1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cp sợi hòa thọ thăng bình (1)

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 10,19 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (11)
    • 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (11)
      • 1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động (11)
    • 1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (16)
    • 1.3 TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (17)
      • 1.3.1 Báo cáo tình hình tài chính (17)
      • 1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động (18)
      • 1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (18)
      • 1.3.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính (18)
      • 1.3.5 Các báo cáo chi tiết khác (19)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (19)
      • 1.4.1 Doanh thu (19)
      • 1.4.2 Chi phí (19)
      • 1.4.3 Lợi nhuận (21)
    • 1.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HAOTJ ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (22)
      • 1.5.1 Các chỉ tiêu thanh toán (22)
      • 1.5.2 Các chỉ tiêu sư dụng vốn (23)
      • 1.6.1 Tiêu chuẩn so sánh (24)
      • 1.6.2 Phương pháp loại trừ (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (29)
    • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (29)
    • 2.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty (30)
    • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ (31)
    • 2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý (31)
    • 2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH (36)
      • 2.3.1 Thuận lợi (36)
      • 2.3.2 Khó khăn (37)
    • 2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 (38)
    • 2.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH (38)
      • 2.5.1 Phân tích doanh thu của Công ty cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bìn (38)
      • 2.5.2 Phân tích chi phí của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình (43)
      • 2.5.3 Phân tích lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình (51)
      • 2.5.4 Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình (55)
      • 2.5.5 Đanh giá chung về hiệu quả hoạt động (64)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BINH (66)
    • 3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SUWRDUNGJ VỐN CHO CÔNG (66)
    • 3.2 ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KXY THUẬT TRONG SẢN XUẤT (67)
    • 3.3 TIẾT KIỆM CHI PHÍ TĂNG DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH (67)

Nội dung

Lý do chọn đề tài Cơ chế thị trường đã tạo nên sự chủ động thực sự cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng các phương án kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp phải tự trang bị, bù đắp chi phí, chịu rủi ro, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình trong môi trường kinh doanh luôn có sự cạnh tranh gay gắt và môi trường pháp lý của nhà nước về quản lý tài chính. Đặc biệt là dịch bệnh Covid từ đầu năm 2020 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị chỉ được cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ của luật quy định để tồn tại và phát triển với mục đích thu lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận thu được trong kinh doanh là thước đo trình độ quản lý, trình độ tổ chức sản xuất và hạch toán kế toán của từng doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn vận động, tìm tòi mọi hướng đi cho phù hợp. Tức doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Vì vậy việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế thời hậu Covid là rất quan trọng và cần thiết. Và cũng là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nó là mối quan tâm của bất kỳ ai và bất kỳ doanh nghiệp nào. Muốn vậy, trước hết các doanh nghiệp phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, phải đề ra những phương pháp tổ chức hoạt động kinh doanh đề phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của đơn vị nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo cho sự thành công và phát triển an toàn. Bền vững của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kinh doanh của mình dựa trên số liệu của kế toán. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể khai thác hết khả năng tiềm tàng, hiểu rõ những tiềm ẩn chưa được phát hiện. Cũng qua đó doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vần đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cũng như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường. Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng BÌnh đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn trên thị trường. Là một Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệu phục vụ cho ngành may mặc như: sơi, vải,chỉ... thì vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của mình tại công ty. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn hệ thống hơn về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và đồng thời cũng để mở rộng kiến thức nhất định về nội dung, phương pháp phân tích. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình nhằm đánh giá tình hình hoạt động của công ty, từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Mục tiêu cụ thể Phân tích kết quả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Được thực hiện tại Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình Thời gian: Được thực hiện trong thời gian 18092023 đến 11112023. Số liệu sử dụng trong bài là từ năm 2020 đến 2022. Bố cục đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:

1.1.1.1Khái niệm của phân tích hiệu quả hoạt động

Kinh doanh là thực hiện một, một số hay tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ của pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua việc cung cấp hang hóa dịch vụ trên thị trường, đồng thời hoạt động kinh doanh còn để tìm kiếm lợi nhuận

(Nguồn: Ths Bùi Đức Tuân,2005)

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hang đầu của các doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đạt được lợi nhuận tối đa Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu vào như: Lao động, vật tư máy móc thiết bị, vốn và thu được nhiều kết quả của đầu ra, Để hiểu rõ khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét các quan niệm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:

+ Về thời gian: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải là hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, và trong cả quá trình không giảm sút.

+ Về mặt không gian: Hiệu quả HĐKD được coi là đạt được khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị đều mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh chung và trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn công ty.

+ Về mặt định lượng: Hiệu quả HĐKD biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để kinh doanh, hiệu quả HĐKD chỉ đạt được kết quả cao hơn cho phí bỏ ra, và khoảng cách này càng lớn thì hiệu quả đạt được càng cao và ngược lại.

+ Về mặt định tính: Hiệu quả HĐKD không chỉ biểu hiện bằng các con số cụ thể mà thể hiện trình độ năng lực quản lý các nguồn lực, các ngành sản xuất, phù hợp với phương thức kinh doanh chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

Ngoài ra, còn biểu hiện về mặt xã hội: Hiệu quả HĐKD phản ánh qua địa vị, uy tín các doanh nghiệp trên thị trường, vẫn đề môi trường, tạo ra công ăn việc làm cho người lao đông, giải quyết thất nghiệp.

Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu kình doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuân lớn nhất với chi phí thấp nhất Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó trong từng thời kỳ.

(Nguồn: TS Nguyễn Ngọc Quang,2006) Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chi tiêu khái quát và các chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:

Hiệu quả kinh doanh=Kết quả đầu vào/Kết quả đầu ra

Hiêu quả kinh daonh là mục tiêu là cái đích mà mọi doanh nghiệp trong nền kình tế thị trường đều phải vươn tới, đó là điều kiện tiên quyết trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá tình và kết quả hoat động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở để ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản cuất kinh doanh ở doanh nghiệp.

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là đem những số liệu thu thập được trong quá trình sản xuất kinh doanh mổ xẻ tìm ra mặt ưu, khuyết, khả năng tiềm tang và lượi thế, rủi ro giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh vì mục đích kinh doanh là để sinh lợi.

Tóm lại: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phân chia các hoạt động, các quá trình kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các yếu tố và sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động

Kiểm tra đánh giá hoạt đông thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.

Là cơ sở quan trọng để có thể đề ra những quyết điịnh trong kinh doanh. Việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ rất quan trọng đối với nhà quản trị vì nó giúp cho họ có thể đề ra những quyết định đúng đắn cũng như những kế hoạch, chiến lược trong tương lai, change rhanj như tung ra thị trường sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,…và mỗi sự biến động của nó tác động trực tỉếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích Chẳng hạn như: chỉ tiêu doanh thu bán hàng phụ thuộc các nhân tố lượng hàng hóa bán ra, giá bán mỗi sản phẩm Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào các nhân tố: tổng mức giá thành, số lượng sản phẩm sản xuất ra lại ở việc đánh giá một cách đơn giản các chỉ tiêu, mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Trên cơ sở đó, tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuấ kinh doanh trong doanh nghiệp

Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều, có thể phân loại thei nhiều tiêu thức khác nhau.

Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại:

Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn…thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng cí tính chất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo tính tấ t yêu của nhân tố gồm hai loại:

Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp Chẳng hạn như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm , tăng thời gian lao động…là tùy thuộc vào sự nổ lực chủ quan của doanh nghiệp.

Nhân tố khách quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn: giá cả thị trường, thuế suất…

Theo tính chất của nhân tố gồm hai loại:

Nhân tố số lượng: Phản ảnh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng…

Nhân tố chất lượng:Phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh thu, hiệu quả sử dựng vốn…

Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm hai loại:

Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố tiêu cực: Phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố tích cực và tiêu cực giúp chi các doanh nghiệp chủ động tìm mọi biện pháp để phát hu những nhân tố tích cực, tăng nhanh hiệu quả kinh doanh, đồng thời ghạn chế tối đa những nhân tố tiêu cực có tác dụng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Báo cáo tình hình tài chính

Bảng báo cáo tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mội thời điểm nhất định( cuối tháng, cuối quý, cuối năm) Do đó, các số liệu trên bảng báo cáo tình hình tài chính được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn, kết cấu tài sản, nguồn vốn, phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kết cấu của bảng báo cáo tình hình tài chính gồm hai phần chính : Phần tài sản và phần nguồn vốn.

Phần tài sản: Gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ tài sản hiện tại hiện có tại một thời điểm báo cáo Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị giá của các khoản nhận ký quỹ, ký cược… Căn cứ vào tính luân chuyển của tài sản, phần tài sản được chia làm hai loại là TSNH và TSDH Trong mỗi loại được chia thành các mục, khoản còn gọi là chỉ tiêu trong Bảng báo cáo tài chính, Số liệu của các khoản, mục tiêu so với tổng tài sản phản ánh kết cấu của doanh nghiệp. Thông qua số liệu này để biết được việc bố trí cơ cấu vốn hợp lý và bất hợp lý, đồng thời biết được sự tăng giảm vốn kỳ này so với kỳ trước.

Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng trong doanh nghệp Nguồn vốn được phân thành hai loại là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Trong các phần của nguồn vốn bao gồm các khoản, mục Nhũng số liệu này thể hiện trách nhiệm pháp lý của doạnh nghiệp với các tài sản đang được sử dụng và quản lý tại doanh nghiệp Thông qua số liệu này giúp nhận biết được mức độ phụ thuộc hay độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, đồng thời còn thể hiện chính sách sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp đó.

1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động

Báo cáo kết quả hoạt động là báo cái tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng tường trình thu chi tiền mặt trong năm để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế Qua báo cáo lưu chuyển, chúng ta có thể thấy được các hoạt động kinh doanh, đầu tư, và tài trợ vốn cáo ảnh hưởng như thế nào đến dòng ngân quỹ ròng của doanh nghiệp.

