần mềm khác tùy vào nhu cầu sử dụng như thể hiện, mô phỏng, báo cáo, … Đối với các phần mềm đồ họa và mô phỏng, AutoCad tạo các khối ba chiều, làm cơ sở để tạo các bức ảnh hoặc hoạt ảnh công trình, đảm bảo tính kỹ thuật và chính xác Đối với các phần mềm văn phòng, AutoCad có thể xuất ra các bản vẽ phục vụ việc lập các hồ sơ, trình bày về vấn đề kĩ thuật Ngoài ra AutoCad còn có nhiều tiện ích mạnh giúp ích cho việc thiết kế ngày càng hiện đại

Có thể nói khả năng vẽ chính xác là ưu thế của phần mềm AutoCad Khi sử dụng ta có thể thể hiện rõ được các ý tưởng thiết kế trong không gian mang tính kỹ thuật Phần mềm có thể được vẽ, tính toán chính xác trên các hệ trục tọa độ, các khối phức tạp, phù hợp với thực tiễn thiết kế chế tạo ngày nay

Với AutoCad, chúng ta có thể vẽ được nhiều bản thiết kế với nhiều công cụ mang tính khóa học khác nhau và có thể tham gia nghiên cứu với nhiều người lên ý tưởng trong quá trình thiết kế Đặc biệt quan trọng nhất là AutoCad có thể in đúng tỉ lệ bản vẽ, xuất được các loại tệp khác để tương thích với nhiều loại phần mềm giúp cho việc thiết kế chế tạo đa dạng hơn

Về giao diện khởi động:

Hình 2.1: Giao diện khởi động phần mềm AutoCad Giao diện các thanh công cụ và vùng làm việc:

Hình 2.2: Giao diện làm việc phần mềm AutoCad 2.4.2 SketchUp

SketchUp là phần mềm đồ họa 3D ứng dụng vào việc thiết kế phác thảo, xây dựng các mô hình trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất, cảnh quan, … SketchUp trực quan hóa gốc nhìn trên phần

20 mềm thông qua chuỗi các thao tác vẽ, nâng khối, cắt khối, cảnh quan, … Các hình ảnh đều trực quan dưới dạng 3D

Với các chức năng chính:

- Phát thảo ý tưởng nhanh chóng bằng việc xây dựng mô hình trực quan

- Layout hiện đại: phần mềm kết hợp các mặt cắt, mặt đứng và mặt bằng khi sử dụng layout Có thể chia tỉ lệ các mặt hay chỉnh sửa các model tiện lợi dễ dàng

- Dễ dàng thêm các mô hình có sẵn từ thư viện 3D, quay chỉnh sửa và đo một cách chính xác

Những ưu điểm nổi bật:

- Người sử dụng có thể phác họa lại các ý tưởng của mình thông qua các thao tác nhanh chóng nhưng đơn giản Không yêu cầu quá cao về cấu hình máy sử dụng phần mềm Bạn có thể đo đạc, đặt ra các kích thước tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng Độ chính xác khi sử dụng phần mềm tương đối thực tế với các đối tượng

- Kho thư viện thiết kế ấn tượng với nhiều sản phẩm được tạo ra Chúng ta có thể tham khảo các đối tượng đã được thực hiện trên kho thư viện hoặc cũng có thể chia sẻ sản phẩm của bản thân thực hiện

- Với nhiều chức năng và công cụ hỗ trợ, phần mềm còn mang lại góc nhìn thực tế, thỏa sức sang tạo các ý tưởng, là bước đổi mới trong khả năng mô hình hóa trực quan hơn dành cho các kỹ sư, nhà thiết kế, …

Hình 2.3: Giao diện khởi động phần mềm SketchUp

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT

Giới thiệu đối tượng

Nghiên cứu được thực hiện tại công ty sản xuất dao cụ bao gồm các sản phẩm như dao kéo và các dụng cụ cắt gọt dùng trong lĩnh vực gia dụng hoặc sản xuất công nghiệp (khuôn gá, gá kẹp, ) Các nguyên liệu được nhâp thu mua và công ty thực hiện toàn bộ quy trình gia công và tiến hành đóng gói sản phẩm Tại quy trình đóng gói sản phẩm, yêu cầu đầu tiên là bảo quản hàng hóa tránh bị gỉ sét, va đập và đáp ứng yêu cầu nếu có của khách hàng (ví dụ như logo, ký hiệu đặc biệt, )

Như đã trình bày ở phần tổng quan, nhóm muốn tiến hành cải tiến quy trình chưa được chuẩn hóa và có kết quả kiểm tra năng suất chênh lệch nhiều nhất Chính vì chưa từng có quy chuẩn nào trước đây, nên nghiên cứu tập trung vào toàn bộ quy trình bao bì, tức là bao gồm các thao tác và thời gian tiêu chuẩn cho quy trình; cách bố trí khu vực làm việc làm việc

Hàng hóa sau khi gia công, sẽ được chuyển đến bộ phận kiểm phẩm để kiểm tra chất lượng Hàng đạt chất lượng sẽ đưa đến bộ phận đóng gói Tại đây, quy trình đóng gói được diễn ra và cũng là đối tượng chúng tôi cần nghiên cứu, về cả thời gian tiêu chuẩn, thao tác và cách bố trí khu vực làm việc

Lưu đồ 3.1:Tổng quan quy trình sản xuất

Vì có quá nhiều mặt hàng, chúng tôi đã cân nhắc, lựa chọn ra một mã hàng có quy trình đóng gói gần như nhiều công đoạn nhất để nghiên cứu Bởi vì có nhiều công đoạn, nên mã hàng này sẽ phản ảnh đầy đủ nhất các thao tác cần có và không gian làm việc Từ đây có thể làm ví dụ điển hình để xây dựng thời gian tiêu chuẩn cho các mã hàng khác, có ít công đoạn hơn

Hình 3.1: Ngoại quang sản phẩm Đây là một loại dao tròn, với phần lưỡi mỏng và bén Nó có thể dung để cắt giấy, vải,

Và vì giá trị của nó tương đối cáo nên quy trình đóng gói tương đối phức tạp để đảm bảo chất lượng khi đến tay khách hàng.

