1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu lễ tết nhảy của người dao trên địa bàn tỉnh phú thọ

54 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Lễ Tết Nhảy Của Người Dao Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
Trường học Trường Đại Học Phú Thọ
Chuyên ngành Văn Hóa Dân Tộc
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Người DaoPhú Thọ cùng với người Dao cả nước di cư từ các tỉnh miền nam TrungQuốc: Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam sang cư trú ở Việt Namtừ nhiều thời kì khác nhau, đi bằng đường t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa đa dạng và rấtđộc đáo Mỗi một dân tộc với những bản sắc văn hóa riêng đã làm nên diệnmạo của văn hóa Việt Nam đa dạng mà thống nhất Trong đó, người Dao làmột dân tộc có nhiều vấn đề rất đáng để nghiên cứu, từ lịch sử hình thành chođến các phong tục tập quán, cũng như nếp sống Phong tục tập quán và lễ tếtcủa người Dao rất đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến lễ Cấp sắc, lễTết nhảy, văn hoá ẩm thực Một trong các phong tục của người Dao mà tôiquan tâm là lễ Tết nhảy - một loại hình sinh hoạt văn hoá mang đậm truyềnthống “uống nước nhớ nguồn”, tính cộng đồng và đoàn kết của dân tộc Dao

Lễ Tết nhảy của người Dao là vấn đề mới mẻ, chưa được nghiên cứu vàtiếp cận một cách hệ thống Với mục đích vận dụng những kiến thức chuyênngành đã tích lũy được vào thực tiễn, cũng như để tập dượt khả năng nghiên

cứu viết bài, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu lễ Tết nhảy của người Dao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ Tết nhảy của người Dao ở tỉnhPhú Thọ

vi nghiên cứu trên địa bàn hai huyện Thanh Sơn, Yên Lập để tìm hiểu và

Trang 2

nghiên cứu về lễ Tết nhảy - một sinh hoạt văn hóa mang giá trị đặc trưng tộcngười trong đời sống của người Dao đương đại.

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ Tết nhảy của ngườiDao trong đời sống đương đại

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật lịch

sử và Duy vật biện chứng

- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảotàng học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Khoa học lịch sử, Khảo cổ học,Dân tộc học, Xã hội học…

- Các phương pháp khác: khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích, nghiêncứu tài liệu…

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụlục,bố cục đề tài gồm 3 chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Vài nét khái quát về dân tộc Dao

Chương 2: Lễ Tết nhảy của người Dao ở tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Bảo tồn, phát huy giá trị lễ Tết nhảy của người Dao ở

tỉnh Phú Thọ

Trang 3

Chương 1

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC DAO

1.1 Vài nét khái quát về người Dao ở Việt Nam

Hiện nay, dân số người Dao đứng hàng thứ 9 trong đại gia đình 54 dântộc ở Việt Nam Với dân số này, người Dao ở Việt Nam đông vào hạng thứhai trên thế giới sau Trung Quốc là quê hương của họ

Năm 1994, ở Việt Nam có khoảng 527.524 người Dao cư trú, họ sốngtheo từng bản và ở xen kẽ với nhiều dân tộc khác như: Hmông, Thái, Tày,Mường Phạm vi cư trú của họ rất rộng, trải dài khắp miền núi rừng, dọc theobiên giới Việt - Trung, các tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ, dọc theo biêngiới Việt - Lào đến tận miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh Ngoài Việt Nam, TrungQuốc dân tộc Dao còn cư trú tại Myanma, Thái Lan và Lào

Người Dao ở Việt Nam có bảy ngành: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao QuầnChẹt, Dao Lô Giang, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn

Dựa theo thư tịch và sử sách Trung Quốc thì địa bàn cư trú ban đầu củangười Dao là miền Nam Trường Giang (Nam Trung Quốc), xác định khoảngcuối thiên niên kỉ II TCN, đó là vùng nước Sở, thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Theo cứ liệu khảo cổ học cho biết, nơi đây và các khu vực láng giềng,thời đồ đồng và đồ đá, đã phát hiện một nền nông nghiệp dùng cuốc với rìu cóvai Chủ nhân là những bộ lạc gọi là Tam Miêu hay Miêu Dân Đến thời Tần -Hán (thế kỉ III - II TCN) trong thư tịch không còn thấy tên gọi là Tam Miêunữa, mà xuất hiện nhiều tộc danh mới như Man Di, Man Dao, Man Miêu, họtập trung đông đảo quanh Ngũ Lĩnh Sơn và có mặt ở Hồ Nam Từ thế kỉ IV -VIII, dân tộc Hán thôn tính mạnh mẽ các lãnh địa phương Nam, nên ngườiMan (Dao - Miêu) một lần nữa phải rời vùng cư trú kéo nhau di cư, bỏ lạivùng đất nước tươi đẹp nổi tiếng trong sử sách Trung Hoa và của dân tộc họ,

đó là vùng Dương Châu

Trang 4

Ngày nay, trong tâm thức tín ngưỡng và văn hóa thể hiện trong tang lễ,người Dao cho rằng: sau khi chết, linh hồn được về sum họp với ông bà, tổtiên ở Dương Châu là nói về vùng đất quê hương này, với ý nghĩa nơi yênnghỉ vĩnh hằng tươi đẹp.

Giáo sư Trương Hữu Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Dân tộc học,Học viện Dân tộc Quảng Tây, Phó Chủ tịch Hội nghiên cứu người Dao Quốc

tế, Chủ tịch Hội người Dao Trung Quốc cho rằng:

Thời kì Đường - Tống (thế kỉ X - XIII), người Dao sinh sống ở HồNam, có một bộ phận sinh sống ở miền Bắc Lưỡng Quảng Thời Nguyên(1206 - 1368), trung tâm cư trú của người Dao bắt đầu di chuyển về phíaNam Thời Minh (1368 - 1644), Quảng Tây mới trở thành khu vực cư trú chủyếu của người Dao Và có khả năng vào đầu và giữa thế kỉ XIV, cuối Nguyênđầu Minh, đã có một bộ phận người Dao di cư vào Việt Nam

Từ thế kỉ XIV - XX, người Dao di cư vào Việt Nam bằng nhiều conđường Học giả của cả hai nước Việt - Trung tương đối nhất trí là có 3 conđường:

Con đường thứ nhất qua đất liền ở đoạn phía Đông biên giới Việt Trung là con đường từ vùng Phòng Thành, Thượng Tứ của tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc vào Quảng Yên, Quảng Ninh ở Việt Nam

Con đường thư hai cũng từ Quảng Tây, Trung Quốc, vùng Ninh Minhvào Lạng Sơn, Quảng Ninh ở Việt Nam

- Con đường thứ ba qua biên giới phía Tây thuộc tỉnh Vân Nam, TrungQuốc vào các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng của Việt Nam và các nướcMyanma, Thái Lan, Lào

Các học giả Trung Quốc: Phạm Hồng Quý, Trương Hữu Tú và GSTrương Hữu Tuấn cho rằng người Dao vào các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, CaoBằng của Việt Nam và các nước Myanma, Lào, Thái Lan

Trang 5

Các học giả Trung Quốc đã chứng minh rằng người Dao còn vượtđường biển từ Quảng Tây, Quảng Đông tới đảo Hải Nam, rồi từ đảo Hải Namvượt biển vào Việt Nam ở vùng Quảng Ninh rồi từ đó mà tới các tỉnh ở miềnnúi Việt Nam và miền trung du Bắc Bộ

Vượt biển vào Việt Nam cũng được truyền thuyết lưu truyền trong dântộc Dao như: Truyện thơ Đặng Hành và Bàn Đại Hộ

Đặng Hành và Bàn Đại Hộ là một truyện thơ dài của người Dao ghichép thành sách bằng chữ Nôm Dao (chữ Hán đọc âm Dao) có nội dung nói

về sự tích Bàn Hộ và sau đó mô tả người Dao vượt núi, vượt biển sang ViệtNam như thế nào

