1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế mô hình tích hợp hệ thống thông tin và điện thân xe honda civic 2006

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Mô Hình Tích Hợp Hệ Thống Thông Tin Và Điện Thân Xe Honda Civic 2006
Tác giả Lương Hoàng Phong, Vũ Đức Đại
Người hướng dẫn ThS. Vũ Đình Huấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 14,11 MB

Nội dung

 Mục tiêu thực hiện - Tìm hiểu lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân xe - Thiết kế và thi công mô hình -

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2023

VŨ ĐỨC ĐẠI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ THIẾT KẾ MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2006 GVHD: ThS VŨ ĐÌNH HUẤN SVTH : LƯƠNG HOÀNG PHONG S K L 0 1 1 7 3 9

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô

THIẾT KẾ MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG

THÔNG TIN VÀ ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2006

SVTH: LƯƠNG HOÀNG PHONG MSSV: 19145441

SVTH: VŨ ĐỨC ĐẠI MSSV: 19145356 GVHD: TH.S VŨ ĐÌNH HUẤN

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới ba mẹ chúng – những đấng sinh thành

đã đồng hành và nuôi dưỡng chúng em từ những ngày đầu tiên có mặt trên cuộc đời này

Để được ở đây như ngày hôm nay là một hành trình dài với bao công sức, mồ hôi, nước mắt của ba mẹ Và để không phụ sự kỳ vọng, mong mỏi đó thì chúng em sẽ luôn cố gắng hơn nữa để có thể cùng gia đình của mình bước đi trên con đường đời này

Một niềm hạnh phúc và quá đỗi tự hào khi chúng em đã và đang là sinh viên của khoa Cơ Khí Động Lực của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM Chúng em đã được trau dồi rất nhiều kiến thức bổ ích, những kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết để có thể tiếp bước đàn anh, đàn chị theo đuổi ước mơ với ngành kỹ thuật ô tô Trường đã cung cấp một môi trường tuyệt vời với những trang thiết bị đầy đủ tiện nghi, tài liệu, tri thức từ quý thầy cô, không gian học tập yên tĩnh và phù hợp Một lần nữa, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của bản thân với ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô, công nhân viên chức đã xây dựng một ngôi trường đáng mơ ước và dành hết tâm huyết để truyền đạt cho các thế hệ sinh viên như chúng em

Ngoài ra, chúng em xin cảm ơn thầy Vũ Đình Huấn đã đồng hành và hỗ trợ nhiệt tình chúng em trong quá trình thực hiện đề tài Dù đã có rất nhiều khó khăn cả về mặt thời gian, chi phí, tài liệu và cả kiến thức, nhưng thầy đã đi cùng với nhóm trong khoảng thời gian đó với tất cả trách nhiệm, sự tận tâm và giúp đỡ hết lòng Nhờ thầy và sự quyết tâm của cả nhóm nên đề tài “Thiết kế mô hình tích hợp hệ thống thông tin và điện thân xe Honda Civic 2006” đã kịp hoàn thành đúng tiến độ

Chúng em cũng xin cảm ơn những người bạn đã giúp đỡ nhóm em, cảm ơn nhóm

“ Thiết kế, chế tạo mô hình mã hoá khoá động cơ Honda Civic 2006” đã cùng nhóm xây dựng mô hình và trải qua một kỳ đồ án tốt nghiệp tuyệt vời Đồ án tốt nghiệp mang lại cho chúng em một cơ hội quý báu để đánh giá tổng quan lại kiến thức, củng cố và nâng cao các

kỹ năng liên quan để làm tiền đề phát triển sau này Hơn nữa, mô hình sẽ là một công cụ

hỗ trợ phù hợp để giúp các sinh viên có thể tiếp cận hệ thống này Do thiếu sót về mặt kiến thức, thời gian, nên dù cho nhóm đã nỗ lực hết mình thì vẫn còn nhiều thiếu sót Nhóm rất mong nhận được những ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn

Trang 10

TÓM TẮT

 Tên đề tài: “Thiết kế mô hình tích hợp hệ thống thông tin và điện thân xe Honda Civic 2006”

 Thời gian thực hiện

- Thời gian nhận nhiệm vụ đề tài: 06/03/2023

- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 17/07/2023

 Mục tiêu thực hiện

- Tìm hiểu lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân xe

- Thiết kế và thi công mô hình

- Thiết kế các bài thực hành, tài liệu hướng dẫn mô hình

- Hoàn thành báo cáo thuyết minh và nộp lại mô hình

 Quá trình thực hiện

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động hệ thống điện thân xe và hệ thống thông tin

- Chọn dòng xe cụ thể để nghiên cứu là Honda Civic 2006

- Tìm hiểu tài liệu cụ thể của xe Honda Civic 2006

- Chuẩn bị, kiểm tra lại các thiết bị cần thiết của hệ thống điện thân xe đồng thời nghiên cứu, thực nghiệm quá trình liên lạc giữa các hệ thống bằng mạng CAN