Quy trình sản xuất

Sau khi hàng hóa đạt chất lượng được chuyển đến, bộ phận bao bì sẽ chuyển hàng đến khu vực chờ Và sẽ lần lượt tiến hành các thao tác đóng gói theo quy trình

3.2.1 Quy trình công nghệ công đoạn khắc laser

Mỗi sản phẩm đều phải được khắc laser trước khi đóng gói Nội dung khắc laser tùy vào yêu cầu của khách hàng hoặc quy định của công ty

STT Công đoạn chi tiết Ghi chú

1 Kiểm tra thông tin trên thẻ nhận dạng và hệ thống Epicor

Kiểm tra sự trùng khớp

2 Kiểm tra thông tin in ấn trên bản vẽ Bản vẽ đúng phiên bản

3 Điền thông tin hàng, thông tin in ấn lên tờ giấy theo dõi in ấn, đóng gói

Ký xác nhận trên giấy theo dõi in, đóng gói

4 Thiết lập thông tin in ấn trên máy laser

Kiểm tra thông tin đầy đủ, kích thước của chữ theo bản vẽ trước khi khắc lên hàng

5 Kiểm tra ngoại quang 100% Phải kiểm tra ngoại quang trước khi khắc

6 Khắc lên hàng Sau khi khắc 1 sản phẩm đầu tiên phải kiểm tra thông tin in ấn đã đạt hay chưa Bảng 3.1: Quy trình công nghệ công đoạn khắc laser Trên thực tế, các hoạt động để thực hiện các công việc theo lưu đồ như sau:

Lưu đồ 3.2: Công việc thực tế trong quy trình khắc laser

Tại công đoạn này, thao tác viên sẽ đi lấy hàng từ khu vực chờ đưa đến bàn khắc laser Sau đó, họ sẽ đọc mã hàng ghi trên thẻ nhận dạng và bắt đầu tra thông tin (số lượng hàng, đúng hình dạng hàng) Tiếp đến, thao tác viên phải đi lấy sổ từ kệ để tra các thông tin như cỡ chữ, độ đậm nhạt, vị trí khắc, Điều này mất khá nhiều thời gian vì toàn bộ là tài liệu cứng

Sau khi các công đoạn kiểm tra đã hoàn thành, thao tác viên sẽ ghi lại thông tin in ấn để xác nhận sản phẩm đầu vào đã đủ điều kiện và thao tác viên đã đủ thông tin để tiến hành khắc laser Bước tiếp theo, họ sẽ bắt đầu thiết lập các thông tin in ấn lên máy tính để bắt đầu khắc

Trước khi khắc lên hàng, thao tác viên phải kiểm tra bên ngoài sản phẩm, tránh các tình trạng hàng mẻ, trầy xướt, gỉ sét Trong quá trình gia công, khi máy laser đang hoạt động thì họ sẽ thực hiện công việc kiểm tra này

Sau khi trãi qua các bước trong công đoạn laser, hàng sẽ được chuyển qua công đoạn thứ hai

3.2.2 Quy trình công nghệ công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Tại công đoạn này, sản phẩm được kiểm tra một lần nữa Tuy nhiên, không yêu cầu khắc khe về thông số kỹ thuật mà chỉ quan tâm đến ngoại quang sản phẩm Nói cách khác, công đoạn này chỉ đảm bảo thẩm mỹ của sản phẩm khi đến tay khách hàng

STT Công đoạn chi tiết Ghi chú

1 Làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Lau sạch hàng và kiểm tra ngoại quan sét, mẻ, nứt

2 Quét dầu chóng sét Nhúng từng con hàng vào thau dầu

Bảng 3.2: Quy trình công nghệ công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Lưu đồ 3.3: Công việc thực tế trong quy trình làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Sản phẩm khắc laser xong sẽ được đẩy đến khu vực chờ Thao tác viên ở công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quan sẽ tiến đến đây lấy hàng để thực hiện công đoạn của mình Họ sẽ kiểm tra sản phẩm đầu vào và tiến hành nhúng dầu chống sét Sau khi kết thúc công đoạn, họ sẽ đẩy hàng đến khu vực chờ của công đoạn tiếp theo

3.2.3 Quy trình công nghệ công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Vì đây là sản phẩm dao cắt, nên bộ phận lưỡi rất nhạy cảm và quan trọng Sản phẩm cần được bảo vệ lưỡi trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng

STT Công đoạn chi tiết Ghi chú

1 Cắt bịch nilon Cắt bịch lót phía trong lưỡi dao trước khi gắn ống

2 Gắn ống màu cam Gắn ống bảo vệ lưỡi dao (lấy nilon trước khi gắn)

3 Gắn nẹp có chữ Sau khi gắn ống thì dùng nẹp để khóa 2 đầu ống dây

4 Bỏ hàng vào túi Sau khi gắn ống, khóa gài 2 đầu dây ống Bỏ 1 pcs vào túi Bảng 3.3: Quy trình công nghệ công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Lưu đồ 3.4: Công việc thực tế trong quy trình gắn ống bảo vệ lưỡi

Thao tác viên sẽ lấy hàng từ khu vực chờ, đẩy đến khu vực gắn ống bảo vệ Sau đó, thao tác viên sẽ đi đến nơi để nilon để cắt ra thành những miếng lót rồi đem đếnn nơi gắn ống bảo vệ Việc này được hiểu là, họ sẽ phải tự đi lấy vật tư ở một nơi khác khu vực làm việc của họ Sau đó họ trở lại khu vực gắn ống màu cam, thao tác theo như quy trình Sau đó họ phải đi lấy túi nilon ở một nơi khác rồi quay lại và bỏ từng sản phẩm vào túi Kết thúc công đoạn này họ sẽ để hàng tại khu vực này hoặc chất từng chồng nhỏ khoảng 5 sản phẩm lên xe hàng để tránh rơi rớt sản phẩm

