Quy trình sản xuất của hiện tại của cơ sở được tĩm tắt trong sơ đồ sau: Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: - Nguyên liệu phục vụ sản xuất phân hữu cơ bao gồm: các phế phẩm nơng nghiệp, phế ph
THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
CÔNG TY TNHH MTV PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC
- Địa chỉ văn phòng: Đường 1 tháng 5, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ông Nguyễn Nam Bình
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: 6300043647 do UBND tỉnh Hậu Giang chứng nhận thay đổi lần 10 ngày 01/06/2022.
Tên cơ sở
XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC 20.000 TẤN/NĂM
- Địa điểm cơ sở: Đường 1 tháng 5, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: số 2092/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang; + Văn bản số 1241/UBND-KTN ngày 12 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v chấp thuận thay đổi một số nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất phân bón hữu cơ đậm đặc 20.000 tấn/năm” thuộc Công ty TNHH MTV Phân bón hữu cơ đậm đặc; + Giấy xác nhận hoàn thành số 02/GXN-STNMT ngày 07 tháng 3 năm 2016 của
Sở Tài nguyên và Môi trường
+ Giấy phép xả thải: số 23/GP-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
- Quy mô của cơ sở:
Theo ĐTM được phê duyệt, cơ sở có tổng diện tích là 69.939 m 2 , bao gồm các hạng mục: các công trình phục vụ sản xuất; sân bãi và đường nội bộ; nền hè; cây xanh, thảm cỏ Tuy nhiên, theo Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 19/9/2019, tổng diện tích mặt bằng hiện tại của cơ sở là 62.550 m 2
Trong thời gian tới, nhà máy dự kiến sử dụng thêm một số nguyên liệu mới phục vụ sản xuất (phế phẩm trong nông nghiệp, phế phẩm từ các nhà máy chế biến nông sản…) bên cạnh các nguyên liệu chính như bã mía, xác mía Để đảm bảo mục tiêu sản xuất và bảo vệ môi trường, nhà máy cần cải tạo một số hạng mục hiện hữu và xây dựng thêm một số hạng mục mới như: nhà gia công nguyên liệu (sơ chế phụ, phế phẩm từ quá trình chế biến nông sản và sản xuất nông sản) Hiện tại, nhà gia công nguyên liệu đã được xây dựng để phục vục sản xuất
Các hạng mục, công trình của cơ sở được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1 Các hạng mục, công trình của cơ sở STT Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)
3 Nhà gia công nguyên liệu 1 (nhà nghiền) 540 0,86
4 Nhà gia công nguyên liệu + bãi ủ số 1 18.000 28,78
6 Xưởng cơ điện, kho thành phẩm 706,32 1,13
7 Sân bãi và đường bộ 14.880 23,79
8 Cây xanh, thảm cỏ, vỉa hè 11.461,68 18,32
Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 119.102.864.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười chín tỷ một trăm lẻ hai triệu tám trăm sáu mươi bốn nghìn đồng) Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án thuộc nhóm B theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư công (tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng) Vì vậy, dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
Công suất thiết kế của cơ sở là 20.000 tấn/năm Hiện tại, do nhu cầu của thị trường, cơ sở chỉ hoạt động với công suất trung bình khoảng 2.000 tấn/năm (bằng 10% công suất thiết kế)
3.2 Công nghệ sản xuất a Công nghệ sản xuất theo ĐTM được phê duyệt:
Theo ĐTM được phê duyệt và văn bản số 1241/UBND-KTN, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ đậm đặc tại cơ sở gồm 2 giai đoạn thực hiện liên tục (thực hiện giai đoạn làm phân hữu cơ xong mới chuyển qua thực hiện giai đoạn làm phân hữu cơ đậm đặc), cụ thể:
(i) Giai đoạn 1: làm phân hữu cơ:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Xác mía sẽ được nghiền nhỏ đến kích thước theo yêu cầu Sau đó, các nguyên liệu được chuyển qua khâu định lượng theo đúng tỉ lệ thành phần phối trộn Trong lúc nghiền, bụi phát sinh sẽ được thu gom trong buồng lắng bụi chùm 06 ống Khí độc và các hạt bụi nhẹ được thu bằng cyclone ướt và được trộn vi sinh phân hủy nhanh chất hữu cơ thành phân và đem ủ Sản phẩm của giai đoạn này là phân hữu cơ
- Ủ phân hủy nguyên liệu: Hỗn hợp nguyên liệu phối trộn theo đúng tỉ lệ được đánh thành luống tại bãi ủ Tại đây, chúng được bổ sung nấm Trichoderma và các vi sinh có ích Sau đó, luống được phủ bạt che lại Trong giai đoạn này, thiết bị đảo trộn sẽ được sử dụng theo định kỳ 7 ngày/lần để đảo trộn đều luống ủ Thời gian ủ phân hủy là
45 ngày, quá trình đảo trộn được kết hợp với gia tăng độ ẩm và cung cấp oxy giúp các sinh vật hiếu khí phân hủy đống ủ mạnh hơn
Hình 1 Sơ đồ công nghệ giai đoạn làm phân hữu cơ theo ĐTM được phê duyệt và văn bản số 1241/UBND-KTN
Xác mía nghiền nhỏ Định lượng
Luống ủ ẩm độ 75% Đảo trộn đánh luống
7 ngày/lần Ủ và trộn (Ẩm độ 66 – 75%) Nước
Dung dịch nấm Trichoderma Định lượng
(ii) Giai đoạn 2: làm phân hữu cơ đậm đặc:
Hình 2 Sơ đồ công nghệ làm phân hữu cơ đậm đặc theo ĐTM được phê duyệt và văn bản số 1241/UBND-KTN
Hạ độ ẩm 40 – 45% Đánh tơi
Bán thành phẩm Định lượng
Phụ phẩm dạng hạt Nước thải
- Phối trộn: Hỗn hợp phân ủ hoai được đưa đến thiết bị Doppstadt SM414 để loại bỏ tạp chất Lúc này đống ủ có độ ẩm khá cao 60 – 70% được chuyển đến thiết bị sấy hạ độ ẩm còn khoảng 38 – 42% Sau đó, bán thành phẩm này sẽ được phối trộn các chất làm tăng chất lượng phân như: CaO, Zn, Mg, K2O5, P2O4 và các khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng Đến giai đoạn này, hỗn hợp hoàn toàn biến thành thành phẩm nhưng sản phẩm vẫn còn ở dạng bột
- Ép viên và đóng bao: Thành phẩm được đưa tiếp vào thiết bị ép viên Sau giai đoạn này thành phẩm có dạng viên hình trụ tròn Do độ ẩm còn cao nên được sấy tiếp tục để hạ độ ẩm còn 12 – 15% Sau khi làm nguội thành phẩm được đóng vào bao nhập kho b Công nghệ sản xuất hiện tại:
Hiện tại, bên cạnh việc sử dụng bã bùn mía và xác mía làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở còn sử dụng các phế phẩm, nhà máy chế biến nông sản (vỏ xoài, hạt xoài, vỏ khóm, thanh long…), nhà máy chế biến hải sản, nhà máy bia/rượu, nhà máy sản xuất bánh kẹo (mật rỉ đường, kẹo phế,…)… kết hợp than bùn và các loại chế phẩm sinh học làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ Bên cạnh đó, tại giai đoạn ủ phân dưới mái che, cơ sở không thực hiện công đoạn sấy và làm nguội
