HOÀNG VĂN CHUYỂN SVTH: PHẠM TRƯƠNG KHẮC HUY NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN VÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHOCOLATE NĂNG SUẤT 1000KG SẢN PHẨM/NGÀY Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH P
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
GVHD: TS HOÀNG VĂN CHUYỂN SVTH: PHẠM TRƯƠNG KHẮC HUY
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN
VÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHOCOLATE NĂNG SUẤT
1000KG SẢN PHẨM/NGÀY
S KL0 08 4 9 1
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 12/2021
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phạm Trương Khắc Huy MSSV: 17116177
Ngành: Công nghệ Thực phẩm
1 Tên khóa luận: Nghiên cứu thiết kế dây chuyền và nhà máy sản xuất chocolate năng
suất 1000 kg sản phẩm/ngày
2 Nhiệm vụ của khóa luận:
- Tổng quan về ngành sản xuất chocolate trong nền kinh tế hiện nay
- Nghiên cứu và lập luận lựa chọn địa xây dựng nhà máy sản xuất chocolate
- Tổng quan về tài liệu nguyên liệu và quy trình công nghệ sản xuất chocolate
- Lập kế hoạch sản xuất và tính toán lựa chọn thiết bị và nhân sự cho nhà máy
- Thiết kế, bố trí phân xưởng sản xuất và toàn nhà máy sản xuất chocolate
- Tính toán chi phí các công trình phụ trợ và kinh tế về tính khả thi thực hiện của nhà máy
- Tổng quan các quy định về an toàn lao động và các quy định về phòng cháy chữa cháy trong nhà máy
3 Ngày giao nhiệm vụ khóa luận:
4 Ngày hoàn thành khóa luận:
5 Họ tên người hướng dẫn : TS Hoàng Văn Chuyển
Phần hướng dẫn: Toàn bộ khóa luận
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua bởi
Trưởng Bộ môn Công nghệ Thực phẩm
Tp.HCM, ngày tháng năm 2021
Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2.5 tháng nỗ lực và cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu thiết kế thì việc thực hiện đồ
án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thiết kế dây chuyền và nhà máy sản xuất chocolate năng suất 1000 kg sản phẩm/ngày” đã hoàn thành Ngoài những kiến thức, sự cố gắng nghiên cứu học hỏi của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía nhà trường, thầy
cô, bạn bè và gia đình
Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy TS Hoàng Văn Chuyển – Giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Trong suốt thời gian thực hiện đề tài của khóa luận tốt nghiệp, thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và kịp thời để tôi có thể hoàn thành thật tốt khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, thầy cũng luôn đưa ra các ý kiến hữu ích để tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài
Tiếp theo, tôi cũng xin chân thành cám ơn sự dạy dỗ tận tình, đầy nhiệt huyết và hết lòng yêu thương sinh viên của quý Thầy Cô Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm Nhờ có quý Thầy Cô mà tôi từng bước xây dựng và nâng cao được nền tảng kiến thức chuyên môn về Ngành Công nghệ Thực phẩm nói riêng và kiến thức xã hội nói chung Đồng thời càng nhận ra nhiều điều thú vị và phát triển của ngành mà tôi đang theo học suốt những năm qua Đây thật sự là động lực rất lớn để tôi không ngừng cố gắng và hoàn thiện thật tốt đồ án Bên cạnh đó, tôi không quên gửi lời cảm ơn đến nhà trường và quý Thầy Cô Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đồ án tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh trong thời gian dài của dịch bệnh
Mặc dù tôi đã rất cố gắng để hoàn thiện đề tài một cách chất lượng nhất có thể trong khoảng thời gian khó khăn do Covid và đảm bảo đúng thời hạn, thế nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày và nghiên cứu trong bài khóa luận tốt nghiệp là do chính tôi thực hiện Tôi xin cam đoan các nội dung được tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp đã được trích dẫn chính xác và đầy đủ theo quy định hiện hành
Trang 17MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN iv
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN vi
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA HỘI ĐỒNG XÉT BẢO VỆ KHÓA LUẬN ix
MỤC LỤC viii
DANH SÁCH HÌNH xxi
DANH SÁCH BẢNG xxii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN xxiv
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu đề tài 1
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1
4 Nội dung nghiên cứu 1
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa thực tiễn 2
7 Bố cục 2
CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ 3
1.1 Tiềm năng của thị trường chocolate 3
1.2 Thế mạnh về giá và hệ thống phân phối 4
1.3 Nguy cơ 5
1.4 Bối cảnh khoa học và công nghệ 6
1.5 Phương pháp phân tích SWOT về ngành sản xuất chocolate tại Việt Nam 8
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY 10
2.1 Địa điểm xây dựng 10
2.2 Vùng nguyên liệu 11
2.3 Thị trường tiêu thụ 12
2.4 Nguồn nhân lực 12
Trang 182.5 Nguồn cung cấp điện 13
2.6 Nguồn cung cấp nước 13
2.7 Hệ thống xử lý nước và rác thải 13
2.8 Giao thông vận tải 14
2.9 Hệ thống thông tin liên lạc 14