3.2.3 Quy trình công nghệ công đoạn đóng gói

Công đoạn cuối cùng của quy trình là cho sản phẩm vào hộp giấy

STT Công đoạn chi tiết Ghi chú

1 Ép miệng túi Dùng máy ép túi để ép miệng túi

2 Đánh tem Đánh tem theo hệ thống

3 Bỏ hàng vào hộp Bỏ 1pcs/hộp

4 Dán tem lên hộp Dán tem lên hộp

5 Xếp hàng lên xe Xếp hàng lên xe ngay ngắn

Bảng 3.4: Quy trình công nghệ công đoạn đóng gói

Lưu đồ 3.5: Công việc thực tế trong quy trình đóng gói

Thao tác viên sẽ lấy hàng từ công đoạn ép miệng bịch về vị trí đóng gói Sau đó sẽ kiểm tra có bao nhiêu sản phẩm và đi đánh tem với số lượng tương ứng Sau đó sẽ quay lại vị trí đóng gói và tiến hành các thao tác như quy trình Sau khi kết thúc, họ chỉ cần xếp hàng ngay ngắn lên xe, quản lý hoặc dẫn ca sẽ đưa hàng thành phẩm đến kho thành phẩm.

Thực trạng sản xuất hiện tại

3.3.1 Thời gian tiêu chuẩn đang sử dụng

Như đã giới thiệu, thời gian tiêu chuẩn của các công đoạn trong quy trình đóng đều được ghi nhận dựa trên kinh nghiệm của quản lý bộ phận này Quy trình này đã được áp dụng trong nhiều năm mà chưa được kiểm soát

STT Công đoạn Thời gian quy trình (phút)

2 Làm sạch, kiểm tra ngoại quang 0.45

3 Gắn ống bảo vệ lưỡi 1.09

Bảng 3.5: Thời gian tiêu chuẩn quy trình bao bì

Trong quá trình tìm hiểu đề tài, nhóm nghiên cứu thấy được sự bất thường đối với thời gian chuẩn này Khi xem báo cáo từ bộ phận kiểm soát nội bộ, năng suất của bộ phận bao bì, năng suất không khớp với thời gian tiêu chuẩn, và con số này chênh lệch khá lớn Khi năng suất thay đổi, nghĩa là cycle time đang thay đổi trong cùng thời gian làm việc, vì:

Năng suất = tổng thời gian làm việc/cycle time [20]

STT Công đoạn Thời gian quy trình

Năng suất quy trình Năng suất thực tế

Chênh lệch phút pcs pcs %

2 Làm sạch, kiểm tra ngoại quang

3 Gắn ống bảo vệ lưỡi

Bảng 3.6: So sánh năng suất – báo cáo của bộ phận kiểm soát nội bộ

Từ đây, ta thấy năng suất thực tế chênh lệch so với năng suất quy trình Tuy nhiên, đây chỉ là khảo sát sơ bộ và thời gian quy trình chưa có cơ sở chứng minh

Thứ nhất, cách bố trí cơ sở vật chất khu vực làm việc tại bộ phận bao bì không hợp lý

Chúng ta có thể nhìn vào hiện trường làm việc:

Hình 3.2: Khu vực bao bì của doanh nghiệp Ghi chú:

- (I): Khu vực kho vật tư

- (II): Khu vực để nước uống

- (III): Khu vực để bìa carton

- (IV): Khu vực để dầu chống sét

- (V): Khu vực để tài liệu và đồ dùng cá nhân

- (C): Khu vực lau hàng và kiểm tra ngoại quang

- (E): Khu vực cắt bìa carton

- (F): Khu vực gắn ống bảo vệ

- (G): Khu vực bỏ hàng vào hộp

- (H): Khu vực để hàng thành phẩm

Trong đó, các xe hàng không được bố trí khu vực để xe, chúng được đặt rãi rác khắp nơi trong khu vực làm việc Điều này làm chiếm diện tích khu vực làm việc, bất tiện khi di chuyển Đồng thời, các xe đặt lẫn lộn, không có trật tự sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa các sản phẩm đã được xử lý và sản phẩm chờ xử lý

STT Nhân viên Thời gian kiểm tra – lấy hàng đầu vào

Bảng 3.7: Thống kê thời gian chờ kiểm tra hàng

Nhóm tiến hành time study đã thu thập nhanh được kết quả như như trên, trung bình mỗi lần lấy hành phải mất 6 phút để kiểm tra hàng đầu vào Và lý do nhận được từ thao tác viên là họ gặp khó khăn trong việc nhận biết hàng đã gia công và di chuyển hàng đến vị trí làm việc bởi vì các xe không sắp xếp theo thứ tự

Bộ phận bao bì được bố trí kho để vật tư như túi nilon, ống bảo vệ lưỡi, hộp giấy, bìa giấy Tuy nhiên, bìa giấy vẫn được mang ra ngoài và đặt cạnh khu vực làm việc Điều này cũng lãng phí một diện tích khá lớn khu vực làm việc Và các bìa giấy này tương đối nhẹ, việc sắp xếp thành các chồng cao dễ bị đổ ngã

Các dụng cụ làm việc sau khi sử dụng không quy định vị trí cất giữ Vì vậy, các nhân viên đặt trực tiếp lên sản phẩm hoặc bất cứ đâu Đây là các vật dụng dính nhiều hóa chất, kích thước nhỏ, nhẹ

Bàn làm việc trở thành bàn ăn sáng của nhân viên, mặc dù công ty đã trang bị phòng ăn Việc này ảnh hưởng đến sức khỏe và phong cách làm việc chuyên nghiệp của nhân viên

