Hồ Chí Minh, năm 2023GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HẠ NGUYÊN SVTH : HỒ TRÚC LYTHIẾT KẾ TRANG PHỤC ỨNG DỤNG MANG PHONG CÁCH MODERN CLASSIC DÀNH CHO NỮ TỪ 25 ĐẾN 30 TUỔI LẤY Ý TƯỞNG SÀI GÒN THẬP N
Mục đích nghiên cứu
Bộ sưu tập Đồ án tốt nghiệp lần này được xem như một thành quả đánh dấu chặng đường sau bốn năm học ở giảng đường đại học của tôi Tôi sẽ áp dụng những bài học về cách tạo phom dáng, 3D, các kỹ thuật xử lý chất liệu, nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thời trang 2023 –
2024, cũng như thể hiện được ý tưởng vào trang phục Đồng thời tôi cũng bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm
Về lâu dài, tôi mong muốn đề tài lột tả hết được cảm xúc hoài niệm, nhớ nhung khi xem qua bộ ảnh về Sài Gòn thập niên 90 của nhiếp ảnh gia Doi Kuro – một Sài Gòn vừa bước qua khỏi giai đoạn bao cấp, nhẹ nhàng, ổn định; không phát triển hiện đại, sống quá vội vàng như Sài Gòn hiện nay, lối sống của người dân thời kì ấy rất mộc mạc, giản dị Với những mẫu thiết kế xuất phát từ ý tưởng “rất Việt Nam” thế này mong được đông đảo bạn bè khắp năm châu biết đến – biết về vẻ đẹp hoài niệm, cổ xưa của Sài Gòn thập niên 90 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Doi Kuro.
Giới hạn đề tài
Đề tài: “Thiết kế trang phục ứng dụng mang phong cách Modern Classic dành cho nữ từ 25 đến 30 tuổi lấy ý tưởng Sài Gòn thập niên 90 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro” Đề tài khai thác hình ảnh về đặc trưng của Sài Gòn như Chợ Bến Thành, hàng quán người Hoa, tất bật mưu sinh ở khu vực Chợ Lớn và Nhà thờ Đức Bà thông qua kiến trúc, màu sắc bên ngoài, thời trang thập niên 90 của người dân Tái hiện hình ảnh Sài Gòn xưa cổ kính, lãng mạn bằng ngôn ngữ thời trang
Bộ sưu tập với trang phục ứng dụng mang phong cách Modern Classic dùng để đi dự tiệc, đi show hay chụp hình Những mẫu thiết kế sẽ nhấn mạnh vào phong cách thanh lịch, cổ điển với form dáng chữ T-S-A phù hợp với mục đích sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
Vì trang phục của người dân Sài Gòn thời kì 1990 bị ảnh hưởng bởi Hàn Quốc, Âu Mỹ nên sẽ mang hơi hướng phương Tây như vest, blazer, chân váy midi dài, chân váy xếp ly, áo sơ mi, bodysuit, corset,… Để tái hiện lại Sài Gòn xưa cổ kính cùng với thời trang thập niên 90 không thể thiếu quần ống loe, áo croptop, họa tiết caro hay trang phục oversized Bên cạnh đó, nét hiện đại của bộ trang phục kết hợp với xu hướng 2023 – 2024 được thể hiện rõ qua cách làm rập 3D, tái cấu trúc, vai độn, tay phồng, luồn gọng cứng, may áo corset cách điệu
Bảng 1: Sức hút thời trang thập niên 90
Trong bộ sưu tập, những mẫu thiết kế sẽ nhấn mạnh vào việc xử lí chất liệu phù hợp cho mục đích sử dụng, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nổi bật cho người mặc Ngoài ra, nhấn mạnh phương pháp kỹ thuật tạo rập 2D và 3D theo xu hướng thời trang
2023 – 2024 như vai nhọn, cánh tay phồng to, hay cắt xẻ tinh tế, in họa tiết trên vải, may ráp mảnh Đối tượng khách hàng Đối tượng khách hàng mà bộ sưu tập muốn hướng đến chủ yếu là nữ trong độ tuổi 25 đến 30 đã trưởng thành, xác định rõ phong cách thời trang riêng cho bản thân
Họ là những người đam mê thời trang dù ngành nghề không giống nhau, có thể họ là nhân viên văn phòng, vlogger, youtuber, tiktoker,… Chủ yếu ở trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, với mức thu nhập hàng tháng từ 40.000.000 VNĐ trở lên Đặc biệt, bộ sưu tập sẽ phù hợp với những người thích tinh tế vừa hiện đại, vừa Vintage.
Quá trình nghiên cứu
Sưu tập tài liệu (nguồn) Để thực hiện tốt bộ sưu tập, cần hiểu rõ đề tài của mình đã chọn và trau dồi thêm kiến thức thời trang Trước tiên, việc thực tế là tôi đã xem bộ sưu tập gần 100 bức ảnh quý giá về Sài Gòn 1990 như tôi đã nói ở phần “Lí do chọn đề tài” trên Qua trải nghiệm thực tế này, tôi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về bối cảnh Sài Gòn thập niên 90 là những địa điểm nổi tiếng và đặc trưng nhất khi nhắc đến Sài Gòn
Bên cạnh đó, tôi còn tham khảo rất nhiều những luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trước để học hỏi về cách trình bày, cách triển khai ý tưởng và rút ra kinh nghiệm, hạn chế những lỗi sai Thường xuyên cập nhật và nghiên cứu các xu hướng thời trang mới nhất để đưa vào bộ sưu tập sao cho những mẫu thiết kế có hiệu quả tối ưu, không bị lỗi thời Xu hướng thời trang hiện nay xuất hiện các bộ sưu tập Autumn – Winter 2023 – 2024 với các trào lưu mới: large shoulder (vai rộng, độn vai), cut-out (cắt xẻ táo bạo nhưng tinh tế, sang trọng), blazer oversized lên ngôi được phổ biến rộng rãi, waist belt (thắt lưng, nịt eo, corset)
Việc tham khảo các bộ sưu tập trong và ngoài nước, các thương hiệu nổi tiếng cũng rất cần thiết Qua đó, tôi biết được những NTK tung ra thị trường sản phẩm như thế nào, chất lượng ra sao và nhu cầu của khách hàng ở mức độ nào Điển hình trong bộ sưu tập Alexander McQueen Resort 2023, Nhà thiết kế Sarah Jane Burton đã mang lại cho người xem một cảm giác lãng mạn, bộ sưu tập bao gồm những chiếc váy dài, họa tiết hoa, thêu lộng lẫy Hay từ những chiếc áo khoác, váy da được điêu khắc tỉ mỉ, bóng bẩy, cho đến những phụ kiện như dây đeo, dây nịt eo được dung trang trí áo sơ mi, và một số áo blazer không tay Điều đáng chú ý trong bộ sưu tập chính là những chiếc áo cộc tay được xẻ sâu, hở bụng và sự trở lại của chiếc quần ba lỗ khét tiếng của Alexander McQueen Đường may tinh tế, sắc như dao và thể hiện rõ phong cách thời trang xu hướng thập niên 90 Sau khi tham khảo tài liệu nước ngoài, tôi bắt đầu khai thác ý tưởng Từ những hình ảnh trong bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia Doi Kuro, tôi chọn ra những hình ảnh mang lại cảm xúc cho mình để sáng tạo nên các bảng ý tưởng và làm tiền đề thiết kế cho bộ sưu tập Sau khi chọn lọc hình ảnh và chia thành bốn chủ đề chính Đó là chủ đề 1 về Chợ Bến Thành, chủ đề 2 về Khu Chợ Lớn, chủ đề 3 về Nhà Thờ Đức Bà và chủ đề 4 là về Hàng quán người Hoa Tôi tập trung phân tích kiến trúc, màu sắc, phương tiện đi lại của người dân Sài Gòn thông qua hình Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành hay bối cảnh về sinh hoạt của người dân thời kì ấy Ngoài kiến trúc, màu sắc còn khai thác thời trang thời kì 1990 bị ảnh hưởng bởi phương Tây, có chút biến đổi và lối sống phóng khoáng hơn, phong cách có nét tương đồng bởi sự ảnh hưởng đó – chính là phong cách Modern Classic Đối với trang phục Modern Classic, kiểu dáng trang phục cần thanh lịch, sang trọng và để thu hút được ánh nhìn đầu tiên cần những đường nét của họa tiết làm điểm nổi bật Việc phối hợp gam màu trung tính với phong cách trang phục tạo nên một bản vẽ hoản hảo tái hiện lại nét hoài niệm, cổ xưa của thập niên
90 thời ấy Chất liệu góp phần tạo nên phom dáng trang phục, đúng với ý định thiết kế là những chất liệu có độ dày, mỏng, cứng, mềm khác nhau Các họa tiết trên trang phục thể hiện được ý tưởng, tạo được sự mới mẻ Kết hợp nhiều kỹ thuật xử lí chất liệu giúp trang phục trở nên có chiều sâu, tinh tế hơn trong từng chi tiết
Sáng tạo (tính mới của đề tài):
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy có thể sử dụng hình ảnh đã qua chọn lọc trong bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia Doi Kuro để thả hồn vào bộ sưu tập mang cảm xúc hoài niệm, cổ xưa nhưng có phần mới mẻ, bắt mắt nhờ vào xu hướng 2023 – 2024 Cảm xúc hoài niệm đó là tái sử dụng thời trang thập niên 90, với họa tiết in hình bối cảnh Sài Gòn thập niên 90 hay biến kiểu độc đáo cho mới lạ như độn vai, làm phồng tay áo nhờ vào phương pháp rập 2D, 3D, drapping, xử lý bề mặt chất liệu vải như may ráp mảnh, làm xù sơ sợi vải, thêu xù,… Với trang phục ứng dụng mang phong cách Modern Classic thì trang phục không quá cầu kỳ như đi dự sự kiện, thảm đỏ, tiệc tùng,…chủ yếu sử dụng những món đồ gợi nhớ về thập niên 90 áo blazer, áo croptop, quần cạp cao, quần lưng thấp, quần ống rộng hay chân váy midi dài, chân váy xòe, xếp ly,… Phom dáng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là phom chữ T, S, A tôn dáng người phụ nữ và có thể đưa ý tưởng vào trong trang phục Ngoài ra, có những kiểu kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp như in, thêu, cut-out, ráp mảnh, phương pháp rập 2D, 3D, tạo hiệu ứng chuyển động.
