1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty tnhh mtv dịch vụ du lịch trần tuấn

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn
Tác giả Trần Hữu Thành
Người hướng dẫn Mai Huỳnh Kiều Linh
Trường học Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật Cần Thơ
Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thể loại Thực tập doanh nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 476,31 KB

Cấu trúc

  • 2.1 Mục đích nghiên cứu (14)
  • 2.2 Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (15)
  • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (15)
  • 4.1 Phương pháp thu thập thông tin (15)
  • 4.2 Phương pháp xử lí thông tin (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG (17)
    • 1.1 Khái niệm và vai trò của Marketing (17)
      • 1.1.1 Khái niệm Marketing (17)
      • 1.1.2 Phân loại Marketing (17)
      • 1.1.3 Chức năng của Marketing (18)
      • 1.1.4 Vai trò của Marketing đối với công ty (20)
      • 1.1.5 Mục tiêu của Marketing (21)
    • 1.2 Tiến trình xây dựng chính sách Marketing trong công ty (21)
      • 1.2.1 Phân tích môi trường Marketing (21)
      • 1.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu (25)
      • 1.2.3 Hoạt động Marketing 4P trong doanh nghiệp (27)
    • 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đối với hoạt động Marketing trong kinh doanh (29)
      • 1.3.1 Môi trường vĩ mô (29)
      • 1.3.2 Môi trường vi mô (30)
      • 1.3.3. Môi trường nội vi (32)
      • 1.3.4 Các chính sách hoàn thiện hoạt dộng Marketing (33)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY (37)
    • 2.1 Khái quát chung về công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn (37)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung (37)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển (38)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức (39)
      • 2.1.4 Thực trạng về cơ sở hạ tầng – cở sở vật chất (43)
    • 2.2 Tình hình hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn (45)
      • 2.2.1 Đặc điểm của thị trường khách (45)
      • 2.2.2 Thị trường mục tiêu (47)
      • 2.2.3 Định vị thị trường (48)
    • 2.3 Thực trạng các hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn (48)
      • 2.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu (48)
    • 2.4 Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động Marketing tại công ty (60)
      • 2.4.1 Môi trường vĩ mô (60)
      • 2.4.2 Môi trường vi mô (62)
      • 2.4.3 Môi trường nội vi (67)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG (75)
    • 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty (75)
      • 3.1.1 Về mục tiêu (75)
      • 3.1.2 Về Phương hướng (75)
    • 3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động Marketing tại công ty TNHH TNHH (75)
      • 3.2.1 Về sản phẩm (75)
      • 3.2.2 Về phân phối (75)
      • 3.2.3 Về giá (75)
      • 3.2.4 Chiêu thị (75)
      • 3.2.5 Giải pháp và nguồn nhân lực (75)
      • 3.2.6 Hoàn thiện chính sách đối tác (75)
    • 1. Kết luận (76)
    • 2. Kiến nghị (76)
      • 2.1 Kiến nghị với giám đốc công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn (76)
      • 2.2 Kiến nghị với bộ phận Marketing quảng cáo của công ty (76)

Nội dung

1.1.2 Phân loại Marketing 1.1.2.1 Marketing truyền thốngĐịnh nghĩa marketing truyền thống hay còn gọi là Marketing cổ điển là phươngthức tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đ

Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu và phân tích về hoạt động Marketing nhằm đưa ra các giải pháp thu hút khách hàng đến với công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch TrầnTuấn

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động Marketing tại công ty.

- Phân tích thực trạng của hoạt động marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

- Đánh giá hoạt động Marketing tại công ty MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

- Đề xuất giải pháp cho hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch đến với công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập số liệu qua quá trình quan sát, thực tập, tham khảo ý kiến lãnh đạo về hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

Tham khảo từ các báo cáo, sổ sách, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty Ngoài ra thông tin còn được thu thập trên các Website của công ty, các diễn đàn du lịch, tạp chí du lịch, sách, báo, các bài báo cáo của các anh chị khóa trước,…

Phương pháp xử lí thông tin

Phương pháp so sánh bao gồm việc thiết lập các điểm tương đồng với các đối tượng nghiên cứu khác, toàn bộ hoặc một phần, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt.

4.2.2 Phương pháp đánh giá Đưa ra những đánh giá về tốc độ xác thực của từng loại thông tin đã có tại công tyTNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

Là phương pháp nghiên cứu, dựa vào đó, số liệu thu thập được tổ chức theo những chuẩn mực nhất định nhằm phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khác nhau Phương pháp thống kê thường sử dụng hàng loạt công thức tính toán về xu thế, độ lệch , giá trị kỳ vọng, so sánh mức biến động của dữ liệu, nhằm xác định xu thế ước đoán và tính tin cậy của số liệu thực tế so với những giá trị ước đoán, phân tích các con số thống kê,

4.2.4 Phương pháp mô tả và quan sát

Mô tả quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ tại công ty MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn Quan sát quá trình hoạt động thực tập tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn, vận dụng lý thuyết đưa vào thực tiễn.