Tuy nhiên, đây chỉ là một vài vấn đề nổi bật khi nhìn vào khu vực làm việc Khi vào dây chuyền sản suất có thể sẽ phát sinh thêm một số vấn đề khác mà đi vào phân tích thao tác chúng sẽ xuất hiện

Thứ hai, trong quá trình gia công, hàng hóa di chuyển không theo quy luật Bởi vì các khu vực gia công của từng công đoạn không theo lối và dường như không có mục đích sắp xếp Các chuyền chồng chéo lên nhau điều này làm tốn thời gian cho quá trình di chuyển và tốn nhân lực

Hàng hóa chuyển đến bộ phận bao bì sẽ được tập kết tại vị trí khu vực chờ (A) Theo quy trình gia công, hàng sẽ được chuyển đến khu vực laser (B) Sau đó, hàng sau khi laser sẽ được

30 chuyển tiếp đến khu vực lau hàng và kiểm tra ngoại quang (C) Tại khu vực này, công ty ghép khu vực laser và lau hàng lại thành một Và thiết kế chúng thành hai chuyền song song nhau Công nhân di chuyển xuống khu vực (IV) tại cuối chuyền lấy dầu chống sét về khu vực lau hàng và kiểm tra ngoại quang (C) mỗi khi hết dầu để xử lí hàng Khi hoàn thành việc xử lí ngoại quan quay lại khu vực quấn ni long (D) trên đầu chuyền Kế đến, hàng chuyển xuống khu vực gắn ống bảo vệ (F) ở phía đối diện

Sau khi kết thúc công đoạn gắn ống bảo vệ, hàng đến khu vực vào hộp (G) Tuy nhiên, thao tác viên phải di chuyển về khu vực lấy bìa giấy (III) để mang bìa về khu vực vào hộp mới có thể tiếp tục công đoạn

Trải qua công đoạn cuối cùng, thành phẩm sẽ được đẩy vòng về khu vực hàng thành phẩm chở nhập kho (H) Tại đây không có đường kẻ, hoặc bảng phân loại nào giữa hàng đã thành phẩm hoặc hàng đang gia công dang dở

Từ quá trình di chuyển hàng hóa ta có thể thấy được việc lãng phí di chuyển là không thể tránh Bên cạnh đó, lối di chuyển giữa các khu vực khá nhỏ, không thuận tiện lưu thông chồng chéo Việc này có thể dẫn đến va chạm, làm móp, mẻ hàng hóa.

Thu thập thông tin và xử lý thông tin

Thông qua camera giám sát thu thập được thông tin về năng suất và các hoạt động của thao tác viên tại bộ phận này.Thông qua quy trình công nghệ và sự tìm hiểu chi tiết về các thao tác và vật tư hỗ trợ, nhóm đã ghi nhận lại nội dung công việc và thời gian thực hiện Việc này diễn ra trong 3 lần và 3 thời điểm khác nhau Các thao tác sau khi thu thập sẽ được phân loại dựa vào phương pháp Lean Tiếp theo, nhóm loại bỏ các nhóm thao tác lãng phí, sắp xếp các thao tác cần Công đoạn sau cùng sẽ là chuẩn hóa các thao tác để cho ra quy trình hợp lý nhất và có thời gian chuẩn đúng đắn nhất

Với mục tiêu thiết lập quy trình mới, bao gồm hướng dẫn thao tác và thời gian tiêu chuẩn Nghiên cứu đã tiếp cận với hiện trạng sản suất tại nhà bộ phận bao bì, thu thập và phân loại các thao tác cần để tạo ra sản phẩm Thông qua hệ thống camera, thu thập được các thao tác và thời gian một cách khách quan nhất có thể, đảm bảo tính đúng đắn, hạn chế tác động tiêu cực Các thao tác trong quá trình thu thập là dữ liệu để đối chiếu với quy trình công nghệ của công đoạn và là cơ sở để bố trí khu vực sản xuất

Căn cứ để xác định thao tác là quy trình công nghệ và công cụ Lean Giá trị của sản phẩm được xác định dựa trên sự yêu cầu và sự chi trả của khách hàng để sở hữu sản phẩm Từ đây, chia ra thành hai loại hoạt động trong sản xuất [21]:

Thứ nhất, hoạt động tạo giá trị: Là các hoạt động chuyển hóa nguyên vật liệu thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng yêu cầu và khách hàng sẵn sàng trả tiền cho hoạt động này (Trong thuật ngữ cải tiến, các hoạt động này được viết tắt là VA – Value Added)

Thứ hai, hoạt động không tạo giá trị: Là các hoạt động không cần thiết để chuyển hóa nguyên vật liệu thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu (viết tắt là NVA – None Value Added)

Trong đó có các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm (viết tắt là BNVA – Business None Value Added)

Dựa vào cơ sở phân loại trên, đề tài phân loại bước đầu phân chia, loại bỏ các thao tác thừa và hướng dẫn thao tác tối ưu

Tiếp theo, mặt bằng sản xuất là mục tiêu cải tiến tiếp theo Lập kế hoạch bố trí bao gồm việc sắp xếp tối ưu mọi thứ cần thiết trong cơ sở như máy móc, hàng tồn kho và máy trạm để giảm lãng phí có thể xảy ra [14] Nếu hướng dẫn thao tác kết hợp với cách bố trí khu vực làm việc một cách nhuần nhuyễn thì năng suất làm việc sẽ có sự cải thiện rõ Để minh chứng cho việc này thì bước tiếp theo của nghiên cứu này là xây dựng định mức thời gian Từ đó, so sánh giữa năng suất theo quy trình hiện tại (quy trình chưa được đánh giá), năng suất thực tế (hiện tại) và năng suất sau khi xây dựng định mức thời gian (nghiên cứu)

3.4.1 Thu thập dữ liệu công đoạn khắc hàng

Các di chuyển và thời gian thực hiện trong quá trình thực hiện công đoạn khắc laser được ghi nhận lại trong Bảng 3.8 Tại đây, một số thao tác không thuộc nội dung công việc của quy trình đã được phân loại ra Thao tác viên đã thực hiện các công việc của quản lý như lấy giấy in, in và công việc của đội ngũ vệ sinh

