1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của cácdoanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứngkhoán việt nam

43 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP VỚI ĐỀ TÀI (6)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu (8)
      • 2.1. Mục tiêu tổng quát (8)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (8)
    • 3. Mô hình nghiên cứu (9)
    • 4. Câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 5. Đối tượng nghiên cứu (10)
    • 6. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 7. Phương pháp nghiên cứu (10)
      • 7.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (10)
      • 7.2. Thu thập dữ liệu (11)
      • 7.3. Phương pháp chọn mẫu (12)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ LÝ THUYẾT (12)
    • 1. Tổng quan nghiên cứu (12)
      • 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo sản phẩm (12)
      • 1.2 Tổng quan nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các (16)
    • 2. Cơ sở lý thuyết – Lý thuyết khoa học có liên quan đến giải thích cho đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp (18)
    • 3. Giả thuyết nghiên cứu (19)
    • 1. Tổng hợp thang đo lường các biến số (19)
    • 2. Đánh giá thang đo lường (20)
  • CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT: THIẾT KẾ BẢN HỎI (21)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN (35)
    • 1. Đặc điểm mẫu khảo sát (28)
    • 2. Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu (28)
      • 2.1. Thực trạng doanh nghiệp may đang hoạt động trên thị trường (35)
      • 2.2. Thông tin về hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt (36)
      • 2.3 Khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yếu trên TTCK Việt Nam (37)
    • 3. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới sản phẩm (38)

Nội dung

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP VỚI ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

“Sự đổi mới sản phẩm” là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam Điều này giúp các doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tính cạnh tranh cực kỳ khốc liệt: Ngành dệt may ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có sự cạnh tranh cao độ Các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới sản phẩm để duy trì hoặc nâng cao thị phần của họ Không có sự đổi mới, họ dễ bị đánh bại bởi các đối thủ khác.

Sự thay đổi trong thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu: Sự biến đổi trong xu hướng thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu (ví dụ: biến đổi khí hậu, tăng giá nguyên liệu) có thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp dệt may Sự đổi mới sản phẩm có thể giúp họ thích nghi nhanh chóng với những thay đổi này.

Sự tăng cường quy định và yêu cầu về bảo vệ môi trường và xã hội: Hiện nay, có sự tăng cường đáng kể về quy định liên quan đến bảo vệ môi trường và xã hội trong ngành công nghiệp dệt may Các doanh nghiệp cần phải thực hiện sự đổi mới để tuân thủ các quy định này và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có ý thức về vấn đề này.

Yêu cầu về xu hướng thời trang và sở thích của người tiêu dùng: Thị trường thời trang liên tục biến đổi, và người tiêu dùng có sở thích thay đổi nhanh chóng để bắt kịp xu hướng Để thu hút và duy trì khách hàng, các doanh nghiệp dệt may cần phải đáp ứng các xu hướng thời trang mới và sáng tạo.

Khả năng tạo giá trị thêm: Sự đổi mới sản phẩm có thể giúp các doanh nghiệp dệt may tạo ra giá trị thêm cho khách hàng thông qua sản phẩm chất lượng cao, thiết kế độc đáo, và tính năng tiện ích Điều này có thể giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Phát triển thị trường xuất khẩu: Việt Nam là một trong những quốc gia sản

Document continues below tài chính ngân hàng

Go to course đề-cương- Qltsc - Đề thi cuối kì tài chính ngân hàng 100% (1) 42

Bài Thảo Luận - thảo luận tài chính ngân hàng None

KTMT-nhóm 9 - Thảo luận nhóm mô… tài chính ngân hàng None

Att02 k15 b3 (3T) - 21e3 tài chính ngân hàng None

3 Định giá tài sản - Người giàu có nhất…

3 xuất dệt may lớn và có tiềm năng lớn để phát triển thị trường xuất khẩu Sự đổi mới sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp mở rộng khách hàng quốc tế và tận dụng cơ hội thị trường toàn cầu.

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Khám phá, phát hiện, đo lường các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam:

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp nhà dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam (Những yếu tố đó là gì, mức độ tác động của các yếu tố đó đến việc đổi mới sản phẩm,…) Đóng góp các ý kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm được đổi mới của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hệ thống hóa khung lý thuyết về đổi mới doanh nghiệp, đổi mới sản phẩm Khảo sát ý định đổi mới sản phẩm của từng doanh nghiệp, phân loại. Điều tra và thống kê về khả năng tài chính để đầu tư đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp nhà dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

Tìm hiểu tác động của từng yếu tố đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Kế thừa, chọn lọc các biến số của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm Đề xuất chiến lược để thúc đẩy đổi mới sản phẩm cho các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường VN

Thực trạng đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng chính sách đổi mới sản phẩm và tìm ra nguyên nhân của chúng.

7 tài chính ngân hàng None

QUẢN TRỊ Doanh NGHIỆP - Người già… tài chính ngân hàng None

Từ những tìm hiểu trên thì ta có thể đưa ra giải pháp, các đề xuất chiến lược để thúc đẩy đổi mới sản phẩm cho các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường VN.

Mô hình nghiên cứu

Biến độc lập : + Khả năng xuất khẩu, đổi mới công nghệ

Biến phụ thuộc: + Yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của ngành doanh nghiệp dệt may

+ Thị hiếu+ Quy mô doanh nghiệp+ Chất lượng doanh nghiệp+ Mức độ cạnh tranh

Câu hỏi nghiên cứu

Quy mô doanh nghiệp liệu có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm hay không?