2.10 Phòng cháy chữa cháy 14
2.11 Dịch vụ phụ trợ 14
CHƯƠNG 3: THUYẾT MINH NGUYÊN LIỆU 15
3.1 Bột ca cao 15
3.2 Bơ ca cao 16
3.3 Đường 17
3.4 Sữa bột 18
3.5 Lecithin (chất nhũ hóa) 18
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 20
4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 20
4.2 Giải thích quy trình 21
4.2.1 Phối trộn 21
4.2.2 Nghiền sấy 21
4.2.3 Đảo trộn nhiệt 22
4.2.4 Xử lý nhiệt 23
4.2.5 Rót khuôn 23
4.2.6 Làm lạnh 24
4.2.7 Bao gói 24
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ CÂN BẰNG VẬT CHẤT 25
5.1 Lập kế hoạch sản xuất 25
5.1.1 Thời gian làm việc 25
5.1.2 Biểu đồ nhập nguyên liệu 25
5.1.3 Biểu đồ sản xuất 25
5.1.4 Biểu đồ biểu thị số ngày làm việc, số ca làm việc theo từng tháng 26
5.2 Cân bằng vật chất 27
Trang 195.2.1 Bột ca cao 27
5.2.2 Bơ ca cao 28
5.2.3 Đường 29
5.2.4 Sữa bột 30
5.2.5 Lecithin 31
5.2.6 Tổng kết cân bằng vật chất cho 500kg/ca chocolate 32
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ 33
6.1 Yêu cầu chung 33
6.2 Máy phối trộn 33
6.3 Máy nghiền 34
6.4 Máy đảo trộn nhiệt 35
6.5 Máy xử lý nhiệt - Tempering 37
6.6 Hệ thống rót khuôn và làm lạnh 38
6.7 Thiết bị bao gói 38
6.8 Bơm 40
6.9 Cân 40
CHƯƠNG 7: CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG 43
7.1 Quá trình phối trộn 43
7.2 Quá trình đảo trộn nhiệt 44
7.3 Quá trình xử lý nhiệt (làm dịu) 44
7.4 Quá trình rót khuôn 45
CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ, BỐ TRÍ PHÂN XƯỞNG VÀ NHÂN SỰ 46
8.1 Tính toán nhân sự 46
8.1.1 Sơ đồ bố trí nhân sự của nhà máy 46
8.1.2 Tính toán số lượng nhân sự 47
8.2 Vật liệu 49
8.3 Diện tích khu sản xuất 50
8.3.1 Diện tích phân xưởng sản xuất 50
8.3.2 Diện tích kho nguyên liệu 51
8.3.3 Kho chứa bao bì 54
Trang 208.3.4 Kho thành phẩm 56
8.3.5 Diện tích các phòng khác trong phân xưởng 57
8.4 Hệ thống thông gió 57
8.5 Nhà hành chính và các nhà phục vụ sinh hoạt 59
8.5.1 Các phòng thuộc khu vực hành chính 59
8.5.2 Các nhà phục vụ sinh hoạt khác 61
8.6 Các công trình phụ trợ 63
8.6.1 Trạm biến thế 63
8.6.2 Đài nước và bể chứa nước dự trữ 64
8.6.3 Phòng chứa máy phát điện dự phòng 64
8.7 Tổ chức giao thông, cổng, luồng người và luồng hàng 64
8.8 Tổ chức công trình trên tổng mặt bằng 65
8.9 Bố trí mạng lưới kỹ thuật 65
8.10 Tổ chức cảnh quan cây xanh 65
8.11 Tính chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 67
8.11.1 Hệ số xây dựng 67
8.11.2 Hệ số sử dụng 67
8.12 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy (được đính kèm phía sau) 67
8.13 Sơ đồ bố trí mặt bằng phân xưởng (được đính kèm phía sau) 69
CHƯƠNG 9: TÍNH TOÁN KINH TẾ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ 71
9.1 Tính điện 71
9.1.1 Xác định kiểu đèn 71
9.1.2 Cách bố trí đèn 71
9.1.3 Tính số đèn điện cần thắp sáng cho các công trình 72
9.1.4 Tính công suất đèn 73
9.1.5 Tính điện động lực 75
9.1.6 Tổng công suất điện động lực cho toàn nhà máy 75
9.1.7 Công suất điện động lực tính toán 75
9.1.8 Tổng công suất tính toán 76
9.1.9 Xác định hệ số công suất và dung lượng bù 76
Trang 219.1.10 Chọn máy biến áp 77
9.1.11 Điện năng tiêu thụ hàng năm 77
9.2 Tính nước 79
9.2.1 Cấp nước cho nhà máy 80
9.2.2 Thoát nước trong nhà máy 80
9.2.3 Tính lượng nước tiêu thụ 81
9.3 Xử lý rác thải 81
CHƯƠNG 10: TÍNH TOÁN KINH TẾ 82
10.1 Vốn cố định 82
10.1.1 Tiền thuê đất 82
10.1.2 Tiền xây dựng xưởng 82
10.1.3 Tiền đầu tư cơ sở vật chất 82
10.1.4 Tiền đầu tư trang thiết bị 83
10.1.5 Chi phí dự phòng 83
10.2 Vốn lưu động 84
10.2.1 Tiền điện 84
10.2.2 Tiền nước 84
10.2.3 Tiền nguyên vật liệu 84
10.2.4 Tiền lương và phúc lợi (C&B) 84
10.2.5 Chi phí khác 85
10.3 Giá thành sản phẩm 86
10.4 Chi phí vận hành hàng năm 86
10.5 Doanh thu 87
10.6 Lợi nhuận 87
10.7 Các chỉ tiêu đánh giá dự án 89
10.7.1 Tỷ suất sinh lời (gộp) – ROA 89
10.7.2 Hiệu quả tài chính (riêng) – ROE 89
10.8 Thời gian hoàn vốn 89
10.8.1 Thời gian hoàn vốn đơn giản 89
10.8.2 Thời gian hoàn vốn chiết khấu 89
Trang 22CHƯƠNG 11: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 90
11.1 An toàn lao động 9011.1.1 Kiểm tra trước khi khởi động máy 9011.1.2 Những quy định an toàn chung khi vận hành sản xuất 9011.1.3 Những quy định an toàn trong khu vực sản xuất 9011.2 Vệ sinh công nghiệp 9111.2.1 Vệ sinh công nhân 9111.2.2 Vệ sinh nhà xưởng 9211.2.3 Vệ sinh máy móc, thiết bị 9211.2.4 Vấn đề xử lí chất thải 9211.3 Phòng cháy chữa cháy 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
Kết luận 94Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 23DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Khu đất xây dựng nhà máy 10Hình 2.2 Hệ thống xử lý nước thải 14Hình 4.1 Quy trình sản xuất Chocolate 20 Hình 6.1 Máy phối trộn 33 Hình 6.2 Máy nghiền 34Hình 6.3 Máy đảo trộn nhiệt 36Hình 6.4 Máy xử lý nhiệt - Teampering 37Hình 6.5 Hệ thống rót khuôn và làm lạnh 39Hình 6.6 Thiết bị bao gói 38Hình 6.7 Thiết bị bơm 40Hình 6.8 Thiết bị cân 41Hình 8.1 Quạt hút 59
