Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến cáchoạt động khác trong nền kinh tế.Theo luật ngân sách của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hàn
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI VÀ BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI NSNN VIỆT NAM
Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho Nhà nước và sử dụng các nguồn tài chính đó, nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của Nhà nước do hiến pháp quy định Đó là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia.
Ngân sách Nhà nước là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước Quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế.
Theo luật ngân sách của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 30/6/1996 thì “ Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu: từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước và bao gồm các khoản chi: chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy Nhà nước, chi trả của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa,phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể
Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó
Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước
Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bố và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao
Từ những khía cạnh trên, xét về tổng quát ta có thể hiểu đơn gi n cân đối ngân sách nhà nước là sự cân bằng giữa tổng số thu và tổng số chi bằng tiền của nhà nước trong một tài khóa nhất định
- Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế- xã hội Cân đối ngân sách nhà nước không phải là để thu chi cân đối hoặc chỉ là cân đối đơn thuần về mặt lượng, mà cân đối ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của Nhà nước đồng thời các chỉ tiêu kinh tế- xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước
- Cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động đòi hỏi Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp
- Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiên liệu Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chỉ ngân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chỉ nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chỉ, từ đó để làm cơ sở phân bố và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách Cân đối ngân sách nhà nước phải dự đoán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội
Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên của việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước chính là xuất phát từ việc đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước được thực hiện đến cùng Nếu ngân sách nhà nước luôn ở trong tình trạng bội chi thì sẽ dẫn đến tình trạng không có đủ ngân sách nhà nước để chi cho các dự án, các hoạt động cần thiết dẫn đến không thể hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội
Thứ hai, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn bất nguồn từ chủ trương ổn định hệ thống chính sách tài khóa tiến tới ổn định việc tiến hành những công việc đã đề ra theo kế hoạch Như vậy, việc ổn định nguồn ngân sách sẽ là điều kiện cho việc tiến hành công việc cụ thể được triệt để, giúp cho nguồn ngân sách không bị xáo trộn do những nguồn thu đáp ứng đủ nhiệm vụ chi
Thứ ba, có thể đảm bảo có một nguồn dự trữ ngân sách nhà nước đề chỉ trong những trường hợp phát sinh chỉ đột biến hoặc để chỉ cho những mục đích quan trọng khác
Thứ tư, việc cân đối ngân sách nhà nước còn là một giải pháp kiểm soát, phòng tránh việc lạm quyền, lợi dụng quyền để tham nhũng, bòn rút ngân sách nhà nước
Thứ năm, cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Nhà nước thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hàng năm và quyết định mức bội chỉ cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế Từ đó góp phần ổn định việc thực các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô
Thứ sáu, Cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bố, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả, để đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán Nhà nước đã lựa chọn trình tự ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách Trong phân cấp quản lý ngân sách, nếu cần đổi ngân sách nhà nước phân định nguồn thu một cách hợp lý giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau thì sẽ đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra Điều này cũng góp phần bảo đảm công bằng xã hội, giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa người dân và các vùng miền Nhà nước có thể huy động nguồn lực từ những người có thu nhập cao, những vùng có kinh tế phát triển để hỗ trợ, giúp đỡ những người nghèo có thu nhập thấp và những vùng kinh tế kém phát triển Bên cạnh đó, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phát huy lợi thế của từng địa phương, tạo nên thế mạnh kinh tế cho địa phương đó dựa trên tiềm năng có sẵn của địa phương
Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước cũng xuất hiện khá sớm trong lịch sử của nền tài chính công ở nhiều quốc gia trên thế giới Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước là một trong những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước đã được thực hiện và quy định chi tiết tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước 2015.
Theo quy định tại Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015 hướng dẫn nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước như sau:
– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.
– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
– Bội chi ngân sách địa phương:
Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương: Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp; Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Từ những nội dung trên của nguyên tắc cân đối, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của nó như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các khoản thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Việc cân đối trong hoạt động ngân sách không phải chỉ là thu, chi cân đối hoặc chỉ là cân đối về mặt lượng mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời các chỉ tiêu kinh tế- xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước.Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước với những đặc thù của nó được nhà nước xây dựng trong luật nhằm làm ổn định chính sách tài chính tiền tệ của đất nước, bởi lẽ nó có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh 1 cách hợp lí các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Thứ hai, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước tham gia điều chỉnh sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, tham gia cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời với nguyên tắc này còn có đặc điểm kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước với đòi hỏi của nó là nếu có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển tiến tới cân bằng thu, chi trong ngân sách.
Thứ ba, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn là sự bình ổn nguồn ngân sách, làm cho số bội chi ngân sách nhà nước được cân bằng so với các nguồn thu để hoàn thiện các nhiệm vụ chi đó Điều này có nghĩa là, đặc điểm nổi bật của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước (nguyên tắc ngân sách thăng bằng) chính là sự định hướng được cho ngân sách nhà nước nếu có bội chi thì sẽ có sách giải quyết , bình ổn tối ưu được thể hiện rõ trong khoản 2 điều 8 Luật ngân sách Nhà nước: “ Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.”
Thứ tư, nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn đòi hỏi nguồn vay ngân sách từ trong và ngoài nước sẽ không được sử dụng cho các nhiệm vụ chi nào khác ngoài nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển vì đây là nhiệm vụ quan trong hàng đầu đòi hỏi phải có nguồn ngân sách thật sự ổn định để thực hiện nhiệm vụ và khi nhiệm vụ hoàn thành sẽ nhanh chóng có nguồn tài chính để trả nợ Do vậy, bắt buộc phải tuân theo đặc điểm này để tránh sự xáo trộn trong hoạt động ngân sách nhà nước.
Trước hết, nguyên tắc này được ghi nhận trong luật, tức là Nhà nước đã thấy được tầm quan trọng của nó trong việc làm ổn định kinh tế vĩ mô Nhà nước đưa nguyên tắc này áp dụng vào thực tiễn hoạt động ngân sách của Việt Nam thông qua các hoạt động thu ngân sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động nộp thuế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vì thấy được tác dụng của nó khi góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự toán được, sở dĩ làm được điều này là do nguồn ngân sách của nước ta luôn trong trạng thái cân bằng, nhiệm vụ chi không vượt quá khả năng thu
Hai là, việc thừa nhận nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước trong luật và áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống còn bởi chúng ta nhận thấy được rằng nó có ý nghĩa trong việc phân bổ, sử dụng và điều chỉnh nguồn lực tài chính có hiệu quả Ý nghĩa này được thể hiện từ việc lập dự toán nhà nước đã có thu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách, nhờ ý nghĩa định hướng đó của nguyên tắc này mà Nhà nước ta chủ động thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra.
Ba là, “nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo công bằng xã hội” bởi lẽ Nhà nước ta đã có kế hoạch cụ thể để xây dựng những vùng dân cư đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa cho nên khi dự toán ngân sách thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã điều chỉnh nhiệm vụ chi để tập trung đầu tư cho những vùng khó khăn, để những vùng này bước đầu được cân đối trong mối quan hệ tổng thể với các vùng phát triển khác trong cả nước, Nhà nước cũng có thể huy động nguồn lực tài chính từ những vùng kinh tế vững mạnh để chung tay xây dựng những vùng khó khăn mà không cần hoặc cần ít đến ngân sách nhà nước, những nguồn lực đầu tư cho những vùng khó khăn sẽ được cân bằng với việc chi cho những công việc quan trọng khác của đất nước Cho nên, áp dụng nguyên tắc này khi thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội của đất nước tức là sẽ có công bằng xã hội.