Quy trình sản xuất của hiện tại của cơ sở được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nguyên liệu phục vụ sản xuất phân hữu cơ bao gồm: các phế phẩm nông nghiệp, phế phẩm từ nhà máy chế biến trái cây, phế phẩm từ quá trình sản xuất bánh kẹo (mật rỉ đường, kẹo phế,…), phế phẩm từ nhà máy chế biến hải sản, nhà máy bia/rượu, bã mía được xay nhuyễn, than bùn và các loại chế phẩm sinh học
- Đối với các nguyên liệu là các loại phụ phẩm nông sản, phụ phẩm từ chế biến trái cây…) được đưa vào nhà gia công (tại khu vực bãi ủ số 1) để sơ chế Tại đây, các nguyên liệu được xay nhuyễn và phun xịt vi sinh cùng với dung dịch nước vôi trong để xử lý nấm có hại
- Hỗn hợp nguyên liệu theo đúng tỷ lệ được đánh thành luống tại bãi ủ, độ ẩm giảm từ 80% xuống còn khoảng 45 - 50% Trong quá trình ủ sẽ tiến hành bổ sung men vi sinh và nấm Tricoderma vào các luống ủ và được đảo trộn đều với tần suất 2 ngày/lần
- Tiếp tục hạ độ ẩm còn khoảng 25 - 30%, đồng thời bổ sung vi lượng theo yêu cầu Bước 3: Công đoạn nghiền:
- Hỗn hợp thu được sau quá trình ủ đã được hạ ẩm tiến hành chuyển về bộ phận máy nghiền Mục đích của quá trình này là nghiền mịn, trộn đều các nguyên liệu trước khi đưa sang công đoạn tạo viên nhằm bảo đảm phân bổ đều tỷ lệ giữa các thành phần dinh dưỡng trong hạt phân Nguyên liệu >2mm sẽ được nghiền mịn bằng máy nghiền
- Hỗn hợp sau nghiền sẽ được đưa vào hệ thống sàng phân loại để loại bỏ đất, cát và tạp chất khác nhằm thu được sản phẩm phân hữu cơ sinh học thô có kích thước đồng nhất theo yêu cầu Sàng có 2 cấp lưới 1 cấp 2 mm và 1 cấp lưới 4mm Vừa lấy nhuyễn và vừa lấy thô, sau khi ra khỏi sàng quay liệu được chia ra làm 2 luồng liệu: liệu lấy được và liệu không lấy được là phần còn lại sẽ trở về máy nghiền hồi lưu xuống băng tải và đưa trở lại tạo hạt
Bước 4: Công đoạn đảo trộn:
- Hỗn hợp sau khi nghiền và sàng được băng tải vận chuyển nạp vào máy nghiền Tại đây, nguyên liệu được trộn cưỡng bức và nghiền mịn sau đó đến máy chia liệu (bunke trung gian) phối trộn các chất làm tăng chất lượng phân như: CaO, Zn, Mg, K2O5,
P2O4 và các khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng Đến giai đoạn này, hỗn hợp hoàn toàn biến thành thành phẩm nhưng sản phẩm vẫn còn ở dạng bột Tại đây nguyên liệu được trộn đều, sau đó được chia ra băng tải đến máy tạo hạt Thời gian lưu lại của vật liệu trong thiết bị khoảng 10 phút
- Thùng trộn ở dạng thùng quay, đặt nghiêng, có mục đích là đảo trộn đều các nguyên liệu, đảm bảo nguyên liệu được trộn đều với nhau trước khi được chuyển sang công đoạn tạo hạt
Bước 5: Công đoạn tạo hạt:
Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất a Nguyên liệu:
Nhu cầu nguyên liệu của cơ sở gồm: than bùn, bã bùn mía, xác mía, tro trấu, xỉ than, tro bay, bột đá vôi, lục bình, phế phẩm nông nghiệp, phế phẩm từ nhà máy chế biến trái cây (vỏ xoài, hạt xoài, vỏ khóm, thanh long…), phế phẩm từ quá trình sản xuất bánh kẹo (mật rỉ đường, kẹo phế,…), phế phẩm từ quá trình nuôi trồng nấm, phế phẩm từ nhà máy chế biến hải sản, phế phẩm từ nhà máy bia/rượu,… nấm Tricoderma và một số loại nguyên liệu phụ trợ khác Nhu cầu nguyên liệu tối đa theo thiết kế của cơ sở như sau:
Bảng 3 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu theo công suất thiết kế
STT Loại nguyên liệu Đơn vị Số lượng Nguồn cung cấp
1 Than bùn tấn/năm 11.500 Trong nước
2 Bột đá vôi tấn/năm 2.000 Trong nước
3 Bã bùn mía tấn/năm 8.000 Trong nước
4 Xác mía tấn/năm 2.500 Trong nước
5 Xỉ than tấn/năm 15.000 Trong nước
7 Tro bay tấn/năm 15.000 Trong nước
8 Bột trợ lọc tấn/năm 5.000 Trong nước
9 Lục bình tấn/năm 1.000 Trong nước
10 Nấm Tricoderma tấn/năm 24 Đại học Cần Thơ
11 Phân Ure tấn/năm 1.400 Trong nước
12 KCl tấn/năm 600 Nhập khẩu
Các loại phế phẩm (nông nghiệp, nhà máy chế biến trái cây (vỏ xoài, hạt xoài, vỏ khóm, thanh long…), quá trình nuôi trồng nấm, nhà máy chế biến hải sản, nhà máy bia/rượu, tro trấu,… tấn/năm 20.000 Trong nước
14 Phế phẩm từ quá trình sản xuất bánh kẹo (mật rỉ đường, kẹo phế,…) tấn/năm 2.000 Trong nước
Bên cạnh các nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong quá trình sản xuất còn sử dụng các vật liệu như bao bì và chỉ Nhu cầu các vật liệu này như sau:
Bảng 4 Nhu cầu sử dụng vật liệu theo công suất thiết kế
STT Loại vật liệu Đơn vị Nhu cầu
2 Chỉ Kg/năm 600 b Nhiên liệu:
Nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của cơ sở là dầu DO, được sử dụng cho các phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất và vận chuyển Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của cơ sở như sau:
Bảng 5 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
STT Loại phương tiện Số lượng Định mức
(lít/giờ) Thời gian làm việc/ca Nhu cầu
Hóa chất được sử dụng trong sản xuất và xử lý nước thải, bao gồm: Chlorine 70%, Soda 90%, Vôi cục 85%, chế phẩm vi sinh BIO – EM, men vi sinh vật Trichoderma, vi sinh vật phân giải Xenlulo, chế phẩm sinh học để xử lý mùi Nhu cầu sử dụng các loại hóa chất này như sau:
Bảng 6 Nhu cầu sử dụng hóa chất tại cơ sở
STT Hóa chất/chế phẩm vi sinh Công thức hóa học Đơn vị Lượng sử dụng Công đoạn sử dụng
I Hóa chất xử lý nước thải
1 Chlorine 70% Ca(ClO) 2 kg/tháng 18,25 Bể khử trùng
2 Soda 90% Na 2 CO 3 kg/tháng 30,42 Bể điều hòa
3 Vôi cục 85% CaO kg/tháng 152 Bể điều hòa
4 Chế phẩm vi sinh BIO - EM - kg/tháng 5 Bể vi sinh hiếu khí/ lắng kết hợp
II Hóa chất phục vụ sản xuất
Trichoderma kg/tấn nguyên liệu 1,2 Chuẩn bị nguyên liệu
Xenlulo kg/tấn nguyên liệu 1,2 Chuẩn bị nguyên liệu
Chế phẩm sinh học khử mùi
Biostream 9442F kg/tấn nguyên liệu 0,4 - 1 Chuẩn bị nguyên liệu
4.2 Nhu cầu cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của cơ sở là điện lưới quốc gia bởi Điện lực thành phố Ngã Bảy Hiện tại, cơ sở đang hoạt động với công suất khoảng 2.000 tấn/năm, với nhu cầu sử dụng điện khoảng 4.000 kWh/tháng Ước tính, khi cơ sở hoạt động hết công suất, nhu cầu sử dụng điện của cơ sở khoảng 40.000 kWh/tháng
4.3 Nhu cầu cung cấp nước
Cơ sở sử dụng nước thủy cục để phục vụ sản xuất và sinh hoạt Hiện tại, cơ sở đang hoạt động với công suất khoảng 10% công suất thiết kế Nhu cầu sử dụng nước bình quân hiện tại của cơ sở là 3,78 m 3 /ngày đêm Trong đó: nước phục vụ cho sinh hoạt khoảng 3m 3 /ngày đêm; nước cấp cho sản xuất khoảng 0,78 m 3 /ngày đêm
