BÀI 7 QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN (11 tiết) (Đọc 6 tiết; Tiếng Việt 1 tiết; Viết 2 tiết; Nói và nghe 1 tiết;) A MỤC TIÊU 1 Về kiến thức Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như ngườ[.]
Trang 1BÀI 7 QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
(11 tiết)
(Đọc: 6 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết;)
A MỤC TIÊU
1 Về kiến thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản, phát hiện được các giá trị đạo đức văn hóa từ văn bản
- Hiểu được tác dụng của biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê; biết cách vận dụng các biện pháp này vào việc tạo câu
2 Về năng lực
- Viết được một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm văn học
- Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục; tôn trọng người đối thoại
3 Về phẩm chất
- Yêu thương và có trách nhiệm đối với con người, cuộc sống
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính/ điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa
- Bài soạn
- Văn bản dạy học: SGK, SGV
- Tranh, ảnh
- Giấy khổ lớn
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 67, 68
Ngày soạn: 20 / 01 /2024
ĐỌC VĂN BẢN 1 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ)
Vích-to Huy-gô
I Yêu cầu cần đạt
– HS nắm được nội dung, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm; hoàn cảnh, số phận, tính cách từng nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật; tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả thể hiện
ở quan niệm về các giá trị của con người
PHẦN 1: ĐỌC
Trang 2– HS hiểu được quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba thể hiện ở mức độ thấu suốt diễn biến của câu chuyện cũng như mọi thay đổi tinh vi trong hành động, suy nghĩ của nhân vật; sự chuyển dịch linh hoạt điểm nhìn trong kể chuyện; khả năng chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của người đọc về sự việc, nhân vật được miêu tả trong tác phẩm
II Tổ chức hoạt động dạy học
1 Ổn định tổ chức:
2 Bài cũ: Không
3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu:
- Huy động tri thức đã học và gợi dẫn học sinh về nội dung bài học
- Tạo tâm thế thoải mái, kết nối vào bài học
b Nội dung hoạt động: Hình dung của HS về một con người có uy quyền
c Sản phẩm:
- Trình bày hiểu biết của HS
d Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Em hình dung như thế nào về một con
người có uy quyền?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Kết luận, nhận định:
Dẫn vào bài
Câu trả lời của HS:
Một con người có uy quyền là người:
- Có địa vị xã hội cao, giàu có, khiến người khác
nể sợ
- Có tài năng kiệt xuất, khiến người khác ngưỡng mộ
- Có tấm lòng nhân hậu; có tiếng nói mạnh mẽ, hành động quyết liệt đáng tin cậy và khiến kẻ ác phải dè chừng, lo sợ, hãi hùng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động khám phá kiến thức 1 Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện như: người kể chuyện ngôi thứ ba và người
kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, quyền năng của người kể chuyện
- Học sinh nhận biết được cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản
- Hiểu được tác dụng của biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê; biết cách vận dụng các biện pháp này vào việc tạo câu
b Nội dung hoạt động:
- Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK
- Học sinh tham gia trả lời câu hỏi điền khuyết để cũng cố kiến thức
c Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS.