Mức độ cạnh tranh có tác động gì đến sự đổi mới sản phẩm hay không?

Chất lượng doanh nghiệp có tác động gì đến sự đổi mới sản phẩm hay không?

Chính phủ có tác động gì đến sự đổi mới sản phẩm hay không?

Khả năng xuất khẩu có tác động gì đến sự đổi mới sản phẩm hay không? Khả năng đổi mới công nghệ có tác động gì đến sự đổi mới sản phẩm hay không?

Thị hiếu khách hang có tác động gì đến sự đổi mới sản phẩm hay không?

Liệu có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp ở các sàn khác nhau về mức độ đổi mới sản phẩm hay không?

Hiện nay tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của các công ty dệt may là bao nhiêu phần trăm?

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam như: quy mô, tổ chức, nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực, thị trường… Đối tượng khảo sát: Thành viên Ban giám đốc, trưởng phó phòng kĩ thuật, chuyên viên thiết kế ở phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm

Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: các doanh nghiệp niêm yết trên sàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phạm vi thời gian: từ tháng 5/2023 đến tháng 7/2023.

Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Phương pháp định tính: Lược khảo tài liệu, nghiên cứu có liên quan đến quyết định đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp Phỏng vấn thông qua Internet bằng biểu mẫu khảo sát để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua nghiên cứu tổng quan sẽ xác định một vài yếu tố tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học đến sự đổi mới sản phẩm.

Phương pháp định lượng: Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi Mục đích, đánh giá mức độ nhận thức, thái độ của sinh viên về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niềm yết trên TTCK Việt Nam và đo lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam Dựa trên số liệu thu nhập được, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu và xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam Việc tiếp cận nghiên cứu thông qua 2 phương pháp đem hiệu quả tối đa Nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng.

Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Nghiên cứu sơ bộ lần 1: Nhóm thảo luận để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết Các ý kiến đều được ghi nhận làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu điều tra Xây dựng khung bảng hỏi ban đầu.

Khảo sát lần đầu thu thập được các thông tin, và đó là cơ sở để chọn lựa các dữ liệu thiết yếu và hoàn thiện bảng câu hỏi hoàn chỉnh.

Khảo sát chính thức bằng phương pháp điều tra Sau khi có bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành gửi online cho những người làm tại các DN ngành dệt may để thu thập thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Thu thập dữ liệu thứ cấp: bài báo, báo cáo tài chính, lợi nhuận, doanh thu

10 của các DN ngành dệt may.

Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp quả cầu tuyết

Cách thức chọn mẫu: Chọn mẫu theo mục hỏi có phải là người làm tại doanh nghiệp dệt may hay không? Phát phiếu điều tra trên internet gửi đến những người tại doanh nghiệp đó (có thể là người quen hoặc anh chị em, ) sau đó nhờ mọi người gửi tiếp cho những người khác trong doanh nghiệp.

Quy mẫu tối thiểu: 100 người

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ LÝ THUYẾT

Tổng quan nghiên cứu

1.1 Tổng quan nghiên cứu về đổi mới sáng tạo sản phẩm

Bài nghiên cứu ‘’Knowledge Sharing Influence on Innovation: A Case of

Textile and Garment Enterprises in Vietnam’’ (Tạm dịch: Ảnh hưởng của chia sẻ kiến thức đến đổi mới: Trường hợp các doanh nghiệp Dệt May ở Việt Nam),

Nguyen Dinh Hoa , Vu Ba Thanh , Vu Thanh Mai , Le Van Tung , Huynh Vo Thuc Quyen, 2020: Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa chia sẻ kiến thức và đổi mới trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam, nhận thấy các yếu tố như khen thưởng, làm việc nhóm, hỗ trợ quản lý, niềm vui chia sẻ kiến thức, giao tiếp, tin cậy, cam kết và công nghệ thông tin tác động tích cực đến việc chia sẻ kiến thức và điều đó chia sẻ tri thức tác động đến đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng gia tăng Dữ liệu được thu thập từ cuộc khảo sát 245 nhân viên tại

20 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam để nghiên cứu ảnh hưởng của việc chia sẻ kiến thức đến đổi mới Các phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu thí điểm và phương pháp định lượng Nghiên cứu thí điểm kiểm tra bảng câu hỏi đối với người trả lời Phương pháp định lượng áp dụng phân tích SEM để đo lường mức độ ảnh hưởng của việc chia sẻ kiến thức đến đổi mới Kết quả xác định 8 yếu tố tác động tích cực đến việc chia sẻ kiến thức: khen thưởng, làm việc nhóm, hỗ trợ quản lý, niềm vui chia sẻ kiến thức, giao tiếp, tin cậy, cam kết và công nghệ thông tin Nghiên cứu này cũng cho thấy việc chia sẻ kiến thức có tác động đến sự đổi mới Những phát hiện chính được thảo luận để các doanh nghiệp dệt may áp dụng năng

11 lực đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng gia tăng.

