1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài cuối kì học phần phát triển năng lực thiết kế và hướng dẫn giải bài tập tiếng việt

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Cuối Kì Học Phần: Phát Triển Năng Lực Thiết Kế Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Tiếng Việt
Tác giả Đỗ Quỳnh Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Dựa vào yêu cầu cần đạt về kĩ năng Đọc trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, theo anh chị, bài đọc và hệ thống câu hỏi đọc hiểu nêu trên nên được dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI CUỐI KÌ HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THIẾT KẾ

VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thu Phương

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, vai trò của giáo dục tiểu học không chỉ đặt ở việc truyền đạt kiến thức mà còn mở rộng đến phương pháp giảng dạy và phát triển năng lực cho học sinh Đặc biệt, việc phát triển năng lực thiết kế và hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục và hướng dẫn của các sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Đó là lý do tại sao em luôn cảm thấy may

mắn khi được theo học môn Phát triển năng lực thiết kế và hướng dẫn giải bài tập

tiếng Việt

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, em được tiếp cận việc phát triển năng lực thiết kế và hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt từ nhiều góc độ khác nhau Chúng tôi sẽ tập trung vào tầm quan trọng của việc nắm vững năng lực thiết kế và hướng dẫn học sinh giải bài tập Tiếng Việt một cách rõ ràng và hiệu quả Hệ thống bài tập, câu hỏi được xây dựng chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau dựa trên yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 3

PHẦN 2 13

PHẦN 3 16

KẾT LUẬN 22

Trang 4

ĐỀ 1 Phần 1

1 Trình bày lại ngữ liệu được chọn theo quy cách trình bày một văn bản đánh máy chuẩn chỉnh về mặt hình thức

BIỂU TƯỢNG TOÀN CẦU CHO GIÁO DỤC NỮ GIỚI

Ma-la-la Diu-sa-phdai - nhà hoạt động nữ quyền của Pa-kít-xtan - là biểu tượng toàn

cầu cho giáo dục nữ giới, cũng là người trẻ nhất đoạt giải Nô-ben Hòa bình

Từ nhỏ, cô theo học tại trường nữ sinh của cha mình Tuy nhiên, kể từ khi lực lượng Hồi giáo Ta-li-ban không cho các bé gái đến trường thì trường học của cha cô bị đóng cửa Lúc 11 tuổi, Ma-la-la đã viết trên bờ-lốc về việc mình và các bạn nữ khác bị Ta-li-ban tước

đi quyền được học tập Nhờ đó, cô giành giải thưởng Hòa bình cho Trẻ em Quốc tế và giải

Hòa bình Thanh niên đầu tiên của Pa-kit-xtan

Thật không may, năm 2012, cô bị bọn Ta-li-ban tấn công và bị trọng thương Câu chuyện về Ma-la-la được lan truyền, nhiều người đề nghị giúp đỡ cô Cuối cùng, cô được đưa đến Anh để điều trị và hồi phục nhanh chóng Sau sự việc đó, Ma-la-la càng quyết tâm bảo vệ quyền học tập của phụ nữ Cô đảm nhận vai trò là đại sứ toàn cầu cho giáo dục nữ,

cùng cha thành lập Quỹ Ma-la-la với mong muốn: mọi cô gái trẻ đều có quyền quyết định

tương lai của mình

Tháng 7 năm 2013, Ma-la-la tuyên bố sẽ đứng lên giành nữ quyền trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và trở thành Sứ giả Hòa bình của Liên Hợp Quốc Năm 2014, khi mới 17 tuổi, cô nhận giải thưởng về nhân quyền của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời

là người trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng Nô-ben Hòa Bình Ở tuổi 22, Ma-la-la trở thành

biểu tượng toàn cầu cho giáo dục nữ giới bằng cách đi khắp thế giới để tuyên truyền và vận động cho nữ quyền

Với tinh thần can đảm, quyết đoán, Ma-la-la đã truyền cảm hứng cũng như xây dựng niềm tin về một thế giới bình đẳng và mang lại quyền được giáo dục cho hàng ngàn trẻ em

nữ

(Theo Goalcast)

Trang 5

Câu hỏi:

Câu 1 Vì sao trường nữ sinh của gia đình Ma-la-la bị đóng cửa?

Câu 2 Nhờ đâu Ma-la-la giành giải thưởng Hòa bình cho Trẻ em Quốc tế và giải Hòa bình

Thanh niên đầu tiên của Pa-kit-xtan?

Câu 3 Sau khi bị lực lượng Ta-li-ban tấn công, hoạt động của Ma-la-la thế nào?

Câu 4 Nêu những sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời Ma-la-la

Câu 5 Em sẽ nói gì với Ma-la-la nếu có cơ hội gặp cô ấy?

