1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối ngân sách nhànước liên hệ thực tế đối với ngân sách nhà nước việt nam giaiđoạn 2019 2021 l

44 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Tắc Cân Đối Và Biện Pháp Cân Đối Ngân Sách Nhà Nước Liên Hệ Thực Tế Đối Với Ngân Sách Nhà Nước Việt Nam Giai Đoạn 2019-2021
Tác giả Trần Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Thảo, Trần Phương Thảo, Nguyễn Thu Thảo, Trần Thị Hồng Thương, Đoàn Thị Hiền Thương, Đỗ Phan Kiều Trang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Minh Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tài Chính Công
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 6,54 MB

Nội dung

Ngân sách Nhà nước là côngcụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụhuy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN MÔN: TÀI CHÍNH CÔNG

Đề tài: Nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối Ngân sách Nhànước Liên hệ thực tế đối với Ngân sách Nhà nước Việt Nam giai

Trang 2

KÝ XÁC NHẬN

Nội dung chương III+ word

3 Nguyễn Thị

Thảo

Thànhviên

Nội dung chương II+ powerpoint

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1.1 Ngân sách nhà nước 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm 4

1.1.3 Vai trò 4

1.2 Cân đối Ngân sách Nhà nước và các nguyên tắc cân đối Ngân sách Nhà nước 5

1.2.1 Khái niệm cân đối Ngân sách Nhà nước 5

1.2.2 Nguyên tắc cân đối NSNN 8

1.2.3 Công cụ tổ chức cân đối NSNN 10

1.2.4 Các biện pháp cân đối NSNN 11

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021 15

2.1 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 đến nay 15

2.1.1 Giai đoạn trước dịch bệnh ( 2018 – 2019 ) 15

2.1.2 Giai đoạn sau dịch bệnh ( 2020 – nay ) 16

2.2 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019-2021

19

2.2.1 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2019 19

2.2.1 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2020 20

2.2.2 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2021 24

2.3 Đánh giá thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam 26

2.3.1 Ưu điểm 26

2.3.2 Nhược điểm 27

2.3.3 Tích cực 28

2.3.4 Hạn chế 33

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 35

KẾT LUẬN 37

2

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm củacuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực côngcộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính,chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và các nhiệm vụ xã hội

Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính mình Nhà nước cần phải cónguồn lực tài chính - ngân sách Nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại vàhoạt động

Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính nhànước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, xây dựng nềntài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hoáhiện đại hoá, trong đó ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc gia

Ngân sách Nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, cómối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan

hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính Ngân sách Nhà nước là công

cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụhuy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụđiều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định phát triển đồng đều giữa các nềnkinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân

Trên cơ sở nhận định được tầm quan trọng của Ngân sách Nhà nước, nhóm 9 đã

thảo luận và cùng phân tích đề tài “Nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối NSNN Liên hệ thực tế đối với NSNN Việt Nam.”

2 Đối tượng nghiên cứu.

- Nguyên tắc cân đối và biện pháp cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam.

- Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam.

3 Phạm vi nghiên cứu.

- Ngân sách Nhà nước Việt Nam từ năm 2019 đến 2021.

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp thu nhập thông tin, phân tích, đánh giá

3

Trang 5

- Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu.

NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÂN ĐỐI

1.1.2 Đặc điểm.

Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trịcủa Nhà nước, liên quan đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, đượctiến hành trên cơ sở pháp lý

- Các hoạt động thu chi của NSNN gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng nộidung kinh tế xã hội, quan hệ lợi ích khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồntài chính quốc gia Trong đó lợi ích quốc gia, tổng thể được đặt lên hàng đầu và chiphối các mặt lợi ích khác

- Quỹ NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng rồi mới được chidùng cho các mục đích đã xác định trước

- Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trựctiếp là chủ yếu

1.1.3 Vai trò

Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạchtài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tàichính và có vai trò quyết định sự phát triển của nền KT-XH Vai trò của Ngân sáchnhà nước được xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từnggiai đoạn cụ thể Phát huy vai trò của Ngân sách nhà nước như thế nào là thước đođánh giá hiệu quả điều hành, lãnh đạo của Nhà nước

Trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Ngân sách nhà nước cócác vai trò chủ yếu sau:

- Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài

chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu

4

Trang 6

chi tài chính của Nhà nước Đó là vai trò truyền thống của Ngân sách nhànước trong mọi mô hình kinh tế Nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nướctrong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Thứ hai, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần

thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô Nhà nước

sử dụng Ngân sách nhà nước như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát,

ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổnđịnh KT-XH

Muốn thực hiện tốt vai trò này Ngân sách nhà nước phải có quy mô đủ lớn

để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắtchặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

ổn định xã hội

- Thứ ba, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính góp phần bù đắp những

khiếm khuyết của KTTT, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúcđẩy phát triển bền vững KTTT phân phối nguồn lực theo phương thức riêngcủa nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó

Nhà nước sử dụng Ngân sách nhà nước thông qua công cụ là chính sách thuếkhóa và chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xãhội, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa cácvùng, miền đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái

Vai trò của ngân sách nhà nước vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và quản

lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, cần phải có sự cân bằng trong thu chingân sách

1.2 Cân đối Ngân sách Nhà nước và các nguyên tắc cân đối Ngân sách Nhà nước.

1.2.1 Khái niệm cân đối Ngân sách Nhà nước.

Xem xét từ góc độ của mặt bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối

giữa các nguồn thu mà nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nướctrong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước trong năm đó

Đối với góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan

giữa thu và chi trong một tài khóa Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu vàtổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấucác khoản chi của ngân sách nhà nước

5

Trang 7

Giáo-trình-quản-trị-Tài chính

tiền tệ 94% (33)

182

Thực trạng hoạt động thanh toán…

Tài chính

tiền tệ 100% (5)

31

Nhập môn tài chính tiền tệ

5

Trang 8

Về phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là

cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trungương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng vànhiệm vụ được giao

Từ trên ta có thể hiểu đơn giản cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quantrọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữathu và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhànước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể

Thu NSNN:

Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tậptrung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằmthỏa mãn các nhu cầu của nhà nước

Những nguồn chính của thu NSNN gồm:

- Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập

doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí côngchứng…

- Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công ví dụ như trường

học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao… Hiện nay,thu của các đơn vị này đang chuyển dần sang cơ chế giá dịch vụ

- Vay, viện trợ không hoàn lại (như phát hành công trái, trái phiếu chính phủ,

các khoản vay ODA hoặc vay ưu đãi của chính phủ…)

- Nguồn thu khác: Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức

kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện

Chi NSNN:

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhànước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắcnhất định

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đãđược tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do

đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các địnhhướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việcthuộc chức năng của nhà nước

Quá trình của chi ngân sách nhà nước

6

Tài chínhtiền tệ 100% (3)

Bộ đề thi trắc nghiệm lý thuyết…

Tài chínhtiền tệ 100% (3)

74

Trang 9

(1) là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước đểhình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng;

(2) là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhànước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào

sử dụng

Chi ngân sách gồm nhiều khoản khác nhau, nhưng quan trọng nhất là:

- Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt

động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết

bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chisửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…

- Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở

vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm

- Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước,

nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế

- Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như

dịch bệnh, thiên tai…

b Hiện tượng bội chi NSNN

Bội chi ngân sách nhà nước là (Tổng số) chỉ lớn hơn (tổng số) thu trong nămngân sách, là hiện tượng NSNN không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung

và cầu về nguồn lực tài chính của Nhà nước, tình trạng mất cân đối của ngân sách,phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính

Khi tổng thu ngân sách nhà nước nhỏ hơn tổng chi ngân sách được bù đắp bằngnguồn vốn vay trong nước và ngoài nước, phát hành trái phiếu, tín phiếu, Vay bùđắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả nợkhi đến hạn

Ngày nay, bội chi NSNN đã trở thành hiện tượng phổ biến, không chỉ đối vớinhững quốc gia đang phát triển mà còn đối với cả những quốc qua phát triển Tỷ lệbội chi ngân sách nhỏ hơn 5%/GDP là mức độ có thể chấp nhận

Nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách chia làm 2 nhóm nguyên nhân:

(1) Nguyên nhân khách quan

- Do biến động của chu kì kinh tế: khi kinh tế suy thoái, nguồn thu của NSNN

sẽ bị giảm sút, nha cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, các khoản chi để phụchồi nền kinh tế) dẫn đến kết quả NSNN cũng có thể bị bội chi