Xác định thuật ngữ
1 Modern Classic Style: phong cách vừa mang hơi thở hiện đại trên tinh thần cổ điển – kết hợp giữa Modern Style và Classic Style
2 Bodysuit: là một kiểu thiết kế áo liền quần
3 Drapping (3D): kỹ thuật tạo mẫu thực hiện trên ma-nơ-canh
4 Cut-out: là kỹ thuật xử lí trong thiết kế, tạo những đường cắt xẻ trên trang phục
5 Patchwork: Kỹ thuật phối vải và may ráp mảnh trên chất liệu vải
6 Oversize: chỉ những trang phục quá khổ, rộng
7 Layer : chỉ các trang phục có nhiều lớp trên cùng một tổng thể Ví dụ như áo sơ mi với corset, áo khoác croptop
8 Kiểu bóng: hình dáng chung của trang phục khi nhìn vào Có các kiểu bóng chữ A-T-S-X, kiểu bóng theo hình học, kiểu bóng sáng tạo từ các ý tưởng
9 Item: chỉ các món đồ như quần, áo, mắt kính, giày dép, trong thời trang
10 Manequin: mô hình người nộm được sử dụng trong thời trang
Chương này tập trung nghiên cứu về ý tưởng thời kì Sài Gòn thập niên 90 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro, thể loại trang phục ứng dụng với phong cách Modern Classic và xu hướng thời trang Thu – Đông 2023 – 2024 cho nhóm đối tượng khách hàng nữ từ 25 đến 30 tuổi Nội dung nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục sau:
3 Các tác phẩm sáng tạo có ảnh hưởng
Cơ sở lý luận
2.1.1 Tìm hiểu về ý tưởng “Thiết kế trang phục ứng dụng mang phong cách Modern Classic dành cho nữ từ 25 đến 30 tuổi lấy ý tưởng Sài Gòn thập niên 90 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro”
Câu chuyện về chuyến du ngoạn thời gian quay về thời kì Sài Gòn thập niên
90 (bối cảnh và thời trang thập niên 90)
Nguồn gốc của đề tài
Người ta thường nói Sài Gòn là thành phố tráng lệ nhưng dưới góc nhìn khác lại là thành phố buồn Chẳng biết tại sao người ta hay gọi Sài Gòn là thành phố hoa lệ? Đó là hoa người giàu và lệ cho người nghèo Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, công nghệ 4.0 tiên tiến mỗi ngày, cuộc chạy đua kiếm tiền giữa mảnh đất Sài Gòn thật bộn bề, nhộn nhịp cùng với cái nắng gay gắt hay những cơn mưa rào không báo trước Dường như mọi người đã quên đi những vẽ đẹp hoài niệm, cổ xưa của Sài Gòn trước kia, chỉ chạy theo những thứ xa hoa, tráng lệ, lấp lánh Chỉ mong mọi người dừng lại một chút để ngắm Sài Gòn thật kỹ và xem lại những bức ảnh được nhiều nhiếp ảnh gia chụp lại vào từng giai đoạn Sài Gòn vừa bước ra khỏi thời kì bao cấp Tiêu biểu là các nhiếp ảnh gia đã thực hiện một bộ sưu tập về Sài Gòn cổ kính năm xưa đã để lại dấu ấn khó quên của người dân Việt Nam Đó là nhiếp ảnh gia người Mỹ – Bà Catherine Karnow (con gái sử gia Stanley Karnow), phó nháy người Mỹ – Ông Dave Teer và nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro thực hiện bộ sưu tập vào năm 1990 Mỗi người đều có phong cách chụp ảnh riêng, không ai giống ai Mọi hình ảnh Bà Catherine chụp được đều thấy rõ chân dung của người dân Sài Gòn (người con gái trên chiếc xe Vespa, thiếu nữ trong áo dài học sinh,…) hay biểu hiện cảm xúc chân thật nhất, vui buồn lẫn lộn (trong buổi tụ họp của cộng đồng LGBT, cô bé bán báo với nỗi buồn trên khuôn mặt hay người lớn và trẻ em cùng chơi game trong quán,…) Trong bộ ảnh không có nhiều khung cảnh đường phố hay kiến trúc Sài Gòn, chỉ tập trung xoay quanh người dân nơi đây Còn về phó nháy người Mỹ – Ông Dave Teer thì chuyên chụp về những công trình kiến trúc thập niên 90, ảnh màu có, ảnh trắng đen có Cho người xem cái nhìn mới lạ hơn về Sài Gòn xưa cổ kính Còn về nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro đã đem lòng yêu mến Sài Gòn và tạo ra một bộ sưu tập ảnh chứa nhiều hoài niệm, thương nhớ Vì quá yêu Sài Gòn và thích đi lang thang mọi ngõ ngách trong thành phố sầm uất, nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro đã có những bức ảnh tuyệt đẹp về cuộc sống của người dân nơi đây những năm 90 Những bức ảnh cũ về Sài Gòn xưa không hiếm, thế nhưng khi xem qua bộ ảnh màu của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro lại mang một phong cách rất khác so với hai nhiếp ảnh gia còn lại, sắc màu rất là retro gọi là các gam màu trung tính và từng khuôn hình của ông đều sinh động, có hồn, khiến người xem cảm giác có thể hoà mình vào nhịp sống của người dân Sài thành ngay trước mắt vào thời điểm chụp bức ảnh ấy Nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro bắt đầu hành trình trải nghiệm và ghi lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày tại nhiều nước Đông Nam Á từ trước năm 1980 Ông đến Việt Nam chụp đời sống trên khắp đường phố Sài Gòn năm
1990 và từng bức ảnh được giữ lại và lưu truyền trên các trang mạng xã hội đến thời điểm này Trên trang cá nhân facebook của mình, nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro cũng thường xuyên chia sẻ ảnh tại nhiều nơi khắp Nhật Bản và trên thế giới, song nhiếp ảnh gia tài năng này lại rất kiệm lời, mỗi bức ảnh của ông ghi kèm chú thích năm chụp và nơi chụp, ngoài ra ông chẳng ghi gì thêm Ông đã từng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc rất ngắn gọn về quãng thời gian ở Việt Nam: “At that time, the Vietnamese life was open in the street It was interesting” Đặc trưng các bức ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro Đặc trưng các bức hình ông chụp đều có tỷ lệ vàng nhất định làm nổi bật nhân vật chính trong bức ảnh và nói lên được nội dung trong từng bức ảnh chụp là gì Tỷ lệ vàng mà nhiếp ảnh gia Doi Kuro sử dụng trong hình 1 là quy tắc lưới phi 1:0,618:1 - là quy tắc một phần ba, chia bức ảnh làm ba phần và đối tượng chính được đặt gần trung tâm một chút làm nổi bật tòa nhà chính hình trụ và chiếc xe xích lô chở cô gái mặc áo dài vàng
Hình 1: Thiếu nữ áo dài vàng trên xích lô, gần chợ Bến Thành, 1990
Hình 2: Những sạp sơ ri trên vỉa hè, 1996
Hình 3: Quầy hoa quả ven đường, 1996
Hình 4: Xe lôi chở đồ nhựa ở Chợ Lớn, 1996
Không biết ông có ngẫu hứng lựa chọn góc chụp không, nhưng tất cả khoảnh khắc mà ông thu vào ống kính đều mang đậm dấu ấn Doi Kuro, khó tả, nhưng không lẫn với phong cách của bất kỳ nhiếp ảnh gia nào Chỉ là một góc chợ, một vài sạp kiot ở khu Chợ Lớn, một vài sạp bán trái cây nhưng đều rực rỡ sắc màu, sống động, phà hơi thở vào bức ảnh là một cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng Chữ ký của ông cũng rất đơn giản và rõ nét – photo by Doi Kuro được viết bằng tay lên trên từng bức ảnh chụp
Hình 5: Xích lô chở hàng ở Chợ Lớn, 1997
Hình 6: Xe bán long nhãn, 1997
Hình 7: Những chiếc xe máy “đa năng” ở Chợ Lớn, 1997
Các bức ảnh trên nói về cuộc sống mưu sinh khó khăn, cực nhọc song đều mang đặc điểm chung là gam màu trung tính - Vintage, mọi hoạt động đều không diễn và xảy ra khi ông đi ngang qua Tuy nhiên chất lượng bức ảnh không quá sắc nét hoàn toàn, song màu ảnh lại rất chân thực, đa dạng, phong phú, gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc Bên cạnh các bức ảnh phân tích tỷ lệ vàng, màu sắc còn phân tích kiến trúc và bối cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây tại khu Chợ Bến Thành và Nhà thờ Đức Bà Khung cảnh rất nhộn nhịp, tấp nập người dân sum họp, tụm ba tụm bảy trò chuyện, vui chơi rôm rả Sau những buổi rong ruổi đi bán kiếm tiền thì mọi người đều bỏ lại phía sau sự vất vả, lam lũ để quay về đây vui chơi hết mình vì dịp lễ Giáng sinh
