1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) những vấn đề chủ yếu củaphương án điều tra thống kê vận dụng để xây dựng phươngán điều tra thống kê một vấnđề trong thực tiễn

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Chủ Yếu Của Phương Án Điều Tra Thống Kê Vận Dụng Để Xây Dựng Phương Án Điều Tra Thống Kê Một Vấn Đề Trong Thực Tiễn
Người hướng dẫn Tô Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Nguyên lý thống kê
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,17 MB

Nội dung

Biểu mẫu điều tra và bản giải thích các ghi biểu...10CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TỰ HỌC TRÊN THƯ VIỆN ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

6

1 Khái niệm, nhiệm và và ý nghĩa của điều tra thống kê 6

2 Các loại điều tra thống kê 6

2.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên 6

2.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ 7

3 Các hình thức của điều tra thống kê 7

3.1 Báo cáo thống kê định kỳ 7

3.2 Điều tra chuyên môn 7

4 Phương pháp thu thập tài liệu trong điều tra thống kê 8

4.1 Phương pháp đăng ký trực tiếp: 8

4.2 Phương pháp phỏng vấn: 8

5 Những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê 9

5.1 Mục đích điều tra 9

5.2 Đối tượng và đơn vị điều tra 9

5.3 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra 10

5.4 Biểu mẫu điều tra và bản giải thích các ghi biểu 10

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TỰ HỌC TRÊN THƯ VIỆN ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 11

2.1 Mục đích điều tra, mục tiêu điều tra 11

2.1.1 Mục đích điều tra 11

2.1.2 Mục tiêu điều tra: 11

2.2 Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra 11

2.3 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra 11

2.3.1 Môi trường học tập 12

2.3.2 Tài liệu học tập 12

Trang 3

2.3.3 Kỹ năng tự học 12

2.4 Phiếu điều tra 12

2.5 Thời điểm, thời kỳ, thời hạn điều tra 15

2.6 Phương pháp điều tra 15

2.6.1 Lập danh sách các đơn vị điều tra 15

2.6.2 Chọn mẫu điều tra 15

2.6.3 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.7 Kế hoạch tiến hành điều tra 16

2.8 Tổ chức thực hiện 17

2.8.1 Tổ chức điều tra 17

2.8.2 Tổ chức tổng hợp dữ liệu 17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 25

3.1 Về tổng thể điều tra 25

3.2 Về phiếu điều tra 26

3.3 Về người trả lời 26

3.4 Về người điều tra 27

KẾT LUẬN 27

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong nhữngmôn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập,thống kê học đã có một lịch sử phát triển khá lâu Đó là một quá trình tích lũy kinh nghiệm

từ đơn giản đến phức tạp, được rút dần thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn chỉnh.Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là sự ra đời của

lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thống kê học

Kể từ đó thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện Kể từ khi ra đời,thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, thống kê đượccoi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng Đồng thời các con số thống kêcũng là cơ sở quan trọng nhất để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiếnlược và các chính sách kinh tế- xã hội Trên giác độ quản lý vĩ mô, thống kê không những cóvai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà còn phảixây dựng cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội củacác tổ chức đơn vị Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập nhữngthông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đóphát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyếthoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn Tất cả các công việc này được gọi là hoạt độngthống kê

Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê Là một khâurất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập đầy đủ cácthông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Đây là những thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạnnày thì các thông tin, số liệu mới thu thập được một các trung thực, khách quan, chính xác,đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo Điều tra thống kêđược thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhautùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế Để hiểu

rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, nhóm chúng em nghiên cứu về những vấn đề chủyếu của phương án điều tra thống kê, từ đó vận dụng xây dựng “Phương án điều tra thống kê

về ảnh hưởng của việc tự học trên thư viện đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đạihọc Thương mại.”

