1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần quan hệ quốc tế đề tài hội nghị thượng đỉnh mỹ triều lần ii năm 2019 diễn ra tại việt nam

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ- Triều Lần Ii Năm 2019 Diễn Ra Tại Việt Nam
Tác giả Lò Nhật Huy, Bùi Đức Anh, Chu Linh Chi, Lê Sỹ Nhật Minh, Vũ Thị Phương Linh, Trịnh Vũ Thuỳ Trang, Khiếu Đức Minh
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Minh Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 524,98 KB

Nội dung

15 Trang 3 2 LỜI MỞ ĐẦU Trước diễn biến quan hệ căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Triều Tiên, hội nghị thượng đỉnh lần 1 diễn ra với kết quả không mấy khả quan tại Singapore vào tháng 6/20

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

o0o

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN QUAN HỆ QUỐC TẾ

TMA317.1

ĐỀ TÀI: HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ- TRIỀU LẦN

II NĂM 2019 DIỄN RA TẠI VIỆT NAM Giảng viên :Ths Nguyễn Minh Phương

Sinh viên : Nhóm 4

Lê Sỹ Nhật Minh 2215510902 Anh 01-K61-KDQT

Vũ Thị Phương Linh 2215510062 Anh 01-K61-KDQT Trịnh Vũ Thuỳ Trang 2214510123 Anh 01-K61-KDQT

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Trang 2

1

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 2

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

II NGUYÊN NHÂN VÀ BỐI CẢNH DIỄN RA HỘI NGHỊ 4

1 Bối cảnh dẫn tới Hội nghị 4

1.1 Trump muốn gì từ Kim? 5

1.2 Kim muốn gì từ Trump? 6

1.3 Thế giới nói gì về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều? 6

2 Vì sao Hà Nội được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị? 7

2.1 Vị trí thích hợp 7

2.2 Vì sao Triều Tiên chọn Việt Nam? 8

2.3 Vì sao Mỹ chọn Việt Nam? 8

2.4 Vì sao Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này? 8

3 Công tác chuẩn bị 9

3.1 Truyền thông quốc tế đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam 10

III DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ 11

1 Diễn biến 12

2 Kết quả 12

IV Ý NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ 15

1 Ý nghĩa đối với Việt Nam 15

2 Ý nghĩa đối với các bên liên quan 16

Trang 3

2

LỜI MỞ ĐẦU

Trước diễn biến quan hệ căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Triều Tiên, hội nghị thượng đỉnh lần 1 diễn ra với kết quả không mấy khả quan tại Singapore vào tháng 6/2018, cả hai nước chưa đạt được những thoả thuận chung Với mục tiêu đi đến hoà bình và hợp tác hoá quan hệ hai nước, hội nghị thượng đỉnh lần 2 đã diễn ra tại Việt Nam với nhiều bước tiến quan trọng Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 20 năm thủ đô của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình,” mang một ý nghĩa biểu tượng lớn

Việc thủ đô Hà Nội được chọn là địa điểm tổ chức hội nghị như một minh chứng rõ nét cho vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và thế giới, đồng thời cũng khẳng định Việt Nam đang đóng góp ngày càng chủ động

và tích cực vào các vấn đề quốc tế nhằm hướng tới hòa bình và phát triển

Đánh giá của nhà ngoại giao Nga cho thấy đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác, hòa bình và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, cùng phương châm “Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”

mà Đảng và Nhà nước Việt Nam triển khai những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công Cộng đồng quốc tế đã và đang ghi nhận những đóng góp đáng kể của Việt Nam vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, hình ảnh của Việt Nam gắn liền với việc chủ động đề xuất sáng kiến xây dựng, chung tay định hình luật chơi chung, khẳng định vai trò sẵn sàng phối hợp và xây dựng hoà bình của Việt Nam đối với hai quốc gia là Mỹ và Triều Tiên, giúp củng cố vai trò chủ đạo, tiên phong trong việc giải quyết nhiều vấn đề khu vực và quốc tế