- Thiết kế khung, mô hình lắp ráp

- Nối các thiết bị với nhau và tiến hành kiểm tra độ ổn định của mô hình

- Biên soạn các bài thực hành, tài liệu hướng dẫn mô hình

 Kết quả đạt được

- Nắm vững kiến thức về các hệ thống điện thân xe và hệ thống thông tin

- Hoàn thành mô hình và đạt được quyền bảo vệ đồ án tốt nghiệp

Trang 11

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iii

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC BẢNG x

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu 1

1.4 Đối tượng nghiên cứu 1

1.5 Phạm vi nghiên cứu 1

1.6 Phương pháp nghiên cứu 2

1.7 Phạm vi ứng dụng của đề tài 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE 3

2.1 Tổng quan 3

2.1.1 Lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe 3

2.1.2 Các thành phần cơ bản trong mạch điện hệ thống điện thân xe 5

2.1.3 Các yêu cầu kỹ thuật với hệ thống điện 10

2.2 Hệ thống cung cấp điện 11

2.3 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 13

2.3.1 Hệ thống chiếu sáng 13

2.3.2 Hệ thống tín hiệu 19

2.4 Hệ thống gạt nước và rửa kính 22

2.5 Hệ thống khóa cửa 24

2.7 Hệ thống mạng CAN 26

2.8 Hệ thống thông tin 30

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2006 37

3.1 Thiết kế bản vẽ mô hình 37

3.1.1 Thiết kế phần khung sắt đỡ mô hình 37

3.1.2 Thiết kế, bố trí các chi tiết lên mặt mica 38

3.1.3 Thiết kế mô hình hoàn chỉnh 39

Trang 12

3.2 Tổng quan mô hình hệ thống điện thân xe thực tế 40

3.3 Hệ thống thông tin 41

3.3.1 Cấu tạo hệ thống thông tin 41

3.3.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin 42

3.4 Hệ thống chiếu sáng 44

3.4.1 Cấu tạo hệ thống chiếu sáng 44

3.4.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng 45

3.5 Hệ thống tín hiệu 46

3.5.1 Cấu tạo hệ thống tín hiệu 46

3.5.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống tín hiệu 48

3.5.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động hệ thống còi 49

3.6 Hệ thống gạt mưa, rửa kính 49

3.6.1 Cấu tạo hệ thống gạt mưa, rửa kính 49

3.6.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống gạt mưa, rửa kính 51

3.8 Hệ thống khóa cửa 52

3.8.1 Cấu tạo hệ thống khóa cửa 52

3.8.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động của hệ thống khóa cửa 54

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CÔNG CỤ GIAO TIẾP VỚI MÔ HÌNH ĐIỆN THÂN XE HONDA CIVIC 2006 56

4.1 Thiết kế phần cứng 56

4.2 Thiết kế mạch giao tiếp với các hệ thống trên xe 58

4.2.1 Mạch tạo xung 58

4.2.2 Mạch giao tiếp CAN 63

CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ CÁC MODULE THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN 66

5.1 Hướng dẫn sử dụng máy chuẩn đoán TEXAS – AXONE NEMO qua cổng OBD- II 66

5.2 Thiết kế Pan tạo lỗi 69

5.3 Chẩn đoán 70

5.3.1 Pan 1 70

5.3.2 Pan 2 70

5.3.3 Pan 3 71

5.3.4 Pan 4 72

5.3.5 Pan 5 72

5.3.6 Pan 6 73

5.3.7 Pan 7 74

Trang 13

5.3.8 Pan 8 74

5.4 Các phiếu thực hành 75

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88

6.1 Kết luận 88

6.2 Đề nghị 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 14

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

MICU: Multiplex Integrated Control Unit

OBD II: On-Board Diagnostic II

PCM: Powertrain Control Module

CAN: Controller Area Network

TACH: Tachometer

SPEEDO: Odometer

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2 1 Xe tải điện những năm 1953 3

Hình 2 2 Một trong những chiếc xe thân thiện với môi trường BMW-i3 4

Hình 2 3 Dây điện trên xe 7

Hình 2 4 Cách xác định chân giắc nối đực phổ biến 9

Hình 2 5 Các loại cầu chì 9

Hình 2 6 Một số loại relay trên ô tô 10

Hình 2 7 Sơ đồ tổng quát hệ thống cung cấp điện 11

Hình 2 8 Cấu tạo ắc quy 12

Hình 2 9 Hệ thống chiếu sáng 13

Hình 2 10 Đèn sương mù 15

Hình 2 11 Đèn hậu 15

Hình 2 12 Đèn kích thước 16

Hình 2 13 Vị trí các đèn trong xe 16

Hình 2 14 Đèn biển số 17

Hình 2 15 Đèn lùi 17

Hình 2 16 Đèn ban ngày 18

Hình 2 17 Cấu tạo còi điện 19

Hình 2 18 Đèn xi nhan 20

Hình 2 19 Đèn báo nguy hiểm 21

Hình 2 20 Công tắc báo rẽ 21

Hình 2 21 Vị trí công tắc báo nguy hiểm ( Công tắc hazard) 22

Hình 2 22 Tổng quan về hệ thống gạt nước, rửa kính 22

Hình 2 23 Cấu tạo mô tơ gạt nước 23

Hình 2 24 Cụm công tắc gạt nước, rửa kính 24

Hình 2 25 Hệ thống khóa cửa 25

Hình 2 26 Mở khóa bằng chìa cơ 25

Hình 2 27 Mở khóa bằng công tắc 26

Hình 2 28 Mở khóa từ xa 26

Hình 2 29 Trạng thái đầu ra của CAN bus 27

Hình 2 30 Ví dụ về một hệ thống CAN bus 28

Hình 2 31 Quá trình truyền dữ liệu 28

Hình 2 32 Cấu trúc tin nhắn trong CAN bus 30

Hình 2 33 Đồng hồ táp lô trên ô tô 31

Hình 2 34 Đồng hồ tốc độ động cơ 31

Hình 2 35 Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát 32

Hình 2 36 Cấu tạo đồng hồ áp suất nhớt loại lưỡng kim 33

Hình 2 37 Cấu tạo đồng hồ áp suất nhớt loại từ điện 34

Hình 2 38 Một số đèn cảnh báo an toàn trên xe ô tô 35

Hình 2 39 Một số đèn thông báo trạng thái hoạt động của xe 35

Hình 2 40 Một số đèn cảnh báo các hư hỏng cần sửa chữa và thông tin các hệ thống đang được sử dụng 36