7

Trang 10

- Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới: trước những diễn biến phức

tạp của thiên tai và tình hình bất ổn của an ninh thế giới, chi tiêu NSNN sẽphải gia tăng để khắc phục hậu quả thiên tai cũng như đảm bảo quốc phòng,

an ninh trật tự xã hội.Hằng năm cân đối ngân sách phải bố trí 2-5% tổng chi

để dự phòng chống thiên tai, dịch họa, nhiệm vụ an ninh quốc phòng quantrọng, các khoản chi khác ngoài dự toán,…

- Cơ cấu dân số mất cân đối dẫn đến tỉ lệ người trong độ tuổi lao động ngày

càng giảm trong khi số người đến tuổi nghỉ hưu ngày càng cao Từ đó, nhữngkhoản chi an ninh xã hội luôn là áp lực cho chi NSNN hàng năm của quốc gia(2) Nguyên nhân chủ quan:

- Do quản lý và điều hành NSNN bất hợp lý: Được thể hiện qua việc đánh giá

và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân bổ và sử dụng NSNN còn bất cập, gâythất thoát; lãng phí; phân cấp quản lý NSNN chưa hiệu quả… Kết quả lànguồn thu NSNN không đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu

- Do chủ trương chuyển đổi nền kinh tế nảy sinh nhu cầu điều chỉnh cơ cấu

kinh tế sao cho phù hợp, từ đó làm tăng các khoản trợ cấp, ưu đãi để khuyếnkhích phát triển làm ảnh hưởng tới cơ cấu thu, chi NSNN

1.2.2 Nguyên tắc cân đối NSNN.

Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà Nước là viêc lập kế hoạch ngân sách đượclập và thu, chi ngân sách phải cân đối Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp.Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiếtkiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắnquyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp

Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độthu theo quy định của pháp luật

Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩmquyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định

Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước trong từng thời kỳ và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảođảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước bảođảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xãhội

8

Trang 11

Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhànước.

Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngânsách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liênquan

Các khoản thu ngân sách Nhà nước:

Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của phápluật được tổng hợp đầy đủ và cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc khônggắn với nhiệm vụ chi cụ thể Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụthể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu nàytrong dự toán chi ngân sách để thực hiện Việc ban hành chính sách thu ngân sáchphải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiệncác cam kết về hội nhập quốc tế

Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệphí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao đểchi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu

tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủtrình Quốc hội xem xét, quyết định Trường hợp bội thu ngân sách thì được sửdụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển,không sử dụng cho chi thường xuyên

Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển,không sử dụng cho chi thường xuyên

được bù đắp từ các nguồn sau:

- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc

và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

- Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc

tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm cáckhoản vay về cho vay lại

9

Trang 12

- Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa

phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư côngtrung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

- Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ

phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay

về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

- Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước

và do Quốc hội quyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phépbội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địaphương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước

Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương

- Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số

thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp

- Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo

phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp

- Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo

phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phươngkhông vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp

1.2.3 Công cụ tổ chức cân đối NSNN.

(1) Chính sách tài khóa cùng chiều

Khi mục tiêu của Chính phủ là cần phải đạt được Ngân sách cân đối cho dù sảnlượng có thể thay đổi thế nào thì chính sách tài khóa áp dụng sẽ chính là chính sáchcùng chiều, tức là thu và chi Ngân sách phải cùng tăng hoặc cùng giảm Theo đó,khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, tức là thu Ngân sách để làmcho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, kích thích sản xuất, gia tăng sản lượng sảnxuất tiêu dùng Ngược lại, khi sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng,thì nên giảm thu Ngân sách và giảm chi Ngân sách là tốt hơn để đưa sản lượng thực

tế giảm về gần mức sản lượng tiềm năng, kiềm chế được lạm phát Khi sản lượngthực tế chạm mức sản lượng tiềm năng, thực hiện tăng thu và chi Ngân sách sẽ làmgia tăng lạm phát, còn giảm thu và chi Ngân sách sẽ đưa nền kinh tế đến mức thấtnghiệp cao

(2) Chính sách tài khóa ngược chiều

10

Trang 13

Theo chính sách này, Chính phủ sẽ cố định mức thu và chi Ngân sách, để điềuchỉnh thay đổi mức thu còn lại Giả sử sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượngtiềm năng, muốn tăng mức sản lượng thực tế để chạm mức sản lượng tiềm năng thìcần phải tăng tổng cầu của nền kinh tế Cách thứ nhất là giữ nguyên các mức thuNgân sách mà chủ yếu là thu từ thuế, trong khi đó tăng chi Ngân sách để kích cầutiêu dùng Cách thứ hai là giữ nguyên nhu cầu chi Ngân sách, đồng thời giảm thuthuế Điều này dẫn đến thu nhập khả dụng của nền kinh tế tăng lên Phần thu nhậptăng thêm của dân chúng do được giảm thuế sẽ được đưa vào tiêu dùng và đầu tư,tức là tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, khiến sản lượng thực tế sẽ tăng chạmmức sản lượng tiềm năng.