1.3.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích nên sử sử dụng thêm các dữ liệu chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các sổ sách kế toán chi tiết tại doạnh nghiệp để hệ thống chi tiết phân tích được đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của số liệu trên báo cáo trên Các số liệu bổ sung bao gồm: Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về sản xuất, tình hình tăng giảm tài sản cố định, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí lãi vay, chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, bảng tính giá thành…

1.3.5 Các báo cáo chi tiết khác

Ngoài các thông tin từ báo cáo kế toán tại doanh nghiệp, phân tích hiệu quả hoạt động còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích có tính thuyết phục hơn như: thông tin liên quan đến tình hình kinh tế, thông tin theo ngành, thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khaorn thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).

Doanh thu có thể được chia thành 3 loại doanh thu gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp gồm: hoạt động góp vôn liên doanh, hoạt động đàu tư mua, bán chúng khoán ngắn hạn và dài hạn, thu lãi tiền gửi, tiền chi vay, thu lãi bán ngoại tệ, các hoạt động đầu tư khác.

+ Thu nhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ thu tiền bảo hiểm bồi thường.

Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một loại hay nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: Chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nahan công, chi phí về khấu hao tài sản…Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận đôngh, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính phức tạp và đa dạng của ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất: LÀ biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động, vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả cá chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định.

+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng.

Chi phí thời kỳ: là những dòng tổn thất phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận Chi phí thời kỳ gồm chi phi bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí bán hang là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm: v Chi phí nhân viên bán hang: gồm các khoản tiền lươgn phải trả cho nhân viên bán hang, nhân viên đóng gói, bảo quản hang hóa, vận chuyển hang đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

V Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản pẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

V Chi phí dụng cụ, đồn dùng phục vụ cho hoạt động bán hang như bàn ghế, máy vi tính…

V Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý sản phẩm hàng hóa, bộ phận bán hang như: khấu hao nhà kho, cửa hang, phương tiện vận chuyển…

V Chi phí dịch vụ mua ngoài phuvj vụ cho hoạt động bán hang: chi phí sủa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi…

V Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí giới thiệu sản phẩm hang hóa, chi phí chào hang, quảng cáo, chi tiếp khách cho bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức cho hội nghị khách hàng…

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp bao gồm:

V hci phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

V Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.

V Chi phí đồ dung văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HAOTJ ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.5.1 Các chỉ tiêu thanh toán

Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh Số liệu sử dụng để tính hai hệ số này được lấy ra từ bảng cân đôi kế toán Hệ sô thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chwucs tín dụng vì nó giúp các tổ chuwcds này dánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn cảu coogn ty.

1.5.1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toánngắn hạn= Tài sảnngắn hạn vàcác khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoảnnợ ngắn hạn (lần)

Hệ số thanh toán ngắn hạn được xác định dựa trên các số liệu được tình bày trong bảng cân đối kế toán Trong công thức tên, tài sản ngắn hạn bao gồm: tiên fmawtj, các khoản pahri thu, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn phải trả,phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.

Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này tăng lên biểu hiện tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là do hàng tồn kho ư đọng

1.5.1.2 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toánnhanh= Tài sảnngắn hạn−Giá trị hàng tồnkho

Các khoảnnợ ngắn hạn (lần)

Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đo lường khả năng thanh toán cá khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với cac laoij tài sản ngắn hạn khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản ngắn hạn khi tính hệ số thanh toán nhanh.

1.5.2 Các chỉ tiêu sư dụng vốn:

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản.

1.5.2.1 Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòngquay hàng tồn kho= Giá vốnhàng bán

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý tồn kho của một Công ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh cho Công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho

1.5.2.2 Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động trong kỳ Vòng quay vốn lưu động được tính bằng công thức

Vòng quay vốnlưuđộng= Doanh thuthuần

Vòng quay vốn lưu động cho biết trong một kỳ kinh doanh thì có bao nhiêu doanh thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn lưu động.

1.5.2.3 Vòng quay vốn tài sản cố định

Vòng quaytài sảncố định = Doanh thuthuần

 Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.

1.5.2.4 Vòng quay tổng tài sản

Vòng quaytổng tài sản= Doanhthuthuần

Tổng giá trịtài sảnbình quân (lần ) Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty.

- LÀ chỉ tiêu số gốc được chọn làm căn cứ để so sánh Chỉ tiêu gốc còn gọi là số gốc Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích các laoij số gốc sau: -> Số gốc là số kỳ trước: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức độ biến đông, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua 2 hoặc nhiều kỳ. -> Số gốc là số kế hoạch: ( định mức hoặc dự đoán) Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mực tiêu đã đặt ra.

-> Số gốc là số trung bình ngành: Tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với trung bình tiên tiến của doanh nghiệp có cùng quy mô ngành.

- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, thông thường nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trường hợp chế độ, chính sách tài chính - kế toán của nahf nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính doanh nghiệp. Trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần phải được tính toán lại theo nội dung quy định mới.

- Phải có cùng phương pháp tính toán: Trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sựu thay đổi phương pháp hạch toán theo đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán giữa các nước Do vậy, khi phân tích các chi tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi về phương pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào.

- Phải đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính toán các chỉ tiêu cả về hiện vật, giá trị và thời gian Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh

- So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: CHỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc( chỉ tiêu cơ sở) Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thwucj hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.

Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch

Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước

THỰC TRẠNG, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty

- Tên công ty : Tổng Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình

- Tên giao dịch đối ngoại : HOA THO - THANG BINH SPINNING

- Địa chỉ : Thôn Ngọc Sơn, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

- Website : www.hoatho.com.vn

- Ngươi đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Bình

2.1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh a Tầm nhìn và sứ mệnh

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thực hiện đầy đủ các quy tắc hành xử về trách nhiệm xã hội, môi trường và an ninh Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Tổng Công ty. b Triết lý kinh doanh

Người lao động là tài sản quý giá nhất của Tổng Công ty.

Tạo giá trị thực sự cho khách hàng. Đóng góp vào sự phát triển của đất nước, môi trường sống và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông. c Định hướng phát triển doanh nghiệp

Văn hóa nhân văn và thượng tôn pháp luật.

Môi trường xanh, sạch, đẹp.

Chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế.

Tích cực tham gia chuỗi giá trị ngành và toàn cầu.

Nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty

C13110 Sản xuất sợi các loại, vải, chỉ khâu;

C13220 Sản xuất hàng may mặc (trừ trang phục);

H4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

G4669 Bán buôn nguyên phụ liệu ngành dệt may;

C25920 Sản xuất các sản phẩm cơ khí;

G4659 Bán buôn thiết bị, phụ tùng ngành dệt may;

G4641 Mua bán hàng may mặc, sợi vải, chỉ khâu;

Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý

- Là người đứng đầu công ty, quản lý và điều hành mọi công việc cũng như chịu mọi trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Công ty về sản xuất-kinh doanh, tài chính, điều hành công tác đối nội, đối ngoại của Công ty, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược của Công ty và có quyền tổ chức bộ máy Công ty.

- Tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc về phát triển, năng cao chất lượng sản phẩm, năng suất máy móc thiết bị của Công ty, công tác kỹ thuật và an toàn con người cũng như máy móc thiết bị tại CÔng ty.

- Tính toán, hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định các mặt kỹ thuật, chất lượng của bán thành phẩm và thành phẩm

- Quản lý vật tư, phụ tùng phục vụ sản xuất hoặc các yêu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất do mình phụ trách và các văn bản bàn giao nhiệm vụ cho bộ máy dưới quyền

- Hoạch định tình hình tài chính, lên sổ sách, báo cáo kịp thời, trung thực, giám đôc kiến nghị về kế hoạch luân chuyển nguồn vốn kinh doanh, theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Do nhu cầu quản lý đảm bảo chặt chẽ, cung cấp thông tin số liệu kịp thời, chính xác cho ban Giám đốc, Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung Tất cả các kế toán Công ty thu nhận, kiểm tra chứng từ, tổng hợp, tập trung chứng từ lên báo cáo, xác định kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán…

- Công ty sử dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký-Sổ cái loại sổ kế toán tổng hợp dung để ghi, chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gôc hoặc bảng tông hợp chứng từ gốc cùng loại ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký Sổ cái Số liệu được ghi vào cả ở 2 phần Nhật ký và Sổ cái.

Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thr kế toán chi tiết sau khi ghi sổ Nhật ký-Sổ cái phải căn cứ vào chứng từ gốc (hay Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại) ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ haowcj thẻ kế toán cho tiết từng tài khoản để đối chiếu với sổ Nhật ký-Sổ cái

Số liệu trên Sổ Nhật ký- Sổ cái và trên Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khóa sổ được kiểm tra đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

- Thực hiện xúc tiến thương mại tìm chọn khách hàng, đàm phán- đề xuất ký kết hợp đồng – mua – bán xuất khẩu các loại sản phẩm Sợi,; nhập khẩu nguyên liệu- thiết bị phục vụ sản xuất sợi đảm bảo đạt hiệu quả có lãi.

- Lập thủ tục xuất nhập khẩu nguyên liệu-thiết bị phục vụ sản xuất Sợi theo đúng quy định, hợp đồng đã ký và thanh lý hợp đồng cới khách hàng sau khi thực hiện xong.

- Xây dựng giá thành sản xuất, gia công, giá bán thành phẩm Sợi

- Quản lý kho nguyên liệu Bông -Xơ, hoàn thành

2.1.4.4 Phụ trách Tổ chức-Hành chính

- Điều hành và quản lý các hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực của Công ty.

- Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dung, quy hoạch, đào tạo CBCNV, xây dựng bộ máy quản lý và thực hiện các thủ tục điều động, khen thưởng, kỹ luật CBCNV.

- Thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng lao động, các chế độ Bảo hiểm xã hội- Bảo hiểm y tế -Bảo hiểm tai nạn rủi ro và các chính sách nội bộ của Công ty đối với CBCNV.

- Nghiên cứu các đề xuất của Giám đôc để thực hiện các dự án- đề tài ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất sợi và đổi mới, cải thiện thiết bị công nghệ

- Xây dựng lịch xích bảo trì thiết bị - quy trình vận hành thiết bị sợi, trạm phân phối điện trình Giám đốc phê duyệt triển khai và giám sát kết quả thực hiện

- Kiểm tra, báo cáo đánh giá chất lượng môi trường, PCCC và đề xuất các giải pháp.