Trang 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

1 Trần Tiến An Powerpoint

2 Đào Thị Ngọc Anh Powerpoint

3 Đỗ Quỳnh Anh - Nhóm trưởng

- Nội dung

4 Lê Bình Anh Nội dung

5 Nguyễn Phạm Quỳnh Anh Nội dung

6 Nguyễn Trâm Anh Nội dung

7 Phạm Thảo Anh Nội dung

8 Ngụy Thị Ngọc Ánh - Nội dung- Thư ký

9 Trần Thị Ngọc Ánh - Thuyết trình- Nội dung

Trang 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG

KÊ 1.1 Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra thống kê

: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạchthống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trongđiều kiện cụ thể về thời gian, không gian

: Cung cấp tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếptheo của quá trình nghiên cứu thống kê

Tính đầy đủ: Tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung cần thiết chocuộc nghiên cứu, phải thu thập trên tất cả số đơn vị của hiện tượng nghiên cứu

: Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu

tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu, trên cơ sở đótìm biện pháp thích hợp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất Căn cứ choviệc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướngbiến động của hiện tượng trong tương lai

1.2 Các loại điều tra thống kê

1.2.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

Tùy theo yêu cầu phản ánh tình hình các cá thể của tổng thể một cách liên tục haykhông liên tục, người ta áp dụng điều tra thường xuyên hay không thường xuyên

Điều tra thường xuyên: Tiến hành thu thập tài liệu của các cá thể của tổng thể mộtcách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu Việcđiều tra thường xuyên sẽ tạo ra khả năng theo dõi được tỉ mỉ tình hình biến động của hiệntượng theo thời gian, thường dùng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lưu thông, dịch vụ

Trang 7

thống kê 100% (8)

61

Tổng Hợp nguyên lý thống kê

Nguyên lý

thống kê 100% (4)

77

Bài tập nguyên lý thống kê

Nguyên lý

thống kê 80% (10)

3

Lý thuyết và hướng dẫn giải một số bài…Nguyên lý

Trang 8

Ví dụ: Người ta thường xuyên ghi chép biến động nhân khẩu (sinh, tử, số người

chuyển đi, chuyển đến); đăng ký biến động đất đai

Điều tra không thường xuyên: Tiến hành thu thập các tài liệu của các cá thể trongtổng thể không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng Tài liệucủa điều tra không thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng ở một thời gian nhấtđịnh

Ví dụ: Các cuộc điều tra năng suất, sản lượng cây trồng, điều tra vật tư hàng hóa tồn

kho,…

Như vậy, điều tra không thường xuyên đáp ứng cho những trường hợp hiện tượng xảy

ra không thường xuyên, cho những trường hợp không cần theo dõi thường xuyên hoặc điềukiện vật chất không cho phép điều tra thống kê

1.2.2 Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ

Tùy theo mục đích điều tra phản ánh toàn bộ hay một bộ phận của tổng thể, có thểphân loại điều tra thống kê thành:

Điều tra toàn bộ (hay còn gọi là tổng điều tra): Tiến hành thu thập tài liệu về toàn bộcác cá thể của tổng thể, không bỏ sót bất cứ cá thể nào Chẳng hạn, tổng điều tra dân số, tổngđiều tra nông nghiệp, nông thôn, tổng kiểm kê đất đai,… là các cuộc điều tra toàn bộ.Điều tra không toàn bộ: Tiến hành thu thập tài liệu của một số cá thể được chọn ra từtổng thể chung Tùy theo mục đích nghiên cứu, điều tra không toàn bộ được phân loại nhưsau: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề

1.3 Các hình thức của điều tra thống kê

1.2.3 Báo cáo thống kê định kỳ

Khái niệm: Là hình thức thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo được lập sẵn do

cơ quan có thẩm quyền ban hành Mang tính chất hành chính bắt buộc, phạm vi, áp dụng chủyếu cho các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan nhà nước

Phân loại:

Báo cáo thống kê cơ sở: là báo cáo thống kê do các đơn vị cơ sở lập từ số liệu ghichép ban đầu theo hệ thống biểu mẫu thống nhất và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nướccấp trên

Nguyên lýthống kê 100% (1)Module 3 - Tenses - please give as muc…Nguyên lý

thống kê 100% (1)

6

Trang 9

Báo cáo thống kê tổng hợp: là báo cáo thống kê do các đơn vị thống kê các cấp lập

số liệu đã được tổng hợp qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở, từ kết quả các cuộc điều trathống kê theo hệ thống biểu mẫu tổng hợp thống nhất để phục vụ cho yêu cầu quản lý từngcấp và tổng hợp số liệu thống kê ở cấp cao hơn