Hình 8: Nhà thờ Đức Bà dịp Giáng Sinh, 1990
Hình 9: Tụ tập đông đúc vào dịp lễ tại Nhà thờ Đức Bà, 1990
Hình 10: Một góc xe mì Tàu, 1990
Hình 11: Xe bán vịt, heo quay với bảng hiệu Vintage
Hình 12: Sự ung dung thưởng thức món ăn ở quán vỉa hè
Thêm một địa điểm đặc trưng của Sài Gòn thập niên 1990 là khu vực Chợ Lớn nơi diễn ra sôi nổi hoạt động mua bán lượng thực - thực phẩm và là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số người Hoa Nơi đây họ buôn bán mì hoành thánh, vịt, heo quay, các món cơm, hủ tiếu trên một chiếc xe đầy cổ kính với nét trầy xước, cũ kĩ của thời gian truyền từ đời này sang đời khác
Bảng 2: Những bức ảnh về Sài Gòn thập niên 90
Qua trải nghiệm thực tế này, tôi nhận ra rằng cuộc sống hiện tại đã thay đổi quá nhiều Những thước ảnh sống động và chân thật về một Sài Gòn 20 – 30 năm về trước chắc chắn sẽ khiến con tâm bao người từng đi qua giai đoạn này phải bồi hồi để nhớ lại hồi ức ấy
Khai thác bốn chủ đề chính trong đề tài: “Thiết kế trang phục ứng dụng mang phong cách Modern Classic dành cho nữ từ 25 đến 30 tuổi lấy ý tưởng Sài Gòn thập niên 90 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro”
***Chủ đề 1: Chợ Bến Thành
Bảng 3: Những hình ảnh về chợ Bến Thành
Hình ảnh được chọn lọc gồm hai bức ảnh ở hai góc độ khác nhau của bên ngoài mặt tiền chợ Bến Thành và một bức ảnh về bối cảnh bên trong chợ tấp nập kẻ bán người mua về tất cả các loại ẩm thực từ Bắc vào Nam rất nhộn nhịp, rộn vang tiếng cười Để ý chi tiết rõ hơn về hai bức ảnh đầu là cấu trúc bên ngoài chợ Bến Thành, bảng quảng cáo sử dụng phông chữ Vintage hay tấp nập xe cộ qua lại và tiêu biểu là xích lô chở cô gái mặc áo dài vàng Còn về hình ảnh bên trong chợ là sự vui tươi, nhộn nhịp, rộn ràng tiếng cười nói của kẻ bán người mua Để thưởng thức ẩm thực ba miền cần ngồi lại ăn những món ăn ngon rẻ nơi đây Ngoài sự vui tươi, nhộn nhịp thì ở trên cao mờ mờ ảo ảo của những bảng hiệu giới thiệu món ăn là những nét vẽ chữ in hoa, chữ thường rất đẹp và rất giản dị Có bảng xa thì mờ ảo, bảng gần thì chữ rõ như ban ngày
***Chủ đề 2: Khu Chợ Lớn
Bảng 4: Những hình ảnh về khu chợ lớn, nơi mọi người tất bật mưu sinh
Hình ảnh được chọn lọc ở đây gồm hình ảnh về xe ba gác chở hoa cúc, xe ba gác, xe xích lô chở những tấn hàng nặng bán cho chợ sỉ hay xe cub50 của những người dân sử dụng đèo chở vật cồng kềnh như máy quạt hay vịt,… Bên cạnh hình ảnh về phương tiện thì có những hình ảnh ở khu chợ bán trái cây, nào là những thúng sơ-ri đỏ mọng hay thúng xoài, nho, táo đỏ rực rỡ sắc màu Bầu không khí nơi đây nhộn nhịp cảnh tất bật mưu sinh của người dân, đôi lúc có những lúc bình yên, ung dung, thoải mái khi xế chiều ít người qua lại Hay khung cảnh người dân thoải mái phân loại những trái sơ-ri để chuẩn bị bán Tuy vất vả, tất bật nhưng đâu đó mọi người vẫn vui vẻ, ung dung mà tận hưởng cuộc sống Thời kì đó khác hoàn toàn so với bây giờ, bây giờ đi chợ đâu đâu cũng tràn ngập tiếng ồn của kẻ bán người mua, tình trạng kẹt xe chen lấn nhau, inh ỏi cả tiếng kèn xe làm ô nhiễm tiếng ồn Ngoài ô nhiêm tiếng ồn, còn có ô nhiễm không khí bởi những mùi thối, mùi tanh bốc ra từ góc xó chợ bởi những bịch rác để lâu ngày Trong khung cảnh này còn có phương tiện giao thông đi lại khá quen thuộc với người dân là chiếc xe cub50 nhỏ nhắn, xinh xắn với gam màu xanh cổ vịt Phương tiện chính đi lại cũng chính là phương tiện để mọi người vận chuyển hàng hóa đi buôn, nào là chở vịt, chở đồ lỉnh kỉnh Hình ảnh ấy để lại trong tôi một hình ảnh rất giản dị, mộc mạc, ngoài phương tiện đi lại xe cub50 còn chính là chìa khóa kiếm sống của người dân
***Chủ đề 3: Hàng quán người Hoa
Hình ảnh được chọn lọc ở đây là những hình ảnh về hàng quán người Hoa bao gồm: xe hủ tiếu mì Tàu có từ năm 1950 tồn tại qua nhiều đời, nhiều thế hệ cha truyền con nối; quầy bán vịt, heo quay của một thương hiệu có từ lâu đời và được xuất hiện trong bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro năm 1990; hay quán vỉa hè chuyên bán những món đặc trưng của người Hoa, cơm, mì trứng, mì vịt tiềm, hoành thánh,… Cả năm hình đều có chung một gam màu trung tính là gam màu đặc trưng đi xuyên suốt trong bộ sưu tập muốn hướng đến Bầu không khí ở đây mang một vẻ đẹp vui tươi, thoải mái mà không kém phần hoài niệm, cổ xưa, khiến người xem phải giật mình tưởng chừng mình đang hòa nhập vào khung cảnh trong hình Rất chân thật, tả thực, không có gượng ép và mọi hoạt động của người vẫn không bị ảnh hưởng gì trong quá trình chụp
Bảng 5: Những hình ảnh về hàng quán người Hoa
Về hai bức ảnh xe mì Tàu sử dụng những đường cong gọi là đường cấu trúc của xe và sắc màu trầm thể hiện được cái vẻ đẹp hoài niệm, cổ xưa trong bộ sưu tập Đặc biệt trên xe mì Tàu xuất hiện những tranh kiếng được vẽ và khắc trên kiếng trong suốt, rất tỉ mỉ và đẹp Nhưng do thời gian truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nó đã phai màu dần trở nên xám khói hơn và hình ảnh trên kiếng cũng không được rõ nét, mờ mờ ảo ảo Về hai hình quầy vịt, heo quay sử dụng phông chữ vintage của thương hiệu vịt, heo quay lâu đời ĐẮC HOÀNG bởi những nét vẽ, nét in 3D trông rất cổ xưa Đến thời điểm hiện tại 2023, thương hiệu này vẫn tồn tại nhưng thay đổi khá nhiều so với thời kì
1990 Trông quán mới mẻ hơn, tinh tế hơn và sạch sẽ hơn và bảng hiệu được in với phông chữ hiện đại hơn Về hình quán ăn vỉa hè cũng sử dụng sắc màu trầm và phông chữ vintage được vẽ điêu luyện, nổi bật sắc màu trên nền tối
***Chủ đề 4: Nhà Thờ Đức Bà
Hình ảnh được chọn lọc ở đây gồm một bức ảnh ở mặt tiền của Nhà thờ Đức Bà, thấy được toàn cảnh người dân, xe cộ tấp nập tập trung về để vui chơi, tận hưởng ngày lễ quan trọng nhất trong tháng 12 Còn một bức ảnh ở góc độ khác cũng chụp ở mặt tiền mà góc bên phải của Nhà thờ Đức Bà thấy rõ hơn cảnh người lớn ngồi nói chuyện rôm rả, trẻ con chơi vui vẻ trên bãi cỏ hay gánh hàng rong trên bãi cỏ ở một góc bên phải của bức ảnh
Bảng 6: Những hình ảnh về Nhà thờ Đức Bà dịp lễ Giáng Sinh
Chủ đề này tập trung về bối cảnh bên ngoài, về kiến trúc, màu sắc của Nhà thờ Đức Bà về cảnh sinh hoạt, trò chuyện rôm rả Điểm khác biệt của Nhà thờ Đức Bà thời kì 1990 so với năm 2023 ở hiện tại đó là ở hiện tại công trình này đã được trùng tu một thời gian khá là lâu và chưa hoàn thành Nên ở hiện tại chỉ thấy được lấp ló chóp của Nhà thờ qua miếng phông xuyên thấu Nhưng công viên trước Nhà thờ Đức Bà – công viên Công xã Paris vẫn còn và được chỉnh chu, cải tạo thành công viên xanh hóa Điều quan trọng là công viên được bảo quản rất kỹ càng, không được giẫm hay ngồi trên cỏ như thời kì 1990 và không còn những hàng ghế đá được đặt xen kẽ trong khuôn viên của công viên Còn có bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cẩm thạch trắng của Italy vẫn còn nguyên vẹn và không bị bào mòn bởi thời gian được đặt chính giữa công viên và chính giữa Nhà thờ Đức Bà
2.1.1 Nghiên cứu trang phục ứng dụng mang phong cách Modern Classic
Khái niệm trang phục ứng dụng
Cơ sở thực tiễn