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing tại công ty

Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động Marketing tại công ty TNHH

MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG

Khái niệm và vai trò của Marketing

1.1.1 Khái niệm Marketing Định nghĩa về marketing rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản về khái niệm marketing tức là cầu nối giữa người cung cấp mặt hàng dịch vụ với các khách hàng có nhu cầu

Vậy các công việc marketing là gì? Marketing sẽ bao gồm mọi việc làm để cho khách hàng biết đến, từ đó lựa chọn thương hiệu cung cấp sản phẩm và dịch vụ Đồng thời, phải giữ chân được khách hàng, duy trì sự hứng thú của khách hàng với mặt hàng mà bạn tiếp thị tới khách

1.1.2.1 Marketing truyền thống Định nghĩa marketing truyền thống hay còn gọi là Marketing cổ điển là phương thức tiếp thị quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng mà nền tảng được sử dụng phổ biến chính là các phương tiện truyền thông báo, đài truyền hình,…

“Marketing hiện đại là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn).”

Marketing chính là những hoạt động được doanh nghiệp, cá nhân thực hiện để thu hút một nhóm người, nhóm khách hàng tiềm năng nào đó Từ đó, thuyết phục nhóm khách hàng tiềm năng đó thực hiện các hành vi chuyển đổi theo mong muốn của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân Marketing đảm nhiệm rất nhiều chức năng trong doanh nghiệp Dưới đây là những chức năng của phòng Marketing được sử dụng phổ biến hơn Cụ thể bao gồm:

Sơ đồ 1.1 Một số chức năng của Marketing trong doanh nghiệp

(Nguồn: sundigi.vn/) 1.1.3.1 Bán hàng

Thực chất, bán sản phẩm cho khách hàng cũng nằm trong danh sách công việc của Marketers Tuy nhiên, công việc này được thực hiện trên nhiều phương diện so với

Kiểm soát thông tin tiếp thị Định giá sản phẩmQuản lý tài chính bán hàng truyền thống Bạn sẽ bán hàng gián tiếp thông qua các hoạt động Marketing Mục tiêu cuối cùng của Marketing vẫn là tăng doanh số bán hàng.

Bên cạnh đó, Marketers cần nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng Sau đó định hướng qua các kênh bán hàng Nhờ đó, khả năng mua hàng của người dùng được thúc đẩy

Các Marketer đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu, mong muốn của thị trường và thiết kế sản phẩm/dịch vụ dựa trên các khảo sát đó Nhờ vậy, họ sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mang giá trị riêng và phù hợp với thị trường.

Bên cạnh đó, nhờ những đánh giá kết quả kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ được quản lý hiệu quả hơn.

Chức năng này có nhiệm vụ thông báo về chương trình giảm giá của doanh nghiệp Từ đó, khuyến khích họ mua sản phẩm trong một thời gian ngắn Chức năng này góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số Tuy nhiên, khuyến mãi còn phụ thuộc vào ngân sách hiện tại của công ty.

1.1.3.4 Kiểm soát thông tin tiếp thị

Marketing có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị Sau đó, Marketing sẽ chuyển các dữ liệu ấy cho những bộ phận khác Chẳng hạn như bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, giúp họ: Nắm bắt được các xu hướng mới nhất của ngành, phản hồi lại tin nhắn của khách hàng và đối thủ cạnh tranh, giúp khách hàng giải quyết những mối lo cấp bách

Tiếp thị giúp mang lại những thông tin thiết yếu cho việc định giá sản phẩm Nhờ đó, doanh nghiệp biết được khách hàng đã đánh giá như thế nào về sản phẩm của mình Bên cạnh đó, chức năng này còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối thủ cạnh tranh Tạo tiền đề cho việc định giá sản phẩm hợp lý hơn.

Nhiều người cho rằng Marketing không tác động đến ngân sách chung của doanh nghiệp Tuy nhiên, chức năng quản lý tài chính của của tiếp thị cũng rất quan trọng Các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn từ bên thứ 3 Đây có thể là việc doanh nghiệp nhận một khoản vay từ ngân hàng hoặc một công ty đầu tư mạo hiểm.

1.1.3.7 Phân phối Đây là chức năng quan trọng đối với hoạt động Marketing Phân phối có vai trò tối ưu hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản xuất đến khi được giao cho các cửa hàng bán lẻ hoặc người dùng.

Trước khi chọn nơi phân phối, bạn cần đặt ra 3 câu hỏi: khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là ai?, Khách hàng mong muốn điều gì ở doanh nghiệp?, khách hàng có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?

Tiến trình xây dựng chính sách Marketing trong công ty

1.2.1 Phân tích môi trường Marketing

Môi trường nhân khẩu học đề cập đến các đặc điểm dân số bao quanh một công ty hoặc quốc gia và điều đó ảnh hưởng lớn đến thị trường Môi trường nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như phân bố tuổi, sinh, tử, nhập cư, tình trạng hôn nhân, giới tính, giáo dục, tôn giáo và các đặc điểm phân bố địa lí thường được sử dụng cho mục đích phân khúc.

Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các khía cạnh như: qui mô dân số, mật độ phân bố dân cư, tuổi tác, giới tính, chủng tộc nghề nghiệp và các chi tiêu thống kê khác.

Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kì nhà quản trị marketing nào cũng phải quan tâm, vì nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu về hình dáng, tầm vóc của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu Tầm vóc và hình dáng của con người trên thị trường quyết định đến khối lượng, kích cỡ hàng hóa tiêu dùng Việc quyết định số lượng quần áo, giày dép sản xuất theo các kích cỡ khác nhau được dựa hoàn toàn trên nghiên cứu nhân khẩu học.

Qui mô và cơ cấu hộ gia đình cũng là yếu tố cần quan tâm trong các nghiên cứu chi tiết thị trường.