Hình 3 1 Bản thiết kế 3D 37

Hình 3 2 Bố trí các chi tiết lên mặt mica 38

Hình 3 3 Mô hình hệ thống sau khi thiết kế 3D 39

Hình 3 4 Vị trí các chi tiết trên mô hình thực tế 40

Trang 16

Hình 3 5 Đồng hồ Tach 42

Hình 3 6 Đồng hồ Speedo 42

Hình 3 7 Sơ đồ mạch điện hệ thống thông tin 43

Hình 3 8 Cụm đèn pha 44

Hình 3 9 Cụm đèn đuôi 44

Hình 3 10 Sơ đồ mạch hệ thống chiếu sáng 45

Hình 3 11 Cụm xi nhan đèn đầu 46

Hình 3 12 Cụm xi nhan đèn đuôi 46

Hình 3 13 Công tắc hazard 46

Hình 3 14 Còi và công tắc còi 47

Hình 3 15 Sơ đồ mạch điện hệ thống tín hiệu 48

Hình 3 16 Sơ đồ mạch điện hệ thống còi 49

Hình 3 17 Motor gạt mưa 50

Hình 3 18 Motor rửa kính 50

Hình 3 19 Cụm công tắc điều khiển gạt mưa và rửa kính 50

Hình 3 20 Sơ đồ mạch điện hệ thống gạt mưa, rửa kính 51

Hình 3 21 Công tắc điều khiển cửa sổ (tích hợp khóa cửa) 52

Hình 3 22 Motor khóa cửa tài xế và chìa khóa cơ 53

Hình 3 23 Motor khóa cửa hành khách 53

Hình 3 24 Sơ đồ mạch điện hệ thống khóa cửa 54

Hình 4 1 Mạch tạo xung tốc độ động cơ và tốc độ xe 58

Hình 4 2 LM2596 dùng để ổn áp cho arduino 59

Hình 4 3 Arduino nano và mạch mở rộng dùng để tạo xung 60

Hình 4 4 LM2596 dùng để hạ áp 60

Hình 4 5 Tần số xung cao nhất được gửi vào chân nhận xung tốc độ xe (C43 ở PCM) 60 Hình 4 6 Tần số xung thấp nhất được gửi vào chân nhận xung tốc độ xe (C43 ở PCM) 61 Hình 4 7 Tốc độ hiển thị lên Speedo 61

Hình 4 8 Tần số xung giả lập tốc độ động cơ thấp nhất 62

Hình 4 9 Tần số xung giả lập tốc độ động cơ cao nhất 62

Hình 4 10 Taplo hiển thị tốc độ động cơ cầm chừng 63

Hình 4 11 Taplo hiển thị tốc độ động cơ cao nhất 63

Hình 4 12 Một số ID CAN của Honda Civic 2006 đã xác định 64

Hình 4 13 Mạch giao tiếp CAN 65

Hình 5 1 Giao diện phần mềm IDC5 66

Hình 5 2 Giao diện Diagnosis 67

Hình 5 3 Giao diện Passenger Car 67

Hình 5 4 Giao diện xe Honda 68

Hình 5 5 Giao diện xe Honda Civic 2006-2012 loại Sedan 68

Hình 5 6 Giao diện sau khi Scan Diagnosis by System 69

Hình 5 7 Các Pan lỗi trên mô hình thực tế 70

Hình 5 8 Pan số 1 70

Hình 5 9 Pan số 2 71

Hình 5 10 Pan số 3 71

Hình 5 11 Pan số 4 72

Hình 5 12 Pan số 5 73

Hình 5 13 Pan số 6 73

Trang 17

Hình 5 14 Pan số 7 74Hình 5 15 Pan số 8 74

Trang 18

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Các kí hiệu thông dụng 5

Bảng 2 2 Ký hiệu các thành phần điện và điện tử trên mạch của mạch điện thân xe 7

Bảng 2 3 Các thông số cơ bản của hệ thống chiếu sáng 14

Bảng 3 1 Các chi tiết trên mô hình 40

Bảng 3 2 Các chi tiết của hệ thống thông tin trên mô hình 41

Bảng 3 3 Các chi tiết của hệ thống chiếu sáng trên mô hình 44

Bảng 3 4 Các chi tiết hệ thống tín hiệu 47

Bảng 3 5 Các chi tiết hệ thống gạt mưa rửa kính 50

Bảng 3 6 Các chi tiết hệ thống khóa cửa 53

Bảng 4 1 Linh kiện điện tử của bộ giao tiếp và bộ tạo xung 56

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài

Dưới sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ, ô tô ngày nay không chỉ đơn giản là phương tiện di chuyển mà đã trở thành một không gian với nhiều tiện nghi để mỗi khi lên xe chúng ta luôn có được những trải nghiệm tốt nhất Chính vì điều này mà ngày càng có hiệu hệ thống trên xe hơn kèm theo đó là chất lượng ngày càng tốt hơn của chúng

Là một sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô của trường Đại học

Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, chúng em luôn khao khát được tìm hiểu, phát triển bản thân qua đó có thêm sự hiểu biết rõ ràng hơn về lĩnh vực bản thân đang theo đuổi Chính vì vậy chúng em chọn đề tài “Thiết kế mô hình hệ thống thông tin tích hợp điện thân xe Honda Civic 2006” để có thêm nhiều sự hiểu biết sâu hơn về các hệ thống điện trên xe Đồng thời bản thân chúng em cũng hy vọng đây sẽ là một mô hình có thể giúp ích cho quá trình giảng dạy của các thầy cô thêm hiệu quả