Biện pháp cân đối ngân sách nhà nước
Chúng ta biết rằng, trạng thái vận động của NSNN là một chuỗi các trạng thái: Mất cân đối - Cân đối - Mất cân đối - Cân đối mới Trong đó, cân đối chỉ là trạng thái thời điểm, tức là NSNN sẽ chỉ cân đối tạm thời tại một thời điểm nào đó, sau đó ngay lập tức nó sẽ rơi vào trạng thái mất cân đối Khi NSNN bị mất cân đối, thì ngay lập tức Nhà nước sẽ phải tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước Đối với trạng thái mất cân đối sẽ có 2 trường hợp cụ thể: Thặng dư hay còn gọi làBội thu (Thu > Chi) và Thâm hụt hay còn gọi là Bội chi (Thu < Chi) Tuy nhiên, thường thì rất ít khi các nước duy trì trạng thái bội thu, mà chủ yếu là NSNN sẽ ở trong tình trạng bội chi Vì, nếu như muốn nền kinh tế phát triển thì sẽ phải duy trì một mức độ bội chi vừa phải (khoảng ≤ 5%/GDP) Nhưng nếu bội chi ở mức độ quá cao thì lại làm cho nền kinh tế mất ổn định Chính vì vậy, khi xảy ra bội chỉ sẽ phải tiến hành cân đối thu chi
Biện pháp truyền thống để thực hiện cân đối thu chi khi xảy ra bội chi là tăng thu và giảm chi Cụ thể:
Tăng thuế không chỉ hiểu đơn thuần là tăng các mức thuế suất mà còn bằng cách cải cách hệ thống các sắc thuế, mở rộng diện chịu thuế, kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy hành thu nhằm chống thất thu thuế Biện pháp này tạo thế chủ động cho Nhà nước do thuế là công cụ trong tay Nhà nước nên việc ban hành một sắc thuế mới hay tăng thuế suất có thể triển khai ngay qua hệ thống hành thu Tuy nhiên, khi vận dụng biện pháp này thông qua hình thức tăng thuế suất còn bị phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của nền kinh tế Nghĩa là, tỷ lệ động viên này có đảm bảo lợi ích kinh tế trong quá trình phân phối của các chủ thể trong xã hội hay không Nếu không, rất dễ dẫn đến phản tác dụng, hay nói cách khác, biện pháp áp này như “con dao 2 lưỡi” Áp dụng biện pháp tăng thu quá đà sẽ dẫn đến triệt tiêu tiết kiệm ở khu vực tư nhân, về lâu dài, sẽ dẫn đến thiếu vốn đầu tư phát triển nền kinh tế Vì vậy, khi áp dụng biện pháp này, cần xem xét khả năng thu thuế cũng như những nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng và kiện toàn hệ thống thuế (nguyên tắc ổn định và lâu dài; nguyên tắc công bằng; nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn; nguyên tắc đơn giản) Bên cạnh đó, biện pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của bộ máy thu thuế nhằm giảm thấp những tiêu cực có thể phát sinh.
Biện pháp này hướng tới việc cắt giảm các khoản chi mang tính chất chưa cấp bách, không quá thiết yếu đối với quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thu Ngân sách và chi Ngân sách Cũng giống như tăng thu, cắt giảm chi tiêu Ngân sách làm cho nền kinh tế phải trả giá nhất định, đó chính là sự giảm sút tiết kiệm ở khu vực tư nhân Nên nhớ rằng, sự sụt giảm này không tương ứng với mức tăng quỹ do tiết kiệm của NSNN Giảm chi chỉ phát huy ưu điểm khi cắt giảm hợp lý như xoá bỏ chi bao cấp, chi lãng phí, thực hành tiết kiệm chi tiêu qua việc nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chi tiêu công, cơ cấu lại hệ thống chi nhằm giảm nguy cơ tham ô trong quá trình sử dụng vốn NSNN Như vậy, cần phân biệt giữa lãng phí với tăng chi tiêu để kích cầu; giữa tính hiệu quả, tiết kiệm với việc cắt giảm chi tiêu Ngân sách một cách tùy tiện Nhưng nhìn chung, biện pháp này bị đánh giá là tiêu cực vì đứng trên góc độ điều tiết vĩ mô, các khoản chi tiêu của NSNN luôn ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng, của doanh nghiệp nên việc cắt giảm chỉ tiêu dễ gây phản ứng từ phía công luận
