Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNGBÀI THẢO LUẬNQUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI IIĐề tàiHoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là Doanhnghiệp của ngâ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI II
Đề tài Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Nhóm 5 Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Nam Long
Lớp học phần : 231_BKSC2121_01
Năm học 2023 - 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài thảo luận này, chúng em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Lê NamLong vì đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và nhiệt tình hỗ trợ đểchúng em hiểu rõ về bộ môn Quản trị ngân hàng thương mại 2 Đề tài nhóm chúng em đã cốgắng hoàn thiện, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ýcủa thầy và các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcBIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
- Chu Nguyễn Nhật Linh
- Khiếu Vũ Diệu Linh
- Ngô Mai Linh
- Nguyễn Hoàng Linh
- Nguyễn Khánh Linh
- Nguyễn Ngọc Linh
4 Thành viên vắng mặt (không có)
5 Nội dung cuộc họp
- Nhóm trưởng thông báo chủ đề thảo luận
- Gửi đề cương cho cả nhóm xem xét và góp ý
- Nhóm trưởng thông báo ngày phân công nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Ngô Mai Linh
Trang 4Nhiệm vụ Đánh giá
điểm
41 21D180226 Hoàng Thị Hường K57H3 Thuyết trình
42 21D80122 Phạm Thị Hường K57H1 Nội dung
43 21D180175 Tòng Thị Thu Kim K57H2 Nội dung
44 21D180176 Bùi Thị Ngọc Linh K57H2 Nội dung
45 21D180228 Chu Nguyễn Nhật Linh K57H3 Nội dung
46 21D180124 Khiếu Vũ Diệu Linh K57H1 Word + Nội dung
47 21D180177 Ngô Mai Linh
(Nhóm trưởng)
K57H2 Nội dung
48 21D180229 Nguyễn Hoàng Linh K57H3 Nội dung
49 21D180125 Nguyễn Khánh Linh K57H1 Powerpoint
50 21D180178 Nguyễn Ngọc Linh K57H2 Nội dung
MỤC LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 8
1.1 Giới thiệu chung 8
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý hoạt động 8
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động 9
1.1.4 Hệ thống tổ chức 9
1.2 Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 10
1.2.1 Sản phẩm tín dụng 10
1.2.2 Chính sách 11
1.2.3 Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay 13
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 17
2.1 Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng 17
2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 18
2.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng 18
2.2.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ 19
2.3 Công tác quản trị rủi ro tín dụng 23
2.3.1 Nhận dạng 23
2.3.2 Đo lường 24
2.3.3 Kiểm soát 25
2.3.4 Báo cáo 26
2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 27
2.4.1 Nguyên nhân khách quan 27
2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 27
2.4.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 29
Trang 6CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM 33
3.1 Thành tựu và hạn chế 33
3.1.1 Thành tựu 33
3.1.2 Hạn chế 34
3.2 Giải pháp và kiến nghị 35
3.2.1 Giải pháp 35
3.2.2 Kiến nghị 39
LỜI KẾT 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 7Quản trị
ngân hàn… 100% (2)
5
Bài tập tình huống TDNL tuyển dụng…
Quản trị
4
Trang 8MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế không ngừng phát triển ngày nay, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đãtrở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các tổ chức tài chính, như ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam (Vietinbank) Đặc biệt, việc quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụngtrong hoạt động kinh doanh là điều không thể thiếu để đảm bảo sự ổn định và bền vững củangân hàng, cũng như tạo lòng tin và sự an tâm cho khách hàng
Đối với Vietinbank, việc quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp đượcxem như một trong những trọng điểm hàng đầu Ngân hàng đã và đang nỗ lực liên tục đểphát triển các chính sách, quy trình và công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, nhằm bảo vệlợi ích của khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra một cáchbền vững