1.2 Mục tiêu

Đề tài nghiên cứu về đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc và phương pháp kiểm tra hư hỏng hệ thống thông tin tích hợp điện thân xe từ đó phân tích, thiết kế, chế tạo mô hình Sản phẩm của đề tài bao gồm tài liệu thuyết minh và mô hình thực hành Nó sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về hệ thống này và áp dụng kiến thức vào việc phân tích và sửa chữa các

sự cố

1.4 Đối tượng nghiên cứu

- Tìm hiểu lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân xe

- Thiết kế và thi công mô hình

- Thiết kế các bài thực hành, tài liệu hướng dẫn mô hình

- Hoàn thành báo cáo thuyết minh và nộp lại mô hình

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn do yếu tố thời gian, kinh phí và điều kiện thực tế trên mô hình Tuy nhiên, các hệ thống điện thân xe cơ bản được chọn để nghiên cứu là những thành phần quan trọng và phổ biến trong xe ô tô, đáp ứng nhu cầu thông tin

Trang 20

và kiến thức cơ bản cho sinh viên chuyên ngành ô tô

1.6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu và tổng hợp tài liệu chuyên ngành, sách giáo trình, các phần mềm liên quan đến các hệ thống điện thân xe Phương pháp này giúp cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc hiểu và phân tích các thành phần trong mô hình

- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra và áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế Nhóm sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra, thực nghiệm trên các thiết bị để thi công lên mô hình qua đó có thể đánh giá hiệu suất và tìm hiểu các sự cố có thể xảy ra

1.7 Phạm vi ứng dụng của đề tài

Mô hình sẽ được sử dụng để đào tạo những sinh viên ô tô tương lai, giúp họ có những tương tác với mô hình để có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin và hệ thống điện thân xe Đồng thời cũng là cơ hội để các nhóm sau có nền tảng tiếp tục nghiên cứu và phát triển hơn nữa trong đề tài này

Trang 21

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

2.1 Tổng quan

2.1.1 Lịch sử phát triển hệ thống điện thân xe

Hệ thống điện thân xe là một yếu tố quan trọng của thiết kế xe hơi hiện đại, bao gồm các thiết bị điện tử và điện cơ giúp vận hành và kiểm soát các chức năng của xe Trong suốt quá trình phát triển, hệ thống điện thân xe đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để trở thành một phần quan trọng của xe hơi ngày nay

Hình 2 1 Xe tải điện những năm 1953

Ban đầu, các xe hơi chỉ bao gồm một hệ thống điện đơn giản để khởi động động cơ

và cung cấp nguồn điện cho đèn pha, đèn hậu, đèn tín hiệu, v.v Các chức năng khác như đèn xi-nhan và đồng hồ đo tốc độ thường được thiết kế riêng lẻ để đáp ứng nhu cầu sử dụng

Vào những năm 1950 và 1960, hệ thống điện thân xe bắt đầu phát triển với sự xuất hiện của động cơ xăng và các thiết bị điện tử như đánh lửa điện tử Các hệ thống điện cơ được cải tiến để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thiết bị điện tử mới, bao gồm đèn xi-nhan và đồng hồ đo tốc độ

Trong những năm 1970, các hệ thống điện thân xe phát triển vượt bậc nhất là hệ

Trang 22

thống khởi động và tăng áp điện Hệ thống khởi động cho phép động cơ được khởi động nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu tình trạng sự cố khởi động Hệ thống tăng áp điện cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử mới như radio và máy lạnh

Trong những năm 1980, hệ thống điện thân xe được cải thiện với sự xuất hiện của các thiết bị điện tử phức tạp hơn, bao gồm hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống điều khiển khí thải và hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) Các hệ thống này được tích hợp

để cải thiện hiệu suất vận hành của xe hơi

Trong những năm 1990 và 2000, hệ thống điện thân xe tiếp tục phát triển với sự xuất hiện của các thiết bị điện tử mới như hệ thống điều khiển độ cao treo, hệ thống định

vị toàn cầu, hệ thống giải trí, hệ thống điều khiển hành trình, v.v Những cải tiến này đã làm cho hệ thống điện thân xe trở nên phức tạp hơn, cần sự tích hợp và quản lý chặt chẽ

Trong những năm gần đây, các hệ thống điện thân xe đang được phát triển với sự tập trung vào sự kết nối và tự động hóa Với các thiết bị điện tử thông minh được kết nối Internet, hệ thống điện thân xe ngày cho phép tài xế kiểm soát tình trạng của xe hơi từ xa, như thông tin về tình trạng của động cơ, lịch sử vận hành, v.v Bên cạnh đó, hệ thống lái

tự động, hệ thống cảnh báo va chạm và hệ thống giám sát điểm mù đã giúp tăng tính an toàn và tiện nghi cho người sử dụng

Hình 2 2 Một trong những chiếc xe thân thiện với môi trường BMW-i3

Trang 23

Ngoài ra, hệ thống điện thân xe còn đang phát triển với sự tập trung vào giảm thiểu tác động đến môi trường Các công nghệ mới như xe điện, xe hybrid và các hệ thống tái tạo năng lượng đã, đang và sẽ tiếp tục được sử dụng giảm thiểu lượng khí thải và tiêu thụ nhiên liệu

Nói chung hệ thống điện thân xe là một phần quan trọng của thiết kế xe hơi hiện đại

và trong tương lai nó sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo, chúng ta hoàn toàn có thể trông chờ vào một tương lai nơi có thể điều khiển, quản

lý xe bằng trí tuệ nhân tạo mà không cần quá nhiều sự can thiệp của con người

2.1.2 Các thành phần cơ bản trong mạch điện hệ thống điện thân xe

2.1.2.1 Các thuật ngữ và ký hiệu

Bảng 2 1 Các kí hiệu thông dụng

Ắc quy - Tạo ra điện

cung cấp cho các mạch

Bóng đèn - Phát ra ánh

sáng và tạo ra nhiệt độ khi có dòng điện đi qua dây dẫn

Ground 1

- Điểm kết nối mass thân xe

- Biểu thị điểm tiếp mass thân xe thông qua dây điện

Điện trở

- Một điện trở

có giá trị không đổi

- Chủ yếu được sử dụng để bảo vệ các thành phần trong mạch bằng cách duy trì điện áp định mức Ground 2 - Biểu thị các