Trang 24DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Phân tích SWOT về ngành sản xuất chocolate 8Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng ca cao theo OICC (Lê Văn Việt Mẫn 2009) 15 Bảng 5.1 Biểu thị tháng cần nhập nguyên liệu 25 Bảng 5.2 Các ngày lễ nghỉ, tết, trùng tu thiết bị 25Bảng 5.3 Số ca làm việc theo từng tháng trong nhà máy 26Bảng 5.4 Thành phần của sản phẩm 27Bảng 5.5 Tổn thất qua các quá trình 27Bảng 5.6 Hao phí bột ca cao 28Bảng 5.7 Hao phí bơ ca cao 29Bảng 5.8 Hao phí đường 29Bảng 5.9 Hao phí sữa bột 30Bảng 5.10 Hao phí lecitin 31Bảng 5.11 Nhu cầu nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất chocolate 32Bảng 5.12 Bảng số lượng bán thành phẩm qua từng công đoạn dây chuyền sản xuất chocolate (năng suất tính theo kg/h) 32Bảng 6.1 Tổng hợp thiết bị và các thông số thiết bị của dây chuyền sản xuất chocolate năng suất 500 kg sản phẩm/ca 42 Bảng 8.1 Số lượng công nhân - viên hành chính của nhà máy 47 Bảng 8.2 Số lượng công – nhân viên cho từng bộ phận 48Bảng 8.3 Số lượng công nhân trong quá trình sản xuất 48Bảng 8.4 Diện tích các thiết bị sản xuất chính 51Bảng 8.5 Nhu cầu nguyên phụ liệu cần chứa trong kho trong 1 tháng 51Bảng 8.6 Kích thước các phòng khác trong phân xưởng 57Bảng 8.7 Kích thước các phòng khu vực hành chính 60Bảng 8.8 Bảng thống kê các công trình bố trí bên trên mặt bằng tổng thể: 66Bảng 9.1 Bảng thống kê đèn thắp sáng trong phân xưởng sản xuất chính 72 Bảng 9.2 Bảng tổng hợp đèn thắp sáng cho các công trình 73Bảng 9.3 Bảng công suất đèn của các bộ phận trong nhà máy 74Bảng 9.4 Bảng thống kê các thiết bị điện trong phân xưởng sản xuất 75
Trang 25Bảng 9.5 Điện năng tiêu thụ chiếu sáng hàng năm 78Bảng 9.6 Điện năng phụ tải động lực hàng năm 79Bảng 9.7 Tiêu chuẩn nước sản xuất thực phẩm cần đáp ứng QCVN 6-1:2010/BYT 80Bảng 10.1 Giá thành các thiết bị trong sản xuất chocolate 83 Bảng 10.2 Giá thành nguyên liệu sử dụng 84Bảng 10.3 Lương trả cho các vị trí nhân sự trong nhà máy 85Bảng 10.4 Bảng thống kế chi phí 88Bảng 11.1 Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy 93
Trang 26TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong nghiên cứu này, tôi đã lựa chọn, tính toán và thiết kế ra một dây chuyền và nhà máy sản xuất tại cụm công nghiệp Gia Thuận 1 với sản phẩm là chocolate Nhà máy được thiết
kế sản xuất với năng suất 1000kg sản phẩm/ngày
Sau khi thực hiện tính toán và thiết kế, nhà máy được đặt tại mảnh đất của cụm công nghiệp Gia Thuận trên địa phận Tiền Giang với diện tích 6000m2 Nguyên liệu sản xuất ban đầu chính là bột ca cao, bơ ca cao, đường, sữa bột và lecithin với kế hoạch sản xuất của nhà máy là 2 ca/ngày Ứng với mỗi công đoạn sản xuất là những thiết bị được tính toán và lựa chọn bao gồm: máy phối trộn, máy nghiền, máy đảo trộn nhiệt máy xử lý nhiệt -Tempering, hệ thông rót khuôn và làm lạnh và thiết bị bao gói Các thiết bị được niêm yết giá thành và kích thước,
đa số các thiết bị được làm hoàn toàn bằng thép không gỉ Cr-Ni 304
Nhà máy được tính toán và thiết kế với đầy đủ các nhà chức năng, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt như: nhà hành chính, phân xưởng sản xuất với các phòng liên quan được thiết kế gần nhau đảm bảo cho việc sản xuất được an toàn và liên tục, các nhà phục vụ cho sinh hoạt như nhà ăn, hội trường, nhà để xe cho toàn bộ công nhân viên nhà máy, nhà vệ sinh sinh hoạt, phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng trưng bày sản phẩm đến cả sân đỗ của xe khách,… được bố trí hợp lý trên diện tích được tính toán với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Cuối cùng là tính toán các số liệu về kinh tế nhằm đảm bảo doanh thu và đem về lợi nhuận cho nhà máy Sau khi tính toán, tổng vốn đầu tư ban đầu là 16.711.833.108 VNĐ Tỷ suất sinh lời (gộp) – ROA là 0.57, hiệu quả tài chính (riêng) – ROE là 0.96 Thời gian hoàn vốn theo chiết khấu là 2 năm 1 tháng Các tính toán, thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành, số liệu được so sánh là có khả thi thực hiện với những nhận xét, kiến nghị phù hợp
Trang 27MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những nước đã và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19 Khiến cho nền kinh tế gặp không ít khó khăn Và một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến nền kinh tế đó chính là thị trường xuất khẩu nông sản Việt Do tình hình dịch phức tạp, một số nước hiện đã đóng cửa nhập khẩu làm cho việc xuất khẩu nông sản trong đó có ca cao gặp rất nhiều khó khăn khiến cho hàng tấn sản phẩm rơi vào tình trạng cung nhiều hơn cầu Chính vì vậy, vấn đề giải quyết nông sản Việt ngày càng được chú trọng
Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện tại, ngành sản xuất chocolate lại có sự chuyển mình, tăng vượt bậc trung bình đạt 4.4%/năm Để có sự tăng trưởng này, đó chính là giá trị dinh dưỡng
mà chocolate mang lại, giá cả ngày càng trở nên hợp lý và không ảnh hưởng nhiều do vẫn có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới
Nắm bắt được vấn đề đó, nên tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế dây chuyền và nhà máy sản xuất chocolate năng suất 1000kg sản phẩm/ngày” Một phần để giải quyết nông sản tồn động trong nước, một phần góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước trong mùa dịch
2 Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu thiết kế dây chuyền và nhà máy sản xuất chocolate năng suất 1000kg sản phẩm/ngày Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chocolate Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy Tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết bị Thiết kế mặt bằng phân xưởng sản xuất, mặt bằng tổng thể của nhà máy sao cho đạt hiệu quả kinh tế tiết kiệm nhất có thể
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Giới hạn nghiên cứu
- Nhà máy sản xuất chocolate năng suất 1000kg sản phẩm/ngày
Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế dây chuyền, nhà máy sản xuất chocolate năng suất 1000kg sản phẩm/ngày
4 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về tình hình kinh tế và sự phát triển của ngành sản xuất chocolate
- Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, về thị trường và tiết kiệm chi phí
- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chocolate trong nhà máy
Trang 28- Lập kế hoạch sản xuất và tính toán lựa chọn thiết bị phù hợp với năng suất 1000kg sản phẩm/ngày Tính toán các công trình phụ trợ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, làm việc
- Tính toán, thiết kế và bố trí phân xưởng sản xuất và mặt bằng toàn nhà máy Tính toán chi phí các công trình và chi phí kinh tế cho toàn nhà máy
- Kết luận và kiến nghị
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo tài liệu
Chương 2: Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Chương 3: Thuyết minh nguyên liệu
Chương 4: Quy trình công nghệ
Chương 5: Kế hoạch sản xuất và cân bằng vật chất
Chương 6: Tinh toán và lựa chọn thiết bị
Chương 7: Cân bằng năng lượng
Chương 8: Thiết kế, bố trí phân xưởng và nhân sự
Chương 9: Tính toán kinh tế các công trình phụ trợ
Chương 10: Tính toán kinh tế
Chương 11: An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
Kết luận và kiến nghị
Trang 29CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ 1.1 Tiềm năng của thị trường chocolate
Ca cao là một ngành công nghiệp non trẻ và đang phát triển tại Việt Nam Ở Việt Nam cây ca cao được trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Chính vì lợi thế trồng được ca cao với sản lượng
và chất lượng vượt trội đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam Dù đã du nhập vào nước ta từ lâu, nhưng những năm gần đây mới thực sự được sự chú ý tập trung vào đầu tư và phát triển Chính vì vậy mà hiện nay, sản phẩm chocolate nước ta được sản xuất từ hạt ca cao Việt Nam được quốc tế đánh giá cao và đã đạt được giải thưởng trên thế giới (như sản phẩm của Công ty Marou, Công ty Stone Hill)
Nước ta hiện đang đứng thứ 23 những nước có sản phẩm ca cao đạt hương vị tốt, trở thành quốc gia châu Á thứ hai đạt danh hiệu này sau Indonesia, nhưng lại có đến 40% sản lượng ca cao được công nhận trong khi Indonesia chỉ có tỷ lệ 1% (Sonia Gregor, 2017) Tại hội nghị để xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam độc đáo trên thị trường thế giới diễn ra chiều ngày 18/11, ông Paul Jansen-Đại sứ Bỉ tại Việt Nam khẳng định: Bỉ là quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lực sản xuất cũng như chất lượng của chocolate và ca cao chính là nguyên liệu quan trọng nhất Trong khi đó, Việt Nam lại sở hữu một loại ca cao rất độc đáo, có hương vị trái cây và chua nhẹ rất khó tìm
Hiện nay, ngành công nghiệp chocolate đang tiêu thụ hơn 4 triệu tấn hạt ca cao từ khắp nơi trên thế giới, với mức tiêu thụ chocolate tăng trung bình là 5.7% Nếu các thị trường lớn như
EU và Mỹ áp đặt các quy định chặt chẽ hơn, cánh cửa cho các quốc gia có chuỗi cung ứng bền vững sẽ được mở rộng Nhu cầu về nguồn ca cao bền vững đang tăng mạnh và Việt Nam có thể đáp ứng trong khi các nước khác phải chật vật để tuân thủ
Chocolate thật sự đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng nhờ vào lợi ích mà nó đem lại Thành phần chính của chocolate là ca cao một loại cây có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Mexico, được những người Aztec và Maya bản xứ khám phá Nó thích hợp với các vùng nhiệt đới nên
nó được trồng nhiều ở Tây-Nam Mĩ, Tây Phi và Đông Nam Á
Hiện nay, khi sự phổ biến của chocolate ngày càng tăng, việc sản xuất lan rộng trên toàn thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Với nguồn nguyên liệu phong phú từ những hạt ca cao trồng chính ở vùng châu thổ sông Mekong Chính sự tăng trưởng mạnh về các đặc điểm nổi
Trang 30bật của ca cao mà tiềm năng về tương lai của sản phẩm chocolate của Việt Nam lại được đón nhận