Trang 4

3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giao lưu văn hóa ngày càng là một nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia và có vai trò to lớn trong việc hòa giải dân tộc, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh

về sắc tộc, tôn giáo Đồng thời, thúc đẩy các nước tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, hợp tác phát triển Nhận thức sâu sắc được thời cơ vàng đó để Việt Nam có thể học hỏi được những điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt và chọn lọc được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu thêm tinh hoa văn hóa Việt, thực hiện đúng phương châm ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa và “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới, đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam”, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quan hệ quốc tế Là quốc gia có mối quan hệ hữu hảo với cả CHDCND Triều Tiên và Mỹ, Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra từ 27 - 28/2/2019 tại Việt Nam

đã cùng những thành tựu của công cuộc 30 năm đổi mới, môi trường an ninh chính trị nổi tiếng ổn định tại Việt Nam, cũng như những hình ảnh di sản văn hóa truyền thống, thân thiện, đặc sắc của dân tộc ngày càng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Thông qua Hội nghị, mối quan hệ trên 3 phương diện ngoại giao văn hóa - ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị ngày càng được thắt chặt hơn bao giờ hết Cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Triều Tiên tại Việt Nam từ ngày 27 - 28/2/2019 có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc, ” của Việt Nam, đồng thời giúp thúc đẩy quảng bá mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc đến với truyền thông du lịch thế giới, xây dựng thành công hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, mến khách, mang bản sắc đặc trưng mạnh

mẽ, cũng như hình ảnh “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong

Trang 5

4

cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” Xuất phát từ thực tiễn đó, nhóm 4 quyết định chọn

đề tài “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần II năm 2019 diễn ra tại Việt Nam”

II NGUYÊN NHÂN VÀ BỐI CẢNH DIỄN RA HỘI NGHỊ

1 Bối cảnh dẫn tới Hội nghị

Sau khi ông Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ (tháng 11-2016), quan hệ Mỹ

- Triều Tiên từ cuối năm 2016 đến hết 2017 rất căng thẳng, thậm chí có lúc Tổng thống Hoa Kỳ đã đe dọa “hủy diệt Triều Tiên nếu Mỹ bị buộc phải tự vệ và bảo

vệ đồng minh” Theo đó, tháng 10-2017, Mỹ đã bố trí các lực lượng hạt nhân chiến thuật quanh bán đảo Triều Tiên đủ khả năng để hủy diệt “vài lần” Triều Tiên, làm cho tình hình khu vực trở nên cực kỳ căng thẳng Về phía Triều Tiên, cuối tháng 11-2017, sau khi thử thành công 02 quả tên lửa Hwasong 14 và 15 có tầm bắn bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ, Bình Nhưỡng đột ngột tuyên bố đã

“hoàn thành chương trình hạt nhân chiến lược” Hài lòng với thành tựu đạt được, đầu năm 2018, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố nước này sẽ chuyển sang “ưu tiên cải thiện và phát triển kinh tế”

Từ đầu năm 2018 đến nay, bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn phát triển mới, quan hệ liên Triều không ngừng được cải thiện sau khi Bình Nhưỡng ngừng thử tên lửa Hai bên tích cực tìm kiếm các biện pháp ngoại giao để giảm căng thẳng, trong đó Triều Tiên thể hiện rõ chủ trương muốn phá thế bị bao vây, cấm vận Thực hiện chủ trương đó, ngày 06-3-2018, Triều Tiên đã thông qua đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chuyển lời đề nghị “đàm phán trực tiếp giữa Kim Jong-un và Donald Trump để bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên” Sau khi Tổng thống Mỹ nhận lời, hai nước đã xúc tiến công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần đầu tiên tại Singapore ngày 12-6-2018 Kết quả hai bên đã ký kết được bản Tuyên bố chung bao gồm 04 nội dung chính:

Trang 6

5

(1) Hai nước cam kết tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao;

(2) Thiết lập hòa bình, ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên;

(3) Triều Tiên cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn;

(4) Tìm kiếm, trao trả hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

Tuy nhiên, sau khi ra Tuyên bố chung tại Singapore, thực chất hai bên không đạt được bất kỳ tiến triển gì, không cải thiện được tình trạng mất lòng tin lẫn nhau, ngoại trừ việc Triều Tiên trao trả 55 bộ hài cốt lính Mỹ Điều này làm cho phía