Khi cơ sở hoạt động hết công suất, ước tính nhu cầu sử dụng nước tại cơ sở khoảng 11,61 m 3 /ngày đêm Trong đó: nước phục vụ cho sinh hoạt khoảng 3,75 m 3 /ngày đêm và nước cấp cho sản xuất khoảng 7,86 m 3 /ngày đêm
Chi tiết về nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau: a Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt:
Hiện tại, nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt tại cơ sở khoảng 3 m 3 /ngày đêm
Dự kiến nhu cầu lao động khi cơ sở hoạt động với công suất tối đa là 150 người (chia làm 2 ca) Theo TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 25 – 45 lít/người/ca tùy loại phân xưởng Trong điều kiện của cơ sở, chọn định mức sử dụng nước sinh hoạt là 25 lít/người/ca Vậy, ước tính tổng nhu cầu nước sinh hoạt của cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa khoảng 3,75 m 3 /ngày đêm b Nhu cầu nước phục vụ sản xuất:
- Nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ dạng bột, dạng viên: Theo thực tế sản xuất tại cơ sở, lượng nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ dạng bột, dạng viên khoảng 200 lít nước/tấn thành phẩm Bên cạnh đó, theo công suất thiết kế, số sản phẩm làm ra dao động từ 8 – 12 tấn/ca sản xuất Lượng nước cần thiết để sản xuất phân hữu cơ dạng bột, dạng viên trong 2 ca sản xuất/ngày hiện tại là 0,48 m 3 /ngày đêm (hiện tại cơ sở hoạt động khoảng 10% công suất thiết kế, tương đương 1,2 tấn/ca) Ước tính, lượng nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ dạng bột, dạng viên khi cơ sở hoạt động với công suất tối đa là 4,8 m 3 /ngày đêm (lượng nước này được giữ lại để tạo độ ẩm cho sản phẩm, không có nước thải ra bên ngoài)
- Nước ủ nguyên liệu: Lượng nước cần để bổ sung cho quá trình ủ 1 tấn nguyên liệu là 50 lít Theo công suất thiết kế, lượng nguyên liệu được ủ trong 7 tuần cho 3.000 tấn nguyên liệu (hiện tại cơ sở hoạt động khoảng 10% công suất thiết kế, tương đương
300 tấn) Vậy, lượng nước cần thiết cung cấp cho các luống ủ hiện tại là 0,3 m 3 /ngày đêm và khi hoạt động với công suất tối đa là 3,06 m 3 /ngày đêm
Bảng 7 Tổng hợp nhu cầu dùng nước của cơ sở STT Mục đích sử dụng
Nhu cầu dùng nước (m 3 /ngày đêm) Hiện tại Khi hoạt động với công suất tối đa
Sản xuất phân hữu cơ dạng bột, dạng viên 0,48 4,8
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Cơ sở đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2007
Hiện trạng sử dụng đất của cơ sở là đất phi nông nghiệp Vì vậy hoạt động của cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Ngã Bảy và tỉnh Hậu Giang, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất phân bón phát triển, đồng thời giải quyết công ăn việc làm ổn định cho lao động tại địa phương, góp phần với chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải từ hoạt động của cơ sở được thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT được đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của Cụm
CN – TTCN Ngã Bảy với lưu lượng lớn nhất là 34 m 3 /ngày đêm
Nước thải sau xử lý của cơ sở đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT là hoàn toàn phù hợp với các quy định về môi trường.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thóa nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Mạng lưới thu gom nước mưa không nhiễm bẩn được xây dựng tách biệt với mạng lưới thu gom nước thải và nước mưa nhiễm bẩn Mạng lưới thu gom nước mưa không nhiễm bẩn bao gồm: Nước mưa trên bãi ủ số 01 được thu về đường mương bao quanh sau đó qua hệ thống lắng , lọc rồi thoát ra kênh xáng Búng Tàu; Nước mưa trên Bãi ủ số 2 được thu gom về đường mương bao quanh và được dẫn vào bể chứa có diện tích khoảng 220m 3 để lắng, sau đó thoát ra kênh xáng Búng Tàu; Các ống đứng thu nước mái, hố ga thu nước chảy tràn, tập trung vào các mương hở được xây dựng quanh nhà xưởng sản xuất, nhà làm việc…(trên các mương hở này có bố trí các hố ga lắng cát) rồi thoát ra kênh xáng Búng Tàu Tổng chiều dài các mương thoát nước mưa khoảng 816m (trong đó, mương bao quanh Bãi ủ số 2 có tổng chiều dài khoảng 360m) Mương thoát nước có kết cấu bằng bê tông, chiều rộng 0,4, chiều sâu 0,2 – 1m
Tọa độ vị trí điểm xả thải nước mưa (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0 ) như sau (X = 1083754,931; Y = 589707,108) và (X = 1083937,321; Y 589774,989)
1.2 Thu gom, thoát nước thải a Công trình thu gom nước thải:
Nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở bao gồm: nước thải sản xuất (nước rỉ từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, nước rỉ từ các luống ủ), nước thải sinh hoạt (nước thải từ nhà vệ sinh) Cơ sở đã xây dựng hệ thống thu gom nước thải với sơ đồ thu gom được trình bày như hình bên dưới
Hình 4 Quy trình thu gom nước nhiễm bẩn tại cơ sở
Chi tiết các tuyến thu gom nước thải của cơ sở như sau:
- Nước thải sản xuất: nước rỉ từ nhà gia công nguyên liệu và các luống ủ tại bãi ủ số 1 được thu gom về bể thu nước thải thể tích 9 m 3 (3m x 3m x 1m) bằng tuyến ống PVC ỉ114, chiều dài 130m Loại nước thải này được bỏn cho cỏc đơn vị cú nhu cầu sử dụng dùng làm phân bón, được vận chuyển bằng xe bồn với tần suất 1 lần/ngày
Nước thải từ các nhà vệ sinh Hầm tự hoại
Nước rỉ tại bãi ủ số 1 Đường ống thoát nước Bán cho đơn vị có nhu cầu sử dụng
- Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh được thu gom về bể tự hoại, sau đó được dẫn về đường mương hở bao quanh bói ủ số 2 bằng tuyến ống PVC ỉ90 cú độ dài khoảng 80m và được dẫn về bể chứa nước thải thể tích 220 m 3 b Công trình thoát nước thải:
Nước thải sau xử lý của cơ sở được tái sử dụng với lưu lượng chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng xả thải để tưới luống ủ (chỉ vào thời điểm nắng nóng) bằng hình thức tự chảy Nước thải sau xử lý được tái sử dụng bằng cách xả nước thải sau bể khử trùng ra tuyến mương hở nằm giữa hệ thống XLNT và bói ủ bằng ống nhựa PVC ỉ60 Nước trong mương hở được bơm lên phun vào các luống ủ
Lượng nước thải không tái sử dụng sẽ được đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm cụng nghiệp bằng đường ống PVC ỉ60 lắp đặt ngầm, chiều dài khoảng 18m c Điểm xả nước thải sau xử lý:
Nước thải sau xử lý của cơ sở đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp Tọa độ và thông số kỹ thuật của điểm đấu nối nước thải như sau:
- Tọa độ vị trí xả thải (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0 ):