Bài nghiên cứu ‘’Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam’’ Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân, 2013: Nghiên cứu được thực hiện năm 2012 tập trung vào đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp Việt Nam Mặc dù các công ty Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới nhưng họ hiếm khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường Ngoài ra, rất ít công ty ưu tiên đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nghiên cứu cho thấy rằng nếu Việt Nam tập trung vào các công ty đổi mới, nước ta có tiềm năng tăng trưởng đáng kể và gia nhập hàng ngũ các quốc gia mới nổi Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu về quy trình tổ chức, quản lý đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như đánh giá hiệu quả đầu tư vào đổi mới sáng tạo Cỡ mẫu bao gồm 583 công ty, dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn có cấu trúc và bảng câu hỏi Kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bước đầu quan tâm đến đổi mới sáng tạo nhưng chủ yếu chỉ phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài chủ yếu tập trung vào sản xuất để khai thác chi phí nhân công giá thấp của Việt Nam, chứ không đầu tư cho đổi mới sáng tạo Nghiên cứu này chưa phổ biến hết các khía cạnh của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam, như chưa đi sâu vào nghiên cứu quy trình tổ chức và quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, đồng thời chưa đánh giá được kết quả hiệu quả đầu tư cho việc thay đổi sáng tạo mới.

Bài nghiên cứu ‘’Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: vai trò của hoạt động đổi mới’’, Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017: Nghiên cứu sử dụng mô hình của Crépon, Dugue và Mairessec (1998) (mô hình CDM) và mô hình CDM sửa đổi của Arza (2010) để nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm

2013 Giới thiệu trong những niên đại gần đây khi với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế chiều rộng của các quốc gia ( WTO, TPP, AFTA, ASEAN, ), sự thay đổi chính sách công nghiệp của các chính phủ theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN ) hoạt động thì các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hoạt động đổi mới đóng vai trò quan trọng cho việc tăng năng suất của doanh nghiệp Một nghiên cứu nhằm tìm ra mô hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hoạt động đổi mới là một chủ đề cần thiết trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Kết quả cho thấy, đầu ra của hoạt động đổi mới sáng tạo không ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp trong khi đổi

12 mới quy trình sản xuất có tác động tích cực đến năng suất của doanh nghiệp Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp bao gồm nhóm các yếu tố sau: đặc điểm doanh nghiệp như quy mô, tuổi, hình thức sở hữu, doanh nghiệp xuất khẩu; năng lực hấp thu của doanh nghiệp như trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; chủ doanh nghiệp ngành và môi trường kinh doanh.

Bài nghiên cứu ‘’Ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh.’’ ,Trần

Thiện Tính, 2020: Bài nghiên cứu bàn về vấn đề đổi mới sản phẩm xanh dựa trên một vấn đề cấp thiết là sự ô nhiễm rác thải nhựa; nghiên cứu sự ô nhiễm về vỏ nhựa, bao bì, túi nilon cả khu vực nông thôn và thành thị là cần thiết trong thực tiễn hiện nay, nó được cộng đồng xã hội quan tâm, nó ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Nghiên cứu nêu ra những ảnh hưởng của các nhân tố đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình sản phẩm xanh và chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh Kiểm định mô hình về mối quan hệ đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình sản phẩm xanh và chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh của các doanh nghiệp sản xuất nhựa, bao bì, túi ni lon trên địa bàn tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản trị hay nhà quản lý sử dụng và phân bổ tài nguyên và nguồn lực một cách hợp lý, đầu tiên là nhà quản trị tăng cường tác động vào đổi mới sản phẩm xanh trước chờ cho nó dần thiết lập ổn định rồi sau đó nhà quản trị mới gia tăng tác động vào đổi mới quy trình xanh và cuối cùng chú ý đến chấp nhận rủi ro (đầu tư vào sản phẩm mới), có như thế mới tác động tích đến thành công của sản phẩm mới xanh

Bài nghiên cứu ‘’Cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ’’, Vũ Hoàng Nam, 2020: Nghiên cứu này cho thấy chất lượng môi trường kinh doanh có tác động tới hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có kinh nghiệm đổi mới sản phẩm trước đây bắt kịp với các doanh nghiệp đi trước Nghiên cứu cũng chỉ rõ vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển thông qua quá trình kích thích và hỗ trợ các hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả cho ra kết quả các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn đổi mới sản phẩm nhiều hơn Các kết quả cho thấy môi trường kinh doanh có tác động thuận

13 chiều tới kết quả đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp Nói cách khác, môi trường kinh doanh thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp Tuy vậy, tác giả cũng cho rằng không phải mọi chính sách cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh đều có tác động như nhau tới hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Để có thể thúc đẩy hoạt động đổi mới sản phẩm của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, các địa phương cần tập trung vào các chính sách tăng cường hỗ trợ dịch vụ cho doanh nghiệp và gia tăng đào tạo nguồn lao động có trình độ cao cho doanh nghiệp Khi đó, ngay cả những doanh nghiệp trước đây chưa từng đổi mới sản phẩm cũng sẽ nỗ lực để đổi mới sản phẩm và phát triển nhanh, bền vững hơn.

Bài nghiên cứu ‘’Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến đổi mới xanh:

Bằng chứng từ lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam’’, Nguyễn Minh Hà , Phạm Anh

Nguyên , Nguyễn Bách Hoàng Phụng, 2022: Bài viết xem xét tác động của các yếu tố công nghệ đến đổi mới xanh trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt tập trung vào lợi thế tương đối, tính tương thích và tính đơn giản Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố công nghệ và đổi mới xanh trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ mẫu 400 doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại các khu công nghiệp ở Việt Nam và đo lường tác động của các yếu tố công nghệ như lợi thế tương đối, tính tương thích và tính đơn giản đối với đổi mới xanh Phân tích thống kê được thực hiện để xác định tầm quan trọng của các yếu tố công nghệ này trong việc ảnh hưởng đến đổi mới xanh trong ngành sản xuất Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố công nghệ này có ảnh hưởng đáng kể đến đổi mới xanh và việc thực hiện chiến lược đổi mới xanh có thể mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và đã nêu bật tầm quan trọng của các yếu tố công nghệ khi xây dựng và triển khai các sáng kiến đổi mới xanh trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam.