1.2.4 Điều tra chuyên môn

Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đốitượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trongphương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra

Phạm vi áp dụng của điều tra chuyên môn là thu thập tài liệu hầu hết những hiện tượng

mà báo cáo thống kê định kỳ chưa hoặc không cung cấp được

1.4 Phương pháp thu thập tài liệu trong điều tra thống kê

Để thu thập thông tin trong điều tra thống kê, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Tùy điều kiện thực tế và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ của người tổ chức và điều tra viên, để lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp Sau đây là một số phương pháp chủ yếu trong điều tra thốngkê:

1.4.1 Phương pháp đăng ký trực tiếp:

Khái niệm: Theo phương pháp này nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân đong, đo, đếm và sau đó ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra Phương pháp đăng ký trực tiếp thường được gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng

Ưu điểm: Tài liệu ghi chép ban đầu được đăng ký trực tiếp có độ chính xác cao Nhược điểm:

Đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian

Trong thực tế, nhiều hiện tượng không cho phép quan sát, đo, đếm trực tiếp quá trìnhphát sinh, phát triển của chúng

1.4.2 Phương pháp phỏng vấn:

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, theo đó việc ghi chép, thu thập tài liệu banđầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấpthông tin

Trang 10

Trong điều tra thống kê, phỏng vấn không phải là cuộc nói chuyện thông thường, cũngkhông phải là một cuộc thẩm vấn của nhân viên điều tra Phỏng vấn trong thống kê phải tuânthủ theo mục tiêu nghiên cứu, theo đối tượng, khách thể, nội dung nghiên cứu đã được xácđịnh trước trong phương án điều tra Do vậy nhân viên điều tra phải có sự chuẩn bị trước về

kỹ năng phỏng vấn, về năng lực chuyên môn

Trong thực tế, phỏng vấn có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau mà khôngcần theo sát quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng Mặt khác, thông tin thu được quaphỏng vấn thường có độ tin cậy cao, dễ tổng hợp Do đó, phỏng vấn được sử dụng rộng rãinhất trong điều tra thống kê nhằm thu thập nguồn tài liệu ban đầu

Nếu căn cứ vào tính chất của sự tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời, có thể phânloại:

Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thựchiện thông qua quá trình hỏi-đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thôngtin Tức là nhân viên điều tra trực tiếp đến địa bàn điều tra, tìm gặp đối tượng phỏng vấn,trực tiếp hỏi và ghi câu trả lời vào phiếu điều tra

Ưu điểm: Do việc tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời nên phương pháp này tạo ra

những điều kiện để hiểu đối tượng sâu sắc hơn Giúp nhân viên điều tra hiểu thêm thông tinqua cử chỉ, thái độ của người trả lời, đồng thời có thể giải thích thêm nội dung của câu hỏinếu người được hỏi chưa hiểu đầy đủ

Nhược điểm: Tuy nhiên, cách tiến hành này thường cần nhiều thời gian, chi phí, số

nhân viên điều tra, đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ càng của nhân viên điều tra

Phỏng vấn gián tiếp: là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện bằngcách: người được hỏi nhân được phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trảlại cho cơ quan điều tra Đặc điểm của phương pháp này là người hỏi và người trả lời khôngtrực tiếp gặp nhau Quá trình hỏi đáp diễn ra thông qua một trung gian là phiếu điều tra

Ưu điểm: Dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và không cần nhiều điều tra viên.

Nhược điểm: Khó kiểm tra, đánh giá được sự chuẩn xác của câu trả lời, tỷ lệ thu hồi

phiếu trong nhiều trường hợp không cao, nội dung điều tra bị hạn chế Phương pháp này chỉ

có thể sử dụng trong điều kiện cộng đồng người được hỏi có trình độ dân trí cao

Trang 11

Ngoài ra, trong điều tra thống kê, người ta còn sử dụng nhiều phương pháp khác để thuthập nguồn tài liệu ban đầu: phương pháp quan sát, phương pháp thu thập thông tin quanguồn sẵn có, phương pháp đăng ký qua chứng từ sổ sách,…