điểm nối mass thân xe trực tiếp

Motor - Chuyển đổi

điện năng thành

cơ năng

Trang 24

Ground 3

- Biểu thị chung cho mass thân xe

Một điều đi kèm

là sẽ không có dòng điện nếu điểm nối mass thân xe gặp lỗi

- Không thể thay thế bằng cầu chì vượt quá công suất quy định

Còi

- Tạo ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua

Cầu chì cho

dòng cao

Công tắc điều khiển

ra lực điện từ, hút công tắc tiếp xúc đóng lại

Relay

Thường đóng

- Dòng điện chạy qua cuộn dây tạo

ra lực điện từ, hút công tắc tiếp xúc

mở ra

Solenoid

- Dòng điện chạy qua cuộn dây tạo

ra lực điện từ

Diode

- Diode cho phép dòng điện chỉ đi theo 1 chiều

- Có trong các

bộ chỉnh lưu, các mạch điện

Trang 25

Diode Zener - Cho phép

dòng điện chạy theo 1 chiều và đến một điện áp định sẵn

Light-emitting diode (LED)

- Một diode phát sáng khi có dòng điện chạy qua

- Không giống bóng đèn thông thường, diode phát sáng không sinh ra nhiệt khi phát sáng

Bảng 2 2 Ký hiệu các thành phần điện và điện tử trên mạch của mạch điện thân xe 2.1.2.2 Dây dẫn

Hình 2 3 Dây điện trên xe

Dây dẫn trên xe là một phần quan trọng của hệ thống điện thân xe, chịu trách nhiệm truyền tải điện năng từ nguồn điện đến các thiết bị điện trên xe Một số vấn đề thường gặp với dây dẫn trên xe là hao mòn, đứt dây và chập điện Để tránh các vấn đề này, các nhà sản xuất ô tô thường kiểm tra các dây dẫn trên xe trong quá trình sản xuất và các lần bảo dưỡng định kỳ Vì hệ thống dây dẫn trên ô tô cực kỳ phức tạp, để thuận tiện cho quá trình kiểm tra sửa chữa ta sử dụng dây dẫn có các màu khác nhau

Dây điện trên xe ô tô được chia thành ba nhóm chính: dây điện và cáp, các chi tiết

Trang 26

cách điện và các chi tiết nối

 Dây điện và cáp:

- Dây điện áp thấp (dây bình thường): Đây là loại dây điện phổ biến được sử dụng trên xe ô tô Nó bao gồm lõi dây dẫn điện và bọc cách điện để đảm bảo an toàn Loại dây này thường được sử dụng cho các mạch điện áp thấp trong hệ thống

xe

- Cáp bọc: Loại cáp này được thiết kế để bảo vệ dây điện khỏi tác động từ môi trường bên ngoài Nó được sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt như cáp ăng-ten, cáp truyền tín hiệu cảm biến ôxy và các mạch khác

- Dây cao áp: Loại dây cáp này được sử dụng trong hệ thống đánh lửa của động

cơ xăng Nó được cấu tạo với một lõi dẫn điện và được bọc một lớp cao su cách điện dày để ngăn không cho điện cao áp rò rỉ

 Các chi tiết cách điện:

Các chi tiết cách điện bọc hoặc phủ lên dây điện và cáp nhằm bảo vệ chúng khỏi các tác động ngoại vi và đảm bảo an toàn Những chi tiết này có thể gồm các ống nhựa cách điện, ống cao su hoặc bộ kẹp dây điện để giữ chặt và bảo vệ dây điện

 Các chi tiết nối: Hỗ trợ việc nối các chi tiết, dây điện được tập trung tại một số phần trên xe ôtô:

- Hộp nối : Hộp nối là nơi các giắc nối của mạch điện được tập trung lại với nhau Thường được bao gồm các thành phần như bảng mạch in, cầu chì, rơle và các thiết bị khác Hộp nối giúp tạo ra sự gọn gàng và tiện lợi trong việc kết nối các mạch điện trên xe

- Hộp rơle : tương tự như hộp nối, nhưng không có bảng mạch in và không có chức năng trung tâm kết nối Nó chủ yếu được sử dụng để lắp đặt các rơle và các thiết bị điện khác trên xe

 Các giắc nối

Giắc nối được sử dụng để nối các dây dẫn lại với nhau hay nối các dây dẫn với các

bộ phận điện Có hai loại giắc nối chính: giắc đực và giắc cái Hình dạng của giắc sẽ quyết định cách thức kết nối và khóa của giắc sẽ đảm bảo liên kết giữa chúng

Trang 27

Hình 2 4 Cách xác định chân giắc nối đực phổ biến

2.1.2.3 Các chi tiết bảo vệ mạch

Hình 2 5 Các loại cầu chì

Trang 28

 Relay

Relay (tiếng Việt còn gọi là rơ-le) được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện trên xe Relay hoạt động bằng cách sử dụng một cơ chế điện từ để mở hoặc đóng mạch điện Khi một tín hiệu điện được đưa vào relay, nó tạo ra một trường từ điện, thu hút hoặc giải phóng một cơ cấu cơ học bên trong relay Cơ cấu này có thể mở hoặc đóng một mạch điện, cho phép hoạt động của các thiết bị điện trên xe

Relay được thiết kế để chịu được một lượng điện lớn hơn so với các thiết bị điện trên

xe Điều này giúp bảo chúng khỏi các quá tải dòng điện và đảm bảo an toàn khi sử dụng Relay cũng có thể được sử dụng để giảm tải dòng điện trên một mạch điện nhất định, giúp tăng tuổi thọ của các thiết bị điện trên xe

