1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích tình hình lạm phát của việt nam trong 5 năm gần đây và phân tích cácbiện pháp mà chính phủ sử dụng để kiểm soát lạm phát

33 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây và phân tích các biện pháp mà chính phủ sử dụng để kiểm soát lạm phát
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn Cô Ngô Hải Thanh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại Bài Thảo Luận
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT (6)
    • 1.1 Lạm phát và đo lường lạm phát (6)
      • 1.1.1 Khái niệm (0)
      • 1.1.2 Đo lường lạm phát (6)
    • 1.2 Phân loại lạm phát (6)
      • 1.2.1 Lạm phát phi mã (0)
      • 1.2.2 Lạm phát vừa phải (0)
      • 1.2.3 Siêu lạm phát (0)
    • 2.1 Lạm phát cầu kéo (8)
    • 2.2 Lạm phát chi phí đẩy (9)
    • 2.3 Lạm phát dự kiến (9)
    • 2.4 Lạm phát tiền tệ (9)
    • 4.1 Giải pháp từ phía cầu (11)
    • 4.2 Giải pháp từ phía cung (11)
    • 4.3 Một số giải pháp khác (12)
  • CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2022 (0)
    • 1.1 Phân tích lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) (14)
    • 1.2. Phân tích lạm phát theo chỉ số giá điều chỉnh ( GDP) (17)
    • 2.1. Lạm phát cầu kéo (17)
      • 2.1.1 Sự tăng lên trong tiêu dung (17)
      • 2.1.2 sự tăng lên trong đầu tư của doanh nghiệp (18)
      • 2.1.3 Sự tăng chi tiêu của Chính phủ (18)
      • 2.1.4 Sự tăng của xuất khẩu ròng (19)
    • 2.3 Lạm phát tiền tệ (22)
    • 2.4 Lạm phát dự kiến (22)
    • 4.2 Giải pháp từ phía cung (26)
  • KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Khi mức giá chung tăngcao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạmphát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ1.1.2 Đo lường lạ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT

Lạm phát và đo lường lạm phát

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ

- Công thức đo lường lạm phát:

Ip: chỉ số giá chung của thời kì nghiên cứu

Ip-1: chỉ số giá chung của thời kì được chọn làm gốc so sánh gp: tỉ lệ lạm phát của thời kì nghiên cứu (tháng, quý hoặc năm)

- Tồn tại ba chỉ số để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế gồm: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) , chỉ số giá sản xuất (PPI), và chỉ số giá điều chỉnh (GDP) Trong đó, hai chỉ số CPI và GDP (GNP) được sử dụng rộng rãi:

+CPI cho ta thấy sự thay đổi mức giá bình quân của nhóm hàng hóa và dịch vụ thuộc về các chi tiêu cá nhân của hộ gia đình Ngoài ra CPI còn đo lường cho sự thay đổi của giá dịch vụ thuộc các loại hàng hóa quan trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người dân CPI được tính theo hàng tháng và luôn có mối liên hệ chặt chẽ đến lạm phát GDP vì tỷ trọng về tiêu dùng trong GDP cao Vì vậy, người ta xem CPI là một thước đo giá cả nên được nhiều nước trên thế giới sử dụng để tính toán mức độ lạm phát.

+Chỉ số GDP biểu thị sự thay đổi mức giá trung bình của các nhóm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong thị trường kinh tế của đất nước.

Phân loại lạm phát

Document continues below kinh tế vĩ mô

Phân tích các y ế u t ố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)

QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)

Phân tích khái quát tình hình tăng tr ưở … kinh tế vĩ mô 100% (18)

KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)

- Khái niệm: Khi giá cả sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh vọt từ 10% đến mức dưới 1000%

VD: Ở Việt Nam, khi cải cách chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường từng xảy ra tình trạng lạm phát này vào những năm 1986-1988, từ 300%-800%/năm. 1.2.2 Lạm phát vừa phải

- Khái niệm: Lạm phát vừa phải là lạm phát chỉ xảy ra với một con số, có tỷ lệ lạm phát thường dưới 10%/1 năm Đây là mức lạm phát ít gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế

VD: Năm 2018 chúng ta mua một cân gạo với giá 18.000 đồng, nhưng đến năm 2021 cũng loại gạo đó nhưng một cân với giá 25.000 đồng Thì đây chính là sự mất giá của đồng tiền, còn gọi là lạm phát

- Khái niệm: Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng đột biến với tốc độ cao vượt qua giới hạn của lạm phát phi mã, siêu lạm phát giống được ví như một căn bệnh chết người

VD: Năm 1989, giá thịt bò tại Nam Tư là 600.000 dinar/kg, năm 1994 tăng lên 10.000.000 dinar

2 Nguyên nhân gây ra lạm phát :

Lạm phát cầu kéo

- Lạm phát cầu kéo xảy ra khi các thành phần của chi tiêu gia tăng khiến cho tổng cầu tăng, tiếp theo, tổng cầu tăng lên sẽ tác động làm cho sản lượng tăng và mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát, điều này đặc biệt dễ xảy ra khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:

- Sự tăng lên đột biến trong cầu tiêu dùng của hộ gia đình: Nếu người dân trở nên an tâm hơn về triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai, hay Chính phủ giảm thuế thu nhập, thì các hộ gia đình sẽ chỉ tiêu mạnh tay hơn cho tiêu dùng khiến cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên, mức giá sẽ tăng.

