Vốn chủ sở hữu của ngân hàng và quản trị vốn chủ sởhữu trong NHTM là một trong những mối quan tâm lớn của cả các cơ quan quản lý nhànước và các NHTM nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện đúng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
ĐỀ TÀI: Quản trị nguồn vốn tự có tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam VietinBank.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Bích Ngọc Lớp học phần: 2324BKSC2011
Nhóm thực hiện: Nhóm 03
HÀ NỘI 2023
Trang 2STT Họ và Tên Nhiệm vụ Điểm số Ký xác nhận
25 Nguyễn Thị Thu Hằng Tổng hợp Word và
check nội dung
26 Nguyễn Thu Hằng Thuyết trình + (hỗ trợ
bạn nội dung 2.2.4 đến2.2.5 và hỗ trợ sửa slide)
Trang 3Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Học phần: Quản trị ngân hàng thương mại 1
Thời gian: 11h ngày 18 tháng 3 năm 2023
Địa điểm: Google Meeting
Đề tài thảo luận: Quản trị nguồn vốn tự có tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam VietinBank
Số lượng thành viên tham gia: Đủ 10 người
Nội dung thảo luận: Cả nhóm cùng họp bàn về cách thức làm bài, trao đổi ý kiến vềnội dung thảo luận, phân chia công việc cho từng thành viên
Đánh giá: Các thành viên trao đổi sôi nổi, nhiệt tình đóng góp ý tưởng
Kết quả đạt được: Nhóm hoàn thành việc phân công nhiệm cụ cho các thành viên,không có ai phản đối và đều nắm rõ việc của mình
Cuộc họp kết thúc lúc 12h30 cùng ngày
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2023
Nhóm trưởng Hiền
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
1.1 Khái quát bảng cân đối kế toán 9
1.1.1 Tài sản có của ngân hàng thương mại 10
1.1.2 Tài sản nợ của ngân hàng thương mại 11
1.2 Vốn tự có 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Thành phần vốn tự có 14
1.2.3 Đặc điểm của vốn tự có 17
1.2.4 Vai trò của nguồn vốn tự có 17
1.3 Quản trị nguồn vốn tự có của ngân hàng thương mại 18
1.3.1 Nội dung 18
1.3.2 Ý nghĩa 24
1.3.3 Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn tự có 24
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(VietinBank) 25
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 25
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 28
2.2 Thực trạng quản trị vốn tự có của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 28
2.2.1 Nguyên tắc quản trị nguồn vốn tự có của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 28
2.2.2 Nhu cầu và quy mô nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 29
2.2.3 Các phương pháp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sử dụng để tăng vốn tự có36 2.2.4 Thực trạng quản trị vốn tự có tại VietinBank qua quy mô và hiệu quả 38
2.2.5 Thực trạng quản trị vốn tự có tại VietinBank qua hệ số an toàn vốn 46
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị vốn tự có tại VietinBank 49
2.3.1 Một số kết quả đạt được 49
2.3.2 Hạn chế trong công tác quản trị vốn tự có của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam49 2.3.3 Nguyên nhân trong công tác quản trị vốn tự có của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 50
Trang 53.1 Định hướng và mục tiêu phát triển 51 3.2 Một số giải pháp quản trị nguồn vốn tự có của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank 52 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trong hơn 10 năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triểnmạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế đất nước Cũng trong thời gian đó, nền kinh tếViệt Nam cũng phải đối diện với với các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu
từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu 2008 Ở khía cạnh khác, những quy định trong hoạt động ngân hàng cũng pháttriển trong thời gian này cùng với sự phát triển của ngành, một trong những vấn đề đượcquan tâm và quản trị hàng đầu chính là vốn của các ngân hàng Ngân hàng thương mại(NHTM) là một tổ chức kinh tế đặc biệt, đóng vai trò là trung gian giữa người gửi tiền vàngười đi vay và là trung gian thanh toán cùng với một số chức năng khác, thực hiện đầy
đủ các chức năng của một NHTM đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lýnhà nước Trong đó vốn chủ sở hữu của các ngân hàng được xem như sự đảm bảo chocác nghĩa vụ đối với người gửi tiền, cũng như thước đo cho quy mô kinh doanh được các
cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ Vốn chủ sở hữu của ngân hàng và quản trị vốn chủ sởhữu trong NHTM là một trong những mối quan tâm lớn của cả các cơ quan quản lý nhànước và các NHTM nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện đúng các chức năng của mình,đóng góp tích cực vào phát triển và ổn định kinh tế-xã hội với vai trò là trung gian tiền tệ.Vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt độngbảo vệ mỗi ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng tránh khỏi và vượt qua được các cuộckhủng hoảng tài chính, tránh gây đổ vỡ toàn hệ thống Do vậy, quản trị vốn chủ sở hữucủa ngân hàng theo những quy tắc và thông lệ tốt nhất đồng thời tính đến đặc điểm củangành ngân hàng tại Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng trong đó có Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank là mục tiêu hướng đến và mỗimột ngân hàng cần đặt ưu tiên hàng đầu để phát triển ổn định, bền vững Điều này cònquan trọng hơn nữa khi ngành ngân hàng Việt Nam đang trong các giai đoạn đầu tiêntrong quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng
Những lý thuyết cũng như thực tiễn trong quản trị vốn chủ sở hữu của
Trang 7Bài tập tình huống TDNL tuyển dụng…Quản trị
4
Trang 8NHTM đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới Tuy nhiên tại Việt Nam, quản trị vốnchủ sở hữu của các NHTM trong một nền kinh tế chuyển đổi có nhiều đặc thù riêng chưađược nghiên cứu và đề cập một cách đầy đủ và thích đáng Xuất phát từ lý luận và thựctiễn nêu trên, nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài luận án: “Quản trị vốn chủ sởhữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữutrong hoạt động kinh doanh của NHTM
- Tham khảo kinh nghiệm của các nước trong quản trị vốn chủ sở hữu của cácNHTM, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho VietinBank
- Đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại VietinBank trong thời gian qua,chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tạiVietinBank trong thời gian tới
3.Đối tượng nghiên cứu:
Quản trị vốn chủ sở hữu của NHTM nói chung và VietinBank nói riêng
4.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình thực hiện thảo luận, nhóm đã
sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phươngpháp hệ thống: Việc nghiên cứu công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại VietinBank đượcthực hiện một cách đồng bộ gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể Các nộidung của quản trị vốn chủ sở hữu đối với VietinBank được xem xét trong mối liên hệ chặtchẽ với nhau cả về không gian và thời gian
Phương pháp thống kê: Nhóm sử dụng số liệu thống kê thích hợp để phục vụ choviệc phân tích thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại VietinBank
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, nhómđưa ra những đánh giá chung về thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại VietinBank
76
Trang 9 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Quản trị vốn chủ sở hữu tại VietinBank đượcxem xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thựctrạng quản trị vốn chủ sở hữu của các NHTM khác trong nước và trên thế giới.
5.Cấu trúc bài thảo luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu củabài thảo luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁP QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát bảng cân đối kế toán
- Kết cấu bảng cân đối kế toán:
Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quátquy mô và cấu trúc của các nguồn vốn (tài sản nợ) và sử dụng vốn ( tài sản có) tại mộtthời điểm nhất định
Bảng cân đối kế toán có kết cấu gồm các mục chính sau:
Các đầu ra chính Các đầu vào chính
- Dự trữ và thanh toán - Tiền gửi của các tổ chức và cá nhân
- Cho vay và cho thuê - Vốn chủ sở hữu
Trang 111.1.1 Tài sản có của ngân hàng thương mại
Tài sản của ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là những tàisản được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động.a.Ngân quỹ
Ngân quỹ là tài sản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng phải duy trì để đảm bảo
an toàn trong hoạt động kinh doanh, bao gồm tiền mặt tại quỹ và các tiền gửi tại ngânhàng khác
Đây là những tài sản không sinh lãi (tiền mặt tại quỹ) hoặc sinh lãi rất thấp (tiền gửitại các ngân hàng khác) Tuy nhiên, chúng phải được duy trì để đáp ứng nhu cầu chi, trảtiền mặt cho khách hàng, chi phí hoạt động của ngân hàng, bù đắp thiếu hụt trong thanhtoán bù trừ và thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Tiền mặt tại quỹ là một tài sản quan trọng của khoản mục ngân quỹ Nó được duy trìtại ngân hàng để đáp ứng một phần yêu cầu dự trữ pháp định Vì lý do sinh lời mà cácnhà quản lý ngân hàng cố gắng giữ nó càng ít càng tốt Ngoài ra, việc giữ tiền mặt cònphải giải quyết vấn đề an toàn và chi phí bảo quản Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh,tiền mặt đóng vai trò quan trọng Nhu cầu dự trữ tiền mặt ở các ngân hàng không giốngnhau
Tiền dự trữ tại các ngân hàng khác là một phần tài sản bằng tiền đáp ứng yêu cầu dựtrữ pháp định Khác với tiền mặt tại quỹ - nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt xảy ra tại ngânhàng, tiền dự trữ tại ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu tiền xảy ra không tại ngânhàng - chẳng hạn như thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng khi khách hàng củangân hàng rút tiền bằng séc, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng tại một nơi khác ngoài ngân hàng.b.Khoản mục đầu tư
Ngoài việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, ngân hàng còn sử dụng một phần nguồnvốn trong hoạt động đầu tư nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và giatăng thu nhập của ngân hàng
Trang 12Với vai trò là một doanh nghiệp ngân hàng có thể thực hiện đầu tư trực tiếp thôngqua các đầu tư kinh doanh, liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư hoặc đầu tư gián tiếpthông qua thị trường tài chính.