Trong một số trường hợp, Chính phủ quyết định thay đổi cả mức thu và mức chiNgân sách để tạo ra trạng thái cân đối Tuy nhiên, mức thay đổi ra sao và xu hướngthay đổi như thế nào cần phải được tính toán rất cẩn trọng để tránh những tác độngngược chiều không mong đợi

Việc sử dụng chính sách tài khoá có tác dụng trong cân đối Ngân sách nhưngbản thân nó cũng chứa đựng những hạn chế nhất định

Thứ nhất, hạn chế về độ trễ thời gian Vì chính phủ phải mất một khoảng thời

gian nhất định (ít nhất 6 tháng) mới có thể nhận biết được sự thay đổi của tổng cầu

Và cũng cần phải có thời gian để Chính phủ cân nhắc các kế hoạch chi tiêu rồi mớiquyết định chính sách tài khóa

Thứ hai, việc tăng giảm thu chi Ngân sách luôn là một nhiệm vụ rất khó đối với

mọi Chính phủ, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của dân chúng và dễgây ra làn sóng phản đối chính quyền

Thứ ba, bội chi trong bối cảnh kinh tế suy thoái rất cao Khi đó, tăng chi tiêu

của Chính phủ thực chất sẽ làm tình trạng bội chi Ngân sách ngày càng lớn hơn dẫnđến không chỉ gây ra lạm phát mà còn gây áp lực gia tăng nợ công Chính vì nhữnghạn chế này mà các quốc gia có xu hướng can thiệp cân đối Ngân sách Nhà nướcbằng một chính sách vĩ mô khác có phản ứng mau lẹ hơn

(3) Chính sách tiền tệ nhằm tăng tổng cầu

Khi Ngân sách Nhà nước mất cân đối do sản lượng thực tế không chạm mứcsản lượng tiềm năng, cho dù là bội chi Ngân sách Nhà nước hay thặng dư Ngânsách Nhà nước thì Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp ngay.Bằng các công cụ điều chỉnh mức cung tiền như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thịtrường mở, lãi suất tái chiết khấu, chính sách tiền tệ tác động gián tiếp đến tổng cầu

11

Trang 14

của nền kinh tế khiến mức sản lượng thực tế thay đổi về hướng sản lượng tiềmnăng.

Nhìn chung, để có thể cân đối Ngân sách Nhà nước, đưa bội chi Ngân sách Nhànước về mức cho phép thì Chính phủ các quốc gia cần phối hợp cả hai nhóm chínhsách tài khoá và chính sách tiền tệ một cách hợp lý bởi bội chi Ngân sách đặc biệt ởmức độ cao là một bài toán khó và việc thực thi các chính sách để xử lý bội chikhông phải dễ dàng và thường có tác dụng hai mặt

1.2.4 Các biện pháp cân đối NSNN.

(1) Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thuế

Tăng thuế không chỉ hiểu đơn thuần là tăng các mức thuế suất mà còn bằngcách cải cách hệ thống các sắc thuê, mở rộng diện chịu thuế, kiện toàn và nâng caohiệu quả bộ máy hành thu nhằm chống thất thu thuế… Biện pháp này tạo thế chủđộng cho Nhà nước do thuế là công cụ trong tay Nhà nước nên việc ban hành mộtsắc thuế mới hay tăng thuế suất có thể triển khai ngay qua hệ thống hành thu Tuynhiên khi vận dụng biện pháp này thông qua hình thức tăng thuế suất còn bị phụthuộc vào mức độ chịu đựng của nền kinh tế Nghĩa là, tỷ lệ động viên này có đảmbảo lợi ích kinh tế trong quá trình phân phối của các chủ thể trong xã hội haykhông Nếu không, rất dễ dẫn đến phản tác dụng, hay nói cách khác, biện pháp nàynhư “con dao 2 lưỡi” Áp dụng biện pháp tăng thu quá đà sẽ dẫn đến triệt tiêu tiếtkiệm ở khu vực tư nhân, về lâu dài, sẽ dẫn đến thiếu vốn đầu tư phát triển nền kinh

tế Vì vậy, khi áp dụng biện pháp này, cần xem xét khả năng thu thuế cũng nhưnhững nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng và kiện toàn hệ thống thuế (nguyêntắc ổn định và lâu dài; nguyên tắc công bằng, nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn;nguyên tắc đơn giản) Bên cạnh đó, biện pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tínhhiệu quả của bộ máy thu thuế nhằm giảm thấp những tiêu cực có thể phát sinh