Tỷ lệ phân chia theo độ tuổi, giới tính cũng là yếu tố cần được xem xét nghiên cứu trước khi quyết định cung cấp sản phẩm vào thị trường.

Nghiên cứu nhân khẩu học ở các quốc gia cũng cần phải chú ý đến vấn đề di dân giữa các quốc gia Hiện tượng di dân không những làm tăng/giảm dân số mà còn kéo theo cơ cấu nhân khẩu học trên mỗi quốc gia thay đổi Những sự thay đổi này ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường hàng hóa tiêu dùng theo độ tuổi, giới tính.

Các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu học quyết định trực tiếp đến hàng hóa tiêu dùng Các yếu tố thuộc môi trường này cần được nghiên cứu thận trọng và tỉ mỉ mới đảm bảo hàng hóa cung ứng phù hợp nhu cầu thị trường.

Môi trường kinh tế quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu Các yếu tố chủ chốt trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà doanh nghiệp thường quan tâm đó là mức độ tăng trưởng kinh tế, mức sống, cơ cấu dân cư và sự phân chia giai tầng xã hội,

Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia: phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hoá của thị trường Khi một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường tăng lên, nhu cầu nhập khẩu và khả năng trao đổi hàng hoá cũng lớn hơn Khi một thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát gia tăng, người tiêu dùng trên thị trường đó sẽ hạn chế mua sắm các sản phẩm xa xỉ, thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng trên thị trường tăng cường tích luỹ, gia tăng mua hàng hoá có giá rẻ Một số người tiêu dùng gác lại việc mua sắm những hàng hóa tiêu dùng lâu bền, một số kkhác lại tăng cường mua sắm vì sợ rằng thời gian tới giá sẽ tăng lên Yếu tố này tác động làm cho thị trường biến động bất ổn, giảm khả năng an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát, giảm phát cũng ảnh hưởng đến khả năng chi trả của nền kinh tế trong việc tham gia thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trong kinh tế, một yếu tố các chuyên gia phân tích kinh tế cũng như doanh nghiệp đánh giá quan trọng đó là tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán của một quốc gia cho thấy một cái nhìn tổng quan về vị trík inh tế quốc tế của nó và là cách đo lường kinh tế quan trọng trong đánh giá tính ổn định kinh tế trong và ngoài nước.

Mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng của quốc gia đó trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, quyết định khả năng chi trả của người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khả năng tiêu dùng hàng hoá cao cấp và mở rộng việc tiêu dùng lớn Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm người tiêu dùng sẽ có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm.

Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn lực tự nhiên tạo thành các yếu tố đầu vào cần thiết cho kinh doanh Những biên đổi của môi trường tự nhiên đang ngày càng được cả nhân loại quan tâm và là lực lượng đáng kể ảnh hưởng tới các quyết định marketing của doanh nghiệp Ở Việt Nam, trong các năm gần đây, Chính phủ và dân chúng cũng đang thức tỉnh dần với những biến đổi của tự nhiên.

Tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên cho kinh doanh Tuy mức độ cần thiết khác nhau nhưng không một ngành kinh doanh nào không bị tác động bởi môi trường tự nhiên Mặc dù ngày nay, nhân loại đang bước sang xã hội hậu công nghiệp, nhưng nó không thoát li tuyệt đối khỏi môi trường tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên có loại tái sinh, có loại không thể tái sinh Có những thứ ta tưởng là vô tận, nhưng không phải vậy Mọi thứ đều trở nên khan hiếm Tính khan hiếm của tài nguyên là cản trở - nguy cơ đầu tiên mà các nhà kinh doanh - các nhà quản trị marketing phải quan tâm

Các yếu tố ảnh hưởng đối với hoạt động Marketing trong kinh doanh

Bao gồm các tài nguyên, khí hậu, địa hình và các yếu tố tự nhiên khác Hoạt động marketing bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố này.

Từng yếu tố tự nhiên sẽ tác động đến sự lựa chọn chiến lược và biện pháp marketing cụ thể. Đòi hỏi phải bảo vệ môi trường sống của con người nói chung.

1.3.1.2 Môi trường văn hóa xã hội

Bao gồm thể chế xã hội, giá trị xã hội, truyền thống, dân tộc, tôn giáo, lối sống, Các yếu tố này sẽ chi phối đến hành vi tiêu dùng và hành vi kinh doanh. Các doanh nghiệp nên tìm cách thích ứng với những yếu tố môi trường này. Các giá trị xã hội không những ảnh hưởng tới chiến lược mà tới cả các biến số khác của marketing.

Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp,tỷ giá, lãi suất ngân hàng,…

Các nhà quản trị marketing phải xem xét tác động của tất cả các yếu tố này khi làm các quyết định, biện pháp marketing cụ thể.

Các tổ chức kinh tế ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường.

Vấn đề cung cấp nguyên nhiên vật liệu và demarketing (giảm marketing)

1.3.1.4 Môi trường khoa học và công nghệ

Khoa học công nghệ có thể ảnh hưởng lớn tới toàn ngành, các doanh nghiệp phải theo dõi những thay đổi này để điều chỉnh marketing- mix thích ứng với nó.

Các doanh nghiệp phải chú ý đầu tư phát triển các sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới để có thể có những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô Mọi hoạt động marketing đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm Nhu cầu, mong muốn, khả năng tài chính, thói quen chi tiêu, hành vi tiêu dùng chính là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược đúng đắn nhằm mang giá trị đến với khách hàng.