Một sản phẩm thời trang chỉ thực sự có giá trị khi nó trở thành lựa chọn của khách hàng Việc nghiên cứu, xác định đối tượng khách hàng vô cùng cần thiết đối với mỗi nhà thiết kế hay thương hiệu Đối tượng khách hàng mà bộ sưu tập muốn hướng đến như sau:
Tình trạng hôn nhân: Độc thân hoặc đã có gia đình Độ tuổi: 25 – 30 tuổi Ở độ tuổi này, họ đã bắt đầu trưởng thành, công việc và đời sống khá ổn định Nhưng không vì thế mà họ không có nhu cầu ăn mặc đẹp cho bản thân Đặc biệt là phụ nữ, họ càng phải giữ cho bản thân mình đẹp Nếu là những phụ nữ chưa kết hôn, thì đây là giai đoạn họ cần phải ăn mặc đẹp hơn để thu hút bạn khác giới Hình thể: Phụ nữ ở độ tuổi này có sức quyến rũ, mặn mà nhất định
Gu thẩm mĩ: 25 – 30 tuổi, họ đã trưởng thành, không nổi loạn, đã xác định rõ phong cách thời trang riêng cho bản thân
Thu nhập: Từ 40.000.000 VNĐ / tháng
Nghề nghiệp: Họ là những người đam mê thời trang dù ngành nghề không giống nhau, có thể họ là nhân viên văn phòng, streamer, blogger, vlogger, youtuber, tiktoker, Nơi ở: Các trung tâm thành phố, trong các căn hộ hoặc nhà phố
Phương tiện đi lại: Thường là ô tô
Sở thích: Họ thích shopping (online hoặc tại các cửa hàng), thích thời trang và cập nhật xu hướng để ăn mặc cho phù hợp Họ thư giãn bằng những cuộc hẹn cà phê với bạn bè, hẹn hò với người yêu, họp mặt gia đình, du lịch nghỉ dưỡng hay những bữa tiệc đêm vui vẻ,…
Bảng 11: Bảng nghiên cứu đối tượng khách hàng nữ
2.2.2 Xu hướng thời trang năm 2023 – 2024 mùa Thu Đông
Kiểu dáng chữ T, S, A được sử dụng nhiều trong các mẫu thiết kế và xen kẽ là các kiểu bóng mới lạ khác mà các NTK biến tấu trong BST của mình đem lại cho người xem cái nhìn mới mẻ, độc lạ
Hình 24: Một số kiểu bóng trong các bộ sưu tập
Trend Trend màu 2023 – 2024 là những gam màu cơ bản như Digital Lavender (tím nhạt), Astro Dust (hồng mắm ruốc), Galactic Cobalt (xanh coban), Sage Leaf (xanh rêu khói), Apricot Crush (cam trái mơ), chúng nổi bật và hỗ trợ lẫn nhau trong các bộ trang phục
Hình 25: Dự đoán màu sắc mùa Thu – Đông 2023/2024
Trong bài nghiên cứu có báo cáo về xu hướng đổi mới dệt may cho mùa Autumn Winter 23/24 và được sắp xếp thành 5 xu hướng chất liệu vải
Hình 26: Một số chất liệu mới
Xu hướng hoa văn, hoạ tiết
Bộ sưu tập mùa xuân năm 2023 của Yueqi Qi bắt đầu với nguồn cảm hứng về vũ trụ: các phi hành gia, các hành tinh xa xôi và quan niệm cá nhân về thiên đường “Người Trung Quốc cổ có câu nói rằng thiên đường của người này là địa ngục của người khác, nhưng hòa bình có thể tồn tại trong cảnh nghèo khó và cảnh nghèo khó có thể tồn tại trong hòa bình,” Qi nói qua Zoom Điều này được thể hiện trong các bản in trừu tượng, áo hở da làm từ các hành tinh và tàu tên lửa ghép lại với nhau, và áo trên bằng vải bông poplin có cổ áo được làm giống với đường viền cổ áo của đồng phục phi hành gia
Hình 27: Một số họa tiết trên trang phục của BST Yueqi Qi Shanghai Spring 2023
Một số phụ kiện quen thuộc cho nữ gồm: túi xách, boot, giày, dép, vòng cổ, khuyên tai, khăn đội đầu,…không thể thiếu trong các bộ trang phục hàng ngày
Hình 28: Một số phụ kiện trong các BST
Những ảnh hưởng đến đề tài
2.3.1 Bộ sưu tập có ảnh hưởng
Sarah Jane Burton OBE là nhà thiết kế thời trang người Anh, hiện là giám đốc sáng tạo của thương hiệu thời trang Alexander McQueen
Hình 29: Chân dung NTK Sarah Jane Burton OBE
Trong bộ sưu tập Alexander McQueen Resort 2023, Nhà thiết kế Sarah Jane Burton đã mang lại cho người xem một cảm giác lãng mạn tại Anh Bộ sưu tập bao gồm những chiếc váy dài, họa tiết hoa, thêu xa hoa, lộng lẫy Hay từ những chiếc áo khoác, váy da được điêu khắc tỉ mỉ, bóng bẩy, cho đến những phụ kiện như dây đeo, dây nịt eo nạm đinh được dung trang trí áo sơ mi, và một số áo blazer không tay
Bộ sưu tập được ra mắt ở địa điểm hết sức lãng mạn – là một mái vòm đặt ở khu vực trung tâm của Đại học Hải quân Hoàng gia Cũ ở Greenwich Điều đáng chú ý trong bộ sưu tập chính là những chiếc áo cộc tay được xẻ sâu, hở bụng và sự trở lại của chiếc quần ba lỗ khét tiếng của Alexander McQueen Đường may tinh tế, sắc như dao và thể hiện rõ phong cách thời trang xu hướng thập niên 90
Hình 30: BST Alexander McQueen Resort 2023
2.3.2 Thương hiệu thời trang có ảnh hưởng
DIOR HAUTE COUTURE XUÂN HÈ 2022: THỜI TRANG ÂU ĐỐI THOẠI VỚI
Trong bộ sưu tập haute couture Xuân Hè 2022/2023, Giám đốc sáng tạo Maria Chiuri mang đến thông điệp về sự kết nối và tôn vinh di sản thời trang của các nghệ nhân
Hình 31: BST Dior Haute Couture Xuân Hè 2022
Về bộ sưu tập của mình, thương hiệu Dior vẫn trung thành với những phom dáng cổ điển và thanh lịch với bảng màu trắng, đen, beige, xám Tuy nhiên, Chiuri đã khéo léo chứng minh sự khác biệt làm nên đẳng cấp cho những bộ trang phục haute couture của Dior - chính nằm ở tay nghề của những nghệ nhân và kỹ thuật savoir-faire bậc thầy
Kết lại màn trình diễn bằng chiếc váy được định hình toàn bộ bằng kỹ thuật thêu trên vải muslin bạc đính hạt đá quý lấp lánh, tất cả đã minh chứng hoàn hảo cho niềm tin của Chiuri, rằng nghệ thuật thủ công tinh tế vẫn sẽ là một phần không thể thiểu tạo nên thời trang cao cấp
Hình 32: BST Dior Haute Couture Xuân Hè 2022
ANNAKIKI SPRING 2021 READY-TO-WEAR
Nếu Trái đất nhiều năm về sau không ở được, Anna Yang của Annakiki đem đến nhiều cái nhìn mới mẻ giữa các thiên hà để tìm kiếm một sự sống mới ở đâu đó cách xa nhiều năm ánh sáng Trong bộ sưu tập, Yang đã đưa ra tài liệu tham khảo về vũ trụ của mình với sự tập trung đặc biệt vào vai và tay áo: Chúng phồng lên, nhọn, xếp nếp và xếp nếp trên những chiếc váy ngắn, áo khoác dài và áo sơ mi cắt cúp
Hình 33: BST của Annakiki Spring 2021 ready to wear
Giới thiệu ý tưởng thiết kế
Tên BST: SAGO90S (Hồi ức Sài Gòn – Sài Gòn thập niên 90)
Với ý tưởng từ bối cảnh Sài Gòn thập niên 90 qua lăng kính của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro, bộ sưu tập thời trang lần này muốn mang đến những cái nhìn đẹp nhất, bồi hồi nhất về một Sài Gòn cổ xưa từ lịch sử đến hiện tại Một bộ sưu tập thời trang sẽ trở nên có giá trị hơn khi nó truyền tải được vẻ đẹp thực sự của Sài Gòn thời ấy, một thông điệp có ý nghĩa Bộ sưu tập với gam màu trung tính và trang phục ảnh hưởng bởi làn sóng phong cách Âu – Mỹ, Hàn Quốc; BST muốn lột tả hết được cảm xúc hoài niệm, nhớ nhung khi xem qua bộ ảnh Sài Gòn thập niên 90 – một Sài Gòn vừa bước qua khỏi giai đoạn bao cấp, nhẹ nhàng và ổn định; không quá hiện đại, sống vội vàng, ồn ào như Sài Gòn ngày nay BST sẽ mang hơi hướng hiện đại trên tinh thần cổ điển, vừa gợi nhớ đến một lịch sử vẻ vang khi Sài Gòn vừa vước qua khỏi giai đoạn bao cấp, thống nhất đất nước của dân tộc, vừa mang mơ ước về một tương lai phồn thịnh, phát triển hơn
Thể loại trang phục: trang phục ứng dụng dùng để chụp lookbook, dự họp báo,… Đối tượng khách hàng: Nữ từ 25 đến 30 tuổi
Phong cách cổ điển hiện đại (Modern Classic Style): với những item cũng khá là quen thuộc như áo blazer croptop, các kiểu tái cấu trúc của blazer biến thành những trang phục nhiều layer đồ sộ hay quần ống loe, áo sơ mi, chân váy midi dài tái hiện lại của thập niên 90s Với phong cách vừa Vintage mà vừa hiện đại làm cho người mặc nhẹ nhàng, thanh lịch và lãng mạn