Từ Bảng 3.8, tổng thời gian từ lúc bắt đầu quy trình đến lúc kết thúc quy trình được ghi nhận vào Bảng 3.9:

Số lượng Tổng thời gian Thời gian sản xuất một sản phẩm phút phút

Bảng 3.8: Nghiên cứu thời gian công đoạn khắc laser

Trong khi thời gian chuẩn của công đoạn khắc hàng chỉ có 0.2 phút thì thời gian thực tế cho mỗi sản phẩm trong 3 lần ghi nhận đều lớn hơn 0.2 phút

3.4.2 Công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Các di chuyển và thời gian thực hiện trong quá trình thực hiện công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang được ghi nhận lại trong Bảng 3.10 Các công việc: lấy dầu chống xét, lấy vải lau với mục đích phục vụ các bước có trong quy trình Tuy nhiên, với quy trình công nghệ thì không ghi nhận thời gian này

Từ Bảng 3.10, tổng thời gian từ lúc bắt đầu quy trình đến lúc kết thúc quy trình được ghi nhận vào Bảng 3.11:

Số lượng Tổng thời gian Thời gian sản xuất một sản phẩm phút phút

Bảng 3.9: Nghiên cứu thời gian công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Trong khi thời gian chuẩn của công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang là 0.45 phút Tuy nhiên, thời gian thực tế cho mỗi sản phẩm trong 3 lần ghi nhận đều nhỏ hơn 0.45 phút, bao gồm các công việc không được ghi nhận thời gian Đây là điểm cần lưu ý trong quy trình này 3.4.3 Công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Các di chuyển và thời gian thực hiện trong quá trình thực hiện công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi Bảng 3.12 Tại công đoạn này phát sinh thêm các hành động đi lấy vật tư để thực hiện công việc đã được liệt kê trong quy trình công nghệ Và thao tác viên cũng thực hiện các công việc không cần thiết như lấy vải lau

Từ Bảng 3.12, tổng thời gian từ lúc bắt đầu quy trình đến lúc kết thúc quy trình được ghi nhận vào Bảng 3.13:

Số lượng Tổng thời gian Thời gian sản xuất một sản phẩm phút phút

Bảng 3.10: Nghiên cứu thời gian công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Thời gian chuẩn của công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi là 1.09 phút Nhưng thời gian thực tế cho mỗi sản phẩm trong 3 lần ghi nhận có xu hướng nhỏ hơn 1.09 phút, bao gồm các công việc không được ghi nhận thời gian

Các di chuyển và thời gian thực hiện trong quá trình thực hiện công đoạn đóng gói được ghi nhận vào Bảng 3.14 Tại công đoạn này phát sinh thêm các hành động đi lấy vật tư để bược hiện công việc đã được liệt kê trong quy trình công nghệ Và hành động này có thể được loại bỏ bằng cách bố trí khu vực chưa hộp giấy liền kề với vị trí thực hiện công đoạn

Từ Bảng 3.14, tổng thời gian từ lúc bắt đầu quy trình đến lúc kết thúc quy trình được ghi nhận vào Bảng 3.15:

Số lượng Tổng thời gian Thời gian sản xuất một sản phẩm phút phút

Bảng 3.11: Nghiên cứu thời gian công đoạn đóng gói

Thời gian chuẩn của công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi là 0.71 phút Nhưng thời gian thực tế cho mỗi sản phẩm trong 3 lần ghi nhận có xu hướng nhỏ hơn 0.71 phút, bao gồm công việc không được ghi nhận thời gian

Hình 3 3: Biểu đồ so sánh thời gian thực tế và thời gian tiêu chuẩn

Thông qua các thông tin đã thu thập được, nếu so sánh giữa các thời gian nghiên cứu và thời gian trong quy trình thì có độ chênh lệch khá lớn Nó có hai xu hướng rõ ràng, hoặc là cao hơn (đối với công đoạn khắc hàng), hoặc là thấp hơn (đối với các công đoạn còn lại) so với quy trình Điểm chung của 4 công đoạn trên là đều có thêm các công việc không ghi nhận trong quy trình công nghệ Các công việc trên như ngầm hiểu phải thực hiện và không được tính thời gian trong thời gian chuẩn của quy trình Các thao tác viên thực hiện chúng không đồng nhất với nhau, có thực hiện hoặc không thực hiện, có thể thực hiện công đoạn này trước công đoạn khác

Khắc laser Làm sạch, kiểm tra ngoại quang

Gắn bảo vệ lưỡi Đóng gói

Thời gian chuẩn Lần 1 Lần 2 Lần 3

CHUẨN HÓA QUY TRÌNH

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiêu chuẩn

Dựa trên dữ liệu về nội dung công việc và thời gian đã thu thập được, nhóm nhận thấy rằng có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thời gian tiêu chuẩn của quy trình sản xuất:

Thứ nhất, trong quá trình gia công, thao tác viên thực hiện những công việc không thuộc nhiệm vụ của mình Vì họ không được hướng dẫn và không có mô tả công việc cụ thể Và bộ phận quản lý không thực hiện tốt công việc của mình nên thao tác viên phải làm những việc quá trách nhiệm, dẫn đến giảm thời gian trực tiếp sản xuất, giảm năng suất

Thứ hai, các trang thiết bị, vật tư nằm quá rời rạc và cách xa vị trí làm việc Điều này làm tăng lãng phí di chuyển, giảm hiệu quả sản xuất

Thứ ba, thời gian tiêu chuyển hiện tại đang sử dụng đã được đưa ra từ ngày đầu thiết lập dây chuyền sản xuất, chưa từng được kiểm tra, chỉnh sửa Trong khi trước đây, dây chuyền rất mới, nhân lực chưa có nhiều kỹ năng Hiện tại dây chuyền sản xuất đã được cải tiến, đổi mới, nhân lực có sự thành thục nhất định Vì vậy, thời gian tiêu chuẩn sẽ có khả năng giảm xuống, năng suất sẽ tăng lên