Có thể nói, trong các biện pháp nhằm cân đối NSNN thì vay nợ là một biện pháp khá phong phú Nguồn vay nợ của Chính phủ bao gồm: Vay nợ qua phát hành các giấy tờ có giá trên thị trường vốn trong và ngoài nước (phát hành công trái, phát hành trái phiếu Chính phủ, ); vay qua NHTW; vay từ các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế; vay từ Chính phủ các nước khác Biện pháp này tận dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên thị trường Nếu những khoản vay trong nước giúp Chính phủ thoát khỏi những điều kiện ràng buộc từ các nhà tài trợ nước ngoài thì nguồn vốn quốc tế lại giúp Chính phủ có thể tranh thủ được những nguồn vốn với quy mô lớn, có lãi suất ưu đãi Bên cạnh những lợi điểm trên, vay nợ cũng có những nhược điểm riêng Biện pháp này đã tạo ra áp lực lớn cho NSNN về tổng số nợ quốc gia, từ đó cần phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả sử dụng tiền vay, thời hạn hoàn trả, lãi suất Quy mô vay trong nước có thể bị hạn chế trong nguồn vốn tích luỹ của nền kinh tế Do đó, nếu vay trong nước tăng lên thì dễ dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng đầu tư của các thành phần kinh tế Nhìn chung, càng vay nợ, càng gia tăng gánh nặng nợ của Chính phủ Nếu bội chi Ngân sách Nhà nước kéo dài và không kiểm soát được thì sẽ ngày càng lún sâu vào vực xoáy thâm hụt-suy thoái-khủng hoảng nợ công Ngoài ra, vay nợ nhiều tạo áp lực buộc Nhà nước phải tăng thuế trong tương lai để trả nợ vay, gây tổn thất về tính hiệu quả của công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tăng gánh nặng trả nợ lên vai thế hệ tương lai
Viện trợ có 2 loại: Viện trợ không hoàn lại 100% và viện trợ ưu đãi, tức là cho vay với mức lãi suất thấp, trong một khoảng thời gian dài Ưu điểm của nhận viện trợ là có thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt trong hoạt động NSNN nhưng Chính phủ nhận viện trợ dễ bị tác động, phụ thuộc, đôi khi phải nhượng bộ trước những yêu cầu của nước viện trợ về kinh tế, chính trị, Vì thế, nhận viện trợ cũng cần phải cân nhắc cẩn thận về tính hiệu quả cũng như cái giá phải trả khi sử dụng biện pháp này để bù đắp thâm hụt Ngân sách
Theo biện pháp này, Nhà nước phát hành tiền để bù đắp bội chi Ngân sách Do vậy, biện pháp này mang tính kịp thời cao, giúp Nhà nước nhanh chóng giải quyết tình trạng bội chi mà không cần bận tâm đến gánh nặng của nợ quốc gia Mặc dù rất nhiều ý kiến cho rằng đây là biện pháp tiêu cực, dễ dàng gây tổn thất cho nền kinh tế song nếu lượng tiền cung ứng tăng lên do phát hành tiền vẫn nằm trong giới hạn có thể kiểm soát của NHTW thì việc phát hành tiền lại là giải pháp để kích thích tăng cầu về đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế Ngược lại, nếu phát hành tiền bị lạm dụng thì dễ dẫn đến lạm phát cao, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội, gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của Nhà nước trước công chúng
Thực tế, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy họ đều phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN chỉ khác nhau về hình thức trực tiếp hay gián tiếp mà thôi Vì biện pháp này sẽ giúp Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối Ngân sách mà không tốn kém nhiều chi phí hành thu Lưu ý rằng, Ngân hàng trung ương phát hành tiền trực tiếp choChính phủ vay sẽ là quả bom lạm phát nổ chậm Nhưng nếu Ngân hàng trung ương phát hành tiền gián tiếp bằng cơ chế cho Chính phủ vay có đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ thì không những không làm tăng lạm phát mà còn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Bởi vậy, ngày nay các quốc gia không còn áp dụng hình thức phát hành tiền trực tiếp để bù đắp bội chi NSNN nữa.
