Có nhiều nghiên cứu về hoạt chất trong cây Ma hoàng, hàm lượng hoạt chất có thể khác nhau giữa các bộ phận, các loài, từng vùng trồng và từng mùa.. Để tìm hiểu sâu hơn về tác dụng trong
TỔNG QUAN
Đặc điểm thực vật
: Plantae : Gnetophyta : Gnetopsida : Ephedrales : Ephedraceae : Ephedra
Cây Ma hoàng còn gọi là Thảo ma hoàng, xuyên Ma hoàng, sơn Ma hoàng, Mộc tặc ma hoàng, mộc Ma hoàng, Trung ma hoàng
Tên khoa học Ephedra sinica, Ephedra equisetina, Ephedra intermedia, tên nước ngoài là Chinese ephedra, thuộc họ Ma hoàng Ephedraceae
Tên Ma hoàng vì vị thuốc có vị ma (cay cay tê tê, không rõ rệt), màu vàng Tên Ephedra do chữ Epi có nghĩa là trên, hedra có nghĩa là đất, ý nói là cây thuốc mọc trên đá, chữ sinica có nghĩa là mộc tặc, ý nói có loài Ma hoàng giống cây mộc tặc (cỏ tháp bút)
Trên thị trường, thường lưu hành nhiều loài Ma hoàng, nhưng chủ yếu là một số loài sau:
- Thảo ma hoàng, còn gọi là Điền Ma hoàng hay xuyên Ma hoàng, (Herba Ephedrae sinicae) hái từ cây Thảo ma hoàng Ephedra sinica Staph
- Mộc tặc ma hoàng còn gọi là Mộc Ma hoàng (Herba Ephedrae equisetinae), hái từ cây Mộc tặc ma hoàng (Ephedrae equisetinae Bunge
Ngoài ra còn Trung ma hoàng (Herba Ephedrae intermediae) hái từ cây Trung ma hoàng Ephedra intermedia Schrenk et Mey Song tuệ Ma hoàng hái từ cây Tuệ Ma hoàng Ephedra disrachya L …[5]
Thảo ma hoàng Ephedra sinica là một cây mọc thẳng đứng cao chừng 30-70 cm, thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6 cm, trên có rãnh dọc Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hoá thành vẩy nhỏ, phía dưới là màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong, hoa đực hoa cái khác cành, cành hoa đực nhiều họa hơn (4 - 5 đôi ), quả thịt, màu đỏ giống như quả nho Vì cây lại hay mọc ở bờ biển cho nên châu Âu gọi Ma hoàng là loại nho biển
(Raisin de mer ) Hạt hơi thò ra
Mộc tặc ma hoàng - Ephedra equisetina - cũng là là một cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao tới 2m, cành cứng hơn, màu xanh xám hay hơi có phần trắng, đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1 - 3cm, lá dài 2mm, màu tía Hoa đực và hoa cái khác cành, quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng
Như vậy chi căn cứ vào chiều dài của đốt ta cũng có thể phân biệt hai loài Ma hoàng: thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3 - 6cm ), hạt thò ra, còn Mộc tặc ma hoàng đốt ngắn hơn (1-3cm), hạt không thò ra [6]
Tuy nhiên loài Trung ma hoàng Ephedra intermedia cũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Tháo Ma hoàng chỉ khoảng 1,5-2mm
Hình 3 Đốt của các loại Ma hoàng [6]
1 Thảo ma hoàng – Ephedra sinica
2 Mộc tặc ma hoàng – Ephedra equisetina
3 Song tuệ ma hoàng Ephedra distachya
Quả bao bọc bởi những lá bắc tồn tại trong nước nước màu đỏ, chứa 2 hạt Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-8
Loài Ephedra intermedia Schreck ex Mey và E eqisetina Bunge cũng được dùng với công dụng tương tự [4]
1.2 Phân bố, thu hái, chế biến
Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, số lượng dùng hiện nay đều nhập từ Trung Quốc Đối với thế giới, Ma hoàng Trung Quốc cũng được coi là tốt nhất, vì nhiều hoạt chất Tại Trung Quốc, Ma hoàng có nhiều ở Hoa Bắc, Tây Bắc, chủ yếu là mọc hoang Ma hoàng dùng trong nước và xuất cảng, loài phổ biến nhất là thảo mà hoàng, rồi đến mục tặc Ma hoàng thường bán hai thứ lẫn lộn, loài trong Ma hoàng thường chỉ tiêu thụ trong nước tại nơi có cây, ít khi bán đi nơi khác Người ta thường thu hái Ma hoàng vào mùa thu, trong khi nghiên cứu định lượng hoạt chất, người ta cũng thấy vào mùa thu, hoạt chất đạt tới 100 % thì vào mùa xuân hoạt chất chỉ còn 25 - 30 %, nếu chạm thu hoạch vào mùa đông hoạt chất còn có 50 % Trong bộ sách thuốc cổ nhất của Trung Quốc (Thần nông bản thảo ), người ta cũng đã quy định Ma hoàng phải hái vào tiết lập thu, khi thân còn hơi xanh, bỏ các mẫu và quả Khoa học hiện nay đã chứng minh kinh nghiệm đó là đúng Đốt và quả chứa rất ít alcaloid, nếu đợi cây già, ngả màu nâu thì vị thuốc hết hiệu lực, chỉ dùng cho trâu bò ăn mà thôi
Ma hoàng: bỏ phần gốc thân hó gỗ, rễ còn sót và tạp chất, cắt đoạn, phơi khô
Mật Ma hoàng: lấy Ma hoàng, thêm mật ong và ít nước sôi, tẩm đều, ủ một lúc rồi sao nhỏ lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội Cứ 100 kg
Ma hoàng dùng 20 kg mật ong.
Thành phần hoá học
Ma hoàng chứa các alkaloid ephedrine, pseudoephedrine (isoephedrine), norpseudoephedrine (Cathine), norephedrine, methylephedrine, methylpseudoephedrine [14], tannin [15], và các thành phần khác, bao gồm quinolin và acid 6-hydroxykynurenic [13] Thân cây chứa khoảng 0,5-2,5%
7 alkaloids, với ephedrine chiếm 30-90% tổng hàm lượng alkaloid Sự thay đổi hầm lượng phụ thuộc vào loài được thu hoạch và phần của cây được sử dụng Ví dụ, thân cây gỗ có ít chất kiềm và trái cây và rễ thực tế không có, trong khi thân cây mềm hơn có chứa tới 2,5% hoạt chất kiềm Ephedra sinica thường chứa nồng độ alkaloids lớn hơn đáng kể so với Ephedra intermedia [17], [18] Các loài Bắc Mỹ, Ephedra nevadensis dường như hoàn toàn không có alcaloid Các phương pháp chiết khác nhau cũng mang lại số lượng hợp chất hoạt động khác nhau [19] Ở Ephedra sinica, pseudoephedrine thường được tìm thấy dưới dạng D-pseudoephedrine và ephedrine thường là L-ephedrine, trong khi ephedrine được sản xuất tổng hợp thường là hỗn hợp cả hai loại [16], [19]
Trước đây Ma hoàng chỉ là một vị thuốc kinh nghiệm lâu đời của đông y, vào những năm 1885 và 1887 hai nhà bác học Nhật Bản là Nagai và Hamanashi chiết được từ vị Ma hoàng và chất ancaloid gọi là ephedrin Từ đó Ma hoàng được dùng cả trong tây y Nhưng dần dần, người ta thấy là tuỳ theo nguồn gốc
Ma hoàng, hoạt chất thay đổi, tỷ lệ hoạt chất cũng thay đổi Trong Ma hoàng người ta đã chiết được những hoạt chất chủ yếu sau đây: Ephedin hay L-
Ephedrin (hình 3), C10H15NO, D-pseudoephedrin C10H15NO, L-N metyl ephedrin C11H17NO, D-metyl ephedrin C11H17NO, L-norephedrin C9H13NO [8]
Trong tất cả những hoạt chất kể trên, ephedrin có tác dụng hơn cả, tỷ lệ vào mùa thu cao hơn, có thể đạt tới 1-3 %, sau đến D-pseudoephedrin chừng 0,20 %, những hoạt chất khác đều ở những tỷ lệ rất thấp Sau đây là tỷ lệ ancaloit toàn phần trong một số loài Ma hoàng thường gặp, đồng thời tỷ lệ của chất ephedrin hay L-ephedrin trong đó: (Bảng 1):
- Dược điển Trung Quốc có quy định vị Ma hoàng dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 0,8 % ancaloid toàn phần, độ tro không được quá 9%
- Ngoài các chất kể trên, năm 1934 Triệu Thừa Hà và Mai Bân Phu (Trung Hoa y học tạp chí, 20: 697 )đã chiết được từ Thảo ma hoàng một chất gọi là ephedin C8H18N2O3, độ chảy 76-87 0 C [8]
Bảng 1 Tỷ lệ ephedrin trên tổng thành phần alcaloid của từng loại Ma hoàng [8]
Loài Ma hoàng Tỷ lệ alkaloid Tỷ lệ ephedrin
Tác dụng sinh học