Bài nghiên cứu ‘’Interactions Among Factors Influencing Product

Innovation and Innovation Behaviour: Market Orientation, Managerial Ties, and Government Support’’ (Tạm dịch: Tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm và hành vi đổi mới: Định hướng thị trường, ràng buộc quản lý và hỗ trợ của chính phủ), Natenapang Thongsri, Alex Kung-Hsiung Chang, 2019: Bài viết khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm và hành vi đổi mới

14 trong các doanh nghiệp, tập trung vào định hướng thị trường, mối quan hệ quản lý và hỗ trợ của chính phủ Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới bền vững để các công ty tồn tại lâu dài trước toàn cầu hóa và nhu cầu thay đổi của khách hàng Nghiên cứu sử dụng mẫu các doanh nghiệp vừa và nhỏ và áp dụng quan điểm dựa trên nguồn lực và khung vốn quan hệ để phân tích dữ liệu Kết quả nêu bật sự tương tác giữa các mối quan hệ kinh doanh, khách hàng và định hướng của đối thủ cạnh tranh trong việc tăng cường đổi mới sản phẩm bền vững, cũng như vai trò của sự hỗ trợ của chính phủ và quan hệ chính trị trong việc thúc đẩy tính bền vững của hành vi đổi mới Nghiên cứu cũng xác định đổi mới sản phẩm và hành vi đổi mới là những yếu tố trung gian góp phần mang lại hiệu quả hoạt động vượt trội cho công ty Những phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các doanh nhân và nhà hoạch định chính sách về cách thúc đẩy đổi mới bền vững.

Bài nghiên cứu ‘’Do Technological Innovation and Export Matter in

Product Innovation of Small and Medium Enterprises in Vietnam?’’ (Tạm dịch: Đổi mới công nghệ và xuất khẩu có quan trọng trong đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam?), Đỗ Văn Võ , Tuyên Ngọc Nguyên, 2023: Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới công nghệ và xuất khẩu đến đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SME) Bài viết sử dụng dữ liệu cắt ngang từ 2.647 doanh nghiệp từ 10 tỉnh được lựa chọn ở Việt Nam để xem xét tác động của đổi mới công nghệ và xuất khẩu đến đổi mới sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SME) Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Logit để phân tích mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ, xuất khẩu và đổi mới sản phẩm Hồi quy Logit giúp xác định tác động của đổi mới công nghệ và xuất khẩu đến đổi mới sản phẩm bằng cách ước tính xác suất đổi mới sản phẩm dựa trên các yếu tố này Kết quả nghiên cứu cho thấy cả đổi mới công nghệ và xuất khẩu đều có tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm, cho thấy tầm quan trọng của các yếu tố này trong việc tăng cường đổi mới ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Các phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các cuộc thảo luận chính sách và phát triển các chiến lược nhằm thúc đẩy đổi mới sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.2 Tổng quan nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trên TTCK Việt Nam.

Có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm nhóm

15 các yếu tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài.

* Nhóm các yếu tố bên trong:

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp nằm ở nguồn vốn Các dự án đổi mới sản phẩm thường đòi hỏi nhiều vốn và có độ rủi ro cao Do vậy, doanh nghiệp thường không đủ vốn và khó thuyết phục những người khác cho vay để đầu tư vào đổi mới Nếu đổi mới thành công, doanh nghiệp sẽ có thêm vốn và cũng dễ thuyết phục các nhà đầu tư, những người cho vay tiếp tục đầu tư và cho doanh nghiệp vay thêm vốn để tiếp tục đổi mới Những khoản đầu tư cho hoạt động R&D được coi là các chi phí chìm Nhà đầu tư không thể thu lại được những chi phí này nếu hoạt động đổi mới bị thất bại Chỉ khi đổi mới thành công nhà đầu tư mới có thể thu lại những chi phí này Vì vậy, các khoản đầu tư vào hoạt động R&D vừa là rào cản ngăn doanh nghiệp đổi mới đồng thời cũng làm cho các doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai hoạt động R&D không thể dừng lại được.

Cơ sở lý thuyết – Lý thuyết khoa học có liên quan đến giải thích cho đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

“Đổi mới sáng tạo (innovation): tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài” (OEDC, 2005, tr.48) o “Đổi mới sáng tạo có đặc điểm là phải được thực thi” o Thuộc tính "mới" trong đổi mới sang tạo theo chuẩn OECD: mới đối với doanh nghiệp, mới đối với thị trường và mới đối với thế giới o Có 4 loại đổi mới sáng tạo: Sản phẩm, quy trình, Marketing và tổ chức

“Đổi mới sản phẩm (Product innovation): là việc giới thiệu một hàng hóa

17 hoặc dịch vụ mới hay được cải tiến đáng kể về đặc điểm hoặc về tính năng Loại hình đổi mới sáng tạo này bao gồm sự cải tiến lớn trong các thông số kỹ thuật, thành phần và nguyên liệu, phần mềm hàm chứa trong đó, mức độ thân thiện với người sử dụng hoặc các tính năng khác” (OEDC, tr 48)

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu tổng quát: Qua quá trình nghiên cứu cùng sự khảo sát và tìm hiểu lý thuyết có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Giả thuyết nghiên cứu cụ thể:

+ Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

+ Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

+ Chất lượng doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

+ Chính phủ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

+ Khả năng xuất khẩu có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

+ Khả năng đổi mới công nghệ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

+ Thị hiếu khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

SỐ CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng hợp thang đo lường các biến số

STT Tên thang đo Cách tính Nguồn tham khảo

1 Quy mô doanh nghiệp Nguồn vốn, nguồn nhân lực

2 Mức độ cạnh tranh Thị trường tiềm năng

Nguồn nhân lực và trang thiết bị

5 Khả năng xuất khẩu Sự phát triển công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề

6 Khả năng đổi mới công nghệ

Kỹ năng quản trị, tầm nhìn chiến lược và vốn

Thống kê khoa học công nghệ

7 Thị hiếu Chất lượng sản phẩm và thị trường tiềm năng

Đánh giá thang đo lường

Thống kê cho thấy, trên 70% doanh nghiệp trong ngành dệt may có quy mô nhỏ và trung bình trong ngành sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng và phát triển công nghệ mới.