(2) Giảm chi NSNN

Biện pháp này hướng tới việc cắt giảm các khoản chi mang tính chất chưacấp bách, không quá thiết yếu đối với quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế,chính trị, xã hội của Nhà nước nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thuNgân sách và chi Ngân sách Cũng giống như tăng thu, cắt giảm chi tiêu Ngân sáchlàm cho nền kinh tế phải trả giá nhất định, đó chính là sự giảm sút tiết kiệm ở khuvực tư nhân Nên nhớ rằng, sự sụt giảm này không tương ứng với mức tăng quỹ dotiết kiệm của NSNN Giảm chi chỉ phát huy ưu điểm khi cắt giảm hợp lý như xoá

bỏ chi bao cấp, chi lãng phí, thực hành tiết kiệm chi tiêu qua việc nâng cao hiệuquả của quá trình kiểm soát chi tiêu công, cơ cấu lại hệ thống chi nhằm giảm nguy

12

Trang 15

cơ tham ô trong quá trình sử dụng vốn NSNN Như vậy, cần phân biệt giữa lãngphí với tăng chi tiêu để kích cầu; giữa tính hiệu quả, tiết kiệm với việc cắt giảm chitiêu Ngân sách một cách tùy tiện Nhưng nhìn chung, biện pháp này bị đánh giá làtiêu cực vì đứng trên góc độ điều tiết vĩ mô, các khoản chi tiêu của NSNN luôn ảnhhưởng đến lợi ích của công chúng, của doanh nghiệp nên việc cắt giảm chi tiêu dễgây phản ứng từ phía công luận.

(3) Vay nợ

Có thể nói, trong các biện pháp nhằm cân đối NSNN thì vay nợ là một biệnpháp khá phong phú Nguồn vay nợ của Chính phủ bao gồm: Vay nợ qua phát hànhcác giấy tờ có giá trên thị trường vốn trong và ngoài nước (phát hành công trái,phát hành trái phiếu Chính phủ, ); vay qua NHTW; vay từ các tổ chức tài chính -tiền tệ quốc tế; vay từ Chính phủ các nước khác Biện pháp này tận dụng đượcnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên thị trường Nếu những khoản vay trong nước giúpChính phủ thoát khỏi điều kiện ràng buộc từ các nhà tài trợ nước ngoài thì nguồnvốn quốc tế lại giúp Chính phủ có thể tranh thủ được những nguồn vốn với quy môlớn, có lãi suất ưu đãi Bên cạnh những lợi điểm trên, vay nợ cũng có những nhượcđiểm riêng Biện pháp này đã tạo ra áp lực lớn cho NSNN về tổng nợ quốc gia, từ

đó cần phải tính toán kĩ lưỡng những hiệu quả sử dụng vay tiền, thời hạn hoàn trả,lãi suất Quy mô vay trong nước có thể bị hạn chế trong nguồn vốn tích lũy của nềnkinh tế Do đó, nếu vay trong nước tăng lên thì dễ dẫn đến tình trạng suy giảm khảnăng đầu tư của các thành phần kinh tế Nhìn chung, càng vay nợ, càng gia tănggánh nặng nợ của Chính phủ Nếu bội chi NSNN kéo dài và không kiểm soát đượcthì sẽ ngày càng lún sâu vào lốc xoáy thâm hụt-suy thoái-khủng hoảng nợ công.Ngoài ra, vay nợ nhiều tạo áp lực buộc Nhà nước phải tăng thuế trong tương lại đểtrả nợ vay, gây tổn thất về tính hiệu quả của công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô -kinh tế và tăng gánh nặng trả nợ lên vai thế hệ tương lai

(4) Nhận viện trợ

Viện trợ có 2 loại: Viện trợ không hoàn lại 100% và viện trợ ưu đãi, tức làcho vay với mức lãi suất thấp, trong một khoảng thời gian dài Ưu điểm của nhậnviện trợ là có thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt trong hoạt động NSNNnhưng Chính phủ nhận viện trợ dễ bị tác động, phụ thuộc, đôi khi phải nhượng bộtrước những yêu cầu của nước viện trợ về kinh tế, chính trị, Vì thế, nhận viện trợcũng cần phải cân nhắc cẩn thận về tính hiệu quả cũng như cái giá phải trả khi sửdụng biện pháp này để bù đắp thâm hụt Ngân sách

(5) Phát hành tiền

13

Trang 16

Theo biện pháp này, Nhà nước phát hành tiền để bù đắp bội chi Ngân sách.