- Xây dựng trình Giám đốc các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu và định mức các loại Sợi

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH

Khoa học công nghệ phát triển giúp Công ty có điều kiện tiếp cận thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác cải thiện chất lượng sản phẩm như công nghệ 3D, ứng dụng 4.0, các hệ thống quản lý giám sát chất lượng của các hãng hàng đầu về sợi như Trutzschler, Rieter, Uster Loepfe

Gia nhập vào Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thúc đẩy xuất khẩu, gỡ bỏ hàng rào thuế vốn.

Gần 03 trường Đại học hàng đầu khu vực miền Trung Tây Nguyên như Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà máy có nhiều cơ hội tuyển dụng đầu vào có chuyên môn cao, có trình độ cao.

Vị trí địa lý của Công ty nằm trung tâm của tỉnh Quảng Nam gần quốc lộ 1A thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm đi và đến cảng biển Đây chính là lợi thế giảm được cước phí vận tải và logistic so với các đơn vị sản xuất sợi trong khu vực miền Trung.

Thị trường xuất khẩu mở rộng có cơ hội lựa chọn nhiều khách hàng, nguồn hàng ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Hy Lạp Việc mở rộng thị trường xuất khẩu có ý nghĩa cực kì quan trọng với các doanh nghiệp dệt may đặc biệt là nhà máy sợi khi phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến doanh nghiệp xuất khẩu sợi có thể gặp rủi ro lớn.

 Hai năm qua, dưới sự bùng phát mạnh của các đợt dịch bệnh, nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Nam buộc phải thực hiện giãn cách xã hội Phần lớn các đơn hàng bị đình trệ Các khu vực giãn cách bị đình trệ do đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu và nhân lực.

Chiến tranh Ukraina làm biến động giá dầu ảnh hưởng đến giá nguyên liệu và chiến dịch Zero Covid của Trung Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trong ngành Đây trở thành ‘’cơn ác mộng’’ đối với các công ty trong ngành.

Ngày nay do tốc độ hội nhập và phát triển không ngừng của các nước trên thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, nhưng giá cả phải hợp lý nên đòi hỏi Công ty không ngừng nỗ lực cải tiến thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lao động có xu hướng dịch chuyển qua ngành có mức lương cao, môi trường làm việc tốt hơn ngành Sợi Các lao động hiện nay quan tâm tới mức lương nhưng chưa quan tâm tới khả năng phát triển, sự ổn định cũng như mức độ an toàn của công việc dẫn tới những thách thức trong việc tuyển dụng Đây cũng là thách thức lớn về lâu dài

Vận chuyển khó khăn do giãn cách xã hội bởi dịch.

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2023

- Sau đợt khủng hoảng đại dịch Covid nước ta cần phục hồi lại kinh tế, đòi hỏi phải phát triển các khu công nhiệp

- Để có thể đứng vững trước những cơ hội trong điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành Công ty và đứng lên sau đại dịch Công ty đã đề ra cho mình phương hướng và nhiệm vụ thich hợp sau:

Khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, nâng cao sản lượng để hoàn thành thành phẩm bàn giao đến khách để Công ty thu hồi vốn càng sớm càng tốt

Nâng cao chất lượng thiết bị, máy móc, phụ tùng

Nâng cao chất lươgnj thành phẩm, tránh các lỗi trong sản xuất

Đảm bảo vận chuyển nhanh, an toàn

Có chính sách thu hút vốn, tạo thế mạnh trong sản xuất

Mở rộng quy mô sản xuất, củng cố thị trường, nâng cao và duy trì tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH

CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH

2.5.1 Phân tích doanh thu của Công ty cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bìn

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu doanh thu của công ty qua 3 năm ĐVT: Đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền

2.5.1.1 Phân tích chung về doanh thu của Công ty qua 3 năm

Căn cứ vào số liệu của Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta có bảng cơ cấu doanh thu của Công ty qua 3 năm như sau ( Bảng 2.2)

Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu tăng dần qua các năm Tăng mạnh vào năm

2021, nguyên nhân là do doanh thu từ các đơn hàng thành phẩm và bông phế hoàn thành và giao cho khách hàng.

Cụ thể trong năm 2020 tổng doanh thu của Công ty đạt 251.311.201.958 đến năm 2021 tăng lên tới 402.418.420.707 đồng tương ứng tăng 60,13% chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng mạnh, do tác động từ dịch Covid, nguồn cung từ thị trường Trung Quốc bị cắt giảm dẫn đến khách hàng quay sang mua sản phẩm của Công ty nên tình hình haotj ddoognj ổn định và nhận được các đơn hàng hơn Bước sang năm 2022 doanh thu đạt được 448.427.865.801 đồng tương ứng 11,43% so với năm

2021 Điều này là do ảnh hưởng từ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong quý

3 năm 2022 và mới bắt đầu hạ nhiệt vào từ quý 4 tuy nhiên vẫn đang duy trì ở nền giá cao Trong khi đó giá bán trung bình của năm 2022 lại giảm so với năm

2021 Ngoài ra trong năm 2021 doanh thu từ sợi se 30/2TCM50/50 đóng góp phần không nhỏ vào doanh thu, trong khi vào năm 2022 công ty lại để mất dơn hàng này.