Các alcaloid loại Ephedrine (ETA) là thành phần hoạt chất chính của Ephedra (thảo dược truyền thống của Trung Quốc) dùng để điều trị hen suyễn và nghẹt mũi Cho đến gần đây, một lượng lớn Ephedra đã được sử dụng trong chế độ ăn kiêng để giảm cân và trong thể thao Tuy nhiên, sử dụng bừa bãi của các sản phẩm có chứa ETA đã dẫn đến hơn 1 000 trường hợp bất lợi [12]
Dược lý lâm sàng: Hai hoạt chất chính của Ma hoàng: ephedrin và pseudoephedrin, là những thuốc giống thần kinh giao cảm mạnh, kích thích các thụ thể của adrenalin bela-1 và beta-2 Tác dụng của pseudophedrin giống tác chung của ephedrin, nhưng hoạt tính hạ huyết áp và kích thích hệ thần kinh trung ung hơi yếu hơn Một phần tác dụng ngoại biên của ephedrin là do giải phóng norepinephrin, nhưng cũng do kích thích trực tiếp thụ thể của adrenalin
Sự miễn dịch nhanh phát triển, và những liều dùng nhắc lại nhanh chóng trở nên kén hiểu quả do tiêu hao dự trữ norepinephrin, khi dùng Ma hoàng kéo dài [4]
Tác dụng dược lý của Ma hoàng chủ yếu là tác dụng dược lý của chất ephedrin hay l-ephedrin Xem công thức của ephedrin chúng ta thấy khá giống công thức của adrenalin (Hình 4) Do đó ta thấy tác dụng của ephedrin gần giống tác dụng của adrenalin, tuy có yếu hơn, nhưng thường lâu hơn Sau đây là một số tác dụng chính :
✓ Tác dụng giống thần kinh giao cảm: Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản, rất thích hợp cho những trường hợp do phế quản có mà thở khó khăn, đối với cơ trơn của ruột và dạ dày, ephedrin có tác dụng ức chế (giảm) nhu động, ephedrin có tác dụng kích thích cơ tim và làm co nhỏ mạch máu ngoại vi, làm cho tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao và kéo dài, khi trúng độc hoặc nhỏ vào mắt thì làm giãn đồng tử, ephedrin còn làm lượng huyết đường tăng cao, chuyển hoá tăng, co nhỏ lá lách làm tăng lượng hồng huyết cầu
✓ Kích thích thần kinh trung ương: Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ đại não làm cho tinh thần phấn chấn, giảm ngắn tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, hưng phấn trong khu hộ hấp Nhỏ ephedon (3-5 %) vào mắt gây giãn đồng tử, nhưng tác dụng chỉ kéo dài vài giờ Ephedrin ít có giá trị dùng làm thuốc gây giãn đồng tử khi có viêm Ephedrin thường làm giảm co bóp cơ trơn tử cung, nên được dùng để giảm đau trong đau kinh Ephedrin kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương Tác dụng của thuốc có thể kéo dài trong nhiều giờ sau khi uống Ephedrin kích thích thụ thể của adrenalin alpha ở tế bào cơ trơn của đáy bàng quang, làm tăng sức kháng đối với sự chảy nước tiểu ra ngoài Do đó, Ma hoàng được dùng điều trị đái dầm
✓ Tác dụng tim mạch: giống như epinephrin (adrenalin ), ephedrin kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và kích thích tim Ephedrin khác epinephrin là có tác dụng khi uống có thời gian tác dụng dài hơn nhiều, và tác dụng rõ rét hơn trên hệ thần kinh trung ương, nhưng kém mạnh hơn nhiều Thuốc làm tăng nhịp tim, hiệu suất tim và tăng sức kháng của mạch ngoại biên, do đó gây tăng huyết áp kéo dài Tác dụng tim mạch của ephedrin kéo dài gấp 10 lần so với epinephrin Ephedrin làm tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương và áp suất mạch Lưu lượng máu ở thận và nội tạng giảm, trong khi lưu lượng máu động nach vành, não và cơ tăng
Hình 7 So sánh cấu trúc L-ephedrin, L-N-methyl ephedrin, L-norephedrin [8]