- Sự tăng lên trong đầu tư: Nếu các doanh nghiệp trở nên rất lạc quan vào triển vọng mở rộng thị trường trong tương lai và quyết định xây thêm nhiều nhà máy mới, mua thêm máy móc, thiết bị mới; hoặc Chính phủ giảm thuế cho các dự án đầu tư mới, NHTU tăng cung ứng tiền làm giảm lãi suất, thì mức đầu tư sẽ tăng và khiến cho tổng cầu tăng lên, đẩy mức giá tăng lên

- Sự tăng lên trong chỉ tiêu Chính phủ: Nếu Chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, phát triển vùng hoặc ngành kinh tế trọng điểm mới thì sẽ khiến tổng cầu tăng lên và mức giá sẽ tăng.

3 kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-

TH ƯƠ NG-M Ạ I-… kinh tế vĩ mô 100% (14)

- Sự tăng lên trong xuất khẩu ròng: Nếu kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh và mua nhiều hàng hóa do quốc gia A sản xuất ra, hoặc đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, thì nhu cầu xuất khẩu của quốc gia A sẽ tăng lên, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức ra trong nước Thực chất, lạm phát cầu kéo xảy ra do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất của chính nó, hay nói cách khác, tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay đổi hoặc tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng cầu khiến cho giả cá của nền kinh tế tăng lên

Lạm phát chi phí đẩy

- Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế Các con sốc giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản như xăng, dầu, điện, sự gia tăng của tiền lương danh nghĩa, là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, tổng cung trong ngắn hạn giảm, đường ASs dịch chuyển lên trên và sang trái.Bên cạnh đó, tổng cung có thể giảm và dịch chuyển sang trái khi mà có sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn lao động, sự suy giảm lượng tư bản, sự suy giảm về trình độ công nghệ, ;những nhân tố này xảy ra sẽ khiến cả đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn đều giảm

Lạm phát dự kiến

- Còn được gọi là lạm pháp ỳ, lạm phát quán tính Lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm pháp hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai Tỷ lệ lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các thỏa thuận khác.

Lạm phát tiền tệ

- Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng, lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ Các nhà tiền tệ cho rằng, lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung và nguyên nhân của sự dư cầu này là do có quá nhiều tiền ở trong lưu thông Do lượng tiền được phát hành quả nhiều trong lưu thông gây mất cân đối giữa cung và cầu tiền Cung tiền tăng làm cho sức mua của đồng tiền giảm hay đồng tiền bị mất giá.

- Với giả thuyết về thị trường cân bằng và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị trường tiền tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn tới sự mất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân bằng, một phần của số tiền dư thừa được dung để mua hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, vì số lượng hàng hóa và dịch vụ được quyết định bởi cung về các nguồn lực và trình độ công nghệ hiện có, do đó, xuất hiện dư cầu trên thị trường hàng hóa, gây ra áp lực làm giá cả tăng lên để thiết lập trạng thái cân bằng mới trên thị trường hàng hóa Trong mô hình tổng cung - tổng cầu, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu và làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế

- Lý thuyết số lượng tiền tệ gia định tốc độ lưu thông tiền tệ (V) là không thay đổi và lãi suất sẽ điều chỉnh cho thị trường tiền tệ cân bằng

3 Tác động của lạm phát :

- Đồng tiền mất giá: Ta có thể hiểu tiền mất giá là với cùng số tiền, sau một khoảng thời gian ta không thể mua được cùng loại sản phẩm đó nữa Lạm phát khiến người tiêu dùng cố gắng mang về nhiều lợi nhuận nhất có thể từ vốn của họ Họ không để tiền ở một chỗ hay gửi lãi suất thấp mà sẽ tìm cách có lợi nhuận lớn hơn Bởi vì người tiêu dùng sợ rằng số tiền của họ sẽ mất giá trị dần theo thời gian Lạm phát cũng gây áp lực lớn cho doanh nghiệp vì họ sẽ phải tìm ra cách để tăng đầu tư (investment) của họ thay vì để tiền vốn một chỗ và bị mất giá trị dần.

- Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập: Khi xảy ra lạm phát, những người thu nhập thấp sẽ chịu thiệt nhiều nhất Thứ nhất là vì tiền chi tiêu hàng ngày đã gần hết khoản thu nhập (trong khi người giàu vẫn còn khoản tiết kiệm và đầu tư sau khi trừ đi các chi phí hàng ngày) nên khi giá cả tăng thì họ phải chấp nhận trả Thứ hai, khi lạm phát tăng thì giá tài sản như bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu có xu hướng tăng Mà những người thu nhập cao là người sở hữu số tài sản này Điều này làm gia tăng sự bất bình đẳng hơn

- Ảnh hưởng đến lãi suất: Ta có công thức: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

- Ảnh hưởng đến nợ quốc gia: Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trần trọng hơn.Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.

- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế đặc bịêt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên và trái lại cũng có những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh.

- Để hiểu rõ hơn tác hại của lạm phát cũng cần phải chia chúng thành hai loại: lạm phát thấy trước và lạm phát không thấy trước

+ Lạm phát thấy trước còn gọi là lạm phát dự kiến Mọi người đã dự tính khá chính xác sự tăng giá tương đối đều đặn của nó (ví dụ tăng 1% tháng) Loại này ít gây tổn hại thực cho nền kinh tế mà gây ra những phiền toái đòi hỏi các hoạt động giao dịch phải thường xuyên được điều chỉnh (điều chỉnh các thông tin kinh tế, chỉ số hoá các hợp đồng mua, tiền lương…).