Sau hơn 2 năm chống dịch vừa qua, tiềm lực về vốn, tài chính của nhiều doanh nghiệp khá khó khăn, có những doanh nghiệp đọng tiền hoàn thuế VAT trên 5 tỷ trong thời gian dài. Đối với TP.HCM, ngành dệt may còn gặp thách thức lớn hơn về nguồn cung lao động, do đây là ngành cần nhiều lao động với chi phí thấp, nhưng hiện nguồn lao động này tại TP.HCM chưa đáp ứng đủ số lượng yêu cầu cũng như chuyên môn Một trong những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn này là các doanh nghiệp ngành dệt may phải tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ,đổi mới sản phẩm, thiết bị theo hướng hiện đại và đào tạo nâng cao tay nghề cho nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tránh bị tụt hậu trong bối cảnh chi phí lao động và giá nhập khẩu nguyên phụ liệu ngày càng tăng.

Hiện nay, khái niệm “hàng Việt Nam” đã định hình trong tâm trí người tiêu dùng nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa Để đáp ứng đòi hỏi này, thời gian qua, các DN Việt Nam đã liên tục đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm

KHẢO SÁT: THIẾT KẾ BẢN HỎI

KHẢO SÁT VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN

Nhóm chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Thương mại, khoa Tài chính – Ngân hàng (chương trình chất lượng cao) Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam".

Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát về những yếu tố (Sự chia sẻ kiến thức, Cơ cấu tổ chức, Nguồn lực vật chất/của cải, Năng lực quản trị và học hỏi, Nhu cầu thị trường, Vốn nhân lực) có ảnh hưởng như thế nào đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam Bài khảo sát gồm 3 phần:

B Thông tin về hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

C Khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Vì đang trong quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin từ người dùng, nên việc thực hiện khảo sát này là vô cùng cần thiết Kính mong Anh/Chị dành chút thời gian quý báu của mình để tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu khảo sát này.

Chúng tôi xin cam đoan, những phản hồi của Anh/Chị dành cho cuộc khảo sát này sẽ được ẩn danh và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu học tập, không sử dụng cho mục đích cá nhân.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

1 Email của anh/chị là:

2 Giới tính của bạn? o Nam o Nữ o Khác:……

3 Độ tuổi của bạn? o Dưới 20 tuổi o 20-25 tuổi o 25-40 tuổi o Trên 40 tuổi

4 Tên doanh nghiệp của anh chị là gì? o Tổng công ty May 10 o CTCP may Hữu Nghị o CTCP may Sông Hồng o Tổng công ty may Việt Tiế o Tập đoàn Dệt may Việt Nam o Công ty may Sài Gòn o Khác: ……

5 Bạn đã làm việc tại doanh nghiệp được bao lâu rồi? o Dưới 3 năm o 3-5 năm o 5-10 năm o Trên 10 năm

6 Doanh nghiệp của bạn là? o Doanh nghiệp thời trang thiết kế o Doanh nghiêp gia công

7 Doanh nghiệp của bạn được niêm yết trên sàn chứng khoán nào? o HOSE o HNX

21 o UPCOM o Chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán nào ( kết thúc bảng hỏi tại đây)

8 Mã chứng khoán của doanh nghiệp bạn là gì?

9 Doanh nghiệp của bạn được niêm yết từ năm?

10 Thị trường mà doanh nghiệp của bạn hướng tới? o Nội địa o Xuất khẩu o Cả hai thị trường

B THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI MỚI SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM:

Dành cho lựa chọn xuất khẩu và cả hai thị trường.

1 Doanh nghiệp của bạn xuất khẩu tới thị trường nào (Đánh dấu nhiều lựa chọn nếu xuất khẩu nhiều thị trường) o Mỹ o Trung quốc o Nhật bản o Hàn quốc o Nga o Châu âu o ASEAN o Khác: ……

2 Bạn có nghĩ rằng nhu cầu của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng nhiều tới việc đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp hay không Đánh giá từ 1 đến 5

3 Mức độ hài lòng về sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp Đánh giá từ 1-5

4 Đâu là điểm yếu trong sản phẩm của doanh nghiệp o Giá cả o Ngoại hình o Mẫu mã o Bao bì, đóng gói o Chất lượng o Không có vấn đề gì với sản phẩm

5.Doanh nghiệp có đã và đang hoặc có ý định đổi mới sản phẩm hay không o Có trong năm nay o Có trong 3 năm tới o Không o Đã từng đổi mới quy trình trong 3 năm trở lại đây

C KHẢO SÁT VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỔI MỚI SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM:

Anh/Chị hãy chọn vào số để thể hiện mức độ từ Hoàn toàn không ảnh hưởng cho đến Hoàn toàn ảnh hưởng của Anh/Chị về các thông tin dưới đây Thang có điểm tăng dần từ 1-5 Trong đó