✓ Tác dụng miễn dịch nhanh (tachyphylaxie ): nếu dùng Ma hoàng hay ephedrin liên tục thì chúng có hiện tượng mọi tác dụng nói trên kém đi rất mau (đối với adrenalin không có hiện tượng này ) Về cơ chế tác dụng của ephedrin, hiện nay ý kiến chưa thống nhất: có tác giả cho rằng do ephedrin có cấu tạo giống như adrenalin cho nên ephedrin có tác dụng trực tiếp trên các cơ quan như adrenalin, nhưng một số tác giả (Gaddum và Kwiatkowski, 1938, Blaschko, 1952 )lại cho rằng ephedrin có tác dụng gián tiếp bằng cách bảo vệ chất adrenalin trong cơ thể khỏi bị phá huỷ bởi men monoaminoxydaza, tuy nhiên giả thuyết của các tác giả này chưa được chứng minh đầy đủ bằng thực nghiệm cho nên còn phải nghiên cứu sâu hơn nữa
✓ Tác dụng gây ra mồ hôi: trên lâm sàng Ma hoàng gây ra mồ hôi rõ rệt nhưng tác dụng này chưa được chứng minh và giải thích thích đáng bằng thực nghiệm Còn cần nghiên cứu nữa
✓ Ngoài ra Ma hoàng và ephedrin còn có tác dụng thông tiểu tiện, kích thích bài tiết nước giải, bài tiết dịch vị
✓ Tác dụng của ephedin, lại ngược lại với tác dụng của ephedrin Theo báo cáo của Trần Khắc Khôi (1935, Chinese M physiol, 9: 17 - 20 )thì ephedin làm hạ huyết áp, tăng sự co bóp của từ cung chuột bạch, tăng nhu động ruột của thỏ, hơi kích thích hô hấp
✓ Tác dụng dược lý của rễ Ma hoàng Theo sự nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản [11], thì tác dụng dược lý của rễ Ma hoàng hoàn toàn ngược lại với tác dụng của cành và thân Ma hoàng nếu dùng cao lỏng rẻ Ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vị giãn ra, hô hấp tăng nhanh [9]
✓ Tác dụng gian phế quản và chống ngạt mũ: ephedrin, giống như epinephrin, gây giãn cơ phế quản và là thuốc giãn phế quản mạnh do hoạt hóa thụ thể của adrenalin beta trong phối Tác dụng giãn cơ chế quản của ephedrin kém hơn nhưng kéo dài hơn so với epinephrin Do đó, chỉ dùng ephedrin cho người có hern cấp tính thẹ, và trong ca bệnh mạn tính cần
12 dùng thuốc để duy trì Ephedrin như các thuốc giống thần kinh giao cảm khác, tác dụng với các thụ thể của adrenalin alpha, gây co mạch và tái xanh khi áp dụng tại chỗ ở bề mặt niêm mạc mũi và họng (trên 3 ngày )
Có thể gây sung huyết hồi ứng và viêm mũi mãn tính Cả ephedrin và pseudoephedrin đều có tác chung khi uống để chống ngạt mũi trong trường hợp viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả kém khi dùng điều trị viêm mũi do cảm lạnh
✓ Các tác dụng khác: gây mẫn cảm chuột lang bằng tiền kháng nguyên, sau
3 tuần, gây dị ứng nhẹ bằng cách đưa kháng nguyên vào đường hô hấp trong buồng khí dung Chuột lang không được điều trị sẽ bị khó thở và có thể chết Ma hoàng kéo dài thời gian cầm cự hoặc hạ thấp tỷ lệ chết
Chỉ định, chống chỉ định
- Điều trị hen suyễn, viêm xoang như một chất kích thích
Ngày nay, Ma hoàng được bào chế sẵn đạng viên nén, viên nang, chiết xuất và rượu thuốc [20]
- Điều trị chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang
- Điều trị hạ huyết áp trong gây tê tuỷ sống Điều trị hỗ trợ hạ huyết áp trong những trường hợp hạ huyết áp chưa cải thiện khi đã bù đủ dịch tuần hoàn [3]
- Dương hư tự ra mồ hôi [2]
- Đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase
- Cường giáp và không điều chỉnh được
- Hạ kali huyết chưa được điều trị
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Bệnh tim do thiếu máu cục bộ [3]
- Người có huyết khối động mạch vành
- PNCT và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi [4]
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tổng quan về vị thuốc Ma hoàng, những tài liệu, các công trình khoa học liên quan
Tiểu luận được tiến hành tìm hiểu từ tháng 09 năm 2019 đến ngày 30 tháng
Tổng quan về vị thuốc Ma hoàng trong các cuốn sách, tạp chí, website
Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan vị thuốc Ma hoàng, bao gồm: đặc điểm thực vật, thành phần hoá học, tác dụng sinh học, chỉ định, chống chỉ định
Thứ hai, tìm hiểu về tính vị, quy kinh, tác dụng vị thuốc Ma hoàng theo Y học cổ truyền,
Thứ ba, tìm hiểu về một số bài thuốc chưa vì thuốc Ma hoàng, phân tích bài thuốc theo Y học cổ truyền
Thứ tư, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao vai trò, ứng dụng vị thuốc Ma hoàng trong chữa bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp này nhằm thu thập thông tin, dữ kiện trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã được công bố chứ không phải trực tiếp thu thập lần đầu Phương
15 pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương của tiểu luận và tập trung chủ yếu ở chương tổng quan Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới tiểu luận, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó
Trong quá trình nghiên cứu, tiểu luận đã được nghiên cứu từ các tiểu luận nghiên cứu khoa học, luận án, sách tham tham khảo, chuyên khảo, tạp chí… có liên quan đến vị thuốc Ma hoàng
Phương pháp này sử dụng phổ biến ở Chương 1
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến
Tổng hợp là việc từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, từng vấn đề đơn lẻ tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, từ đó tìm hiểu từng đối tượng nghiên cứu Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của vấn đề, trong khi đó phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung trong một tổng thể các mối liên hệ và các khía cạnh khác nhau của vấn đề Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thành tựu và hạn chế, bất cập vấn đề
Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê của vấn đề được sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng bảng biểu để minh chứng cho các bằng chứng về các phân tích hay nhận định về vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật đơn lẻ cho đến các nguyên lý phổ biến Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp diễn dịch trong việc nghiên cứu về vị thuốc Ma hoàng Trên cơ sở thông tin được thu thập chủ yếu của các bài báo, tạp chí, nghiên cứu và được tổng hợp thành những nhận định, đánh giá
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Công năng, chủ trị theo Y học cổ truyền
Ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm.Vào phế, bàng quang [2]
- Phát hãn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thuỷ [2]
- Cảm mạo phong hàn, tức ngực, ho suyễn, hen phế quản, phù thũng [2]: + Cảm mạo phong hàn do lạnh, đua đầu, không có mồ hôi
+ Cảm mạo, viêm khí quản, hen suyễn
+ Viêm phế quản mạn tính, lao
+ Suy nhược cơ thể, nhịp tim không đều có ngoại tâm thu
+ Đau nhức các khớp không có nóng đỏ
+ Sưng phổi do biến chứng sỏi
Việc sử dụng vị thuốc Ma hoàng trong điều trị các bệnh nói trên có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp trong các bài thuốc.
Các bài thuốc có chứa vị thuốc Ma hoàng
Bảng 2 Thành phần, hàm lượng bài thuốc ”Tiểu thanh long thang” [10]
Tế tân : 6g Ngũ vị tử : 6g
Trị ngoại cảm phong hàn, bên trong có thuỷ thấp, đờm ẩm ứ trệ [10]
Bảng 3 Thành phần, hàm lượng bài thuốc “Ma hoàng thang”
Ngoại cảm phong hàn biểu hư [10]
2.3 QUẾ CHI THƯỢC DƯỢC TRI MẪU THANG
Bảng 4 Thành phần, hàm lượng bài thuốc “Quế chi thược dược tri mẫu thang”
Bạch truật 12 g Sinh khương 5 lát
Trị phong hàn thấp tý gây nên táo, toàn thân và chân tay, các khớp đau nhức, sưng, nóng, toàn thân không sốt rõ rệt.