+ Lạm phát không thấy trước còn gọi là lạm phát không dự kiến được Con người luôn bị bất ngờ về tốc độ của nó Nó không những gây ra sự phiền toái (không hiệu quả) như loại trên mà còn tác động đến việc phân phối lại của cải…

- Tác hại của lạm phát còn được đo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư (hậu quả tâm lý xã hội) thông quan các cuộc điều tra xã hội học Sự phản ứng của công chúng xuất phát từ vấn đề kinh tế vĩ mô của các chính phủ (đặc biệt các nước phương Tây) là tìm mọi biện pháp chống lạm phát cho dù cái giá phải trả là khá cao (ví dụ ở Mỹ, để hạ tỷ lệ lạm phát 1% thì tổn thất của tổng sản phẩm quốc dân có thể lên tới vài trăm tỷ đôla)

Tác động tích cực (Mức lạm phát từ 2-5% đối với các nước phát triển và mức lạm phát dưới 10% đối với các nước đang phát triển):

- Kích thích tiêu dùng và đầu tư: Khi tỷ lệ lạm phát tăng, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhanh chóng vì sợ sản phẩm sẽ nhanh lên giá Họ mạnh tay mua đồ nội thất, ô tô, tủ lạnh mới, … Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp bị áp lực đầu tư nên rótvốn vào thêm máy móc, nhà xưởng giúp giảm thất nghiệp.

- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

4 Giải pháp kiểm soát lạm phát :

Giải pháp từ phía cầu

Các biện pháp này thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng cầu AD dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm.Trên thực tế thì các chính sách có độ trễ nhất định, cần tránh việc chống lạm phát lại đưa đất nước vào thời kỳ suy thoái, công ăn việc làm giảm.

Giải pháp từ phía cung

Chống lạm phát bằng các giải pháp từ phía cung có thể thực hiện theo hai hướng là cắt giảm chi phí sản xuất hoặc gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Muốn vậy cần có các chính sách kích thích tổng cung, dịch chuyển đường AS sang phải, kết quả là sản lượng tăng và giá cả giảm.

- Đối với lạm phát chi phí đẩy: Chính phủ có thể đưa ra một số chính sách như chính sách cắt giảm một số loại thuế nhằm kích thích sản xuất hoặc giảm bớt chi phí, chính sách kiểm soát lượng (không cho lương tăng nhanh để giữ cho chi phí sản xuất tăng chậm hơn giá)

- Đối với lạm phát xảy ra do giảm năng lực sản xuất giảm: Chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến quản lý

Một số giải pháp khác

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để kiểm soát lạm phát Một số biện pháp đó bao gồm:

- Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt : Giảm cung tiền cho nền kinh tế bằng cách giảm trái phiếu và tăng lãi suất

- Tăng cường quản lý giá cả và thị trường : Kiểm soát giá cả hàng hóa , dịch vụ và thị trường chứng khoán

- Tăng cường quản lý tài chính nhà nước : Điều chỉnh ngân sách nhà nước , tăng thu ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước

- Tăng cường quản lý đầu tư :Kiểm soát các dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

- Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước.

- Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng

- Tác động tới phía tổng cung và tổng cầu

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2022

1 Thực trạng lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022 : Để đo lường lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số CPI (Consumer Price Index) hoặc chỉ số giá điều chỉnh (GDP) Vậy nên để đánh giá thực trạng lạm phát giai đoạn 2018 - 2022, chúng ta phân tích dựa trên hai chỉ số trên

Như các nhà kinh tế và chính phủ đã cảnh báo từ trước, lạm phát là một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia Trong giai đoạn 2018 – 2022, nền kinh tế nước ta đối mặt với những khó khăn ,thách thức sau :

- Ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Tính đến hết tháng 11/2018, Mỹ chiếm 20% và Trung Quốc 17% tổng xuất khẩu của Việt Nam Vì cơ cấu đó, năm 2019 Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ở cả phương diện 2 chiều tích cực lẫn tiêu cực.

- Những tác động của đại dịch COVID-19 : Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid

19, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng Thứ nhất, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ Hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng… nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch Covid 19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam Thứ hai là, thuế thu sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19: Hoạt động bất động sản và đầu tư cá nhân sụt giảm gây tác động đến tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, các nguồn thu giảm và mức tăng trưởng thấp Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy tăng 1,25% (2/2020) so với cùng kỳ nhưng đây là mức tăng trưởng thấp nhất Bốn là, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực, hoạt động tài chính - tiền tệ cũng bị suy giảm: Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều thị trường chứng khoán thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á.

- Ảnh hưởng của tình hình chính trị khu vực và thế giới : xung đột vũ trang tại Ukraine vào cuối năm 2021, đã làm gia tăng căng thẳng chính trị và an ninh trên thế giới Xung đột này đã ảnh hưởng đến giá dầu và năng lượng, khiến cho chi phí vận tải và sản xuất tăng cao.

TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2022

Phân tích lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Biểu đồ 1.1 : Tốc độ tăng CPI và chỉ số lạm phát cơ bản qua các năm trong giai đoạn

Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam Theo thống kê của Tổng thống kê Việt Nam, lạm phát trong 5 năm gần đây từ 2018 đến

2022 có xu hướng tăng nhẹ Cụ thể:

- Năm 2018: Tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,54% so với năm trước, thấp hơn so với mục tiêu tối đa 4% của Chính phủ Tuy nhiên, có một số ngành hàng như xăng dầu và dịch vụ y tế tăng giá mạnh hơn so với mức trung bình.

- Năm 2019: CPI tăng 2,79%, thấp hơn so với năm trước và đạt mức thấp nhất trong 3 năm qua Điều này được cho là do sự kiểm soát giá của Chính phủ và tình hình kinh tế ổn định.

- Năm 2020: CPI tăng 3,23%, thấp hơn so với mục tiêu tối đa 4% của Chính phủ nhưng

9 cao hơn so với năm trước Điều này được cho là do tác động của đại dịch COVID-19, khi giá cả của một số mặt hàng bất động sản và kinh doanh khó khăn.

- Năm 2021: CPI chỉ tăng ở mức 1.84%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến thu nhập của người dân sụt giảm, nhu cầu yếu nên giá cả chưa tăng mạnh; đồng thời, ảnh hưởng của COVID-19 và giãn cách xã hội khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy làm giá một số lương thực, thực phẩm tăng cao

- Năm 2022 : CPI tăng 3,15% so với cùng kỳ năm ngoái Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi trong năm 2022 Nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao, cộng với giá cả hàng hóa thế giới tăng cao đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng cao.