Qua cơ cấu doanh thu của Công ty trong 3 năm hoạt động thì doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu Còn doanh thu tài chính và thu nhập khác chiếm một tỷ trọng nhỏ đặc biệt năm 2020 không chiếm 0% Cụ thể năm 2020 doanh thu BH&CCDV chiếm tỷ trọng 99.4% doanh thu tài chính chiếm 0.6%, thu nhập khác không chiếm % nào Đến năm 2021 thì doanh thu BH&CCDV chiếm 99.04% tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu tài chính tăng chiếm 0.89% và thu nhập khác tăng lên 0.06% Và đến năm 2022 thì doanh thu BH&CCDV chiếm tỷ trọng 98.11%, doanh thu tài chính tăng lên chiếm 1.88%, thu nhập khác giảm chỉ chiếm 0.01%.

Qua phân tích cho thấy doanh thu của Công ty do áp lực từ lạm phát nhu cầu tiêu thụ suy yếu và hàng tồn kho tăng cao nên có xu hướng giảm trong năm2022.chủ yếu tập trung cho hoạt động BH&CCDV, hoạt động tài chính chưa được chú trọng lắm vì nó không tạo doanh thu cao Ngoài ra công ty đã xác định được quan điểm kinh doanh nhận đơn hàng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sợi như châu Âu, châu Á, châu Mỹ và Đông Nam Á để giảm thiểu việc thay đổi đơn hàng và cải tiến nâng cao thu nhập người lao động cũng như không bị phụ thuộc vào một thị trường

2.5.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Tổng doanh thu của Công ty là sự tổng hợp của 3 thành phần tương ứng với

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Doanh thu = Doanh thu BH&CCDV + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác Áp dụng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu

Gọi DT là tổng doanh thu

Doanh thu năm 2021 so với năm 2020

Đối tượng phân tích: ∆DT= DT21- DT20= 402.418.420.707 – 251.311.201.958 = 151.107.218.749 đồng

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu BH&CCDV:

398.565.127.534 - 249.805.244.010 = 148.759.883.524 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tài chính:

3.596.371.097 - 1.505.506.671 = 2.090.864.426 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố thu nhập khác:

=> Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

=> Đúng bằng đối tượng phân tích

- Vậy tổng doanh thu năm 2021 so với năm 2020 tăng 151.107.218.749 đồng là do doanh thu BH&CCDV tăng 148.759.883.524 đồng, doanh thu tài chính tưng 2.090.864.426 đồng, thu nhập khác tăng 256.470.799 đồng.

* Doanh thu năm 2022 so với năm 2021.

Đối tượng phân tích: ∆DT= DT22- DT21 = 448.427.865.801 – 402.418.420.707 = 46.009.445.094 đồng

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu BH&CCDV:

439.960.128.805 - 249.805.244.010 = 41.395.001.271 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tài chính:

8.412.107.946 - 3.596.371.097 = 4.815.736.849 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố thu nhập khác:

=> Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

=> Đúng bằng đối tượng phân tích

- Vậy tổng doanh thu năm 2022 tăng so với năm 2021 là 46.009.445.094 đồng là chủ yếu do do doanh thu BH&CCDV chiếm phần lớn tổng doanh thu tăng

41.395.001.271 đồng Bên cạnh đó doanh thu tài chính năm 2022 tưng4.815.736.849 đồng và thu nhập khác giảm 201.293.026 đồng chiếm một % khá nhỏ.

2.5.2 Phân tích chi phí của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình

Bảng 2.3: Tình hình biến động chung của chi phí. ĐVT: Đồng

Chi phí sản xuất kinh doanh

Số tiền Số tiền Số tiền Mức %

GVHB 228.363.591.208 308.230.450.574 395.460.427.593 79.866.859.366 34.97 87.229.977.019 28.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.528.936.841 7.471.999.333 8.168.539.975 3.943.062.492 111.74 696.540.642 9.32 Chi phí tài chính 8.928.994.218 8.193.388.082 9.837.513.623 -735.606.136 -8.24 1.644.125.541 20.07

 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của công ty là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác xác định mức tiết kiệm hay bội chi phí Chi phí của công ty theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành bao gồm 3 loại chi phí gồm: chi phí từ hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác hay chi phí thất thường Trong phân tích thường thì chỉ đi sâu vào phân tích chi phí từ hoạt động kinh doanh.

 Nhìn chung các khoản chi phí của công ty có sự thay đổi qua các năm, có năm tăng và có năm giảm và nhất là chi phí bán hàng.

 Qua bảng số liệu (Bảng 2.3) ta thấy tình hình tổng chi phí của công ty qua các năm đều tăng Cụ thể năm 2020 tổng chi phí 251.196.057.647 đồng đến năm

2021 tăng lên 355.621.683.703 đồng, tăng 104.425.626.056 đồng tương ứng 42%.

Và tăng ở năm 2022 với số tiền 438.988.908.234 đồng, tăng 83.367.224.531 đồng tương ứng với 23%.