Do vậy, biện pháp này mang tính kịp thời cao, giúp Nhà nước nhanh chóng giảiquyết tình trạng bội chi mà không cần bận tâm đến gánh nặng của nợ quốc gia.Mặc dù rất nhiều ý kiến pháp tiêu cực, dễ dàng gây tổn thất cho nền kinh tế songnếu lượng tiền cung ứng tăng lên do phát hành tiền vẫn nằm trong giới hạn có thểkiểm soát của NHTW thì việc phát hành tiền lại là giải pháp để kích thích tăng cầu

về đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế Ngược lại, nếu phát hành tiền bị lạm dụngthì dễ dẫn đến lạm phát cao, gây ảnh hưởng nền kinh tế - xã hội, gây ảnh hưởngnặng nề đến uy tín của Nhà nước trước công chúng

Thực tế, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy họ đều pháthành tiền để bù đắp bội chi NSNN chỉ khác nhau về hình thức trực tiếp hay giántiếp mà thôi Vì biện pháp này sẽ giúp Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn đểcân đối Ngân sách mà không tốn kém nhiều chi phí hành thu Lưu ý rằng, Ngânhàng trung ương phát hành tiền trực tiếp cho Chính phủ vay sẽ là quả bom lạm phát

nổ chậm Nhưng nếu Ngân hàng trung ương phát hành tiền gián tiếp bằng cơ chếcho Chính phủ vay có đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ thì không những khônglàm tăng lạm phát mà còn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Bởi vậy, ngày nay các quốcgia không còn áp dụng hình thức phát hành tiền trực tiếp để bù đắp bội chi NSNNnữa

Như vậy, mỗi biện pháp xử lý bội chi NSNN đều có những ưu, nhược điểmriêng Vấn đề là tuỳ điều kiện của mỗi quốc gia mà Chính phủ có thể thực hiệnđồng bộ các biện pháp hoặc lựa chọn biện pháp trước mắt, biện pháp cơ bản, biệnpháp phụ trợ để đạt được mục tiêu cần đối NSNN

14

Trang 17

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021.

2.1 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 đến nay.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid – 19 của Việt Nam cũng như trên thế giới diễnbiến phức tạp từ cuối năm 2019 đến nay, nên tình hình tăng trưởng kinh tế của ViệtNam có nhiều biến động qua từng năm Vì vậy, có 2 giai đoạn tăng trưởng kinh tếtrước dịch bệnh từ năm 2018 – 2019 , và sau dịch bệnh từ năm 2020 đến nay

2.1.1 Giai đoạn trước dịch bệnh ( 2018 – 2019 )

Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng với tốc độ tăngtrưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,7%), là mức tăng cao nhất

kể từ năm 2011 Từ đó cho thấy, hình thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếptục đúng hướng và không có biến động mạnh Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5%(bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 43,3%), cao hơn nhiều so với mức bình quân33,6% của giai đoạn 2011-2015 Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiệnhành năm 2018 ước đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346USD so với năm 2017

Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm2017.Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP;khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuếsản phẩm trừ trợ ấp sản phẩm chiếm 9,98% Cụ thể, sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơcấu kinh tế là điểm nhìn tích cực trong năm 2018, đóng góp 0,65 điểm phần trăm vàogiá trị tăng thêm của toàn nền kinh (nông nghiệp và thủy sản lần lượt đóng góp 0,37 và0,23 điểm phần trăm), qua đó, góp phần tăng năng suất lao động và rút ngắn khoảng

15

Trang 18

cách năng suất với khu vực công nghiệp Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài đạt 175,5 tỷ USD, chiếm 71,7% tháng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14%

so với năm 2017

Vốn FDI thực hiện năm 2018 đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm

2017, nguồn vốn này đã đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế Kết quả này đạtđược là nhờ điều hành chính sách tài khóa tiếp tục linh hoạt, thận trọng, có sự phối hợpchặt chẽ với chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăngtrưởng

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thếgiới tiếp tục tăng trưởng chậm lại Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đềđịa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu,gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mạitoàn cầu Cách chức quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh

tế thế giới năm 2019 Ngày 1/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số09/CT-TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mụctiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019

Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2019 tiếp tục chuyểnbiến tích cực, đạt nhiều kết quả nhi bật GDP năm 2019 đạt kết quả fn tượng với tốc độtăng 7,02% Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017 Trong mức tăng trưởng 8,9% củakhu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức tăngtrưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăngthêm của toàn nền kinh tế Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai tròchủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp 2,33 điểmphần trăm

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ — 1,29% sau 3 năm giảm liên tụcnhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô, đóng góp0,09 điểm phần trăm Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%,đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung Nhìn chung, hoạt động thươngmại, dịch vụ của cả nước năm 2019 tiếp tục phát triển hn định và tăng trưởng khá.Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầusản xuất và tiêu dùng Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế được cải thiện, xuấtnhập khẩu hàng hóa xác lập kỷ lục mới, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mớitiếp tục tăng cao Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người laođộng tăng lên

16

Trang 19

2.1.2 Giai đoạn sau dịch bệnh ( 2020 – nay ).

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn thách thức lớn đối với kinh

tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Kinh tế thế giới được dự báo suy thoáinghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu doảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăngtrưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91% Tuy nhiên, với những giải pháp quyếtliệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép «vừa phòng chống dịch bệnh, vừaphát triển kinh tế – xã hội», kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trìtăng trưởng

Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công củanước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Trong khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sảnlượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơnnăm 2019 Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, biến đhi khíhậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậcthông qua các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ Trái ngược với ngànhlâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm

2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước

Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựngđạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăngchung Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăngtrưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm Đối vớikhu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2%trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõrệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cảnăm tăng 2,6% Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tínhiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữaViệt Nam và EU Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biếnphức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại,hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn

Kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng tăng trưởng không đồng đều giữacác khu vực Đại dịch COVID-19 kéo dài đã đẩy kinh tế thế giới rơi vào trạng tháikhủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 1930, kéo tăng trưởng xuống mức âm 3,1%

17

Trang 20

năm 2020 do gián đoạn chuỗi cung ứng, các biện pháp phòng vệ trước dịch bệnh vàảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế trên quy mô toàn cầu Đứng trước bốicảnh đó, các quốc gia đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sứckhỏe, an sinh xã hội đối với người dân Hiệu quả của các nỗ lực này được thể hiện khinăm 2021 kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng trở lại:

Một số vấn đề nhi bật của kinh tế Việt Nam năm 2021:

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế vớitốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăngthêm của toàn nền kinh tế Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát Năm 2021,trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để cáchchức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2021 giảm 0,18% so vớitháng 11-2021 và tăng 1,81% so với tháng 12-2020 Bình quân năm 2021, CPI tăng1,84% so với năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Lạm phát cơ bản 12tháng tăng 0,81% Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thếgiới.Cùng với việc giữ được các thị trường xuất khẩu truyền thống, doanh nghiệp ViệtNam đã tận dụng khá tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do , nhất là các hiệpđịnh FTA thế hệ mới

Đầu tư phát triển còn nhiều dư địa cho tăng trưởng trung hạn Theo báo cáo của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021tăng 3,2% so với năm 2020 Tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm quanhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trongnước và trên thế giới.Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi, vốn đăng kýmới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tintưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, vốnFDI thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm2020

Về tăng trưởng GDP Trong quý II/2022, GDP tăng 7,72% - tốc độ tăng cao nhấttrong 11 năm qua, góp phần đưa GDP 6 tháng đầu năm tăng ở mức 6,42% Con số trêncho thấy rõ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vănphòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, có 44/63 các tỉnh, thành phố có tốc độ tăngtrưởng trên 6% đã thể hiện được tính đồng đều trong phục hồi của các địa phương

18

Trang 21

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)bình quân 6 tháng tăng 2,44%, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trongđiều kiện khó khăn, thu ngân sách 6 tháng ước đạt 66,1%, dự toán tăng 18,8%, kimngạch xuất nhập khẩu đạt 371 tỷ USD (tăng 16,4%), xuất siêu 6 tháng là 710 triệuUSD, an ninh lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ điện, xăng dầu Trong 6 thángđầu năm, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tăng trưởng tín dụng đạt 8,85% so với cuốinăm 2021.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phát triển ổn định, nhiều lĩnh vựcphục hồi nhanh, nông nghiệp phát triển ổn định, xuất khẩu nông sản 6 tháng đạt 28 tỷUSD Trong quý II/2022, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 9,87%;thương mại, dịch vụ là điểm sáng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêudùng tăng 19,5% so với cùng kỳ, tính chung 6 tháng tăng 11,7%

2.2 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019-2021 2.2.1 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2019.