Trong bài viết này, nhóm 5 sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụngđối với khách hàng là doanh nghiệp của Vietinbank Chúng ta sẽ khám phá các phương pháp
và chiến lược quản lý rủi ro, cũng như những lợi ích mà hoạt động này mang lại cho ngânhàng và khách hàng Bên cạnh đó, tìm hiểu về mô hình tổ chức và quy trình thực hiện quảntrị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Vietinbank từ đó đưa ra giải pháp
và kiến nghị giúp cho Ngân hàng có những chính sách, định hướng tốt trong tương lai.Mong rằng, thông qua việc nghiên cứu trong bài viết này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tầmquan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, cũngnhư sự cam kết và nỗ lực không ngừng của Vietinbank để đảm bảo sự an toàn tài chính và sựhài lòng của khách hàng
Qtnhtm 1-Chuong-4
- Slide Quản trị ngâ…
Quản trịngân hàn… 100% (1)
46
Câu hỏi lý thuyết và Bài tập có lời giải…
Quản trịngân hàn… 100% (1)
76
Trang 9CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày thành lập: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBTcủa Hội đồng Bộ trưởng
Niêm yết: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được Sở giao dịch Chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009
Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông
Mã cổ phiếu: CTG
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần
Tổng số cổ phần: 4.805.750.609 cổ phần
30 năm xây dựng và phát triển:
Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệthống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng CôngThương (Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành
và đi vào hoạt động
Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàngCông Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinhdoanh
Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh
mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng
Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theochiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng,thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.1.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý hoạt động
Sứ mệnh: Là ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối
ưu cho khách hàng, cổ đông, người lao động, đối tác và cộng đồng
Tầm nhìn:
Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030 thuộcTop 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trang 10Đến năm 2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới.
Triết lý hoạt động:
VietinBank là ngân hàng thương mại quốc gia Việt Nam, đóng vai trò trụ cột và chủ lực củanền kinh tế, đồng hành và phụng sự cho sự phát triển của đất nước VietinBank luôn lấy ANTOÀN - HIỆU QUẢ - BỀN VỮNG là mục tiêu phát triển trong mọi thời kỳ, trên cơ cở thựchành tốt 3 triết lý hoạt động:
Khách hàng là trung tâm
Phát triển con người là then chốt
Đổi mới sáng tạo là đột
1.1.3 Ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động
Thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân
Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấuthương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác
Các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
* Địa bàn hoạt động
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có:
Trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 155 chi nhánhtrải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; 02 Văn phòng Đại diện ở Thành phố HồChí Minh và Thành phố Đà Nẵng; 01 Trung tâm Tài trợ Thương mại, 05 Trung tâmQuản lý tiền mặt; 01 Trung tâm Thẻ; 01 Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lựcVietinBank và gần 1.000 phòng giao dịch
VietinBank có 02 chi nhánh tại Berlin và Frankfurt, CHLB Đức; 01 Văn phòng Đạidiện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (với 01Trụ sở chính, 01 Chi nhánh Champasak, 01 Phòng Giao dịch Viêng Chăn)
VietinBank có quan hệ với hơn 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới
Trang 11Cho vay ngắn hạn: VietinBank đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu vay vốn lưuđộng trên cơ sở thấu hiểu dòng tiền và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh
Trang 12nghiệp Gồm: Cho vay vốn lưu động, cho vay doanh nghiệp vi mô có tài sản bảo đảmchắc chắn, cho vay thấu chi, cho vay thanh toán UPAS LC.