 Nguyên nhân là do ảnh hưởng của doanh thu qua các năm Tương ứng ta có doanh thu của năm 2020 là 251.311.201.958 đồng tương ứng với chi phí là 242.667.796.973 đồng, doanh thu năm 2021 là 402.418.420.707 đồng tương ứng với chi phí là 341.516.669.800 đồng, doanh thu của năm 2022 là 448.427.865.801 đồng tương ứng với chi phí là 433.459.209.590 đồng Đây là một trương hợp khá bình thường về khoản doanh thu tăng tương ứng với chi phí tăng Tuy nhiên sự thay đổi đáng chú ý trong biến động chi phí của doanh nghiệp là chi phí bán hàng tăng vọt lên từ năm 2020 đến năm 2021 với số tiền 21.017.213.784 đồng tương ứng với tỷ lệ phần trăm cao và điều này sụt giảm ở năm 2022 với số tiền là 5.860.493.299 đồng Tốc độ tăng của chi phí tăng lên cao bởi vì đồng USA tăng giá trở lại khiến giá bông ngày càng trở nên đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp Sợi do phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu Để làm rõ hơn thì ta thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.

2.5.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

 Chi phí từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Hòa Thọ Thăng Bình được tạo ra từ các khoản mục chi phí:

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí HĐKD = GVHB + Chi phí QLDN + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí khác

 Gọi CP: là tổng chi phí hoạt động kinh doanh

 Chi phí năm 2021 so với năm 2020:

 Tổng chi phí HĐKD năm 2020:

 Tổng chi phí HĐKD năm 2021:

Đối tượng phân tích là ∆CP= CP 21-CP20= 355.621.6832.703- 251.196.057.647 = 104.425.626.056

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

308.565.127.534 -228.363.591.208 = 80.201.536.326 đồng ẢNh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp

7.471.999.333 - 3.528.936.841 = 8.168.539.975 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí tài chính

8.193.388.082 - 8.928.994.218 = -735.606.136 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng

31.382.493.914 - 10.365.280.130 = 21.017.213.784 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí khác

=> Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy tổng chi phí năm 2021 so với năm 2020 tăng 104.425.626.056 đồng là do giá vốn hàng bán tăng 80.201.5236.326 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3.943.062.492 đồng, chi phí tài chính giảm 735.606.136 đồng, chi phí bán hàng tăng 21.01.213.784 đồng và chi phí khác giảm 580.410 đồng

 Chi phí năm 2022 so với năm 2021

 Tổng chi phí HĐKD năm 2021:

 Tổng chi phí HĐKD năm 2022:

Đối tượng phân tích là ∆CP= CP 21-CP20 = 438.988.908.234 - 355.621.683.703 = 83.367.224.531 đồng

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

395.460.427.593 - 308.565.127.534 = 86.895.300.059 đồng ẢNh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp

8.168.539.975 - 7.471.999.333 = 696.540.642 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí tài chính

9.837.513.623 - 8.193.388.082 = 1.644.125.541 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng

25.522.000.615 - 31.382.493.914 = -5.860.493.299 đồng Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí khác

=> Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy tổng chi phí năm 2022 so với năm 2021 tăng 83.367.224.531 đồng là do giá vốn hàng bán tăng 86.895.300.059 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng696.540.642 đồng, chi phí tài chính tăng 1.644.125.541 đồng, chi phí bán hàng giảm 5.860.493.299 đồng và chi phí khác giảm 8.248.412 đồng

Phân tích sự tác động của từng chỉ tiêu:

Bảng 2.4: Các khoản mục tạo thành chi phí sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ĐVT: đồng

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.528.936.841 1.4 7.471.999.333 2.1 8.168.539.975 1.86

Các khoản mục chi phí năm năm

GVHB Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính

Chi phí bán hàng Chi phí khác

Các khoản mục chi phí năm 2022

GVHB Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính

Chi phí bán hàng Chi phí khác

Hình 2.1: Biểu đồ các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2020-2022

Các khoản mục chi phí năm 2020

Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Qua hình 2.1 ta thấy giá vốn hàng bán biến động tăng nhẹ qua các năm và không đáng kể trong 3 năm trên Cụ thể năm 2021 tăng 80.201.536.326 đồng tương ứng tăng 35% so với năm 2020 Đến năm 2022 là 395.460.427.593 đồng tăng 86.895.300.059 đồng tương ứng tăng 28% so với năm 2021.Bên cạnh đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí họat động kinh doanh ( vì doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất với chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao), nó chiếm từ 87-91%, thể hiện sự chi phối trực tiếp của giá vốn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty VÀ việc tăng và giảm của GVHB phụ thuộc vào doanh thu, doanh thu tăng thì giá vốn tăng và ngược lại.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 tăng 3.943.062.492 đồng tức tăng 112% so với năm 2020 Năm 2022 thì chi phí này tăng mwucs 696.540.642 đồng tăng 9% Có thể thấy trong năm 2021 chi phí quản lý công ty đã có mức tăng đáng kể avf chiếm 2.1% trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty.

- Chi phí tài chính năm 2021 giảm 735.606.136 đồng tương tứng là giảm 8% so với năm 2020 Năm 2022 tăng 1.644.125.541 đồng tương ứng tăng 20%.