Như vậy, mỗi biện pháp xử lí bội chi NSNN đều có những ưu, nhược điểm riêng.Vấn đề là tuỳ điều kiện của mỗi quốc gia mà Chính phủ có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp hoặc lựa chọn biện pháp trước mắt, biện pháp cơ bản, biện pháp phụ trợ để đạt được mục tiêu cân đối NSNN.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI VÀ BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI
Thực tế áp dụng nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối NSNN trong hoạt động ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Tổng thu NSNN năm 2021 đạt 1.568,4 nghìn tỷ đồng, tăng 225,1 nghìn tỷ đồng ( hơn 16,8%) so với dự toán, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng so với báo Quốc hội Ước chi NSNN năm 2021 đạt 1.854,9 nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng ( hơn 10%) so với dự toán Bội chi NSNN năm 2021 khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, giảm 57,2% nghìn tỷ đồng so với dự toán, bằng 3,41% GDP thực hiện
Dự toán thu cân đối NSNN năm 2021 là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, ước đạt cả năm thực hiện được là 1.568,4 nghìn tỷ đồng, hơn 16,8% so với dự toán
Về thu nội địa: dự toán thu là 1.133,5 nghìn tỷ đồng; thực hiê Ÿn đạt 1.304,6 nghìn tỷ đồng, vượt 171,1 nghìn tỷ đồng (+15,1%) so dự toán, tăng 1,1% so thực hiê Ÿn năm 2020.Hầu hết các khoản thu nội địa đều đạt và vượt dự toán, riêng thuế bảo vê Ÿ môi trường đạt91% so với dự toán chủ yếu do sản lượng tiêu thụ xăng dầu giảm 7,6% so kế hoạch, đồng thời thực hiê Ÿn chính sách giảm 30% mức thuế đối với nhiên liê Ÿu bay theo Nghị quyết số1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 của y ban Thường vụ Quốc hô Ÿ i.
Thu từ dầu thô: dự toán thu là 23,2 nghìn tỷ đồng; thực hiê Ÿn đạt gần 44,6 nghìn tỷ đồng, tăng 92,4% so dự toán do giá dầu thanh toán bình quân đạt 68,8 USD/thùng, tăng 23,8 USD/thùng so giá dự toán; sản lượng thanh toán đạt 8,86 triê Ÿu tấn, tăng 860 nghìn tấn so kế hoạch
Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu: dự toán thu là 178,5 nghìn tỷ đồng; thực hiêŸn đạt gần 215,9 nghìn tỷ đồng, vượt 37,4 nghìn tỷ đồng (+20,9%) so dự toán, trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 376,6 nghìn tỷ đồng; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế đô Ÿ và thực tế phát sinh là gần 160,8 nghìn tỷ đồng
Thu viện trợ: dự toán thu là 8,13 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiê Ÿn đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,8 nghìn tỷ đồng (-58,8%) so dự toán.
Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 477,3 nghìn tỷ đồng; thực hiê Ÿn ước đạt 515,9 nghìn tỷ đồng , tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán.Mă Ÿc dù trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bôŸ, ngành, địa phương quyết liê Ÿt đẩy nhanh tiến đô Ÿ thực hiê Ÿn và giải ngân vốn đầu tư công Nhờ vậy, tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2021 (31/01/2022), số vốn thực hiê Ÿn giải ngân ước đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 102,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 32,85% kế hoạch.
Chỉ trả nợ và viện trợ: dự toán chi là 110 nghìn tỷ đồng; thực hiê Ÿn ước đạt gần 102,6 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán, chủ yếu do công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 phù hợp với tiến đô Ÿ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư, không để tồn đọng vốn vay; kết hợp với tranh thủ diễn biến thị trường thuận lợi, giảm lãi suất phát hành bình quân phải trả lãi trong năm 2021 thấp hơn khi xây dựng dự toán; đồng thời không phát sinh các khoản chênh lê Ÿch tỷ giá
Chi thường xuyên: dự toán chi là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 1.053,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán
Có thể thấy được, chi NSNN năm 2021 được thực chiện chủ động, chặt chẽ, đảm bảo đúng chinh sách, chế độ, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm phát triển, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên gắn với sắp xếp lại bộ máy, tinh gian biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân; đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hô Ÿi đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Dự toán bội chi NSNN năm 2021 Quốc hội quyết định là 343,67 nghìn tỷ đồng, bằng 4% GDP.