Cho vay trung và dài hạn: VietinBank đồng hành và tài trợ nguồn vốn trung hạn hoặcdài hạn dành cho Doanh nghiệp để đầu tư dự án hay mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh
Cho vay đầu tư dự án: Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn dành cho doanh nghiệp
để thực hiện các dự án đầu tư mới hoặc dự án nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh
Cho vay hợp vốn: VietinBank cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiệncho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của Doanh nghiệp
Cho vay vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp vi mô: Đáp ứng các nhu cầu vốn hợppháp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp với phương thức trả
nợ linh hoạt
Cho vay chuyên biệt: VietinBank cung cấp đa dạng giải pháp, đáp ứng linh hoạt nhucầu vay vốn chuyên biệt của Doanh nghiệp
Cho vay mua xe ô tô: Đáp ứng nhu cầu mua ô tô của doanh nghiệp với mục đích đầu
tư tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đi lại hay kinhdoanh vận tải
Cho vay tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân: Đáp ứng nhu cầu vốn của Doanh nghiệp đểthu mua tạm trữ thóc gạo theo mùa vụ
Cho vay theo chương trình tín dụng quốc tế: VietinBank cung cấp các sản phẩm chovay với nhiều ưu đãi đặc biệt dành cho Doanh nghiệp thông qua các nguồn vốn tíndụng quốc tế
Chương trình tín dụng SMEPP – JICA III: Chương trình tín dụng có nguồn vốn quốc
tế với nhiều ưu đãi tài trợ cho các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ
Chương trình tín dụng GCPF: Chương trình tín dụng có nguồn vốn quốc tế tài trợ chocác Dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
1.2.2 Chính sách
VietinBank có chính sách cho vay đa dạng và linh hoạt tùy theo từng loại hình doanh nghiệp
và nhu cầu vốn Dưới đây là một số chính sách cho vay của VietinBank đối với doanhnghiệp:
Cho vay vốn làm việc như đầu tư tài sản cố định: Đây là loại hình vay cho các doanhnghiệp muốn mua sắm, nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhàxưởng… Thời hạn vay thường từ 1-10 năm tùy thuộc vào loại tài sản và mức vốn vay
Trang 13Cho vay vốn làm việc như vốn lưu động: Loại hình vay này dành cho các doanhnghiệp muốn tăng cường vốn lưu động nhằm phục vụ kinh doanh hàng ngày Thờihạn vay thường từ 1-3 năm tùy thuộc vào nhu cầu vốn lưu động và tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
Cho vay đối với dự án: VietinBank có chính sách cho vay dự án với mức vốn lớn vàthời hạn vay dài hơn so với các loại hình khác Loại hình cho vay này được áp dụngcho các dự án phát triển trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, năng lượng, du lịch, côngnghệ… Ngoài các chính sách trên, VietinBank còn có chương trình cho vay ưu đãi vàgiảm lãi suất cho các doanh nghiệp thân thiết và có tiềm năng phát triển
Hỗ trợ tối đa:
Thống kê của Trung tâm hỗ trợ SME (VCCI) cho thấy hiện chỉ có 30% SME tại Việt Namtiếp cận được vốn ngân hàng Ngoài một số khó khăn nội tại của nhóm DN này như: Côngnghệ lạc hậu, lao động chuyên môn thấp, chi phí lớn, thiếu khung pháp lý bảo vệ DN thìcũng phải kể đến các khó khăn xuất phát từ một số nguyên nhân như: Vướng mắc về hồ sơ(chưa minh bạch); vướng mắc về tài sản bảo đảm; vướng mắc về lãi suất
Trên cơ sở nhận diện khó khăn của DN khi tiếp cận vốn ngân hàng, VietinBank
đã xây dựng giải pháp tài chính toàn diện để phục vụ và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đadạng của nhóm khách hàng này Theo đó, VietinBank tập trung cho 3 nhóm giải pháp chínhbao gồm: Giải pháp về chính sách tín dụng và sản phẩm, giải pháp về lãi suất cho vay và giảipháp về chăm sóc khách hàng
Cần khẳng định rằng, để quyết định cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho DN,nhất là SME thì ngân hàng phải hiểu rõ khách hàng Ngân hàng phải đóng vai trò tư vấn giảipháp về tài chính ưu việt, phù hợp với DN
Trong những năm qua, VietinBank đã nghiên cứu, đánh giá thị trường, đồng thờithường xuyên tổ chức tọa đàm với các chi nhánh trong hệ thống, tọa đàm cùng SME để lắngnghe nguyện vọng từ khách hàng Từ đó, VietinBank linh hoạt xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh
cơ chế, chính sách Bên cạnh đó, VietinBank ban hành gói sản phẩm/dịch vụ đặc thù, theomùa vụ, theo nhóm ngành/lĩnh vực hoạt động Hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu của các
DN nói chung và phân khúc SME nói riêng
Cụ thể với nhóm DN vi mô và nhỏ, VietinBank đã rút giảm quy trình, mẫu biểu nhằmrút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục và thông báo sớm cho khách hàng về kết quả thẩmđịnh
Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm truyền thống là tín dụng cho các DN, VietinBankcòn cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay, tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ thanh toán,tài trợ thương mại, bảo hiểm, trả lương, giải pháp quản lý tài chính, thu hộ, quản lý dòng
Trang 14tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử… Hoạt động này được VietinBank thực hiện một cáchchuyên nghiệp và hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực cho DN.