Phân tích bài thuốc “Tiều thanh long thang”
Tiểu thanh long thang là bài thuốc 1.500 năm tuổi của của danh y nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Trương Trọng Cảnh
Tế tân : 6g Ngũ vị tử : 6g
3.2 Nhóm thuốc, công năng, chủ trị [10]
3.2.1 Nhóm thuốc: tân ôn giải biểu
3.2.2 Công năng: giải biểu, tán hàn, ôn phế, hoá ẩm
3.2.3 Chủ trị: trị ngoại cảm phong hàn, bên trong có thuỷ thấp, đờm ẩm ứ trệ
3.3 Phân tích các vị thuốc [2]
3.3.1 Đặc điểm các vị thuốc
Bảng 5 Phân tích các vị thuốc “Tiểu thanh long thang”
Phần trên mặt đất đã phơi/sấy khô (Herba)
Phát hãn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thuỷ
Cảm mạo phong hàn, tức ngực, ho suyễn, hen phế quản, phù thũng
Dương hư tự ra mồ hôi
Cành phơi/sấy khô (Ramulus)
Vào kinh phế, tâm, bàng quang
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí
Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù, đái không thông lợi Âm hư hoả vượng, PNCT
Thân rễ phơi/sấy khô (Rhizoma)
Giáng nghịch, cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ
Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm kết với khí gây mai hạch khí Âm huyết hư, tân dịch kém, PNCT
Rễ, thân rễ phơi khô (Radix, Rhizoma)
Vào tâm, phế, thận, can
Khu phong, tán hàn, thông khiếu, giảm đau, ôn phế, hoá đàm ẩm
Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn Âm hư hoả vượng, Không phối hợp với Lê lô
Rễ (Radix) Đắng, chua, hơi hàn
Quy kinh tỳ, can, phế
Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống
Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sốt
Không dùng cùng Lê lô
Quy kinh tâm, phế, vị, thận, đại tràng Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn
Rễ, thân rễ đã phơi/sấy khô (Radix Rhizoma)
Vào kinh tâm, phế, tỳ, vị và thông
Bổ tỳ, ích khí, phục mạch
Tỳ vị hư nhược, hoá đờm chỉ ho, mạch kết đại (mạch dừng)
Không dùng chung với Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại
Quả chín phơi/sấy khô (Fructus)
Liễm phế, chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần
Ho lâu ngày, hư suyễn; mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, tiêu chảy kéo dài, tân dịch hao tổn; mất ngủ Đang cảm sốt cao, sốt phát ban
3.3.2 Hình ảnh các vị thuốc
Hình 9 Vị thuốc Ma hoàng
Hình 10 Vị thuốc Quế chi
26 Hình 11 Vị thuốc tế tân
Hình 12 Vị thuốc can khương
27 Hình 13 Vị thuốc bán hạ
Hình 14 Vị thuốc ngũ vị tử
Hình 15 Vị thuốc bạch thược
Hình 16 Vị thuốc Cam thảo
3.4 Phân tích quân – thần – tá – sứ [10]
Bảng 6 Phân tích quân – thần – tá – sứ “Tiểu thanh long thang”
Phát hãn tán hàn để giải biểu
Tuyên phát Phế khí, bình suyễn khái
Hoá khí, hành thuỷ để lợi ẩm ở phần lý
Tế tân Ôn phế hoá ẩm, giúp Ma hoàng và Quế chi giải biểu, khứ tà
Bạch thược Bán hạ chế
Liễm phế khí, chỉ khái
Táo tấp hoá đờm, hoà vị giáng nghịch
Sứ Chích cam thảo Ích khí hoà trung, điều hoà các vị thuốc tân, ôn
Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, giải biểu, tuyên Phế, bình suyễn; Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn vừa ôn hoá đờm ẩm;
Bán hạ: táo thấp, hoá đờm; Ngũ vị tử: liễm Phế, chỉ khái; Bạch thược hợp với Quế chi để điều hoà vinh vệ;
Cam thảo làm giảm bớt tính cay nóng của Ma hoàng, Quế chi và Can khương
− Sợ lạnh, không mồ hôi, tăng lượng Ma hoàng, Quế chi, hoặc thêm Sinh khương, Đại táo
− Đờm ẩm nhiều, tăng Bán hạ, Can khương, Tế tân, hoặc thêm Trần bì,
− Ho, suyễn, thêm Hạnh nhân, Lai phục tử
− Ngực đầy trướng, tức trướng, thêm Trần bì, Chỉ xác
− Phù thũng: thêm Bạch truật, Phục linh
3.6 Cách dùng và kiêng kỵ [10]
− Sắc thuốc thang với nước, chia làm ba lần, uống trong ngày
− Nên uống lúc nóng để tăng tác dụng
Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng, ho khan không đờm, PNCT
