Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa: là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TIẾNG ANH
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Sự vận dụng của bản thân
với quá trình này.
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Vân
Học phần: Kinh tế chính trị Mác Lê – nin
Mã lớp học phần: 231_RLCP1211_31
Nhóm: 5
Hà Nội, 2023
Trang 2Có trách nhiệm đốc thúc các thànhviên, hoàn thành tốt công việc
37 Nguyễn Thị Thảo 22D170219 Vận dụng
bản thân Hoàn thành đúng hạn
nhiệm vụ đượcgiao
39 Trần Anh Thư 22D170234 Khái niệm,
lí do khách quan của CNH, HĐH
Có tinh thần trách nhiệm làm việc nhóm, hoàn thành công việc 1 cách hiệu quả
40 Hà Xuân Thương 22D170236 Nội dung,
tác dụng củaCNH, HĐH
Tích cực tham gia, hoàn thành công việc được giao
41 Lê Trần Quỳnh
Trang 22D170246 Làm powerpoint Tích cực, sôi nổi trong quá
trình làm bài thảo luận, hoàn thành đúng hạn côngviệc
42 Nguyễn Huyền
Trang 22D170247 Hội nhập kinh tế quốc
tế
Có trách nhiệm, hoàn thành tốt, đủ công việc được giao
43 Trương Thu Trang 22D170252 Làm
powerpoint Hoàn thành đúng hạn công
việc, trình bày
Trang 3khoa học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm: – Lớp: 5 231_RLCP1211_31
Thời gian: 21 giờ 30 phút ngày 19 tháng 09 năm 2023
Địa điểm: Google Meet
Thành phần: Toàn bộ thành viên nhóm 5 học phần Kinh tế chính trị Mác Lê
-nin
- Có mặt: 7/7 thành viên
- Vắng mặt: 0
Nội dung cuộc họp: Tạo dàn bài, giao nhiệm vụ cho từng thành viên
CÓ 2 ĐẦU CÔNG VIỆC:
1 Trình bày nội dung bản Word
- Lời mở đầu – Nguyễn Ngọc Quỳnh
- Khái niệm, lý do khách quan của CNH, HĐH – Trần Anh Thư
- Nội dung CNH, HĐH – Hà Xuân Thương
- Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam – Nguyễn Huyền Trang
- Vận dụng bản thân – Nguyễn Thị Thảo
- Kết luận – Nguyễn Ngọc Quỳnh
2 Thuyết trình và làm powerpoint
Trang 4- Thống nhất template
- Giao công việc: Lê Trần Quỳnh Trang, Trương Thu Trang
- Trình bày logic, khoa học
- Thuyết trình: nắm kĩ nội dung bài thảo luận
Cuộc họp kết thúc vào 22 giờ 20 phút cùng ngày
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2023
Nhóm trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên )
Quỳnh
Nguyễn Ngọc Quỳnh
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, nhóm 5 chúng em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Hoàng Thị Vân – Giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lê – nin tại trường Đại học Thương Mại Xuyên suốt quá trình học, cô luôn giảng dạy hướng dẫn chu đáo và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của chúng em, truyền tải những kiến thức chất lượng nhất Trong quá trình tìm hiểu môn học, cô đã luôn lấy ví dụ mang tính thực tế giúp chúng em có thể định hướng cách tư duy, áp dụng những kiến thức được học vào đời sống
Với sự giúp đỡ của cô và các thành viên trong nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài thảo luận của mình Tuy nhiên, do còn tồn tại những hạn chế về kiến thức, bài thảo luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chưa thực sự hoàn hảo, vì vậy kínhmong cô đưa ra nhận xét và góp ý để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.Cuối cùng, chúng em xin chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8A PHẦN MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc giatác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi Sự ra đời của các tổ chức kinh
tế thế giới như WTO, EU, AFTA và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn
đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quýbáu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế
Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó
Kinh tếchính trị… 100% (10)
Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức ch…
Kinh tếchính trị… 100% (8)
3
Trang 9khăn thử thách Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cảcác nước “, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam
B PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý thuyết
1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa: là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phươngtiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
lý luận và thực tiễn cho thấy công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của
sự phát triển lực lượng sản xuất mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau
Công nghiệp hóa tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh hoạt động của con người
Mỗi phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng Cơ
sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu
tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật
mà lực lượng lao động xã hội sử dựng để tiến hành quá trình lao động sản
Trang 10xuất Cơ sở vật chất - kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn để đánh giá mức
độ hiện đại của một nền kinh tế, nó cũng là điều kiện quyết định để xã hội có thể đạt được một năng suất lao động nào đó
đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa,hiện đại hóa Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đótừng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội
2 Nội dung Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất - xãhội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ
Nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phải tạo lập các điều kiện cần thiết trên tất cả lĩnh vực của đời sống sản xuất - xãhội Các điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chất và nguồn lực; môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân Cần phải thực hiện các nhiệm vụ trên một cách đồng thời
thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ mới, hiện đại + Đối với những nước kém phát triển, trình độ kỹ thuật - công nghệ sản xuất lạc hậu cần thực hiện cơ khí hoá
+ Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải phát triển các ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng, theo hướng hiện đại, dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học - công nghệ mới
Trang 11+ Ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch gắn với xây dựng nông thôn mới
+ Ứng dụng khoa học- công nghệ mới, hiện đại đòi hỏi phải được tiến hành đồng
bộ, cân đối ở tất cả các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế thì mới đem lạihiệu quả cao
+ Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội
Cho phép ứng dụng những thành tự khoa học - công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế
Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của nền kinh tế
- Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ởViệt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
+ Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới, sáng tạo + Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
3 Tác dụng
Trang 12- Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức
- Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa
và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc
- Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp vớichủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia
II Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan: toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh
tế toàn cầu Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảođược các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra
cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày
Trang 13càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường
có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng
rõ rệt.Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
Đối với từng tổ chức có nguyên tắc cụ thể riêng biệt
- Nội dung của hội nhập kinh tế
, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công.Hội nhập
là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi
Trang 14phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công.
thực hiện đa dạng các hình thức, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc
tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại
ưu đãi (PTA) - Khu vực mậu dịch tự do (FTA) - Liên minh thuế quan (CU) - Thị trường chung ( hay thị trường duy nhất) - Liên minh kinh tế - tiền tệ Xét về hình thức,hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thungoại tệ
2 Tác động của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam
Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học – công nghệ, vốn, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nước
Mở cửa thị trường cho nhau, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ
mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới Chỉ tính trong phạm vi khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA) kim ngạch xuất khẩu của ta sang các nước thành viên cũng đã tăngđáng kể Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang ASEAN đạt 348,6 triệu USD, nhưng đến năm 1998 đạt 2349 triệu USD Nếu thực hiện đầy đủ các cam kết trong AFTA thì đến năm 2006 hàng công nghiệp chế biến có xuất xứ từ nước ta sẽ được tiêu thụ trên tất
Trang 15cả các thị trường các nước ASEAN Nếu sau 2000 nước ta gia nhập WTO thì sẽ được hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển theo quy chế tối huệ quốc trong quan hệ với 132 nước thành viên của tổ chức này Do vậy, hàng hóa của ta sẽ xuất khẩu vào cácnước đó dễ dàng hơn.
- Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến: Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Qua đó mà các kỹ thuật, công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta, đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật, công nghệ nước ngoài nhằm phát triển năng lực kỹ thuật, công nghệ quốc gia Trong những năm qua, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, nhất là công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới và đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận và phát triển mới này
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm vàdoanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực Phần lớn cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh đã được đào tạo ở trong và ngoài nước Bởi mỗi khi liên doanh hay liên kết hay được đầu tư từ nước ngoài thì từ người lao động đến các nhà quản lý đều được đào tạo tay nghề, trình độ chuyên môn được nâng cao Chỉ tính riêng trong các công trình đầu tư nước ngoài đã có khoảng 30 vạn lao động trực tiếp, 600 cán
bộ quản lý và 25000 cán bộ khoa học kĩ thuật đã được đào tạo