Thứ tư, các thao tác của thao tác viên không nhất quán với nhau Điều này dễ nhầm lẫn, bỏ xót các bước trong quy trình làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Cách bố trí khu vực làm việc trong dự kiến

Từ các vấn đề được đặt ra từ phần nhận xét cách bố trí, nhóm đã sắp xếp lại một số vị trí mới để giảm thiểu các thao tác không cần thiết Hàng hóa chuyển đến bộ phận bao bì sẽ được tập kết tại vị trí khu vực chờ (A) Theo quy trình gia công, hàng sẽ được chuyển đến khu vực laser (B) Sau đó, hàng sau khi laser sẽ được chuyển tiếp đến khu vực lau hàng và kiểm tra ngoại quang (C) Tại khu vực này, nhóm ghép khu vực laser và lau hàng lại thành một Và thiết kế chúng thành hai chuyền song song nhau Thao tác viên di chuyển xuống khu vực (IV) lấy dầu chống sét về khu vực lau hàng và kiểm tra ngoại quang (C) mỗi khi hết dầu để xử lí hàng Khi hoàn thành việc xử lí ngoại quan tiếp tục đến khu vực quấn ni long (D) Kế đến, hàng chuyển xuống khu vực gắn ống bảo vệ (F)

Sau khi kết thúc công đoạn gắn ống bảo vệ, hàng đến khu vực vào hộp (G) Thao tác viên về khu vực lấy bìa giấy (III) để mang bìa về khu vực vào hộp mới khi hết hộp để đóng gói Trãi qua công đoạn cuối cùng, thành phẩm sẽ được đẩy vòng về khu vực hàng thành phẩm chở nhập kho (H1), và thêm khu vực (H2) để hàng không đạt chờ xử lí

Thứ tự các khu làm việc của từng công đoạn sắp xeo theo quy trình đóng gói nguồn hàng, sử dụng không gian nhà xưởng hiệu quả Giảm được thời gian di chuyển và dễ kiểm soát, thuận tiện trong việc kiểm tra các nguồn hàng khi có vấn đề xảy ra Tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho người lao động, đảm bảo tính linh hoạt hệ thống sản xuất

Công việc được chia ra theo nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa cho phép, các khu làm việc tương ứng thứ tự quy trình đòi hỏi trình tự sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc Đảm bảo độ nhịp nhàng trong công việc, làm giảm tối đa thời gian chờ trong chuyền tận dụng tối đa nguồn trang thiết bị, cơ sở sản xuất

Hình 4.1: Bố trí khu vực làm việc trong dự kiến Ghi chú:

- (I): Khu vực kho vật tư

- (II): Khu vực để nước uống, nghỉ ngơi

- (III): Khu vực để bìa carton

- (IV): Khu vực để dầu chống sét

- (V): Khu vực để tài liệu và đồ dùng cá nhân

- (C): Khu vực lau hàng và kiểm tra ngoại quang

- (E): Khu vực cắt bìa carton

- (F): Khu vực gắn ống bảo vệ

- (G): Khu vực bỏ hàng vào hộp

- (H1): Khu vực để hàng thành phẩm

- (H2): Khu vực để hàng không đạt

Hình 4.2: Tổng quan khu vực làm việc trong dự kiến

Bảng hướng dẫn công việc

Dựa trên những dữ liệu về thời gian và nội dung công việc nhóm tiến hành loại bỏ các thao tác không cần thiết và công việc không thuộc nhiệm vụ của các thao tác viên Các thao tác: lấy hàng, đẩy hàng hoàn thành đến công đoạn tiếp theo, chất hàng xuống xe, mang găng tay là các thao tác không thể loại bỏ và cần có tính nhất quán để không ảnh hưởng đến quy trình làm việc và chất lượng sản phẩm

4.3.1 Hướng dẫn công đoạn khắc hàng

Sau khi xem xét và so sánh tính cấp thiết của các thao tác, nhóm đã thêm các công việc vào quy trình và thực hiện bảng hướng dẫn công việc công đoạn khắc hàng như sau:

STT Công đoạn chi tiết Nội dung công việc Ghi chú

1 Lấy hàng Lấy xe hàng chuẩn bị gia công đến khu vực khắc hàng

2 Kiểm tra thông tin trên thẻ nhận dạng

Kiểm tra sự trùng khớp với hệ thống theo dõi

Kiểm tra thông tin phiên bản in ấn mới nhất Điền thông tin đã xác nhận vào giấy theo dõi, ký tên

Xem tài liệu nội bộ

3 Thiết lập thông tin in ấn trên máy laser

Kiểm tra thông tin đầy đủ, kích thước của chữ theo bản vẽ trước khi khắc lên hàng

4 Điều chỉnh máy khắc laser Điều chỉnh máy theo kích thước của sản phẩm

5 Mang găng tay Mang găng tay y tế và găng tay chống cắt, không chạm tay trực tiếp lên sản phẩm

6 Khắc sản phẩm đầu tiên

Kiểm tra sản phẩm sau khi khắc đã đạt yêu cầu chưa

So sánh với yêu cầu nội bộ đối với mã hàng

7 Khắc lên hàng Nếu sản phẩm đầu tiên đã đạt yêu cầu, tiến hành khắc các sản phẩm còn lại

Trong khi máy laser đang hoạt động, thao tác viên phải kiểm tra ngoại quang các sản phẩm đang đợi khắc laser

8 Chất hàng xuống xe Sau khi khắc laser, thao tác viên chất hàng xuống xe ngay ngắn

9 Đẩy xe hàng đi Thao tác viên đẩy xe hàng đã chất xong đến khu vực chờ công đoạn tiếp theo