Năm 2021 là một năm đầy biến động với thế giới nói chung Khi làn sóng COVID-19 tràn vào các lục địa đã mang đến những tổn thất không nhỏ về con người lẫn nền kinh tế thị trường Trong đó, thị trường ca cao và chocolate cũng khó tránh khỏi Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi vaccine được đưa vào áp dụng cho tất cả các quốc gia để tiêm chủng cùng với tiêu chí “sống chung với dịch” như hiện nay để khôi phục nền kinh tế thì nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm tăng mạnh, trong đó có chocolate đã tăng tưởng trở lại
1.2 Thế mạnh về giá và hệ thống phân phối
Hiện nay giá chocolate ngoại nhập trên thị trường dao động từ 150.000 - 300.000 đồng Tuy nhiên khi so với chocolate Việt Nam thì có mức giá dao động từ 60.000 - 200.000 đồng Tuy mức giá chocolate nước ta có phần rẻ hơn nhưng so sánh về chất lượng chocolate Việt Nam vẫn đảm bảo được độ thơm ngon, an toàn không thua kém với các thương hiệu nước ngoài
Chi phí về nguyên liệu:
Hiện nay nước ta có ba vùng trồng ca cao chính là đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
và vùng Đông Nam Bộ Được trồng xen (với dừa, điều, cây ăn trái…) chứ không chuyên canh như ở các nước xuất khẩu lớn (Côte d'Ivoire, Ghana, Indonesia) Ở đồng bằng sông Cửu Long, được trồng nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng Vùng Tây Nguyên được trồng tại các tỉnh Đắc Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Ở vùng Đông Nam Bộ, ca cao được trồng tập trung ở Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu Đây sẽ là những nơi chuyên sản xuất và chế biến ca cao thành các sản phẩm khác nhau, đặc biệt là bột ca cao Chính vì nhà máy được lựa chọn gần khu vực có nhiều nhà máy sản xuất bột ca cao Vì vậy, chi phí nguyên liệu chính cho việc sản xuất chocolate là bột ca cao được tiết kiệm tối đa chi phí Cụ thể, khi mua giá sỉ tại các nhà máy sản xuất thì bột ca cao dao động chỉ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg Tiết kiệm hơn rất nhiều lần với giá phân phối đến các thị trường lớn như Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…là 95.000 – 115.000 đồng/kg
Về hệ thống phân phối:
Hiện nay, đại dịch Covid đã tác động không nhỏ đến hệ thống giao thông về phân phối hàng hóa Tuy nhiên, nước ta vẫn tạo điều kiện để thích ứng với bối cảnh đại dịch COVID-19 nhằm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm sản xuất và lưu thông hàng
Trang 31hóa an toàn trong nội bộ tỉnh, thành phố, với các địa phương khác và phát động về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng quốc gia phòng chống COVID-19
Với ưu thế nằm gần nguồn nguyên liệu là các nhà máy sản xuất chế biến ca cao, vì vậy ta
có thể phân phối dễ dàng nhu cầu về nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển Thậm chí chi phí còn rẻ hơn so với các khu vực khác
Bên cạnh giao thông đường bộ, nhà máy còn khai thác tối đa đường thủy Với hệ thống sông ngòi đặc trưng tại Đồng bằng Sông Cửu Long, ta có thể chủ động sắp xếp và tăng cường song song 2 hệ thống phân phối này Vừa đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho nhà máy sản xuất chocolate, vừa phân phối sản phẩm đến các thị trường cả trong và ngoài nước
Cạnh tranh về năng lực giữa các công ty: Hiện nay trên thị trường ngày càng có nhiều
thương hiệu chocolate nổi tiếng phải kể đến như: Công Ty Cổ Phần Rượu Bia Dalat Baco; Công
Ty TNHH Mtv Bánh Kẹo Pheva; Công Ty CP Sô Cô La Belcholat; Công Ty Tnhh Sản Xuất Chế Biến Socola Thành Công, sản phẩm chocolate của Bibica với dây chuyền sản xuất theo công nghệ và thiết bị của Anh Đây là các công ty đã thành công trong lĩnh vực sản xuất chocolate và đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường cả trong và ngoài nước Không dừng ở đó, vừa qua Công Ty TNHH Thương mại – Dịch vụ - Sản xuất ca cao Thành Đạt xuất 2 tấn (15 loại sản phẩm) chocolate organic sang thị trường Nhật Bản Điều này khẳng định chocolate Việt hoàn toàn có thể đáp ứng thị trường khó tính nhưng cũng là thách thức đối với các nhà máy trong nước
Rủi ro về chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng: điều này đòi hỏi nhà máy phải
thực hiện và kiểm soát từng chi tiết của công đoạn chế biến đến cả kiểm soát về việc phân phối sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng Tránh các tình trạng làm giảm chất lượng của sản phẩm như: tính nguyên vẹn của sản phẩm, hiện tượng nở hoa chất béo, cân bằng kiểm soát
Trang 32độ béo phù hợp với thị hiếu tiêu dùng người Việt Nam và thế giới,…Nếu không thực hiện tốt được điều này, doanh nghiệp có nguy cơ bị tẩy chay sản phẩm
Nguồn vốn: tính toán kỹ lưỡng nguồn vốn cho việc sản xuất, tránh gây thiếu hụt hoặc
lãng phí Đầu tư có kế hoạch về các trang thiết bị, hệ thống máy móc, chi phí cho việc quảng cáo, thực hiện các chiến dịch Marketing,… Tránh tình trạng không có nguồn vốn dự phòng cho những trường hợp ngoài mong đợi và phát sinh
Luật pháp và chính sách của chính phủ: Ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế của cây ca cao chưa thực sự hấp dẫn nông dân để họ yên tâm đầu tư chăm sóc và cây ca cao đang chịu sự cạnh tranh mạnh với các loại cây ăn quả có giá trị cao Làm tiểm ẩn nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất Ngoài ra, phải thực hiện tất cả các thủ tục về giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm cho từng sản phẩm, bản tự công bố sản phẩm, đóng thuế,…
1.4 Bối cảnh khoa học và công nghệ
Bối cảnh:
Kể từ khi cửa hàng bán chocolate đầu tiên khai trương năm 1657, tới đầu thế kỉ 18, những nhà máy sản xuất chocolate đầu tiên đã được thành lập (1728: ở Bistrol, nhà máy sản xuất chocolat đầu tiên ra đời với máy thuỷ lực)
Năm 1730, giá ca cao giảm mạnh và máy móc được phát minh nhiều hơn đã tạo tiền đề cho 1 nền công nghiệp sản xuất chocolate với số lượng lớn và giá thành rẻ
Vào thế kỷ 19, chocolate rắn trở nên phổ biến do các kiểu khuôn đúc ngày càng đa dạng Chính vì vậy đã tạo nên các hình dạng khác nhau khi chocolate đã nguội lạnh
Năm 1875, lần đầu tiên chocolate được sản xuất với quy mô công nghiệp do nhà sản xuất Daniel Peter người Thụy Sỹ tìm ra công thức trộn bột ca cao, bơ ca cao, sữa bột, đường,…Công thức ngày càng được hoàn thiện qua nhiều lần thử nghiệm Năm1879, Rodolphe Lindt phát minh
ra máy nghiền ủ trộn, giúp tạo cấu trúc mịn cho chocolate, đồng nhất và mùi vị dễ chịu
Ngày nay, dây chuyền được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn trong quá trình sử dụng Toàn bộ quy trình sản xuất được thực hiện trong một quy trình khép kín, tự động hóa, đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, hệ thống kiểm soát vệ sinh thực phẩm HACCP 24/24 đến từng công đoạn
Trang 33Hiện nay, nhờ sự cải tiến máy móc cùng các trang thiết bị hiện đại mà chocolate tại Việt
Nam được đánh giá với nhiều tiềm năng phát triển trên thị trường thế giới do có nguồn ca cao
ổn định và bền vững Minh chứng cho điều này là hàng loạt những hãng sản xuất socola danh
tiếng đã chọn Việt Nam để đầu tư và xây dựng để phục vụ thị trường trong nước và quốc tế
Trang thiết bị:
Hiện tại có nhiều nhà sản xuất, cung cấp các dây chuyền sản xuất chocolate trong và ngoài
nước Việc trang bị thiết bị cho nhà máy tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp mà
lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp
Nền công nghiệp trong việc hỗ trợ:
Vận chuyển: Theo hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát
triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô
khoảng 40-42 tỷ USD/năm Tham gia thị trường logistics gồm khoảng 3.000 doanh nghiệp trong
nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới dưới nhiều hình thức Hiện nay, trong
nước ta có khoảng 30 doanh nghiệp tên tuổi lớn hoạt động trong dịch vụ logistics xuyên quốc
gia đang hoạt động tại Việt Nam như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ
Logistics, KMTC Logistics…
Hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ
tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn Song song
với đó là các dịch vụ kèm theo đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu đa dạng của thị trường Các
thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng được thực hiện một cách nhanh chóng
Vì vị trí chọn nhà máy gần những tuyến đường huyết mạch, gần nhiều cảng biển, Vì vậy đây
sẽ là điều kiện giúp cho việc phân phối hàng hóa được thuận lợi và tiết kiệm chi phí
Bao bì: Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp thị của sản phẩm Theo
đó, thị trường bao bì ước tính đạt khoảng 824 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ
CAGR (Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép) là 4% trong giai đoạn dự báo sô cô la rất nhạy cảm
với nhiệt nên bao bì giúp giữ được chất lượng của sản phẩm bất kể nhiệt độ cao Vì thế, các nhà
cung cấp bao bì sô cô la đang áp dụng công nghệ đóng gói bao bì màng mềm phức hợp tiên tiến
để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và bảo quản sản phẩm bên trong Hiện nay thường sử
dụng các vật liệu để sản xuất bao bì sô cô la là PET/AL/LLDPE, M-OPP/AL/LLDPE Nhờ đó,
bao bì giúp chống ẩm, bền chắc, chống va đập, chống mài mòn và oxy hóa tốt
Trang 341.5 Phương pháp phân tích SWOT về ngành sản xuất chocolate tại Việt Nam
Bảng 1.1 Phân tích SWOT về ngành sản xuất chocolate
1 Nhu cầu thị trường thế giới rất cao, đặc biệt là thị trường Mỹ,
EU, Châu Âu, Trung Quốc,…
2 Thu nhập của người dân tăng trong những năm gần đây cho thấy thị hiếu người tiêu dùng nội địa tiềm năng
3 Chocolate được sử dụng nhiều trong sản xuất bánh kẹo
4 Giao thông thuận lợi với hệ thống hạ tầng ngày càng được nâng cấp
5 Đại dịch Covid 19 đang dần được kiểm soát
1 Sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo
2 Khí hậu mùa hè khắc nghiệt ở Việt Nam sẽ rất dễ gây hư hỏng chocolate nếu không được bảo quản cẩn thận
3 Thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính do các tiêu chuẩn mới được ban bố về chất lượng thực phẩm
4 Người tiêu dùng ngày càng
có xu hướng mua hàng có chọn lọc kỹ càng và an toàn
3 Giao thông thuận lợi cả
đường thủy và đường bộ
1 S (1,3) và O (1,4,5)
Đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh cả trong và ngoài nước
2 S (2,4,7) và O (1,2,3)
Chiến lượng nâng cao chất lượng thực phẩm, khẳng định thương hiệu an toàn vệ sinh thực phẩm,
1 S (2,4) và T (1,3)
Đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm, marketing trong kinh doanh để nâng cao vị thế sản phẩm
2 S (4,5,7) và T (4)
Thực hiện chiến lược định vị
về giá và chất lượng Sản xuất
Trang 354 Chất lượng mùi vị ngày
càng được đánh giá cao từ
trong và ngoài nước
5 Đã xuất khẩu chocolate qua
bị, máy móc tiến tiến và thuận
tiện hơn trong việc sản xuất
tạo niềm tin vào chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng
3 S (5,6) và S(1,5)
Phát triển thương hiệu kinh doanh và quản lý chất lượng thực phẩm đủ các tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ,…
ra các sản phẩm chocolate đa dạng, thơm ngon nhưng giá cả hợp thích, phù hợp với từng mức thu nhập cảu từng cá thể khác nhau
3 S (1,8) và T (2)
Đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho việc phát triển về mặt công nghệ về bảo quản, bao bì, khuyến khích sự nghiên cứu và cải tiến liên tục sản phẩm
yếu
Các chiến lược điểm yếu –
thách thức
1 Chưa khai thác hết công
suất của máy móc thiết bị
2 Quản lý nguyên liệu tồn kho
chưa hiệu quả
3 Kinh nghiệm sản xuất còn
hạn chế
4 Đội ngũ nhân viên chưa có
kinh nghiệm
5 Chuyển đổi số trong việc
phát triển kinh doanh còn lạc
hậu, nhiều hạn chế khi dịch
covid bùng phát
1 W (1,3,4) và O (1,5)
Tiến hành quản trị nguồn nhân lực cho phù hợp với quy mô nhà máy, tối đa hóa công suất của thiết bị, tạo thế và lực khi sản xuất sản phẩm
2 W (5) và O (1,2)
Chiến lược phát triển thị trường trên các sàng thương mại điện tử, truyền thông bằng việc đào tạo nhân viên, tuyển dụng nhân lực
để thực hiện chuyển đối công nghệ cả online và offline
1 W (1,5) và T (1,3)
Đầu tư mới các trang thiết bị, khai thác tối đa công suất để tạo ra nhiều sản phẩm trên thị trường đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xuất hàng trong và ngoài nước
2 W (2,3,4) và T (2,4)
Chiến lượng đào tạo, quản trị nguồn nhân lục cho phù hợp với bối cảnh và tình hình phát triển của công ty, cải thiện bộ máy quản lý và nâng cao giá trị nhân viên
Trang 36CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY
2.1 Địa điểm xây dựng
Nhà máy được xây dựng trong cụm công nghiệp Gia Thuận 1 thuộc xã Gia Thuận, huyện
Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Đây là dự án trọng điểm trong quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội về phía Đông của tỉnh Tiền Giang và gần nguồn nguyên liệu
Hình 2.1 Khu đất xây dựng nhà máy
Các chi phí tại địa điểm:
Thông qua khảo sát về giá trị bất động sản tại các tập đoàn lớn về bất động sản lớn là Odin Land được cập nhật năm 2021, ta có các số liệu về chi phí sau:
Tiền thuê đất: 60usd/m2 tương đương 1.351.521 (VNĐ)
Phí dịch vụ: 0.4usd/m2 (9.010 VNĐ)bao gồm: Bảo dưỡng định kỳ: hệ thống an ninh, vệ sinh chung, duy tu cảnh quan, tiện ích, đường nội bộ, vỉa hè, Bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, giao thông, Bảo đảm cơ sở hạ tầng chung: đường nước thoát mưa, cống rãnh, nước và điện trong khu công nghiệp, bảo đảm an ninh 24/7, dọn dẹp vệ sinh khu công nghiệp
Tiền điện: 0.03usd/Kwh tương đương 675 VNĐ
Tiền nước: 0.4usd/m3 tương đương 9.010 VNĐ
Phí nước thải: 0.28usd/m3 tương đương 6.307 VNĐ
Với các chi phí này, nếu ta so sánh với các khu công nghiệp còn lại, mặc dù chi phí thuê
có phần cao hơn các nói khác nhưng không đáng kể Tuy nhiên các chi phí khác như tiền điện, phí quản lý lại thấp hơn nhiều
Trang 37Mặc khác cụm khu công nghiệp Gia Thuận 1, phát triển khá muộn nên dự án được đầu tư bài bản và chỉnh chu về cơ sở hạ tầng Hiện tại, đây là cụm công nghiệp có sức hút đầu tư lớn nhờ sở hữu nhiều lợi thế nổi trội
Hơn thế nữa, hiện tại Tiềng Giang có rất nhiều khu công nghiệp phải kể đến như: Khu công nghiệp Tân Hương, Cụm công nghiệp Trung An,… Các khu công nghiệp này đã thành lập
từ rất sớm so với cụm công nghiệp Gia Thuận Vì vậy, để thu hút đầu tư và phát triển thì cụm công nghiệp Gia Thuận đã có các ưu đãi: Mức thuế suất ưu đãi 17% được áp dụng trong thời gian 10 năm kể từ khi doanh nghiệp có doanh thu.Miễn thuế 2 năm và giảm thuế 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.Đây sẽ là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp nhà máy mới thành lập cần thời gian thu hồi vốn
Hình 2.2 Tổng quan các tỉnh và giao thông tại cụm công nghiệp
2.2 Vùng nguyên liệu
Theo sở khoa học và công nghệ Tiền Giang: Với mục tiêu làm chủ được công nghệ sản xuất chocolate thành phẩm và bột ca cao phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, giúp cho nông sản ngành ca cao Tiền Giang và cả nước có đầu ra ổn định, góp phần tăng thu nhập và đảm bảo việc làm cho người nông dân, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Đề tài đã tập trung nghiên cứu một số nội dung chính như: Tìm hiểu về giống, trái ca cao, tập quán trồng trọt và ổn định nguồn nguyên liệu ca cao tại Tiền Giang; Quy trình sản xuất chocolate