Kiểu dáng: Kiểu bóng chữ T, S, A Các trang phục đa dạng như vest (blazer tái cấu trúc cách điệu), chân váy midi dài, quần ống loe, ống rộng, bodysuit, áo croptop… được phối với nhau tạo nhiều “layer”, sắp xếp đối xứng hoặc bất đối xứng
Màu sắc: màu sắc chủ đạo là màu Digital Lavender, Astro Dust, Galactic Cobalt, Sage Leaf, Apricot Crush theo xu hướng màu thời trang Thu – Đông 2023 –2024
Hoa văn, họa tiết: các họa tiết sẽ lấy vài chi tiết trong hình ảnh Sài Gòn thập 90 của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro, về kiến trúc, phương tiện giao thông đi lại hay khung cảnh sinh hoạt của người dân buôn bán tại hàng quán, chợ Bến Thành, hàng quán người Hoa buôn bán lề đường, tụ tập trò chuyện, trẻ em nô đùa trước Nhà thờ Đức Bà… Chất liệu: thun nhung, voan, tafta, cotton lạnh, dạ len, organza
Kỹ thuật xử lý chất liệu: áp dụng phương pháp tạo form dáng trang phục trên mannequin, phối hợp các chất liệu với nhau để tạo ra chất liệu mang hiệu ứng mới và xử lý bề mặt chất liệu như in, thêu, may chần, đính kết,…
Phụ kiện: mắt kính, túi xách, giày, khuyên tai,
Chương này cung cấp một cách tổng quan về quá trình nghiên cứu và thiết kế Tập trung vào việc phát triển mẫu, thử nghiệm phom, lựa chọn chất liệu và phương án xử lý chất liệu phù hợp Chương này sẽ được trình bày theo các đề mục sau:
1 Phương án thiết kế mẫu
Phương án thiết kế mẫu
***Chủ đề 1: Chợ Bến Thành
Hình ảnh được chọn lọc gồm hai bức ảnh ở hai góc độ khác nhau của bên ngoài mặt tiền chợ Bến Thành và một bức ảnh về bối cảnh bên trong chợ tấp nập kẻ bán người mua về các loại ẩm thực từ Bắc vào Nam rất nhộn nhịp, rộn vang tiếng cười Để ý chi tiết rõ hơn về hai bức ảnh đầu là cấu trúc bên ngoài chợ Bến Thành, bảng quảng cáo sử dụng phông chữ Vintage hay tấp nập xe cộ qua lại và tiêu biểu là xích lô chở cô gái mặc áo dài vàng, sử dụng kĩ thuật in bối cảnh vào trang phục, kĩ thuật độn vai, tái cấu trúc áo khoác cho giống cấu trúc của chợ, kĩ thuật thêu vi tính các phông chữ vintage và kết hợp gam màu của chợ Bến Thành vào trang phục thành từng bảng màu riêng biệt Còn về hình ảnh bên trong chợ là sự vui tươi, nhộn nhịp, rộn ràng tiếng cười nói của kẻ bán người mua Để thưởng thức ẩm thực ba miền cần ngồi lại ăn những món ăn ngon rẻ nơi đây thì sử dụng kĩ thuật may rút nhún, may phồng, may ráp mảnh trên miếng vải in nhòe thể hiện sự nhộn nhịp, tấp nập Ngoài sự vui tươi, rộn ràng tiếng cười nói thì ở trên cao mờ mờ ảo ảo của những bảng hiệu giới thiệu món ăn là những nét vẽ chữ in hoa, chữ thường rất đẹp và rất giản dị Có bảng xa thì mờ ảo, bảng gần thì chữ rõ, sử dụng kĩ thuật in hoặc thêu vi tính gần tỏ xa mờ làm nổi bật kiểu chữ
Bảng 14: Khai thác ý tưởng cho sketch 1 – 6
***Chủ đề 2: Tất bật mưu sinh ở khu Chợ Lớn
Hình ảnh được chọn lọc ở đây gồm hình ảnh về xe ba gác chở hoa cúc, xe ba gác, xe xích lô chở những tấn hàng nặng bán cho chợ sỉ hay xe cub50 của những người dân sử dụng đèo chở vật cồng kềnh như máy quạt hay vịt,…sử dụng kiểu dáng xe đưa vào trang phục như áo corset, độn vai, xử lý bề mặt chất liệu vải Bên cạnh hình ảnh về phương tiện thì có những hình ảnh ở khu chợ bán trái cây, nào là những thúng sơ-ri đỏ mọng hay thúng xoài, nho, táo đỏ rực rỡ sắc màu, ở đây sử dụng các kĩ thuật như đan dây, đan vải, ráp mảnh, in họa tiết để thể hiện rõ ý tưởng Bầu không khí nơi đây nhộn nhịp cảnh tất bật mưu sinh của người dân, đôi lúc có những lúc bình yên, ung dung, thoải mái khi xế chiều ít người qua lại Hay khung cảnh người dân thoải mái phân loại những trái sơ-ri để chuẩn bị bán Tuy vất vả, tất bật nhưng đâu đó mọi người vẫn vui vẻ, ung dung mà tận hưởng cuộc sống Thời kì đó khác hoàn toàn so với bây giờ, bây giờ đi chợ đâu đâu cũng tràn ngập tiếng ồn của kẻ bán người mua, tình trạng kẹt xe chen lấn nhau, inh ỏi cả tiếng kèn xe làm ô nhiễm tiếng ồn Ngoài ô nhiêm tiếng ồn, còn có ô nhiễm không khí bởi những mùi thối, mùi tanh bốc ra từ góc xó chợ bởi những bịch rác để lâu ngày Trong khung cảnh này còn có phương tiện giao thông đi lại khá quen thuộc với người dân là chiếc xe cub50 nhỏ nhắn, xinh xắn với gam màu xanh cổ vịt, đưa gam màu của chiếc xe cub50 vào trang phục và tạo điểm nhấn bằng chiếc áo corset cúp ngực túi đỏ Phương tiện chính đi lại cũng chính là phương tiện để mọi người vận chuyển hàng hóa đi buôn, nào là chở vịt, chở đồ lỉnh kỉnh được thể hiện qua kĩ thuật ráp nối tạo độ xòe, nhiều layer may chồng lên nhau Hình ảnh ấy để lại trong tôi một hình ảnh rất giản dị, mộc mạc, ngoài phương tiện đi lại xe cub50 còn chính là chìa khóa kiếm sống của người dân
Bảng 15: Khai thác ý tưởng cho sketch 6 – 11
***Chủ đề 3: Hàng quán người Hoa
Hình ảnh được chọn lọc ở đây là những hình ảnh về hàng quán người Hoa bao gồm: xe hủ tiếu mì Tàu có từ năm 1950 tồn tại qua nhiều đời, nhiều thế hệ cha truyền con nối; quầy bán vịt, heo quay của một thương hiệu có từ lâu đời và được xuất hiện trong bộ sưu tập ảnh của nhiếp ảnh gia người Nhật Doi Kuro năm 1990; hay quán vỉa hè chuyên bán những món đặc trưng của người Hoa, cơm, mì trứng, mì vịt tiềm, hoành thánh,… Cả năm hình đều có chung một gam màu trung tính là gam màu đặc trưng đi xuyên suốt trong bộ sưu tập muốn hướng đến Bầu không khí ở đây mang một vẻ đẹp vui tươi, thoải mái mà không kém phần hoài niệm, cổ xưa, khiến người xem phải giật mình tưởng chừng mình đang hòa nhập vào khung cảnh trong hình Rất chân thật, tả thực, không có gượng ép và mọi hoạt động của người vẫn không bị ảnh hưởng gì trong quá trình chụp Về hai bức ảnh xe mì Tàu sử dụng những đường cong gọi là đường cấu trúc của xe và sắc màu trầm thể hiện được cái vẻ đẹp hoài niệm, cổ xưa trong bộ sưu tập, được tái hiện qua trang phục bằng phương pháp tạo rập 3D tay phồng, may viền vải gợn sóng bị tưa sợi vải là những nét trầy xước, cũ kĩ trên chiếc xe mì Tàu Đặc biệt trên xe mì Tàu xuất hiện những tranh kiếng được vẽ và khắc trên kiếng trong suốt, rất tỉ mỉ và đẹp Nhưng do thời gian truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nó đã phai màu dần trở nên xám khói hơn và hình ảnh trên kiếng cũng không được rõ nét, mờ mờ ảo ảo Về hai hình quầy vịt, heo quay sử dụng phông chữ Vintage của thương hiệu vịt, heo quay lâu đời ĐẮC HOÀNG bởi những nét vẽ, nét in 3D trông rất cổ xưa và được chuyển thể tạo thành họa tiết mới in chuyển nhiệt đưa vào trang phục Đến thời điểm hiện tại 2023, thương hiệu này vẫn tồn tại nhưng thay đổi khá nhiều so với thời kì 1990 Trông quán mới mẻ hơn, tinh tế hơn và sạch sẽ hơn và bảng hiệu được in với phông chữ hiện đại hơn Về hình quán ăn vỉa hè cũng sử dụng sắc màu trầm và phông chữ Vintage được vẽ điêu luyện, nổi bật sắc màu trên nền tối
Bảng 16: Khai thác ý tưởng cho sketch 11 – 17