1.5 Những vấn đề chủ yếu của điều tra thống kê

1.5.1 Mục đích điều tra

Bất kỳ một hiện tượng kinh tế-xã hội nào cũng có thể quan sát, xem xét, nghiên cứutrên nhiều giác độ khác nhau, mỗi khía cạnh nghiên cứu sẽ giải quyết được những vấn đề cụthể khác nhau Vì vậy, trước khi tiến hành điều tra cần phải xác định rõ cuộc điều tra nàynhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào Đó chính là mục đích củacuộc điều tra

Mục đích điều tra còn là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng, đơn vị điều tra, xâydựng kế hoạch và nội dung điều tra Vì vậy, việc xác định đúng, rõ mục đích điều tra là cơ sởquan trọng cho việc thu thập số liệu ban đầu đầy đủ, hợp lý, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đặtra

Căn cứ để xác định mục đích điều tra thường là những nhu cầu thực tế trong đời sống

xã hội hoặc phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu cụ thể nào đó

1.5.2 Đối tượng và đơn vị điều tra

Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu có các dữ liệu cần

thiết khi tiến hành điều tra Xác định đối tượng điều tra là xác định xem những đơn vị tổngthể nào thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập thông tin Xác định đối tượng điều tra làxác định là những đơn vị tổng thể cần được thu thập tài liệu thuộc phạm vi điều tra (ranhgiới phân biệt những đơn vị được điều tra với các đơn vị khác)

Muốn xác định chính xác đối tượng điều tra cần dựa vào phân tích lý luận, nêu lênnhững tiêu chuẩn cơ bản phân biệt hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan,đồng thời còn phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu

Đơn vị điều tra là từng đơn vị cá biệt thuộc đối tượng điều tra và được điều tra thực tế.

Trong điều tra toàn bộ số đơn vị điều tra cũng chính là số đơn vị thuộc đối tượng điều tra.Trong điều tra không toàn bộ, thì số đơn vị điều tra là những đơn vị được chọn ra từ tổng sốcác đơn vị thuộc đối tượng điều tra Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh những tài liệu banđầu, điều tra viên cần đến đó để thu thập trong mỗi cuộc điều tra Đơn vị điều tra còn là căn

Trang 12

cứ để tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích và dự báo thống kê cần thiết Tùy thuộc vào mụcđích và đối tượng điều tra mà đơn vị điều tra được xác định là khác nhau Như vậy, muốnxác định đối tượng điều tra thì phải trả lời câu hỏi “điều tra ai?”, việc xác định đơn vị điềutra là trả lời câu hỏi “điều tra ở đâu?” Trong một số trường hợp đơn vị điều tra và đối tượngđiều tra có thể trùng nhau.

Cần phân biệt đơn vị điều tra và đơn vị tổng thể Đơn vị tổng thể là các phần tử,các đơn vị cấu thành hiện tượng mà qua đó ta có thể xác định được quy mô tổng thể Việcxác định số đơn vị tổng thể liên quan đến việc lập phương án điều tra, chọn phương án điềutra và ước lượng kinh phí để điều tra… còn việc xác định số đơn vị điều tra liên quan đếnviệc tổ chức ghi chép, đăng kí tài liệu, phân bổ cán bộ…

1.5.3 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra

Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải

thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó Tùy theo tính chất, đặc điểm củahiện tượng cần nghiên cứu mà xác định thời điểm điều tra Tuy nhiên khi xác định thời điểmđiều tra người ta thường chọn thời điểm mà tại đó hiện tượng ít biến động nhất và gắn kếtvới những kế hoạch của địa phương

Thời kỳ điều tra: Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm…) được quy

định để thu thập số liệu về hiện tượng được tích lũy trong cả thời kỳ đó Quy định thời kỳđiều tra sẽ thống nhất, sẽ tạo thuận lợi cho tổng hợp tài liệu thống kê

Thời hạn điều tra: Là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số

liệu Thời hạn ngắn hay dài phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp của hiện tượng nghiêncứu và nội dung điều tra, vào khả năng, kinh nghiệm của điều tra viên Nhìn chung, thời hạnđiều tra không nên quá dài, cách xa thời điểm điều tra vì có thể làm mất thông tin do ngườitrả lời không nhớ đầy đủ về thông tin sự kiện đã xảy ra