Truyện kể về hai người Dao, một thuộc họ Đặng và một thuộc họ Bàn

đã mang “Quá sơn bảng văn” sang Việt Nam để tìm đường sinh sống, dokhông thuộc ngôn ngữ nên hai người bị lính Việt Nam bắt giữ Trong tù, vì rétnên hai người mang “Quá sơn bảng văn” ra đắp, quân lính thấy thế trình báolên nhà vua Nhà vua đời Lê biết được liền cho thả họ ra và cấp mọi phươngtiện cho họ sinh sống Tìm được đất vừa ý, hai người quay về Trung Quốcđưa gia đình, làng bản sang định cư ở Việt Nam Bởi vậy, trong đám tang,người ta thường đọc truyện thơ này để dẫn hồn người chết về Dương Châu,trước khi về Dương Châu thì phải trải qua những nơi tổ tiên họ đã từng sống ởViệt Nam

Sinh tụ ở miền trung lưu sông Trường Giang trong một quốc gia cườngthịnh thời Xuân Thu - Chiến Quốc, từ Tần - Hán cho tới thời Tống - Nguyên,người Dao bị xô đẩy vào cảnh di cư, di thực, phân tán thành nhiều ngành,nhiều nhóm địa phương khác nhau ở miền Hoa Nam, sinh sống xen kẽ vớinhiều tộc người phần lớn ở vùng núi Hoa Nam, Bắc Việt Nam, Thái Lan, Lào,Myanma Tại các địa bàn này, họ có điều kiện phát triển kinh tế văn hóa, hòanhập vào cuộc sống của người dân ở các quốc gia

1.2 Người Dao ở tỉnh Phú Thọ

Trang 6

1.2.1 Nguồn gốc lịch sử

Sự khác nhau về nguồn gốc lịch sử của người Dao ở Phú Thọ so vớingười Dao ở các tỉnh khác là đặc điểm cơ bản kéo theo hàng loạt những nétkhác nhau của người Dao Phú Thọ với người Dao ở các nơi khác Người DaoPhú Thọ cùng với người Dao cả nước di cư từ các tỉnh miền nam TrungQuốc: Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam sang cư trú ở Việt Nam

từ nhiều thời kì khác nhau, đi bằng đường thủy hoặc đường bộ do chiến tranh,loạn lạc nhất là sau cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thất bại, nhiềunghĩa quân người Dao phải bỏ chạy sang Việt Nam

Tuy nhiên, cuộc thiên di của người Dao từ Trung Quốc vào Phú Thọ có

lẽ là một cuộc thiên di tập trung, có tổ chức nhất mà dấu tích còn để lại trongtín ngưỡng, phong tục tập quán và những bản Gia phả, Thông hành mà nhiềungười Dao đương đại nhiều lần được đọc hoặc chiêm ngưỡng ở huyện YênLập, tỉnh Phú Thọ Thực ra gọi là Thông hành nhưng là những văn bản quyđịnh về tín ngưỡng thờ cúng, về phong tục ăn, ở, làm nhà, tục lệ về đốtnương, tra hạt đến cưới treo, ma chay và tổ chức cộng đồng người Dao…Trong đó còn quy định, nếu sang Việt Nam không được tiếp nhận bị đuổi vềthì được nhận lại phần ruộng đất, phần mỗi người là bao nhiêu diện tích Vìthế, người ta còn gọi Thông hành là thước đo ruộng đất

1.2.2 Đặc điểm dân cư

Ở Phú Thọ, hiện nay chỉ có: Dao Tiền và Dao Quần Chẹt, với dân số là11.126 người

Thời Pháp thuộc, người ta gọi miệt thị người Dao nói chung là Mán(xuất xứ từ chữ “Man”, do người Hán gọi các tộc người khác tộc Hán, vớinghĩa man di, mọi rợ)

Tuy tiếng nói của người Dao Tiền và Dao Quần Chẹt có một vài âm tiếtkhác nhau (ví dụ: Số 7 người Dao Tiền gọi là “Sỉa”, còn người Dao QuầnChẹt gọi là “Slá”, hoặc chữ “Đầu” người Dao Tiền gọi là “Bgoáng” còn người

Trang 7

Dao Quần Chẹt gọi là “Mgoáng” ), song nhìn chung tiếng nói của đồng bàoDao ở Phú Thọ vẫn thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao (hệ ngôn ngữ NamÁ).

Nhóm Dao Tiền còn có tên là Dao Đeo Tiền hay Tiểu Bản Ngày cưới

và trong đám chay, người ta cũng đội mũ như Dao Đỏ nhưng nhỏ hơn, do đó

mà có tên là Dao Tiểu Bản Còn tên Dao Đeo Tiền là do cổ áo của người phụ

nữ đeo từ 6 - 12 đồng tiền bạc Trang phục của nhóm này có một điểm khácbiệt với mọi nhóm Dao khác là nữ giới mặc váy in hoa màu xanh nhạt

Người Dao Tiền ở Phú Thọ chiếm khoảng gần 4.000 người, tập trung

cư trú tại 28 bản động vùng cao thuộc 12 xã của huyện Thanh Sơn: Xã XuânSơn (Dù, Cỏi, Lùng Mắng), xã Vinh Tiền (Đồng Khoai, Đồng Thi, Bương,Bến Gạo, Lương Sơn 1, Lương Sơn 2), xã Tân Lập (Hạ Thành), xã ThượngCửu (Xinh Tàn), xã Kim Thượng (Tân Minh, Hạ Bằng, Tân Hồi, Tân Long),

xã Đồng Sơn (Bến Thân, Trò Giót), xã Thạch Kiệt (Minh Nga, Lóng), xã YênSơn (Hạ Sơn, Chen, Chự, Lòng Hồ), xã Xuân Đài (Suối Bằng), xã Yên Lương(Bồ Xồ, Láy), xã Đông Cửu (Tân Lập), xã Tam Thanh (Tảng)

Người Dao Quần Chẹt Phú Thọ chiếm số đông, có khoảng trên 7.000người, còn có tên là Dao Sơn Đầu, Dao Nga Hoàng, Đại Bản hay Dột Kùm.Trang phục nữ giới nhóm này có đặc điểm dễ nhận là do phụ nữ mặc quần, xàcạp bó chặt lấy ống chân Trước đây, nữ giới Dao Quần Chẹt còn có tục chảitóc bằng sáp ong, nên có tên là Dao Sơn Đầu (tục này còn thấy ở Dao TiểuBản và Dao Lô Gang) Ở Phú Thọ, Dao Quần Chẹt có tên là Dao Nga Hoàng

vì trước khi lan toả đi các nơi tìm đất sinh sống, người Dao có thể đã cư trúđầu tiên ở xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ) Các nhóm Daokhác gọi nhóm Dao này là Dột Kùm, còn chính họ cũng tự nhận là Dao ĐạiBản

Người Dao Quần Chẹt ở Phú Thọ tập trung cư trú tại 19 làng, xóm, bảnthuộc 8 xã của huyện Yên Lập: xã Nga Hoàng (xóm Ao Bồng, Đồng Dứa,

Trang 8

Sơn Nga 1, Sơn Nga 2), xã Trung Sơn (gồm khu vực 6 khe), xã Xuân Thuỷ(xóm Đù), xã Xuân An (xóm Hon, xóm Dần), xã Mỹ Lương (xóm XuânThắng 1), xã Mỹ Lung (xóm Xuân Thắng 2), xã Thượng Long (xóm GòThiều, Lốc, Đò, Quán), xã Đồng Thịnh (xóm Lèn) và tập trung cư trú tại 9bản, động thuộc 7 xã của huyện Thanh Sơn: xã Võ Miếu (Liên Thành), xã CựThắng (Xuân Thắng), xã Địch Quả (Quyết Tiến), xã Thu Cúc (Tân Lập, SuốiDáy), xã Khả Cửu (Xinh Trên, Xinh Dưới), xã Văn Miếu (Thành Công), xãHương Cần (Đá Cạn).