***Chủ đề 4: Nhà thờ Đức Bà
Hình ảnh được chọn lọc ở đây gồm một bức ảnh ở mặt tiền của Nhà thờ Đức Bà, thấy được toàn cảnh người dân, xe cộ tấp nập tập trung về để vui chơi, tận hưởng ngày lễ quan trọng nhất trong tháng 12, hình gốc được chuyển sang chế độ trắng đen và dùng làm họa tiết ngay cổ tay áo khoác Ngoài hình ảnh gốc, tôi sử dụng hình ảnh được chuyển sang hình trắng đen thể hiện sự thay đổi của thời gian trôi qua rất nhanh nếu không bắt kịp, vì thời gian trôi qua mọi thứ đều trở thành hoài niệm, cổ xưa Còn một bức ảnh ở góc độ khác cũng chụp ở mặt tiền mà góc bên phải của Nhà thờ Đức Bà thấy rõ hơn cảnh người lớn ngồi nói chuyện rôm rả, trẻ con chơi vui vẻ trên bãi cỏ hay gánh hàng rong trên bãi cỏ ở một góc bên phải của bức ảnh, để tái hiện rõ bức tranh này tôi dã sử dụng những đường nét đậm, nhạt vẽ lại toàn bộ khung cảnh trông nghệ thuật hơn và in chuyển nhiệt đưa vào trang phục Hình ảnh sẽ không còn là hình gốc nữa mà là hình ảnh nghệ thuật giúp cho bộ trang phục sáng tạo hơn Chủ đề này tập trung về bối cảnh bên ngoài, về kiến trúc, màu sắc của Nhà thờ Đức Bà về cảnh sinh hoạt, trò chuyện rôm rả Điểm khác biệt của Nhà thờ Đức Bà thời kì 1990 so với năm 2023 ở hiện tại đó là ở hiện tại công trình này đã được trùng tu một thời gian khá là lâu và chưa hoàn thành Nên ở hiện tại chỉ thấy được lấp ló chóp của Nhà thờ qua miếng phông xuyên thấu Nhưng công viên trước Nhà thờ Đức Bà – công viên Công xã Paris vẫn còn và được chỉnh chu, cải tạo thành công viên xanh hóa Điều quan trọng là công viên được bảo quản rất kỹ càng, không được giẫm hay ngồi trên cỏ như thời kì 1990 và không còn những hàng ghế đá được đặt xen kẽ trong khuôn viên của công viên Còn có bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cẩm thạch trắng của Italy vẫn còn nguyên vẹn và không bị bào mòn bởi thời gian được đặt chính giữa công viên và chính giữa Nhà thờ Đức Bà
Bảng 17: Khai thác ý tưởng cho sketch 18 – 20
3.1.2 Bộ sưu tập mẫu thiết kế (20 mẫu màu)
Bảng 18: Bảng phác thảo sketch 1 – 6
Bảng 19: Bảng phác thảo sketch 7 – 11
Bảng 20: Bảng phác thảo sketch 12 – 17
Bảng 21: Bảng phác thảo sketch 18 – 20.
Phương án thực hiện
Tôi chọn mẫu thể hiện rõ hình ảnh về cảnh sinh hoạt ở Nhà thờ Đức Bà vào dịp lễ Giáng sinh Thấy được toàn cảnh xe cộ tấp nập, người dân tập trung về để vui chơi, tận hưởng ngày lễ quan trọng nhất trong tháng 12 Trong bức ảnh chụp ở mặt tiền góc bên phải của Nhà thờ Đức Bà thấy rõ hơn cảnh người lớn ngồi nói chuyện rôm rả, trẻ con chơi vui vẻ trên bãi cỏ hay gánh hàng rong trên bãi cỏ ở một góc bên phải của bức ảnh Chủ đề này tập trung về bối cảnh bên ngoài, về kiến trúc, màu sắc của Nhà thờ Đức Bà về cảnh sinh hoạt, trò chuyện rôm rả Gam màu chủ đạo của mẫu thiết kế là màu cam gạch nung của Nhà thờ, màu đen của sự tấp nập, rôm rả và màu trắng được in họa tiết khắc họa lại toàn cảnh sinh hoạt diễn ra tại Nhà thờ Đứa Bà
Hình 34: Mẫu chọn thử nghiệm phom
Hình 35: Mẫu thử nghiệm áo blazer croptop
Thử nghiệm quần ống rộng
Hình 36: Mẫu thử nghiệm phom quần ống rộng
3.2.2 Thử nghiệm xử lý chất liệu
Kỹ thuật in chuyển nhiệt
Hình 37: Mẫu in trên phần mềm Illustrator
Hình 38: Mẫu in trên vải cotton lạnh
Bảng 22: Các mẫu chọn may trong BST “SAGO90S”
Xác định các phương án thiết kế
Qua quá trình may phom và một số kỹ thuật xử lí chất liệu, tôi rút ra được những kinh nghiệm cho bộ sưu tập này Việc đưa thiết kế trên bản vẽ hiện thực hóa trang phục cần lưu ý về tỉ lệ trang phục, chất liệu và kỹ thuật xử lí chất liệu Tỉ lệ về phom dáng cũng như các họa tiết phải hài hòa, cân đối Trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu khác nhau Vì bộ sưu tập chuyên sử dụng kỹ thuật in chuyển nhiệt nên cần lưu ý chọn vải Đặc biệt vải có thành phần tơ tự nhiên, cotton không được sử dụng trong in chuyển nhiệt hoặc vải có độ cứng dày như jeans, kaki, đũi, thô vì khi in bản in không rõ màu, nhòe mờ Vải in lên màu đẹp là vải chiffon, tafta, voan Vải in được là một chuyện và file in đúng sketch là một chuyện khác nữa File in phải làm với tỷ lệ chính xác nhất và giống mẫu, in sai kích cỡ sẽ làm tốn thêm thời gian và tiền mua vải Ngoài kỹ thuật in chuyển nhiệt ra còn chọn loại vải phù hợp cho từng bộ trang phục Áo muốn cứng đứng phom thì nên chọn mua vải dày đơ; quần có độ rũ, mềm, mịn, mát thì kaki, cotton lạnh Tay áo phồng có độ xuyên thấu nhẹ mà vẫn muốn có phom phồng thì chọn voan, organza loại cứng đơ, nếu chọn trúng vải loại mềm rũ thì việc lên phom phồng rất khó
Chương này cung cấp thông tin về quá trình hiện thực hoá các mẫu phác thảo từ ý tưởng đến sản phẩm may hoàn chỉnh Chương này sẽ được trình bày theo các đề mục sau:
1 Quá trình thực hiện mẫu 1
2 Quá trình thực hiện mẫu 2
3 Quá trình thực hiện mẫu 3
4 Quá trình thực hiện mẫu 4
Quá trình thực hiện mẫu 1
Với mẫu thiết kế này, tôi lựa chọn ba gam màu làm chủ đạo thể hiện rõ nhất về bức tranh khung cảnh ở chợ Bến Thành, đó là gam màu vàng nghệ, màu vàng kem và màu xám khói Màu vàng nghệ và màu vàng kem là gam màu chủ đạo của chợ Bến Thành, màu xám khói là gam màu của nhựa đường, xe cộ tấp nập
Hình 39: Hình gốc về khung cảnh ở chợ Bến Thành 1990
Bảng 23: Bảng phân tích mẫu phác thảo số 1
Bộ trang phục bao gồm áo blazer croptop tay phồng, áo yếm với cổ áo dài, chân váy xòe Khai thác đường cấu trúc uốn lượn nằm ở hai bên cổng chợ Bến Thành vào vạt áo blazer croptop màu trắng kem Trên bâu áo blazer croptop màu vàng nghệ có sử dụng đường nét xám ghi phác họa tòa nhà chính của chợ có cả đồng hồ và các khối nổi Áo yếm sử dụng hai gam màu chủ đạo của chợ là màu vàng nghệ ở cổ áo dài và màu vàng kem của áo yếm croptop Trên thân trước của áo yếm có in nổi đường nét phác họa của chợ Chân váy với gam màu xám khói của nhựa đường, xe cộ tấp nập cùng với kỹ thuật rã rập 2D và kỹ thuật thêu vi tính trên từng miếng rã Chữ được thêu ở đây là các phông chữ Vintage trên bảng quảng cáo mà chỉ có vào thập niên 90, đến hiện tại đã không còn xuất hiện các thương hiệu lâu đời đó nữa – GIMIKO, VIFON, VÁN ÉP CÁC LOẠI, Camly, BỒ KẾT, CHỢ BẾN THÀNH Các kiểu chữ này được vẽ lại đúng với kích cỡ, nét thanh nét mảnh, chữ in hoa y chang với hình ảnh gốc
Hình 40: Mẫu phác thảo số 1
Hình 41: Họa tiết của mẫu phác thảo số 1
Bảng 24: Bảng vẽ kỹ thuật của mẫu số 1
Trong mẫu thiết kế này có nhiều loại chất liệu với độ dày mỏng khác nhau Điểm chung của các chất liệu là bề mặt nhẵn, bóng như vải tafta hàn mềm may áo yếm, vải có độ xuyên thấu may tay áo phồng của áo blazer croptop, vải có độ mềm mịn mát may chân váy áo blazer croptop Phương pháp xử lí chất liệu chủ yếu là cắt laser, in chuyển nhiệt, thêu tay và thêu vi tính phải chọn vải có nhiều thành phần polyester Dưới đây là các chất liệu được lựa chọn cho mẫu 1
Bảng 25: Bảng chất liệu vải của mẫu số 1
Sử dụng phương pháp cắt laser trên nền vải cotton lạnh màu trắng kem với họa tiết là kiến trúc chợ Bến Thành Ngoài ra còn sử dụng kỹ thuật thêu tay thủ công trên rập bâu cổ tạo độ nổi và điểm nhấn cho trang phục
Hình 42: Quá trình xử lý chất liệu áo blazer croptop của mẫu số 1
Sử dụng phương pháp thêu vi tính các phông chữ quảng cáo vintage được treo tại khu chợ Bến Thành Là những dòng chữ quảng cáo mang thương hiệu cổ xưa và đến thời điểm hiện tại đã không còn tồn tại
Hình 43: Quá trình xử lý chất liệu chân váy của mẫu số 1
Sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt trên nền vải tafta màu vàng kem cũng là họa tiết kiến trúc chợ Bến Thành thu nhỏ đặt ở trước ngực và dòng chữ CHỢ BẾN THÀNH được in màu nổi tạo điểm nhấn cho áo yếm
Hình 44: Quá trình xử lý chất liệu áo yếm của mẫu số 1
Hình 45: Dựng phom mẫu số 1
Hình 46: Sản phẩm hoàn tất của mẫu số 1.