Trang 3d Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn
- Chú ý các kiến thức: người kể chuyện ngôi
thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất,
điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,
quyền năng của người kể chuyện, cảm hứng
chủ đạo, biện pháp chêm xen, biện pháp liệt
kê
- Kiểm tra lại kết quả nắm bắt bằng hoạt
động điền khuyết trong 2 phút:
1 ……… là người kể chuyện ẩn danh,
không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm,
không tham gia vào các sự việc, chỉ được
nhận biết qua lời kể
2 … của người kể chuyện thể hiện ở phạm
vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định
hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự
kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm
văn học
3 Lời người kể chuyện là lời …… của
người ……., có chức năng khắc hoạ bối
cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc,
nhân vật, thể hiện ………đối với sự việc,
nhân vật
4 ……là xen một từ, một cụm từ vào câu
nhằm giải thích thêm ý cho câu hoặc hướng
tới mục đích tu từ
5 Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn
học là ……… được thể hiện xuyên suốt tác
phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được
nêu ra
6 … là trình bày một chuỗi các yếu tố cùng
loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết
về một đối tượng được nói đến trong câu
hoặc trong đoạn
7 ……là người kể xưng “tôi” hoặc dùng
một hình thức tự xưng tương đương
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
I Tri thức ngữ văn
1 Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba:
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể
xưng “tôi” hoặc dùng một hình thức tự xưng tương đương
- Người kể chuyện ngôi thứ ba
là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể
- Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận
của người kể chuyện có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật
- Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở
phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học
2 Cảm hứng chủ đạo:
- Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học
là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu
ra
3 Biện pháp chêm xen và biện pháp liệt kê:
- Chêm xen là xen một từ, một cụm từ vào câu
nhằm giải thích, thêm ý cho câu hoặc hướng tới mục đích tu từ
- Liệt kê là trình bày một chuỗi các yếu tố cùng
loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về một đối tượng được nói đến trong câu hoặc trong đoạn
Trang 4
- Làm việc cá nhân
Bước 3 Báo cáo, thảo luận:
- HS bổ sung, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV lưu ý một số kiến thức bằng trình
chiếu, nhấn mạnh cụm từ ngữ đặc biệt để
học sinh dễ ghi nhớ
Hoạt động khám phá kiến thức 2 Đọc hiểu văn bản
a Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm; hoàn cảnh, số phận, tính cách từng nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật; tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả thể hiện ở quan niệm về các giá trị của con người
- HS hiểu được quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba thể hiện ở mức độ thấu suốt diễn biến của câu chuyện cũng như mọi thay đổi tinh vi trong hành động, suy nghĩ của nhân vật; sự chuyển dịch linh hoạt điểm nhìn trong kể chuyện; khả năng chi phối cách nhìn nhận, đánh giá của người đọc về sự việc, nhân vật được miêu tả trong tác phẩm
b Nội dung hoạt động:
- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, trả lời câu hỏi của GV
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c Sản phẩm: Câu trả lời đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.
d Tổ chức thực hiện hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS làm việc
cá nhân
- Đọc phần giới thiệu tác giả, tự đánh dấu
những ý chính
- Nhớ ít nhất 3 tác phẩm lớn của tác giả
- Đọc tóm tắt tác phẩm, xác định vị trí trích
đoạn
- Đọc phân vai
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc nối tiếp VB, thực hiện các nhiệm
vụ trong khi đọc, xác định bố cục văn bản;
đọc phần
chú thích giải thích nghĩa từ khó dưới chân
trang
+ GV quan sát, khích lệ HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét
lẫn nhau
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
GV nhận xét cách đọc của HS qua quá trình
II Đọc hiểu văn bản
1 Tìm hiểu chung:
a Tác giả:
- V Huygô (1802- 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch người Pháp
- Là nhà văn lãng mạn lớn nhất của văn học Pháp thế kỉ XIX
- Tác phẩm chính: SGK
b Tác phẩm Những người khốn khổ:
- Tóm tắt tác phẩm: SGK
- Là cuốn tôn vinh các giá trị nhân đạo, thể hiện quan điểm phê phán sắc sảo của V Huygo đối với sự bất công của xã hội tư sản thể hiện qua hệ thống luật pháp và nhà tù
c Đoạn trích:
- Vị trí: Chương 4, quyển 8, phần thứ nhất của
tiểu thuyết Những người khốn khổ.
2 Đọc:
- Đọc VB
Trang 5quan sát, lắng nghe - Tìm hiểu chú thích (SGK)
- Chú ý thẻ đọc
Hoạt động khám phá văn bản
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS làm việc
nhóm đôi
- Có thể chia văn bản trích thành mấy
phần?Xác định mối liên hệ giữa các phần
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện
nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở, khích lệ HS
- HS đọc thảo luận, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS cử đại diện báo cáo sản phẩm, HS còn
lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của
HS
- GV nhận xét, bổ sung sản phẩm của học
sinh
2 Khám phá văn bản
2.1 Bố cục của văn bản: 2 phần
+ Phần đầu từ câu “Từ ngày ông Ma-đơ-len
(Madeleine) gỡ cho Phăng-tin thoát khỏi bàn tay Gia-ve, chị không gặp lại hắn lần nào nữa” đến
câu “Phăng-tin đã tắt thở”
ND: nghe những lời lẽ của Gia-ve nói về “ông thị
trưởng Ma-đơ-len” đồng thời chứng kiến hành động đầy quyền uy của hắn, Phăng-tin hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và tắt thở
+ Phần còn lại:
ND: Giăng Van-giăng thể hiện thái độ quyết liệt
khiến Gia-ve phải sợ hãi, nhờ đó, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Phăng-tin những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết
Hai phần có quan hệ nhân quả
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo
bàn.