c.Khoản mục tín dụng (cho vay)
Ở Việt Nam, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Theothống kê, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng 2/3 tổng thu nhập của các ngânhàng thương mại Đây là hoạt động chứa được nhiều rủi ro, vì vậy, thu nhập từ hoạt độngcho vay là thu nhập có rủi ro Do đó, việc xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp làhết sức quan trọng
Khoản tín dụng bao gồm: cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp (chiết khấu, cầm cố vàcác nghiệp vụ tài trợ không phải cho vay trực tiếp khác), cho thuê tài chính và bảo lãnhngân hàng Ngoài ra hiện nay các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang kiếnnghị bổ sung nghiệp vụ bao thanh toán và danh mục tín dụng
d.Danh mục các tài sản khác
Danh mục các tài sản khác bao gồm tài sản cố định, các khoản phải thu… Khác vớicông ty sản xuất, tài sản cố định của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ (không vượt quá10%) Tuy nhiên, nó tạo cơ sở vật chất cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vìvậy, nó là nền tảng cho việc thực hiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
1.1.2 Tài sản nợ của ngân hàng thương mại
Nợ của ngân hàng là kết quả của việc huy động vốn của ngân hàng từ các tổ chứckinh tế và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội
a.Tài khoản tiền gửi giao dịch
- Tài khoản tiền gửi thanh toán: Đây là loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn phục vụmục đích thanh toán của các tổ chức và cá nhân Vì thế lãi trả cho loại tiền gửi này bằngkhông (ở các nước phát triển) hoặc rất thấp (ở các nước châu Á) Khoảng dự trữ cho loạitiền gửi này rất lớn, ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua việc thu phí cung cấp cácdịch vụ thanh toán cho khách hàng Ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn
Trang 13vốn từ loại tiền này để thực hiện cho vay ngắn hạn đem lại thu nhập cao trong ngân hàng
vì chi phí huy động rất thấp
- Tài khoản vãng lai: Tài khoản bạn lai cũng tương tự như tài khoản tiền gửi thanhtoán nhưng có chức năng cho phép thấu chi đến một mức độ nhất định Đối với lại tàikhoản này, ngoài phí thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân hàng cònphải thu được phần phí cấp hạn mức thấu chi
b.Tài khoản tiền gửi phi giao dịch
Đây là loại tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phục vụ mục đích sinh lời của các tổ chức
và cá nhân Lãi trả cho loại tiền gửi này cao hơn tùy thuộc vào thời gian gửi của kháchhàng Do tính chất ổn định cao ngân hàng sử dụng nguồn lực này để thực hiện cho vaytrung dài hạn nhưng thu nhập thấp hơn do chi phí huy động cao hơn
c.Vay vốn trên thị trường tiền tệ
- Vay vốn giữa các ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại có thể chovay lẫn nhau qua thị trường liên ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả tức thời trongngày dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước
- Vay Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mạivay thông qua nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá và cho vay lạitheo hồ thơ tín dụng Tuy nhiên, điều kiện cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn tùythuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, uy tín, chất lượng hoạt động củangân hàng thương mại
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Đây là loại giấy tờ có giá có thể chuyển nhượngđược có hưởng lãi và lãi suất tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng và người phát hành
- Phát hành trái phiếu ngân hàng: Đây là loại chứng khoán có kỳ hạn dưới 7 nămđược phát hành để huy động vốn dài hạn
- Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại còn có phát hành tráiphiếu chuyển đổi, trái phiếu tăng vốn, với kỳ hạn dài hơn (10- 15 năm) để huy động vốndài hạn
d.Các tài khoản hỗn hợp
Trang 14Tài khoản hỗn hợp là tài khoản tiền gửi, hoặc phí tiền gửi cho phép kết hợp thựchiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, môi giới, tín dụng, đầu tư Khách hàng (chủ tàikhoản) sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho nhân viên quản lý tại ngân hàng Những đặc điểmthu hút khách hàng của loại tài khoản này là tốc độ, cùng với những tiện ích dịch vụ màkhách hàng được hưởng.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng loạitài khoản có chức năng tương tự như loại tài khoản hỗn hợp, nhưng chỉ áp dụng cho cácloại hình khách hàng là doanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản này đểthanh toán và được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất dành cho tài khoản giao dịch e.Vay ngắn hạn qua Hợp đồng mua lại
Hợp đồng mua lại là hợp đồng ký kết giữa ngân hàng với khách hàng hoặc giữangân hàng với ngân hàng để thỏa thuận mua lại tạm thời các loại chứng khoán chất lượng