Quá trình thực hiện mẫu 2
Với mẫu thiết kế này, tôi lựa chọn ba gam màu chính trong bức ảnh, đó là màu trắng, màu xanh cổ vịt sẫm, màu xám khói Màu trắng tượng trưng cho công việc chở vịt cồng kềnh, màu xanh cổ vịt sẫm tượng trưng cho màu xe cub50 – phương tiện lưu thông của người dân, màu xám khói tượng trưng cho màu nhựa đường
Hình 47: Hình gốc về tất bật mưu sinh của người dân trên xe cub50
Bảng 26: Bảng phân tích mẫu phác thảo số 2
Bộ trang phục bao gồm áo sơ mi trắng với cánh tay phồng đại diện cho hình ảnh chở vịt cồng kềnh, áo corset màu xanh cổ vịt đại diện cho dè xe cub50 trước và sau, trên áo corset có cup ngực màu đỏ đại diện cho xi nhan sau xe và quần đứng ống xòe màu xám khói được in họa tiết xe cộ tấp nập chở vật cồng kềnh mà người dân kiếm sống mưu sinh
Hình 48: Mẫu phát thảo số 2
Hình 49: Họa tiết của mẫu phác thảo số 2
Bảng 27: Bảng vẽ kỹ thuật của mẫu số 2
Trong mẫu thiết kế này có nhiều loại chất liệu với độ dày mỏng khác nhau Điểm chung của các chất liệu là bề mặt nhẵn, có độ dày để tạo phom corset, có độ rũ để may quần đứng ống xòe và có độ mỏng mát may áo sơ mi trắng tay phồng Phương pháp xử lí chất liệu chủ yếu là in chuyển nhiệt phải chọn vải có nhiều thành phần polyester Dưới đây là các chất liệu được lựa chọn cho mẫu 2
Bảng 28: Bảng chất liệu vải của mẫu số 2
Sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt trên nền vải cotton lạnh màu trắng tinh Vì vải cotton ít ăn màu nên hình in sẽ không có độ sắc nét 100% cũng tương tự hình ảnh chụp vào thập niên 1990 cũng không có sắc nét, sẽ có chút nhòe Họa tiết được sử dụng là người dân sử dụng chiếc xe cub50 vừa là phương tiện đi lại, vừa là kế mưu sinh chở vật cồng kềnh đi bán kiếm tiền của người dân thời kì này Tấp nập đông người nên họa tiết sẽ được đặt chồng chéo, đan xen vào nhau
Hình 50: Quá trình xử lý chất liệu quần đứng ống xòe của mẫu số 2
Hình 51: Dựng phom mẫu số 2
Vì là corset có độ ôm sát eo và xòe ra ở tà nên cần phải làm làm rập cho chuẩn số đo, chất liệu vải phải cứng đứng form mới tạo độ xòe mà không cần luồn gọng là một điểm cộng cho áo corset cúp ngực Màu xanh cổ vịt đại diện cho màu xe cub50 thập niên 90s được tái hiện lại y chang cấu trúc dè xe trước, sau và màu đỏ đại diện cho chiếc đèn xi nhan ở phía sau xe
Hình 52: Sản phẩm hoàn tất của mẫu số 2.
Quá trình thực hiện mẫu 3
Với mẫu thiết kế này, tôi lựa chọn gam màu chủ đạo trong hai bức ảnh là gam màu nâu đất, vì trong hai bức ảnh đều thể hiện rõ gam màu trung tính – là nét hoài cổ, đơn sơ, mộc mạc của thời kì 1990 Nhân vật chính trong hai bức ảnh là chiếc xe mì tàu của người Hoa và những dòng chữ với phông chữ vintage viết về những món ăn đặc trưng của người Hoa Người Hoa sống chủ yếu là quanh khu vục chợ Lớn Món đặc trưng của người Hoa là mì hoành thánh, cơm, mì vịt tiềm hay vịt, heo quay,…đến giờ vẫn còn tồn tại những món ăn đó và được chế biến sao cho phù hợp với người dân khu vực miền Nam
Hình 53: Hình gốc về hàng quán người Hoa
Bảng 29: Bảng phân tích mẫu phác thảo số 3
Bộ trang phục bao gồm áo bodysuit yếm sát nách màu da, áo khoác ngoài với cánh tay phồng 3D uốn lượn màu nâu đất và chân váy xòe có in họa tiết Áo có cánh tay phồng 3D đại diện cho cấu trúc uốn lượn của xe mì Tàu, những đường uốn lượn được làm bằng gỗ màu nâu đất Họa tiết được in trên chân váy xòe là tranh được vẽ khắc họa trên kiếng đặt trên xe mì Tàu và bảng hiệu cổ xưa với phông chữ vintage của hàng quán bên vỉa hè
Hình 54: Mẫu phác thảo số 3
Hình 55: Họa tiết của mẫu phác thảo số 3
Bảng 30: Bảng vẽ kỹ thuật của mẫu số 3
Trong mẫu thiết kế này có nhiều loại chất liệu với độ dày mỏng khác nhau Điểm chung của các chất liệu là bề mặt nhẵn, có độ dày để tạo rập 3D may áo khoác ngoài, có độ rũ để may chân váy xòe và có độ co giãn nhiều để may bodysuit yếm Phương pháp xử lí chất liệu chủ yếu là in chuyển nhiệt phải chọn vải có nhiều thành phần polyester Dưới đây là các chất liệu được lựa chọn cho mẫu 3
Bảng 31: Bảng chất liệu vải của mẫu số 3
Sử dụng phương pháp cắt rập trên nền vải cotton lạnh in họa tiết về tranh kiếng, phông chữ vintage và may vào mặt phải của chân váy và cắt đường viền của vải dạ len màu nâu đất, may viền theo đường uốn lượn của chân váy để tạo hình tượng trưng cho chiếc xe bán hủ tiếu, mì hoành thánh người Hoa
Hình 56: Quá trình xử lý chất liệu chân váy của mẫu số 3
Hình 57: Dựng phom mẫu số 3
Vì cấu trúc tay phồng rập 3D nên để cho cánh tay đứng cứng phom thì buộc phải may ba lớp, hai lớp vải chính và bên trong lớp vải chính được may một lớp lưới vi tính để định hình cánh tay không bị gãy xuống Cũng như thân áo trước và thân áo sau may ba lớp, hai lớp vải chính và lớp lót chính giữa được độn thêm vải nỉ và lưới vi tính
Hình 58: Sản phẩm hoàn tất của mẫu số 3.