Bảng 4.1: Hướng dẫn công việc công đoạn khắc laser

Từ Bảng 3.8 và Bảng 4.1, thời gian thực hiện các công việc đã được lọc lại và ghi nhận vào bảng dưới 4.2 nhầm mục đích tiến hành tính toán thời gian chuẩn cho công đoạn khắc hàng

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

2 Kiểm tra thông tin trên thẻ nhận dạng 3.17 3.70 1.02

3 Thiết lập thông tin in ấn trên máy laser 1.22 1.32 2.02

4 Điều chỉnh máy khắc laser 1.5 11.40 9.43

6 Khắc và kiểm tra sản phẩm đầu tiên 1.50 0.87 1.35

Bảng 4.2: Ghi nhận thời gian công đoạn khắc laser 4.3.2 Hướng dẫn công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Sau khi xem sét và so sánh tính cấp thiết của các thao tác, nhóm đã thêm các công việc vào quy trình và thực hiện bảng hướng dẫn công việc công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang như sau:

STT Công đoạn chi tiết Nội dung công việc Ghi chú

1 Lấy hàng Đẩy xe hàng từ khu vực chờ về vị trí quét dầu chống sét

2 Mang găng tay Mang găng tay y tế và găng tay chống cắt, không chạm tay trực tiếp lên sản phẩm

3 Làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Lau sạch hàng và kiểm tra ngoại quan sét, mẻ, nứt

Nhúng từng con hàng vào thau dầu rồi đặt xuống xe hàng

5 Đẩy xe hàng đi Thao tác viên đẩy xe hàng đã chất xong đến khu vực chờ công đoạn tiếp theo

Bảng 4.3: Hướng dẫn công việc công đoạn lau hàng và kiểm tra ngoại quang

Từ Bảng 3.10 và Bảng 4.3, thời gian thực hiện các công việc đã được lọc lại và ghi nhận vào bảng dưới 4.4 nhầm mục đích tiến hành tính toán thời gian chuẩn cho công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

3 Làm sạch và kiểm tra ngoại quang 48.95 30.28 50.55

Bảng 4.4: Ghi nhận thời gian công đoạn lau hàng và kiểm tra ngoại quang

4.3.3 Hướng dẫn công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Sau khi xem sét và so sánh tính cấp thiết của các thao tác, nhóm đã thêm các công việc vào quy trình và thực hiện bảng hướng dẫn công việc công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi Trong đó, các thao tác lấy vật tư đều được loại bỏ, thay vào đó sẽ bố trí lại vị trí đặt để vật tư cho thích hợp

STT Công đoạn chi tiết Nội dung công việc Ghi chú

1 Cắt bịch nilon Cắt bịch lót phía trong lưỡi dao trước khi gắn ống

Cắt nilon thành những tấm có kích thước 650mm x 400mm

2 Mang găng tay Mang găng tay y tế và găng tay chống cắt, không chạm tay trực tiếp lên sản phẩm

3 Gắn ống màu cam Gắn ống bảo vệ lưỡi dao Quấn nilon đã cắt vào trước khi gắn

4 Gắn nẹp có chữ Sau khi gắn ống thì dùng nẹp để khóa 2 đầu ống dây

Nẹp vừa đủ lực để cố định ống bảo vệ lưỡi

5 Bỏ hàng vào túi Bỏ 1 sản phẩm vào túi

Bảng 4.5: Hướng dẫn công việc công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Từ Bảng 3.12 và Bảng 4.5, thời gian thực hiện các công việc đã được lọc lại và ghi nhận vào bảng dưới 4.6 nhầm mục đích tiến hành tính toán thời gian chuẩn cho công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

Bảng 4.6: Ghi nhận thời gian công việc công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

4.3.4 Hướng dẫn công đoạn đóng gói

Sau khi xem sét và so sánh tính cấp thiết của các thao tác, nhóm đã thêm các công việc vào quy trình và thực hiện bảng hướng dẫn công việc công đoạn đóng gói Thao tác lấy hộp đã được loại bỏ, thay vào đó nhóm sẽ bố trí lại vị trí đặt hộp giấy phù hợp với khu vực đóng gói

STT Công đoạn chi tiết Nội dung công việc Ghi chú

1 Đánh tem Đánh tem theo hệ thống Mở phần mềm in tem tại máy tính đã được mở sẵn

2 Ép miệng túi Dùng máy ép túi để ép miệng túi

Dùng máy ép bìa đã đặt sẵn nhiệt độ

3 Bỏ hàng vào hộp Bỏ 1pcs/hộp

4 Dán tem lên hộp Dán tem lên hộp Dán tem bất kì vị trí nào ở bên trong hộp giấy

5 Xếp hàng lên xe Xếp hàng lên xe ngay ngắn

Bảng 4.7: Hướng dẫn công việc công đoạn đóng gói

Từ Bảng 3.14 và Bảng 4.7, thời gian thực hiện các công việc đã được lọc lại và ghi nhận vào bảng dưới 4.8 nhầm mục đích tiến hành tính toán thời gian chuẩn cho công đoạn đóng gói

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

Bảng 4.8: Ghi nhận thời gian công việc công đoạn đóng gói

Tính toán thời gian tiêu chuẩn

Từ bảng hướng dẫn công việc, ta lọc ra các thời gian đi thực hiện di chuyển và tiến hành tính thời gian tiêu chuẩn cho các bước trong quy trình Nhóm thực hiện các bước sau [22]:

- Bước 1: Tính thời gian trung bình (Ws): Ws = (∑Xi)/N

- Bước 2: Chọn hệ số điều chỉnh (P): P = 1+ p

+0.15 A1 Rất xuất sắc 0.13 A1 Rất xuất sắc

-0.05 E1 Trung bình yếu -0.04 E1 Trung bình yếu

-0.22 F2 -0.17 F2 Điều kiện làm việc Tính nhất quán

-0.03 E Dưới trung bình -0.02 E Dưới trung bình

Bảng 4.9: Tham khảo hệ số điều chỉnh

- Bước 3: Tính thời gian bình thường (Wn): Wn = Ws x P

- Bước 4: Tính hệ số phụ cấp (k)

