UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hànhnghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên.3.. Khi thực hiện ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: LUẬT TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
Giảng viên bộ môn: Đinh Thị Ngọc Hà
Năm học: 2022- 2023
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ủy ban nhân dân là một trong những cơ quan quan trọng và hoạt động hiệu quả nhất của hệ thống chính trị của một đất nước Trong Luật Hiến Pháp, Ủy ban nhân dân được coi là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc thực thi các quy định và tiêu chuẩn được đưa ra trong Hiến pháp, tổ chức và quản lý các hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp được bảo vệ Các cấp của Ủy ban Nhân dân có chức năng, vai trò, nhiệm vụ khác nhau
Với vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính trị của một quốc gia,
ủy ban nhân dân được coi là người đại diện cho nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của công dân và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa phương Chính vì vậy, những thành viên của Ủy ban nhân dân cần phải đảm bảo
có kiến thức, tư duy sáng suốt và tâm huyết với công việc
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động
Ủy ban Nhân dân” làm đề tài thảo luận nhóm.
Danh sách thành viên nhóm 03:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN 3
1.1 Tìm hiểu về Ủy ban Nhân dân: 3
1.2 Vị trí, tính chất: 4
1.2.1 Vị trí: 4
Trang 31.2.2 Tính chất 5
PHẦN 2: CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA UBND 5
5
6
2.3.1 UBND cấp tỉnh: 6
2.3.2 UBND cấp huyện: 7
2.3.3 UBND cấp xã: 7
3.1 Cơ cấu Ủy ban Nhân dân các cấp: 7
3.1.1 Cấp tỉnh: 7
3.1.2 Cấp huyện: 8
3.1.3 Cấp xã: 8
8
3.2.1 Cơ cấu tổ chức: 8
3.2.2 Cách thức bầu cử và bổ nhiệm thành viên UBND: 9
4.1 Chế độ làm việc: 9
4.2 Hoạt động: 10
4.2.1 Hoạt động thông qua các phiên họp của UBND: 10
4.2.2 Hoạt động của chủ tịch UBND: 10
4.2.3 Hoạt động của các thành viên khác thuộc UBND: 11
PHẦN 3: KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
1.1 Tìm hiểu về Ủy ban Nhân dân:
Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và Các chức danh của Ủy ban nhân dân được xã Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân Người đứng đầu
Ủy ban nhân dân là chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến
Trang 4pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã)
H.1 S đồồ t ch c y ban nhân dân trong h thồống chính tr Vi t Nam
* Vai trò:
1 Ủy ban nhân dân (UBND) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
2 UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
3 Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã 1 UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, là cơ quan chấp
hành và chịu sự giám sát của cơ quan bầu ra là Hội đồng nhân dân (HĐND)
1.2 Vị trí, tính chất :
1.2.1 Vị trí:
- Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, có vị trí pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền địa phương
Trang 5- Cụ thể, trong chương IX Chính quyền địa phương của Hiến pháp, vị trí của ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Khi thực hiện chức năng chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên, trên thực tế ủy ban nhân dân là cơ quan điều hành công việc nhà nước ở địa phương, cũng giống như Chính phủ là cơ quan điều hành công việc nhà nước trên phạm vi toàn quốc Ủy ban nhân dân nằm trong một
hệ thống cơ quan chấp hành - hành chính của cả nước mà đứng đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Đây chính là hệ thống nổi bật nhất trong bộ máy nhà nước và thực chất là hệ thống điều hành công việc của quốc gia từ trung ương tới địa phương
Do đó, Uỷ ban nhân dân có vị trí pháp lý gắn liền với quyền lực và trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn mình, đảm bảo sự tiến bộ và phát triển của đất nước
1.2.2 Tính chất
- Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành:
- Ủy ban nhân dân có 2 tính chất sau:
+ Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương:
Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn) Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp
Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên
PHẦN 2: CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA UBND
2.1 Chức năng:
Trang 6Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân Trên cơ
sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, Ủy ban nhân dân có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài
Đặc điểm của chức năng nhà nước bao gồm:
- Mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, giải trí, văn hóa, thể thao, du lịch,…
- Ví dụ:
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản
lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ,
+ Phòng Tư pháp sẽ tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở; … + Phòng Văn hóa và Thông tin sẽ tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin; hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản
- Hiệu lực giới hạn trong phạm vi lãnh thổ: UBND cấp thành phố/tỉnh sẽ quản lý trong phạm vi một thành phố/tỉnh, UBND cấp quận/huyện sẽ quản lý trong phạm vi một quận/huyện và UBND cấp phường/xã sẽ quản lý trong phạm vi một phường/xã
- Phù hợp, thống nhất với hoạt động quản lý chung và quản lý về mặt chuyên môn của cơ quan cấp trên
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND:
+ Được quy định theo từng cấp
+ Có sự phân biệt chính quyền ở nông thôn và đô thị
+ Quy định theo từng lĩnh vực cụ thể
+ Quy định chi tiết từ Điều 82 đến Điều 118 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003
- UBND phải thực hiện những điều sau:
Trang 7Discover more
from:
LAW1
Document continues below
Pháp luật đại
cương
Trường Đại học…
509 documents
Go to course
Bài thi Triết học Mác Lênin 20-21
Pháp luật
đại cương 98% (65)
6
Giáo trình pháp luật đại cương
Pháp luật
đại… 100% (29)
236
Pháp Luật Đại Cương
- tóm tắt nội dung… Pháp luật
đại… 97% (249)
23
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT… Pháp luật
đại cương 97% (62)
26
GIÁO Trình Pháp luật đại cương pdf
236
Trang 8+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa ph ơng
+ Tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND
+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao
2.3.1 UBND cấp tỉnh:
Điều 94 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003
quy định:
“Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
1 Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương;
2 Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng,
tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3 Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật;
4 Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật;
5 Tổ chức, chỉ đạo việc quản lý hộ tịch; thực hiện công tác công chứng, giám định tư pháp, quản lý tổ chức Luật sư và tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