1.5.4 Biểu mẫu điều tra và bản giải thích các ghi biểu

Phiếu điều tra (hay còn gọi là biểu điều tra, bảng hỏi) là hệ thống các câu hỏi được sắp

xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp chongười điều tra có thể thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, đáp ứngmục tiêu nghiên cứu đã đề ra Tuỳ theo yêu cầu, nội dung và đối tượng, mỗi cuộc điều tra cóthể phải xây dựng nhiều loại phiếu điều tra khác nhau

Trang 13

Thông thường trong phương án điều tra, cần có bản giải thích cách ghi phiếu điều tra

nhằm giúp cho nhân viên điều tra và người trả lời nhận thức đúng về các câu hỏi, cách ghichép số liệu Đối với những vấn đề không cụ thể, khó trả lời, có nhiều cách hiểu khác nhauthì cần đưa ra ví dụ cụ thể và những quy định về các trường hợp ngoại lệ

Trang 14

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TỰ HỌC TRÊN THƯ VIỆN ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

2.1.1 Mục đích điều tra

Với các số liệu tìm được, đánh giá thực trạng chung của việc sử dụng thư viện của cácsinh viên trong trường Từ đó, tìm ra sự ảnh hưởng của việc tự học trên thư viện đến kết quảhọc tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại

2.1.2 Mục tiêu điều tra:

Tổng hợp lý thuyết liên quan đến các phương pháp điều tra, thống kê

Xây dựng phương pháp thống kê phù hợp

Xác định đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nội dung điều tra

Đánh giá tần suất sử dụng thư viện của các bạn sinh viên trường Đại học ThươngMại, từ đó nhận xét ảnh hưởng của tiêu chí này đến kết quả học tập của sinh viên

Đưa ra giải pháp giúp đẩy mạnh việc tự học của sinh viên ở thư viện

2.2 Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra

Phạm vi đối tượng: Tất cả các sinh viên đang theo học tại các chuyên ngành của trườngĐại học Thương Mại, đã từng sử dụng thư viện cho việc tự học

Đơn vị điều tra: Sinh viên nhóm 1

2.3 Nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra

Các yếu tố ảnh hưởng của việc tự học trên thư viện đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Thương Mại

2.3.1 Môi trường học tập

là yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc học tập cả từ bên trong vàbên ngoài Môi trường học tập hiểu đơn giản hơn là tất cả các yếu bên trong và bên ngoài tácđộng đến người học như âm thanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, phương thức giảng dạy, Môitrường học tập đóng vai trò quan trọng và góp thêm phần quyết định hành động đến sự tậptrung chuyên sâu của người học, mà sự tập trung là một trong các yếu tố quyết định đến hiệuquả, năng suất của việc học Môi trường học tập trên thư viện có thể ảnh hưởng đáng kể đếnkết quả học tập của sinh viên Các yếu tố môi trường như độ ồn, ánh sáng, nhiệt độ, sự thoải

Trang 15

mái và tiện nghi có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của sinh viên và khả năng họ tiếp thuthông tin Đối với độ ồn, nếu môi trường quá ồn ào, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việctập trung và học tập hiệu quả Nếu ánh sáng quá yếu hoặc quá chói, điều này có thể gây mỏimắt hoặc khó tập trung Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể làm giảm hiệu quả họctập của sinh viên Ngoài ra, sự thoải mái và tiện nghi của môi trường cũng có thể ảnh hưởngđến sự tập trung của sinh viên Nếu ghế ngồi không thoải mái hoặc không đủ không gian đểlàm việc, sinh viên có thể cảm thấy khó chịu và không thể tập trung vào học tập Ngược lại,một môi trường học tập tiện nghi và thoải mái có thể giúp tăng cường khả năng tập trung vàtăng hiệu quả học tập Tóm lại, môi trường học tập trong thư viện có thể ảnh hưởng đáng kểđến kết quả học tập của sinh viên Một môi trường học tập tốt sẽ giúp tăng cường khả năngtập trung và hiệu quả học tập của sinh viên.