Mỹ thất vọng và họ cho rằng, cần phải có một Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2 để tạo đột phá và triển khai các cam kết tại Singapore Đúng ra, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 đã có thể diễn ra sớm hơn, nhưng còn nhiều nội dung chưa thống nhất nên đến cuối tháng 11-2018, hai nước mới đồng ý về nguyên tắc sẽ tổ chức Hội nghị lần này

Quan điểm của các nước có liên quan, như: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc,… đều lên tiếng ủng hộ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ

2 ở các mức độ khác nhau và kỳ vọng nó không chỉ mang lại hòa bình, ổn định cho hai nước, khu vực mà còn tạo cơ hội cho các nước này mở rộng thị trường, hợp tác phát triển nhiều mặt với Triều Tiên khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận

1.1 Trump muốn gì từ Kim?

Yêu cầu chính của Mỹ là Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa - đầu đạn hạt nhân siêu lớn có khả năng tấn công Mỹ Nếu kế hoạch phi hạt nhân hóa Triều Tiên thành công, đây sẽ là thành tựu ngoại giao lớn, giúp Trump chuyển hướng chú ý của công chúng khỏi các vụ bê bối trong nước, đồng thời, nhận được sự ủng hộ lớn cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông tại Nhà Trắng

Trang 7

6

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Mỹ đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên Đầu tiên, Mỹ muốn Triều Tiên tuân thủ kế hoạch phi hạt nhân hóa và thực hiện từng bước nhằm đạt được mục tiêu trên, ví dụ như phê chuẩn lại Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT), tiết lộ đầy đủ về chương trình hạt nhân

và cho phép thanh tra các nhà máy, bãi thử hạt nhân

Rõ ràng, Trump đang nỗ lực đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên thông qua cuộc đàm phán với Kim Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng Trump

có thể không giữ được lập trường, cho phép Triều Tiên tự đàm phán các điều khoản

1.2 Kim muốn gì từ Trump?

Các yêu cầu của Triều Tiên bao gồm nới lỏng trừng phạt, kết thúc chiến tranh Triều Tiên, cắt giảm lực lượng quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, công nhận quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ, ký kết một hiệp ước hòa bình và tăng cường hỗ trợ kinh tế Việc Mỹ nới lỏng cấm vận và hỗ trợ kinh tế đặc biệt quan trọng với Triều Tiên hiện nay Sau khi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tháng 11/2017, Triều Tiên chuyển hướng sang cải cách và phát triển kinh tế

Triều Tiên cho rằng nước này đã nhượng bộ khi phá hủy một địa điểm thử nghiệm hạt nhân, tạm dừng các vụ thử tên lửa trong hơn một năm Triều Tiên chỉ đang chờ đợi một lời đề nghị từ phía Mỹ Với lượng vũ khí hạt nhân Triều Tiên đang nắm giữ và sự ủng hộ từ Trung Quốc, Triều Tiên khẳng định không có gì phải sợ Mỹ

1.3 Thế giới nói gì về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều?

Đương nhiên, Trung Quốc cần cảnh giác với mối quan hệ phát triển nhanh giữa

Mỹ và Triều Tiên “Trung Quốc không muốn Triều Tiên ‘thân thiết’ với Mỹ trong trung hạn”, Shawn Ho, nhà nghiên cứu tại trường Nghiên cứu Quốc tế S

Trang 8

7

Rajaratnam ở Singapore cho biết Trung Quốc “muốn càng nhiều nước ‘thân thiết’ với Trung Quốc càng tốt, đặc biệt là những nước có chung đường biên giới trên đất liền” Trung Quốc có thể thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên

Trong khi đó, Tokyo và Seoul đẩy mạnh tiến trình phi hạt nhân hóa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã dùng nhiệm kỳ của ông nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng với Triều Tiên Nếu tiến trình này thất bại, đảng Dân chủ có thể bị đánh bại trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2022