Hoàn thành 2 phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 1
Giăng Van-giăng với Phăng-tin
Thái độ và cách ứng
xử của Giăng
Van-giăng đối với
Phăng-tin?
Theo em, Giăng
Van-Giăng có thể
đã nói với Phăng-tin
điều gì sau khi
Phăng-tin qua đời?
2.2 Nhân vật Giăng van giăng
a Thái độ với Phăng-tin
- Thấy Phăng-tin sợ hãi khi đối mặt với Gia-ve, Giăng Van-giăng nhẹ nhàng và điềm tĩnh trấn an
(“Cứ yên tâm Không phải nó đến bắt chị đâu”).
- Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve thư cho ba ngày để đi tìm con gái của Phăng-tin, (hết bao nhiêu tiền cũng trả, nếu cần, Gia-ve có thể đi kèm)
- Giăng Van-giăng kết tội Gia-ve: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.
- Giăng Van-giăng giật thanh sắt từ cái giường
cũ, ngăn cản sự quấy rầy của Gia-ve để ngồi xuống bên Phăng-tin, nói lời an ủi và sửa soạn cho chị
Giăng Van-giăng đã thấu hiểu, xót thương
vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin
- Có thể suy đoán rằng, những lời thì thầm cuối cùng của ông bên tai Phăng-tin là lời hứa
Trang 6PHIẾU HỌC TẬP 2
Giăng Van-giăng với Gia- ve
Hành động, lời nói
của Giăng
Van-giăng đối với
Gia-ve trước khi
Phăng-tin chết?
Thái độ, hành động,
lời nói của Giang
Van-Giăng đối với
Gia-ve sau khi
Phăng-tin chết?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện
nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở, khích lệ HS
- HS đọc thảo luận, trả lời các nội dung ghi
lại vào phiếu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS cử đại diện báo cáo sản phẩm, HS còn
lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của
HS
- GV nhận xét, bổ sung sản phẩm của học
sinh
bảo vệ Cô-dét Chỉ những lời như thế mới có thể khiến Phăng-tin yên tâm an nghỉ
b Thái độ với Gia-ve
- Nói năng bình tĩnh, chủ động, không chút sợ hãi, mặc dù ông biết mình đã rơi vào tay Gia-ve:
“Tôi biết là anh muốn gì rồi”
- Khi Gia-ve hung hăng cầm cổ áo ông Giăng Van-giăng chỉ gọi đích danh tên “Gia-ve ” với tất cả sự coi thường
- Vì muốn được đi tìm con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng sẵn sàng hạ mình trước kẻ mà
ông khinh bỉ: (“Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”, “Tôi cầu xin ông có một điều ”)
- Trước sự việc Phăng-tin ngã đập đầu vào thành giường vì tuyệt vọng, Giăng Van-giăng đã kết tội
Gia-ve một cách đanh thép: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”; giật gãy thanh giường
đe dọa
- Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một
cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”
Ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng
đối với Gia-ve thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp, nó xuất phát từ cách hành xử tàn nhẫn của chính Gia-ve.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo
bàn.
1 Hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Nhân vật Gia- ve
Gương mặt
Giọng nói
2.3 Nhân vật Gia- ve:
- Bộ mặt gớm ghiếc, đáng sợ
- Giọng nói hách dịch, “man rợ, điên cuồng”
- Thái độ đắc thắng (“Phá lên cười; Ở đây làm gì còn có ông thị trưởng nữa!”).