có tính thanh khoản cao và thực hiện mua lại các loại chứng khoán này tại một thời điểmtrong tương lai với mức giá xác định Thời hạn hợp đồng có thể là qua đêm hoặc đến vàitháng tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên Với giao dịch này, ngân hàng có thể thỏa mãnnhu cầu vay vốn và không phải bán vĩnh viễn các chứng khoán chất lượng của mình.Hiện nay, các công ty chứng khoán ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ tương tự gọi
là REPO chứng khoán Đây thực chất là nghiệp vụ mua - bán chứng khoán có kỳ hạn.Nghiệp vụ này có ưu điểm là người bán chứng khoán có quyền được mua lại chứngkhoán đã bán với một mức giá xác định, vẫn được hưởng cổ tức và các quyền lợi phátsinh khác từ chứng khoán đã bán
f Bán và chứng khoán hóa các khoản cho vay
- Bán các khoản cho vay: Việc bán các khoản nợ giúp ngân hàng thương mại đápứng nhu cầu vốn và là một trong những phương pháp xử lý nợ xấu khi bán các khoản lớnkhó đòi cho các Công ty mua bán nợ Các khoản nợ được mua, bán là các khoản nợ mà tổchức tín dụng cho khách hàng vay đang hạch toán nội bảng; các khoản nợ đã được tổchức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn khác hiện đang được hạchtoán theo dõi ngoại bảng
Trang 15- Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, một khoản nợ có thể được bánmột phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần.Việc mua - bán nợ được thực hiện theo một trong hai phương thức và do các bên tự chọn
là phương thức mua - bán nợ thông qua đấu thầu các khoản nợ và phương thức đàm phántrực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ
- Chứng khoán hóa các khoản cho vay: Ngân hàng sử dụng các khoản cho vay nhưtài sản thế chấp trong việc phát hành chứng khoán để thu hút các nguồn vốn mới Ngânhàng lại tiếp tục sử dụng nguồn vốn này để đầu tư, cho vay, Khi các khoản nợ đượcthanh toán, ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứngkhoán đó
g.Vốn trong thanh toán
Ngân hàng sử dụng các khoản tiền gửi nghĩa vụ (bắt buộc) của khách hàng trong quátrình tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời Đó chính
là các khoản tiền ký quỹ cho các của khách hàng để bảo chi séc, phát hành L/C, bảo lãnhngân hàng,
1.2 Vốn tự có
1.2.1 Khái niệm
Vốn tự có (vốn chủ sở hữu) là vốn riêng của một NHTM, bao gồm số vốn ban đầu
do các chủ sở hữu đóng góp và số vốn gia tăng không ngừng cùng với sự phát triển củaNHTM
- Ngân hàng thương mại nhà nước: Vốn điều lệ được hình thành từ ngân sách nhànước
Trang 16- Ngân hàng thương mại cổ phần: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các
cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu
- Ngân hàng thương mại liên doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp củacác bên liên doanh
- Ngân hàng thương mại nước ngoài: Vốn điều lệ được hình thành từ 100% vốnnước ngoài
b.Vốn bổ sung
Việc bổ sung vốn trong quá trình hoạt động luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi
ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế của NHTM trên thương trường Tùy vào điều kiện
cụ thể mà ngân hàng có thể gia tăng vốn theo phương thức khác nhau và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật:
- Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận sau thuế:
Khi thu nhập ròng lớn ngân hàng có thể thực hiện việc gia tăng vốn bằng cáchchuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư Luật pháp cho phép các ngân hàng giữlại một phần lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư
Những ngân hàng có thời gian hoạt động dài và làm ăn hiệu quả thì nguồn tích lũy
từ lợi nhuận sẽ cao và ngược lại, kinh doanh kém hiệu quả thì nguồn vốn bổ sung từ lợinhuận sẽ thấp
- Bổ sung vốn từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm:
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần việc phát hành thêm cổ phiếu làphương thức hiệu quả để tăng vốn chủ sở hữu Công việc này được thực hiện bằng cáchngân hàng phát hành quyền mua cổ phần cho các cổ đông hiện hữu, mỗi cổ đông nắm giữ
cổ phần của ngân hàng sẽ được mua 1 tỷ lệ cổ phần theo tỷ lệ cổ phần mình đang nắmgiữ Ngân hàng sử dụng vốn tăng thêm để mở rộng quy mô hoạt động đổi mới trang thiết
bị hoặc trong một số trường hợp là để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ doNHTW/NHNN quy định
Đối với các ngân hàng liên doanh việc tăng vốn là do các bên góp vốn thực hiện.Lượng vốn này phục vụ cho việc mở rộng hoạt động nâng cao năng lực hoạt động củangân hàng Việc tăng vốn thường thực hiện theo lộ trình và kế hoạch của ngân hàng Lộ
Trang 17trình tăng vốn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật ngành ngân hàng và pháp luậtliên quan.