Đối với Nhật Bản, việc ngăn chặn mối đe đọa hạt nhân từ Triều Tiên liên quan đến duy trì ổn định kinh tế và chính trị

2 Vì sao Hà Nội được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị?

2.1 Vị trí thích hợp

 Việt Nam được đánh giá là có vị trí "đắc địa" để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh

Mỹ - Triều Nếu không di chuyển bằng xe lửa bọc thép, khoảng cách từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội là vừa đủ cho một chuyến bay ngắn dành cho lãnh đạo Kim Jong-un

 Nơi đặt trụ sở đại sứ quán của cả CHDCND Triều Tiên và Mỹ Điều này giúp

cả hai quốc gia đều có thể chủ động trong việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh

 Hà Nội là một địa điểm "trung lập" và luôn hướng tới duy trì mối quan hệ hữu hảo với cả hai quốc gia

 An ninh tại Việt Nam được đánh giá cao khi luôn được đảm bảo ngay cả trong thời gian bình thường An ninh sẽ được kiểm soát chặt chẽ khi diễn ra sự kiện lớn giữa các nhà lãnh đạo

 Chính trị ổn định, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thành công, an toàn các Hội nghị quốc tế tầm cỡ

Trang 9

8

2.2 Vì sao Triều Tiên chọn Việt Nam?

 Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ tốt với Triều Tiên Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm 1950 Năm

1961, nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến thăm Việt Nam là Kim Il Sung, ông nội của Kim Jong-un Kể từ đó, nhiều quan chức cấp cao của Triều Tiên cũng đã tới thăm Việt Nam

 Nếu Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, chuyến đi của Kim Jong-un cũng có thể coi là cơ hội để vị lãnh đạo này học hỏi từ sự chuyển đổi kinh tế sau chiến tranh của Việt Nam

2.3 Vì sao Mỹ chọn Việt Nam?

 Việt Nam có thể là một địa điểm quan trọng mang tính chiến lược đối với Hoa

Kỳ Hiện tại, Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên

 Washington dường như cũng rất muốn Triều Tiên tìm hiểu thêm về câu chuyện thành công trong phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào năm ngoái Trump gửi thông điệp tới Triều Tiên rằng các quốc gia từng có chiến tranh đều có thể cải thiện mối quan

hệ

2.4 Vì sao Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này?

 Sau Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực (WEF) năm 2018, Việt Nam đã thể hiện sự lịch thiệp trong quan hệ ngoại giao với các nước trước toàn thế giới

 Sự kiện càng có ý nghĩa khi 2019 là dịp thủ đô Hà Nội kỷ niệm 20 năm nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” do UNESCO trao tặng

Trang 10

9

 Khẳng định tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…”

3 Công tác chuẩn bị

8 tháng sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định gặp nhau lần thứ 2 tại Hà Nội (Việt Nam) Một ngày trước khi sự kiện diễn ra, ngày 26-2-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN đã đưa ra thông điệp: Vì hòa bình của thế giới, vì một sự kết nối và phát triển, chúng ta hãy bắt tay

Thông điệp “sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, kiến tạo hòa bình” từ người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhanh chóng được truyền đi Thông điệp này cũng được

cả hệ thống chính trị, mỗi người dân Việt Nam thể hiện bằng hành động cụ thể trong những ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh

Hà Nội được trang hoàng, với điểm nhấn là hình ảnh 3 lá cờ Mỹ-Việt Nam-Triều Tiên, bên dưới có biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau Người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều cảm thấy tự hào và mong muốn mình

sẽ trở thành những “đại sứ của tình hữu nghị” Khắp các con phố nơi đoàn lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đi qua không chỉ được đảm bảo an toàn, mà hình ảnh người dân cầm cờ, tươi cười chào đón cũng để lại ấn tượng tốt đẹp

Là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2, Việt Nam

đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị Dù Hà Nội chỉ có 10 ngày để chuẩn bị cho sự kiện, ít hơn nhiều so với thời gian 2 tháng chuẩn bị cho sự kiện đầu tiên tại Singapore, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cam kết bảo đảm an ninh tốt nhất

Ngày đăng: 24/02/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w