- Cái nhìn lạnh lùng, độc ác “như có móc, móc vào người”, như “đi thấu vào đến tận xương tuỷ” của đối thủ
- Hành động trịch thượng (“túm cổ áo Giăng
Trang 7Thái độ
Cái nhìn
Hành động
Nhận xét nhân
vật và thái độ của
người kể chuyện
2 Thảo luận: Ai là Người cầm quyền
khôi phục uy quyền?
- Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi
phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy
quyền? Do đâu em khẳng định như vậy?
- Trong đoạn trích này, theo em, điều gì mới
làm nên uy quyền của một con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học
tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo
kết quả; nhận xét bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận:
GV chốt kiến thức
Van-giăng”), muốn đối thủ khuất phục trước quyền uy của mình (“Gọi ta là ông thanh tra”)
- Sợ hãi trước thái độ cứng rắn của Giăng
Van-giăng (“Sự thật Gia-ve run sợ”)
Nhận xét:
- Như vậy, dưới ngòi bút của Vích-to Huy-gô, Gia-ve hiện lên như một con thú Đó là một
“cỗ máy”, một thứ công cụ phi nhân tính, chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, không có tình người.
- Khi nói về Gia-ve, người kể chuyện không giấu giếm thái độ căm ghét
* Ai là Người cầm quyền khôi phục uy quyền:
- Gia ve, viên thanh tra đang thực thi pháp luật: Đang khôi phục uy quyền của mình đối với Giăng Van-giăng Uy quyền ấy đã không có được khi Giăng Van Giăng là thị trưởng Ma-đơ-len
- Giăng Van-giăng: Uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm Gia-ve đã phải run sợ trước Giăng Van-giăng, điều đó chứng tỏ Giăng Van-giăng mới là người thực sự có uy quyền
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Khái quát nét chính về nội dung, nghệ thuật
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Ghi vào giấy A4
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét
lẫn nhau
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV nhận xét
đánh giá
III Tổng kết
1 Nghệ thuật:
- Ngôi kể: lời của người kể chuyện ngôi thứ ba – kiểu người kể chuyện có tính chất toàn tri
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn
- Kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề
- Xây dựng nhân vật: đối lập, tương phản
2 Nội dung
Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: Củng cố kiến thức
b Nội dung hoạt động: Học sinh nhận xét quyền năng của người kể chuyện trong đoạn trích
Trang 8c Sản phẩm: Bài viết của học sinh.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Nhận xét quyền năng của người kể chuyện trong đoạn trích này Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện
Bước 3; Báo cáo, Thảo luận: 2 hs chia sẻ phần viết; HS khác nhận xét đánh giá
Bước 4 Kết luận, nhận định: GV đánh giá
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a Mục tiêu:
Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình giải quyết vấn đề thực tiễn
b Nội dung: HS tìm xem trích đoạn nhạc kịch “Les Misérables” – Mĩ từ phút 40.23 đến 45.09
(https://www.studyphim.vn/movies/les-miserables-2012/play?episode=1)
Hoặc trích đoạn nhạc kịch “Les Misérables” - Tây Ban Nha, chiếu từ phút 38.00 đến 42.49 (https://www.youtube.com/watch?v=wE2gU6nIFxU&t=2653s) tương ứng đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” trong “Những người khốn khổ” (trang 39-43)
c Sản phẩm: Câu trả lời
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Tìm xem trích đoạn nhạc kịch: “Les Misérables” – Mĩ từ phút 40.23 đến 45.09 hoặc trích đoạn
nhạc kịch “Les Misérables” - Tây Ban Nha, chiếu từ phút 38.00 đến 42.49
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện xem trích đoạn nhạc kịch
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
Bước 4 Kết luận, nhận định
4 Hướng dẫn tự học: Soạn Dưới bóng hoàng lan.
PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP 1 Giăng Van-giăng với Phăng-tin Thái độ và
cách ứng xử
của Giăng
Van-giăng
đối với
Phăng-tin?
Trang 9Theo em,
Giăng
Van-giăng có thể
đã nói với
Phăng-tin
điều gì sau
khi
Phăng-tin qua đời?
PHIẾU HỌC TẬP 2 Nhân vật Gia-ve Gương mặt
Giọng nói
Thái độ
Cái nhìn
Hành động
Nhận xét
nhân vật và
thái độ
người kể
chuyện