Hình 2 6 Một số loại relay trên ô tô

2.1.3 Các yêu cầu kỹ thuật với hệ thống điện

Tùy theo vùng khí hậu, thiết bị điện trên ô tô được chia ra làm nhiều loại: Vùng lạnh

và cực lạnh như ở Nga, Canada, vùng ôn đới như ở Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, nhiệt đới và loại đặc biệt thường dùng cho các xe quân sự (sử dụng cho tất cả mọi vùng) Ngoài ra, nhiệt độ làm việc cũng liên quan đến vị trí lắp đặt của các bộ phận điện, điện tử trên xe

Điện áp: Các thiết bị trên ô tô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên đến

vài trăm voltage, xuất phát từ các cuộn dây khi có sự chuyển mạch

Sự rung xóc: Các bộ phận điện trên ô tô phải chịu sự rung xóc với tần số từ 50 - 250

Hz và lực với gia tốc 150 m/s2

Độ ẩm: Các thiết bị điện phải chịu được độ ẩm cao, đặc biệt là trong môi trường

nhiệt đới Độ ẩm cao kết hợp với không khí ô nhiễm sẽ tạo ra hỗn hợp acid loãng, gây chập mạch hoặc hư hỏng chân các linh kiện và làm tăng điện trở tiếp xúc giữa các giắc nối

Trang 29

Độ bền: Hệ thống điện trên ô tô hoạt động ổn định trong khoảng điện áp từ 0.9 –

1.25 lần điện áp định mức (Uđm = 14 V hoặc 28 V)

Nhiễu điện từ: Các thiết bị điện và điện tử trên ô tô cần có khả năng chống nhiễu

điện từ từ hệ thống đánh lửa và các nguồn khác

Tĩnh điện: Các hạt mang điện tích (âm và dương) sẽ hình thành trong quá trình ma

sát (giữa lốp xe với mặt đường, giữa quần áo với vỏ bọc ghế ngồi ) Các điện tích trái dấu

sẽ tạo ra một điện tích khá lớn, khi phóng qua các chi tiết sẽ gây hư hỏng

Thông thường, trên ô tô, có hai loại nguồn điện chính là 12V DC (điện áp mức thấp)

và 220V AC (điện áp mức cao) Nguồn điện 12V DC được cung cấp bởi pin xe, còn nguồn điện 220V AC thường được cung cấp bởi bộ biến áp, được cắm vào hệ thống điện 12V DC

và chuyển đổi thành điện áp cao hơn

Hình 2 7 Sơ đồ tổng quát hệ thống cung cấp điện

Trang 30

 Ắc quy:

Để cung cấp điện cho phụ tải khi động cơ không hoạt động, người ta sử dụng ắc quy hóa học một chiều Cấu tạo bên trong bao gồm quy trình hóa năng thành điện năng Trên

ô tô, thường sử dụng 2 loại ắc quy chính: nước và khô Ắc quy khô có nhiều ưu điểm hơn

so với ắc quy nước, nhưng ắc quy nước lại có tuổi thọ lâu hơn Các loại ắc quy nước bao gồm axit và kiềm Ắc quy axit có suất điện động cao và chất lượng khởi động tốt hơn, trong khi ắc quy kiềm có độ bền cơ học và tuổi thọ cao hơn

Theo tính chất dung dịch điện phân, ắc quy nước được chia ra các loại:

- Ắc quy axit: Đây là loại ắc quy có dung dịch điện phân là axit sunfuric (H2SO4)

Ắc quy axit có suất điện động mỗi ngăn cao hơn (~2V) so với ắc quy kiềm Nó cũng có điện trở trong nhỏ hơn, giúp giảm độ sụt áp khi phóng với dòng lớn và đảm bảo chất lượng tốt cho việc khởi động Tuy nhiên, ắc quy axit có giá thành thấp hơn và độ bền cơ học thấp hơn so với ắc quy kiềm

- Ắc quy kiềm: Đây là loại ắc quy có dung dịch điện phân là kali hidroxit (KOH) hoặc natri hidroxit (NaOH) Ắc quy kiềm có suất điện động mỗi ngăn khoảng 1.38V, thấp hơn so với ắc quy axit Tuy nhiên, ắc quy kiềm có độ bền cơ học cao hơn và tuổi thọ lâu hơn (khoảng 4-5 lần) so với ắc quy axit Mặc dù giá thành của

ắc quy kiềm cao hơn (khoảng 2-3 lần) do sử dụng các loại vật liệu quý hiếm và có điện trở trong lớn hơn, nhưng nó mang lại độ tin cậy cao trong quá trình sử dụng

Hình 2 8 Cấu tạo ắc quy

Để tạo được một bình ắc quy (6, 12 hay 24V) người ta mắc nối tiếp các ắc quy đơn (Cell) lại với nhau thành bình ắc quy vì mỗi ắc quy đơn chỉ cho suất điện động (~2V) Trên

Trang 31

ô tô hiện nay thường sử dụng ắc quy 12V

Một số thành phần khác của ắc quy:

- Vỏ bình: có dạng hình hộp chữ nhật, làm bằng nhựa ebonit, cao su cứng hay chất dẻo có sức chịu axit và được chia thành các ngăn tương ứng với số lượng các ắc quy đơn cần thiết Trong các ngăn đặt các khối bản cực Dưới đáy vỏ bình có các gân dọc hình lăng trụ để đỡ các khối bản cực Khoảng trống dưới đáy giữa các gân dùng để chứa các chất kết tủa, các chất tác dụng bong ra từ các bản cực, để chúng không làm chập (ngắn mạch) các bản cực khác đầu

- Khối bản cực: Bao gồm các bản cực dương và bản cực âm đặt xen kẽ nhau, giữa chúng có các tấm ngăn cách điện Mỗi khối như vậy được coi là một ắc quy đơn, các ắc quy đơn được nối với nhau bằng các cầu nối và tạo thành bình ắc quy Ngăn đầu và ngăn cuối có hai đầu tự do gọi là các đầu cực của ắc quy Dung dịch điện phân trong ắc quy là axit sunfuric H2SO4 được chứa trong từng ngăn theo mức quy định, thường không ngập quá bản cực 10 – 15 mm