Bài này được dùng để trị viêm phế quản mạn tính, hen phế quản có các triệu chứng ho khó thở, đờm loãng trắng, rêu lưỡi trắng
Cơ sở dữ liệu về tổng quan vị thuốc Ma hoàng là nền tảng để phát triển những nghiên cứu khoa học về tác dụng trong YHCT cũng như YHHĐ
Từ đặc điểm thực vật, giúp ta nhận biết, phân biệt được cây Ma hoàng, các loài Ma hoàng, vị thuốc Ma hoàng, để không nhầm lẫn với các cây thuốc, vị thuốc khác.Việc này có ý nghĩa quan trọng trong bước đầu của việc điều trị bệnh bằng loài cây này Những sai lầm trong việc sử dụng từ việc nhận biết sai vị thuốc làm cho không đạt được mục tiêu điều trị, việc điều trị không có ý nghĩa, không có kết quả Do đó việc nắm vững đặc điểm thực vật Ma hoàng là điều tiên quyết
Trong chữa bệnh, cũng cần nắm vững tác dụng sinh học của vị thuốc Mỗi bệnh được chữa trị bằng nhiều vị thuốc, một vị thuốc cũng có thể chữa được nhiều bệnh Tìm hiểu tác dụng sinh học của thuốc giúp sử dụng đúng thuốc đúng bệnh, đúng liều lượng
Từ xưa, Ma hoàng được sử dụng rộng rãi trong dân gian với nhiều tác dụng chữa bệnh, ngày nay cũng được ứng dụng rộng rãi trong Y học,…Vị thuốc Ma hoàng xuất hiện trong các bài thuốc cổ, các bài thuốc gia giảm,…với các tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh Nhiều công ty đã nghiên cứu vị thuốc Ma hoàng, bài thuốc chứa Ma hoàng, tạo ra nhiều sản phẩm đông y mang lại hiệu quả đáng kể
Việc sử dụng rộng rãi, phổ biến vị thuốc này cũng dẫn đến sự kiểm soát lỏng lẻo của Nhà nước Vị thuốc Ma hoàng thực sự có tác dụng tốt, nhưng nếu nguồn gốc thuốc không đảm bảo thì sẽ có nhiều hậu quả không lường trước Các tác dụng không mong muốn không chỉ đến từ thuốc mà còn đến từ những “bẩn” trong nguồn vị thuốc Ma hoàng như chất bảo quản, chống nấm,…
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về Ma hoàng ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cho con người khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu
- Ma hoàng là một vị thuốc được biết đến và sử dụng từ lâu đời và nhiều nơi trên thế giới
- Vị thuốc Ma hoàng có nhiều tác dụng, được ứng dụng rộng rãi trong cả YHHĐ và YHCT
- Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt chất, tác dụng của vị thuốc Ma hoàng KIẾN NGHỊ
- Cần phát triển và nghiên cứu cây Ma hoàng tại Việt Nam
- Khuyến khích, đầu tư nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến Y học của vị thuốc Ma hoàng
- Kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, quản lý chặt chẽ chất lượng dược liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1 Bài thuốc quanh ta, Ma hoàng thang – Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn, sợ lạnh, http://baithuocquanhta.com/bai-thuoc/bai-thuoc-ma-hoang- thang/, truy cập ngày 28/10/2019
2 Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học, Hà Nội
3 Bộ Y tế (2015), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật,Hà Nội
4 Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
5 Đỗ Tất Lợi (2004, tr 614-615), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
6 Đỗ Tất Lợi (2004, tr.615), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
7 Đỗ Tất Lợi (2004, tr 615-616), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
8 Đỗ Tất Lợi (2004, tr 616), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB
9 Đỗ Tất Lợi (2004, tr 617), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB
10 Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2009), Phương tễ học, NXB Thuận Hóa, Huế
11 Lưu Mê Đạt Phu, Mộc Thôn Hùng Tứ Lang (1940, tr 424), Hoa hán dược dụng thực vật, Nhật Bản
Tài liệu tiếng nước ngoài
12 Betz, J M., Gay, M L (2009), “Chiralgas chromatographic determination of ephedrine-type alkaloids in dietary supplements containing ma huang”,