Câu 6 Em có đồng tình với những việc Ma-la-la đã làm để bảo vệ quyền học tập của nữ giới không? Vì sao?

2 Đánh giá: đề tài, chủ đề và bài học rút ra (nghĩa hàm ẩn, thông điệp) của bài đọc

Đề tài: Bài đọc đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của Ma-la-la Diu-sa-phdai, nổi tiếng là

biểu tượng toàn cầu cho giáo dục nữ giới và quyền lợi của phụ nữ

Chủ đề: Quyền tự do học hành và sự can đảm trong cuộc đấu tranh cho quyền lợi giáo dục

của phụ nữ Bài đọc truyền cảm hứng và thông điệp về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự bình đẳng và phát triển xã hội

Bài học rút ra từ bài đọc:

- Sự quyết đoán, tinh thần can đảm của Ma-la-la Diu-sa-phdai và khả năng truyền cảm hứng cho người khác

- Bài đọc cũng mang thông điệp về tầm quan trọng của quyền lợi giáo dục cho phụ

nữ và vai trò to lớn của giáo dục trong việc thúc đẩy sự bình đẳng và phát triển của

xã hội Vấn đề quyền lợi giáo dục cho phụ nữ được đề cập một cách chi tiết thông qua cuộc sống của Ma-la-la, từ việc viết blog, giành giải thưởng cho trẻ em quốc tế

và các hành động cụ thể khác

Trang 6

- Bài đọc này góp phần vận động cho quyền lợi giáo dục cho phụ nữ và khích lệ độc giả nắm vững vai trò của giáo dục trong xây dựng một xã hội văn minh và công bằng

3 Dựa vào yêu cầu cần đạt về kĩ năng Đọc trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, theo anh chị, bài đọc và hệ thống câu hỏi đọc hiểu nêu trên nên được dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu cho đối tượng học sinh lớp lớp mấy? Vì sao?

Dựa vào yêu cầu cần đạt về kĩ năng Đọc trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn

2018, theo anh chị, bài đọc và hệ thống câu hỏi đọc hiểu nêu trên nên được dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu cho đối tượng học sinh lớp 5 vì bài đọc và hệ thống câu hỏi đọc hiểu đã đáp ứng được các yêu cầu cần đạt dành cho khối lớp 5 như sau:

có độ dài khoảng 250 - 300 chữ với tốc độ 100 - 120 chữ / phút

Bài đọc đã cho là một văn bản thông tin với độ dài 354 chữ tương ứng với yêu cầu cần đạt

Học sinh xác định được các mốc thời gian trong cuộc đời của Ma-la-la, từ đó nắm được tiến trình và diễn biến của bài đọc một cách logic, có trình tự

Trang 7

Đọc

-hiểu nội

dung

Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản

Để có thể hiểu và đưa ra được câu trả lời chính xác cho từng câu hỏi, trước hết học sinh cần nhận biết được tổng quan tiến trình cuộc đời nhân vật chính Ma-la-la, các sự kiện tương ứng ở từng giai đoạn

Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản

Các câu hỏi 1, 2, 3 ứng với từng giai đoạn khác nhau và diễn ra lần lượt trong cuộc đời của Ma-la-la, mỗi giai đoạn được chia thành 1 đoạn văn khác nhau, sắp xếp theo đúng trình tự diễn biến Vì vậy, để có thể đưa ra được câu trả lời chính xác, học sinh cần xác định được nội dung chính của từng đoạn văn

Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch được học

Để trả lời được câu hỏi số 4 “Câu 4 Nêu

những sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời Ma-la-la.”, học sinh cần xác

định được sự kiện có ý nghĩa quan trọng

xảy ra trong văn bản mà có tác động mạnh

mẽ đến nhân vật chính Ma-la-la, bao gồm việc viết blog về quyền học tập, việc giành giải thưởng Hoà bình và bị tấn công bởi lực lượng Ta-li-ban Những sự kiện này có ảnh hưởng to lớn đối với Ma-la-la, tạo động lực mạnh mẽ cho cô đứng lên và đấu tranh cho giáo dục nữ giới và quyền lợi của phụ nữ sau này

Trang 8

Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự

Để trả lời câu hỏi: “Câu 6 Em có đồng

tình với những việc Ma-la-la đã làm để bảo vệ quyền học tập của nữ giới không?