1.3.2.2 Những nhà cung cấp Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp là một nhân tố bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng Và dĩ nhiên, nhà cung cấp cũng là một nhân tố trong môi trường vi mô.

Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn Giá nguyên vật liệu tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá thành sản phẩm hoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận.

1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh sản xuất kinh doanh

Trong một nền kinh tế thị trường, bản thân doanh nghiệp không phải là một đơn vị/tổ chức duy nhất có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Có những doanh nghiệp khác cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ, hướng đến cùng một tập hợp những khách hàng mục tiêu, chính là những đối thủ cạnh tranh, mộ trong những nhân tố thuộc môi trường vi mô. Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến doanh nghiệp Tích cực là vì sự cạnh tranh tạo nên động lực giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ Trong khi đó, sự cạnh tranh để tranh giành thị phần sẽ khiến doanh nghiệp có nguy cơ mất khách hàng vào tay đối thủ Chính vì thế, trong một nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một cuộc đua không có hồi kết, sẽ không có kẻ thắng và kẻ thua tuyệt đối.

Trung gian marketing là những tổ chức hay cá nhân thay mặt, hỗ trợ doanh nghiệp trong một hay nhiều công đoạn của quá trình mang sản phẩm/dịch vụ và những giá trị của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng Trung gian marketing được có thể được xếp 4 loại dưới đây:

Trung gian phân phối và vận chuyển: các tổ chức và cá nhân giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Các trung gian tài chính: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm đóng vai trò giúp đở doanh nghiệp trong các giao dịch tài chính hoặc đảm bảo về các rủi ro tài chính trong quá trình kinh doanh.

Trung gian sản xuất: Một số các doanh nghiệp cung cấp nguồn lực sản xuất, bao gồm thiết bị máy móc và nhân công để hỗ trợ các doanh nghiệp không có đủ nguồn lực về sản xuất.

Trung gian dịch vụ marketing: Một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông, tư vấn

Sự phát triển của các trung gian Marketing có thể giúp gia tăng hiệu quả trong hoạt động Marketing Ví dụ, các trung gian phân phối sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm đến những nơi mà doanh nghiệp chưa thể với tới; hay các trung gian tài chính có thể giúp doanh nghiệp có thêm ngân sách để chi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; cũng như trung gian sản xuất có thể giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng trong một thời gian nhất định

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY

Khái quát chung về công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

Logo Công Ty Du Lịch Trần Tuấn

(Nguồn: Do công ty cung cấp)

Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

Tên viết tắt: Công Ty Du Lịch Trần Tuấn

Giám đốc điều hành: Trần Văn Tuấn Địa chỉ: 186/17B Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ

Fanfage: Công Ty TNHH MTV DVDL Trần Tuấn

Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn là công ty du lịch, dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, đáng tin cậy ở Cần Thơ Chuyên về các tour du lịch Cần Thơ, tour chợ nổi Cái Răng, Tour Cồn Sơn, Tour miền Tây với sự cam kết chất lượng dịch vụ tốt nhất dành cho khách hàng Nụ cười của quý khách chính là niềm hạnh phúc, động lực lớn cho công ty để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành phố Cần Thơ nổi tiếng bởi vẻ đẹp sông nước hiền hòa, những vườn cây trái xanh tươi cùng khí chất hào sảng và mến khách của người miền tây đã làm mê đắm du khách gần xa Hành trình du lịch Cần Thơ khám phá mảnh đất được mệnh danh là “thủ phủ Miền Tây” với khí hậu trong lành mát mẻ, cảnh quan đậm chất Nam Bộ, đồng ruộng mênh mông, kênh rạch chằng chịt, những ngôi nhà cổ kính và nhiều món ngon dân dã chỉ có ở vùng Miền Tây Nam Bộ Nắm bắt được tình hình và thị trường du lịch tại Cần Thơ, ông Trần Văn Tuấn đã lên kế hoạch cùng vợ mình cho ra mắt công ty du lịch ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn Ban đầu công ty chỉ có dịch vụ cho thuê tàu tham quan chợ nổi Cái Răng và Tour Cái Răng nhưng do nhu cầu du lịch của khách du lịch ngày càng cao nên đến nay công ty ông đa dạng sản phẩm du lịch hơn như là: Tour Cồn Sơn, Cù Lao Mây, Tour Cần Thơ City, Tour đi các tỉnh Miền Tây được thiết kế riêng theo nhu cầu của khách.

Trên cơ sở quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Du Lịch Trần Tuấn bền vững hơn 15 năm Trần Tuấn luôn hướng đến và trở thành một trong những công ty du lịch lữ hành hàng đầu khu vực TP Cần Thơ cũng như Miền Tây Đây là tầm nhìn chiến lược và đầy thử thách nhưng với một mục tiêu chung, Trần Tuấn đã và đang hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược trên những bước đi của mình.

Mục tiêu và sứ mệnh Trần Tuấn cam kết và nỗ lực “Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình” Trần Tuấn trở thành người bạn đồng hành với mọi du khách trong tất cả các hành trình du lịch và tạo ra những giá trị tốt đẹp Tại Trần Tuấn, du lịch không những là hành trình khám phá những điều thú vị trong mỗi chuyến đi mà còn là hành trình sẻ chia, thể hiện dấu ấn khác biệt của Thương hiệu Trần Tuấn từ 3 thuộc tính thương hiệu: Sự chuyên nghiệp, mang lại cảm xúc thăng hoa cho khách hàng và những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du khách sau mỗi chuyến đi.