Trang 38thành phẩm theo kiểu cổ điển Châu Âu, thiết kế, chế tạo một số thiết bị để xây dựng được dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất các sản phẩm ca cao quy mô 200 kg/ngày Từ đó, góp phần vào việc cung cấp các nguyên liệu cho việc sản xuất chocolate tại địa phương
Hiện nay, nông dân Tiền Giang trồng gần 800 ha ca cao, chủ yếu xen canh dưới tán dừa
và các loại cây ăn trái khác, tập trung ở các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành,… hàng năm đạt sản lượng thu hoạch trên 1000 tấn hạt
Nguyên liệu dùng cho nhà máy chủ yếu là thành phẩm từ việc chế biến ca cao như bột ca cao, bơ ca cao Với vị trí này là nơi tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất và chế biến ca cao như: Công Ty TNHH Ca Cao Xuân Ron Chợ Gạo, Công Ty TNHH Cacaotier Lâm Anh, Hợp Tác
Xã Ca Cao Chợ Gạo,… Do đó, đây sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng và dồi dào, góp phần làm giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu
Do vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều địa phương khác nên thị trường tiêu thụ của nhà máy không chỉ dừng lại ở trong tỉnh mà đó còn là các tỉnh lân cận như: Bến Tre, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An,…Hơn thế nữa, với vị trí này rất thuận lợi để mở rộng thị trường nhờ hệ thống phân phối cả đường bộ, đường biển và đường sông
2.4 Nguồn nhân lực
Trong chặng đường phát triển tiếp theo chắc chắn nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh còn rất lớn, nhất là khi tỉnh thực hiện chủ trương phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) theo lộ trình quy hoạch Theo dự báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong
Trang 39thời gian tới nhu cầu sử dụng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm; nếu như năm 2015 có gần 503.000 người, chiếm gần 53% tổng số lao động làm việc, đến năm
2020 tỷ trọng giảm xuống còn 47,5% do họ đã có xu hướng chuyển về các khu công nghiệp để làm việc
Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhìn tổng thể, Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào, trên 1,3 triệu lao động trong độ tuổi, chiếm trên 74% so với tổng dân số Tỷ lệ lao động qua đào tạo qua các năm tăng dần, từ 9,82% năm 1995 tăng lên 35% năm 2010, 45% vào năm 2015 và 48% vào năm 2018 Nhìn chung, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhưng do thời gian qua Tiền Giang thu hút đầu tư thâm dụng lao động nên lao động có trình độ đi làm việc ngoài tỉnh
Nhu cầu tuyển dụng phần lớn vẫn là lao động phổ thông, lao động chuyên môn chiếm từ 35% Theo dự báo, trong thời gian tới, với sự phát triển các doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, thực phẩm, công nghiệp chế tạo, các ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ khác phát triển, việc thu hút các dự án đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp phía Đông của tỉnh, dự kiến nhu cầu lao động
có chuyên môn kỹ thuật sẽ ngày càng nhiều…
2.5 Nguồn cung cấp điện
Hệ thống cấp điện: Lưới điện Quốc gia đạt tiêu chuẩn 11TCN 18:2006, cấp điện áp 22KV
Hệ thống điện chiếu sáng được quy hoạch đi ngầm, các đèn chiếu sáng sử dụng đèn Sodium hoặc đèn tiết kiệm điện, ánh sáng vàng cam Được lắp trên các trụ đèn cao 8 – 10m dọc hai bên đường nội bộ nằm trong cụm công nghiệp, khoảng cách giữa các trụ đèn là 35 – 40m
Hệ thống đèn được điều khiển bằng tủ điều khiển tự động
2.6 Nguồn cung cấp nước
Hệ thống cấp nước: đạt tiêu chuẩn TCXDVN 33: 2006, công suất 3.000m3/ ngày đêm
2.7 Hệ thống xử lý nước và rác thải
Hệ thống xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải với công suất hoạt động 1.845m3/ ngày đêm
Trang 40Hình 2.3 Hệ thống xử lý nước thải
2.8 Giao thông vận tải
Với vị trí nằm trên địa phận xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, cụm công nghiệp Gia Thuận 1 sở hữu nhiều ưu thế về giao thông đường thủy và đường bộ Khả năng vận chuyển hàng hóa cực kỳ tốt nhờ các tuyến giao thông trọng điểm và cảng lớn
- Lân cận các tuyến đường: Quốc lộ 50, cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Nằm bên cạnh sông Vàm Cỏ và hệ thống sông Soài Rạp
- Cách cảng Quốc tế Long An: 10km, cách cảng Hiệp Phước: 20km, cách cảng Cát Lái: 30km, cách cảng Mỹ Tho: 70km, cách cảng hàng không Tân Sơn Nhất: 60km
2.9 Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc: điện thoại, đường truyền internet, truyền hình cáp,… đảm bảo thông suốt và sẽ được đấu nối đến các khu chức năng trong cụm công nghiệp
2.10 Phòng cháy chữa cháy
Cấp nước chữa cháy: được bố trí dọc hai bên các tuyến đường và các nút giao thông trong cụm công nghiệp, các họng chữa cháy D100 được bố trí cách nhau khoảng 150m
2.11 Dịch vụ phụ trợ
Đường trong khu công nghiệp: 100% trải thảm bê tông xi măng thiết kế theo tiêu chuẩn QCVN 07:2010/BXD gồm 3 tuyến đường: Đường số 01: Lộ giới 24,5m, số 02: Lộ giới 21m, số 03: Lộ giới 21m