Chính sách ưu đãi, dịch vụ vượt trội:
VietinBank tìm kiếm và dành nguồn ưu đãi cho SME để cộng đồng này có thể tiếpcận nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi nhất, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh
Cụ thể, VietinBank duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm đối với các lĩnhvực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiệnphương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất - kinh doanh củaSME; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; phục vụ sản xuất - kinh doanh của DN ứng dụngcông nghệ cao; hỗ trợ DN khởi nghiệp có phương án khả thi, áp dụng các sáng kiến mới vàonâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh
VietinBank đã ban hành nhiều chương trình tín dụng thúc đẩy tín dụng cho kháchhàng SME như: Gói vay 10.000 tỷ đồng hỗ trợ DN công nghiệp hỗ trợ tại TP HCM; Chươngtrình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho DN khởi nghiệp quy mô 3.000 tỷ đồng; Cho vay pháttriển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch…
Nhằm tạo cơ chế chính thống, xuyên suốt chăm sóc SME có mối quan hệ thân thiết,VietinBank đã ra mắt VietinBank SME Club với thông điệp “Hội tụ cùng phát triển” Thamgia VietinBank SME Club, thành viên được hưởng ưu đãi về tài chính nổi bật: Lãi suất chovay, lãi suất tiền gửi và phí ưu đãi của VietinBank từng thời kỳ; ưu tiên rút ngắn thời giangiao dịch thông qua hệ thống thẻ nhận diện; ưu tiên tư vấn lựa chọn sản phẩm/tiện ích tốtnhất hoặc được thông báo sản phẩm mới ngay khi sản phẩm được đưa ra thị trường… Hoạtđộng này được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên tư vấn tài chính cao cấp của VietinBank.Với kinh nghiệm và là đối tác tin cậy của hơn 45.000 khách hàng SME tại Việt Namcùng mạng lưới gần 1.000 ngân hàng đại lý, VietinBank SME Club mở ra cơ hội hợp tác,kinh doanh giữa các DN thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, kết nối kinh doanh (Businessmatching) dành riêng cho các thành viên
1.2.3 Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay
a) Quy mô dư nợ cho vay của Vietinbank
Trang 15Cơ cấu trên TTS 75,6% 72,1% 68,8%
Bảng quy mô dư nợ cho vay của Vietinbank (đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Giai đoạn từ 2020 - 2022, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng đều với tốc độ tăng trưởngtrung bình là 10,9%
Năm 2020 tổng dư nợ cho vay là 1.015 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8,6% so với năm trước,chiếm 75,6% tổng tài sản của ngân hàng Trong đó, dư nợ cho vay KHDN là 711 nghìn tỷđồng, chiếm 70% tổng dư nợ cho vay
Năm 2021 tổng dư nợ cho vay là 1.131 nghìn tỷ đồng, chiếm 72,1% tổng tài sản của ngânhàng Trong đó, dư nợ cho vay KHDN là 768 nghìn tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ cho vaycủa ngân hàng Năm 2021 tín dụng tiếp tục xu hướng tăng trưởng ở mức hợp lý (+11,4%ytd) trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19;VietinBank tiếp tục kiên trì với chính sách tăng trưởng bền vững, không nới lỏng các tiêu chítín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăng trưởng hiệu quả