→ Tóm lại, lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 có sự dao động tại từng giai đoạn khác nhau Trong vòng 5 năm qua, Việt Nam đã có những cải cách và chính sách về tài chính và giá cả nhằm giảm thiểu tác động của lạm phát, tuy nhiên, tình hình vẫn còn khó khăn khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19 và tình trạng lạm phát tăng cao.

Biểu đồ 1.2 : Tốc độ tăng CPI trong giai đoạn 2018-2022 Đơn vị %

Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam

- Trước tiên, có thể thấy, CPI các năm thường biến động theo hướng tăng cao trong tháng diễn ra Tết Nguyên đán : CPI 2 tháng đầu năm 2018 tăng 2,90% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; tháng 02/2019, CPI tăng 0,8% so với tháng 01/2019; CPI tháng 01/2020 tăng 1,23% so với tháng 12/2019; tháng 02/2021, CPI tăng 1,52% so với tháng trước – mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng Hai trong 8 năm gần đây Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2021.Giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao trong những tháng đầu năm.

- Trước khi đại dịch Covid xuất hiện, trong giai đoạn 2018-2019, có thể thấy lạm phát được giữ ở mức khá ổn định năm 2018 (1.48 %) và năm 2019 (2.01 %) Nguồn gốc của lạm phát ở Việt Nam trong năm 2018 chủ yếu là do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao và chính sách tài khóa của chính phủ Việt Nam Bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2018 đến thời điểm 20/12/2018 ở mức 71,6USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 54,53 USD/thùng bình quân năm 2017, tăng 31,3% Trong nước, CPI xăng dầu bình quân năm 2018 tăng 15,25% so với cùng kỳ, góp phần tăng CPI chung 0,64% Lạm phát năm 2019 tăng lên chủ yếu là do giá nhóm Thực phẩm tăng Tháng 12/2019 là một tháng có chỉ số CPI tăng mạnh hơn so với các tháng khác trong năm Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 5,23% so với tháng 12/2018. Tính bình quân quý IV năm 2019, CPI tăng 3,66% so với 26 cùng kỳ năm trước Nguyên nhân chủ yếu khiến cho CPI tháng 12 tăng cao là do dịch tả lợn Châu Phi, khiến cho nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tháng 12/2019 tăng 19,7%.

- Dịch COVID-19 bùng nổ vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 kéo dài đến hết năm

2021 khiến thị trường giá cả có nhiều biến động Nhìn chung, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh đã làm thị trường tiêu dùng gần như đóng bằng khiến cho CPI hằng tháng hoặc sụt giảm (năm 2020 chứng kiến CPI hằng tháng sụt giảm liên tiếp trong 4 tháng liên tiếp (từ tháng 02 đến tháng 05/2020), thậm chí sụt giảm kỷ lục tới 1,54% vào tháng 04/2020), hoặc tăng nhẹ ở mức ổn định (năm 2021).

- CPI năm 2020 tăng cao nhất (2,31%) là chịu tác động của sự tăng giá của nhóm ngành Thực phẩm, y tế do nhu cầu tăng Tháng 06/2020 là thời điểm giai đoạn cách ly xã hội chấm dứt và thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nên CPI tăng cao đột ngột (0,66%) Đối lập với đó, năm 2021, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng lạm phát khá thấp (0,81%) Nguyên nhân trực tiếp là COVID-19 khiến thu nhập của người dân sụt giảm, nhu cầu yếu nên giá cả chưa tăng mạnh; đồng thời, ảnh hưởng của COVID-19 và giãn cách xã hội khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy làm giá một số lương thực, thực phẩm tăng cao, nhưng sự tăng giá này chỉ ngắn hạn và diễn ra cục bộ tại một số địa phương, không tác động quá lớn đến chỉ số CPI và lạm phát chung Khả năng thanh toán chưa kịp phục hồi, sức mua

11 không cao, giá cả không tăng mạnh nên lạm phát 2021 thấp hơn so với cả giai đoạn trước đại dịch

- Năm 2022 là năm đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch Covid-19 Nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao, cộng với giá cả hàng hóa thế giới tăng cao đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng cao, giá gạo biến động theo giá xuất khẩu và nhu cầu thị trường sẽ tăng 1,22% từ năm 2021 Giá lương thực cũng tăng 1,62% Bên cạnh đó, giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,11% Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản năm nay tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức tăng CPI là 3,15%, cho thấy biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu, gas.

Phân tích lạm phát theo chỉ số giá điều chỉnh ( GDP)

- Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP cả năm 2018 tăng 7,08% GDP năm

2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, GDP năm 2020 chỉ tăng 2,91% - là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 , kéo theo tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số điều chỉnh GDP chỉ đạt 1,29% Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát được tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI là 2,31%

- Năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng khá cao Năm 2020 là năm đầu tiên nước ta đương đầu với đại dịch COVID, chi tiêu dành cho y tế tăng lên đáng kể Thêm vào đó, sau khoảng thời gian dài giãn cách xã hội, tháng 06/2020 chứng kiến chỉ số CPI tăng đột ngột so với các tháng khác trong năm do nhu cầu mua của người dân cao Ngoài ra, năm 2020,các sản phẩm trong nhóm ngành Thực phẩm đặc biệt là gạo và thịt lợn cũng tăng giá đáng kể, điều này khiến cho tốc độ tăng CPI cao, dẫn đến lạm phát cao Trong khi đó, các đợt giãn cách xã hội do COVID khiến sản xuất bị ngưng trệ khiến GDP tăng trưởng thấp Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát của năm khi tính theo chỉ số điều chỉnh GDP thấp hơn hẳn so với khi tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI

- Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58%.so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại

2 Nguyên nhân thực sự gây lạm phát cao ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 :

Lạm phát cầu kéo

2.1.1 Sự tăng lên trong tiêu dùng

Chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước giai đoạn 2018-2022

(Đơn vị: triệu đồng/hộ)

Chi tiêu bình quân hộ gia đình 59.4 64.4 68.5 74.9 80.5

(Dự báo của Tổng cục Thống kê) Nhờ những nỗ lực chống dịch khá thành công, tâm lý người tiêu dùng vẫn tương đối tích cực Chi tiêu bình quân hộ gia đình trong giai đoạn 2018-2022 có xu hướng tăng lên theo từng năm, tăng 13.5 % so với năm 2018 Tuy chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn này nhưng tiêu dùng, đặc biệt là chỉ số chi tiêu bình quân hộ gia đình giai đoạn 2020-2022 tăng khả quan, giai đoạn 2020-2021 chi tiêu bình quân hộ gia đình tăng 8.54%, giai đoạn 2021-2022 tăng 6.9 % Lượng tiêu thụ thực phẩm trong giai đoạn này cũng tăng cao, ví dụ là lượng tiêu thụ thịt rơi vào tầm 2.3kg/người/tháng (năm 2018-2022) Bên cạnh đó, chính phủ còn đưa ra những chính sách giảm thuế đối nhiều mặt hang trong lúc đỉnh điểm của dịch, đặc biệt trong giai đoạn năm 2020-2022 Và sau năm 2022 vẫn còn một số chính sách miễn giảm thuế để khôi phục lại nền kinh tế.

2.1.2 Sự tăng lên trong đầu tư của doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tính đến ngày 31/12/2019 có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2018 Đại dịch Covid –

19 làm chậm bước tiến của các doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình đó Đồng thời với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ – CP (từ năm

2019 –2022) – nghị quyết cải thiện môi trường kinh doanh.

Trong năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), 6 tháng đã qua của năm 2022, cả nước có 76.200 DN đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký hơn 882.000 tỷ đồng Bên cạnh đó, còn có gần 40.700 DN quay trở lại hoạt động, nâng tổng số DN thành lập mới và DN trở lại hoạt động lên 116.900 DN. Đáng chú ý, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tổ chức, DN thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, đạt mức cao nhất so với 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 5 năm (2018 - 2022) Đây là động lực quan trọng đóng vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế trong nước 6 tháng vừa qua.

2.1.3 Sự tăng chi tiêu của Chính phủ

13 Để hỗ trợ nền kinh tế đồng thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn đại dịch Covid-19 Chính phủ ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân Tiêu biểu, nhà nước chi 100.110 tỷ đồng cho công tác phòng chống đại dịch Bên cạnh đó, nhà nước đưa ra những cứu trợ tài khóa cho doanh nghiệp để tạm thời giảm bớt gánh nặng của Chính phủ về phía cung của nền kinh tế, chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính phủ đã hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thông qua các gói hỗ trợ được ban hành ngay khi đợt dịch thứ 4 bùng phát Các gói hỗ trợ kịp thời giúp người dân, doanh nghiệp trụ vững trong đại dịch 2.1.4 Sự tăng của xuất khẩu ròng

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu hang hóa giai đoạn năm 2018-2022

Nhìn chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2018-2022 đều có xu hướng tăng So với năm 2018 thì tổng kim ngạch ở năm 2022 tăng lên 1.52 lần Đặc biệt, trong giai đoạn này xuất khẩu ròng tăng liên tiếp Năm 2019 xuất khẩu đạt 264.19 tỷ USD, tăng 7.83% so với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch nhập khẩu năm 2019 đạt 253.07 tỷ USD Đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336.3 tỷ USD, tăng 15.9% so với năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 332.25 tỷ USD Hơn hết, sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732.5 tỷ USD tăng 9.5% so với năm 2021 Dù đây là con số khá cao trong vòng 5 năm nhưng mức độ tăng trưởng đã giảm đáng kể so với giai đoạn 2020-2021. Trong cả giai đoạn từ 2018-2022 , xuất nhập khẩu hang hóa bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong nền kinh tế, trong đó, việc nhập khẩu hang hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng Điều này làm cho người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch.

Trong quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế cao luôn đi kèm với tình trạng nhập siêu mạnh Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nhỏ với mức độ mở cửa lớn tỷ lệ xuất khẩu/GDP luôn ở trạng thái trên 70% trong khi đó gần 87% hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đều là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước Do vậy, khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào từ các nước khác có những biến động thì các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ Như vậy, Việt Nam dần rơi vào tình trạng “nhập khẩu lạm phát” từ các khác. Đặc biệt, năm 2020, năm 2021 việc đứt gãy nguồn cung một phần do đại dịch, một phần do giá nhập khẩu tính bằng USD tăng cao, cùng với việc dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn và giá nhập vẫn tiếp tục tăng cao thì “nhập khẩu lạm phát” vẫn diễn ra liên tục. 2.2 Lạm phát chi phí đẩy

Chỉ số giá xây tăng liên tục trong giai đoạn này, nguyên nhân chính là do sự tănggiá của các vật liệu xây dựng đầu vào như: thép, nhựa đường, xi-măng,… Sự tăng trưởng mạnh này là điều không khó hiểu, đặc biệt trong khoảng thời gian này giá xăng dầu thế giới tăng cao, tác động trực tiếp đến giá nhập khẩu Cụ thể:

- Sau đại dich covid 19, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng tại tỉnh thành phải chịu áp lực tăng giá nguyên vật liệu đầu vào Giá sắt thép tăng cao (hơn 35%), xi măng, gạch, ngói, nhôm, đồng loạt tăng “phi mã” khiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu đứng trước nguy cơ lỗ vốn nặng.

- Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, chỉ số giá xây dựng trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 3,65% so với cùng kỳ năm 2020 Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng.

- Giá xăng dầu tăng, làm tăng chi phí đầu vào, kéo theo mức giá ngày càng “lạm phát”. Kéo theo sau đó những ảnh hưởng như: làm tăng giá hang hóa, gây sức ép tăng lạm phát và rủi ro thâm hụt cán cân thương mại do nhập siêu xăng dầu.

- Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu trong đó xăng, dầu chiếm khoảng 37% tổng chi phí nguyên vật liệu của cả nền kinh tế Vì thế, việc giá xăng dầu thế giới tăng giá hang hóa trong nước, có thể gây ra thâm hụt cán cân thương mại do nhập siêu xăng dầu gia tăng.

- Đối với thị trường giá cả- lạm phát: Năm 2021, giá xăng, dầu trong nước tăng 31.74% là nguyên nhân chính của nhóm hàng giao thông tăng cao (10.52%), đóng góp đến 53.6%

15 mức tăng CPI chung Tương tự, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 51.83% cũng là nguyên nhân chính làm nhóm hàng giao thông tăng 17.43%, chiếm 76.64% mức tăng CPI bình quân chung.

- Giá thực phẩm tăng, như giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tang 0,15 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

- Tuy phải chịu nhiều khó khăn do đại dịch covid-19, nhưng thu ngân sách nội địa vẫn có sự tăng đều, chuyển dịch theo hướng bền vững hơn Cụ thể, tỷ trọng thu nội địatrong tổng thu NSNN tăng 81,6% trong giai đoạn 2016-2020 Năm 2020, tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) trong tổng thu NSNN đạt khoảng 85,6% (năm 2015 là75,6%) Theo Báo cáo quyết toán NSNN năm 2019, quyết toán thu NSNN đạt 1.553.612tỷ đồng, tăng 142.312 tỷ đồng, chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất, thu khác ngân sách thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô Đặc biệt trong năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1803.6 nghìn tỷ đồng, bằng 127.8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021 ( ngân sách trung ương đạt 125,8%: ngân sách địa phương đạt 129.9 % dự toán).

- Bên cạnh đó, lực lượng lao động chịu tác động lớn của dịch Covid-19.

Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị tính: Triệu người

- Nhiều lao động không có việc làm đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức Tuy tình trạng này đã được cải thiện nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2021 ước tính là 68,7%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với cùng quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên từ quý III năm 2021 thì lực lượng lao động đã có xu hướng tăng trở lại cho đến cuối năm 2022 Đây là một dấu hiệu tích cực sau khi phục hồi nền kinh tế trong thời kì bình thường mới của đại dịch Covid 19.

Lạm phát tiền tệ

Đóng vai trò quan trọng nhất giữa lạm phát và tiền tệ chính là CSTK và CSTT của NN đã đóng góp lớn trong việc điều hoà giữa lạm phát tăng trưởng và dòng tiền trong thị trường kinh tế 5 năm năm qua Những chỉ số CPI trên thể hiện tốc độ gia tăng lạm phát nước ta trong

5 năm gần đây ổn định và cân bằng Đặc biệt trong hai năm 2020 – 2021, CSTK và CSTT đều được nhà nước chủ động sắp xếp hợp lý được thể hiện qua sự hỗ trợ doanh nghiệp , người dân qua các gói cứu trợ Bộ Tài Chính đã phối hợp các bộ, ngành rà soát cắt giảm hơn

20 khoản phí, lệ phí Tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, miễn giảm Bên cạnh đó, Bộ Tài Chính cũng chủ động cắt giảm các khoản phí cho nhà đầu tư, hỗ trợ duy trì và phát triển mạnh vào thị trường chứng khoán Nhờ đó, chỉ số VN- Index đến cuối năm đạt 1.103 điểm, tăng 14,9% so với năm 2019; quy mô thị trường đạt khoảng 87,7% GDP, tăng 20,8% so cuối năm 2019 Quy mô vốn hóa cổ phiếu trên thị trường chứng khoán năm 2020 đã tăng gấp đôi so năm 2016 (43,3% GDP). Chính sách tiền tệ nới lỏng được nhiều nước đồng loạt áp dụng và duy trì để hỗ trợ nền kinh tế khi đại dịch Covid-19 xảy ra Cung tiền đưa vào nền kinh tế quá nhiều khiến giá hang loạt tài sản tăng mạnh như chứng khoán, bất động sản Cung tiền trước khi đại dịch xảy ra cũng luôn cao với tăng trưởng tín dụng hằng năm ở mức 18-19% và chỉ hạ thấp khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp chậm lại trong năm 2020 với mức tăng trên 12%.

Thị trường bất động sản, giá bất động sản Việt Nam năm 2020 tăng 20-36% si với năm

2019 cao hơn so với mức tăng trung bình của thế giới (5.6%), giá đất có hiện tượng sốt nóng tại nhiều địa phương.

Theo thống kê, dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán đã liên tục tăng trong thời gian qua Tính tới thời điểm ngày 31/5/2021, dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ toàn thị trường đã đạt 112.1 nghìn tỷ đồng, tăng 31.2 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2020 và tăng 10.7 nghìn tỷ so với cuối quý I/2021.