Trang 16

2.3.3 Kỹ năng tự học

có thể được coi là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng củamỗi con người Kỹ năng tự học là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở màcòn từ các trải nghiệm trong cuộc sống Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thểhọc hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinhdoanh, Marketing, lập trình, để hoàn thiện bản thân Là khả năng tư duy phân tích, phảnbiện và từ đó hình thành kiến thức mới Và kỹ năng tự học trên thư viện cũng là một trongnhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Để có kỹ năng tìmkiếm tài liệu từ thư viện hiệu quả, sinh viên cần biết sử dụng các công cụ và cơ sở dữ liệu đểtìm kiếm sách, báo cáo, tài liệu tham khảo, và các nguồn tài nguyên khác Ngoài ra, sinhviên cần đánh giá tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của mình Thời gian làquan trọng trong việc tự học trên thư viện Sinh viên cần phải biết cách lập lịch để có thểquản lý thời gian hợp lý, đặc biệt là để kết hợp giữa việc học tập và các hoạt động khác Các

kỹ năng học tập bao gồm đọc hiểu, ghi chép, tóm tắt, và ôn tập cũng rất quan trọng trongviệc tự học trên thư viện Sinh viên cần phải biết cách sử dụng các kỹ năng này một cáchhiệu quả để có thể thấu hiểu và ghi nhớ các kiến thức Kỹ năng tự học trên thư viện giúp chosinh viên tự quản lý thời gian, lên kế hoạch và sắp xếp công việc một cách hợp lý Nhờ đó,

họ có thể dành nhiều thời gian cho học tập và nâng cao kết quả học tập của mình Sinh viên

có thể phát triển các kỹ năng học tập như đọc hiểu, tổ chức thông tin, xử lý thông tin và ôntập hiệu quả thông qua việc học tập trên thư viện Kỹ năng tự học trên thư viện giúp cho sinhviên học cách sử dụng nguồn tài liệu tham khảo để giải quyết các câu hỏi và vấn đề học tậpcủa mình Tóm lại, kỹ năng tự học trên thư viện ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập củasinh viên bằng cách cung cấp cho họ các kỹ năng và nguồn tài liệu phong phú

2.4 Phiếu điều tra

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Phần I: Thông tin chung

Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?

Năm nhất

Trang 17

1-Hoàn toàn không đồng ý

Trang 18

1 2 3 4 5

1 Không khí học tập ở thư viện khích lệ tinh

thần chăm chỉ học tập của tôi

2 Thư viện trang bị đầy đủ thiết bị phù hợp

cho việc học tập

3 Lên thư viện giúp tôi chủ động học và tìm

kiếm tài liệu tốt hơn

4 Hệ thống Internet tốc độ cao trên thư viện phục vụ tốt cho nhu cầu tra cứu trong học

tập của tôi

5 Việc lên thư viện giúp tôi tạo dựng các mối quan hệ với các bạn sinh viên để cùng

nhau giúp đỡ trong học tập

5 Tài liệu được sắp xếp một cách khoa học,

dễ dàng cho việc tìm kiếm

1 Lên thư viện học giúp tôi có khả năng học

độc lập

2 Lên thư viện học giúp khả năng tìm kiếm

và lựa chọn tài liệu học tập tốt hơn

3 Tự học trên thư viện giúp tôi xây dựng,

quản lý được thời gian học tập

Trang 19

H5 Mức độ hài lòng về việc tự học trên thư

viện

1 Tôi cảm thấy việc tự học trên thư viện rất

cần thiết cho việc cải thiện điểm số của tôi

2 Tôi hài lòng với việc tự học trên thư viện

3 Trong tương lai tôi sẽ tiếp tục duy trì thói

quen tự học trên thư viện

Phần II: Thông tin cá nhân

Câu 1: Giới tính của anh/ chị?

Nam

Nữ

Câu 2: Chuyên ngành mà anh/ chị đang theo học?

Quản trị kinh doanh

Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử

Kinh tế và kinh doanh quốc tế

Viện đào tạo quốc tế

2.5 Thời điểm, thời kỳ, thời hạn điều tra

Thực hiện điều tra thu thập số liệu vào thời kỳ giữa học kỳ II của năm học 2022-2023.Thời điểm điều tra là mốc thời gian được xác định để thống nhất đăng ký dữ liệu cho toàn bộ các đơn vị điều tra => Thời điểm điều tra: 1/4/2023

Ngày đăng: 22/02/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w