6 Tổ chức đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài.”
2.3.2 UBND cấp huyện:
Điều 106 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003
quy định:
“Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
2 Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo
vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3 Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
4 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
5 Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn.”
Pháp luật đại… 95% (209) Chia tài sản phá sản
- Bài tập phân chia… Pháp luật
đại… 100% (14)
2
Trang 92.3.3 UBND cấp xã:
Điều 117 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003
quy định:
“Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
1 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
2 Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;
3 Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”
3.1. Cơ cấu Ủy ban Nhân dân các cấp:
Theo Điều 119 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân sửa đổi năm
2003, UBND nhìn chung bao gồm Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND và các ủy viên UBND
Số lượng thành viên UBND: cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên, cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên, cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên (riêng thủ đô Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên)
3.1.1 Cấp tỉnh:
UBND cấp tỉnh bao gồm:
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh: là người đứng đầu, lãnh đạo và điều hành cũng như kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp dưới (cấp huyện và cấp xã) Bên cạnh đó, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước HĐND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên
- Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh: là người được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công phụ trách một số công việc và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Các ủy viên UBND cấp tỉnh: phụ trách một số lĩnh vực như công an, quân sự, thanh tra, tài chính, và phải chịu trách nhiệm trước HĐND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên
3.1.2 Cấp huyện:
UBND cấp huyện bao gồm:
- Chủ tịch UBND cấp huyện: là người đứng đầu UBND cấp huyện, chịu trách nhiệm trước HĐND cấp huyện và các cơ quan nhà nước cấp trên
- Phó chủ tịch UBND cấp huyện: là người phụ trách công việc cho chủ tịch UBND cấp huyện, chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp huyện và các cơ quan nhà nước cấp trên
Trang 10- Các ủy viên UBND cấp huyện: phải chịu trách nhiệm trước HĐND cấp huyện và các cơ quan nhà nước cấp trên
3.1.3 Cấp xã:
UBND cấp xã bao gồm:
- Chủ tịch UBND cấp xã: là người đứng đầu UBND cấp xã, chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên
- Phó chủ tịch UBND cấp xã: là người phụ trách công việc cho chủ tịch UBND cấp xã, chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã và các cơ quan cấp trên
- Các uỷ viên UBND cấp xã: phải chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên
Ngoài ra còn có các thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND đó là các giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban…phải chịu trách nhiệm báo cáo trước UBND và
cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên trong một số trường hợp phải báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp
Bên cạnh đó, các ban, các phòng và các sở có mối quan hệ trực thuộc hai chiều Ví dụ: phòng Giáo dục và Đào tạo phải chịu sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý của UBND cấp huyện
3.2 Cách thức thành lập
3.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Uỷ ban nhân dân là cơ quan đảm nhiệm các chức năng tổ chức hoạt động thường xuyên của Hội đồng nhân dân và tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan này Uỷ ban nhân dân là hình thức làm việc của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp Từ năm 1989 đặc biệt là từ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, do đã lập
ra Thường trực của Hội đồng nhân dân nên chức năng thường vụ thường trực của Uỷ ban nhân dân có giảm đi
(Điều 120 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003) Hiện tại, chức năng
chủ yếu của Uỷ ban nhân dân là tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân
và thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương sự theo phân cấp
Uỷ ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì người được giới thiệu để bầu không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân
Theo quy định hiện hành số thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ 9 đến 11 người (riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 người); cấp huyện, quận, thị xã từ 7 đến 9 người; cấp xã, phường, thị trấn từ 3 đến 5