Vì sao?”, học sinh phải nêu được nhận xét

của bản thân về những hành động của la-la rằng có đồng tình hay không đồng tình Sau đó, học sinh đồng thời phải đưa

Ma-ra được nhận xét, lý lẽ về những hành động đó để giải thích cho sự lựa chọn của mình

Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản

“Câu 6 Em có đồng tình với những việc Ma-la-la đã làm để bảo vệ quyền học tập của nữ giới không? Vì sao?” là câu hỏi

được đưa ra để học sinh có thể nêu được thông điệp mà em rút ra được sau khi đọc văn bản, ở đây cụ thể là ý nghĩa của những hành động đẹp mà Ma-la-la đã làm để bảo

vệ và đấu tranh cho giáo dục nữ và nữ quyền Để có thể trả lời được câu hỏi, học sinh cần rút ra được bài học và trình bày được thành câu trả lời cá nhân

4 Các câu hỏi đọc hiểu hiện nay đang ở hình thức tự luận Hãy đánh giá mức độ của các câu hỏi đó theo thang tư duy Bloom và đánh giá xem các câu hỏi này

đã đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 chưa? Nội dung các câu hỏi đã bao quát được các giá trị, ý nghĩa trọng tâm của bài đọc chưa?

Trang 9

Câu hỏi Mức độ theo thang

tư duy Bloom

Mức độ đạt yêu cầu theo CT GDPT môn Ngữ văn 2018

Mức độ bao quát các giá trị, ý nghĩa trọng tâm của bài đọc

- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản

- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong

câu chuyện

Câu hỏi đã hỏi được về nội dung chính của đoạn 2

- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản

- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong

câu chuyện

Câu hỏi đã hỏi được về nội dung

chính của đoạn 2

Trang 10

Câu 3 Sau khi

- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản

- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong

có tác động mạnh mẽ đối với Ma-la-la, tiến hành so sánh và đánh giá, chọn ra những sự kiện mà học sinh cho

là quan trọng

Đọc hiểu nội dung:

- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản

- Nhận biết được mối liên hệ giữa các chi tiết để đưa

ra được so sánh, đánh giá và lựa chọn ra ra sự kiện

quan trọng

Câu hỏi giúp học sinh có cái nhìn khái quát về mạch diễn biến của văn bản, góp phần hiểu được đề tài, chủ đề chính

Trang 11

la-la nếu có cơ

hội gặp cô ấy?

- Dựa trên những thông tin thu được từ việc độ và trả lời các câu hỏi phía trước, học sinh cần tự đưa ra suy nghĩ của mình khi được gặp nhân vật chính

- Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự

- Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học

độ của mình đối với nhân vật chính, từ đó tìm ra được điều bản than muốn bày tỏ khi được gặp cô ấy

cá nhân về những việc Ma-la-la đã làm

và đưa ra được lý lẽ giải thích cho quan điểm của mình

Đọc hiểu nội dung:

- Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự

- Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn

bản đã học

Câu hỏi giúp học sinh xác định được

ý nghĩa cao cả mà những việc làm của Ma-la-la mang lại cho cộng đồng,

từ đó rút ra được thông điệp của bài đọc, từ đó xác định được thái độ đúng đắn và đưa ra được

lý lẽ phù hợp để giải thích

5 Hãy điều chỉnh lại các câu hỏi về hình thức (chuyển những câu cần thiết sang dạng trắc nghiệm như điền khuyết, ghép nối, nhiều lựa chọn,…) và về nội dung sao cho hợp lý

Điều chỉnh về hình thức:

Trang 12

è Câu hỏi đề xuất: Em hãy tìm ra những sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời la-la và hoàn thành sơ đồ sau:

Ma-Điều chỉnh về nội dung câu hỏi:

Có thể thấy, “Câu 5 Em sẽ nói gì với Ma-la-la nếu có cơ hội gặp cô ấy?” và “Câu

6: Em có đồng tình với những việc Ma-la-la đã làm để bảo vệ quyền học tập của nữ giới không? Vì sao?” đều đã có ý hướng học sinh xác định và nêu thái độ, suy nghĩ,

tình cảm đối với Ma-la-la Tuy nhiên, cả 5 câu hỏi đã cho đều chưa có yếu tố liên hệ bản thân để học sinh liên hệ, áp dụng vào thực tiễn Câu hỏi số 5 ở mức vận dụng cao (Sáng tạo) có thể thay thế bằng một câu hỏi có yếu tố liên hệ thực tiễn,

è Câu hỏi đề xuất: Trong tương lai, em nghĩ mình có thể làm gì để ủng hộ quyền học tập của phụ nữ, giống như Ma-la-la Diu-sa-phdai? (Mức Vận dụng cao/ Sáng tạo)

Trang 13

6 Hãy thiết kế bổ sung 2-3 bài tập kiến thức tiếng Việt tích hợp với bài đọc và phù hợp với đối tượng học sinh anh/ chị đã xác định

Câu 1: Dấu gạch ngang trong câu “Ma-la-la Diu-sa-phdai - nhà hoạt động nữ quyền

của Pa-kít-xtan - là biểu tượng toàn cầu cho giáo dục nữ giới, cũng là người trẻ

nhất đoạt giải Nô-ben Hòa bình.” có tác dụng gì?