Khác với người Dao ở các tỉnh bạn là người Dao cư trú riêng thành một

số xã, còn người Dao Phú Thọ thường chỉ ở một vài xóm xen trong các bảnMường

Ngày nay, người Dao Tiền và Dao Quần Chẹt đều có quan niệm họ cócùng một nguồn gốc, là anh em với nhau, tuy có sự khác nhau về cách mặcsong cả hai nhóm đều thừa nhận Dao Tiền là anh, Dao Quần Chẹt là em

Theo người Dao Nga Hoàng (ông Đặng Văn Phủ - 81 tuổi) kể lại rằng:Nhóm Dao Tiền đi theo thuyền của bà Đặng Thị Hành, vai chị được làm anhphải ở vùng núi cao xa hơn Người Dao Quần Chẹt đi theo thuyền của ôngBàn Văn Hội là em của bà Hành nên làm em nhóm Dao Tiền, làm em nênđược ở vùng núi thấp, gần hơn Anh em không được lấy nhau Vì thế, trướcđây hai nhóm này không có chuyện kết hôn với nhau Hơn nữa, phong tục vềtình yêu và hôn nhân giữa hai nhóm này khác nhau quá xa đến mức trai gáikhó chấp nhận nhau làm vợ chồng

Người Dao ở Phú Thọ hiện nay, theo truyền miệng và văn cúng đềubiết cha ông mình khi sang Việt Nam đã sống ở Việt Trì - Phú Thọ rồi dầndần du canh du cư đến các tỉnh khác Sau đó, do cái vòng luẩn quẩn của du

cư, họ lại từ các tỉnh khác về Phú Thọ để rồi theo chính sách cấm đốt rừnglàm nương rẫy, họ đã định cư hẳn ở các xã trên để làm ruộng nước NgườiDao ở Phú Thọ và ở nhiều tỉnh khác đều có chung tín ngưỡng thờ Bàn

Trang 9

Vương, Bàn Hồ - tương truyền là con Chó theo tín ngưỡng Tô tem giáo Họđều thờ Phật, thần tiên, tam tứ phủ theo tín ngưỡng Đạo giáo Nhưng nhữngnhóm Dao có làm Tết nhảy và thờ Đặng Thị Hành, Bàn Văn Hội làm Thànhhoàng thì đều đến Việt Nam theo đường biển và cư trú đầu tiên ở Phú Thọ.Trong cuộc di cư này, ông Bàn Văn Hội là người phụ trách về văn thư giấy tờ.Nhóm Dao Quần Chẹt sau khi rời Việt Trì lên ở đất Nga Hoàng - huyện YênLập Nga Hoàng ngày ấy còn là vùng rừng rộng lớn bao gồm nhiều xã sau này

từ Trung Sơn xuống Nga Hoàng, Tân Long, Thượng Long Từ Nga Hoàngdần dần họ di cư đi các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, TháiNguyên Để nhớ đến vùng đất cũ Nga Hoàng mà người Dao Quần Chẹt đã

có thêm tộc danh mới là Dao Nga Hoàng Dân gian ngày nay vẫn gọi họ làMán Nga Hoàng Mán Nga Hoàng vẫn đang là tên gọi chính, phổ biến trongkhi tộc danh chính của nhóm là Dao Quần Chẹt lại chỉ được in trên sách báo

và các văn bản của Nhà nước

Trước đây, cứ đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm, người Dao từ nhiềutỉnh trong cả nước, không riêng hai nhóm Dao Quần Chẹt và Dao Tiền mà cácnhóm Dao Đỏ, Dao Thanh Y đều đổ về nhà anh Bàn Văn Xuân ở xóm Lốc -

xã Thượng Long (xưa là đất Nga Hoàng) để cúng tổ, sau đó mở xem “Giấythông hành” của bộ tộc Bàn Văn Xuân là cháu 8 đời của ông Bàn Văn Hội,được coi là vị Tiên công, Thành hoàng của nhiều bản động người Dao, làngười khai dân lập ấp dẫn dắt người Dao từ Trung Quốc sang Việt Nam BànVăn Xuân được cha truyền con nối giữ nhà cái, bàn thờ gốc và vật linh củadân tộc Vật linh là Gia phả, Thông hành Thông hành gồm 12 cái bằng loạivải tốt, dài 1,5 m, rộng 0,8 m, in thêu chữ Nho, hình tiên thánh, chim thú vàhoa lá Những người được đọc “Thông hành” cho biết, cha ông họ đến ViệtNam vào tháng 3 năm 1612 Lúc đó ở Trung Quốc là cuối Triều Minh, ở ViệtNam là thời Hậu Lê Nhiều người Dao cho biết, vào thời gian ấy ở TrungQuốc, người Mãn đã nổi lên ở nhiều nơi cướp bóc và lấn lướt nhà Minh

Trang 10

Người Dao đã đứng lên chống trả người Mãn Họ sợ triều Mãn Thanh sau nàyhãm hại nên xin triều đình nhà Minh chạy sang Việt Nam Vua Lê khi ấy hẳn

đã thấy trước nước ta đất rộng người thưa cần tiếp nhận người Dao làm condân để phòng thêm người chống giặc nhà Thanh sau này Hẳn vì thế mà đồngbào Dao luôn có truyền thống yêu Tổ quốc Việt Nam của mình Sau này,người Dao ở Tây Bắc thuộc tỉnh Hưng Hoá từ Phú Thọ đổ lên đã theo HiệpThống Quân Vụ Đại Thần Bắc kỳ Nguyễn Quang Bích chống lại quân Pháp

từ trước phong trào Cần Vương mà đồn luỹ chính được lập ở làng Tiên Động

- xã Tiên Lương - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ

Như vậy, người Dao vào Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử khácnhau, chủ yếu là do ở Trung Quốc khó làm ăn hơn lại bị phong kiến đàn áp,

họ đã di cư từng nhóm hoặc từng gia đình

1.2.3 Tổ chức xã hội

1.2.3.1 Tổ chức dòng họ và gia đình

Người Dao ở Phú Thọ nói chung có tới 12 dòng họ Các dòng họ tiêubiểu là họ Triệu, Dương, Phùng, Trịnh, Bàn, Lý… ở mỗi dòng họ lại có hệthống tên đệm riêng, có quy định riêng về tổ chức nghi lễ, có kiêng kỵriêng… Thậm chí, người ta không cho người khác họ dự lễ của tông tộc, kể cảnhững người ở rể tạm thời

Mỗi dòng họ có nhiều tông tộc - chi tộc Khi chi tộc phát triển lại chiatiếp thành các chi tộc nhỏ khác nhau, như họ Triệu có: Triệu Bế, Triệu Xanh,Triệu Mốc, Triệu Lớn, Triệu Như,… Họ Phùng thì có Phùng Văn, PhùngSinh,… Người cùng tiểu dòng họ - tông tộc (thờ cùng một ông tổ) khôngđược kết hôn với nhau dù hàng ngàn đời sau Mỗi tiểu dòng họ lại có tên lót,tên đệm khác nhau theo ngôi, thứ cụ, ông, bố, con,…) để phân biệt và xưng

hô cho phải phép

Ngày xưa cũng như ngày nay, người Dao khó lấy nhau khác họ Chẳnghạn: con trai họ Phùng lấy con gái (cả) họ Triệu thì:

Trang 11

- Nếu người con trai có đủ điều kiện lấy vợ về thì được quyền lấy họcủa mình (Phùng) và là con rể cả (người con rể cả có đủ mọi quyền hành) lo

vợ gả chồng cho đứa em vợ kế tiếp, bố mẹ vợ không có quyền

- Nếu em rể kế tiếp cưới vợ có đủ điều kiện (không nợ nhà vợ) thì lạitiếp tục thay quyền anh để lo vợ gả chồng cho người em kế tiếp…

- Nếu người con trai họ Phùng không đủ điều kiện cưới vợ (nợ bố mẹvợ) tức là nhà vợ lo cưới thì người con trai phải ở rể, và đổi họ – lấy họ gái(họ Triệu) Họ cứ ở với nhau mặc dù đã có con cho đến khi trả được nợ và có

đủ điều kiện cưới được vợ thì cưới lại về nhà mình, khi đó mới được đổi lại

họ của mình (họ Phùng) và về nhà trai ở

Trong việc tổ chức dòng họ của nhiều nhóm Dao ở Phú Thọ có nhómDao Quần Chẹt được phân chia theo tên đệm làm cho người ta dễ nhận ra anh

ra em hơn trong xã hội người Kinh, người Mường

Họ Triệu ở Nga Hoàng có các tên đệm: Triệu Bạch, Triệu Triệu, TriệuSinh, Triệu Hữu, Triệu Tài, Triệu Tiến, Triệu Phú, Triệu Quý, Triệu Đức,Triệu Như

Họ Dương có các tên đệm: Dương Sinh, Dương Hữu, Dương Đức,Dương Chung, Dương Tiến, Dương Kim, Dương Quý

Họ Phùng có các tên đệm: Phùng Xuân, Phùng Văn, Phùng Kim,Phùng Tăng, Phùng Vinh, Phùng Sinh

Khi người Dao đi xa, nếu gặp người cùng họ mình thì chỉ cần nói hàngtên đệm thì biết ngay mình là vai trên hay vai dưới

Trong mỗi tông tộc, có một người trưởng tộc - người này do nhữngngười chủ của các gia đình trong tông tộc đề cử, thông qua bàn bạc chung, cóthể 3 - 5 năm lại bầu lại Cho nên, trưởng tộc không nhất thiết phải là cháu cả,chắt cả, con cả… như người Kinh, mà trưởng tộc của người Dao có thể là conthứ

Trang 12

Nhà trưởng tộc cũng là nơi đặt bàn thờ chung của cả tông tộc gọi là

“Hồng lầu” Người ta thường gọi nhà trưởng tộc là “Nhà lớn” hay “Nhà cái” (tầm píau) Các gia đình khác trong cùng tông tộc gọi là “Nhà nhỏ” hay

“Trại” (piáu ton) Mỗi “Nhà cái” có từ 4 đến 6 - 7 trại - nhà nhỏ (lớn hay

nhỏ không phải chỉ diện tích mà là vị thế trong dòng họ)

Nhà lớn là nơi cúng bái chung, chẩu đàng chung, tổ chức các nghi lễ

tôn giáo, ăn tết chung của cả tông tộc Đây cũng là những dịp để tất cả mọingười trong tông tộc dù sống cách xa nhau nhưng vẫn được đoàn tụ Trongcác ngày lễ, tết các trại đóng góp gạo, gà, thịt lợn (tuỳ từng hoàn cảnh màđóng góp) cho Nhà lớn để cúng Tổ tiên và tổ chức các nghi lễ tôn giáo, đồngthời ăn uống ở đây Thông thường Nhà lớn chi nhiều hơn mà không tính toánthiệt hơn

Sau lễ cúng bái chung, ăn tết chung tại Nhà lớn, các gia đình nhỏ mới

có thể tổ chức lễ cúng riêng ở gia đình mình và có thể mời thêm anh em bạnbè

Nhà nhỏ hay Trại là đơn vị của xã hội Mỗi gia đình có thể có từ 3 - 4đời do người cha làm chủ Nhà nhỏ không được lập bàn thờ Tổ tiên riêng,không được cúng Tổ tiên và tổ chức các nghi lễ tôn giáo Nếu muốn làm riêng

thì phải tách “Hồng lầu”, nghĩa là tách họ, thành lập chi tộc mới, bầu trưởng

tộc khác Khi được tách họ (người Dao còn gọi là về nhà mới) thì phải sắmđược bộ tranh Tam thanh, đóng bàn thờ Ngày cúng Tổ tiên đầu tiên cũngđồng thời tổ chức ăn tết và làm lễ Tết nhảy luôn vào dịp cuối năm (thángChạp)

Trưởng tộc còn có trách nhiệm giúp đỡ những người, những gia đìnhtrong tông tộc làm ma chay, làm nhà mới, tổ chức đám cưới, chia gia tài… Đócũng là việc mà các thanh niên trong tông tộc có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau

và coi như công việc của mình Đôi khi những gia đình gặp nhiều hoạn nạn vàtrẻ mồ côi còn được nhập vào gia đình khác hoặc nhà trưởng tộc để sống

Trang 13

Trưởng tộc và mọi thành viên trong tông tộc đều thực sự thực hiện mong ướcchung: Làm ăn tốt, đoàn kết và nhiều con cháu.

Người Dao mong ước trưởng tộc là người tài giỏi, “biết ăn nói”, có địa

vị trong xã hội để có thể là chỗ dựa cho mọi người trong tông tộc làm ănthuận lợi Ước mong đó không chỉ thể hiện khá rõ nét trong đời sống mà cònphản ánh trong thờ cúng Tổ tiên Người còn sống - Trưởng tộc - mà có chức

tước trong xã hội, khi chết đi, ông ta được tông tộc coi là ông tổ (Lồi Chó

Ông) và được thờ phụng.

Người Dao coi tông tộc là chỗ dựa cho các gia đình làm ăn tốt, cho nênđối với những người có ít bà con, họ hàng thường làm lễ bỏ họ hàng mình,nhập vào tông tộc khác và nhận họ mới Cũng có khi người ta nhập vào tông

tộc con rể hoặc con rể nhập vào tông tộc của nhà vợ dưới hình thức ở rể đời,

đó là trường hợp con gái neo đơn hoặc con rể mồ côi

Trong gia đình, người chồng, người cha là chủ, có quyền quyết định tất

cả, dựa theo sự bàn bạc thống nhất của cả gia đình, nhất là người mẹ, người

vợ Trong tông tộc cũng vậy, người trưởng tộc có quyền quyết định mọi việctrong họ và những việc của họ mình liên quan đến họ khác, với bản làng Tuynhiên, ông ta vẫn phải hỏi những người già trong họ trước khi quyết định mộtviệc gì đó Khi giải quyết những việc thuộc về nam giới thì người trưởng họphải bàn bạc với những người già là nam giới Những việc thuộc về nữ giớithì bàn bạc với những người già là nữ giới, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn

và phù hợp với thực tế cuộc sống

Trong xã hội phụ quyền của người Dao có tính chất gia trưởng, trưởngnam rất được coi trọng Luật tục quy định rất chặt chẽ, nhưng bên trong nó cótính chất bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong cộng đồng rất sâu sắc và tồn tạisong song với tính đoàn kết cộng đồng dân tộc được phát huy rất mạnh mẽ.Mặc dù, về mặt xã hội còn hạn chế do chưa thoát khỏi kinh tế tự cung tự cấp,

Trang 14

nhưng về vấn đề đạo đức ra đình truyền thống vẫn được bảo tồn khá chặt chẽ

và bền vững trở thành nét đẹp văn hóa Nét đặc trưng nổi bật của người DaoPhú Thọ là việc giáo dục của gia đình và cộng đồng của người Dao đối vớicác thế hệ: vợ chồng ít khi to tiếng với nhau, cha mẹ cũng hiếm khi thấy đánhđập, chửi mắng con cái, mẹ chồng nàng dâu không thấy hiềm khích NgườiDao luôn luôn khuyến khích mọi người làm các việc thiện, tránh làm điều ác,điều xấu trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc mình Vì thế, từxưa đến nay, ít có người Dao nào ở Phú Thọ đi theo giặc, đi theo tề nguỵ hoặclàm những điều phi nghĩa Đó còn là yếu tố tự lực, tự cường rất cao mà cácdân tộc anh em cư trú trên cùng địa bàn công nhận và khâm phục sức mạnhđoàn kết cộng đồng của họ