Lạm phát dự kiến

Lạm phát dự kiến do yếu tố tâm lý cũng như tác động từ các cá nhân tổ chức dự đoán về tương lai và lạm phát cụ thể năm 2021 thì do diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid 19 mà một số gia đình có xu hướng đầu cơ, tích trữ hang Hơn nữa, ở một số địa phương có thể tác động làm giá cả một số mặt hàng biến động cục bộ tại một số thời trang y tế hay thực

17 phẩm thiết yếu dầu đại dịch cụ thể đã tăng 35-40%, giá xăng năm 2021 cũng vượt 19.000 đồng/lít, tăng gần 14% so với cuối năm 2020 và tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước: giá nhà đất, chứng khoán cũng bật tăng mạnh.

3 Đánh giá ảnh hưởng của lạm phát ở Việt Năm giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022

Từ năm 2018 đến 2020, tỷ lệ lạm phát ở mức tăng trưởng ổn định, nhưng từ năm 2021, tình hình lạm phát bùng phát mạnh mẽ, tác động xấu đến nhiều ngành kinh tế và đời sống người dân.

3.1 Lạm phát có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng và doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và hiệu quả sản xuất:

Sự gia tăng lạm phát này dẫn đến giảm sức mua của các cá nhân, làm giảm niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2018 chỉ tăng 11,7% so với năm 2017, thấp hơn tốc độ tăng trưởng 12,5% của năm 2017 Năm 2020 có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp, nhưng nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã trải qua sự sụt giảm sức mua do tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 Thu nhập giảm, mất việc làm và nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm dẫn đến sức mua của nhiều người tiêu dùng Việt Nam giảm.

3.2 Lạm phát làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất :

Lạm phát đã gây áp lực lên giá thành của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí ngày càng tăng và khó khăn trong việc giữ chân khách hàng Theo Bộ Công Thương, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu năm 2018 tăng 10-15% so với năm trước Tiếp đến vào năm 2019 chi phí nguyên liệu, nhiên liệu tăng 5-10% so với năm trước Điều này dẫn đến giá cao hơn cho người tiêu dùng và giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.Theo số liệu thống kê, chi phí nguyên liệu và nhiên liệu tăng 10% so với năm 2019 Nguyên nhân chính của sự tăng giá này là do giá thế giới của các mặt hàng nguyên liệu và nhiên liệu đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau khi giảm sâu trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng tăng cao do thiếu hụt container và các biện pháp phòng chống dịch.

3.3 Lạm phát có thể làm mất niềm tin của người dân và các nhà đầu tư vào chính sách tiền tệ của chính phủ :

Lạm phát dẫn đến giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm

2018 Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn FDI vào Việt Nam đạt 35,46 tỷ USD năm

2018, giảm 1,8% so với năm 2017 Dòng vốn FDI chậm lại được cho là do một số yếu tố, bao gồm lạm phát và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2019 là 38 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2018 Một số nguyên nhân cho sự giảm này có thể là do sự chậm trễ trong cấp phép dự án, sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và sự bất ổn chính trị ở một số khu vực Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2020 đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài cũng giảm 2% so với năm trước, chỉ đạt 19,98 tỷ USD

3.4 Lạm phát tác động đến sự phân bố lại của cải :

Trong giai đoạn lạm phát và chịu tác động mạnh của đại dịch, lãi suất liên tục được giảm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Lãi suất huy động nằm trong khoảng 4,1 – 5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,3 – 7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 –7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng Mới đây, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà Nước điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD về 22.750 VND (giảm khoảng 80-100 VND tính toán dựa mức giá chiết khấu mua kỳ hạn) Đồng thời, NHNN đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay, theo đó tạo nguồn cung mới và tức thời cho thị trường Bên cạnh đó, trong năm

2020 thu nhập của người dân chỉ chiếm 78,7% quy mô GDP cả nước, phần còn lại của GDP nằm ở thuế, phí và khấu hao tài sản Đó cũng là câu trả lời cho việc khi sản lượng tăng mà thu nhập chung của dân giảm.

4 Biện pháp thực tế của chính phủ để kiểm soát lạm phát :

Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam19

Từ năm 2018 đến 2020, tỷ lệ lạm phát ở mức tăng trưởng ổn định, nhưng từ năm 2021, tình hình lạm phát bùng phát mạnh mẽ, tác động xấu đến nhiều ngành kinh tế và đời sống người dân Nhưng nhờ có những biện pháp phù hợp, đúng đắn và hiệu quả của Chính phủ, tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%).

4.1 Giải pháp từ phía cầu

Với mục tiêu kiểm soát lạm phát, dù là chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa thì cũng nhằm vào 2 mục tiêu đó là: giảm lượng tiền trong lưu thông ( cung tiền ) và gia tăng cung cấp hàng hóa dịch vụ trong xã hội Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt.

- Tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

- CSTT nới lỏng tiếp tục chi phối Ngân hàng trung ương các nước, buộc các Ngân hàng trung ương phải chủ động có giải pháp phù hợp để thích ứng với những thay đổi này Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với mức cắt giảm khá lớn so với nhiều năm qua (tổng mức giảm từ 1,5 - 2%/năm) Việc cắt giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN đã phát tín hiệu mạnh mẽ và nhất quán về chủ trương tiếp tục giảm lãi suất, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo các NHTM thực hiê •n các giải pháp để hỗ trợ các DN vượt qua đại dịch như: gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm phí/lãi vay….Có thể thấy tình hình lãi suất cho vay trước và sau dịch COVID-19 đã thay đổi mạnh, đă •c biê •t là lãi suất cho vay ngắn hạn (giảm từ 6-9% năm 2019 xuống 4,4-7% năm 2021) Các giải pháp CSTT đồng bộ và linh hoạt đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

- Đồng thời với chính sách lãi suất, từ đầu năm 2020, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, truyền thông, điều chỉnh giảm tỷ giá bán can thiệp và sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn thị trường Nhờ đó, về cơ bản, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, cân đối cung cầu tiếp tục thuận lợi, thanh khoản thông suốt, VND ổn định hơn nhiều so với đồng tiền của nhiều đối tác thương mại.