Sự tận tụy với khách hàng và cam kết mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.

Tôn trọng văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên. Đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến nhất để nâng cao hiệu quả và trải nghiệm khách hàng.

Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực để khuyến khích nhân viên phát triển bản thân và đóng góp cho công ty.

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công Ty Du Lịch Trần Tuấn

(Nguồn: Do công ty cung cấp) 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ

Quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Đại diện cho Công ty ký kết hợp đồng và thực hiện các giao dịch pháp lý khác Quyết định về các vấn đề chiến lược, tài chính và vận hành của Công ty Điều hành các hoạt động của Công ty và đảm bảo hoạt động của Công ty tuân thủ các quy định của pháp luật

Kinh Doanh Điều Hành Phó Giám Đốc

Quản lý nhân viên và tài sản của Công ty

Lập kế hoạch hoạt động và đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Hỗ trợ Giám đốc trong quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty Đại diện cho Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt hoặc không có khả năng tham gia các cuộc họp hoặc các cuộc gặp mặt khác Điều hành các bộ phận hoạt động của công ty hoặc các dự án cụ thể

Tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ các quy định của pháp luật Tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty.

Quản lý và theo dõi các báo cáo tài chính của công ty.

Xử lý các giao dịch tài chính, bao gồm thu chi, nhập xuất, lập hóa đơn, thanh toán và quản lý các khoản phải thu và phải trả.

Chuẩn bị và lập các báo cáo tài chính, bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu của pháp luật và quy định của công ty.

Theo dõi các khoản chi phí của công ty, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê xe, chi phí khách sạn, chi phí ẩm thực và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động du lịch.

Thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và các khoản nợ khác của công ty.

Hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty trong việc quản lý và theo dõi các khoản chi phí và thu nhập liên quan đến hoạt động du lịch.

Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, bao gồm các đối tượng cá nhân, nhóm đoàn, công ty, tổ chức, đại lý du lịch và các kênh phân phối khác.

Thuyết phục và đưa ra các đề xuất, giải pháp du lịch phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Tư vấn về các dịch vụ và sản phẩm du lịch của công ty, giải đáp các thắc mắc của khách hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Tạo ra các chương trình khuyến mãi và chiến lược giá cạnh tranh để thu hút khách hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Thực hiện các hoạt động quảng cáo, marketing, PR để quảng bá thương hiệu của công ty đến khách hàng tiềm năng.

Thực hiện các hoạt động khảo sát thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Tổ chức các chương trình khuyến mãi, sự kiện, tour du lịch để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Lập báo cáo kinh doanh, đề xuất chiến lược kinh doanh mới, đưa ra các giải pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Tư vấn và giới thiệu các dịch vụ du lịch của công ty cho khách hàng.

Tổ chức và điều phối các hoạt động du lịch, bao gồm đặt vé máy bay, khách sạn, xe đưa đón, các chương trình tham quan và các hoạt động giải trí khác.

Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm hiểu và đặt dịch vụ. Đảm bảo chất lượng dịch vụ của công ty, bao gồm việc giám sát và đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ.

Tạo và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ và đối tác khác của công ty.

Tình hình hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

2.2.1 Đặc điểm của thị trường khách

2.2.1.1 Thị trường khách của công ty

Công ty có ba nhóm khách chính:

Khách ghép: là khách hàng mà công ty du lịch sẽ kết hợp với nhau để chia sẻ chi phí du lịch Thông thường, khách ghép là những khách hàng độc thân hoặc những cặp vợ chồng không muốn chi trả chi phí du lịch cao Với khách ghép, công ty du lịch sẽ sắp xếp cho các khách hàng này ở chung phòng khách sạn và chia sẻ các chi phí cho dịch vụ du lịch như xe đưa đón, hướng dẫn viên du lịch và các hoạt động giải trí.

Việc kết hợp khách ghép còn giúp công ty du lịch tăng doanh thu và giảm chi phí tổ chức tour Tuy nhiên, công ty cần đảm bảo rằng việc kết hợp khách ghép phải được thực hiện một cách cẩn thận và đúng quy định để tránh các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chia sẻ phòng khách sạn và các chi phí khác.

Khách đoàn: Khách đoàn là một nhóm khách hàng lớn (thường từ 10 người trở lên) được tổ chức và đi du lịch cùng nhau Nhóm khách đoàn có thể bao gồm nhiều loại khách hàng khác nhau, như khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hội nhóm, khách hàng chính phủ hoặc khách hàng trường học.

Công ty du lịch thường cung cấp các dịch vụ du lịch đặc biệt cho khách đoàn, bao gồm vận chuyển, lưu trú, thực phẩm và thức uống, các hoạt động giải trí và các chương trình tham quan địa phương.

Khách đoàn thường được giảm giá và có các ưu đãi đặc biệt khi đăng ký các tour du lịch Điều này giúp công ty du lịch thu hút nhiều khách hàng đoàn và tăng doanh thu của mình Ngoài ra, công ty du lịch cũng cần đảm bảo rằng các chương trình và dịch vụ được cung cấp cho khách đoàn phải đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của nhóm khách hàng này để đảm bảo sự hài lòng và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Khách Tour Private: là khách hàng yêu cầu tổ chức tour riêng tư và không chia sẻ với những người khác ngoài nhóm của mình Điều này có nghĩa là, khách tour private sẽ được tư vấn và thiết kế tour riêng chỉ dành cho nhóm của họ và không bao gồm những khách hàng khác.