Các yếu tố phụ cấp Khoảng cho phép Kết quả

Năng lượng sử dụng 0.00 - 6.00 % 1% Điều kiện làm việc (đứng hai chân) 1.00 - 2.50 % 1.5%

Nhu cầu cá nhân (đi vệ sinh, uống nước, ) 2.00 - 2.5% 2%

Bảng 4.10: Tham khảo yêu tố phụ cấp

- Bước 5: Tính thời gian chuẩn (Wb): Wb = Wn x (1+k)

4.4.1 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn khắc hàng

Dựa vào dữ liệu thời gian đã ghi nhận được kết hợp với tiêu chí đánh giá theo Bảng 4.9, nhóm lựa tiến hành chọn các thống số điều chỉnh cho công đoạn khắc hàng

STT Công đoạn chi tiết Hệ số đánh giá hiệu suất làm việc

Nổ lực Điều kiện làm việc

2 Kiểm tra thông tin trên thẻ nhận dạng

3 Thiết lập thông tin in ấn trên máy laser

4 Điều chỉnh máy khắc laser

6 Khắc và kiểm tra sản phẩm đầu tiên

Bảng 4.11: Hệ số điều chỉnh công đoạn khắc hàng Thời gian sử dụng được đổi sang đơn vị giây để giảm sai số

Dùng hệ số điều chỉnh cho công đoạn khắc hàng P và tần số xuất hiện trong khảo sát là 1.00

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

2 Kiểm tra thông tin trên thẻ nhận dạng

3 Thiết lập thông tin in ấn trên máy laser

4 Điều chỉnh máy khắc laser 0.492 5.261 2.644 2.799 1.00 0.99 2.771

6 Khắc và kiểm tra sản phẩm đầu tiên

Bảng 4.12: Thời gian tiêu chuẩn các bước công đoạn khắc hàng Thời gian chuẩn công đoạn khắc hàng

Thời gian tiêu chuẩn công đoạn khắc hàng = 0.275 x (1+0.075) = 0.296 (phút)

4.4.2 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Dựa vào dữ liệu thời gian đã ghi nhận được kết hợp với tiêu chí đánh giá theo Bảng 4.9, nhóm lựa tiến hành chọn các thống số điều chỉnh cho công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

STT Công đoạn chi tiết Hệ số đánh giá hiệu suất làm việc

Kỹ năng Nổ lực Điều kiện làm việc

3 Làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Bảng 4.13: Hệ số điều chỉnh công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Thời gian sử dụng được đổi sang đơn vị giây để giảm sai số

Dùng hệ số điều chỉnh cho công đoạn khắc hàng P và tần số xuất hiện trong khảo sát là 1.00

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

3 Làm sạch và kiểm tra ngoại quang

5 Đẩy xe hàng đi 0.393 0.937 0.639 0.657 1.00 0.91 0.597 Bảng 4.14: Thời gian tiêu chuẩn các bước công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang Thời gian chuẩn công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang

Thời gian tiêu chuẩn công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang = 0.358 x (1+0.075) = 0.385 (phút)

4.4.3 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Dựa vào dữ liệu thời gian đã ghi nhận được kết hợp với tiêu chí đánh giá theo Bảng 4.9, nhóm lựa tiến hành chọn các thống số điều chỉnh cho công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

STT Công đoạn chi tiết

Hệ số đánh giá hiệu suất làm việc

Kỹ năng Nổ lực Điều kiện làm việc

Bảng 4.15: Hệ số điều chỉnh công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

Bảng 4.16: Thời gian tiêu chuẩn các bước công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Thời gian chuẩn công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi

Thời gian tiêu chuẩn công đoạn gắn ống bảo vệ lưỡi = 0.876 x (1+0.075) = 0.941 (phút)

4.4.4 Thời gian tiêu chuẩn công đoạn đóng gói

STT Công đoạn chi tiết

Hệ số đánh giá hiệu suất làm việc

Kỹ năng Nổ lực Điều kiện làm việc

Bảng 4.17: Hệ số điều chỉnh công đoạn đóng gói

STT Công đoạn chi tiết Lần 1

Tần số Hệ số đánh giá

Bảng 4 18: Thời gian tiêu chuẩn các bước công đoạn đóng gói

Thời gian chuẩn công đóng gói

Thời gian tiêu chuẩn công đoạn đóng gói = 0.539 x (1+0.075) = 0.580 (phút)

STT Công đoạn Thời gian tiêu chuẩn

2 Làm sạch, kiểm tra ngoại quang 0.385

Bảng 4.19: Thời gian chuẩn các bước công đoạn đóng gói Khảo sát năng suất trong 1 giờ làm việc:

STT Công đoạn Năng suất trước nghiên cứu

Năng suất sau nghiên cứu

2 Làm sạch, kiểm tra ngoại quang 133.3 155.79 16.87%

Bảng 4.20: So sánh năng suất trước và sau nghiên cứu

Sau khi chuẩn hóa quy trình, tổng thời gian chuẩn của quy trình bao bì giảm từ 2.45 phút (24.49 sản phẩm/giờ) xuống còn 2.202 phút (27.24 sản phẩm/giờ) tức là năng suất tăng lên 11.25% Trong đó, năng suất công đoạn khắc laser giảm 32.38% vì do thời gian thiết lập máy khắc mất nhiều thời gian Các công đoạn làm sạch và kiểm tra ngoại quang, gắn bảo vệ lưỡi và đóng gói lần lượt tăng 16.87%, 15.9% và 22.45% Tuy rằng quy trình hiện tại được cập nhật thêm các bước nhưng năng suất vẫn tăng lên do ban đầu thời gian tiêu chuẩn không được xây dựng theo trình tự nhiều bước và chỉ đo lường một lần duy nhất

Ngày đăng: 24/02/2024, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN