Thâm hụt ngân sách có thể làm gia tăng nợcông, gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của quốc gia và ảnh hưởngđến mức độ tin cậy của ngân sách nhà nước.Hiểu rộng ra,thâm hụt ngân sách là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ 1
ĐỀ TÀIPhân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại? Lấy số liệu thực tế ở Việt Nam để chứng minh mối quan hệ này? Hãy đưa ra những gợi ý chính sách Vĩ mô của Việt nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm cải thiện cán cân ngân
sách.
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: HOÀNG ANH TUẤN
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2309MAEC0111
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 12
Trang 2Hà Nội, 04/2023
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 4
1.2 Thâm hụt ngân sách 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Cách xác định ngân sách 5
1.2.3 Nguyên nhân thâm hụt ngân sách Nhà nước 5
1.3 Cán cân thương mại 6
1.3.1 Khái niệm 6
1.3.2 Cách xác định cán cân thương mại 6
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI, LIÊN HỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 .8 2.1 Thực trạng về ngân sách giai đoạn 2011 – 2021 8
2.2 Thực trạng về cán cân thương mại 2011 - 2021 10
2.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại 12
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN NGÂN SÁCH VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 18
3.1 Biện pháp cải thiện cán cân ngân sách 18
3.2 Biện pháp cải thiện cán cân thương mại 19
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 23
PHỤ LỤC 24
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thâm hụt ngân sách và thương mại là hai vấn đề kinh tế quan trọng
trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế hiện nay Thâm hụt
ngân sách xảy ra khi khoản chi của chính phủ vượt quá khoản thu, trong
khi thâm hụt thương mại là sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và dịch
vụ được nhập khẩu và xuất khẩu của một quốc gia Việc phân tích mối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại là rất quan
trọng để hiểu được tình hình kinh tế của một quốc gia, cũng như đưa ra
các chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề này Trong đề tài này, nhóm
chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách
và thâm hụt thương mại, từ đó nhóm xin mạnh dạn đưa ra những gợi ý
chính sách vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo nhằm cải thiện
cán cân ngân sách và cán cân thương mại Do thời gian cứu, nhân lực và
cũng như hiểu biết còn hạn chế Nhóm chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến nhận xét của thầy cô và các bạn trên lớp để nhóm hoàn
thành tốt nội dung của bài thảo luận nhóm hơn
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là tổng số tiền trong một năm mà chính phủ cần
thu vào từ các nguồn thu, bao gồm thuế, phí, lệ phí, các khoản trả lãi từ
các khoản vay, và các nguồn tài chính khác, để chi tiêu cho các hoạt
động của nhà nước, bao gồm các chương trình xã hội, quốc phòng, giáo
dục, y tế, hạ tầng và các hoạt động khác
Ngân sách nhà nước được xem là công cụ quản lý tài chính và kinh tế
quan trọng của một quốc gia, và được quản lý và điều chỉnh bởi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
1.2 Thâm hụt ngân sách
1.2.1 Khái niệm
Thâm hụt ngân sách nhà nước (Budget deficit) là tình trạng chi vượt
quá nguồn thu ngân sách Nhà nước tính trong năm tài chính, phần chênh
lệch đó gọi là thâm hụt ngân sách Nhà nước Điều này có nghĩa là nhà
nước phải tăng cường vay nợ hoặc giảm chi tiêu để có thể duy trì hoạt
động và tránh nợ quá mức Thâm hụt ngân sách có thể làm gia tăng nợ
công, gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của quốc gia và ảnh hưởng
đến mức độ tin cậy của ngân sách nhà nước
Hiểu rộng ra,thâm hụt ngân sách là hiện tượng ngân sách nhà nước
mất cân đối (thể hiện ở sự chênh lệch giữa cung và cầu về các nguồn lực
tài chính của nhà nước)
Để hiểu sâu hơn về vấn đề thâm hụt, chúng ta cần phân biệt các khái
niệm sau:
(1) Thâm hụt ngân sách thực tế: là mức thâm hụt khi chi vượt quá thu
thực tế trong một thời kỳ nhất định
(2) Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là mức thâm hụt được tính toán trong
trường hợp nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
(3) Thâm hụt ngân sách theo chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động
do trạng thái của chu kỳ kinh doanh Thâm hụt theo chu kỳ bằng chênh
lệch giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu
Trang 6Trong ba loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh hiệu quả chủ
quan của chính sách tài khoá như ấn định thuế suất, các chương trình
thanh toán chuyển giao Vì vậy, để đánh giá kết quả của chính sách tài
khoá người ta sử dụng thâm hụt ngân sách cơ cấu
1.2.2 Cách xác định ngân sách
Thâm hụt ngân sách được xác định bằng cách so sánh tổng chi ngân
sách (G) với tổng thu ngân sách (T) trong một khoảng thời gian nhất
định
Nếu G > T : Thâm hụt ngân sách Nhà nước
Nếu G < T : Thặng dư ngân sách Nhà nước
Nếu G = T : Ngân sách Nhà nước cân bằng
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về thâm hụt ngân sách, cần
phải tính đến các khoản thu và chi tiết, cũng như các yếu tố khác như nợ
công, cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lạm phát,
Tuỳ vào tình hình kinh tế và sự kiện khác nhau, thu và chi có thể lớn
hoặc nhỏ hơn dự kiến Khi lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì
chính phủ phải đi vay để trả cho khoản nợ của mình
1.2.3 Nguyên nhân thâm hụt ngân sách Nhà nước
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước, trong
đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
1 Kinh tế chậm phát triển hoặc suy thoái: Khi kinh tế không phát
triển hoặc suy thoái, nhu cầu sử dụng ngân sách của nhà nước sẽ tăng
lên để hỗ trợ cho việc phục hồi kinh tế Đồng thời, lượng thu ngân sách
sẽ giảm do giảm thuế và giảm doanh số
2 Thiếu hiệu quả trong việc quản lý chi phí: Việc quản lý chi phí
không hiệu quả, dẫn đến sự lãng phí và dư thừa chi phí Điều này sẽ làm
tăng chi phí của ngân sách và gây ra thâm hụt ngân sách
3 Chính sách chi tiêu quá mức: Nhà nước có thể quyết định chi tiêu
nhiều hơn so với khả năng thu thuế và tiền tệ của mình Việc này dẫn
đến thâm hụt ngân sách
4 Thiếu sự quản lý hiệu quả về thu thuế: Khi nhà nước không thu
được đủ thuế hoặc việc thu thuế không được quản lý hiệu quả, ngân sách
sẽ bị thiếu hụt
Trang 8[Type here]
5 Sử dụng ngân sách cho mục đích không hiệu quả: Khi ngân sách
được sử dụng cho mục đích không cần thiết hoặc không hiệu quả, đó là
một nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách
6 Sự gia tăng của các yêu cầu kinh tế và xã hội: Khi các yêu cầu kinh
tế và xã hội ngày càng tăng, việc chi tiêu của nhà nước cũng tăng lên,
dẫn đến thâm hụt ngân sách
1.3 Cán cân thương mại
1.3.1 Khái niệm
Cán cân thương mại có tên tiếng Anh là Balance Of Trade (viết tắt
BOT) được dịch là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại Khái niệm
này cho thấy sự chênh lệch giữa giá trị nhập và xuất khẩu tại một thời
điểm xác định của một quốc gia cụ thể
Cán cân thương mại cho được những số liệu chi tiết và quan trọng
được dùng để đánh giá sức khỏi và khả năng phát triển của một quốc gia
Ngoài ra, đây còn là thành phần lớn nhất nằm trong cán cân thanh toán
của quốc gia đó
1.3.2 Cách xác định cán cân thương mại
Cách tính cơ bản đơn giản nhất là:
Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
Lưu ý: Giá trị xuất khẩu là những sản phẩm, hàng hoá trong nước
được xuất ra nước ngoài bán Còn giá trị nhập khẩu là những sản phẩm,
hàng hoá từ nước ngoài được đưa về một quốc gia nào đó và được thực
hiện mua bán, trao đổi để tạo ra giá trị sản phẩm
Bên cạnh đó, cán cân thương mại còn được tính ra GDP với công
thức như sau:
GDP = C + I + G + NX → NX = GDP – (C + I + G)
Từ công thức trên:
GDP: Đó là tổng sản phẩm quốc nội
C: Được gọi là giá trị tiêu dùng
I: là chỉ số giá trị đầu tư
kinh tế vĩ
THƯƠNG-MẠI-…
ĐÀM-PHÁN-kinh tế vĩ
46
Trang 9G: Chi tiêu mà chính phủ đã sử dụng
NX: Chính là chỉ số cán cân thương mại
Ý nghĩa cán cân thương mại thể hiện
Nếu NX = 0: Cán cân thương mại cân bằng Đây là điều kiện lý
tưởng của một quốc gia khi tỷ lệ xuất bằng tỷ lệ nhập
Nếu NX > 0: Cán cân thương mại thặng dư Đây là tình trạng số
lượng hàng hoá sản xuất trong nước xuất khẩu đi nước ngoài nhiều hơn
so với số lượng hàng hoá từ nước ngoài nhập về
Nếu NX < 0: Cán cân thương mại thâm hụt Đây là tình trạng số
lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài nhiều hơn so với số lượng hàng
hoá được xuất đi trong nước
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại
Sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm quá thấp: Tình trạng thâm hụt thương mại xảy ra khi
người dân có mức tiết kiệm quá thấp Một số sự tăng trưởng nóng của thị
trường bất động sản và chứng khoán mang lại cho người dân cảm giác
giàu hơn Từ đó sẽ tăng chi tiêu và giảm đi phần dư tiết kiệm
Đầu tư tăng cao: Khi chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất trong nước
sẽ giảm và đầu tư trong nước sẽ được tăng cao
Do lạm phát tăng cao
Khi lạm phát tăng cao tức việc cạnh tranh hàng hoá trong nước tăng
hoặc khả năng cạnh tranh hàng hoá trong nước giảm thì cũng dẫn đến
xuất hiện tình trạng thâm hụt thương mại
Do bị thâm hụt chính sách
Thâm hụt chính sách diễn ra thường đi kèm với thâm hụt cán cân
vãng lai Ở nước Việt Nam, thâm hụt cán cân thương mại là do một số
nguyên nhân như:
Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế Đồng thời việc suy thoái
kinh tế cũng sẽ buộc chính phủ tăng chi ngân sách Từ đó làm thâm hụt
chính sách
Do đầu tư tràn lan và không hiệu quả, việc này thể hiện qua những
hệ số ICOR
Trang 10Do cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu
Đây là vấn đề phổ biến tại Việt Nam Là tình trạng tăng tỉ lệ xuất
khẩu, đồng thời tỷ lệ nhập khẩu cũng tăng lên, đến 2/3 giá trị xuất khẩu
là nguyên liệu nhập khẩu Ngoài ra, năng lực cạnh tranh hàng hoá trong
nước còn quá thấp
Mặt khác, Việt Nam chưa gia nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong
khu vực và chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp sản phẩm Hay đây còn gọi là
vấn đề thương mại tạo thương mại tại Việt Nam
Do chính sách giảm thuế nhập khẩu
Việt Nam thực hiện chỉ tiêu giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết có
trong thỏa thuận WTO và thương mại khu vực Điều này trở thành
nguyên nhân là thâm hụt thương mại xảy ra ở các nước, đặc biệt là với
Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI, LIÊN HỆ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2021
2.1 Thực trạng về ngân sách giai đoạn 2011 – 2021
Bảng 1: Thu chi ngân sách và so sánh thâm hụt với GDP
Đơn vị: tỷ USD
Năm Thu Chi Thâm hụt ngân
sách
GDP Bội chi NSNN so với GDP
2011 35.5
5
43.36
(7.81) 133.4
7-5.85%
2012 35.2
8
46.98
(11.69) 155.8
2-7.51%
2013 39.3
8
51.73
(12.35) 170.3
9-7.25%
2014 41.3
1
51.96
(10.65) 185.3
5-5.75%
2015 46.6
2
58.31
(11.69) 191.5
4-6.10%
2016 51.0
6
58.59
(7.53) 203.2
0-3.70%
2017 54.0
5
62.01
(7.95) 223.2
3-3.56%
2018 62.4
2
70.82
(8.40) 242.8
2-3.46%
2019 66.9
9
75.49
(8.50) 260.7
4-3.26%
2020 65.1
9
77.30
(12.11) 272.0
7-4.45%
Trang 122021 55.6
5
79.13
(23.48) 368.0
2-6.38%
Nguồn: Tổng cục Thống kê, tỷ giá quy đổi theo tỷ giá trung tâm của
NHNN tại thời điểm 31/12 hàng năm ( nguồn: https://www.gso.gov.vn ) và
truy xuất dữ liệu GDP (nguồn:https://cand.com.vn)
Trang 13Bảng 2: Biểu đồ về thâm hụt Ngân sách giai đoạn 2011 - 2021
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn số liệu từ Tổng cục thống kê
Số liệu cho thấy trong giai đoạn 11 năm từ 2011 đến 2021, Việt Nam
liên tục trong tình trạng thâm hụt ngân sách Năm 2012 có mức thâm hụt
cao nhất với bội chi đạt 7,51% so với GDP, giai đoạn 2011 - 2015 mức
thâm hụt bình quân là 6,5% Tuy nhiên tính chung 5 năm giai đoạn 2016
-2020, bội chi ngân sách bình quân khoảng 3,69% GDP, đảm bảo mục tiêu
không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016
của Quốc hội, có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước Đó là kết
quả của hàng loạt những cải cách, biện pháp tích cực, đồng bộ của Nhà
nước nhằm tăng nguồn thu và giảm chi NSNN Tuy nhiên, năm 2020 có sự
tác động tiêu cực của Đại dịch COVID-19 đến kinh tế xã hội Việt Nam làm
số thâm hụt trong năm 2020 bị tăng so với năm 2018, 2019 Năm 2021
đánh dấu mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2021,
với bội chi đạt 6.38% mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng GDP cao nhất kể
từ năm 2011.[CITATION TSĐ21 \l 1033 ]
Trang 152.2 Thực trạng về cán cân thương mại 2011 - 2021
Bảng 3: Quy mô Xuất - Nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam
Cán cân TM
Trang 17Biểu đồ quy mô xuất - nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021
Đơn vị: tỷ USD
Biểu đồ cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 2011 - 2021
Trang 18Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Tổng hợp và tRnh toán từ số liệu của Bộ Công Thương
Trong thời kỳ 2011 - 2020, cán cân thương mại đã chuyển sang trạng
thái xuất siêu vào năm 2012 - đánh dấu Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu
hàng hoá kể từ năm 1993 - với mức xuất siêu 794 triệu USD và duy trì
đến năm 2013, 2014 Năm 2015, cán cân thương mại Việt Nam lại ở
trạng thái thâm hụt do xuất khẩu tăng trưởng chậm trong khi nhập khẩu
tăng mạnh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước
Đến giai đoạn 2016 - 2020, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với
mức xuất siêu tăng dần qua các năm, lần lượt là 1,77 tỷ USD năm 2016;
2,11 tỷ USD năm 2017; 6,83 tỷ USD năm 2018; 10,87 tỷ USD năm 2019;
năm 2020, bất chấp những bất ổn của kinh tế thế giới, cán cân thương
mại Việt Nam vẫn ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục là 19,9 tỷ USD
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch
COVID-19 nhưng thành tích xuất siêu tiếp tục được giữ vững Cho đến hết
quý III năm 2021, cán cân thương mại hàng hoá vẫn nhập siêu 2,55 tỷ
USD, nhưng với nỗ lực không ngừng trong quý IV, đến hết năm 2021 cán
cân thương mại hàng hoá đã đạt xuất siêu 4,08 tỷ USD Mặc dù mức xuất
Trang 19siêu năm 2021 chỉ bằng 20% so với mức xuất siêu năm 2020, nhưng
trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất, nhập khẩu vẫn là điểm
sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào những năm
tiếp theo
Xét về cán cân thương mại theo nhóm hàng xuất nhập khẩu, sau một
thời gian luôn xuất siêu đối với nhóm hàng thô hoặc sơ chế phân loại tiêu
chuẩn thương mại quốc tế thời kỳ 2011 - 2016, đã chuyển sang trạng
thái nhập siêu từ năm 2017- 2020 Trong khi đó, nhóm hàng chế biến
hoặc tinh chế luôn trong trạng thái nhập siêu trong thời kỳ 2001 - 2015,
đã chuyển sang trạng thái xuất siêu giai đoạn 2016 - 2020; nhóm hàng
hoá không thuộc hai nhóm trên luôn ở trạng thái nhập siêu
2.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại
Có 2 luồng ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ giữa thâm hụt
ngân sách và thâm hụt thương mại
Thứ nhất, tồn tại mối quan hệ một chiều giữa thâm hụt ngân sách
và thâm hụt thương mại theo hướng “bộ đôi thâm hụt” (hay còn gọi là
thâm hụt kép) hoặc “bộ đôi đối nghịch” Tức là khi ngân sách thâm hụt sẽ
tác động cùng chiều hoặc ngược chiều tới thâm hụt thương mại Theo đó,
khi Chính phủ tăng chi tiêu công (thâm hụt ngân sách tăng), sẽ dẫn đến
làm tăng thu nhập nội địa và tăng tiêu dùng nội địa cho các hàng hoá
nhập khẩu và do đó làm tăng thâm hụt thương mại Hoặc khi thâm hụt
ngân sách tăng sẽ dẫn đến áp lực tăng lãi suất, do đó thu hút dòng vốn
vào gây ra áp lực tăng giá nội tệ và vì vậy thúc đẩy nhập khẩu do đó làm
tăng thâm hụt thương mại
Catik and Akseki (2015) nghiên cứu giai đoạn 1994 - 2012 tại Thổ Nhĩ
Kỳ cho kết luận rằng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại là thâm hụt kép, cụ thể thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới thâm
hụt thương mại khi nền kinh tế ở trên mức tiềm năng
Anoruo và Ramchander (1998) sử dụng phân tích đa biến tại các
nước đang phát triển miền Đông Nam Á (Ấn độ, Indonesia, Hàn Quốc,
Malaysia) Khi kiểm tra quan hệ nhân quả Granger trên mô hình VAR cho