Không đồng tình Không có ý kiến Đồng tình Rất đồng tình

Mã hóa Nội dung câu hỏi điều tra Mức độ đồng tình

Sự chia sẻ kiến thức (CS)

Mức độ tin tưởng giữa các nhân sự có ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

Làm việc đội nhóm là chìa khoá để giải quyết các vấn đề mới của doanh nghiệp

CS3 Việc chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên sẽ dễ tiếp nhận hơn các buổi đào tạo chuyên sâu

CS4 Giao tiếp giữa các nhân viên giúp thúc đẩy đổi mới sản phẩm

CS5 Việc khen thưởng nhân viên thúc đẩy đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp

CS6 Nhìn chung sự chia sẻ kiến thức ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới sản phẩm

CC1 Doanh nghiệp có nhiều sự phân cấp trong bộ máy quản lý sẽ ảnh hưởng tích cực tới việc đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

CC2 Phong cách quản trị tự do sẽ tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

CC3 Sự hợp tác giữa các nhóm trong tổ chức sẽ ảnh hưởng tích cực tới quá trình đổi mới trong sản phẩm

CC4 Khoảng cách quyền lực rõ rệt giữa các cấp quản lý ảnh hưởng tích cực đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

CC5 Nhìn chung, cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

Nguồn lực vật chất(VC)

VC1 Doanh nghiệp có càng nhiều trang thiết bị càng dễ đổi mới sản phẩm

VC2 Diện tích nhà xưởng càng lớn doanh nghiệp càng dễ đưa ra quyết định đổi mới sản phẩm

VC3 Doanh nghiệp sẵn sàng đổi mới nếu có được vốn vay, vốn đầu tư

VC4 Dòng tiền ổn định trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến quá trình đổi mới sản phẩm

VC5 Nhìn chung, nguồn lực vật chất ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm

Năng lực quản trịvà học hỏi

QT1 Đổi mới sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào năng lực quản trị và học hỏi của các cấp lãnh đạo

QT2 Các nhà quản trị phải là người đề xuất, đi đầu quá trình đổi mới

QT3 Năng lực học hỏi của nhân viên ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm

QT4 Sự chủ động trong học hỏi của nhân viên có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm

QT5 Nhìn chung, năng lực quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

Nhu cầu thị trường (TT)

TT1 Sự thay đổi nhanh chóng của các sản mới ảnh hưởng tích cực tới quá trình đổi mới của doanh nghiệp

TT2 Nhu cầu tiếp cận công nghệ mới thị trường là động lực để đổi mới sản phẩm

TT3 Quy mô thị trường ảnh hưởng tích cực tới sự đổi mới sản phẩm

TT4 Xu hướng xanh của ngành dệt may ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới sản phẩm

TT5 Nhìn chung nhu cầu thị trường ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới sản phẩm

NL1 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào càng dễ đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

1) Đặc điểm mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát Kết quả thu về được phiếu trả lời với phiếu trả lời không hợp lệ Vì vậy chỉ có phiếu trả lời được đưa vào phân tích định lượng

2) Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu a, Giới tính của bạn?

Trong tổng số 100 phiếu trả lời hợp lệ thì có 56 người là nữ chiếm 56%, 36 người là nam chiếm 36% và giới tính khác chiếm 8%.

NL2 Chất lượng nhân sự ảnh hưởng lớn đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NL3 Sự đồng đều về năng lực giữa các nhân viên ảnh hưởng tích cực đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NL4 Chương trình đào tạo nhân sự ảnh hưởng tích cực đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NL5 Nhìn chung, vốn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

Giới tính của đối tượng khảo sát Số lượng Tỉ lệ

Khác 8 8% b Độ tuổi của bạn? Độ tuổi của đối tượng khảo sát Số lượng Tỉ lệ

Trên 40 tuổi 12 12,2% c Tên doanh nghiệp của anh chị là gì?

28 d Bạn đã làm việc tại doanh nghiệp được bao lâu rồi? e Doanh nghiệp của bạn là? f Doanh nghiệp của bạn được niêm yết trên sàn chứng khoán nào?

29 g Doanh nghiệp của bạn được niêm yết từ năm? h Thị trường mà doanh nghiệp của bạn hướng tới?

3) Thông tin về hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

4) Khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam (mức độ hài lòng từ 1-5) a Sự chia sẻ kiến thức b Cơ cấu tổ chức c Nguồn lực vật chất

32 d Năng lực quản trị và học hỏi e Nhu cầu thị trường

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

Đặc điểm mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát Kết quả thu về được phiếu trả lời với phiếu trả lời không hợp lệ Vì vậy chỉ có phiếu trả lời được đưa vào phân tích định lượng

Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu

Trong tổng số 100 phiếu trả lời hợp lệ thì có 56 người là nữ chiếm 56%, 36 người là nam chiếm 36% và giới tính khác chiếm 8%.

NL2 Chất lượng nhân sự ảnh hưởng lớn đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NL3 Sự đồng đều về năng lực giữa các nhân viên ảnh hưởng tích cực đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NL4 Chương trình đào tạo nhân sự ảnh hưởng tích cực đến quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NL5 Nhìn chung, vốn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

Giới tính của đối tượng khảo sát Số lượng Tỉ lệ

Khác 8 8% b Độ tuổi của bạn? Độ tuổi của đối tượng khảo sát Số lượng Tỉ lệ

Trên 40 tuổi 12 12,2% c Tên doanh nghiệp của anh chị là gì?

28 d Bạn đã làm việc tại doanh nghiệp được bao lâu rồi? e Doanh nghiệp của bạn là? f Doanh nghiệp của bạn được niêm yết trên sàn chứng khoán nào?

29 g Doanh nghiệp của bạn được niêm yết từ năm? h Thị trường mà doanh nghiệp của bạn hướng tới?

3) Thông tin về hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

4) Khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam (mức độ hài lòng từ 1-5) a Sự chia sẻ kiến thức b Cơ cấu tổ chức c Nguồn lực vật chất

32 d Năng lực quản trị và học hỏi e Nhu cầu thị trường

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN

1 Đặc điểm mẫu khảo sát

Mẫu được thu thập theo phương pháp thuận tiện dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát.

Kết quả thu về được phiếu trả lời với phiếu trả lời không hợp lệ Vì vậy chỉ có phiếu trả lời được đưa vào phân tích định lượng.

2 Thông tin thuộc đối tượng nghiên cứu

2.1 Thực trạng doanh nghiệp may đang hoạt động trên thị trường

Theo số liệu thống kê cũng như biểu đồ cho thấy, khảo sát chung với số

34 lượng 100 người (Bao gồm 62% số người khảo sát đến từ doanh nghiệp thời trang thiết kế, 32% số phiếu còn lại đến từ doanh nghiệp gia công), trong đó 34,3% công ty chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán, 14,1% doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE; 20,2% doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HNX, còn lại được niêm yết trên sàn UPCOM.

Trong các doanh nghiệp khảo sát được, 11,1% doanh nghiệp may tập trung vào thị trường xuất khẩu, 24,2% doanh nghiệp tập trung vào thị phần trong nước, cuối cùng 64,6% doanh nghiệp tập trung vào cả 2 thị trường.

2.2 Thông tin về hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

Theo như khảo sát, thị phần nước ngoài của các doanh nghiệp may tại Việt Nam đang được rải rác khắp các nơi trên thế giới, không tập trung tại bất kì khu vực nào Riêng có khu vực ASEAN (26%) và khu vực Trung Quốc (30%) là 2 khu vực có thị phần cao nhất

Qua khảo sát, ta thấy được chỉ một nửa số người (49%) được khảo sát hài lòng về quy trình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp đang hoạt động, còn lại ở mức độ vừa lòng vừa đủ Qua đó, ta thấy các công ty may chưa thực sự năng suất hóa được khả năng sản xuất của doanh nghiệp, việc đó cũng ảnh hưởng một phần đến khả năng làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp, đến năng suất và hiệu quả trong khâu sản xuất hàng hóa.

Theo như đánh giá của nhân sự, mức độ không hài lòng về sản phẩm trải đều cho tất cả các đầu mục, vẫn có những nhân sự cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp mình đang làm.

Theo khảo sát, tất cả các nhân sự đều đã và đang có ý định thay đổi cập nhật sản phẩm của mình trong những năm gần đây: 12% doanh nghiệp đang thay đổi trong năm nay, 26% đang có dự định thay đổi trong 3 năm tới, 48% đã từng đổi mới quy sản phẩm trong 3 năm trở lại đây và có 14% không có dự định thay đổi sản phẩm Qua đó, doanh nghiệp đã và đang cập nhật thị trường để thay đổi sản phẩm, có số ít doanh nghiệp cảm thấy doanh nghiệp không có dự án thay đổi.

2.3 Khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yếu trên TTCK Việt Nam

Qua khảo sát, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm: mức độ tin tưởng của nhân viên đến bộ máy nhân sự, làm việc đội nhóm, việc chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên, , song, mức độ hài lòng lớn nhất của nhân viên ảnh hưởng đến quyết định đổi mới sản phẩm

36 liên quan đến mức độ khen thưởng nhân viên, ảnh hưởng đến thái độ nhân viên trong khả năng sáng tạo => đổi mới sản phẩm (53%).

Bên cạnh đó, ngoài nhân sự, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp: Trang thiết bị, nhà xưởng, vốn đầu tư, dòng tiền xoay chuyển, Trong đó, đối với nhân sự, trang thiết bị là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến yếu tố đổi mới sản phẩm Trong các yếu tố này, phụ thuộc vào các bộ máy quản lí của doanh nghiệp, phân bổ nguồn vốn chia đều sao cho hợp lí, kết hợp khả năng xoay chuyển dòng tiền vốn của bên kiểm soát tài chính, sao cho không bị chênh lệch giữa các bên:

Giải pháp cho các doanh nghiệp trong việc đổi mới sản phẩm

3.1 Đa dạng hóa nhãn hiệu (thương hiệu).

Nếu như bạn chỉ có một sản phẩm, bạn có thể tạo ra nhiều thương hiệu, nhiều nhãn hiệu cho sản phẩm đó Nếu bạn chỉ có một dòng sản phẩm là một sản phẩm cụ thể, bạn có thể ra các nhãn hiệu khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm Ý tôi là vẫn ruột như vậy nhưng bao bì khác nhau, tên khác Giải nhau Hoặc dòng khác nhau để tạo ra nhiều sự lựa chọn như “Basic”, “Pro”, “Max” chẳng hạn Nói cho dễ hiểu, bạn làm giống bánh trung thu trên thị trường Về cơ bản là nhân vẫn thế, chỉ khác nhau cái hộp và cách định giá mà thôi.

3.2 Đa dạng hóa phân khúc khách hàng.

Việc tạo ra nhiều nhãn hiệu khác nhau sẽ có nhiều mức giá, nhiều phân khúc thị trường khác Các phân khúc sẽ khác nhau cơ bản về giá bán, bao bì, kiểu dáng, thị trường khác nhau để phù hợp.

3.3 Đa dạng hóa mẫu mã bao bì, kiểu dáng.

Tạo ra nhiều mẫu bao bì, bao gói, kiểu dáng, hình dạng khác nhau để đổi mới sản phẩm Có thể thay đổi bao bì vào những dịp đặc biệt (như dịp Tết) Hoặc các chiến dịch tag-name (bao bì mang tên đặc biệt chạy chiến dịch truyền thông, quảng cáo trong một khoảng thời gian)…

3.4 Thêm những tệp khách hàng mới.

Cùng là một công nghệ và dòng sản phẩm nhưng tệp khách hàng khác nhau Ví dụ như bỉm cho trẻ em, băng vệ sinh cho phụ nữ, tã cho người già Và đều làm được từ nguyên liệu và công dụng giống nhau.

3.5 Đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ giầy thể thao, giầy công sở, giầy đi chơi, giầy mặc với đồ jeans, giầy dành cho người bị tiểu đường, giầy dành cho người bị xương khớp…

Thay đổi kích thước, hình dạng của sản phẩm để đổi mới sản phẩm. Thêm các công dụng mới, tính năng mới, đặc tính mới của sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới.

3.6 Đổi mới theo công nghệ và phương thức kinh doanh mới.

Chiến lược đổi mới sản phẩm từ “ông lớn” ngành thiết bị điện tử – Apple. Đổi mới là việc việc nắm rõ khách hàng hơn chính bản thân họ.

Thành công của Apple không chỉ dừng lại ở việc tạo đột phá về doanh thu

38 hay bán rất nhiều sản phẩm Mà họ đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi “theo cách của Apple Bằng cách tạo ra các sản phẩm công nghệ đột phá Chứa đựng các giá trị công nghệ, thẩm mỹ, thời trang, và hệ sinh thái toàn diện” Từ iPod, iPhone, iPad, Macbook, iCloud, iTune… đều là những cuộc cách mạng trên thị trường công nghệ Khiến hàng triệu người sẵn sàng xếp hàng trong nhiều giờ chỉ để sở hữu phiên bản đầu tiên với giá cả không hề rẻ chút nào.

Apple tự thiết lập các chuẩn mực mới của thị trường.

Khi iPad ra đời rất nhiều người chế giễu nó là chiếc iPod Touch phóng lớn iPhone, Macbook Air đều nhận được những chỉ trích về việc thiếu tính năng Nhưng thành công của iPad, iPhone, Macbook Air là không cần bàn cãi Nó là một minh chứng rất hùng hồn rằng, nhiều người không biết mình muốn gì, cần gì ở một sản phẩm mới Và rồi Apple tự thiết lập các chuẩn mực mới của thị trường. Không phải sản phẩm “ĐẦU TIÊN” nhưng là sản phẩm “TỐT NHẤT”

Hãy ghi nhớ điều đó nếu bạn muốn thành công.

Một bài học nữa từ mô hình đổi mới, sáng tạo của Apple mà chúng ta có thể học được đó là Apple không phải là doanh nghiệp đầu tiên hoặc là người phát phát minh ra sản phẩm “ĐẦU TIÊN” (FIRST) nhưng lại sản xuất ra sản phẩm

“TỐT NHẤT” (BEST) Rõ ràng rằng là, nhiều thương hiệu trước đó đã có điện thoại thông minh hoặc điện thoại màn hình cảm ứng hoặc máy tính xách tay thì quá bão hòa với hàng chục nhà sản xuất Nhưng với sự “hoàn hảo, tốt nhất, chất lượng khác biệt”, các sản phẩm của Apple mặc dù là “kẻ đến sau” nhưng lại thống soái thị trường và có doanh thu rất lớn, lợi nhuận rất lớn.

Nguyen Dinh Hoa, Vu Ba Thanh, Vu Thanh Mai, Le Van Tung, Huynh Vo Thuc Quyen (2020), Knowledge Sharing Influence on Innovation: A Case of

Textile and Garment Enterprises in Vietnam

Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt

Ngô Hoàng Thảo Trang (2017), Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

Nam: vai trò của hoạt động đổi mới

Trần Thiện Tính (2020), Ảnh hưởng của đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh, chấp nhận rủi ro đến thành công của sản phẩm mới xanh

Vũ Hoàng Nam (2020), Cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguyễn Minh Hà, Phạm Anh Nguyên, Nguyễn Bách Hoàng Phụng (2022), Các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến đổi mới xanh: Bằng chứng từ lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam

Natenapang Thongsri, Alex Kung-Hsiung Chang (2019), Interactions Among

Factors Influencing Product Innovation and Innovation Behaviour: Market Orientation, Managerial Ties, and Government Support Đỗ Văn Võ, Tuyên Ngọc Nguyên (2023), Do Technological Innovation and

Export Matter in Product Innovation of Small and Medium Enterprises in Vietnam?

Recommended for you tài chính ngân hàng

Go to course đề-cương- Qltsc - Đề thi cuối kì tài chính ngân hàng 100% (1) 42

Bài Thảo Luận - thảo luận tài chính ngân hàng None

KTMT-nhóm 9 - Thảo luận nhóm môn kinh… tài chính ngân hàng None

Att02 k15 b3 (3T) - 21e3 tài chính ngân hàng None

Ngày đăng: 22/02/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w