Năm 2022 tổng dư nợ cho vay là 1.275 nghìn tỷ đồng, chiếm 68,8% tổng tài sản của ngânhàng Dư nợ cho vay KHDN là 804 nghìn tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ cho vay Tổng dư
nợ cho vay tăng trưởng 12,7% ytd, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh hồi phụcsau dịch, ưu tiên nguồn lực tăng trưởng đối với Bán lẻ và SME, các ngành nghề/ lĩnh vựcđược Chính phủ ưu tiên phát triển
b) Cơ cấu cho vay
Năm 2020
Trang 16Tiếp tục tăng trưởng tín dụng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng phân khúc bán lẻ và SMEs, ưutiên tín dụng cho sản xuất kinh doanh, tăng tỷ trọng các sản phẩm có lợi suất cao và kiểmsoát rủi ro trong hạn mức nhằm duy trì khả năng sinh lời của danh mục.
Cơ cấu cho vay tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển như sản xuất vàphân phối điện, thương mại (như vật liệu xây dựng, thực phẩm đồ uống, thiết bị y tế, caosu…)
Năm 2021
Trang 17Cơ cấu danh mục cho vay chuyển dịch theo đúng định hướng: tăng tỷ trọng các phân khúcsinh lời cao như SME và Bán lẻ (hai phân khúc đạt mức tăng cao hơn mức tăng chung); đadạng hóa danh mục và ưu tiên tín dụng cho SXKD Cải thiện cơ cấu tỷ trọng dư nợ VNĐ.Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực tới các ngành xây dựng, vận tải dẫn tới tỷ trọngcho vay của các lĩnh vực này tại VietinBank có xu hướng giảm, tuy nhiên dư nợ cho vay vẫntăng nhẹ so với đầu năm 2021 Cơ cấu cho vay có sự dịch chuyển sang các ngành, lĩnh vực
ưu tiên phát triển như sản xuất và phân phối điện (từ 4,4% năm 2020 lên 5,6% năm 2021),bất động sản tiêu dùng (từ 9,4% năm 2020 lên 10% năm 2021)
Năm 2022
Trang 18Trong 2022, cơ cấu cho vay theo ngành nghề của VietinBank không có nhiều biến động lớn
so với quý trước, chủ yếu có sự chuyển dịch nhẹ từ Xây dựng (giảm từ 7,4% xuống 6,8%) vàCông nghiệp chế biến, chế tạo (giảm từ 21,7% xuống 21%) sang Thương mại, dịch vụ (tăng
từ 17,7% lên 18,6%) So với cuối năm 2021, dư nợ cho vay cũng chủ yếu tăng ở Thươngmại, dịch vụ và Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
VietinBank tiếp tục kiểm soát tốt tỷ lệ LDR ở mức an toàn, hiệu quả và đảm bảo tuân thủtheo quy định của NHNN So với 3Q2022, tỷ lệ LDR của VietinBank giảm 3,2 điểm % Tỷ
lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của VietinBank vẫn ở mức an toàn, đảm bảo tuân thủtheo quy định của NHNN Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản của VietinBank luôn duy trì ở mức antoàn và đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN Tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các quýgần đây cho thấy khả năng thanh toán nợ của VietinBank ngày càng cao
Trang 19CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng
* Phân loại nợ
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không
đủ điều kiện để được gia hạn nợ
Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi
đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như cáckhoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán
Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ
Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày
Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý
Trang 20Sau những nỗ lực trên của hệ thống ngân hàng, hiện mặt bằng lãi suất huy động giảmkhoảng 0,4%/năm và lãi suất cho vay giảm khoảng 0,7%/năm so tháng 12/2020.