2.3 Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

2.3.1 Hệ thống chiếu sáng

Hình 2 9 Hệ thống chiếu sáng

Nhiệm vụ: hệ thống chiếu sáng được sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng do điều

kiện thời tiết xấu, tầm nhìn bị hạn chế hay vào ban đêm Qua đó đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho người sử dụng

Yêu cầu: Tất cả hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo hai yếu tố cơ bản: Có cường độ

Trang 32

chiếu sáng phù hợp với điều kiện vận hành của xe và không làm cản trở tầm nhìn của tài

xế khác

Phân loại: Theo đặc điểm của chùm sáng ta phân thành 2 loại:

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu

Chế độ chiếu sáng Khoảng chiếu sáng Công suất tiêu thụ của

Đèn đầu (Headlights): Đây là hệ thống đèn được đặt ở đầu xe làm nhiệm vụ cung cấp

ánh sáng cho người lái xe nhìn thấy con đường phía trước và cũng để giúp những người lái

xe khác trên đường dễ dàng nhìn thấy phương tiện hơn Đèn pha có thể được điều chỉnh để thay đổi hướng và mức độ của chùm sáng để đảm bảo rằng đèn pha không quá cao hoặc quá thấp, điều này có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của những người lái xe khác Nhiều

ô tô hiện đại có hệ thống tự động điều chỉnh đèn pha dựa trên vị trí của ô tô và điều kiện đường xá

Đèn sương mù (Fog Lamp): là một loại đèn chiếu sáng phụ trợ được lắp thấp ở phía

trước xe, thường là bên dưới đèn pha Khi xe chạy trong điều kiện sương mù, việc chiếu sáng bằng đèn pha thông thường không thỏa mãn, vì ánh sáng từ đèn pha phát ra gặp các hạt sương mù sẽ phản chiếu trở lại và tạo thành một vùng sáng chói phía trước làm loá mắt người lái xe Đèn sương mù có dạng chùm sáng rộng và khuếch tán có nhiệm vụ giúp các

xe khác có khả năng nhận biết tốt hơn Đèn sương mù thường có ánh sáng màu vàng đặc trưng và được bố trí sát mặt đất hơn giúp chiếu sáng mặt đường, giảm chói và phản quang

Trang 33

Hình 2 10 Đèn sương mù

Đèn hậu (Tail/Stop lamp): Đèn hậu phía sau đuôi xe được quy định sử dụng màu đỏ

để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông phía sau Chức năng của đèn hậu khá đa dạng như đèn phanh được kích hoạt khi người lái nhấn bàn đạp phanh, báo hiệu rằng xe đang giảm tốc độ hoặc dừng lại Ở các dòng xe cao cấp, đèn phanh sẽ thay đổi theo mức độ đạp phanh của tài xế (dựa theo mức độ thay đổi của biến trở) khiến tài xế phía sau có thể nhận biết được mức độ khẩn cấp của việc giảm tốc độ

Trang 34

Hình 2 12 Đèn kích thước

Đèn nội thất (Interior lamp): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích cung cấp ánh sáng cho người lái và hành khách qua đó tăng thêm sự thoải mái và tiện lợi tổng thể cho xe, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu hoặc ban đêm

Hình 2 13 Vị trí các đèn trong xe

Đèn biển số (Licence plate lamp): Đèn này cần được trang bị ánh sáng màu trắng nhằm để làm sáng rõ biển số xe, và nó sẽ được kích hoạt đồng thời với đèn pha hoặc đèn cos và đèn đậu xe Mục tiêu của việc này là hỗ trợ các cơ quan chức năng và người khác trong việc đọc biển đăng ký xe vào ban đêm

Trang 35

Hình 2 14 Đèn biển số

Đèn lùi (Back – up lamp): Đèn lùi được kích hoạt khi người lái xe lùi xe, chiếu sáng khu vực phía sau xe để hỗ trợ đỗ xe và lùi xe

Hình 2 15 Đèn lùi

Đèn ban ngày (Daytime Running Light): Được bật sáng vào ban ngày, đèn ban ngày

là hệ thống ánh sáng trên xe ô tô nhằm tăng cường khả năng nhìn thấy và nhận diện xe Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao an toàn giao thông và đã trở thành yêu cầu hoặc khuyến nghị tại nhiều quốc gia

Trang 36

Hình 2 16 Đèn ban ngày

 Các loại bóng đèn trên ô tô hiện nay:

- Đèn Halogen: là loại đèn pha ô tô phổ biến nhất trên thị trường Chúng sử dụng dây tóc bằng wolfram được nung ở nhiệt độ cao để tạo ra ánh sáng Bên cạnh wolfram, bóng đèn Halogen còn bổ sung các loại khí như argon và nitơ để tăng hiệu quả chiếu sáng Đèn Halogen thường có ánh sáng màu vàng với nhiệt độ màu khoảng 3.500K Ưu điểm của đèn Halogen bao gồm giá thành rẻ, tuổi thọ cao và khả năng chiếu sáng tốt trong điều kiện sương mù hoặc mưa lớn Tuy nhiên, đèn Halogen tỏa nhiệt lớn, tiêu tốn nhiều năng lượng mà hiệu suất phát sáng không cao Đèn Halogen cũng dễ bị hỏng sau một thời gian sử dụng do vonfram bay hơi

và đọng lại trên lớp thủy tinh

- Đèn Xenon: hay còn được gọi là đèn HID (High Intensity Discharge), được sử dụng trên một số dòng xe hơi cao cấp Đèn Xenon hoạt động bằng cách sử dụng khí xenon, argon và kim loại hóa hơi để tạo ra ánh sáng Đèn Xenon tạo ra ánh sáng màu trắng xanh với cường độ sáng cao hơn gấp 2-3 lần so với đèn Halogen Hiệu suất chiếu sáng của đèn Xenon tốt hơn và tuổi thọ trung bình của nó lên đến 2.000 giờ Tuy nhiên, ánh sáng của đèn Xenon ít bị tán xạ, có thể gây chói mắt cho người đi ngược chiều Cấu tạo phức tạp của đèn Xenon cũng khiến chi phí sản xuất và bảo dưỡng cao