Khách Tour Private thường có yêu cầu đặc biệt về lịch trình, địa điểm thăm quan hoặc các hoạt động giải trí, và mong muốn có sự tư vấn và hướng dẫn tận tình từ các chuyên gia du lịch để đảm bảo chuyến đi của mình được hoàn hảo nhất. Công ty du lịch sẽ phải bố trí đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách Tour Private. Tuy nhiên, giá cả của Tour Private thường cao hơn so với các tour du lịch thông thường, bởi vì chi phí tổ chức tour phải được phân bổ riêng cho từng nhóm khách hàng.

2.2.1.2 Tinh hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh từ (2020 – 2022) tại Công Ty Du

Lịch Trần Tuấn Đơn vị tính VND (Viêt Nam Đồng)

Lượt Khách Doanh Thu Chi Phú Lợi Nhuận

(Nguồn: Do công ty cung cấp)

Năm 2021 là năm có lượng khách thấp nhất chỉ 3.234 lượt khách với doanh thu 485.100.000 sau khi trừ chi phí công ty thu được 121.275.000 lợi nhuận , Năm 2022 là năm có lượt khách cao nhất với doanh thu 6.539.250.000 sau khi trừ chi phí công ty thu được 1.634.812.500 lợi nhuận.

Năm 2020-2021: Năm 2021 so với năm 2020 lượt khách giảm (năm 2020 có30.687 lượt khách, năm 2021 có 3.234 lượt khách, giảm 27.453 lượt khách) kéo theo là doanh thu và lợi nhuận cũng giảm Vì năm 2021 đại dịch Covid-19 bùng nổ, lan rộng tại Viêt Nam, nhà nước ban hành chỉ thị 15, chỉ thị 16 cách ly xã hội trên toàn quốc, ngành du lịch Việt Nam đóng cửa Quý 2, 3, 4 năm 2021công ty đóng cửa không nhận khách.

Năm 2021-2022: Năm 2022 so với năm 2021 lượt khách tăng trở lại (năm 2021 có 3.234 lượt khách, năm 2022 có 43.595 lượt khách, tăng 40.361 lượt khách) Lượt khách của công ty tăng trở lại, từ quý 1 đến quý 4 trong năm 2022 lượt khách tăng dần theo mỗi quý vì Việt Nam đã dần kiểm soát được dịch bệnh, ngành du lịch dần được khôi phục lại và phát triển mạnh.

2.2.2.1 Đối với thị trường khách hàng quốc tế

Một số khách du lịch quốc tế thường đến từ các nước:

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Anh Những nước này đều có lịch sử và văn hóa độc đáo, và thường quan tâm đến việc khám phá văn hóa và ẩm thực địa phương, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng, tham gia các hoạt động giải trí và thư giãn Miền Tây Việt Nam có những nét đặc trưng riêng, như những cánh đồng lúa chín vàng, những con sông lớn nhỏ, những ngôi đền chùa cổ kính và vô số món ăn đặc sản hấp dẫn, tạo nên sức hút đặc biệt đối với khách du lịch từ các nước trên.

2.2.2.2 Đối với khách hàng nội địa

Khách hàng nội địa của công ty chủ yếu là những người Việt Nam đến từ các tỉnh thành khác trong nước

Du khách cá nhân: Là những người đến miền Tây để khám phá, trải nghiệm và thư giãn Họ có thể tổ chức chuyến đi tự túc hoặc tham gia các tour du lịch địa phương. Khách đoàn: Là những nhóm khách hàng đến từ các tổ chức, công ty, hội nhóm, câu lạc bộ Thông thường, họ sẽ thuê xe du lịch, thuê hướng dẫn viên để tham gia các tour du lịch miền Tây.

Khách đến tham quan gia đình: Là những người đến miền Tây để thăm người thân,bạn bè hoặc đến dự các sự kiện như đám cưới, đám tang, lễ hội

Khách tham gia chuyến công tác: Là những người đến miền Tây để tham gia các chuyến công tác, hội nghị, hội thảo, đào tạo Họ thường sẽ kết hợp tham quan, khám phá miền Tây trong thời gian rảnh rỗi.

2.2.3 Định vị thị trường Đối tượng khách hàng: Công ty xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình muốn phục vụ Ví dụ: du khách nội địa, khách quốc tế, khách hàng gia đình, khách hàng cá nhân, khách đoàn Địa điểm hoạt động: Công ty xác định rõ địa điểm mà mình muốn hoạt động, trong đó có Miền Tây Việt Nam và các địa điểm khác.Đặc điểm của sản phẩm du lịch: Công ty phân tích và định hình đặc điểm của các sản phẩm du lịch mà mình cung cấp như Tour du lịch, dịch vụ lưu trú, ẩm thực, giải trí Cạnh tranh: Công ty đánh giá cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, xác định những ưu điểm và khó khăn để đưa ra các chiến lược phù hợp.Dựa trên các yếu tố trên, công ty du lịch có thể định vị thị trường của mình như sau: Công ty du lịch tập trung vào đối tượng khách hàng nội địa, hoạt động chủ yếu ở miền Tây Việt Nam Sản phẩm du lịch chủ yếu là các tour du lịch, dịch vụ lưu trú, ẩm thực và giải trí địa phương Công ty đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm đầy đủ và đa dạng Công ty cạnh tranh với các đối thủ trong cùng thị trường bằng việc tạo ra sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt và giá cả cạnh tranh.

Thực trạng các hoạt động Marketing tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

2.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu

2.3.1.1 Thị trường khách du lịch

Khách du lịch quốc tế đến miền Tây Việt Nam thường là các đối tượng khách hàng sau:

Du khách yêu thích văn hóa và lịch sử: Miền Tây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, các đền đài, chùa chiền, nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ trước Đây là điểm đến thu hút du khách quốc tế đến khám phá, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của đất nước.

Du khách thích trải nghiệm cuộc sống địa phương: Miền Tây có những cảnh quan đẹp, mộc mạc, với những con kênh, con đường nhỏ, rừng tràm, vườn trái cây, đồng ruộng Du khách quốc tế đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, tìm hiểu về nghề nuôi cá, nuôi tôm, làm bánh, vườn trái cây,

Du khách thích ẩm thực: Miền Tây là nơi có nhiều món ăn đặc trưng của đất nước như lẩu mắm, bánh xèo, bánh tét, canh chua, bún cá, lươn om chuối đậu, cơm tấm, trái cây tươi ngon, Đây là điểm đến thu hút du khách quốc tế đến để thưởng thức các món ăn đặc trưng của miền Tây.

Du khách thích tham quan các khu du lịch: Miền Tây có nhiều khu du lịch nổi tiếng như Cần Thơ, Châu Đốc, Cái Bè, Long Xuyên, Du khách quốc tế đến đây để tham quan các điểm đến du lịch như khu chợ nổi Cái Răng, chùa Bà Chúa Xứ, đền, núi Sam, vườn trái cây Cái Mơn,

Du khách muốn trải nghiệm các hoạt động giải trí: Miền Tây có nhiều hoạt động giải trí như câu cá, đua thuyền, tham quan rừng tràm, tham gia các lễ hội, tín ngưỡng địa phương, Đây là điểm đến thu hút du khách quốc tế đến để trải nghiệm các hoạt động giải trí và thư giãn.

Thị trường khách du lịch nội địa Việt Nam đến với Miền Tây rất đa dạng và phong phú, bao gồm các đối tượng khách hàng sau:

Du khách thích trải nghiệm cuộc sống địa phương: Miền Tây có những cảnh quan đẹp, mộc mạc, với những con kênh, con đường nhỏ, rừng tràm, vườn trái cây, đồng ruộng Du khách nội địa đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, tìm hiểu về nghề nuôi cá, nuôi tôm, làm bánh,vườn trái cây,

Du khách thích ẩm thực: Miền Tây là nơi có nhiều món ăn đặc trưng của đất nước như lẩu mắm, bánh xèo, bánh tét, canh chua, bún cá, lươn om chuối đậu, cơm tấm, trái cây tươi ngon, Đây là điểm đến thu hút du khách nội địa đến để thưởng thức các món ăn đặc trưng của miền Tây.

Du khách thích tham quan các khu du lịch: Miền Tây có nhiều khu du lịch nổi tiếng như Cần Thơ, Châu Đốc, Cái Bè, Long Xuyên, Du khách nội địa đến đây để tham quan các điểm đến du lịch như khu chợ nổi Cái Răng, chùa Bà Chúa Xứ, đền, núi Sam, vườn trái cây Cái Mơn,

Du khách muốn trải nghiệm các hoạt động giải trí: Miền Tây có nhiều hoạt động giải trí như câu cá, đua thuyền, tham quan rừng tràm, tham gia các lễ hội, tín ngưỡng địa phương, Đây là điểm đến thu hút du khách nội địa đến để trải nghiệm các hoạt động giải trí và thư giãn.

Du khách nghỉ dưỡng: Miền Tây cũng có nhiều khu nghỉ dưỡng đẹp nhưng không kém phần lý thú, bao gồm các khu nghỉ dưỡng biển, khu nghỉ dưỡng đồi núi, khu nghỉ dưỡng ven sông,

Du khách thích mua sắm: Miền Tây có nhiều chợ về đêm, trung tâm mua sắm, nơi du khách có thể mua được các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quần áo, giày dép, túi xách, đồ trang sức,

2.3.1.2 Hiểu biết nhu cầu mong đợi của khách hàng

Những nhu cầu chính của khách hàng đối với các công ty du lịch bao gồm: Giá cả hợp lý: Khách hàng mong muốn có một chuyến du lịch vừa ý, đầy đủ các dịch vụ nhưng với giá cả phải chăng.

Chất lượng dịch vụ: Khách hàng mong muốn được trải nghiệm những dịch vụ chất lượng, đảm bảo an toàn và thoải mái trong suốt chuyến du lịch.

Tư vấn chuyên nghiệp: Các công ty du lịch cần có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, giúp khách hàng lựa ch

2.3.1.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty

Thị trường khách du lịch quốc tế:

Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những thị trường khách quan trọng nhất của du lịch miền Tây Việt Nam Khách du lịch Trung Quốc thường thích khám phá văn hóa và ẩm thực đặc trưng của miền Tây Việt Nam.

Hàn Quốc: Hàn Quốc cũng là một thị trường tiềm năng của du lịch miền TâyViệt Nam Khách du lịch Hàn Quốc thường yêu thích những điểm đến tự nhiên và đẹp mắt.