VietinBank đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023, tạotiền đề vững chắc để ngân hàng hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm - Tổng tài sản tăng2,6% so với cuối năm 2022 Dư nợ tín dụng tăng 6,6% so với cuối năm 2022, tuân thủ hạnmức tăng trưởng tín dụng của NHNN Thu ngoài lãi tăng trưởng 21% so với cùng kỳ Tỉ lệ
nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,1%, tuân thủ hạn mức kế hoạch Tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở mức170%, tiếp tục duy trì ở mức cao
Ngày 8/1/2023, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank - mãchứng khoán CTG) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2022 và triển khainhiệm vụ năm 2023
Số liệu được công bố tại hội nghị cho biết, tính đến thời điểm cuối năm 2022, VietinBank có
tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, khoảng 1,2% (cuối năm 2021 là khoảng 1,6%) Trong khi đó, ngânhàng tiếp tục đẩy tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 190%
Ngoài ra, thu hồi nợ xử lý rủi ro rất tích cực với kết quả thu hồi nợ gốc lãi tăng hơn 60% sovới số thu năm 2021 Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ước đạt 20.500 tỷ đồng, đạtmục tiêu kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 diễn ra vào 29/4, VietinBank sẽ trình cổ đông thông quamột số chỉ tiêu năm 2022 như: tổng tài sản tăng trưởng từ 5-10% Dư nợ tín dụng tăngtrưởng theo phê duyệt của NHNN Nguồn huy động tăng 8-10%, có điều chỉnh phù hợp vớitốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Tỷ lệ nợxấu mục tiêu dưới 1,8%
Tại thời điểm 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank là 1,24%, giảm nhẹ so với mức1,26% cuối năm ngoái Tổng tài sản của ngân hàng tính đến hết quý 1/2022 tăng 8,6%,tương đương với mức tăng trưởng tín dụng Đáng chú ý, trong quý, huy động vốn của ngânhàng tiếp tục tăng trưởng tốt (tăng 4,4%), đặc biệt tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tiếp tụctăng
2.2 Đo lường rủi ro tín dụng
2.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay, với năng lực quản trị của ngân hàng cùng với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ
thông tin, VietinBank đang áp dụng mô hình tổ chức QTRRTD phân tán, là mô hình mà
cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định
và quản trị trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở các chi nhánh.VietinBank đã thiết lập được một bộ máy quản lý RRTD chuyên biệt với các bộ phận đượcgiao nhiệm vụ rất rõ ràng
Trang 21Ủy ban QLRR là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến xácđịnh khẩu vị rủi ro trong từng thời kỳ; xây dựng cơ chế, chính sách quản trị rủi ro và địnhhướng QLRR (bao gồm cả RRTD và các loại rủi ro khác); tham mưu cho Hội đồng quản trịphê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan, chính sách quản trị, phương án xử lýrủi ro.