- Thụng số kỹ thuật: ống PVC ỉ60cm, dài 18 m d Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải:
Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của nhà máy được thể hiện trong phần phụ lục
Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động của cơ sở bao gồm: nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh và nước thải sản xuất Khi cơ sở hoạt động với công suất tối đa 20.000 tấn/năm, lưu lượng của các nguồn thải này như sau:
Nhu cầu nước sinh hoạt của cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa khoảng 3,75m 3 /ngày đêm Ước tính lượng nước thải sinh hoạt bằng 100% lượng nước cấp sinh hoạt, tương đương 3,75 m 3 /ngày đêm
(ii) Nước thải sản xuất:
Phát sinh từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu và công đoạn ủ trong các luống ủ Cụ thể như sau:
- Tại nhà gia công nguyên liệu: Nhà gia công nguyên liệu được dùng để sơ chế các loại phụ phẩm nông sản, phụ phẩm từ chế biến trái cây… có độ ẩm khoảng 70% Với nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm nông sản, phụ phẩm chế biến trái cây… khoảng 20.000 tấn/năm, tương đương khoảng 50 ÷ 55 tấn/ngày Trong quá trình sơ chế, phối trộn, nước rỉ từ những loại nguyên liệu này khoảng 5 ÷ 10%, tương đương 5,5m 3 /ngày đêm
- Nước rỉ từ luống ủ: chủ yếu phát sinh trong quá trình ủ nguyên liệu Lượng nước cung cấp cho nguyên liệu ủ phần lớn được giữ lại trong các luống ủ (khoảng 90 – 95%), lượng nước rỉ chỉ chiếm khoảng 5 – 10%, tương đương 0,31 m 3 /ngày đêm Vậy, tổng lưu lượng nước thải sản xuất là 8,81 m 3 /ngày đêm
Các công trình, biện pháp xử lý nước thải tại cơ sở như sau: a Hầm tự hoại:
Nước thải sinh hoạt tại cơ sở được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi thu gom về hệ thống xử lý nước thải để xử lý cùng với nước thải sản xuất và nước thải từ nhà ăn
Cơ sở đã xây dựng 02 bể tự hoại tại các khu nhà vệ sinh để thu gom và xử lý sơ bộ nước thải từ quá trình vệ sinh cá nhân của người lao động
Bể tự hoại có kích thước D x R x C: 3,30m x 2,95m x 1,42m, thể tích 13,8 m 3 /bể Tổng thể tích các bể tự hoại là 27,6 m 3 , đảm bảo thu gom và xử lý hết lượng nước thải sinh hoạt của người lao động b Hệ thống xử lý nước thải:
Chủ cơ sở đã đầu tư xây dựng hệ thống XLNT để xử lý toàn bộ lượng nước thải nhiễm bẩn phát sinh từ hoạt động của cơ sở trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT Công suất xử lý của hệ thống XLNT tại cơ sở là 50 m 3 /ngày đêm
Hiện tại, nước thải sau xử lý của cơ sở được đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm
CN – TTCN Ngã Bảy, yêu cầu về chất lượng nước thải khi đấu nối là cột B, QCVN 40:2011/BTNMT
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1 Xử lý bụi, khí thải từ hoạt động của máy nghiền:
Trong quá trình hoạt động sản xuất của cơ sở, bụi phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy nghiền Để giảm thiểu bụi phát sinh, thiết bị xử lý bụi đã được lắp đặt đồng bộ cùng với máy nghiền Chi tiết về công trình thu gom, xử lý bụi tại máy nghiền như sau: a Công trình thu gom bụi, khí thải trước khi được xử lý
Công trình thu gom bụi bao gồm: quạt hút; hệ thống ống dẫn thu gom bụi vào thiết bị xử lý bụi b Công trình xử lý bụi, khí thải
Bụi từ quá trình nghiền sẽ được dẫn qua hệ thống lọc bụi túi vải lắp đặt đồng bộ với máy nghiền Thiết bị được thiết kế bao gồm nhiều ngăn, có thể hoạt động liên tục, thiết bị này có hiệu suất xử lý bụi rất cao có thể đạt trên 99% Sau khi ra khỏi bộ lọc túi vải khí thải được phát tán qua ống xả bằng thép cao 5,5 m
Hoạt động của hệ thống lọc bụi túi vải được mô tả chi tiết như sau:
Hình 6 Nguyên lý hoạt động của một ngăn lọc túi vải Bụi và khí thải được dẫn vào hệ thống lọc túi qua cửa vào, hướng từ ngoài vào trong mỗi túi vải, bụi sẽ được giữ lại bên ngoài Sau một thời gian do bụi bám đầy trên bề mặt túi vải, áp lực không khí qua bề mặt túi vải sẽ tăng lên Khung căng túi lọc giúp cố định và định hình túi vải trong quá trình lọc Khí sạch từ trong túi vải sẽ theo cửa ra và được dẫn ra ngoài ống khói theo quạt hút Để giảm sự tăng áp lực bề mặt túi vải, cũng như duy trì sự ổn định quá trình lọc, hệ thống khí nén được thổi vào mỗi túi để giũ bụi ra khỏi túi vải, bụi được thu ở cửa xả bụi của ngăn
Túi vải lắp trong hệ thống lọc túi là loại chịu nhiệt, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện nhiệt độ khói nhỏ hơn 180 0 C, chịu được nhiệt độ khói tức thời lên đến 200 0 C Nhiệt độ khói được theo dõi thường xuyên bằng hệ thống cọc dò nhiệt độ, đảm bảo theo dõi tối đa nhiệt độ khói thải trước khi vào bộ lọc túi, tránh trường hợp nhiệt độ quá cao gây hư hại cho túi lọc
(ii) Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi:
Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi được thể hiện trong bảng bên dưới
Bảng 11 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý bụi
(iii) Định mức tiêu hao điện năng, hóa chất sử dụng:
- Định mức tiêu hao điện năng: khoảng 3,7 kWh/giờ
- Định mức sử dụng hóa chất: hệ thống xử bụi không sử dụng hóa chất khi vận hành 2.2 Xử lý mùi từ quá trình sơ chế và ủ phân ngoài trời: Để giảm thiểu mùi từ quá trình sơ chế và ủ phân ngoài trời, nhà máy thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng nhà gia công nguyên liệu để sơ chế các loại phụ phẩm nông sản, phụ phẩm từ chế biến trái cây … Tại đây, nguyên liệu được phối trộn với nấm Trichodecma, vi sinh vật phân giải Xenlulo, đồng thời còn bổ sung thêm chế phẩm sinh học xử lý mùi (Biostream 9442F, Inviclean hương chanh) để giảm thiểu mùi hôi
- Lắp đặt hệ thống phun sương khử mùi bằng các chế phẩm sinh học (Biostream 9442F, Inviclean hương chanh) xung quanh các bãi ủ (bãi ủ số 1, bãi ủ số 2), bao phủ khắp các lô ủ đảm bảo kiểm soát và xử lý triệt để mùi hôi phát sinh
- Hỗn hợp compost sau quá trình ủ hiếu khí sẽ rất ít mùi hôi hoặc không có mùi, tuy nhiên để kiểm soát triệt để mùi hôi, nhà máy sẽ bố trí chiều cao các đống ủ không vượt quá 3,5m, hạn chế tối đa tác động của gió gây phát tán mùi đi xa, đồng thời che phủ cẩn thận khi kết thúc công đoạn xử lý ngoài trời
- Ngoài ra, nhà máy sẽ bố trí lịch làm việc phù hợp vào những khung giờ ít có tác động của gió, giúp giảm tác động của mùi hôi đến người dân xung quanh
STT Công trình, thiết bị Thông số kỹ thuật Số lượng
1 Quạt hút Công suất 3,7 kWh
2 Hệ lọc bụi túi vải 3 x 2,2 x 1,5 m 01
Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1 Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt
Hiện tại, tổng lao động làm việc tại cơ sở là 20 người, (thời gian sản xuất là 1 ca/ngày) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân hằng ngày khoảng 3,5 kg Rác thải sinh hoạt được chứa trong các thùng chuyên dụng và được phân loại thành 2 loại:
- Chất thải vô cơ: được thu gom vào thùng chứa rác bố trí trước cổng nhà máy, hằng ngày được thu gom và xử lý bởi đơn vị có chức năng Công ty đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Hậu Giang hằng ngày đến thu gom và xử lý loại chất thải này
- Chất thải hữu cơ: được thu gom và tái sử dụng làm nguyên liệu ủ phân
3.2 Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của cơ sở chủ yếu là bùn thải, phát sinh từ quá trình nạo vét hệ thống thoát nước mưa, nước thải và từ hệ thống xử lý nước thải Khối lượng phát sinh và công trình, biện pháp xử lý các loại chất thải này như sau:
- Bùn thải từ bùn từ quá trình nạo vét hệ thống thoát nước mưa, nước thải: công tác nạo vét được thực hiện khoảng 4 tháng/lần Khối lượng phát sinh trong 1 lần nạo vét khoảng 500 kg Toàn bộ lượng bùn này được sử dụng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước: khối lượng phát sinh bình quân khoảng 500 kg/tháng Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không thải ra môi trường mà sẽ được thu gom và đưa vào sản xuất phân hữu cơ đậm đặc Loại bùn này (sau khi được tách hết nước trên sân phơi bùn) thường ở dạng tấm mỏng nên có thể phơi khô dùng làm nguyên liệu bổ sung hoặc phối hợp cùng các nguồn nguyên liệu khác đưa vào sản xuất phân hữu cơ.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của cơ sở yếu bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải; Hộp chứa mực in thải; Giẻ lau dính dầu mỡ; Chất thải lẫn dầu; đất sét dính dầu, nhớt; Bao bì cứng thải bằng nhựa thải (bao bì đựng hóa chất phòng thí nghiệm, thùng sơn); Bình ắc quy Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi hoạt động với công suất tối đa được trình bày trong bảng bên dưới Tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở được thu gom, phân loại, chứa trong bao bì, thiết bị lưu chứa riêng cho từng loại và lưu giữ trong kho chứa chất thải nguy hại Nhà kho lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích khoảng 12m 2 , chiều cao 3,4 m Kho được xây dựng đáp ứng các yêu cầu của thông tư 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau: mặt sàn trong kho được láng xi măng bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che bằng tole kín nắng, mưa; tường có kết cấu bằng tường gạch hạn chế gió trực tiếp vào bên trong Mỗi loại chất thải nguy hại đều được chứa trong các thùng chứa bằng nhựa riêng biệt (dung tích 50 lít/thùng)
Công ty đã hợp đồng với Công ty CP Công nghệ môi trường Trái Đất Xanh, định kỳ 2 năm/lần đến thu gom và xử lý toàn bộ lượng chất thải nguy hại lưu trữ tại nhà kho giữ chất thải nguy hại
Bảng 12 Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại
STT Tên chất thải Mã chất thải Khối lượng
1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 24
2 Hộp chứa mực in thải 08 02 04 40
3 Giẻ lau dính dầu mỡ 18 02 01 50
4 Chất thải lẫn dầu; đất sét dính dầu, nhớt 19 07 01 150
5 Bao bì cứng thải bằng nhựa thải (bao bì đựng hóa chất phòng thí nghiệm, thùng sơn) 18 01 04 20
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
5.1 Phòng ngừa sự cố cháy nổ, chập điện a Biện pháp phòng ngừa:
Trong thời gian qua, công ty đã thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ như sau:
- Luôn nâng cao ý thức của công nhân viên về các khả năng gây cháy nổ và các ảnh hưởng khi xảy ra sự cố cháy nổ;
- Thực hiện đầy đủ bảng nội quy tiêu lệnh PCCC, không cho mang các thành phần dễ phát sinh cháy nổ vào kho chứa như cấm lửa, cấm hút thuốc
- Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy như: lắp đặt hệ thống báo cháy, đèn tín hiệu, hệ thống chống sét, còi cứu hỏa hoạt động bằng đầu cảm biến điện tử, các phương tiện và thiết bị chữa cháy (bình cứu hỏa, vòi nước chữa cháy, bơm nước, ) tại chỗ để sẵn sàng sử dụng khi có sự cố xảy ra
- Trong từng hạng mục công trình của cơ sở, công ty luôn trang bị chu đáo các thiết bị phòng cháy, chữa cháy nhằm ứng phó kịp thời khi sự cố cháy nổ xảy ra
- Thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng để tập huấn về công tác PCCC cho cán bộ, công nhân viên
- Phối hợp chặt chẽ khi chữa cháy với lực lượng chuyên nghiệp
- Khoảng cách giữa các công trình được bố trí phù hợp, hệ thống đường giao thông nội bộ đảm bảo cho xe chữa cháy có thể chạy tới tất cả các hạng mục công trình khi cần thiết b Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ:
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
- Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô)
- Cắt điện khu vực cháy
- Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy
- Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy
- Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất
- Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi
- Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy
- Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt đám cháy
5.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
- Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn
- Định kỳ bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp
- Thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu nước sau xử lý định kỳ để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý
- Trong trường hợp xảy ra sự cố như nghẹt bơm, vỡ đường ống, làm nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn cho phép, công ty sẽ dừng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải và dừng các hoạt động có phát sinh nước thải, tiến hành kiểm tra khắc phục sự cố Trong thời gian khắc phục sự cố (khoảng 1 – 2 ngày), nếu có phát sinh nước thải thì nước thải sẽ được chứa tạm tại bể chứa nước 220 m 3 Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải sẽ được đưa trở lại quy trình xử lý để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Công ty sẽ điều chỉnh lưu lượng nước thải đưa vào hệ thống đảm bảo hệ thống không bị quá tải khi vận hành lại
5.3 Phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải
Khi phát hiện sự cố từ hệ thống xử lý khí thải, việc thực hiện ứng cứu theo quy trình sau:
- Ngưng hoạt động của hệ thống bị hỏng
- Tiến hành các biện pháp sửa chữa kịp thời và chỉ hoạt động trở lại sau khi sự cố đã được khắc phục
- Có kế hoạch xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải Yêu cầu đối với cán bộ vận hành trường hợp sự cố thường gặp:
- Phải lập tức báo cáo cấp trên khi có các sự cố xảy ra và tiến hành giải quyết các sự cố Nếu có sự cố không tự khắc phục được tại chỗ thì tìm cách báo cấp trên để nhận sự chỉ đạo trực tiếp
- Nếu đã thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà chưa thể khắc phục sự cố thì được phép xử lý theo hướng ưu tiên: 1- Bảo đảm an toàn về con người, 2- An toàn tài sản, 3-
- Viết báo cáo sự cố và lưu hồ sơ
5.4 Biện pháp đảm bảo an toàn lao động Để hạn chế các ảnh hưởng do quá trình sản xuất đến sức khỏe của công nhân làm việc, công ty đã thực hiện các biện pháp sau:
- Tuân thủ triệt để các điều khoản về vệ sinh an toàn lao động đối với người lao động
- Xây dựng các nội quy an toàn lao động trong sản xuất Trang bị các thiết bị cấp cứu tại chỗ, tủ thuốc với bảng chỉ dẫn sử dụng…
- Thiết lập bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu như nhập, xuất, trữ, đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động cho công nhân
- Trang bị và bắt buộc đeo găng tay khi làm việc nguy hiểm đến bàn tay, ngón tay
- Bố trí các quạt thông gió, đèn chiếu sáng hợp lý
- Đảm bảo môi trường lao động an toàn và hợp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho công nhân
- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế bệnh nghề nghiệp và các chế độ nghỉ ngơi, điều dưỡng thích hợp.
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các phương án xây dựng và vận hành của cơ sở đều căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của cơ sở, chủ cơ sở có một số điều chỉnh liên quan đến công nghệ sản xuất và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo môi trường ít bị ảnh hưởng nhất, đồng thời giúp cho hoạt động của cơ sở được thuận lợi và ổn định
Các nội dung thay đổi, điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 13 Các thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
STT Các nội dung/Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện/dự kiến thực hiện
Sử dụng nguyên liệu là phân chuồng, bã bùn mía, xác mía
Không sử dụng phân chuồng Được chấp thuận tại văn bản số
1241/UBND- KTN ngày 12/8/2015 của UBND tỉnh Hậu Giang và và Giấy xác nhận số
Sở TN&MT Hậu Giang
2 Quy trình xử lý nước thải
Nước thải → Bể điều hòa → Bể sục khí → Bể lắng →
Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận
Nước thải → Bể lắng cặn, tách mỡ → Hố thu Bể điều hòa → Bể vi sinh/lắng kết hợp →
Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận
3 Công trình xử lý cục bộ nước mưa nhiễm dầu
Xây dựng bể tách dầu – lắng cặn Không xây dựng
4 Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Xây dựng hầm tự hoại 3 ngăn có hệ thống cấp khí
Xây dựng hầm tự hoại
3 ngăn không có hệ thống cấp khí
5 Công trình xử lý mùi
Xây dựng hệ thống xử lý mùi bằng phương pháp lọc mùi sinh học
6 Giai đoạn phối trộn dưới mái che
Bán thành phẩm sau khi ép viên được đưa qua công đoạn sấy và làm nguội
Bỏ qua công đoạn sấy và làm nguội Đã thực hiện
Sử dụng phế phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, nhà máy bia, nhà máy chế biến nông sản
(vỏ xoài, hạt xoài, vỏ khóm, thanh long…) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ
Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu chính là bã mía và xác mía, nhà máy sẽ sử dụng thêm các nguồn nguyên liệu là phế phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, nhà máy bia, nhà máy chế biến nông sản (vỏ xoài, hạt xoài, vỏ khóm, thanh long…) để sản xuất phân bón hữu cơ
Dự kiến triển khai sau khi được cấp GPMT
STT Các nội dung/Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
Phương đề xuất trong báo cáo ĐTM
Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện/dự kiến thực hiện
Xây dựng nhà gia công nguyên liệu để sơ chế phụ, phế phẩm từ quá trình sản xuất và chế biến nông sản
Không Nhà gia công nguyên liệu được xây dựng tại bãi ủ số 01 hiện hữu Đã xây dựng
9 Nguồn tiếp nhận nước thải, công suất hệ thống XLNT
Nước thải được xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT, xả thải ra kênh xáng Búng Tàu
Nước thải được xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT, đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp
Thực hiện theo Hợp đồng số 31- 03-MTTT2023 ngày 31/7/2023 với Công ty TNHH DV và CNMT Tân Tiến
Ngoại trừ các thay đã được UBND tỉnh Hậu Giang chấp thuận tại văn bản số 1241/UBND-KTN ngày 12/8/2015 và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận tại Giấy xác nhận hoàn thành số 02/GXN-STNMT ngày 07/3/2016 Lý do của các thay đổi khác sẽ thực hiện trong thời gian tới như sau:
[6] Công đoạn sấy chỉ được thực hiện khi sản xuất phân bón dạng viên, do đó đối với sản xuất phân bón dạng bột trong quá trình sản xuất, bán thành phẩm không cần qua công đoạn sấy
[7] Sử dụng phế phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, nhà máy bia, nhà máy chế biến nông sản (vỏ xoài, hạt xoài, vỏ khóm, thanh long…) làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ Việc sử dụng các nguồn nguyên liệu này nhằm thay thế nguồn nguyên liệu là bã mía, xác mía đang bị khan hiếm do các nhà máy đường trong khu vực và các địa bàn lân cận dừng hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn cung ổn định cho hoạt động sản xuất của nhà máy Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường do việc tái sử dụng các phế phẩm trong quá trình sản xuất của các nhà máy chế biến nông sản thay vì phải thải bỏ
[8] Xây dựng nhà gia công nguyên liệu để sơ chế phụ, phế phẩm từ quá trình sản xuất và chế biến nông sản Tại đây, nguyên liệu được phối trộn với nấm Trichodecma, vi sinh vật phân giải Xenlulo, đồng thời còn bổ sung thêm chế phẩm sinh học xử lý mùi (Biostream 9442F, Inviclean hương chanh) để giảm thiểu mùi hôi
[9] Hiện tại, nước thải sau xử lý của nhà máy được đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của Cụm CN-TTCN thị xã Ngã Bảy Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT, đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp.
Đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi nội dung so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
7.1 Đánh giá tác động đối với việc điều chỉnh, thay đổi đối với công trình xử lý nước thải:
Việc xây dựng thêm bể lắng cặn, tách mỡ, hố thu và bể vi sinh/lắng kết hợp nhằm đảm bảo hệ thống XLNT vận hành đồng bộ, nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT Do đó, việc điều chỉnh công nghệ xử lý nước thải có tác động tích cực đến môi trường do nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý được cải thiện hơn so với ban đầu, đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận Qua đó, làm giảm tải lượng ô nhiễm khi xả thải vào nguồn tiếp nhận
Bên cạnh đó, việc không xây dựng bể tách dầu do cơ sở không sử dụng lò đốt nguyên liệu dầu là phù hợp với thực tế và không làm tăng khả năng tác động đối với môi trường xung quanh Bên cạnh đó, việc không bố trí hệ thống cấp khí đối với bể tự hoại không làm tăng mức độ tác động đối với môi trường xung quanh, do nước thải sau hầm tự hoại được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
Ngoài ra, việc điều chỉnh chất lượng nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT không làm tăng tác động đối với môi trường, do nước thải sau xử lý của nhà máy được đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của cụm công nghiệp
7.2 Đánh giá tác động đối với việc không lắp đặt công trình xử lý mùi
Nhà xưởng của cơ sở được xây dựng cao ráo, thông thoáng nên tránh được sự tích tụ mùi trong nhà xưởng Mặt khác, nguyên liệu sau khi được ủ hoai mục thì không còn mùi hôi như ban đầu, mặc dù còn phát sinh mùi nhưng không đáng kể Do đó, việc không lắp đặt công trình xử lý mùi trong nhà xưởng không tác động đáng kể đến sức khỏe của công nhân tại cơ sở và các hộ dân xung quanh
7.3 Đánh giá tác động đối với việc thay đổi nguyên liệu sản xuất và điều chỉnh quy trình công nghệ sản xuất
Việc loại bỏ phân chuồng giúp giảm thiểu ô nhiễm mùi trong quá trình ủ phân Vì vậy, việc loại bỏ phân chuồng có tác động tích cực đối với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng xung quanh và người lao động tại cơ sở Đối với việc sử dụng bột đá vôi và tro trấu làm nguyên liệu sản xuất có thể làm gia tăng mức độ ô nhiễm đối với môi trường xung quanh Do 02 loại nguyên liệu này dễ phát sinh bụi trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, bụi phát sinh từ 02 loại nguyên liệu này có phạm vi tác động không lớn, chủ yếu tại khu vực sản xuất Đối tượng bị tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất Bên cạnh đó, cơ sở đã thực hiện các biện pháp hạn chế khả năng phát tán bụi trong quá trình sản xuất như: tro được lưu chứa trong các bao, phun nước tạo độ ẩm trong quá trình phối trộn nguyên liệu… Do đó, tác động do bụi phát sinh do việc sử dụng 02 loại nguyên liệu này là không đáng kể Đối với việc sử dụng các phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, thủy sản làm nguyên liệu sản xuất có thể làm phát sinh nước thải từ quá trình sơ chế và ủ phân ngoài trời (nước rỉ từ các luống ủ) Tuy nhiên, nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải như đã trình bày tại mục 1 ở trên, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của Cụm Công nghiệp
Bên cạnh đó, việc sử dụng các phế phẩm từ quá trình sản xuất và chế biến nông sản có thể gây ra mùi hôi, ảnh hưởng đến dân cư xung quanh Tuy nhiên, nếu so với phân chuồng thì mùi hôi từ loại nguyên liệu sẽ có nồng độ thấp hơn nhiều Mặt khác, để hạn chế mùi hôi, chủ cơ sở đã áp dụng một số biện pháp như: phủ bạt các luống ủ, phun chế phẩm sinh học vào các luống ủ …
Bên cạnh đó, việc bỏ qua công đoạn sấy làm giảm tác động đối với môi trường xung quanh do không phát sinh khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu tại lò sấy Vì vậy, việc loại bỏ công đoạn sấy có tác động tích cực đối với môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng xung quanh và người lao động tại cơ sở.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
1.1 Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt, có lưu lượng 3,75 m 3 /ngày đêm;
- Nguồn số 02: Nước thải sản xuất, có lưu lượng 8,81 m 3 /ngày đêm Nguồn thải này được bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng, không thu gom vào hệ thống XLNT
- Tổng lưu lượng xả nước thải lớn nhất (theo công suất thiết kế của hệ thống XLNT):
1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải
- Dòng nước thải: số lượng 01 Nước thải sau xử lý được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy
- Vị trí điểm đấu nối: trong khuôn viên nhà máy, CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy, đường 1 tháng 5, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Tọa độ điểm đấu nối (theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0 ):
- Phương thức xả thải: tự chảy
- Hình thức xả: xả ngầm
- Chế độ xả thải: liên tục (24 giờ)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (hoặc theo thỏa thuận đấu nối với đơn vị vận hành hệ thống XLNT Cụm công nghiệp), cụ thể như sau:
Bảng 14 Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
- Nguồn phát sinh khí thải: bụi từ máy nghiền, lưu lượng 6.000 m 3 /giờ
- Dòng khí thải: số lượng 01 Khí thải sau ống xả của máy nghiền
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, kp 0,8, kx = 1, cụ thể như sau:
Bảng 15 Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
- Tọa độ vị trí xả khí thải: X = 1083791,211; Y = 589938,647 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 o 00’ múi chiếu 6 o )
- Phương thức xả thải: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống xả, xả gián đoạn (16 giờ/ngày).
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của cơ sở là không đáng kể, do dó công ty không đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn.
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Việc quan trắc định kỳ nước thải tại cơ sở được thực hiện theo tần suất 03 tháng/lần
(4 lần/năm) tại 02 điểm: 01 điểm tại vị trí đầu vào hệ thống xử lý nước thải (bể điều hòa) và 01 điểm tại vị trí đầu ra của hệ thống xử lý nước thải
Các thông số quan trắc bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, Tổng N, Tổng P và Coliform
Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (kq = 1, kf = 1,2)
Kết quả quan trắc nước thải trong 02 năm gần nhất (năm 2021 – 2022) tại cơ sở như sau: 1.1 Kết quả quan trắc nước thải trước xử lý
Bảng 16 Kết quả quan trắc nước thải trước xử lý trong 02 năm gần nhất
STT Thông số Đơn vị Kết quả Giá trị quy chuẩn Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
7 Coliforms MPN/100ml 1,5x10 5 2,2x10 4 4,7x10 4 - 3.000 Ghi chú:
Thời điểm quan trắc trong năm 2021: Đợt 1: ngày 26/03/2021; Đợt 2: ngày 01/07/2021; Đợt 3: ngày 29/10/2021; Đợt 4: ngày 16/12/2021;
Thời điểm quan trắc trong năm 2022: Đợt 1: ngày 07/03/2022; Đợt 2: ngày 29/06/2022;
Trong 02 năm gần nhất (2021 – 2022), có 06 thông số vượt quy chuẩn Riêng trong mỗi đợt quan trắc có từ 1 đến 5 thông số vượt quy chuẩn Các thông số vượt quy chuẩn bao gồm: BOD (đợt 1, 2/2021 và đợt 2, 3/2022), COD (đợt 1, 2/2021 và đợt 2, 3/2022), TSS (đợt 2, 3/2022), Tổng N (đợt 1/2021 và đợt 2, 3/2022), Tổng P (đợt 1/2021), Coliform (đợt
1, 2, 3/2021 và đợt 1, 2, 3/2022) Trong đợt 4/2021, tất cả các thông số đều đạt quy chuẩn
Nhìn chung, nước thải trước xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm tương đối cao, do đó cần được xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
1.2 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý
Bảng 17 Kết quả quan trắc nước thải sau xử lý trong 02 năm gần nhất
STT Thông số Đơn vị Kết quả Giá trị quy chuẩn Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
6 Coliforms MPN/100ml 1.100 2.000 170 - 3.000 Ghi chú:
Thời điểm quan trắc trong năm 2021: Đợt 1: ngày 26/03/2021; Đợt 2: ngày 01/07/2021; Đợt 3: ngày 29/10/2021; Đợt 4: ngày 16/12/2021;
Thời điểm quan trắc trong năm 2022: Đợt 1: ngày 07/03/2022; Đợt 2: ngày 29/06/2022;
Trong năm 2021, có 02 đợt quan trắc có chất lượng nước thải không đạt quy chuẩn là đợt 1 và đợt 4 Trong đó: đợt 1 có 01 thông số vượt chuẩn là Coliform; đợt 4 có 03 thông số vượt chuẩn là BOD, TSS và Coliform Trong 02 đợt quan trắc còn lại của năm
2021 (đợt 2, 3) và cả 3 đợt quan trắc trong năm 2022, tất cả các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn.
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải
Cơ sở không thực hiện quan trắc định kỳ đối với khí thải Đối với khí thải sau ống xả của máy nghiền, do thời gian qua cơ sở không sử dụng xác mía làm nguyên liệu sản xuất nên không sử dụng máy nghiền Vì vậy, trong quá trình lập báo cáo này không thể thu mẫu quan trắc đối với khí thải sau máy nghiền
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
1.1 Công trình xử lý nước thải
Cơ sở đã được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước (Giấy phép số 23/GP-UBND ngày 06/10/2017 của UBND tỉnh Hậu Giang) và giấy xác nhận hoàn thành (Giấy xác nhận số 02/GXN-STNMT ngày 07/03/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường) Tuy nhiên, do chất lượng nước thải đầu ra và quy mô công suất của hệ thống XLNT thay đổi so với ĐTM (nội dung thay đổi được trình bày tại mục 6 chương III), do đó chủ cơ sở đề xuất vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải, cụ thể như sau: a Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền như sau:
- Công suất dự kiến : 80 m 3 /ngày đêm b Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý bụi:
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu: lấy mẫu với tần suất 1 lần/ngày trong 03 ngày liên tiếp trong giai đoạn vận hành ổn định, cụ thể như sau:
Stt Đợt thu mẫu Thời gian thu mẫu Vị trí lấy mẫu
1 Lần 1 01/05/2024 Đầu vào bể tách mỡ, lắng cặn; Đầu ra bể khử trùng
2 Lần 2 02/05/2024 Đầu ra bể khử trùng
- Các thông số quan trắc: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, Tổng N, Tổng P, Coliforms
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
1.2 Công trình xử lý khí thải c Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý bụi tại máy nghiền như sau:
- Công suất dự kiến : 6.000 m 3 /giờ
36 d Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý bụi:
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Stt Đợt thu mẫu Thời gian thu mẫu Vị trí lấy mẫu
1 Lần 1 01/05/2024 Ống xả khí sau xử lý
- Các thông số quan trắc: lưu lượng, bụi tổng
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, kp = 0,8, kv = 1.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
2.1 Chương trình quan trắc nước thải
Lưu lượng nước thải tối đa của cơ sở là 34 m 3 /ngày đêm (theo công suất thiết kế của hệ thống XLNT), do đó cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải định kỳ, quan trắc tự động liên tục theo quy định tại Điều 97, Nghị định 08/2022/NĐ-CP 2.2 Chương trình quan trắc khí thải
Lưu lượng khí thải tối đa của cơ sở là 6.000 m 3 /giờ, do đó cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ, quan trắc tự động liên tục theo quy định tại Điều 98, Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Trong 02 năm qua, nhà máy có 02 đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường và hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của Công ty, cụ thể như sau:
(1) Quyết định số 365/QĐ-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang ngày 13/7/2022:
Vào ngày 14/09/2022, Đoàn giám sát theo Quyết định số 365/QĐ-STNMT ngày 13/7/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang đã làm việc tại cơ sở Nội dung làm việc là giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; các nội dung về công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của cơ sở
❖ Kết quả làm việc cụ thể như sau:
Tại thời điểm làm việc, chủ cơ sở đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như: công trình xử lý nước thải; công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải thông thường, chất thải nguy hại Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, đoàn giám sát đề nghị chủ cơ sở thực hiện một số nội dung sau:
- Thực hiện che đậy nguyên liệu ở luống ủ số 2 đảm bảo tránh nước mưa chảy tràn qua luống ủ (nước mưa nhiễm bẩn) chảy ra môi trường
- Thường xuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
- Tiếp tục thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định
- Thực hiện đấu nối nước thải sau xử lý về hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy Trường hợp không đấu nối, chủ dự án phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đối với nước thải theo quy định
- Tăng cường phun chế phẩm khử mùi trong quá trình đảo, trộn các luống ủ để giảm thiểu mùi
- Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
❖ Khắc phục của nhà máy qua kết quả kiểm tra:
Hiện tại, chủ cơ sở đã thực hiện hầu hết các nội dung theo đề nghị của đoàn giám sát Tuy nhiên, đối với việc đấu nối nước thải sau xử lý về hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy vẫn chưa thực hiện được, do hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy chưa đi vào hoạt động, do đó chưa thể tiếp nhận nước thải từ hoạt động của cơ sở Chủ cơ sở sẽ thực hiện việc đấu nối nước thải khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy đi vào hoạt động
(2) Quyết định số 940/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hậu Giang ngày 06/6/2023:
Vào ngày 29/06/2023, Đoàn giám sát theo Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của UBND tỉnh Hậu Giang đã làm việc tại cơ sở Nội dung làm việc là giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; các nội dung về công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của cơ sở
❖ Kết quả làm việc cụ thể như sau:
Thực hiện không đúng một trong các nội dung ĐTM: nước thải (nước rỉ rác từ bãi ủ nguyên liệu số 2) thu gom vào hệ thống thu gom nước mưa
❖ Khắc phục của nhà máy qua kết quả kiểm tra cho thấy:
Công ty đã thu gom triệt để nước thải không phát sinh ra kênh Xáng Búng Tàu, phun chế phẩm sinh học trichoderma tại khu vực bãi ủ nguyên liệu số 02 để hạn chế mùi hôi Ngoài ra nước thải tại nhà máy được thu gom triệt để và xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, nước thải sau xử lý được đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của CCN – TTCN thành phố Ngã Bảy, không xả ra môi trường Nhà máy đã ký hợp đồng xử lý nước thải số 31-03-MTTT2023 ngày 31 tháng 7 năm 2023 với Công ty TNHH dịch vụ và công nghệ môi trường Tân Tiến.
Chúng tôi cam kết những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Chúng tôi cam kết xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan Cụ thể:
- Chủ cơ sở sẽ thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp Chất lượng nước thải sau xử lý của cơ sở đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT của Cụm công nghiệp – TTCN thành phố Ngã Bảy
- Xử lý khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B trước khi xả thải vào môi trường tiếp nhận.