Với kết quả thu, chi NSNN năm 2021 nêu trên, bội chi NSNN năm 2021 khoảng 286,5 nghìn tỷ đồng, giảm 57,2 nghìn tỷ đồng so dự toán, bằng 3,41% GDP thực hiê Ÿn. Đến hết ngày 31/12/2021, dư nợ công khoảng 43,1%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 39,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 38,4%GDP, thấp hơn trần quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hô Ÿi về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2026 (trần tương ứng là 60%GDP, 50%GDP và 50%GDP; trong đó ngưỡng cảnh báo tương ứng là 55%GDP, 45%GDP và 45%GDP).
Trong bối cảnh thu ngân sách giảm, cân đối ngân sách khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn tăng chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh,yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều hành chi NSNN chă Ÿt chẽ, triê Ÿt để tiết kiê Ÿm, bố trí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hô Ÿi nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiê Ÿm thêm 10% chi thường xuyên khá
Vì vậy, dù nguồn thu ngân sách sụt giảm, song nhờ chủ động trong điều hành nên cân đối NSTW và ngân sách của các địa phương vẫn được đảm bảo Đồng thời, để đảm bảo nguồn cân đối ngân sách trong bối cảnh lãi suất vay giảm, Bô Ÿ Tài chính đã phát hành được gần 290 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp hơn nhiều giai đoạn trước Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 đã dài gấp trên 3,5 lần năm 2011, từ mức 3,9 năm lên bình quân khoảng 13,94 năm, nâng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu Chính phủ thời điểm cuối năm 2020 lên 8,42 năm, dài gấp gần 5 lần so với thời điểm cuối năm 2011 (1,84 năm); lãi suất huy động bình quân cũng giảm mạnh, từ mức 12,01% bình quân năm 2011 xuống còn khoảng 2,86% năm 2020
Dự toán về thu chi, cân đối NSNN năm 2022
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021, dự kiến năm 2022, Bộ Tài chính nhận định sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đã giảm sút đáng kể do đại dịch Covid-19 kéo dài và phức tạp Vì vậy việc hoàn thành bao phủ vắc-xin, kiểm soát được hiệu quả dịch bệnh là điều kiện quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 đã bám sát bám sát tình hình kinh tế - xã hội, tài chính thế giới và trong nước, trong bối cảnh tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, khó khăn, thách thức, tác động của dịch bệnh Covid-19
Theo đó, dự toán thu NSNN năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,1%GDP; thu từ thuế, phí khoảng 12,7%GDP Trong đó: tỷ trọng thu nội địa chiếm 83,4% tổng thu NSNN, với tốc độ tăng thu nội địa từ thuế, phí khoảng 6% so với ước năm 2021; thu dầu thô chiếm 2% tổng thu NSNN; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 14,1% tổng thu NSNN, với tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu khoảng 5% so với ước năm 2021.
Dự toán chi NSNN là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 76,9 nghìn tỷ đồng (+4,5%) so dự toán năm 2021 Cụ thể: Dự toán chi đầu tư phát triển: 526,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5% tổng chi NSNN; Dự toán chi trả nợ lãi, viện trợ, dự trữ quốc gia: 107,2 nghìn tỷ đồng,chiếm 6% tổng chi NSNN; Dự toán chi thường xuyên (bao gồm chi tinh giản biên chế):1.112,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,3% tổng chi NSNN; Dự phòng NSNN: 39 nghìn tỷ đồng.
Bội chi NSNN, nợ công, trong đó bội chi NSNN khoảng 4%GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bằng khoảng 21-22% tổng thu NSNN; nợ công đến cuối năm
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY NGUYÊN TẮC CÂN ĐỐI VÀ BIỆN PHÁP CÂN ĐỐI NSNN TRONG HOẠT ĐỘNG NSNN Ở VIỆT NAM
Phương hướng phát huy nguyên tắc cân đối NSNN
để có thể phát huy nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN ở Việt Nam thì điều quan trọng nhất là các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của mình để cho các cơ quan trực tiếp thực hiện thu, chi NSNN ở trung ương và địa phương hiểu đúng bản chất từ đó áp dụng đúng và hợp lý nguyên tắc này trong hoạt động của mình thì mới thu được sự cân đối trong NSNN. do nguyên tắc này rất khó khi áp dụng vào thực tiễn thu, chi NSNN trong hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu, chi NSNN mà năng lực của một số cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này còn có những hạn chế nhất định Do vậy, để nguyên tắc này thật sự phát huy được vai trò của nó thì cần phải tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức thông qua những lớp tổ chức nghiên cứu về nguyên tắc cân đối để cho cán bộ, công chức thật sự hiểu bản chất của nó và tiến hành áp dụng trong thực tế nguyên tắc này thật sự phù hợp với bản chất của nguyên tắc nhằm thu được kết quả cân đối tốt nhất.