- Chi phí bán hàng có sự chênh lệch đột biến trong năm 2021 tăng 21.017.213.784 đồng là do chi phí vận chuyển trong năm 2021 tăng 28.495.423.069 đồng tăng so với năm 2020 19.056.922.053 đồng Bên cạnh đó chi phí hoa hồng trong năm 2021 tăng 2.401.675.890 đồng Năm 2022 thì chi phí này giảm 5.860.493.299 đồng tức giảm 19% so với năm 2021.

- Chi phí khác trong năm 2021 giảm 580.410 đồng tức giảm 6% so với năm

2020 Nhưng trong năm 2022 thì giảm mạnh còn 426.428 đồng tức là giảm8.248.412 đồng tương ứng giảm 95% Nguyên nhân là do

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BINH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SUWRDUNGJ VỐN CHO CÔNG

TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH a Nâng cao sử dụng TSCĐ

 Xây dựng kết cấu tài sản hợp lý, do Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Sợi xuất khẩu, dây chuyền hiện đại và đồng bộ, tính tự động hóa cao Chủ yếu là thiết bị nhập khẩu từ châu Âu nên giá trị của tài sản cố định chiêm styr trọng cao Vì vậy ciệc nâng cao hiệu suất thiết bị khai thác hết công suất thiết kế đã được chuyển giao là việc làm cần thiết trong quá tình sản xuất.

 Theo dõi chặt ché, tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác TSCĐ theo định kỳ từng tháng, quý, năm để theo dõi điều chỉnh kịp thời biến động trong sản xuất.

 Lập kế hoạch mua sắm vật tư, phụ tùng thay thế theo chu kỳ bảo dưỡng thiết bị đã được phê duyệt Đảm bảo máy hoạt động liên tục 3 ca thông suốt Chú trọng chất lượng vật tư phụ tùng theo khuyến cáo của nhà cung cấp.

 Cập nhật thường xuyên chương trình về đổi mới khoa học, công nghệ, đào tạo đội ngũ CBCNV đủ năng lực, chuyên môn để vận hành chăm sóc và cải tiến kỹ thuật theo hướng tiên tiến đáp ứng kịp thời chất lượng Sợi được cung cấp trên thị trường quốc tế. b Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

 Do nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất do đó cần nguồn vốn lưu động đủ để đáp ứng cho việc dự trữ nguyên liệu tồn kho, nguyên liệu dỡ dang trên dây chuyền và nguyên liệu trên đường về.

 Tăng tỷ lệ mua nguyên liệu xơ như xơ Tairilin sản xuất trực tiếp Việt Nam để giảm chi phí vận chuyển và lưu kho.

 Giám sát định mức kỹ thuật về tiêu hao nguyên liệu, vật tư phụ tùng, điện tiêu thụ và tay nghề của lao động để điều tiết chỉ tiêu định mức phù hợp trah lãng phí gây ra ryut roc ho đồng vốn kinh doanh.

 Thu hồi nguồn bông-xơ phế thải ra cũng như vật tư phụ tùng đã thay thế bán để bổ sung nguồn vốn cho công ty haotj đông.

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KXY THUẬT TRONG SẢN XUẤT

 Áp dụng nghiêm ngặt quy tình 5S để sáp xếp mặt bằng sản xuất hợp lý rút ngắn thời gian thao tác của lao động giảm lao động trực tiếp sản xuất, gairm chi phí về tiền lương chi trả cho người lao động b Kỹ thuật thiết bị

 Cải tiến nâng mức tự động hóa của hệ thống điều không thông gió tạo môi trường sạch sẽ thông thoáng cải thiện điều kiện làm việc của CBCNV từ đó nâng cao chất lượng và sản lượng Đảm bảo tuổi thọ của thiết bị trên dây chuyền. c Quản trị sản xuất trong công ty:

 Kết nối tất cả thoogn tin về năng suất chất lượng về trung tâm điều khiển.Các hoạt động điều chỉnh được xử lý kịp thời tránh rủi ro do sự cố thiết bị, công nghệ xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

TIẾT KIỆM CHI PHÍ TĂNG DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI HÒA THỌ THĂNG BÌNH

a Tiết kiệm chi phí trong sản xuất:

 Tiêu hao nguyên liệu là tiềm ẩn rủi ro cao trong sản xuất sợi Quản lý chặt ché nguồn nguyên liệu nhập kho có phương án pha bông hợp lý trên nền của chất lượng nguyên liệu và khối lượng lớn để sử dụng với thời gian dài nhất, khi các điều chỉnh về thông số công nghệ đã phù hợp thì tiêu hao nguyên liệu sẽ giảm xuống đáng kể.

 Với đặc thù công nghệ của ngành Sợi là sản xuất theo 3 ca vì vậy việc tuân thủ lịch xích bảo dưỡng thiết bị là điều kiện cần thiết để máy được haotj động thông suốt với hiệu suất cao nhất.

 Tập trung nâng cao chất lướng bán thành phẩm là nền tảng quan trọng để đưa hiệu suất máy kéo sợi con trên 96% Đây là điểm mấu chốt để giảm chi phí về vật tư phụ tùng, tiền lương, tiền điện và khấu hao TSCĐ hiệu quả

Ngày đăng: 22/02/2024, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w