Năm 2019 tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, có nhiều yếu tố không thuận lợi,kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; trong nước, nhiều khó khăn, hạn chếtồn tại của nền kinh tế cùng với thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớnđến sản xuất, đời sống nhân dân và thu, chi NSNN

- Quyết toán thu NSNN đạt 1.553.612 tỷ đồng tăng 142.312 tỷ đồng (+10,1%)

so dự toán, chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất, thu khác ngânsách, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô

- Quyết toán chi NSNN là 1.526.893 tỷ đồng, giảm 106.407 tỷ đồng, bằng

93,5% so với dự toán, chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bịhủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của LuậtNSNN

Quyết toán số bội chi ngân sách Nhà nước năm 2019 là 161.490,73 tỷ đồng, bằng2,67% GDP thực hiện, giảm 60.509,27 tỷ đồng (1% GDP) so với dự toán.Trong đó, sốthu theo dự toán là 1.553.611,589 tỷ đồng, thu chuyển nguồn năm 2018 sang năm

2019 là 434.356,624 tỷ đồng, thu từ kết dư năm 2018 là 150.570,478 tỷ đồng và thu từquỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước là 1.100,755 tỷ đồng

19

Trang 22

Tổng số chi cân đối là 2.119.541,763 tỷ đồng, trong đó chi theo dự toán là1.526.892,949 tỷ đồng, chi chuyển nguồn sang năm 2020 là 592.648,814 tỷ đồng Bộichi 161.490,730 tỷ đồng, bằng 2,67% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địaphương 177.193,703 tỷ đồng) Số liệu này chưa điều chỉnh giảm dự toán chi thườngxuyên đồng thời tăng tương ứng dự toán chi đầu tư phát triển năm 2019 của Bộ Tàichính (2.240,21 tỷ đồng).

Thu ngân sách năm 2019 vượt dự toán 10,1% thể hiê •n sự cố gắng, nỗ lực của Chínhphủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện quản lý thu, cải cách hànhchính trong quản lý thuế Tuy nhiên, số tăng thu 2019 chủ yếu từ đất, tài nguyên và từthu hồi vốn của nhà nước… thể hiện cơ cấu thu chưa bền vững, phụ thuộc nhiều cácyếu tố thiếu ổn định, không thường xuyên.Đồng thời vẫn còn tồn tại mô •t số hạn chế,bất câ •p như chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi; nhiều khoản chithường xuyên quan trọng không đạt dự toán; tình trạng chi chưa đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức chưa được khắc phục triệt để; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm

2019 chậm, trong đó chi đầu tư phát triển ngân sách Trung ương chỉ đạt 60% so với dựtoán…

Bội chi giảm còn do giải ngân vốn đầu tư công chậm, đặc biệt là giải ngân vốnODA và vay ưu đãi nước ngoài, đồng thời còn do dự toán bội chi chưa sát, nhiều địaphương không bội chi như dự toán được giao

Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sáchNhà nước có xu hướng tăng nhanh làm giảm mạnh dư địa cho nhiệm vụ chi đầu tưphát triển, có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ số tín nhiệm quốc gia

2.2.1 Thực trạng cân đối Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2020.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2020

Dự toán thu NSNN là 1.539 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 1.349,85nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự toán, giảm 189.200 tỷ đồng

Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và những diễn biếnthất thường của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; nhưng nhờ triển khai thực hiện

có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, cùng với sự phục hồi của nền kinh tếnhững tháng cuối năm đã góp phần làm gia tăng số thu NSNN

Bên cạnh đó, cơ quan Thuế, Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượngchức năng tập trung làm tốt các giải pháp thu ngân sách tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất - kinh doanh, đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thiểu việc lợidụng chính sách để trục lợi; đẩy mạnh công tác chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu,

20

Ngày đăng: 22/02/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w