“cần tăng cường rà soát, cắt giảm những khoản chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và kém hiệu quả, từ đó có sự chuyển đổi linh hoạt trong chi tiêu NSNN để không làm mất cân đối NSNN, không lãng phí nguồn thu NSNN vào những hoạt động chi không cần thiết, không hiệu quả Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu vay vốn để bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, duy trì mức bội chi cho phép hàng năm do Quốc hội quyết định Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách của các cấp, các ngành bằng cách Nhà nước phải cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho người dân biết qua các phương tiện truyền thanh, báo chí Có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ này giữa Nhà nước và nhân dân sẽ góp phần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của người sử dụng và quản lý NSNN.” Từ đó, nguyên tắc cân đối sẽ được tuân thủ triệt để làm cho NSNN thật sự đạt được cân bằng, ổn định. muốn phát huy được vai trò của nguyên tắc cân đối thì một điểm nữa cần phải chú trọng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiếp tục nghiên cứu về nguyên tắc này để có những sửa đổi bổ sung nguyên tắc này trong luật phù hợp với những biến động của hoạt động ngân sách ở VIệt Nam nhằm giúp nguyên tắc này không lạc hậu so với những biến động của hoạt động NSNN mà luôn kiểm soát tốt hoạt động thu, chi NSNN thông qua việc áp dụng nguyên tắc cân đối của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước,…
Cuối cùng, cần tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế giảm thất thu cho Ngân sách Nhà nước Cơ quan quản lý thuế có thể có thêm nhiều thông tin của các đối tượng nộp thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán, đồng thời, cũng là đầu mối cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý thuế nhằm có được sự thống nhất đối với những số liệu về thuế mà cơ quan quản lý thuế có được, để từ đó đưa ra những đối tượng có khả năng không tuân thủ các nghĩa vụ về thuế nhất là đối với các sắc thuế trực thu như thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các đối tượng có thu nhập cao dễ trốn thuế sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn khi các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng trở nên phổ biến.
Biện pháp cân đối NSNN
- Thực hiện hiệu quả các chính sách của Chính phủ về những giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính và tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu ngân sách trên cả nước.
- Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công
- Nâng cao hiệu quả quản lý, khao thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
- Trong những năm tới, Việt Nam nên thực hiện “chính sách thắt lưng buộc bụng” để gia tăng nguồn ngân sách chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội Phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn tầm toàn cầu (Phấn đấu có khoảng 10% doanh nghiệp thuộc loại lớn vào năm 2025).
- Đổi mới chi ngân sách nhà nước Phấn đầu giành ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển ở mức chấp nhận được, tức khoảng dưới 30% tổng chi ngân sách nhà nước.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành phát triển kinh tế, thu chi ngân sách nhà nước để Nhà nước giữ vai trò quyết định thịnh vượng, bứt tốc kinh tế quốc gia và gia tăng hiệu quả thu chi ngân sách nhà nước
- Hoàn thiện bộ máy, tinh gọn biên chế cần ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt chính sách có lợi cho doanh nghiệp làm ăn chân chính Nâng cao chất lượng các kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước và tăng cường hiệu quả hoạt động thu chi NSNN
- Chống tham nhũng, lợi ích nhóm để giảm thiểu thất thoát, lãng phí vốn nhà nước
- Cuối cùng hoàn thiện bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức và tinh giản bộ máy, cùng tăng cường xây dựng chính phủ điện tử.Tăng cường phân cấp trong lĩnh vực thu chi NSNN cho các địa phương