Câu 2: Em hãy gạch 1 gạch dưới câu đơn, 2 gạch dưới câu ghép có trong bài đọc trên

Câu 3: Em hãy xác định các đại từ có trong bài đọc trên

Trang 14

Phần 2

Yêu cầu: Hãy lựa chọn nội dung một tuần học bất kì trong SGK Tiếng Việt hiện hành (Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều) mà anh/ chị đánh giá là có nhiều khó khăn khi tổ chức dạy học cho học sinh Từ cơ sở đã phân tích, anh/chị hãy điều chỉnh hoặc thiết kế bổ sung các bài tập cần thiết

Luyện từ và câu: Luyện tập

về tính từ

Luyện tập về định nghĩa, phân loại tính từ, áp dụng vào giải bài tập và viết câu có chứa tính từ theo yêu cầu đề bài

Viết: Tìm hiểu về cách viết

Viết: Viết đơn Dựa vào mẫu đơn đã học, viết được đơn theo yêu

cầu

Trang 15

Đọc mở rộng

Tự tìm đọc câu chuyện về một nhà khoa học, nắm được những thông tin trong câu chuyện và chia sẻ thông tin

II Thuận lợi

Với phân phối các học của tuần 13 như trên, có một số thuận lợi cơ bản cho giáo viên khi chuẩn bị kế hoạch bài dạy cũng như tổ chức các hoạt động dạy học, cụ thể như sau:

- Nội dung các văn bản đọc nói về nhà soạn nhạc và nhà khoa học vĩ đại, về tác phẩm

và công trình nghiên cứu nổi tiếng có tính hấp dẫn, lôi kéo sự hứng thú, tò mò của người học

- Học sinh đã được học về định nghĩa và cách sử dụng của tính từ trước đó, ở tuần 13 học sinh chỉ cần vận dụng để làm bài tập ở mức độ cao hơn dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Đơn từ là một yếu tố luôn hiện hữu và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, có tính thực tế cao nên học sinh dễ hiểu và áp dụng vào thực tiễn Bên cạnh đó, các mẫu đơn cách trình bày nhất được quy định khoa học, cụ thể và nhất quán, học sinh thuận lợi trong việc tiếp thu và làm theo

- Các câu hỏi đọc hiểu chi tiết, phân chia theo mức độ phù hợp với nhận thức và yêu cầu cần đạt

- Hệ thống bài tập Luyện từ và câu phong phú, đa dạng, giúp học sinh có cơ hội vận dụng, tìm ra được lỗi sai tồn đọng và tìm được hướng đi đúng

- Tiết Đọc mở rộng cho học sinh cơ hội được tự tìm tòi, khám phá về các nhà khoa học, luyện tập kĩ năng đọc và thu thập thông tin Học sinh có cơ hội được chia sẻ kiến thức thu được với bạn bè, thầy cô

III Khó khăn

Trang 16

Tiết Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ: Hệ thống bài tập chưa bao quát hết các

trường hợp, học sinh còn nhẫm lần giữa tính từ chỉ trạng thái và động từ chỉ trạng thái

Tiết Viết: Viết đơn: Học sinh còn không nhận biết được về cách trình bày đơn (cách

ký hiệu viết hoa, lùi đầu dòng, cách dòng) và nội dung đơn chưa phù hợp với tên đơn Tiết Đọc mở rộng:

- Học sinh gặp khó khăn trong quá trình tìm đọc, chọn nguồn lựa thông tin chính xác

- Học sinh không xác định được chi tiết tiêu biểu, diễn biến và nội dung chính của câu chuyện

IV Đề xuất giải pháp

Đề xuất bài tập bổ sung cho Tiết Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ

Trước khi đưa ra yêu cầu đề bài, giáo viên giúp học sinh phân biệt động từ chỉ trạng thái và tính từ

- Động từ:

+ Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy , đừng , chớ, ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, )

+ Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (tính từ không

có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?, …)

- Tính từ: Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, )

Nhiệm vụ: Em hãy viết 1 câu văn nêu cảm xúc của minh về tiết học ngày hôm nay, trong đó sử dụng ít nhất một tính từ (Gạch chân dưới tính từ đó)

Lưu ý: Tránh nhầm lẫn động từ chỉ trạng thái và tính từ

Ví dụ:

Câu văn: “Em cảm thấy vui.” -> Từ “vui” là động từ chỉ trạng thái, không phải tính từ

Câu văn: “Em cảm thấy tiết học hôm nay rất bổ ích.” -> Từ “bổ ích” là tính từ

Ngày đăng: 23/02/2024, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w