Trang 37

- Đèn LED: sử dụng công nghệ Light-Emitting Diode, cho phép các diode phát sáng thông qua dòng điện tác động Đèn LED có khả năng đạt độ sáng nhanh, tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ lâu dài lên đến 15.000 giờ Ánh sáng của đèn LED là ánh sáng định hướng, không bị khuếch tán, nên thường được sử dụng trong đèn xi-nhan và đèn chiếu hậu Đèn LED cũng cho phép linh hoạt trong thiết kế và có tính thẩm mỹ cao Tuy nhiên, chi phí sản xuất đèn LED vẫn cao và cần có hệ thống tản nhiệt phức tạp để quản lý nhiệt lượng phát ra

- Đèn Laser: là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất nhưng cũng đắt đỏ nhất, chỉ được sử dụng trên một số mẫu xe cao cấp Đèn Laser tạo ra ánh sáng mạnh hơn gấp 1.000 lần so với đèn LED, trong khi tiêu thụ ít điện năng hơn Ánh sáng của đèn Laser có cường độ lớn và phạm vi chiếu xa rộng Tuy nhiên, đèn Laser cũng tạo ra nhiệt lượng lớn và yêu cầu hệ thống tản nhiệt phức tạp hơn Đèn Laser thường được lắp đặt cùng với các loại đèn pha khác như Halogen, HID hoặc LED

2.3.2 Hệ thống tín hiệu

 Tín hiệu còi:

Hình 2 17 Cấu tạo còi điện

1 Loa còi; 2 Đĩa rung; 3 Màng thép; 4 Vỏ còi; 5 Khung thép; 6 Trụ đứng; 7 Tấm thép lò xo; 8 Lõi thép từ; 9 Cuộn dây; 10, 12 Ốc hãm; 11 Ốc điều chỉnh; 13 Trụ điều khiển; 14 Cần tiếp điểm tĩnh; 15 Cần tiếp điểm động; 16 Tụ điện; 17 Trụ đứng

tiếp điểm; 18 Đầu bắt dây còi; 19 Núm còi; 20 Điện trở phụ

Trang 38

Hệ thống còi trên ô tô thường bao gồm một còi điện, một bộ điều khiển và một loa còi Các còi điện hiện đại thường sử dụng một động cơ điện để tạo ra âm thanh Bộ điều khiển được sử dụng để kiểm soát âm lượng và âm thanh của còi và được lắp đặt trong phần nội thất của xe Loa còi thường được lắp đặt trên phía trước và phía sau của xe và được thiết

kế để phát ra âm thanh mạnh mẽ và rõ ràng

Hệ thống còi trên ô tô thường được sử dụng để cảnh báo người đi bộ, xe đạp, xe máy

và xe khác trên đường, cũng như để cảnh báo các tình huống nguy hiểm như động đất, cháy

nổ và thời tiết xấu Người lái xe cần sử dụng hệ thống còi một cách hợp lý và có trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho mọi người trên đường

 Đèn tín hiệu báo rẽ, báo nguy:

Đèn tín hiệu rẽ (Turn signal): được bố trí lệch về 2 bên ở phía trước và phía sau xe, thường là bên cạnh đèn pha và đèn hậu Chúng thường có màu cam vả được dùng để báo hiệu cho những phương tiện khác rằng người lái xe đó định rẽ hoặc chuyển làn đường để giúp những lái xe khác đoán trước và có thời gian phản ứng với chuyển động sắp tới của

xe từ đó nó sẽ hạn chế không mong muốn xảy ra

Hình 2 18 Đèn xi nhan

Đèn cảnh báo nguy (hazard lamp): là đèn báo tín hiệu rẽ nhưng được nháy cùng lúc các đèn nhằm mục đích báo hiệu cho các phương tiện khác rằng xe đang trong tình trạng khẩn cấp có thể tạo nên những tình huống bất thường không mong muốn Lúc này các lái xe khác sẽ biết được và có những hành động phù hợp để giữ an toàn cho bản thân phương tiện của mình

Trang 39

Hình 2 19 Đèn báo nguy hiểm

Công tắc báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới vô lăng (Steering wheel) nhằm hỗ trợ cho tài xế có thể dễ dàng thao tác

Hình 2 20 Công tắc báo rẽ

Công tắc báo nguy ngày nay thường được thiết kế nằm chính giữa trên bảng tableau Khi công tắc này được bật thì tất cả các đèn báo rẽ đều nháy

Trang 40

Hình 2 21 Vị trí công tắc báo nguy hiểm ( Công tắc hazard)

2.4 Hệ thống gạt nước và rửa kính

Hình 2 22 Tổng quan về hệ thống gạt nước, rửa kính

Hệ thống gạt mưa và rửa kính có vai trò quan trọng đối với xe Nó giúp cho tài xế

có thể nhìn rõ hơn trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, tuyết, bụi, đất, Thiết bị gạt mưa và rửa kính của hệ thống có tác dụng đảm bảo tầm nhìn rõ ràng bằng cách làm sạch bụi bẩn trên kính Hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe bao gồm các bộ phận sau: cần gạt nước, motor và cơ cấu dẫn động gạt nước; vòi phun của bộ rửa kính; bình chứa nước rửa kính (có motor rửa kính); công tắc (có relay điều khiển gạt nước gián đoạn) Ngoài ra, còn

Ngày đăng: 23/02/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w