- Cần theo dõi và điều chỉnh nguồn cung tiền thận trọng hơn bên cạnh các giải pháp phía cung Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm khoảng 4% là khả thi (theo ý kiến của chuyên gia), bơm tiền vào giúp chi tiêu tăng truy kích cầu tốt nhưng nếu không sử dụng tốt thì lạm phát sẽ tăng Giải pháp trước mắt là theo dõi sát tình hình biến động giá cả thế giới để có quyết sách kịp thời Trong sản xuất, do phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài nên không thể thay đổi một sớm một chiều được Tuy nhiên, vẫn nên khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm phụ thuộc nhập khẩu, chủ động hơn trong phần nguyên liệu đầu vào để giảm nguy cơ lạm phát “Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, sẽ tác động không nhỏ tới tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới Thế nên, chính sách kiềm chế giá nhiên liệu đầu vào phải tiếp tục được áp dụng Về lâu dài, tính toán để giảm một số khoản thuế, phí trong giá thành xăng dầu để giảm nguy cơ lạm phát do tác động từ bên ngoài”.

- Đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý, nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các tháng cuối năm do các tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu CPI liên tục tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và số liệu CPI so cùng kỳ sẽ cao, tạo áp lực điều hành lạm phát cho năm sau.

Giải pháp từ phía cung

- Thực hiện giảm thuế, đặc biệt là thuế liên quan đến xăng dầu nhằm giảm áp lực tới mặt bằng giá cả hàng hóa Giảm mức đóng học phí để chia sẻ khó khăn cho người dân đã giúp chỉ số giá dịch vụ giáo dục giảm 3,42% (tháng 7/2022) dẫn đến lạm phát chung giảm 0,19 điểm phần trăm Giá dịch vụ khám, chữa bệnh chưa tăng góp phần kiểm soát lạm phát vì

21 nhóm giáo dục và nhóm thuốc, dịch vụ y tế đóng góp khá lớn trong rổ hàng hóa tính lạm phát với tỷ trọng chiếm lần lượt 6,17% và 5,39%.

- Chú trọng phát triển kinh tế số - xã hội số; cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh; nâng cao hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, từ đó giảm áp lực lạm phát trong trung - dài hạn.

- Theo thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, từ tháng 01/2020 đến tháng 10/2021, lưu lượng internet băng rộng (gồm di động và cố định) của nước ta đã tăng hơn 40% Tại thời điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 ở nhiều địa phương (tháng 8/2021), tăng trưởng lưu lượng internet băng rộng di động lên tới 95% Cuối năm 2021, các nhà mạng có 70,9 triệu thuê bao băng rộng di động (tăng hơn 4% so với năm

2020) và 18,79 triệu thuê bao băng rộng cố định (tăng 14,59% so với năm 2020) Số liệu từ Cục Viễn thông cũng cho thấy, đến tháng 10/2021, cả nước có gần 71 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 2/3 dân số)… trong năm 2020, tỷ lệ người dùng truy cập internet qua điện thoại di động lên tới 94% với thời lượng truy cập trung bình mỗi ngày khá cao5 Ngoài ra, người dân cũng đang tham gia mạnh mẽ vào KTS thông qua việc bán hàng, mua sắm online trên các trang mạng xã hội zalo, facebook… Theo số liệu từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, số lượng người mua tiêu dùng mua sắm trực tuyến đã tăng nhanh từ 32,7 triệu người năm 2016 lên 49,3 triệu người năm 2020 Mua sắm trực tuyến đang dần trở thành một thói quen mua sắm của người dân Việt Nam6.

4.3 Một số giải pháp khác :

- Nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát Chính phủ đã tham gia các khối kinh tế khu vực và toàn cầu như ASEAN, APEC, RCEP, CPTPP để mở rộng thị trường và hưởng lợi từ thương mại tự do Điều này giúp ổn định tỷ giá hối đoái và giảm rủi ro từ biến động kinh tế quốc tế.

- Cần đẩy nhanh và tối đa hóa tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tạo trạng thái bình thường mới, để dòng luân chuyển hàng – tiền trở lại bình thường; nhanh chóng khôi phục, nối lại các chuỗi cung ứng hàng hóa Bên cạnh đó, cần linh hoạt trong áp dụng biện pháp, khôi phục cao nhất các hoạt động kinh tế Đó là thúc đẩy đầu tư công và tư nhân, đầu tư ra nước ngoài để phân tán rủi ro và tìm cơ hội mới Ngoài ra nên có thêm giải pháp huy động tiền lưu thông phù hợp, giảm thiểu các giao dịch tiền mặt trực tiếp, tiết kiệm chi tiêu.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.Biện pháp này được thể hiện rõ nét nhất trong các năm 2021, năm 2022 Cổng TTĐT Chính phủ đã cho ra mắt ứng dụng (app) "Chính phủ Việt Nam" trên nền tảng IOS và Android; khai trương

Hệ thống giao diện mới của Cổng TTĐT Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ, tổ chức triển khai vận hành Báo Điện tử Chính phủ theo mô hình Tòa soạn hội tụ Đây là bước Cổng TTĐT Chính phủ hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp hệ sinh thái số đa nền tảng, với giao diện, công nghệ mới, hiện đại, thân thiện cùng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn nhất, hiện đại nhất trong hệ thống Cổng Thông tin điện tử, Báo Điện tử tại Việt Nam Cổng TTĐT Chính phủ làm tốt vai trò là công cụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên Internet. Thông tin của Cổng TTĐT Chính phủ luôn nhanh nhạy, chính xác, có bản sắc, có tính định hướng và dẫn dắt dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần củng cố sự đồng thuận xã hội, được các cơ quan báo chí khai thác, sử dụng.

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w