1.2.3.2 Tổ chức làng bản của người Dao

* Trước cách mạng tháng Tám - 1945

Trước cách mạng tháng 8-1945, đồng bào người Dao sinh sống hoàntoàn lệ thuộc vào thiên nhiên, chưa có khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí thấp,mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày diễn ra ở nơi này hoặc nơi kia, lúcnày hoặc lúc khác rất khó lý giải hoặc không thể lý giải được, cho nên đồng

bào càng củng cố lòng tin “có cầu có thiêng, có kiêng có lành” Do vậy, việc

tổ chức và quản lý làng xóm chủ yếu là do các ông mo đảm nhiệm

* Từ sau cách mạng tháng Tám - 1945 đến năm 1958

Mỗi làng xã có một người đứng đầu gọi là trưởng làng “ chiếu con”.Bên cạnh ông “ chiếu con” còn có vài người giúp việc Đối với những bảnđộng nhỏ, người đứng đầu bản gọi là “khán động” , giữ quĩ, tài chính côngkhai với cả bản về việc thu chi Đối với công xã lớn có người giúp việc làm

kế toán, thủ quĩ Riêng ở xã Nga Hoàng, người Dao đông là một công xã lớn.Người đứng đầu về sau có bộ máy tổng lý kỳ hào thực thi công việc hànhchính ở cấp tổng xã Tại các bản động có chức “ khán động” vừa phụ tráchcông việc của cộng đồng tự quản vừa là tay chân của lý dịch

Trang 15

Tại các bản Dao lớn cũng tổ chức bán ngôi để lấy tiền lo việc công.Người ngôi vị cao mới được tham gia tranh chức tước của chính quyền Cóđịa vị ăn trên ngồi chốc không bị phu phen tạp dịch.

* Sau năm 1958

Người Dao đã xuống núi và tổ chức xã hội cũng có sự thay đổi khácnhiều Người Dao đã định canh định cư và sống tập trung thành làng, xómxen kẽ cùng với người Mường Giai đoạn này, vai trò của các già làng, trưởngbản trong việc tổ chức quản lý làng đã mờ dần mà thay thế là bộ máy quản lýcủa thôn và cao hơn là chính quyền cấp xã Song vai trò của các già làngtrong tín ngưỡng, phong tục tập quán, việc vận động đồng bào thực hiệnđường lối, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước vẫn đang đóng vai tròquan trọng trong cộng đồng

1.2 4 Phương thức hoạt động kinh tế qua các thời kì

1.2.4.1 Ngành nghề truyền thống

Người Dao chủ yếu làm các nghề như:

- Nghề đan: Nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa, vầu, mai, trúc,… vớinhững sản phẩm như mành, rổ, rá, thúng…

- Rèn: Chủ yếu là sửa chữa, rèn rũa các nông cụ để phục vụ mùa mànghoặc làm súng kíp, súng hỏa mai, đúc đạn gang để săn thú rừng…

- Thợ bạc: Đây là nghề gia truyền Những người thợ thường giữ bí mật

về nghề nên ít người biết làm Sản phẩm chủ yếu là vòng tay, vòng cổ,nhẫn…

- Làm giấy: Là nghề phổ biến ở tất cả các nhóm Dao, nhất là Dao Tiền

- Trồng bông dệt vải: Phổ biến ở các nhóm Dao Họ đã biết chế tác yphục, trồng bông, dệt vải Người phụ nữ là người đảm nhiệm hầu hết các côngviệc này

- Cắt khâu: Người phụ nữ Dao Tiền và Dao Quần Chẹt khi bước vàotuổi 13, 14 đã thành thạo kỹ thuật cắt may và thêu thùa

Trang 16

- Nhuộm chàm: Là nghề truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền vàDao Quần Chẹt.

- In hoa văn: Trong các nhóm Dao, chỉ có phụ nữ Dao Tiền mới biết inhoa văn bằng sáp ong Bộ dụng cụ để in rất đơn giản nhưng lại tạo ra nhữnghọa tiết, hoa văn tinh tế, phức tạp, khiến chúng ta khó có thể tin rằng với bộdụng cụ đó mà tạo được những tác phẩm nghệ thuật hết sức tinh xảo như thế

- Thêu hoa văn trang trí: Trong các nhóm Dao thì Dao Quần Chẹt lànhóm rất thành thạo kỹ thuật thêu hoa văn trang trí trên các bộ trang phục

- Săn bắn thú rừng, đánh cá: Đây không chỉ là nghề cung cấp thức ăn,cải thiện đời sống hàng ngày mà còn là biện pháp bảo vệ mùa màng rất tíchcực của người Dao

- Hái lượm: Có ý nghĩa kinh tế lớn Nó không chỉ cung cấp thêm thức

ăn hàng ngày mà còn giúp đồng bào qua các ngày giáp hạt đói kém

1.2.4.2 Phương thức, tập quán canh tác

Tập quán canh tác chủ yếu của người Dao là phát nương tra lúa, tra ngô

và săn bắt thú rừng Thời gian phát nương tháng 2, tháng 3, khi cây khô thìđốt nương, đến tháng 4 hoặc tháng 5 thì tra hạt thóc

Người ta dùng cây vót nhọn một đầu, người đi trước chọc lỗ, người đisau tra hạt lúa xuống lỗ từ 5 - 7 hạt Nếu được mưa thì 3 - 5 ngày thì lúa nở,nếu trời không mưa thì phải mất 10 ngày

Để cho mùa được tốt tươi, thu hoạch bội phần, hàng năm vào ngày 14tháng 7 Âm lịch, đồng bào làm lễ cầu mưa còn gọi là Tết cầu mưa Tết này cótục gói bánh chưng bằng gạo có hình giống bắp ngô hoặc hạt lúa tỏ lòngmong ước ngô có bắp to, lúa có hạt mẩy

Trên nương trồng lúa, người Dao còn trồng xen ngô, họ tra ngô lẫn lúa,cách này quải đại trà không cần chọc lỗ Khi ngô tốt ken dày thì tỉa bớt đi đểcho lúa lên được Mỗi nơi người Dao chỉ ở 3 - 4 năm, đất bạc màu, thu hoạchkém thì đồng bào lại di cư đến nơi khác

Trang 17

Cuộc sống của đồng bào hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhữngnăm mất mùa, đồng bào phải ăn bằng củ nâu Họ dùng duôi, duôi thật nhỏ chovào sọt lót lá đem ngâm dưới suối độ 3 - 4 tiếng đồng hồ rồi vớt lên để khônước, trộn muối và nấu độn gạo hoặc không có gạo thì nấu thành cháo ăn.Ngoài củ nâu ra, đồng bào còn kiếm củ mài, củ móng ngựa, củ đót ăn thaycơm.

Những công cụ phục vụ cho săn bắt thú rừng chủ yếu dùng súng kíp,súng hỏa mai và nỏ Khi một người trong làng săn về được một con thú rừngnhư hươu hoặc nai… thì sản phẩm đó là của chung của cả làng Gia đình đó

sẽ mổ con vật và mời cả làng đến ăn Có trường hợp vì thương gia chủ nghèonên khi đi ăn dân làng còn mang theo gạo và rượu đến góp Người Dao quanniệm rằng: Nếu gia đình nào săn được thú rừng mà không mời làng đến ăn thì

hổ về tha lợn, người thì bị quở trách, chăn nuôi gia súc sẽ không phát đạt, bịbệnh, bị thương…

Sản phẩm chính của họ là nguồn sản xuất nông nghiệp lúa nương, lúanước, rau và các sản phẩm hoa màu, thú rừng… song chỉ để tự cung tự cấp làchính, chưa phát triển thành hàng hóa

Trang 19

Dao sang Việt Nam tìm đất nơi cư trú Vì ngôn ngữ bất đồng, binh lính ViệtNam tưởng họ là giặc nên đã bắt giam một thời gian, về sau do đọc được giấy

“Thông hành” của họ, biết họ là dân lành, vua Lê đã tẩm bổ cho họ khoẻmạnh và cử 300 lính dẫn họ ngược theo sông Hồng đi tìm miền đất sống Đếncửa Ba Hạc (Bạch Hạc), thấy có 3 con suối lớn thực ra là 3 con sông, với kinhnghiệm du canh du cư, biết trước từ đây đổ ngược là miền sơn cước, đất rừngmàu mỡ thích hợp với cuộc sống đốt nương làm rẫy, họ trở về Trung Quốcđóng 7 chiếc thuyền, tổ chức cho các họ người Dao vượt biển Móng Cái -Quảng Ninh vào cửa sông Hồng rồi lên ngược Ở ngoài biển, 4 thuyền của họ

bị gió Bắc đánh bật ra xa bờ Họ nhảy lên xin khất (hứa) với trời Phật, thánhthần sau này sẽ làm “lễ Tết nhảy” để tạ ơn cứu hộ nếu được các đấng che chởphù hộ đưa thuyền vào bờ Riêng họ Triệu Mốc bị gió bão đẩy thuyền đi xahơn nên phải khất (hứa) sẽ làm “lễ Tầm đàng” để tạ ơn vì Tầm đàng là nghi lễlớn hơn, tốn kém hơn “lễ Tết nhảy” Họ Triệu Mốc cập bờ Thanh Hoá, còncác họ khác dạt vào cửa sông Hồng, lên đến Bạch Hạc họ bỏ thuyền, lên bờsinh sống Đến gốc đa to, họ chém vào cây và thề sẽ cưu mang, đùm bọcnhau Nếu có bất hoà thì đóng cửa bảo nhau, sẽ không bao giờ kiện cáo nhau

ở cửa quan

Trong dân gian đã truyền, kể chuyện người Dao vào Việt Nam là có sự

tổ chức của triều đại nhà Minh ở thời kì suy tàn, sắp bị triều đình Mãn Thanhthay thế Họ đi từ bờ biển Quảng Đông sang, vì gặp nạn nên sau này mới phátsinh ra lễ Tết nhảy - một trong những sinh hoạt tín ngưỡng lớn của người DaoPhú Thọ

Vì người Dao nói chung theo Đạo giáo, các thầy cúng càng cao taycàng có nhiều quân binh âm Trong các lễ Tết nhảy đều có múa đồng luyệnbinh tướng, do đó trong sách “Người Dao ở Việt Nam” mới kết luận lễ Tếtnhảy là Tết luyện binh tướng Thực ra, lễ Tết nhảy còn để nhằm tạ ơn trời đất,thánh thần, Tổ tiên đã cứu giúp phù hộ cho họ thoát nạn ở ngoài biển Đông

Trang 20

Trước khi đoàn thuyền xuất phát, người Dao đã lường trước nguy hiểm nên

đã giao hẹn khi mắc nạn thì phải nhảy lên hứa sau này sẽ làm lễ Tết nhảy để

tạ ơn Nếu thuyền nào nguy nan cuối cùng thì phải hứa làm tết to hơn Thấycác thuyền khác đã khất làm Tết nhảy và đã vào được bờ nhưng họ Triệu Mốc

bị bạt xa “khất” sau nên phải “khất” (hứa) làm lễ “Tầm đàng” để tạ ơn (Tầmđàng là đám chay to) Vì vậy, người Dao theo Đạo giáo thờ Tam Phủ, riêng

họ Triệu Mốc thờ thêm Phủ Long Vương Trong các đám chay họ Triệu Mốcphải lập thêm đàn thờ Long Vương là vì thế

Trong đám Tết nhảy của bất cứ nhóm Dao nào cũng có điệu “múachạy rùa” hay “múa rùa” còn gọi là “bắt ba ba” Đó là kiểu múa vừa đi vừalom khom nhìn giống như con rùa hoặc con ba ba, diễn tả lại cảnh nhảy múatrên thuyền khi di cư sang Việt Nam gặp nạn

Chuyện 7 thuyền đi chuyến ấy có 4 thuyền gặp nạn, vì thế ở một xómDao có họ phải làm Tết nhảy, có họ không phải làm nhảy là vì ông cha họngồi trên chiếc thuyền không gặp nạn Ở Phú Thọ, số gia đình phải làm Tếtnhảy bao giờ cũng nhiều hơn số gia đình không có Tết nhảy

Việc lấy Đặng Thị Hành, Bàn Văn Hội, Triệu Thông làm Thành hoàngcùng với tục làm Tết nhảy và ngày 12 tháng Giêng hàng năm, người Dao ởcác tỉnh khác về Yên Lập làm lễ tổ đã nói lên Phú Thọ là mảnh đất đầu tiêncủa bộ phận người Dao vào Việt Nam theo đường biển, đường sông, khác vớinhóm Dao khác đi lẻ tẻ theo đường bộ từ biên giới Vân Nam, Quảng Tây theokiểu nhảy dù di cư tự do, không có tổ chức chu đáo như những nhóm Dao vàoPhú Thọ

Tết nhảy, tiếng Dao gọi là “Nhìang chầm đao” Nghi lễ này nhằm mục

đích cúng Bàn Vương và luyện binh đao “âm binh” để bảo vệ cuộc sống vàsinh hoạt của gia tộc Đồng bào Dao ở Phú Thọ còn quan niệm Tết nhảy là tết

tạ ơn trời phật, thánh thần, Bàn Vương đã phù hộ cho Tổ tiên mình vượt quađược sóng to gió lớn nơi biển khơi, sống sót lên được bờ trong cuộc thiên di

từ Trung Quốc sang Việt Nam Có làm tết tạ ơn, giữ đúng lời hứa khi khẩn

Trang 21

cầu lúc lâm nguy mới được các đấng linh thiêng trên che chở, phù hộ chocuộc sống gia đình được may mắn ăn nên làm ra Vì quan niệm trong chuyếnvượt biển ấy chỉ có 4 thuyền lâm nạn nên về sau chỉ có các dòng họ đi trên 4thuyền ấy phải làm Tết nhảy Các họ khác đi trên 3 thuyền kia không gặp nạnnên không có tục làm Tết nhảy Do vậy, ở Phú Thọ, các nhóm Dao Tiền vàDao Quần Chẹt đều có những họ không có tục làm Tết nhảy.

Người Dao Tiền ở xóm Hạ Thành có 5 họ định cư gồm: họ Đặng, họ

Lê, họ Lý, họ Bàn, họ Triệu thì chỉ riêng họ Lý không có tục làm Tết nhảy

Người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt có 4 họ gồm: họ Triệu, họPhùng, họ Trịnh, họ Dương thì chỉ riêng họ Triệu không có tục làm Tết nhảy

Người Dao Tiền ở xã Xuân Sơn cũng có họ Bàn và họ Đặng không làmTết nhảy

Người Dao Tiền ở xóm Hạ Bằng xã Kim Thượng có các họ: họ Bàn, họTriệu, họ Đặng, họ Lý và cả 4 họ này đều có tục làm Tết nhảy

Người Dao Quần Chẹt ở xã Nga Hoàng gồm có các họ: họ Triệu, họDương,… Các họ này đều có tục làm Tết nhảy

2.2 Thời gian tổ chức

Thời gian làm Tết nhảy của hai nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt có

sự khác nhau Phần lớn các họ của nhóm Dao Tiền làm Tết nhảy từ 29 đếnmùng 2 tết, mùng 3 tết Âm lịch Các họ Dao Quần Chẹt lại làm Tết nhảy xongtrước tết Âm lịch, thông thường họ tổ chức từ 12 đến 27 hoặc 28 tháng Chạp.Tuy thế, trong mỗi họ của mỗi nhóm cũng có những khác nhau về thời gian

và chu kì của Tết nhảy Thông thường nhóm Dao Tiền 3 năm 1 lần tổ chứcTết nhảy Nhóm Dao Quần Chẹt nhiều khi 15 năm mới tổ chức 1 lần (mỗi lần

tổ chức 3 năm liền)

Xóm Đồng Lương của người Dao Quần Chẹt tổ chức Tết nhảy từ 25tháng Chạp Ở đây, Tết nhảy chỉ tổ chức ở nhà con trưởng Trong chu kì từ 13đến 20 năm, mỗi gia tộc phải 1 lần làm Tết nhảy, mỗi lần phải làm trong 3

Trang 22

năm liền: năm thứ nhất tổ chức 1 ngày 1 đêm, năm thứ hai tổ chức 2 ngày 2đêm, năm thứ ba tổ chức 3 ngày 3 đêm.

Người Dao Tiền ở xóm Hạ Thành - Tân Lập lại làm Tết nhảy ở từnggia đình nhỏ, cứ 3 năm tổ chức 1 lần, mỗi lần từ chiều 29 đến sáng mùng 3 tếtmới kết thúc Tuy thế, nếu đời sống gia đình khó khăn thì cả đời người trước

40 tuổi cũng phải 1 lần làm Tết nhảy

Họ Đặng thuộc nhóm Dao Tiền thôn Hạ Bằng - xã Kim Thượng thì làmTết nhảy cho cả họ, tại nhà trưởng họ Cũng có khi một nhà giàu có thanh thếnhất họ làm Tết nhảy cho cả họ mặc dù nhà ấy chỉ là “nhà con”

Riêng người Dao Quần Chẹt ở xã Vinh Tiền lại làm Tết nhảy ở nhà cái

và nhà con, nếu các nhà con thích làm riêng Hầu hết họ làm từ 30 tết đếnmùng 4 tháng giêng Riêng họ Bàn ở đây mỗi lần làm Tết nhảy bắt buộc phảilàm xong trước 2/9 Âm lịch Còn họ Đặng ở những nhà giàu kéo dài Tết nhảy

từ 30 tháng Chạp đến mùng 6 tết

Họ Lý của Dao Tiền ở xã Xuân Sơn cứ 3 năm làm Tết nhảy 1 lần Cácnhà con đóng góp lễ lạt về nhà trưởng họ để tổ chức chung cho cả họ Tếtnhảy ở đây thường kéo dài từ 30 đến mùng 8 tết

Đồng bào Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt cứ 15 năm, muộn nhất 17năm phải có kì Tết nhảy, mỗi kì cũng làm 3 năm liền Hai năm đầu làm nhỏvới ý thức sơ báo đến thần thánh, tổ tiên biết trước Có lợn thì mổ lợn, không

có lợn thì mổ gà, vịt làm lễ cúng Đến năm thứ ba mới làm chính thức 3 ngày

3 đêm liền

Ngày xưa người Dao thường làm Tết nhảy vào các ngày từ 12 thángChạp đến 27 - 28 tháng Chạp Thời nay đã được cải biên: 10 đến 15 năm tổchức một lần, nhưng làm trong một năm với ba ngày ba đêm liên tục từ 12đến 20 tháng 12 Âm lịch

2.3 Nghi lễ

Trang 23

Nếu so với đồng bào Dao ở các tỉnh bạn thì Tết nhảy của đồng bào Dao

ở Phú Thọ nghi lễ có phức tạp hơn:

Trước mỗi kì làm Tết nhảy, người Dao Phú Thọ đều có lễ cúng “khất”

Lễ vật cúng khất đơn giản bằng nhang đăng, rượu, nước, xôi, gà Chủ nhàcúng gọi tên các vị Bàn Vương (ông tổ của người Dao) đến các vị cao hơnnhư Ngọc hoàng Thượng đế, ông Hành, ông Hội Tổ tiên, thần linh ma rừng,

ma núi trên rừng mình ở để báo cho các vị biết gia đình mình sẽ làm Tết nhảyvào cuối năm, mong các thần, các ma phù hộ cho mùa màng tốt tươi, chănnuôi phát triển để có thứ làm Tết nhảy Nếu năm ấy mất mùa, lợn gà toi dịchthì coi như thần thánh chưa cho làm, phải hoãn lại, đầu sang năm lại cúng

“khất”, khi nào làm ăn thuận lợi mới tổ chức, do vậy mỗi chu kì không nhấtthiết 3 năm làm một lần hay 15 năm làm một lần (3 năm liền) mà có thể kéodài 4 - 5 năm hoặc 17 hoặc 20 năm một chu kì

Để làm Tết nhảy, người phải chuẩn bị công phu, chủ nhà phải mời dânlàng đến làm giúp cho chuẩn bị trống, chiêng, đẽo đao, đẽo kiếm… có khi cònphải ôn lại các bài hát múa theo nghi lễ

Mỗi đám phải mời 2 ông thầy mo, 1 thầy cả, chủ đám gọi là “liêu họ”

và 1 thầy múa gọi là “khoi tàn” Khác với nghi lễ Tết nhảy của đồng bào Dao

ở các tỉnh khác, người Dao Phú Thọ (cụ thể là người Dao Tiền ở Tân Lập Thanh Sơn), Tết nhảy được làm ở mọi gia đình Trong một gia tộc, bát hươngchính làm Tết nhảy được luân chuyển về các gia đình Gia đình nào làm Tếtnhảy thì giữ bát hương đó Bát hương này luôn luôn để ở tầng cao nhất trênbàn thờ, kiêng kị tuyệt đối không được để xuống đất Gia đình nào được làm

-lễ Tết nhảy thì phải làm -lễ xôi gà, hương, nước đem đến nhà giữ bát hươngcúng xong mới được đưa bát hương về nhà mình

Trong lễ này, gia chủ thường phải chuẩn bị 6 cây mía tượng trưng choloài mọc thẳng, ý nói tính cách thẳng thắn, cương trực, đàng hoàng mà gia

Trang 24

đình này phải giữ gìn, phát huy Ngoài ra còn có 6 cây sắt tượng trưng chocây sấu nhiều cành sai quả, biểu hiện cho sự phát đạt, ăn nên làm ra của giađình Thông thường người ta dùng khoảng 5kg gạo nếp ngon, đem giã bột rồinặn thành các hòn bi làm quả sấu và hình các con chim, sóc, khỉ… đem luộcchín, cắm vào que buộc vào cây sắt tượng trưng cho cây sấu sai quả, có đầychim thú đậu trên cành, rất sinh động.

Lễ vật cúng gọi Ngọc hoàng:

Lễ vật gồm gạo tẻ, rượu trắng, giấy trắng cuộn Giấy cuộn rộng 0,5 cm,dài 40 - 50 cm Trên giấy có đóng dấu hình con rồng hoặc ngựa Giấy đượccuộn lại như ống sáo

Thầy cúng có thể ngồi trên một cái chõng hoặc đứng trên một cái bànnhỏ cách mặt đất từ 30 - 40 cm ở ngoài sân để gọi Ngọc hoàng xuống chứngkiến buổi lễ

Bàn cúng cao từ 25 - 30 cm, gồm 2 tầng, lễ vật đặt trên tầng cao, bànrộng khoảng 67 - 70 cm, dài 1,2 m, đóng 4 chân

Thời gian cúng Ngọc hoàng khoảng một giờ đồng hồ, nếu có ngườigiúp việc thì chỉ 30 phút

Ngoài thầy cả còn có hai thầy cúng phụ, vì trong bài cúng có nhiềuđoạn đọc qua đọc lại ba lượt, nếu có ba người thì chỉ một người cúng còn haingười kia đế theo Do tục hèm nên thầy cúng đọc nhanh, nghe không rõ

Khi các thầy cúng gọi Ngọc hoàng ở ngoài sân thì chủ nhà cúng tấtniên trong nhà để kính báo tới tổ tiên để xin tối làm lễ Tết nhảy

Lễ vật cúng tất niên:

Gồm thủ lợn và bộ gan lợn luộc, gà, ngan, hoặc vịt luộc, rượu trắng.Nguyên tắc là phải có 3 đầu sinh (tam sinh): Lợn, gà, vịt hoặc ngan

Trang 25

Khi cúng xong, gia đình hạ lễ xuống để cùng dân làng và gia đình ănuống.

Từ 6 đến 7 giờ tối, các thầy cúng mở tranh và đạo cụ ra để cúng Tếtnhảy

Trong nhà, sau khi thắp 3 nén hương thì các nhạc cụ chiêng, trống nổilên dồn dập, thầy cúng cúng gọi tên các vị thánh trong tranh, tổ tiên, thổ công,thổ địa, thổ kì… (cúng mở tranh) Khi nào mở bộ tranh và đạo cụ xong thìtiếng nhạc cụ chiêng, trống mới dừng, bắt đầu múa Tết nhảy Nhưng khi múa

“ba ba” còn để thêm trên ghế kê giữa nhà nắm gạo, vài vuông vải trắng, vàihào bạc trắng ( dùng mũ cúng của thầy cả úp lên trên )

Khi treo tranh, người Dao Quần Chẹt treo thành 2 hàng, hàng trênngang với bàn thờ, phía trên của bàn cúng là treo bức tranh to thờ Ngọchoàng Hai bên phải và trái bức tranh của Ngọc hoàng là những bức tranh tothờ của các vị quan đại thần triều đình theo thứ tự từ quan to đến nhỏ sang 2bên Hàng dưới là 1 bức tranh nhỏ gồm 72 quân âm binh

Riêng người Dao Tiền thì treo tranh có khác ít nhiều Trên tường, phíatrên của bàn cúng dán 3 bức tranh thờ Tờ giữa gọi là tranh Tam Sinh (Tamthanh cung), 3 ảnh thánh to ở hàng trên cùng Các tầng thần thánh khác ngồithứ tự từ trên xuống thành 7 hàng thể hiện 8 động cõi Thượng Nguyên Các vịtiên ở đây đã thoát khỏi cõi luân hồi, không sinh, không diệt, họ ngang trờiđất, chỉ kém Ngọc hoàng Thượng đế một bậc là có thể ban phúc lành chongười đời Bên phải, treo tranh ông Thái Tuế, bên trái là tranh ông Vạn Phanđều là những vị thánh phù hộ che chở cho người Dao Bất kì một ông bố nàosinh con trai cũng thuê vẽ 3 bức tranh này cho con trai, mỗi đứa một bộ gồm

3 tranh, tranh mới vẽ đều phải làm lễ “khai vương”, cúng xong dùng kimchọc thủng 2 mắt, mồm và 2 lỗ mũi từ đấy mới có hồn thành nhập vào

Trước khi làm lễ Tết nhảy, ngoài dán tranh, dựng cây mía, cây sấu, giachủ còn chuẩn bị sẵn 2 kiếm đầu bằng, 2 kiếm đầu nhọn, 2 cái lao (có thể đẽo

Trang 26

bằng gỗ, tre), 2 cái cờ Chuẩn bị 1 đội múa gồm 4 người: 1 người cầm gươm

và tay kia cầm cái lao, 1 người cầm 1 dương vật con chó và cầm 1 cờ vàng(cầu sinh thực khí trong tín ngưỡng phồn thực quen gặp ở 1 số dân tộc khác),một nữ một tay cầm dương vật và tay kia cầm cái lao, một người khác cầmhai kiếm

Nghi lễ nhảy được bắt đầu bằng điệu múa “Nhìang chầm đao” còn gọi

là “múa ra binh vào tướng”, người tham gia múa đều cầm trong tay hay dắt 1con dao trong người Đây là điệu múa võ, vì vậy người múa phải nhảy theođộng tác manh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng theo tiếng trống, thanh la, não bạt

Tiếp theo là điệu múa diễn tả quá trình lao động sản xuất của đồng bàoDao và tiếp đến là múa “ bắt ba ba”… Đội múa này do ông thầy cúng gọi là

“khoi tàn” đi đầu, theo sau là đám thanh niên, lúc đầu người nọ nối tiếp ngườikia đi vòng quanh đàn cúng, cùng diễn tả động tả động tác tìm bắt ba ba đem

về mổ, băm, xào nấu dâng lên Bàn Vương, thần thánh và gia tiên theo nhịptrống, thanh la, não bạt của một số người đứng ở vòng ngoài Mỗi đám Tếtnhảy phải múa điệu này 15 lượt Tổng cộng cả đám thanh niên phải trèo trêndưới 120 lượt các bài múa trên Tiếp theo đó, họ mới mổ lợn lấy thịt để cúng,cầu may cho Bàn Vương và các thánh thần, gia tiên, Vua Hùng, Vua Lê TháiTổ… phù hộ cho gia đình vạn sự may mắn

Nghi lễ cúng Tết nhảy của đồng bào Dao ở Phú Thọ chủ yếu phục vụcho hoạt động tôn giáo - tín ngưỡng nhưng nó lại tồn tại như một ngày hộimang đậm màu sắc văn hóa tâm linh của cả cộng đồng người Dao trên địa bàn

cư trú Đây là dịp để cả xóm Dao cùng chung vui nhảy múa - một hình thứcdiễn xướng đã phần nào thỏa mãn nhu cầu văn hóa văn nghệ cho cả xóm Dao

ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ở Tân Lập, tổ chức múa suốt đêm 29, 30 tết Chiều hôm thứ hai, thầy

cả mặc áo thêu rồng đi ra ngoài sân thổi tù và khấn Ngọc hoàng Thượng đếxuống chứng giám Tiễn Ngọc hoàng về thượng đình xong các thầy cúng mới

Trang 27

làm lễ “chiêu binh”, ông thầy cả khấn Bàn Vương, gia tiên về ngự bàn thờ tổtiên rồi niệm phép thu thánh tướng và âm binh vào kiếm hoặc dao găm Nghi

lễ này chỉ kết thúc khi kiếm trên mu bàn chân được hất gọn trên bàn thờ Tiếpsau họ mới mổ lợn lấy thịt cúng, cầu mong Bàn Vương và các thánh thần, giatiên phù hộ cho gia đình vạn sự may mắn Cúng xong, các thầy và dân làngđến làm giúp cùng liên hoan ăn uống và các thầy làm phép thu thánh tướng và

âm binh về nhà

Tết nhảy ở Tân Lập làm ở từng nhà nhưng thực ra cả xóm Dao đến làmgiúp từ làm lễ đến múa hát, đánh chiêng, trống, não bạt Cả xóm có mặt trongđám nhảy múa Ngoài chức năng tín ngưỡng, Tết nhảy còn thỏa mãn nhu cầuvăn nghệ cho cả xóm trong dịp tết ấy

Ở Xuân Sơn, khi làm Tết nhảy, nếu nhà đông anh em trai, người ta cóthễ làm từ 6 đến 8 hoặc 12 cây sấu Ngày cuối cùng, thầy cả chém bỏ cây sấucho quả, chim thú rơi xuống để dân làng lao vào cướp đem về luộc lại hoặcrán ăn lấy may

Người Dao Quần Chẹt ở xóm Đồng Lương, xã Thu Cúc xưa mỗi lầnTết nhảy phải cần đến 15 con lợn nhỏ dưới 10kg hoặc 2 con lợn to trên 50kg.Trong đám này, phải nhờ dân làng nhiều người đến làm giúp Ngày thứ nhất,mọi người chuẩn bị bánh trái, lễ lạt sắp đặt ban thờ, đẽo đạo cụ múa Sau khithầy mo cúng gọi các Thánh, ông Hành, ông Hội, gia tiên, thổ công, thổ kì vềbáo cáo nội dung Tết nhảy của cả nhà, mọi người mới ăn uống Các bữa đầuchưa được phép ăn thịt tươi có máu vì thế các gia đình Dao thường làm thịtướp chua, có thể để từ 5 đến 7 năm để khi làm Tết nhảy, Lập tỉnh, cúng BànVương… Ăn xong, mọi người bắt đầu múa với trống, chiêng, kèn, thanh la,não bạt làm nhạc nền

Ở Thu Cúc cũng múa 4 điệu (bài):

Bài thứ nhất múa hát với nội dung gọi thần thánh, gia tiên về bàn thờ

“nhang via”

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w