Ở Trụ sở chính, việc quản lý RRTD được giao cho khối QLRR với nòng cốt là Phòng QLRRtín dụng và đầu tư; còn ở các Chi nhánh, nhiệm vụ này được giao cho Phòng Tổng hợp.Trách nhiệm chính của các đơn vị này trong quản lý RRTD là (i) lập báo cáo thẩm địnhRRTD đối với khách hàng; (ii) thực hiện các công việc liên quan đến quản lý RRTD theothông lệ; (iii) quản lý nợ có vấn đề Ngoài các phòng chuyên trách về quản lý RRTD,VietinBank còn thành lập Hội đồng QLRR thuộc bộ máy điều hành với nhiệm vụ tư vấn choTổng Giám đốc trong việc quyết định hoặc giám sát các công việc liên quan đến QLRR
2.2.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện nay, VietinBank đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các kháchhàng trong khâu đo lường RRTD Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được hướng dẫn cụ thểlần đầu tiên trong sổ tay tín dụng của VietinBank theo công văn số 538/CV-CLPT vào ngày16/9/2004 của NHNN Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu điểm khởi đầu cho việc triểnkhai chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHCT Việt Nam Ngày 30/10/2006,sau nhiều lần khảo sát áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng trong thực tế kết hợp
Trang 22nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp hạng trong nước và nước ngoài, Hội đồngquản NHCT đã đưa ra quyết định số 1880/QĐ-NHCT35 về việc ban hành Quy trình chấmđiểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã đượcchỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệpước quốc tế mà Việt Nam cam kết Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank baogồm 02 đối tượng xếp hạng: Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Trong đó,đối với khách hàng doanh nghiệp nội dung và quy trình xếp hạng cụ thể như sau:
Điểm quan trọng nhất trong xếp hạng tín dụng nội bộ của VietinBank là đã xây dựng một hệthống chỉ tiêu rất chi tiết để đánh giá các mặt năng lực cụ thể của doanh nghiệp và một hệthống trọng số đo lường ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến kết quả đánh giá năng lực doanhnghiệp Do đó việc đo lường và lượng hoá RRTD của khách hàng được thực hiện tương đốichính xác và dễ dàng Trình tự các bước thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng doanhnghiệp tại chi nhánh bao gồm:
Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề
kinh doanh
Dựa theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được phân loại theo 3 nhóm: Doanh nghiệpnhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Sau khi phânloại theo hình thức sở hữu sẽ tiến hành xác định ngành nghề của doanh nghiệp dựa trên cơ
sở đối chiếu ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp có tỷ trọnglớn nhất hoặc chiếm từ40% doanh thu trở lên theo 4 nhóm ngành nghề (gồm: nông, lâm và ngư nghiệp; thương mại
và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp) Các doanh nghiệp còn được xác định theo quy mô theo
3 nhóm quy mô gồm: doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa; doanh nghiệp nhỏ
Bước 2: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, dựa vào bảng các chỉ số tài chính áp dụng tương ứng vớingành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để chấm điểm tài chính Các chỉ tiêu tàichính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh các hệ số thống
kê ngành cho phù hợp với thông tin tín dụng của VietinBank Sử dụng các bảng tiêu chuẩnđánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng dựa trên nguyên tắc: đối với mỗi tiêu chí trên bảngtiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loạixếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên về phía loại tốt nhất
Cách tính toán các chỉ số tài chính sử dụng trong các bảng như sau:
ST
Chỉ tiêu thanh khoản
1 Khả năng thanh toán hiện
hành
Tài sản lưu động + đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc nợngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn (nếu KH lập BCTC
Trang 23theo Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000)Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn (nếu KH lập BCTCtheo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày23/06/2000)
2 Khả năng thanh toán
nhanh
Tài sản có tính lỏng cao (tiền + đầu tư ngắn hạn + cáckhoản phải thu – phải thu khó đòi) / nợ ngắn hạn (nếukhách hàng lập BCTC theo Quyết định số167/QĐBTC ngày 25/10/2000)
Tài sản có tính lỏng cao (Tiền và các khoản tươngđương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thungắn hạn và dài hạn – phải thu khó đòi) / nợ ngắn hạn(nếu khách hàng lập BCTC theo Quyết định số15/2006/QĐBTC ngày 23/06/2006)
Chỉ tiêu hoạt động
3 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và
cuối kỳ
4 Kỳ thu tiền bình quân (Giá trị các khoản phải thu bình quân/ Doanh thuthuần) * 365
5 Doanh thu thuần / Tổng
tài sản
Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân đầu kỳvàcuối kỳ
Chỉ tiêu cân nợ
6 Nợ phải trả/ Tổng tàisản Nợ phải trả/ Tổng tàisản
7 Nợ phải trả / Nguồn vốnchủ sở hữu Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 1 Hướng dẫn tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong chấm điểm xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp của VietinBank