Quá trình thực hiện mẫu 4
Với mẫu thiết kế này, tôi lựa chọn gam màu chủ đạo trong hai bức ảnh là màu cam của gạch nung – màu chính của Nhà thờ Đức Bà Để tái hiện lại toàn cảnh sinh hoạt tại Nhà thờ lên bộ trang phục nhờ những đường nét trắng đen phát họa lại và in họa tiết này lên quần ống rộng nền màu trắng
Hình 59: Hình gốc về Nhà thờ Đức Bà dịp lễ Giáng sinh 1990
Bảng 32: Bảng phân tích mẫu phác thảo số 4
Bộ trang phục bao gồm áo sơ mi kiểu màu đen, áo blazer croptop tái hiện lại màu cam gạch nung của Nhà thờ Đức Bà và cánh tay phồng xuyên thấu, quần ống rộng màu trắng in họa tiết Họa tiết được in trên quần ống rộng là bối cảnh của Nhà thờ Đức Bà cùng với cảnh tụ họp nói chuyện, gánh hàng rong của người dân, trẻ em nơi đây
Hình 60: Mẫu phác thảo số 4
Hình 61: Họa tiết in của mẫu số 4
Bảng 33: Bảng vẽ kỹ thuật của mẫu số 4
Trong mẫu thiết kế này có nhiều loại chất liệu với độ dày mỏng khác nhau Điểm chung của các chất liệu là bề mặt nhẵn, có độ cứng để may áo blazer croptop đứng phom, có độ rũ cùng với độ trong suốt xuyên thấu để may tay phồng và có độ mềm mịn mát may quần ống rộng Phương pháp xử lí chất liệu chủ yếu là in chuyển nhiệt phải chọn vải có nhiều thành phần polyester Dưới đây là các chất liệu được lựa chọn cho mẫu 4
Bảng 34: Bảng chất liệu vải của mẫu số 4
Sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt trên nền vải cotton lạnh màu trắng kem với họa tiết là những nét vẽ màu đen phác họa lại khung cảnh sinh hoạt vào dịp lễ Giáng sinh ở Nhà thờ Đức Bà
Hình 62: Quá trình xử lý chất liệu quần ống rộng của mẫu số 4
Hình 63: Dựng phom mẫu số 4
Hình 64: Sản phẩm hoàn tất của mẫu số 4
Tiểu kết chương 4 (Look book)
Bộ sưu tập “Hồi ức Sài Gòn – SAGO90s” với bốn mẫu thiết kế đại diện cho bốn chủ đề khác nhau tượng trưng cho bốn hình ảnh đặc trưng của Sài Gòn 1990 Về gam màu chung của bốn mẫu thiết kế là gam màu trung tính hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh, đúng với tinh thần mà tôi muốn thể hiện Bộ sưu tập vừa mang hơi thở hiện đại trên tinh thần cổ điển, vừa gợi nhớ một lịch sử vẻ vang, thống nhất đất nước, vừa mang mơ ước về một tương lai phồn thịnh, phát triển mạnh mẽ hơn Mẫu thiết kế thứ nhất tái hiện lại khung cảnh chợ Bến Thành với kiến trúc tòa nhà hình trụ nằm chính giữa và cấu trúc uốn lượn ở hai bên cửa chính; gam màu chính là màu vàng nghệ, vàng kem và màu xám Mẫu thiết kế thứ hai biểu tượng cho chiếc xe cub50 tất bật mưu sinh khắc họa cuộc sống tuy vất vả, khó khăn, lo toan cho gia đình kiếm ăn từng ngày nhưng đâu đó nhịp sống vẫn bình yên Đến mẫu thiết kế thứ ba, đặc trưng hàng quán người Hoa – xe hủ tiếu mì Tàu cùng với phông chữ món ăn Vintage ở khu vực Chợ Lớn cũng là điểm nổi bật ở Sài Gòn 1990; gam màu chủ đạo là màu nâu đất đại diện cho cấu trúc gợn sóng với nhiều bức tranh kiếng trên xe hủ hiếu mì Tàu Màu sắc của mẫu thiết kế thứ tư đã nêu bật được khung cảnh ở Nhà thờ Đức Bà dịp lễ Giáng sinh cùng với họa tiết là những nét vẽ đậm nhạt tái hiện lại toàn bộ bức ảnh – cũng là bộ thiết kế cuối cùng
Dưới đây là một số hình ảnh Lookbook về bốn mẫu thiết kế đại diện cho bốn chủ đề về Sài Gòn thập niên 90s
Bảng 35: Poster chính của bộ sưu tập “Hồi ức Sài Gòn”
Chương này tóm tắt lại những kết quả đã đạt được trong đề tài và nhấn vào tính mới, tính ứng dụng của đề tài Đề cập thêm hướng phát triền của đề tài cũng như những kiến nghị về quá trình đào tạo (nếu có) Chương này sẽ được trình bày theo các đề mục sau:
Kiến nghị
Bộ sưu tập tốt nghiệp lần này, tôi gặp khá là nhiều khó khăn trong việc chọn đề tài, vì đề tài tập trung khai thác ý tưởng qua hình ảnh được chụp lại Lần đầu tiên chọn đề tài khai thác ý tưởng qua hình ảnh khiến cho tôi chưa cảm nhận được cái mình cần là gì, cảm xúc ban đầu khi xem qua bộ sưu tập gần 100 bức ảnh về Sài Gòn 1990 là hình ảnh rất chân thực, mang vẻ đẹp hoài niệm, cổ xưa khiến cho tôi muốn quay về thời kì ấy mà sinh sống, trải nghiệm thử vì tôi sinh ra và lớn lên vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ
21 Chưa cảm nhận được đề tài mà còn chọn sai phong cách kiến cho việc khai thác ý tưởng gặp nhiều trục trặc và dường như không có lối thoát Nhờ vào buổi đánh giá giữa kỳ cùng với những lời nhận xét của Thầy, Cô và giáo viên hướng dẫn, tôi đã dừng chân lại và nhìn kỹ về những gì tôi đã làm, nó rất rối bời và đi sai hướng Một lần nữa, tôi làm lại từ đầu là chọn lọc hình ảnh cần khai thác, chia hình ra bốn chủ đề chính và mỗi chủ đề có một nội dung chính bao gồm 2-3 hình ảnh dễ khai thác hơn Khó khăn chồng chất khó khăn khi thời gian sắp hết mà trang phục thì chưa may kịp, nếu ngay từ ban đầu tôi chọn đúng đề tài và tập trung chuyên sâu khai thác để có được cảm xúc mãnh liệt hơn thì tôi sẽ cho ra bộ sưu tập hoành tráng, sáng tạo, bức phá hơn nữa Vì thế bộ sưu tập này đối với tôi nó quá an toàn, không có bước đột phá, phá cách trong bản thiết kế mẫu vì chỉ chuyên sâu vào phom đồ basic sang trọng, thanh lịch
Kiến nghị về quá trình đào tạo
Có thể sau này sẽ có nhiều bạn lại đam mê phong cách Vintage, thích những thứ hoài niệm, cổ xưa thì nên chọn một chủ đề có một chủ thể nhất định, có thể là địa điểm, kiến trúc hay một vật thể nào đấy mà dễ tập trung khai thác Nếu có thời gian hoặc nghiên cứu kĩ hơn tôi sẽ khai thác các khía cạnh khác so với bộ sưu tập đang làm ở nhiều mảng – đó là phân tích sâu hơn những khu chợ, khu dân cư sinh hoạt để kiếm sống mưu sinh nhưng đâu có họ vẫn luôn mỉm cười trên môi, mọi lo toan, cực nhọc đều tan biến và người dân nơi đây rất thân thiện, gần gũi; phân tích các phương tiện giao thông cũ kĩ, đã trầ da tróc vẩy ngoài sử dụng phương tiện đi lại còn có thể sử dụng làm ăn kiếm sống Về kiến trúc sẽ khai thác những địa điểm nổi tiếng mà đến thời điểm hiện tại đã không còn, để lại sự vương vấn, tiếc nuối dành cho những người trước sinh ra và lớn lên trước thế kỷ 21, thời đại hiện đại của công nghệ 4.0
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ABM GROUP (2022) PHONG CÁCH THỜI TRANG CỔ ĐIỂN [Online]
Available from: https://abmgroup.com.vn/phong-cach-thoi-trang-co-dien
2 Bộ môn Thiết kế thời trang, “Phom hướng dẫn đồ án tốt nghiệp” Đại học Sư Phạm
3 By Editorial Team (26 August) Modern Vs Classic Fashion Style Which One Suits
You Better? [Online] Available from: https://d2line.com/thatlook/modern-vs-classic- fashion-style
4 Popdaily (2018) Nhìn lại mới thấy loạt xu hướng năm nay đều là mốt thịnh hành những năm 90, thậm chí thời đó còn mặc đẹp hơn bây giờ [Online] Available from: https://afamily.vn/nhin-lai-moi-thay-loat-xu-huong-nam-nay-deu-la-mot-thinh-hanh- nhung-nam-90-tham-chi-thoi-do-con-mac-dep-hon-bay-gio-20180820180750295.chn
5 Pinterest [Online] Available from: https://www.pinerest.com
6 Popdaily (2016).Xao xuyến ngắm Sài Gòn những năm 90, rực rỡ sắc màu và đẹp nôn nao [Online] Available from: https://afamily.vn/xao-xuyen-ngam-sai-gon-nhung- nam-90-ruc-ro-sac-mau-va-dep-non-nao-2016041606332690.chn
7 Reebok (2023) CLASSIC STYLE - PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN, SANG TRỌNG ĐẦY
CUỐN HÚT [Online] Available from: https://reebok.com.vn/blogs/goc-review-bao- quan/classic-style
8 Tạp chí Vogue [Online] Available from: https://www.vogue.com
9 Tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam [Online] Available from: https://bazaarvietnam.vn
10 Trần Thiện Nhân (2020) Thiết kế trang phục sự kiện dành cho nam và nữ từ 25 đến
30 tuổi lấy ý tưởng từ Đoàn tàu hỏa thống nhất Bắc – Nam Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.