Đối với ngân hàng tư nhân, chủ ngân hàng có thể tăng vốn bằng cách rót thêm vốnvào hoạt động của ngân hàng và cũng cần phải thực hiện theo luật định
Đối với các NHTM cổ phần, việc bổ sung vốn chủ yếu bằng cách phát hành thêm
cổ phiếu Với các NHTM có vốn Nhà nước chi phối, việc bổ sung vốn tùy thuộc vàoquyết định của Nhà nước, một phần vốn có thể được bổ sung từ các cổ đông ngoài Nhànước
Tính chất của việc bổ sung vốn từ phát hành thêm cổ phần, góp phần, cấp thêmnày là không liên tục nhưng nguồn vốn bổ sung có vai trò quan trọng trong hoạt động củangân hàng, thể hiện uy tín và vị thế, tính cạnh tranh của một ngân hàng
c.Các quỹ
- Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ: sau khi quyết toán năm tài chính, ngân hàng kinhdoanh có lãi sẽ trích một tỷ lệ nhất định vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Thôngthường tỷ lệ trích 5% lợi nhuận ròng và mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốnđiều lệ của NHTM
- Qũy dự phòng tài chính: được trích nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra trong quátrình hoạt động của ngân hàng Thường thì tỷ lệ được trích cho quỹ dự phòng tài chính là10% lợi nhuận ròng
- Qũy đầu tư phát triển: dùng để phát triển hoạt động kinh doanh, đổi mới trang thiết
bị, công nghệ hoặc phát triển sản phẩm mới Tỷ lệ cho quỹ này tối đa là 25% lợi nhuậnròng
- Các quỹ khác: Quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, Các quỹ này được sử dụng vàocác mục đích làm tăng giá trị của ngân hàng, tạo gắn kết giữa ngân hàng và người laođộng thông qua thực hiện chế độ đối với người làm trong ngân hàng
1.2.2.2.Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạngnguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai sau vốn cấp 1
Trang 18Vốn cấp 2: 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy địnhcủa pháp luật; 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dàihạn theo quy định của pháp luật; Dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng nhàNước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dựphòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trái phiếu chuyểnđổi, nợ thứ cấp do ngân hàng phát triển nhanh.
1.2.4 Vai trò của nguồn vốn tự có
a, Đối với ngân hàng
Vốn chủ sở hữu giúp hình thành tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngânhàng Trong thành phần của vốn chủ sở hữu có vốn pháp định là vốn cần có khi thành lậpngân hàng Vốn pháp định là cơ sở hình thành tư cách pháp nhân cho ngân hàng Vốn chủ
sở hữu được dùng để mua sắm trang thiết bị ban đầu, là tấm đệm để duy trì hoạt động.Trong quá trình hoạt động, khi cung cấp những dịch vụ mới, ngân hàng cần vốn chủ
sở hữu để vừa đáp ứng yêu cầu về pháp lý vừa cung cấp năng lực tài chính Một trongnhững điều kiện để cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới là yếu tố công nghệ Ngânhàng cần đầu tư công nghệ, tích hợp tính năng các sản phẩm vào hệ thống ngân hàng lõi.Ngoài chi đầu tư vào công nghệ phần mềm, ngân hàng cũng bỏ nhiều chi phí khác để cónhững sản phẩm dịch vụ mới phục vụ khách hàng
b, Đối với khách hàng
Vốn chủ sở hữu có vai trò bảo vệ lợi ích của khách hàng và nhà đầu tư Uy tín củangân hàng được đánh giá qua vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này đánh giá khả năng bù đắp tổn
Trang 21với khối lượng lớn từ phía công chúng, hầu hết ngân hàng không thể bán danh mục chovay ngay lập tức Sự phá sản của một ngân hàng có thể làm cho các ngân hàng khác bị tácđộng Chính vì vậy, Chính phủ các nước thường có cơ chế quản lý hoặc hỗ trợ cho cácngân hàng.
Nhà nước đưa ra những quy định đảm bảo an toàn về vốn đối với ngân hàng:Quy định về đảm bảo an toàn giữa tổng số vốn với số tiền gửi (k1):
k1 = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng số tiền gửi
Từ công thức ta thấy k1 phụ thuộc vào tổng số vốn chủ sở hữu và tổng số tiền gửicủa ngân hàng đó càng an toàn, bởi vì nó chứng tỏ một đồng tiền gửi được đảm bảo bởimột lượng vốn chủ sở hữu càng cao Cách xác định tỷ lệ an toàn này tương đối đơn giảnnhưng chưa đủ thông tin để khẳng định mức độ an toàn của một ngân hàng vì lịch sử đãchứng minh rất nhiều ngân hàng có tổng vốn chủ sở hữu cao nhưng vẫn có rủi ro thanhkhoản
Ở Việt Nam quy định nghịch đảo ở tỷ lệ này, ngân hàng không được phép huy độngquá 20% vốn chủ sở hữu
Quy định về đảm bảo an toàn giữa tổng vốn chủ sở hữu với tổng tài sản (k2): k2 = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
Từ công thức ta thấy k2 thể hiện mối quan hệ giữa tổng vốn chủ sở hữu và tổng tàisản của ngân hàng Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với các khoản
nợ, khả năng bù đắp các tổn thất đối với các cam kết hoàn trả của ngân hàng
Quy định về đảm bảo an toàn giữa tổng vốn chủ sở hữu với tổng tài sản rủi ro (k3): k3 = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản rủi ro
Tỷ lệ đảm bảo an toàn này đo lường mối quan hệ giữa tổng vốn chủ sở hữu với tổngtài sản rủi ro Tỷ lệ đảm bảo an toàn này nhằm tìm mối liên hệ giữa vốn chủ sở hữu vớitổng tài sản rủi ro, thực chất chính là để xác định quy mô của vốn chủ sở hữu
Ngoài tỷ lệ k1, k2, k3 theo yêu cầu của cơ quan quản lý, nhà quản trị cần quan tâmtới những chỉ tiêu như: Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản chuyển đổi; Tiền gửi/ Vốnchủ sở hữu; Dư nợ/ Vốn chủ sở hữu, Dư nợ tối đa/ Vốn chủ sở hữu, Giá trị tài sản cốđịnh/ Vốn điều lệ…
Trang 221.3.1.3 Các phương pháp tăng nguồn vốn tự có của ngân hàng
Trong sự cạnh tranh và phát triển của NHTM đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng phảitính toán và tìm cách gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu Tùy vào loại hình ngân hàng màviệc tăng vốn có cách thức khác nhau
Đối với ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước
Việc tăng vốn tự có chủ yếu do ngân sách cấp và Nhà nước luôn khuyến khích cácNHTM thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vốn ngân sách cấp một cách tiết kiệm và hiệuquả
Đối với ngân hàng cổ phần
Tăng vốn chủ sở hữu có thể theo hai cách:
Thứ nhất, phát triển vốn từ bên trong ngân hàng
Giải pháp đầu tiên là ngân hàng luôn cố gắng gia tăng lợi nhuận vì chỉ tiêu này nằmtrong nguồn vốn chủ sở hữu
Để đạt được mục tiêu này, giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh là biện phápquan trọng Trong khi các chi phí trả lãi, chi phí trả lãi tiền gửi thường là lớn nhất và giảipháp tốt nhất là ngân hàng tìm kiếm nguồn tiền gửi có chi phí hợp lý Ngoài ra, các chiphí như chi phí quản lý, tiền lương là các chi phí tồn tại tất yếu, ngân hàng không thể cắtgiảm mà chỉ có thể tiết kiệm chi phí này Vì thế, ngân hàng cần xây dựng bộ máy tổ chứcgọn nhẹ, hiệu quả để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả
Bên cạnh các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cũng là giải pháp khôngkém phần quan trọng Muốn tăng thu nhập từ lãi ngân hàng phải tăng tài sản sinh lời ngânhàng Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải mở rộng danh mục cho vay và đầu
tư Ngoài ra, nhà quản trị ngân hàng phải kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng khoảnmục này Đối với thu nhập ngoài lãi ngân hàng cần chú trọng cả yếu tố số lượng và chấtlượng dịch vụ trên cơ sở gia tăng các loại hình dịch vụ bằng cách mở rộng, đa dạng hóachủng loại, bổ sung và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đã có…
Thứ hai, phát triển vốn từ bên ngoài ngân hàng
Trang 23- Phát hành cổ phiếu thường cho phép ngân hàng mở rộng quy mô vốn chủ sở hữumột cách nhanh nhất và đây cũng là cách truyền thống mà các doanh nghiệp cổ phầnthường làm.
- Phát hành cổ phiếu ưu đãi
- Tăng vốn tự có cấp 2 bằng cách phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi
1.3.1.4 Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả
Để có nguồn vốn hợp lý cho hoạt động của mình, các ngân hàng nhận thấy cần thiếtphải lập kế hoạch dài hạn cho việc quản trị vốn Việc quản trị vốn của ngân hàng phảituân thủ 3 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thiết lập kế hoạch tài chính tổng thể cho ngân hàng
Việc thiết lập kế hoạch tài chính tổng thể cho ngân hàng, cân đối nguồn tiền tại mọithời điểm là một việc làm thường trực của ban lãnh đạo ngân hàng Để thực hiện đượcđiều trên, ban lãnh đạo cần phải đi tìm lời giải từ những câu hỏi như: Ngân hàng nên pháttriển đến quy mô nào? Ngân hàng cung cấp dịch vụ, sản phẩm nào theo từng thời kỳ? Rủi
ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động như thế nào? Kế hoạch lợi nhuận của ngânhàng ra sao?
Các ngân hàng hiện nay phải gắn kế hoạch vốn với danh mục dịch vụ mà ngân hàngcung cấp trong một thời kỳ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp và đa dạng củakhách hàng, các ngân hàng luôn phải tự làm mới mình cho ra những sản phẩm thu hútkhách hàng Trong xu hướng hiện nay, nhìn chung các nước đều cho phép ngân hàngđược cung cấp những dịch vụ đa dạng, có sự liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhautạo nên một dịch vụ trọn gói cho khách hàng Vấn đề đặt ra là ban lãnh đạo ngân hàngcần phải xác định những rủi ro sẽ gặp phải khi có sự hợp tác trong hoạt động kinh doanhcủa mình từ đó đưa ra chiến lược quản trị sao cho phù hợp, hạn chế mức thấp nhất nhữngrủi ro có thể xảy ra
Bước 2: Xác định quy mô vốn hợp lý trên cơ sở kế hoạch sử dụng vốn và rủi ro dựtính
Trang 24Khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn làm giảm hiệu quả sử dụng đòn bẩy tàichính, làm giảm quy mô sử dụng các khoản vốn vay, từ đó làm giảm thu nhập tiềm năng.Ngược lại, khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ, các nhà đầu tư trên thị trường sẽ cảm thấy engại vì khả năng đối phó với rủi ro của ngân hàng mình đầu tư vào.
Bước 3: Đánh giá và lựa chọn phương thức tăng nguồn vốn phù hợp nhất với nhữngnhu cầu và mục tiêu của ngân hàng
Việc tăng nguồn vốn của một ngân hàng có thể từ hai cách là tăng từ nội bộ hoặctăng từ ngoài công chúng Tùy vào nhu cầu và mục tiêu trong từng thời kỳ mà ngân hànglựa chọn phương thức nào cho phù hợp
1.3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tăng
Các quy định của NHNN về quản lý vốn tự có (Nghị định 141)
Khi muốn thực hiện việc gia tăng vốn tự có, các ngân hàng thương mại phải tuân thủcác quy định của nhà nước về quản lý vốn tự có, việc thực hiện tăng vốn tự có phải đượcthực hiện theo lộ trình và phải trình lên NHNN hiệu quả của phương án sử dụng vốn tănglên đồng thời phải được sự đồng ý cho phép của NHNN
Yếu tố thời gian
Liên quan đến thời điểm thuận lợi để phát hành chứng khoán, ở thời điểm khi lãisuất của trái phiếu tăng thì thị giá cổ phiếu giảm xuống, và ngược lại Do giá cả tài sản tàichính thay đổi mạnh trong những năm gần đây, nên yếu tố thời gian trở thành đối tượngquan trọng để xem xét
Rủi ro thanh toán
Phát hành chứng khoán nợ để tăng vốn làm cho nợ phải trả tăng, rủi ro phá sản sẽ dễxảy ra hơn so với phát hành cổ phiếu
Quyền kiểm soát ngân hàng
Mỗi cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng bị mất quyền kiểm soát mà họ đanggiữ trong ngân hàng vì một phương thức tài trợ được lựa chọn Trong trường hợp ngânhàng phát hành cổ phiếu sẽ làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng vì những người mua
Trang 25cổ phiếu thường với số lượng lớn sẽ có khả năng nằm trong hội đồng quản trị của ngânhàng và chi phối hoạt động của ngân hàng theo hướng có lợi cho họ.
Lợi tức trên mỗi cổ phiếu
Với một mức lợi tức không đổi, nếu ngân hàng tăng số lượng cổ phiếu phát hành sẽlàm cho mức cổ tức tính trên mỗi cổ phiếu giảm xuống, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổđông
Yếu tố điều động hay tài trợ linh hoạt
Trong nền kinh tế đang phát triển và đặc biệt trong môi trường lạm phát, ngân hàngkhó có thể chỉ trong một lần mà đáp ứng được nhu cầu tăng vốn Như vậy, khi quyết địnhtăng vốn, ngân hàng cần phải ý thức rằng, cần phải có nhiều lần tài trợ được thực hiệntrong tương lai Ngân hàng cần phải lưu ý rằng quyết định tăng vốn ngày hôm nay củamình sẽ ảnh hưởng ra sao đối với khả năng tăng vốn trong tương lai của ngân hàng
1.3.2 Ý nghĩa
Tạo điều kiện để bảo vệ tài sản cho những khách hàng đã ký thác tài sản tạingân hàng Đảm bảo cho ngân hàng đạt được một mức vốn tự có hợp lý, kết cấu cácthành phần phù hợp với các hoạt động và mức độ rủi ro trong kinh doanh Xác địnhphương thức tăng nguồn vốn tự có hiệu quả nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất cho ngânhàng với chi phí bỏ ra thấp nhất Tối đa hóa lợi nhuận thu được trên đồng vốn chủ sởhữu, đảm bảo tỷ lệ chia cổ tức cao để thu hút các nhà đầu tư và nâng cao vị thế của ngânhàng trên thị trường tài chính Đảm bảo các hệ số rủi ro do NHNN quy định
1.3.3 Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn tự có
Hiệu quả quản trị nguồn vốn tự có của ngân hàng thể hiện ở những điểm sau:Quy mô vốn tự có phù hợp với quy mô hoạt động, kinh doanh của ngân hàng haykhông
Các cách thức tăng vốn mà Ban quản trị ngân hàng lựa chọn có thực sự hiệu quả, cókhả năng thực hiện thành công cao, chi phí thấp hay không
Nguồn vốn tăng thêm đó đã được sử dụng như thế nào, nó đem lại lợi ích gì chongân hàng và các cổ đông
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN TỰ CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam(VietinBank)
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank:
Ngày thành lập:
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên
cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hộiđồng Bộ trưởng
30 năm xây dựng và phát triển:
1 Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ
hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương(Nay là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vàohoạt động
2 Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngânhàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinhdoanh
3 Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mớimạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng
Trang 274 Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị theochiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúcđẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.
Thông tin chung:
Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt NamTên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry andTrade
Tên giao dịch: VietinBank
Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: (84-24) 39421030
Số fax: (84-24) 39421030
Website: www.VietinBank.vn
Ban lãnh đạo:
Ông Trần Minh Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Hoàng Dũng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành
Bà Lê Anh Hà – Trưởng Ban Kiểm soát
Tầm nhìn:
Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030 thuộcTop 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Đến năm 2045 làngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vực Châu Á - Thái BìnhDương và uy tín cao trên thế giới
Trang 28nhu cầu của khách hàng Đồng thời, đảm bảo an toàn cho khách hàng nội bộ, khách hàngbên ngoài."
2 Đổi mới sáng tạo
"Luôn thể hiện sự sáng tạo trong mọi hoạt động; liên tục đổi mới có sự kế thừa đểtạo ra những giá trị tốt nhất cho hệ thống, khách hàng và đóng góp vào sự phát triển củađất nước."
Triết lý kinh doanh:
An toàn, hiệu quả và bền vững;
Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;
Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank
Top 300 ngân hàng giá trị nhất thế giới do Brand Finance thống kê
TOP 10 công ty uy tín các ngành trọng điểm trong đó có ngành ngân hàng
Trang 292.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện cácgiao dịch ngân hàng bao gồm:
Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sởtính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng;
Thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân;
Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấuthương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác;
Các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.Địa bàn hoạt động:
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có:
Trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; 155 chinhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; 02 Văn phòng Đại diện ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng; 01 Trung tâm Tài trợ Thương mại, 05 Trung tâmQuản lý tiền mặt; 01 Trung tâm Thẻ; 01 Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lựcVietinBank và gần 1.000 phòng giao dịch
VietinBank có 02 chi nhánh tại Berlin và Frankfurt, CHLB Đức; 01 Văn phòng Đạidiện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (với 01 Trụ
sở chính, 01 Chi nhánh Champasak, 01 Phòng Giao dịch Viêng Chăn)
VietinBank có quan hệ với hơn 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới
2.2 Thực trạng quản trị vốn tự có của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.2.1 Nguyên tắc quản trị nguồn vốn tự có của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Nguyên tắc quản trị nguồn vốn tự có của Ngân hàng Công Thương Việt Nam(VietinBank) bao gồm các điều sau đây: