1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Phương Tiện Truyền Thông Mới Tại Hàn Quốc

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Phương Tiện Truyền Thông Mới Ở Hàn Quốc
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Phương Tiện Truyền Thông Mới
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Seoul
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 57,68 KB

Nội dung

Ngay từ năm 2014, Hàn Quốcđã đạt GDP bình quân đầu người 32.400 USD, gấp 14 lần Việt Nam.Có được những thành tựu trên là do Hàn Quốc đã thực hiện đồng bộnhiều giải pháp, trong đó có việc

Trang 1

1 Quá trình hình thành và phát triển của PTTT mới ở Hàn Quốc ( ra đời khi nào? Như thế nào?)

Là một quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh, sau 40 năm có tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%, Hàn Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ ba châu Á và thứ 13 thế giới Ngay từ năm 2014, Hàn Quốc

đã đạt GDP bình quân đầu người 32.400 USD, gấp 14 lần Việt Nam

Có được những thành tựu trên là do Hàn Quốc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng một cách linh hoạt phương tiện truyền thông đa kênh (TTĐK) trong kết nối và thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước

Chính phủ Hàn Quốc đã nghiêm túc thiết lập chính phủ điện tử vào giữa những năm 80 của thế kỷ XX Đến năm 2002 được xác định là thời kỳ cung cấp cơ sở chính phủ điện tử Nhờ đó, Hàn Quốc đạt được tốc độ thâm nhập internet cao nhất thế giới cùng với mức dịch

vụ chính phủ điện tử cao thứ 23 Với cơ sở nền tảng về CNTT này, các chính quyền địa phương đã xây dựng những phương thức quản trị có sự tham gia của người dân thông qua CNTT, trong đó thiết lập

Mô hình TTĐK (multi-channel communication) để tương tác với người dân

Ở đây, mô hình TTĐK được hiểu là việc áp dụng cả kênh truyền thông trực tuyến và kênh truyền thông ngoại tuyến vào hỗ trợ hoạt động quản lý của chính quyền và người dân Kênh truyền thông trực tuyến bao gồm: trang web chính thức của chính quyền thành phố (Hope Seoul: www.Seoul.go.kr); kênh truyền hình trực tuyến các hoạt động của thành phố (Live – Seoul: tv.seoul.go.kr); trang thông tin về sự tham gia của công dân (Seoul Talk Talk: inews.seoul.go.kr); Văn phòng Thị trưởng trực tuyến (Online Mayor Office: Mayor seoul.go.kr)…

Kênh truyền thông ngoại tuyến bao gồm: Diễn đàn Cheong Chek (tổ chức hội thảo để thiết kế và phát triển một chương trình hoặc chính sách mới); thảo luận Suk Ui (thảo luận giữa chính quyền và chuyên gia, lãnh đạo các tổ chức dân sự để tuyên truyền và chấp thuận chính sách); Văn phòng Thị trưởng di động (Thị trưởng và các công

Trang 2

chức đến tận nơi phát sinh vụ việc để lắng nghe trực tiếp và giải quyết trực tiếp vấn đề phát sinh)…

Quá trình hình thành phương tiện truyền thông mới tại Hàn Quốc:

Internet

Khi nói đến việc sử dụng Internet, Hàn Quốc đứng thứ ba trên thế giới vào năm 2003 Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc, 78,5% gia đình sở hữu máy tính, trong đó 93,6% sử dụng Internet (2005) Nhiều doanh nghiệp sử dụng Internet ở Hàn Quốc cho các dịch vụ như tin tức, truyền thông xã hội, mua sắm, ngân hàng, trò chơi và nội dung giáo dục

Báo chí Internet

Joongang Ilbo (1 tờ báo thường ngày của Hàn Quốc) đã phát triển trang web tin tức internet đầu tiên ở châu Á vào năm 1995 Sau khi bắt đầu, hầu hết các tờ báo hàng ngày đều có trang web của mình Ngoài ra còn có các cổng thông tin trực tuyến như Pressian

Mạng xã hội SNS (Social Network Service)

Cũng như ở các quốc gia khác, mạng xã hội đã trở thành tâm điểm ở Hàn Quốc

Các mạng xã hội đáng chú ý nhất ở Hàn Quốc là KakaoTalk, Naver, Cyworld và Snow KakaoTalk là một ứng dụng nhắn tin truyền thông

xã hội

Naver Là một công cụ tìm kiếm, tương đương với google của Hàn Quốc, nó là công cụ tìm kiếm hàng đầu ở Hàn Quốc Ngoài vai trò là một công cụ tìm kiếm, nó còn có nhiều thuộc tính khác

-BAND: Một ứng dụng phần mềm tập trung vào giao tiếp nhóm và duy trì kết nối với nhóm của bạn Điều này bao gồm các tính năng như thăm dò ý kiến, lịch nhóm và trò chuyện riêng tư

-Naver Cafe: Tương tự như nhiều diễn đàn, Naver cafe cho phép người dùng đăng bài và tạo cộng đồng internet của riêng mình

-LINE: Line là một ứng dụng nhắn tin tức thì Bao gồm Văn bản, hình ảnh và thậm chí cả trò chuyện thoại Ngoài ra, công ty cũng tạo ra

Trang 3

các nhân vật được chia sẻ với tên gọi LINE FRIENDS Những nhân vật này cũng được biến thành vô số sản phẩm Chẳng hạn như dấu cộng, ghim, và thậm chí đóng Một số nhân vật trong số này là BT21, Brown and Friends

Cyworld là một trong những ứng dụng mạng xã hội đầu tiên của Hàn Quốc Trên Cyworld, bạn có thể trò chuyện với các thành viên khác bằng cách hình thành tình bạn bằng cách chia sẻ sở thích và kỷ niệm Theo thời gian, nó đã trở nên ít phổ biến hơn so với tương đối

và thất bại so với các đối thủ của nó trong suốt thế hệ mạng xã hội Một lý do khác cho sự thất bại của nó là dựa trên hạn chế của nó

“Cyworld đã tạo ra rào cản giữa các quốc gia, không thể mở rộng ra ngoài vai trò là nhà cung cấp dịch vụ địa phương” (Park Hye-min (2011)) Trong những năm gần đây, Cyworld đã tuyên bố sẽ trở lại

Snow là một ứng dụng truyền thông xã hội Nhưng không giống như hầu hết các ứng dụng, trọng tâm chính của nó là hình ảnh Chủ yếu

là ảnh tự chụp Thông qua ứng dụng này, bạn có thể thay đổi diện mạo của mình theo nhiều cách Điều này bao gồm việc trang điểm thêm, thay đổi màu mắt và thậm chí là làm thon gọn khuôn mặt của bạn Các thuộc tính khác là nhiều loại bộ lọc khác nhau, dễ thương, đáng sợ và hài hước Ứng dụng này tập trung vào trang điểm và chia

sẻ các bộ lọc và hình ảnh với bạn bè của bạn

2 Phương thức quản lý, quản trị (mô hình, chính sách như thế nào? Có cơ quan quản lý không?)

Mô hình: Hàn Quốc hiện đang áp dụng mô hình chủ nghĩa tự do.

Đặc thù của mô hình này là truyền thông độc lập với chính phủ Truyền thông có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, bởi mục đích chính của các cơ quan truyền thông là hoạt động nhằm thu lại lợi nhuận kinh tế

Cơ quan quản lý: Ủy ban Thẩm định truyền hình - truyền thông

Hàn Quốc Mục tiêu lớn nhất của Ủy ban là giúp cho các đài truyền hình và truyền thông mang lại hiệu quả cho công chúng

Năm 1988, Ủy ban đã cải cách hoạt động dựa theo Luật Truyền thông của Hàn Quốc Năm 1992 thành lập Ủy ban Thẩm định truyền hình cáp Năm 1995 thành lập bộ phận quản lý đạo đức truyền hình -truyền thông Năm 2000 hợp nhất Ủy ban Truyền hình - Truyền

Trang 4

thông với Ủy ban Thẩm định truyền hình cáp Năm 2008, theo dòng chảy của công nghệ, hợp nhất Ủy ban Truyền hình - Truyền thông Internet thành Ủy ban thẩm định Truyền thông - Truyền hình hiện nay

Ủy ban được cơ cấu gồm 9 Ủy viên 9 người này không được tham

gia bất cứ đảng phái nào Nhiệm kỳ hoạt động là 3 năm Ủy ban gồm

các tiểu ban: Tiểu ban Truyền hình và Internet (chuyên thẩm định nội dung truyền hình và Internet được phát); Tiểu ban đặc biệt (chuyên phụ trách các vấn đề về truyền hình, ngôn ngữ, quyền của công chúng); Tiểu ban điều trần giải quyết các việc xâm hại, bôi nhọ danh dự trên Internet (chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến luật pháp truyền thông và các thành viên đều là luật sư); Tiểu ban thẩm định các vấn đề về bầu cử (chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền thông về bầu cử; tiểu ban được thành lập theo Luật Bầu cử của Hàn Quốc; Ủy viên của tiểu ban là đại diện của người dân, nhà báo, luật sư; gần đây, tiểu ban này tham gia vào nhiều cuộc bầu cử trung ương và địa phương) Cơ cấu của các tiểu ban gồm có 1 chủ tịch và các ủy viên

Nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban là thẩm định tính công bằng, chính trực về nội dung của các sản phẩm truyền hình - truyền thông; phòng chống các nội dung phi đạo đức trên Internet; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các chính sách quản lý, giám sát truyền hình - truyền thông Hàn Quốc; phát triển các dự án truyền thông hợp tác trong nước, quốc tế Ngoài ra, Ủy ban còn tiến hành các khoá đào tạo, vận động và các hoạt động khác liên quan

Ủy ban còn thực thi nhiệm vụ giám sát, tiếp thu ý kiến của công chúng hoặc chiểu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức những vấn đề liên quan đến chất lượng nội dung thông tin Nội dung cụ thể của các kiến nghị sẽ được Ủy ban chuyển về các tiểu ban phụ trách để

trực tiếp giải quyết.

Hình phạt: Giai đoạn được xử lý ở các tiểu ban, tuỳ theo các trường

hợp cụ thể mà Ủy ban đề xuất mức xử lý nặng hay nhẹ

Có 2 hình thức chính mà Ủy ban xử lý, đó là những trường hợp liên quan đến pháp lý và hướng dẫn hành chính Phạt tiền là hình thức xử phạt nặng nhất mà Ủy ban đề xuất áp dụng đối với trường hợp bị xử phạt Hình thức nhẹ hơn là buộc cơ quan truyền hình - truyền thông phải ngừng phát sóng Có trường hợp, Ủy ban đề xuất xử phạt trực tiếp người tổ chức sản xuất chương trình

Trang 5

Ngoài ra, Ủy ban còn có hình thức cảnh báo nhắc nhở hoặc đề xuất cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm Nếu cơ quan truyền hình -truyền thông bị xử lý pháp lý có thể sẽ ảnh hưởng đến việc ra hạn cấp phép

Kết luận mà Ủy ban đưa ra được chuyển về cơ quan truyền hình -truyền thông để thực thi Những sự vụ quan trọng được xử lý tại Ủy ban thông qua cuộc họp toàn thể để quyết định về cách thức xử lý Các đài truyền hình, đơn vị truyền thông có quyền khiếu nại lên toà

án về kết quả xử lý do Ủy ban đề xuất Quyết định bên nào đúng -sai sẽ được toà án thẩm định và phán xử Tuy nhiên, mỗi năm Ủy ban xử lý hàng trăm vụ các đài truyền hình và đơn vị truyền thông vi phạm, tuy nhiên chỉ có vài vụ phức tạp phải đưa ra toà án giải quyết

Đối với các nội dung được phát tác trên Internet, nếu gây hại cho tổ chức, cá nhân, nhất là đối với thanh thiếu niên, đầu tiên Ủy ban yêu cầu cơ quan chủ quản phải xoá thông điệp và đối với các chủ tài khoản ở nước ngoài, Ủy ban sẽ dùng biện pháp kỹ thuật ngăn chặn; đồng thời Ủy ban có quyền đề xuất ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với chủ quản Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nước, vấn đề quản lý thông tin trên môi trường Internet đối với Hàn Quốc còn gặp nhiều khó khăn

Quy trình giải quyết khi có vi phạm, đó là Tiểu ban truyền thông Internet sẽ họp tổng thể Nếu vụ việc quan trọng, hội đồng 9 người của Tiểu ban đặc biệt sẽ họp quyết định phương án xử lý

Ngân sách của Ủy ban được Quốc hội cấp hằng năm Quốc hội, Thanh tra và Kiểm toán chính phủ giám sát hoạt động của cơ quan này Ủy ban Thông tin vầ Truyền thông Hàn Quốc (cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông) chỉ thực hiện vai trò quản lý nhà nước

Ủy ban Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc có trách nhiệm nhận thông tin vi phạm từ Ủy ban Thẩm định để công bố với cơ quan truyền hình – truyền thông vi phạm Ủy ban Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc không được phép điều chỉnh quyết định, kết luận của Ủy ban Thẩm định truyền thông – truyền hình

- Chính sách nhà nước có hỗ trợ không hay tư nhân hóa? Đầu

tư như thế nào?

Trang 6

Mảng báo chí : Không nhiều tờ báo được nhận hỗ trợ tài chính từ

chính phủ Trước đây, một số tờ báo thuộc chính phủ quản lý, nay đều đã được tư nhân hoá Khuynh hướng chính trị của các tờ báo là ủng hộ cho các chính đảng, nhưng không bị lệ thuộc bởi sự hỗ trợ tài chính từ các chính đảng Dù vậy, các cơ quan báo chí cũng không thể coi thường chính phủ, bởi chính phủ chính là một “doanh nghiệp” lớn.Chính phủ có thể hỗ trợ các cơ quan báo chí dưới hình thức cung cấp nguồn quảng cáo

Mảng quảng cáo : Chính phủ có một cơ quan chuyên điều phối

quảng cáo cho các cơ quan truyền thông theo quy định phát triển cần bằng báo chí Nguồn quảng cáo cấp cho báo chí hằng năm từ chính phủ là rất lớn Các cơ quan báo chí được nhận nguồn lời từ quảng cáo do chính phủ cung cấp thường bị áp lực rất lớn Họ lo ngại

bị chính phủ cắt giảm nguồn tài chính quảng cáo do đưa tin thiếu khách quan, công bằng, gây thiệt hại cho chính phủ Những cơ quan báo chí lớn tạo dựng được niềm tin từ chính phủ và công chúng thường được chính phủ quan tâm đầu tư tài chính quảng cáo

Mảng điện ảnh

Đơn cử như trong lĩnh vực điện ảnh-truyền hình, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội dung OTT (giải pháp cung cấp nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng không gian rộng lớn Internet), tạo quỹ phim truyền hình và tăng cường hỗ trợ cho sản xuất nội dung chuyên biệt

về OTT; ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất

Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ đào tạo để phát triển tài năng bằng cách tạo ra một cách có hệ thống môi trường giáo dục cho ngành công nghiệp điện ảnh, sản xuất phim, gây dựng được những thế hệ tác giả chất lượng trong lĩnh vực điện ảnh

Nhiều bộ phim của Hàn Quốc được xuất khẩu ra nước ngoài mang theo hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa Hàn Quốc; nền công nghiệp âm nhạc giải trí Hàn Quốc tạo ra một làn sóng văn hóa lớn trên thế giới Một thực tế không thể phủ nhận rằng âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc đang góp phần tạo ra sức mạnh mềm (Soft Power) trong việc mang tới một diện mạo mới trẻ trung, năng động, xinh đẹp góp phần quảng bá văn hóa Hàn Quốc tới bạn bè quốc tế

Trang 7

3 Nhà nước và các bên khác có cấp tiền cho đơn vị đó k?

- Có 4 nguồn vốn đến được cung cấp cho phương thức truyền thông mới bao gồm: chính phủ, tư nhân, tôn giáo và vốn nước ngoài

3.1 Vốn Chính phủ:

Bằng cách sở hữu các công ty phát thanh truyền hình, báo chí và truyền thông, chính phủ đang điều hành một hệ thống truyền thông độc quyền khổng lồ Đặc biệt, quyền sở hữu của chính phủ đối với các công ty phát sóng có tác động tiêu cực đến việc hình thành dân chủ trong các ý kiến của công chúng Chính phủ can thiệp vào việc phát sóng theo nhiều cách khác nhau Đầu tiên và phổ biến nhất, chính phủ đầu tư trực tiếp vào một công ty phát thanh truyền hình hoặc một công ty do chính phủ điều hành đóng vai trò là cổ đông của công ty đó Thứ hai, chính phủ kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp phát thanh truyền hình bằng cách kiểm soát Ủy ban Phát thanh truyền hình Thứ ba, chính phủ bổ nhiệm những người thân cận với đảng cầm quyền vào các vị trí quản lý của một công ty phát thanh truyền hình, bao gồm chủ tịch và giám đốc (Cái đống vàng này c cho thành 1 slide nhá, toàn text urggg) Các cơ quan quản lý phát thanh truyền hình hiện nay bao gồm Bộ Thông tin (tiền thân của Bộ Văn hóa và Du lịch), Văn phòng Phủ Tổng thống về các vấn

đề chính trị, Văn phòng Người phát ngôn của Tổng thống và Ủy ban Phát thanh truyền hình Họ kiểm soát thực tế mọi thứ liên quan đến phát thanh truyền hình, chưa kể đến việc bổ nhiệm các thành viên của Ủy ban và chủ tịch của các công ty truyền thông do nhà nước điều hành

3.2 Vốn tư nhân:

Tư bản độc quyền tư nhân được sở hữu hoặc kiểm soát bởi một cá nhân, một công ty tư nhân hoặc một tổ chức cho các mục đích tư nhân Các ví dụ chính bao gồm các báo địa phương và Hệ thống Phát thanh Truyền hình Seoul (SBS)

Vì sao tư nhân lại muốn sở hữu 1 công ty truyền thông? Có một số lý

do Đầu tiên, họ có thể muốn làm như vậy để kiếm tiền Thứ hai, họ muốn sở hữu những công ty như vậy để bảo vệ công ty mẹ của họ.Thứ ba, còn có một lý do phi kinh tế, đó là theo đuổi các tham vọng chính trị

Trang 8

Còn 2 vốn từ tôn giáo và nước ngoài mời mọi người tự tìm hiểu

4 Có tạo ra thị trường truyền thông mới không? Tìm mặt tích cực và tiêu cực Tham chiếu từ Hàn Quốc để ứng dụng vào quản lý báo chí truyền thông và quản trị truyền thông ở VN.

Thị trường truyền thông mới: Hàn Quốc có những mạng xã hội riêng như Kakaotalk, Cyworld, Naver

Mặt tích cực: Mỗi cộng đồng sẽ hướng đến những mục tiêu và giá

trị khác nhau, từ đó khiến nó có những đặc điểm khác nhau => Giúp

đa đạng môi trường truyền thông số, có thêm các diễn đàn chia sẻ

Mặt tiêu cực:

Cần thêm nhiều nhân lực để kịp thời kiểm soát, quản lí thông tin

Tham chiếu từ HQ để ứng dụng vào qtri truyền thông ở VN

Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc áp dụng mô hình Truyền thông đa kênh (TTĐK), có thể khẳng định, mô hình TTĐK của Hàn Quốc đã cung cấp những bài học quý giá cho Việt Nam và nhiều quốc gia khác đang có kế hoạch tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động quản trị nhà nước và thúc đẩy đổi mới xã hội Theo đó, để việc áp dụng đạt hiệu quả cao, giảm bớt những trở ngại trên thực tế, cần chú trọng các nội dung sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện hơn nữa việc xây dựng chính phủ điện tử

Sở dĩ Hàn Quốc thành công trong việc sử dụng các kênh TTĐK để tương tác với người dân là do nước này đã xây dựng kết cấu hạ tầng chính phủ điện tử tương đối hoàn chỉnh Tại Việt Nam, đây là mục tiêu đã được đưa ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025

Thứ hai, cần thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về cách thức thực hiện quyền lực nhà nước Cán bộ, công chức phải nhận thức được xu hướng tất yếu của việc minh bạch hóa thông tin, trách nhiệm giải trình và chịu sự giám sát của người dân trong thực thi công vụ, cách thức tổ chức công việc một cách tích cực Đồng thời, nâng cao mức độ “phản ứng nhanh” của cơ quan nhà nước

Trang 9

trước các vấn đề phát sinh trong cuộc sống của người dân, trách nhiệm hơn dưới sự giám sát chặt chẽ của người dân

Thứ ba, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về vai trò của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước Phải coi sự tham gia của người dân không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà là quyền của công dân, là nguồn cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động quản lý Do vậy, cán bộ, công chức cần có thái độ tôn trọng người dân, khuyến khích và tôn trọng sự khác biệt trong quan điểm của người dân Chỉ khi người dân thấy được sự tôn trọng, sự lắng nghe thật sự của chính quyền thì họ mới nhiệt tình tham gia

Thứ tư, cần xây dựng văn hóa tham gia Văn hóa tham gia phải được coi là giá trị cốt lõi của mỗi công dân trong xã hội dân chủ Người dân phải coi việc tham gia vào hoạt động xã hội là một chuẩn mực của con người hiểu biết, hiện đại, sống vì cộng đồng, sống trong nhà nước dân chủ Từ đó mới thúc đẩy sự tham gia đông đảo của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước

5 PTTT mới có là công cụ để kiếm tiền không?

- Hoàn toàn có thể kiếm tiền thông qua các PTTT mới ở Hàn Quốc, cụ thể chính là thông qua Ads, Restream,

6 Case study

Tổ chức hoặc cá nhân gửi tin nhắn rác tại Hàn Quốc có thể bị

xử phạt lên tới 3 năm tù

Ngày 28/10/2021, Ủy ban Phát thanh, Truyền hình và Truyền thông Hàn Quốc (KCC) cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông Hàn Quốc đã công bố đối sách phòng ngừa tin nhắn rác tại quốc gia này

Trong bối cảnh số tin nhắn rác giả mạo các cơ quan tài chính như ngân hàng tại Hàn Quốc có chiều hướng tăng vọt, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài Các tin nhắn này chủ yếu lôi kéo người vay tiền hoặc đầu tư vào cổ phiếu

Theo Đài KBS, trước tiên, Chính phủ Hàn Quốc quyết định siết chặt việc hạn chế đăng ký thuê bao điện thoại cố định và điện thoại

Trang 10

internet Tất cả các số điện thoại thuộc sở hữu của cá nhân hay doanh nghiệp gửi tin nhắn rác cũng sẽ bị dừng dịch vụ

Ngoài ra, nghiệp vụ truy vết người gửi tin nhắn rác cũng sẽ nhanh hơn trước Chính phủ Hàn Quốc sẽ gắn mã nhận dạng theo từng doanh nghiệp trong tin nhắn văn bản để có thể truy tìm người gửi tin nhắn rác một cách nhanh chóng hơn KCC nhận định mất tối đa 2 ngày sau khi nhận tố giác về tin nhắn rác là có thể tìm ra và chặn người đã gửi tin

Thêm vào đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh xử phạt với người hoặc đơn vị gửi tin nhắn rác Hiện tại, người gửi các tin nhắn quảng cáo cho vay trái phép hay đánh bạc sẽ bị xử tối đa 1 năm tù giam hoặc 10 triệu won (8.500 USD) tiền phạt Tuy nhiên, mức phạt sẽ được nâng lên thành tối đa 3 năm tù giam hoặc 30 triệu won (25.600 USD)

Seungri, cựu thành viên nhóm nhạc nổi tiếng Big Bang, bị tuyên án 3 năm tù giam, phạt 1,1 tỷ won (hơn 21 tỉ đồng) vì

9 tội danh

Ngày 12/08/2021, Tòa án quân sự của Bộ chỉ huy tác chiến mặt đất của Hàn Quốc tuyên án Seungri 3 năm tù giam và mức phạt 1,1 tỷ won (~ hơn 21 tỷ VND) với 9 tội danh, bao gồm môi giới mại dâm, cờ bạc ở nước ngoài, tham ô, vi phạm đạo luật về giao dịch ngoại hối…

Seungri là ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc, doanh nhân Anh

có đam mê kinh doanh và gặt hái thành công khi điều hành chuỗi cửa hàng ramen toàn cầu, tham gia đầu tư nhiều lĩnh vực: đào tạo nghệ sĩ, y tế, công nghệ Seungri cũng là thành viên nỗ lực học ngoại ngữ nhất trong nhóm nhạc Big Bang khi thành thạo tiếng Anh, Hoa, Nhật

Tuy nhiên, Seungri bị cáo buộc nhiều vi phạm khi câu lạc bộ đêm mà anh đầu tư, quản lý bị tố tàng trữ ma túy, bạo lực, hành hung và quấy rối tình dục Seungri rút khỏi vị trí giám đốc ngay trước khi cảnh sát mở cuộc điều tra

Seungri cũng bị đài SBS funE tố cáo sử dụng nhiều câu lạc bộ đêm ở Gangnam làm nơi cung cấp gái mại dâm cho những nhà đầu tư nước ngoài đến Hàn Quốc Đài này tung chứng cứ các đoạn tin nhắn có

Ngày đăng: 23/02/2024, 23:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w