Nhật Bản: Nhật Bản là một trong những thị trường du lịch tiềm năng của miền Tây Việt Nam Du khách Nhật Bản thường yêu thích văn hóa và ẩm thực đặc trưng của miền Tây Việt Nam.

Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động Marketing tại công ty

TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn

Môi trường nhân khẩu liên quan đến hoạt động Marketing trong công ty du lịch bao gồm các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích và thói quen du lịch của khách hàng tiềm năng. Để phát triển các chiến lược Marketing hiệu quả, công ty du lịch tìm hiểu sâu về những yếu tố này và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, công ty tạo ra các hoạt động quảng cáo và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh truyền thông phù hợp với môi trường nhân khẩu của khách hàng tiềm năng.

Môi trường kinh tế có tác động lớn đến hoạt động Marketing của công ty du lịch. Nếu nền kinh tế phát triển và ổn định, khách hàng sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, tìm kiếm các dịch vụ và sản phẩm du lịch cao cấp hơn Tuy nhiên, nếu môi trường kinh tế không ổn định, khách hàng sẽ có xu hướng giảm chi tiêu và tìm kiếm các giải pháp du lịch giá rẻ hơn.

Ngoài ra, môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và sở thích du lịch của khách hàng Ví dụ, trong thời gian khó khăn, khách hàng có thể tìm kiếm các hình thức du lịch gần nhà và giá rẻ hơn, trong khi trong thời gian phát triển, khách hàng có thể tìm kiếm các hình thức du lịch xa hơn và đắt hơn.

Vì vậy, để phát triển các chiến lược Marketing thành công, công ty du lịch đánh giá và tìm hiểu kỹ về tình hình kinh tế trong khu vực hoạt động của mình và đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp với thị trường.

Môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng trong hoạt động marketing của công ty du lịch, bởi vì ngành du lịch là một ngành phụ thuộc vào các tài nguyên và môi trường tự nhiên Các yếu tố trong môi trường tự nhiên như khí hậu, thiên nhiên, động thực vật,động đất, bão, lụt, cháy rừng, v.v có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty du lịch.

Nếu môi trường tự nhiên được bảo tồn và phát triển tốt, công ty du lịch tận dụng các tài nguyên và khả năng du lịch của khu vực để phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch Tuy nhiên, nếu môi trường tự nhiên bị suy thoái, công ty du lịch sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Do đó, công ty du lịch đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của mình không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững Ngoài ra, công ty cũng cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với môi trường tự nhiên để thu hút và giữ chân khách hàng.

2.4.2.4 Môi trường công nghệ - kỹ thuật

Môi trường Công nghệ kỹ thuật có tác động lớn đến hoạt động marketing của công ty du lịch Với sự phát triển của công nghệ, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin và đặt vé thông qua Internet, đánh giá các sản phẩm và dịch vụ trên các trang web du lịch, và sử dụng các ứng dụng di động để tìm kiếm thông tin và đặt vé.

Do đó, công ty du lịch tận dụng các công nghệ kỹ thuật mới nhất để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và tạo ra các trải nghiệm du lịch tốt hơn Các công nghệ như Website, ứng dụng di động, truyền thông xã hội và Email Marketing giúp công ty du lịch tiếp cận được đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, công ty du lịch đảm bảo rằng hệ thống công nghệ và phần mềm của mình được cập nhật và hoạt động tốt để đảm bảo chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng Công ty thường xuyên đánh giá và nghiên cứu các xu hướng mới trong môi trường Công nghệ kỹ thuật để phát triển các chiến lược marketing hiệu quả nhất.

2.4.2.5 Môi trường chinh trị luật pháp

Môi trường chính trị pháp luật là một yếu tố quan trọng trong hoạt động marketing của công ty du lịch Chính trị pháp luật ảnh hưởng đến các quy định và chính sách của ngành du lịch, cũng như đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành này.

Công ty du lịch tuân thủ các quy định pháp luật của địa phương, quốc gia và quốc tế liên quan đến hoạt động du lịch, bao gồm các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường,quyền lợi của khách hàng và các quy định thuế Ngoài ra, công ty du lịch thường xuyên cập nhật các quy định mới và đảm bảo rằng các hoạt động của mình luôn tuân thủ đúng quy định.

Trong môi trường chính trị, công ty du lịch đối mặt với các rủi ro có thể xảy ra do các biến động chính trị hoặc các chính sách mới được áp dụng Công ty đánh giá và xác định các rủi ro này để có kế hoạch ứng phó và giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, công ty du lịch tham gia vào các hoạt động lưu thông thông tin và đối thoại với các cơ quan chính phủ, các tổ chức và các đối tác khác trong ngành du lịch để đảm bảo rằng các quy định và chính sách được áp dụng có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Khách du lịch là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong công ty du lịch Khách du lịch là người tiêu dùng cuối cùng của các sản phẩm và dịch vụ du lịch, và họ có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của họ và của người khác.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty

Một số giải pháp phát triển hoạt động Marketing tại công ty TNHH TNHH

3.2.5 Giải pháp và nguồn nhân lực

3.2.6 Hoàn thiện chính sách đối tác

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kiến nghị

2.1 Kiến nghị với giám đốc công ty TNHH MTV Dịch Vụ Du Lịch Trần Tuấn 2.2 Kiến nghị với bộ phận Marketing quảng cáo của công ty

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w